Báo cáo học phần tham quan tuyến điểm du lịch tham quan tuyến điểm du lịch” 2 ngày1 đêm trên tuyến hà nội hải dương hạ long (quảng ninh

58 6 0
Báo cáo học phần tham quan tuyến điểm du lịch tham quan tuyến điểm du lịch” 2 ngày1 đêm trên tuyến hà nội  hải dương  hạ long (quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện Bắc Ninh đã triển khai tour du lịchcộng đồng nhằm thu hút khách du lịch, phát triển hình ảnh tỉnh Bắc Ninh với em bèquốc tế và nhân dân trong nước.Đoàn xe rời Bắc Ninh đến mảnh đất

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA DU LỊCH BÁO CÁO HỌC PHẦN THAM QUAN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Mai Mã SV: 2021607201 Lớp-Khóa-Ngành: DHQTLH03-K16-QTDVDL&LH Hà Nội, tháng 9 năm 2022 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam chúng ta là một đất nước hình chữ S xinh đẹp Trải dài từ Bắc chí Nam không chỉ mang trong mình dáng dấp một quốc gia thân thiện, mến khách mà 0 còn là một câu chuyện lịch sử dài về một đất nước, những con người đất Việt, nền văn hóa hàng nghìn năm đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết, tương thân tương ái và có nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng vô cùng phong phú Những giá trị quý báu đó đã khiến cho nền du lịch Việt Nam hấp dẫn và thu hút một lượng khách du lịch , trong đó bao gồm cả một số lượng lớn khách quốc tế và một số lượng không nhỏ khách nội địa Với tư cách là một trong những cánh chim đầu đàn, một cơ sở đào tạo ra những lao động chất lượng cao cho ngành du lịch, ban giám hiệu và các phó trưởng khoa, các thầy cô giáo giảng dạy khoa Du lịch trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói chung và trường Ngoại ngữ và Du lịch nói riêng đã phát huy hết năng lực của mình để truyền tải, tạo điều kiện cho sinh viên khoa Du lịch có cơ hội đi học tập, tham quan, trải nghiệm thực tế để sinh viên có cái nhìn chân thực, rõ nét về các tuyến điểm du lịch, hoạt động của các hướng dẫn viên, điều hành tour và các chương trình du lịch Sinh viên đã được trải nghiệm học tập học phần “Tham quan tuyến điểm du lịch” 2 ngày 1 đêm trên tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hạ Long (Quảng Ninh) Sau khi trở về từ chuyến học thực hành ngoài trời học phần “Tham quan tuyến điểm du lịch” 2 ngày 1 đêm trên tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hạ Long (Quảng Ninh) sinh viên đã thu được rất nhiều từ những kiến thức thực tế và văn hoá, lịch sử, địa lý của các điểm tham quan đến các kĩ năng, kinh nghiệm quan trọng của những người làm du lịch như hướng dẫn viên, điều hành tour, đội ngũ lái xe, những trải nghiệm về dịch vụ du lịch để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn để phát triển tuyến điểm du lịch và định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho bản thân Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của Trường Ngoại ngữ- Du lịch Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Du lịch đã mang đến một môn học vô cùng bổ ích và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên khoa Du Lịch có một chuyến đi thực tế an toàn, hiệu quả Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Hồng Vân - một giảng viên tâm huyết với sinh viên, cảm ơn cô vì sự giúp đỡ tận tình, luôn truyền đạt những kiến thức cần thiết cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Nhờ những sự chỉ dạy , những lời góp ý chân thành của cô, chúng em đã có thể tự trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Em chắc chắn đó sẽ luôn luôn là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững chân trên những chặng đường sự nghiệp sau này 1 Báo cáo học phần của em gồm 3 chương:  Chương 1: Tìm hiểu các tuyến điểm du lịch, dịch vụ trên tuyến hành trình Hà Nội- Hải Dương- Hạ Long- Hà Nội  Chương 2: Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người làm du lịch  Chương 3: Định hướng nghề nghiệp và phương pháp học tập chuyên ngành cho bản thân Báo cáo của em mặc dù đã có sự quan sát, đúc kết sau chuyến học tập thực tế và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm Em kính mong các thầy giáo, các cô giáo sẽ góp ý, chỉnh sửa để bài báo cáo của em thêm phần hoàn chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn! Phụ lục Chương 1: Tìm hiểu các tuyến điểm du lịch, dịch vụ trên tuyến hành trình hà nội – côn sơn – hạ long – hà nội 1.1 Thông tin về tuyến điểm du lịch 2 1.1.1 Tuyến Đại học Công nghiệp Hà Nội – Chùa Côn Sơn 1.1.2 Chùa Côn Sơn 1.1.3 Đền Nguyễn Trãi 1.1.4 Tuyến chùa Côn Sơn – khách sạn Tiên Long 1.1.5 Vịnh Hạ Long 1.2 Thông tin về dịch vụ du lịch 1.2.1 Dịch vụ tại các điểm tham quan 1.2.1.1 Chùa Côn Sơn và đền Nguyễn Trãi 1.2.1.2 Vịnh Hạ Long 1.2.2 Dịch vụ tại khách sạn và nhà hàng Tiên Long 1.2.3 Giới thiệu khách sạn và nhà hàng phục vụ khách du lịch tại Hạ Long 1.2.4 Khu vui chơi giải trí Sun World Hạ Long Park Chương 2: Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người làm du lịch 2.1 Yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch 2.1.1 Kiến Thức 2.1.2 Kỹ năng 2.1.3 Thái độ 2.2 Yêu cầu đối với nhân viên điều hành 2.2.1 Kiến Thức 2.2.2 Kỹ năng 2.2.3 Thái độ 2.3 Yêu cầu đối với các nhân viên phục vụ tại cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí Chương 3: Định hướng nghề nghiệp và phương pháp học tập chuyên ngành cho bản thân 3.1 Đánh giá chung về kết quả chương trình học tập ngoài trường 3.2 Định hướng phát triển nghề nghiệp 3.2 Xác định kế hoạch và phương pháp học tập 3 Chương I: Tìm hiểu các tuyến điểm du lịch, dịch vụ trên tuyến hành trình Hà Nội- Hải Dương- Quảng Ninh-Hà Nội 1.1 Thông tin về tuyến điểm du lịch 1.1.1.Tuyến Hà Nội (Đại học Công Nghiệp Hà Nội)- Chùa Côn Sơn Chuyến đi khởi hành từ Đại học Công Nghiệp vào hồi 4h30 ngày 29/8/2022 Từ ga Nhổn những chiếc xe bắt đầu lăn bánh vào trung tâm thành phố để ra khỏi thành phố đến với các điểm đến Sau khoảng 2 tiếng, đoàn xe đi qua tỉnh Bắc Ninh Theo như lời thuyết minh của hướng dẫn viên Trần Bá Tiến và các tài liệu tham khảo thì Bắc Ninh là một tỉnh thành vô cùng phát triển cả về kinh tế lẫn văn hóa xã hội Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, với 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện Bắc Ninh có các đường giao thông lớn chạy qua, nối liền với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá lớn của miền Bắc Đây là điểm đến thích hợp cho các hoạt động du lịch văn hóa dịp cuối tuần Với người ở nơi xa, có thể kết hợp đến Hà Nội và Bắc Ninh trong cùng một chuyến đi Phương tiện di chuyển từ Hà Nội khá thuận tiện, có thể bằng xe máy, ôtô riêng, taxi hoặc xe buýt Hội Lim là một lễ hội lớn không thể không nhắc tới khi đến Bắc Ninh Đây không chỉ là một lễ hội đơn thuần mà còn hội tụ những tinh hoa của vùng đất Kinh Bắc này với làn điệu dân ca quan họ Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng giêng Ngoài phần lễ trang trọng, phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian như thi hát quan họ, trò chơi truyền thống Tháng 9/2009, quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Quan họ được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sáng tạo ra Hát dân ca quan họ thường diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới, trong các lễ hội hay khi có đông em bè gặp gỡ nhau Đền Cùng – Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm) Nằm giữa sân đền Cùng là giếng Ngọc Vào những ngày nóng bức, sau khi thăm quan và vào Đền dâng lễ, du khách thường không quên xin nước uống trong giếng Ngọc Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ và đi chân trần xuống dưới Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà 4 không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy vị mát lành và ngọt tự nhiên không đâu sánh được Làng nghề gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016 Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các sản phẩm gốm xếp dọc đường làng, ngõ, xóm Hiện Bắc Ninh đã triển khai tour du lịch cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch, phát triển hình ảnh tỉnh Bắc Ninh với em bè quốc tế và nhân dân trong nước Du khách đến tham quan có thể thử đắp sửa các hoa văn trên phôi gốm Đoàn xe rời Bắc Ninh đến mảnh đất Hải Dương, nơi có Chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, điểm đến tham quan học tập của chuyến đi Đoàn dừng chân ăn sáng lúc 7h00 tại nhà hàng 559 thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 5 Sau đó 7h30 bắt đầu đến khu di tích Côn Sơn thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 1.1.2 Chùa Côn Sơn Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn) Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun – gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X) Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần 6 Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị 1.1.3 Đền Nguyễn Trãi Ngoài chùa Côn Sơn chúng em còn được đến tham quan đền thờ Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn – đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời Đền thờ Nguyễn Trãi đứng uy nghiêm nơi danh thắng Côn Sơn Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu Côn Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh thành vào tháng 9/2002 Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một khuôn viên đẹp Con suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền tạo nên khung cảnh trữ tình Con đường dẫn vào đền chính qua một chiếc cầu đá, nghi môn nội, nghi môn ngoại trước khi đến tam quan, điện thờ Ngoài ra, còn có hai nhà tả vu, hữu vu, Nhà Bia, Am hoá vàng Trong tam quan có pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng Ngôi đền là biểu hiện to lớn lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi 7 Phía sau đền thờ Nguyễn Trãi, về bên phải núi Kỳ Lân là nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học xưa Nay chỉ còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn được gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá "năm gian" (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách Đứng dưới tán những hàng thông, tùng xanh râm mát, yên ả, ngẩng nhìn mây trắng, nắng vàng trên bầu trời xanh mới thấm hiểu nguyên do tại sao Nguyễn Trãi chọn nơi thanh cao giữa thiên nhiên này để ở ẩn và đã cho ra đời những thi phẩm có giá trị cho muôn đời sau Đường lên nhà cũ nơi Nguyễn Trãi Di tích nền nhà cũ của Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học xưa Từ sau chùa Côn Sơn trèo hơn 800 bậc đá ta lên tới "bàn cờ tiên" trên đỉnh núi Côn Sơn Trên đỉnh Côn Sơn, nơi gọi là "bàn cờ tiên" là một khu đất bằng phẳng Tên gọi "bàn cờ tiên" chỉ là cái tên mà dân gian đặt ra để ca ngợi và tỏ lòng ngưỡng mộ với một địa danh lịch sử đẹp đẽ và nên thơ Tương truyền ở khu đất bằng phẳng gọi là "bàn cờ tiên" trên đỉnh núi Côn Sơn này có nền của Am Bạch Viên, một kiến trúc cổ được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIV), thời Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn Am Bạch Vân là nơi các vị cao tăng thường lên đó tu luyện, giảng kinh, thuyết pháp cho môn đệ Năm 1992 Bộ Văn hóa-Thông tin đã cho xây dựng tại đây một "Vọng giang đình" mà nhân dân quen gọi là nhà bia tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi Trong nhà bia có bia đá khắc ghi về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi và lịch sử di tích Côn Sơn Ðứng ở "bàn cờ tiên" ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực Côn Sơn và các vùng tiếp giáp Từ chân lên đỉnh núi là rừng thông mã vĩ tầng tầng, lớp lớp đã có trăm năm tuổi Rừng Côn Sơn còn nhiều loại trúc, sim, mua và nhiều hoa thơm, cỏ lạ 8 Côn Sơn vời vợi, đứng trước bàn cờ tiên, ngẫm nỗi đau nhân thế Điểm đến tiếp theo là Thanh Hư động Tọa lạc tại phía Tây núi Côn Sơn, Thanh Hư động là một điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng tại Khu di tích Côn Sơn Nơi đây bao gồm rất nhiều công trình gắn liền với các danh nhân, hiền sĩ thời Tiền Lê  Một số hình ảnh tại Hải Dương 1.1.4 Tuyến chùa Côn Sơn- khách sạn Tiên Long Sau 2 tiếng đồng hồ trải nghiệm những nét đẹp văn hóa, lịch sử cổ kính, linh thiêng và hành trình 800 bậc thang đá để lên tới bàn cờ tiên, cuộc hành trình tiếp tục lăn bánh đến một chặng hành trình mới- Hạ Long (Quảng Ninh) Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh là một địa danh được hành trình đi qua Uông Bí là một trong những thành phố thuộc khu vực Quảng Ninh, hễ nhắc đến với vùng đất Quảng Ninh người ta nghĩ ngay đến địa điểm du lịch nổi tiếng vịnh Hạ Long hay bãi biển Bãi Cháy một trong những địa điểm du lịch có phong cảnh thiên 9

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan