Báo cáo học phần di tích và danh thắng việt nam di sản văn hoá thế giới thành nhà hồ

22 0 0
Báo cáo học phần di tích và danh thắng việt nam di sản văn hoá thế giới thành nhà hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái quát chung1.1.Vị trí địa lý-Trong lịch sử các kinh đô của Việt Nam, mỗi kinh thành đều được định vị và xâydựngtrong từng bối cảnh - văn hóa cụ thể, đều có vị trí, vai trò và đặc điể

lOMoARcPSD|39211872 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ-DU LỊCH - - BÁO CÁO HỌC PHẦN: DI TÍCH VÀ DANH THẮNG VIỆT NAM Đề tài: Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Thuỷ Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Lớp : TO6015.2 Hà Nội, 2023 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I Khái quát chung 1.1 Vị trí địa lý 1.2 Lịch sử hình thành di tích Phần II Nét chính về di tích 2.1 Cấu trúc chung của khu di tích thành nhà Hồ 2.2 Hạng mục công trình chính 2.3 Nét đặc sắc di tích Thành nhà Hồ Phần III Danh hiệu và giá trị của thành nhà Hồ 3.1 Danh hiệu 3.2 Giá trị di sản Phần IV Thực trạng và tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch 4.1.Thực trạng khai thác và phát triển du lịch 4.2 Tiềm năng khai thác du lịch Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 LỜI MỞ ĐẦU Thanh Hóa là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên với bờ biển trải dài và nhiều danh lam thắng cảnh, các khu rừng nguyên sinh Bên cạnh đó, lịch sử phát triển của mảnh đất địa linh nhân kiệt đã để lại nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và có giá trị cao, tạo nên ưu thế nổi trội để phát triển đa dạng các loại hình du lịch Trên địa bàn hiện có hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa trong đó có những di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đó là những chứng tích hào hùng của truyền thống hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Theo số liệu thống kê tính đến tháng 9 năm 2008, Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được phân bổ đều trên phạm vi toàn tỉnh Trong các di tích đó có 135 di tích được xếp hạng quốc gia của cả nước (hiện cả nước có 2.569 di tích được xếp hạng quốc gia) và 412 di tích xếp hạng cấp tỉnh Đặc biệt, nổi bật trong số đó là Thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam Thành chứa đựng những huyền tích, kì tích phong phú, hấp dẫn về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc Tòa thành đá kỳ vĩ này là kết tinh trí lực sáng tạo độc đáo, sự khéo léo kì diệu của đôi bàn tay, vừa thể hiện óc thẩm mỹ, tinh tế của người Việt xưa Sự công nhận của thế giới đối với một công trình bằng đá độc nhất vô nhị đã mang lại niềm tự hào cho người dân Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung đồng thời là một điểm sáng cho việc phát triển du lịch nơi đây Hiện đã có nhiều tour, tuyến du lịch đến di sản văn hóa Thành Nhà Hồ với mục đích để di sản ngày càng thu hút du khách trong nước và quốc tế Tuy nhiên theo thống kê mới nhất thì số lượng khách du lịch đến đây mỗi ngày còn hạn chế, cho thấy điểm đến này chưa thực sự phát huy hết hấp dẫn cho dù đây là di tích mới được công nhận danh hiệu di sản văn hóa thế giới Bởi vậy, một nhiệm vụ quan trọng được Thanh Hóa quan tâm đặc biệt là tập trung phát triển du lịch để Thành Nhà Hồ trở thành trọng tâm du lịch của xứ Thanh Bài báo cáo gồm 4 nội dung chính: Phần I Khái quát chung Phần II Nét chính về di tích Phần III Danh hiệu và giá trị của thành nhà Hồ Phần IV Thực trạng và tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Trong suốt quá trình nhóm em thực hiện báo cáo này, chúng em rất biết ơn vì nhận được nhiều sự quan tâm và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo và bạn bè Nhóm chúng em cũng xin cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ là giảng viên hướng dẫn cho đề tài môn học này Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô đã giúp cho nhóm chúng em tìm ra cách giải quyết những vướng mắc gặp phải trong quá trình làm đề tài lần này một cách tốt nhất Lời cuối, xin một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong nhóm, cô giáo đã dành thời gian để hướng dẫn cho nhóm chúng em Đây chính là niềm tin, nguồn động lực to lớn để nhóm có thể đạt được kết quả tốt nhất Mặc dù nhóm 2 đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Nhóm 2 mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy để nội dung của bản báo cáo được thực hiện tốt hơn! Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn! Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Phần I Khái quát chung 1.1.Vị trí địa lý -Trong lịch sử các kinh đô của Việt Nam, mỗi kinh thành đều được định vị và xây dựng trong từng bối cảnh - văn hóa cụ thể, đều có vị trí, vai trò và đặc điểm riêng, tạo nên một bộ phận vô giá của di sản lịch sử và văn hóa dân tộc - Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của “tòa thành trong”, một phức hợp kiến trúc đồ sộ còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến) và Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa - Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam và cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây Bắc Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A tới thành phố Thanh Hóa Sau đó, có thể theo tỉnh lộ số 45 để tới khu di tích Nếu dùng đường thủy, có thể từ biến theo sông Lèn hay sông Mã vào hoặc từ các huyện miền núi Quan Hóa, Bá Thước cũng theo sông này xuôi xuống -Thành còn có tên gọi khác như: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn, thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397-1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Phủ Thanh Hoá do nhà Minh đặt sau khi chiếm Đại Việt, Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long), Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá, thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai - Tổng thể khu di sản Thành nhà Hồ có diện tích 5.234ha, gồm Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao rộng 155,5ha và được bao bọc bởi một vùng đệm 5.078,5ha 1.2 Lịch sử hình thành di tích - Thành nhà Hồ được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.Tuy nhiên, triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam - Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần Người quyết định chủ Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tế tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Đỗ Mẫn) Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-400), vương triều Hồ thành lập (1400-1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ Thành được xây dựng trong thời gian ngắn kỷ lục, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phỏng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402 Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ =>Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ trở thành một công trình mang giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên Phần II Nét chính về di tích 2.1 Cấu trúc chung của khu di tích thành nhà Hồ - Tên gọi Thành Nhà Hồ có nghĩa là tòa thành đá hay thành trong theo quy hoạch kinh thành kiểu Đông Á Với tư cách là cung thành của một kinh đô, Thành nhà Hồ đã được thiết kế rất công phu và được xây dựng vững chắc, kiên cố Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km; mặt chính quay về hướng Đông Nam, với đường trục chính theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, lệch Bắc 450 Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đàm nên chắc, mở bốn cửa theo bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây Hai tường thành phía Nam và phía Bắc dài 877,1m và 877m, Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 hai tường thành phía Đông và phía Tây dài 879,3m và 880m Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20000m3 và gần 100000m3 đất được đào đắp công phu - Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là cổng Tiền, Hậu, Tả, Hữu Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả Cổng mở ra ba cửa, cửa giữa rộng 5.8m, cao 8m; hai cửa hai bên rộng 5m, cao 7.8m Tất cả các cổng đều được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ U, bằng đá xanh đen mài hình muối bưởi, nhờ trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau Các cánh cổng đều được làm bằng gỗ lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá Tất cả các bức tường thành đều cao trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m Tường thành xây bằng những viên đá khối lớn 2m x 1m x (0,7m) Những viên đá quá nặng phải đắp đất seo lên mới xây dựng được Mặt trong thành là đất dày như đắp đê Từ cửa Nam có một con đường lát đá hoa chạy xuyên suốt trục bắc nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ -Thành nhà Hồ cũng được xây dựng như bao thành quách khác, cũng bao gồm thành ngoại và thành nội + Thành ngoại là các bức tường thành với sự kết hợp của bốn cổng chính được làm từ các phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh tế nhờ bàn tay tài hoa của con người, rồi xếp khít lại với nhau +Phía bên trong được gọi là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật, được đắp đất Điểm nhấn của các cổng chính là đều có kiến trúc vòm cuốn, những phiến đá cũng được qua đục đẽo tỉ mỉ thành hình múi bưởi, với chiều dài hơn 6m, và nặng khoảng 20 tấn -Bao quanh thành nội là Hào thành, được nối với sông Bưởi qua một con kênh ở góc Đông Nam Mỗi cổng chính của thành nội đều có mỗi cây cầu bằng đá bắc qua Hào thành La thành là vòng thành ngoài, để che chắn cho Thành nội và là nơi sinh sống của cư dân trong thành La thành dài khoảng 10km, được xây dựng theo địa hình tự nhiên, kết cấu đắp bằng đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi với sông Bưởi và sông Mã 2.2 Hạng mục công trình chính Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: Hoàng Thành (Thành nội) , Hào thành bao bên ngoài cách chân thành 50m, có tác dụng bảo vệ nội thành, La thành là vòng ngoài cùng và Đàn tế Nam Giao nằm ở phía ngoại thành Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 *Hoàng thành (Thành nội): được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông Chiều Bắc - Nam dài 870.5 m, chiều Đông - Tây dài 883.5 m Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau *Hào thành Bao quanh cả một tường thành đồ sộ là Hào thành Qua kết quả khai quật Hào thành, người ta nhận thấy Hào thành rộng khoảng hơn 90m, đáy hào rộng 52m, và sâu hơn 6.50m Bề mặt Hào thành rộng va thoải dần, để giữ cho Hào thành vững chắc, người xưa đã dùng đá hộc, các mảnh dăm đá rải lót ở phía dưới Dưới sâu lòng Hào thành, phát hiện ra một số di vật thời Trần – Hồ Đến nay, tuy nhiều phần của Hào thành đã bị lắp cạn, nhưng vẫn có thể nhìn thấy rất rõ các dấu tích của Hào thành ở cả bốn phía với chiều rộng trung bình là 50m Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 *La thành Phía trước tường thành vững chãi kia là Hào thành, phía trước Hào thành là La thành để bảo vệ toàn diện cho thành nhà Hồ La thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9.20m, có nhiệm vụ là lớp chắn cho tường thành và Hào thành Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1.50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá và hình thành nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo dòng sông Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã, có chức năng phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành Dù đã trải qua VI thế kỷ, hứng chịu trực tiếp các tác động chủ quan và khách quan, nhưng La thành vẫn còn nguyên vẹn với lũy tre dài vô tận *Đàn tế Nam Giao Trong các nghi lễ của các kinh đô phương Đông cổ truyền, đàn tế Nam Giao và nghi thức tế lễ hàng năm của các vương triều được xem là bộ phận văn hóa tinh thần quan trọng bậc nhất vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay Lễ tế được tổ chức nhằm cầu chúc những điều tốt lành, may mắn đến cho đất nước, vương triều, và dân tộc Đàn tế được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía trong La thành, có tổng diện tích là 35.000m2 Đàn được thiết kế chia làm nhiều tầng, với các bậc cấp cao dần lên, trong đó tần đàn trung tâm cao 21.7m so với mực nước biển Chân đàn có độ cao khoảng 10.5m so với mực nước biển Sau khi khai quật với diện tích khoảng 15.000m vuông, kết quả là phát hiện ra cấu trúc tổng thể của phần đàn trung tâm bao gồm ba Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 vòng tường đàn bao bọc lẫn nhau Toàn bộ ba vòng đàn ôm trọn nền đàn tế hình chữ nhật, lòng nền đàn có dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn) -Vòng đàn ngoài cùng xuất lộ một phần dài 145m, rộng 113m có hai đầu lượn tròn -Vòng đàn giữa gần hình vuông 65x65m - Vòng đàn trong cùng hình đa giác (60.60x52m) có hai cạnh trên vát chéo Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, tòa thành vẫn hiện diện uy nghi với các tường thành và cửa thành bằng đá cuốn vòm, và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn Ngày nay, bên cạnh phần di tích lộ thiên, tiến hành khảo cổ tổng thể di tích Đàn tế Nam Giao và khai quật trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông khác, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn di vật và nhiều mảng kiến trúc thể hiện sự giao thoa, tiếp biến kiến trúc các thời Trần, Hồ và Lê sơ như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá, Giếng Vua… Đó là những lớp trầm tích văn hóa, thể hiện sự tiếp nối các giai đoạn lịch sử, các triều đại phong kiến mà vương triều Hồ là một mắt xích không thể thiếu -Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long -Ngoài ra, còn GIẾNG VUA Gần ngay Đàn tế Nam Giao, phía góc Đông Nam có một kiến trúc được bảo tồn cũng khá nguyên vẹn, đó là giếng Vua đã được 600 tuổi Cấu trúc của giếng được chia làm hai phần: +Phần thành giếng được xây bằng các khối đá có mặt bằng hình vuông, có bậc đi xuống nhỏ dần dẫn vào trong lòng giếng Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 + Phần lòng giếng hình tròn, mặt cắt hình phễu Phần miệng tròn có đường kính khoảng 6.50m, độ sâu tính từ miệng giếng vuông 4.90m =>Là một trong những công trình kiến trúc còn sót lại của thời kỳ phong kiến Việt Nam, mặc dù không gắn liền với những trận đánh nổi tiếng như đấu trường La Mã, vẽ hào nhoáng của Đền thờ Taj Mahal, hay sự kỳ vĩ của Vạn Lý Trường Thành và nổi tiếng như Kim Tự Tháp Ai cập Thành nhà Hồ đã để lại một dấu mốc lịch sử quan trọng, sự phát triển về kiến trúc của một triều đại phong kiến trên đất nước Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2011-2021, Thành nhà Hồ đã tập trung ưu tiên, đặc biệt là công tác nghiên cứu, khai quật các điểm di tích ở Thành Nội, Hào thành, đàn tế Nam Giao, Đường Hoàng Gia (trước cửa Nam); công trường khai thác đá cổ núi An Tôn (xã Vĩnh Yên); di tích Gò Ngục (xã Vĩnh Tiến) và Cồn Mả (xã Vĩnh Long), đàn tế Nam Giao, Hào thành, tường thành phía Bắc, nội thành -Các hạng mục công trình tu bổ, phục hồi, tôn tạo gồm: Khu Trưng bày điện khảo cổ Hoàng Nguyên 9.000m2; khôi phục hào Thành phía Nam 1000m; tôn tạo vệ thành; tôn tạo đường Hoàng Gia; tu bổ, chống thấm cổng Nam; phục hồi cầu Nam Thành; phục hồi, tôn tạo Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu; đường giao thông nội bộ; cây xanh cảnh quan, điện chiếu sáng và hạ tầng kỹ thuật Đây là những hạng mục, công trình quan trọng nhằm bảo tồn vững chắc và phát huy giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ =>Di tích này đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xứ Thanh, mà còn là của chung mỗi người con đất Việt Trải qua biết bao triều đại, những giá trị về thẩm mỹ, những dấu ấn về tư tưởng chấn hưng dân tộc vẫn hằn sâu trong đá, kỳ vĩ như bức tường thành, và như thể còn vẹn nguyên, khi chúng ta rũ bỏ xuống tấm rêu phủ thời gian hơn 600 năm Đến nay, Di sản Thành nhà Hồ trở thành điểm tham quan du lịch trọng điểm quốc gia và khu vực, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển du lịch và kinh tế, xã hội của Thanh Hóa 2.3 Nét đặc sắc di tích Thành nhà Hồ -Xung quanh là địa hình hiểm trở với núi non hùng vĩ cao vút, khắp nơi toàn là sông nước bao phủ Điều này được cha ông ta đánh giá là điều kiện lý tưởng trong việc phòng thủ quân sự và phát huy tối đa lợi thế về mặt giao thông đường thuỷ trong thời đại bấy giờ Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 -Một trong những điểm độc đáo nhất thu hút khách du lịch thập phương tò mò và khám phá đó chính là công trình kiến trúc với thiết kế độc đáo này -Thành nhà Hồ là toà thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá duy nhất còn lại tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành luỹ bằng đá còn lại trên thế giới và mang những giá trị nổi bật toàn cầu -Thành được xây dựng bao gồm Thành nội, La thành, Đàn tế Nam Giao là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam Nét độc đáo trong nghệ thuật lắp ghép những khối đá khổng lồ, trong khoảng thời gian thi công ngắn nhất, có độ bền vững nhất, được xếp vào bậc nhất không chỉ trong nước mà trong khu vực Đông Nam Á -Kỹ thuật xây dựng Thành Nhà Hồ là kết quả của sự kết hợp và sáng tạo các truyền thống xây dựng của cả Đông Á, Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó, kỹ thuật xây dựng đá lớn là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm của không chỉ bất kỳ một nền văn hóa nào, tạo nên bước đột phá của công nghệ xây dựng Thành có vòng Hoàng Thành bao quanh Hoàng cung của nhà vua, có vòng La Thành để bảo vệ toàn bộ cư dân của kinh thành -Đặc điểm nổi bật của Thành Nhà Hồ là có bốn cửa thành và bốn bức tường được xây dựng bằng đá chắc chắn, uy nghiêm Móng tường, tường thành, vòm cửa thành, đường đi, sân nền… đều sử dụng vật liệu đá Kiến trúc thuộc loại quan trọng nhất của kinh thành như Nam Giao cũng đều sử dụng đá từ các bức tường, móng tường, đường đi lối lại đến giếng Vua… -Các khối đá xây tường Thành Nhà Hồ đa số là loại đá xanh rắn chắc có kích thước trung bình 2,2m x 1,5m x 1,2m, cá biệt có khối có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x 1 x 1,2m, những khối đá lớn nhất nặng tới 26,7 tấn Đây là thành tựu của kỹ thuật xây dựng đá lớn mà chưa kinh thành nào có được Với nhiều kích thước khác nhau, chúng được xếp lên nhau theo phương pháp dưới to trên nhỏ và thu dần theo kiểu “thượng thu, hạ thách” -Từng loại đá cũng được tính toán sử dụng hợp lý đối với từng vị trí khác nhau của kiến trúc: Móng tường thành, vòm cửa thành, tường thành thì dùng loại đá xanh rắn chắc; sân nền; đường đi được dùng các loại đá phiến; đá dăm và sỏi nhỏ thì được dùng để gia cố móng tường thành và lớp tường thành bên trong Đá xây dựng Thành Nhà Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Hồ được khai thác tại núi An Tôn, xã Vĩnh Yên; núi Xuân Đài, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc Việc gia công đá cũng được tính toán kỹ để vừa tiết kiệm, vừa hợp lý và đạt hiệu quả kỹ thuật cao Những loại đá xây vòm cuốn thì được làm nhẵn nhiều mặt, những viên xây tường thì gia công nhẵn ở mặt được ráp với nhau Còn các mặt tiếp xúc với đất và các loại vật liệu khác thì không gia công, là nhẵn Làm như thế vừa tiết kiệm lao động vừa tăng độ liên kết giữa đá và các loại vật liệu khác -Việc vận chuyển và đặc biệt là kỹ thuật xây xếp những khối đá khổng lồ đó là một sự kỳ công gấp bội Các nguồn tư liệu dân gian và điều tra thực địa đưa đến giả thiết về một quy trình vận chuyển các khối đá khổng lồ này về nơi xây dựng là một quy trình được tổ chức hết sức hợp lý và đầy sáng tạo Trước hết, một con đường lát đá tương đối nhẵn và phẳng trên một nền đất đầm nện kỹ, được xây dựng (có thể là đường Cống Đá) Dấu vết con đường này hiện còn một phần ở thôn Tây Giai ngoài cửa Tây Thành Nhà Hồ Trên con đường đó, người thợ xây dựng một “băng chuyền” thủ công bằng các trục lăn (hay con lăn) và bi đá Các trục lăn có thể được làm bằng các cây gỗ rắn chắc Các bi đá được làm bằng đá xanh (đường kính 20cm), hiện còn tìm thấy rất nhiều quanh khu vực Thành Nhà Hồ Các con lăn và bi đá có thể được sắp đặt như một băng chuyền Khi các khối đá nặng từ 10 tấn trở lên trượt trên hệ thống băng chuyền này, bi đá và con lăn xoay tròn tại chỗ - Tại một vị trí tường thành có 5 lớp đá chồng lên nhau đang nổi trên mặt đất, có thể đo được bề dày của các lớp đá lần lượt từ dưới thấp lên cao như sau: Lớp thứ nhất cao 1,10m, lớp thứ hai cao 0,90m-1,00m, lớp thứ ba cao 0,80m, lớp thứ tư cao 0,60m, lớp trên cùng cao 0,35-0,40m Các phiến đá được xếp so le nhau tạo nên các mạch có hình chữ công (I) và được khóa với các lớp đá bên trong bằng ngàm, làm tăng tính liên kết chịu lực với nhau, khiến cho các bức tường rất bền vững -Kỹ thuật xây dựng cửa vòm, trong đó có Cửa Nam Thành Nhà Hồ với 3 vòm cửa liên tiếp cũng là một khía cạnh đáng lưu ý Tương truyền, để xây được các cửa vòm cuốn to lớn, thợ xưa đã lấy đất đắp thành hình các vòm cửa để làm cốt Sau đó, người ta xếp các khối đá xây tường và vòm cửa vào các vị trí đã định như kỹ thuật xây xếp tường thành Sau khi được lấy hết lõi đất, các khối đá tham gia xây dựng vòm cửa với sức nặng đã tạo lực ép để đỡ nhau một cách vững chãi, kiên cố mà sức người không dễ gì Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 công phá được Nhờ thế, trải qua hơn 600 năm, các cửa vòm đều được giữ nguyên vẹn, bất chấp sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh ác liệt -Đến với Thành nhà Hồ, chúng ta sẽ thấy rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến triều Hồ như: những viên gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp nhằm tạo độ cao cho thành, cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho quân sĩ quan sát xung quanh thành Bi đá dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành -Ngói mũi, ngói bò bằng đất nung dùng để trang trí bộ mái của kiến trúc cung điện thời nhà Hồ Các loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền được tìm thấy ở đây, điều đó chứng tỏ công tác phòng thủ quân sự được triều nhà Hồ rất chú trọng Bao nung gốm dùng để nung các vật liệu tráng men và bình, lon sành - là các đồ gia dụng thường được dùng thời nhà Hồ Các loại vật liệu bằng đất nung với nhiều hoa văn tinh xảo như ngói đầu đao, đầu rồng dùng để trang trí góc mái cung điện thời nhà Hồ Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Bi đá và gạch nung có từ triều nhà Hồ -Trong các phế tích của thành nhà Hồ, đáng chú ý là ngay tại nền chính điện, có một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3.8m Các hoa văn trên thân đôi tượng rồng được trang trí mang nét điển hình của thời nhà Trần Chúng có hình dáng thon gọn, uốn mình thành bảy khúc, vảy được phủ kín, và mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù Đôi tượng rồng được các nhà sử học đánh giá là đôi tượng to nhất còn sót lại ở Việt Nam => Thành nhà Hồ xưa kia cũng là một công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy không thua kém gì kinh thành Thăng Long Nhưng do chiến tranh, các cung điện, dinh thự trong khu vực gần như bị phá hủy, di tích còn lại ngày nay là bốn cổng thành với bốn phía khác nhau Trong đó, đàn tế Nam Giao là di tích còn khá nguyên vẹn Công trình kiến trúc của tòa thành thể hiện một trình độ chuyên sâu, áp dụng các định luật vật lý để nâng những khối đá khổng lồ lên cao mà không có bất kỳ sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật Chẳng những thế, các khối đá được ghép lại với nhau mà hoàn toàn không có một chất kết dính nào, lại tồn tại hơn 600 năm qua Đó thật sự là một công trình đầy bí ẩn vẫn chưa tìm ra lời giải đáp nào phù hợp Một số địa điểm du lịch hấp dẫn gần Thành Nhà Hồ Suối Cẩm Lương Địa chỉ: làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thành phố Thanh Hoá Cách trung tâm thành phố khoảng 70km, khách du lịch tham quan Thành Nhà Hồ có thể dễ dàng ghé qua điểm tham quan suối Cẩm Lương nổi tiếng Nơi đây có hàng ngàn những con cá lớn nhỏ đầy màu sắc và kích cỡ đa dạng Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Được biết, những đàn cá dày đặc này xuất hiện khắp chiều dài của con suối và gắn liền với nhiều câu chuyện và truyền thuyết bí ẩn hấp dẫn Bạn có thể khám phá và tìm hiểu thêm nếu có dịp ghé thăm nơi này nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu Đền Bà Triệu Địa chỉ: ngọn núi Gai, thuộc địa phận làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa Nằm ở vị trí đặc biệt, đền Bà Triệu là di tích lịch sử cực kỳ nổi tiếng mà bất cứ du khách nào yêu lịch sử, muốn tìm hiểu về truyền thống ý nghĩa của dân tộc cũng đều muốn được ghé thăm một lần Với sự chảy trôi của thời gian, nơi đây đã mang một vẻ đẹp của sự cổ kính, rêu phong đầy lý tưởng giúp du khách có thể dừng chân để vãn cảnh, chiêm bái và tìm hiểu về kiến trúc độc đáo của ngôi đền và cảm thấy may mắn hơn khi được sống trong thời kỳ hoà bình do chính cha ông ta mang lại Khu di tích Hàm Rồng Địa chỉ: phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố 3km, trên trục quốc lộ 1A Tiếp tục khám phá một di tích lịch sử nổi tiếng khác gần Thành Nhà Hồ đó là khu di tích Hàm Rồng – di tích còn sót lại sau thời kỳ chống Mỹ cứu nước đầy oai hùng và tự hào Theo sử sách ghi chép, năm 1972 cây cầu Hàm Rồng ở đây đã bị Mỹ phá huỷ toàn bộ Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 Sau dần, nơi đây cũng đã kiên cường và được tu sửa và xây dựng lại, trở thành một địa danh lịch sử nổi tiếng giúp con cháu đời sau còn nhớ mãi Bên cạnh cầu Hàm Rồng, trong khu di tích còn có: Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng, Núi Hàm Rồng,… Mỗi khu vực trong khu di tích lại mang một dấu ấn riêng của thời kỳ lịch sử chống Mỹ vẻ vang và tự hào của cha ông ta Phong cảnh thiên nhiên với núi non hùng vĩ, sông nước bốn bề bậc, là địa danh trường tồn mãi với thời gian và là niềm tự hào của người dân xứ Thanh nói riêng, của người dân cả nước nói chung Phần III Danh hiệu và giá trị của thành nhà Hồ 3.1 Danh hiệu - Với những giá trị nổi bật mang tính toán cầu, ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới Hiện nay nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt 3.2 Giá trị di sản Thành được công nhận là di sản văn hóa thế giới với các tiêu chí Tiêu chí ii: Bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh *Thành Nhà Hồ là biểu hiện vật chất nổi bật về sự hòa hợp của các nền văn hóa trong quá khứ, phản ánh sự trao đổi quan trọng các giá trị của văn hóa Á Đông Đó là việc lấy kiến trúc để thể hiện tư tưởng vương quyền theo kiểu Đông Á và ý chí cải cách theo xu thế thời đại; khai thác các yếu tố cảnh quan thiên nhiên, kết hợp và sáng tạo một cách tài tình tri thức xây dựng truyền thống Đông Á, Đông Nam Á và của dân tộc Việt Nam trong việc quy hoạch không gian và thiết kế các yếu tố kiến trúc của một kinh thành quân chủ tập quyền vào cuối thế kỉ 14 - đầu thế kỉ 15 Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 *Thành nhà Hồ thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực chế độ quân chủ Việt Nam cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 Thành nhà Hồ là di sản được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc Đó cũng là một dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại ngắn ngủi đã bị đứt đoạn do chiến tranh xâm lược Tuy những tư tưởng cách tân đó chưa thành công, nhưng những chính sách, cải cách của nhà Hồ đã được các triều đại sau tiếp nối, phát triển rực rỡ ở giai đoạn sau khi đất nước giành được độc lập vào năm 1428 Tiêu chí iv: Là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại *Thành Nhà Hồ là một công trình có giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài quân sự Được xây dựng theo quy chuẩn vương thành kiểu Trung Hoa, Thành Nhà Hồ được thể hiện hoàn hảo như là biểu tượng của vương quyền kết hợp với thần quyền, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên Di sản là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kì cuối thế kỉ 14 – đầu thế kỉ 15 -Sử dụng vật liệu đá lớn >> hiếm có trong khu vực ĐNA>> thể hiện sự tiếp biến văn hóa với Trung Quốc (quyền lực tập trung của nhà nước) -Kỹ thuật xây dựng đá lớn =>Thành nhà Hồ từng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm (1400-1407) với tên gọi chính thức là Tây Đô (để phân biệt với Thăng Long - Đông Đô) Dù chỉ tồn tại trong thời gian 7 năm dưới triều nhà Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo của nước ta, một di sản quý báu, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ Phần IV Thực trạng và tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch 4.1.Thực trạng khai thác và phát triển du lịch -Về phát triển du lịch, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ cho người dân trong khu vực di sản Thành nhà Hồ chưa hiệu quả Do Thanh Hóa là tỉnh có nhiều di tích trải dài trên diện rộng, nhưng cơ chế, chính sách, kinh phí chưa cụ thể và Quy Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 hoạch tổng thể của Thành nhà Hồ chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản Hiện Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ chỉ tập trung nghiên cứu, khai quật di tích lòng đất để lập hồ sơ khoa học, nghiên cứu; rà soát lại các giá trị phi vật thể, di tích vùng phụ cận trên 5.000 ha để xây dựng hồ sơ khoa học khảo cổ cho di sản; xây dựng bản đồ số phục vụ quản lý di sản tốt hơn -Thành nhà Hồ về mặt giá trị được thế giới công nhận, nhưng việc đầu tư cho du lịch còn thiếu đồng bộ, nên không đặt mục tiêu doanh thu từ du lịch trong giai đoạn hiện nay Thực tế, phí tham quan thu từ du khách hiện chỉ mang tính tượng trưng với mức 10.000đồng/người Đây là con số chênh lệch lớn so với các di sản khác và nguồn thu này chủ yếu phục vụ cho lao động trực tiếp của di sản Hiện nay, thách thức của Thành nhà Hồ là cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ còn yếu, nhỏ lẻ; chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; hình ảnh về du lịch Thành Nhà Hồ, du lịch Vĩnh Lộc còn mờ nhạt, chưa gây được ấn tượng riêng - Ngoài ra, còn vô số những khó khăn khác như hạ tầng giao thông yếu, dịch vụ nghèo nàn, nguồn nhân lực lao động du lịch chưa có, sự quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế, người dân đã quen với sản xuất nông nghiệp, hầu như chưa có khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch =>Đó cũng là lý do du khách đến với Thành Nhà Hồ chưa tương xứng với giá trị của di sản, du khách ít quay trở lại lần thứ 2 và hầu như ở Thành Nhà Hồ không có hoạt động lưu trú qua đêm do du khách chỉ đến thăm quan Thành đá và đi ngay trong ngày Song, khách quan nhìn nhận, tham quan Di sản Thành Nhà Hồ vẫn chưa thể trở thành sản phẩm nổi bật, hấp dẫn của du lịch Thanh Hóa - Trong năm 2019, trung tâm di sản thế giới Thành nhà Hồ đón tiếp và giới thiệu về di sản Thành Nhà Hồ cho 126.660 lượt khách tham quan (tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó khách trong nước 119.405(chiếm 94.2 %), khách quốc tế 7255 lượt người (chiếm 5.8%) tăng 34% so với cùng kỳ năm 2018 Dưới tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, trong 2 năm du lịch Thành nhà Hồ cũng “ngủ đông” chống dịch Đến năm 2022 khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhất là từ khi cả nước mở cửa du lịch, khách đến tham quan dần trở lại và đạt được những con số rất khả quan Trong 5 tháng đầu năm 2022, Thành nhà Hồ có 79.450 lượt khách tham quan, trong đó khách ngoài tỉnh chiếm 35% Quý 1/2022 tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019.Đặc biệt, Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com) lOMoARcPSD|39211872 lượng khách du lịch tham quan thực tế tại di sản có sự tăng lên và không bị bó hẹp trong phạm vi khách du lịch nội tỉnh 4.2 Tiềm năng khai thác du lịch -Thành nhà Hồ là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới Nơi đây chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa, góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh cho một kinh thành, với các công trình tín ngưỡng, đình miếu, các thắng tích gắn liền với những câu chuyện lịch sử, dã sử - Đây là điểm di tích có giá trị lịch sử làm phong phú thêm các chương trình tham quan Đối với Thành nhà Hồ, nếu chỉ đến tham quan không thì khách không hiểu hết về giá trị của di tích này Tuy nhiên khi được thuyết minh viên giới thiệu về kỹ thuật xây dựng tòa thành đá hơn 600 năm này thì nhiều du khách cảm thấy rất hài lòng Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những hương vị đặc trưng riêng của địa phương như bánh răng bừa, chè lam Phủ Quảng và được thưởng thức những làn điệu dân ca, điệu hò sông Mã anh hùng đã đi vào lịch sử => Phát triển loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch cộng đồng: -Trải nghiệm các lễ hội văn hóa, tâm linh, trò chơi dân gian; du lịch sinh thái, -Tăng cường liên kết nội tỉnh tạo thành các tuyến du lịch kết nối các điểm đến trong tỉnh như tuyến: khu du lịch biển Sầm sơn –Thành nhà Hồ- suối cá Cẩm Lương; tuyến đường 27 với đền Bà Triệu, di tích dòng họ Trịnh với thành nhà Hồ và suối cá Cẩm Lương - Đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản đưa khu di sản Thành nhà hồ trở thành điểm tham quan học tập nghiên cứu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau - Hình thành tuyến du lịch kết nối Thành Nhà Hồ với các kinh đô cổ gồm khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô Huế, cố đô Hoa Lư, Khu trung tâm Hoàng Thành – Thăng Long; Tuyến du lịch kết nối Thành Nhà Hồ với các di sản thế giới như: Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha – Kẻ Bàng, Tràng An, Khu trung tâm Hoàng Thành Downloaded by mon hon (monmon1@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan