1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành các di sản văn hóa thế giới ở việt nam

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành Các Di Sản Văn Hóa Thế Giới Ở Việt Nam
Người hướng dẫn Giảng Viên: Phạm Thị Vân Anh
Trường học Trường Ngoại Ngữ - Du Lịch
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

Công ước di sản thế giớia Khái niệm: Công ước di sản thế giới là sự kết hợp những nội dung cơ bản của việc bảo tồn tự nhiên và văn hóa trong một văn bản thống nhất và bổ sung thêm những

Trang 1

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

KHOA DU LỊCH

HỌC PHẦN ĐỊA LÝ DU LỊCH BÀI TẬP NHÓM NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

HÀ NAM – 2023

Trang 2

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

KHOA DU LỊCH

HỌC PHẦN ĐỊA LÝ DU LỊCH BÀI TẬP NHÓM NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ VÂN ANH NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1

HÀ NAM – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

I KIẾN THỨC CƠ BẢN 7

1 Công ước di sản thế giới 7

2 Tiêu chí công nhận di sản thế giới của UNESCO 9

II Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam 11

1 Quần thể di tích Cố đô Huế 11

2 Khu đền tháp Mỹ Sơn 20

3 Phố cổ Hội An 25

4 Hoàng Thành Thăng Long 28

5 Thành nhà Hồ 33

III Giải pháp phát triển du lịch tại di sản 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S từ Bắc vào Nam là một câu chuyện lịch sử

dài về một đất nước, con người đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết, thân ái và có nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng Những giá trị quý báu đó đã khiến cho du lịch Việt Nam hấp dẫn

và thu hút với du khách trong và ngoài nước Không chỉ vậy, cùng với nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng và phong phú làm cơ sở để hình thành sản phẩm

du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

Và với chủ đề tìm hiểu về tài nguyên du lịch thủy văn và sinh vật của các vùng du lịch Việt Nam, chúng em đã đi sâu vào tìm hiểu bảy vùng du lịch của Việt Nam Từ đó nhóm chúng em thấy rằng Việt Nam có các tài nguyên thủy văn và sinh vật có giá trị qua đó tác động đến việc khai thác các tài nguyên này đối với kinh tế, xã hội và môi trường của một địa phương

Mặc dù chúng em đã tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu cũng như những kiến thức sau khi nghe giảng trên trang web svdhcn haui nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn trong lớp

Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm 3 phần:

Phần 1: Kiến thức cơ bản về di sản văn hóa thế giới ở Việt nam

Phần 2: Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

Phần 3: Giải pháp phát triển du lịch tại di sản

Dưới đây là bài báo cáo của nhóm chúng em, chúng em cũng chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc viết báo cáo nếu có những lỗi sai hay thiếu sót mong thầy cô và các bạn góp ý kiến để bài báo cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn!

Cuối cùng, nhóm chúng em kính chúc các thầy cô khoa Du Lịch trường Ngoại Ngữ - Du Lịch luôn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự

nghiệp trồng người

Trang 5

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nam, ngày 13 tháng 05 năm 2023

Ký tên

(Trưởng nhóm)

Trang 6

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Nhữ Diệu Linh ( Nhóm trưởng) 2022604995

Trang 7

BÀI 10 DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

• Di sản thế giới

Di sản thế giới (World Heritage Site) là di chỉ, di tích hay danh thắng của mộtquốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) Sau đó Chương trình quốc tế Di sản thế giới sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung

• Di sản văn hóa

Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:

- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan,

có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học

- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ

Trang 8

có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặcnhân học.

• Di sản thiên nhiên

Theo Công ước di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là:

- Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học

- Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn

- Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ

• Di sản hỗn hợp

Năm 1992, Ủy ban di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên

* Vai trò của Công ước:

- Xác định những di sản tự nhiên hoặc văn hóa nào sẽ được xem xét để đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, giao cho các quốc gia nhiệm vụ xác định những di sản còn chưa được đưa vào Danh sách và xác định vai trò của chính phủ nước

đó trong việc bảo vệ và bảo quản di tích

- Mô tả rõ các chức năng của Uỷ ban Di sản Thế giới, cách thức lựa chọn và nhiệm kỳ hoạt động của những thành viên của Uỷ ban và xác định những cơ

Trang 9

quan tư vấn chuyên môn trong việc đưa một di sản vào Danh sách Di sản Thế giới.

- Hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và quản lý Quỹ Di sản Thế giới và những điều kiện để một nước có thể nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế cho di sản của nước mình

b) Biểu tượng di sản thế giới:

Một khi di sản được lựa chọn thì tên và địa điểm của nó được ghi vào Danh

sách Di sản Thế giới

Hình 0 Biểu trưng của Di sản Thế giới Nguồn UNESCO

Biểu trưng của di sản thế giới bao gồm 2 phần, hình tròn và hình vuông Phầnhình vuông biểu diễn những di sản văn hoá do con người tạo nên Hình tròn biểudiễn cho Trái Đất hay di sản thiên nhiên Mối liên hệ khăng khít giữa di sản văn hoá và di sản thiên nhiên được thể hiện bởi nét gạch nối hai biểu tượng này với nhau Ngoài ra vòng tròn ở ngoài còn thể hiện trách nhiệm của chúng ta là phải bảo vệ các di sản này cho các thế hệ mai sau

2 Tiêu chí công nhận di sản thế giới của UNESCO

Để được đưa vào danh sách Di sản thế giới , một tài sản cần phải đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí văn hóa hay thiên nhiên cụ thể và phải chứng minh đượcgiá trị nguyên vẹn và / hoặc nguyên bản của nó Cụ thể thì để được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn

Trang 10

về văn hoá theo công ước về Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của UNESCO duyệt lại Đến năm 2005, điều này đã được sửa đổi để chỉ có một

bộ 10 tiêu chí, trong đó 6 tiêu chí đầu thuộc về di sản văn hóa, còn các tiêu chí 7đến 10 thuộc về di sản thiên nhiên

* Các tiêu chuẩn di sản văn hóa thế giới

(i) là một kiệt tác của tài năng sáng tạo của con người, hoặc

(ii) thể hiện sự thay đổi quan trọng các giá trị của nhân loại trong một khoảng thời gian hoặc trong một vùng văn hóa của thế giới, sự phát triển của kiến trúc hay kỹ thuật, nghệ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và thiết kế phong cảnh, hoặc

(iii) là bằng chứng duy nhất hoặc hiếm có nhất về một truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất, hoặc

(iv) là ví dụ điển hình về một kiểu xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật, hoặc cảnh quan minh họa cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử nhân loại, hoặc

(v) là ví dụ điển hình của một khu định cư truyền thống, đại diện cho một hoặc một số nền văn hóa, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang có nguy cơ bị tàn phá trước tác động của những thay đổi không thể tránh được, hoặc

(vi) gắn bó trực tiếp hoặc rõ ràng với những sự kiện hoặc truyền thống, tư tưởnghoặc tín ngưỡng, hoặc với những tác phẩm văn học và nghệ thuật có ý nghĩa phổbiến (tiêu chí này chỉ dùng cho những hoàn cảnh đặc biệt và kết hợp với những tiêu chí khác)

(vii) là ví dụ điển hình cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển củaTrái Đất, bao gồm nguồn gốc cuộc sống, những quá trình biến đổi quan trọng diễn ra trong sự biến đổi của địa hình, những nét đặc trưng của sự hình thành hoặc biến đổi tự nhiên của các thành tạo, hoặc

(viii) là ví dụ điển hình, đại diện cho những quá trình mang tính sinh thái và sinh học quan trọng đang diễn ra trong sự phát triển liên tục của hệ sinh thái trên

Trang 11

cạn, hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái miền duyên hải và hệ sinh thái biển và của những quần thể động thực vật, hoặc

(ix) bao gồm những hiện tượng hoặc những vùng tự nhiên đặc biệt nhất có những thắng cảnh tự nhiên hiếm có và có giá trị thẩm mỹ, hoặc (x) bao gồm những môi trường sống tự nhiên quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất cho việc bảotồn tính đa dạng sinh học, trong đó, có các loài động thực vật đang có nguy cơ bịtuyệt chủng dưới góc độ khoa học và bảo tồn

Nhìn hệ thống 6 tiêu chí trên, chúng ta đã nhận thấy để một tài sản được côngnhận là di sản văn hóa thế giới, thì nó phải đáp ứng các tiêu chí về tính sáng tạo, tính chưa đựng lịch sử, tính duy nhất và độc đáo, đặc điểm về kiến trúc, sự sinh sống, sinh hoạt của con người Phạm vi ảnh hưởng của các di sản văn hóa thế giới là toàn cầu, do đó, các di sản này phải thể hiện được sự ảnh hưởng mạnh mẽtới một khu vực rộng lớn, trong một giai đoạn kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc đến con người trong giai đoạn ấy, thể hiện những nét văn hóa đặc trưng hay nền văn minh thời đại

II Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

1 Quần thể di tích Cố đô Huế

* Vị trí:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phốHuế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945

* Danh hiệu: di sản văn hóa thế giới

Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích

Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày

11 tháng 12 năm 1993 Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng

Trang 12

Hình 1 Kinh Thành Huế_ Thừa Thiên Huế

* Giá trị di sản:

Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vàodanh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô huế

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới mang giá trị toàn cầu, hội tụ đủ các yếu tố theo tiêu chí số 4 của Công ước quốc tế 1972:

- Quần thể kiến trúc tiêu biểu cho những thành quả nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng

- Có giá trị to lớn về kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại mọi khu vực văn hóa của thế giới

Trang 13

Quần thể di tích cố đô Huế - di sản được UNESCO xem là "Một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX" (UNESCO Press, ngày 11/12/1993)

- Một quần thể kiến trúc của một thời kỳ quan trọng

- Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn hay với các danh nhân lịch sử”

Trong biên bản phiên họp lần thứ 17, Uỷ ban Di sản Thế giới đã ghi về di sản

Cố đô Huế như sau:

“Quần thể Di tích Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựngvào đầu thế kỷ 19 Nó kết hợp triết lý Đông Phương và truyền thống Việt Nam Được hoà quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp và sự phong phú đặc biệt của kiến trúc và trang trí ở các toà nhà là một phản ánh độc đáo của đế chế Việt Nam ngày xưa vào thời cực thịnh của nó”

Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh với những tiêu chí gắnvới tính chất kinh đô và hoàng gia thời phong kiến Việt Nam Những tính chất

đó có thể là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên các giá trị văn hóa nổi trội của khu di sản văn hóa thế giới này Với tính chất đặc trưng như vậy, Huế được coi là một “di sản kiến trúc đô thị” tiêu biểu của nhân loại, là nơi tích hợp, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa mang tầm cỡ quốc gia

Trong cách đánh giá của các vua triều Nguyễn, vị trí địa lý của Huế không chỉ quan trọng về mặt giao thông, có tính chất phòng thủ, mà còn hàm chứa những ý nghĩa đặc biệt về phong thủy theo quan niệm truyền thống Á Đông Theo đó, họ tin rằng các yếu tố tự nhiên có sức mạnh chi phối đến sự thịnh suy của cả triều đại Vì thế, dưới thời Nguyễn, các cụm công trình kiến trúc quan trọng của Huế đều được thiết kế gắn liền với yếu tố cảnh quan phong thủy, như những ngọn núi, quả đồi hay dòng sông, con suối, đặc biệt là hồ nước, đều có thể mang tư cách “tiền án”, “hậu chẩm”, “tả thanh long”, “hữu bạch hổ”, Đó

Trang 14

chính là “những thuộc tính văn hóa tâm linh tạo nên giá trị nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế”.

Sau những biến thiên dữ dội của lịch sử, Quần thể di tích Cố đô Huế hiện naybao gồm hệ thống di tích kiến trúc thành quách, cung điện và lăng tẩm của các vua quan nhà Nguyễn ở nội và ngoại vi thành phố Mỗi đền đài, lăng tẩm là một

tổ hợp những công trình kiến trúc nằm trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng Mỗi công trình kiến trúc lại mang trên mình vẻ đẹp riêng biệt như: lăng Gia Long hoành tráng; lăng Minh Mạng thâm nghiêm; lăng Thiệu Trị giản dị; lăng

Tự Đức thơ mộng; lăng Đồng Khánh xinh xắn; lăng Khải Định tinh xảo Các lăng tẩm ở Huế xứng đáng được đánh giá là thành tựu rực rỡ nhất trong các di sản kiến trúc cung đình của người Việt Nam Quả không sai khi Cố đô Huế đượccác chuyên gia di sản văn hóa quốc tế ví như “một kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị”

Hình 2 Chùa Thiên Mụ Hình 3 Lăng Khải Định

Quần thể di tích Cố đô Huế cũng để lại cho chúng ta những bài học lịch sử hết sức sinh động về thái độ ứng xử văn hóa với môi trường thiên nhiên trong quá trình đô thị hóa Quan niệm “thiên - địa - nhân”, thuyết “âm - dương”, “ngũ hành” và các nguyên tắc phong thủy điển hình của phương Đông đã được vận dụng khá nhuần nhuyễn trong việc xây dựng Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành cùng các lăng tẩm, đền đài, miếu mạo, chùa chiền Từ đó đã tạo ấn tượngmạnh mẽ về thẩm mỹ và cảm quan nghệ thuật cho du khách bốn phương Các yếu tố thiên nhiên đã trở thành một phần quan trọng trong “di sản kiến trúc đô

Trang 15

thị” Huế Ngược lại, các công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng cũng đã trở thành “Thiên nhiên thứ hai - thiên nhiên văn hóa của con người”.

Quần thể di tích Cố đô Huế không chỉ là một hợp thể hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc mà còn chứa đựng sự đa dạng văn hóa, cả văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó lối sống cung đình của hoàng gia, nếp sống thanh lịch, tế nhị của cộng đồng cư dân Kinh thành đã trở thành yếu tố văn hóa cốt lõi làm nên sự hấp dẫn cho Huế xưa và nay

Hình 4 Lăng Tự Đức Hình 5 Lăng Minh Mạng

* Các tiêu chí được công nhận:

về số lượng của cả nước)

Thừa Thiên Huế cũng có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (tính số lượng cụ thể là

22, gồm 16 thuộc Quần thể di tích Cố đô, 6 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh),

87 di tích cấp quốc gia, trong đó có 1 làng di sản (làng cổ Phước Tích, là 1 trong

2 làng Di sản của Việt Nam), 79 di tích cấp tỉnh; có 2 di sản phi vật thể cấp quốcgia (ca Huế và dệt dèng - A Lưới), có hơn 500 lễ hội, có hàng chục làng nghề

Trang 16

thủ công truyền thống, có nghệ thuật ẩm thực phong phú với hàng nghìn món ăncung đình và dân gian nổi tiếng Có nhiều bảo tàng với các sưu tập cổ vật phong phú, trong đó có 8 nhóm hiện vật gồm 32 cổ vật đã xếp hạng bảo vật quốc gia… Điều đáng nói là tính hệ thống, sự nguyên vẹn và mức độ tập trung của các di tích, di sản của Cố đô Huế thì không có địa phương nào ở Việt Nam

có thể so sánh được!

Cố đô cũng là vùng đất có nhiều di sản tự nhiên độc đáo, có giá trị tiêu biểu nổi bật không chỉ trong phạm vi đất nước và khu vực, như sông Hương, đầm pháTam Giang (là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á), vịnh Lăng Cô - Chân Mây (được công nhận là 1 trong 29 vịnh đẹp thế giới), rừng quốc gia Bạch Mã 2) Tiêu chí về đô thị:

Thừa Thiên Huế có thành phố Huế là đô thị loại I đầu tiên của Việt Nam (từ năm 2005), các di sản quan trọng nhất phần lớn tập trung ở thành phố Huế và vùng phụ cận, dọc theo dòng sông Hương từ thượng nguồn đến cửa Thuận An

Di sản đô thị gắn liền với các di sản văn hóa, tự nhiên và đã được hình thành qua hàng trăm năm lịch sử, tương ứng với thời kỳ Thừa Thiên Huế đóng vai trò

là thủ phủ Đàng Trong (1636-1775), rồi kinh đô của 2 triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788-1945)

3) Tiêu chí về ý thức cộng đồng đối với di sản:

Cả chính quyền và cộng đồng địa phương đều có ý thức bảo tồn, giữ gìn di sản truyền thống, ưu tiên cho việc bảo tồn là chính sách hàng đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội Điều này được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội tỉnhĐảng bộ, nhiệm kỳ 2015-2020, đó là "Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường

4) Tiêu chí về kết quả bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản phục vụ cho

sự phát triển:

Cố đô Huế được đánh giá là địa phương còn bảo tồn tốt nhất các giá trị di sảntruyền thống của Việt Nam, cả về di sản vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi

Trang 17

trường, lối sống, phong tục tập quán Điều đáng nói là, tỉnh đã thực sự biến di sản thành các lợi thế cho sự phát triển và đạt nhiều thành tựu từ bảo tồn di sản, đến nay đã sở hữu các thương hiệu: “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường

ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia” Khai thác du lịch dịch vụ từ di sản đã đóng vai trò chủ đạo của kinh tế địa phương (kinh tế dịch vụ chiếm từ 51-53% GDP, trong đó dịch vụ du lịch từ di sản chiếm tỷ trọng chính), doanh thu toàn xãhội từ du lịch dịch vụ dựa trên nền tảng khai thác di sản văn hóa chiếm tỷ trọng lớn

Như vậy, Cố đô Huế có đầy đủ các tiêu chí để trở thành một đô thị di sản đặc thù, thành phố di sản cấp quốc gia trực thuộc Trung ương Điều đáng nói là các

di sản của Cố đô Huế có quy mô rất lớn và mang tính đại diện rất cao, đòi hỏi phải có sự quản lý, sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp của chính quyền Trung ương cả

về cơ chế, chính sách và nguồn lực để có thể bảo tồn bền vững cũng như khai thác, phát huy giá trị một cách hiệu quả

Kho tàng di sản văn hóa Huế không riêng chỉ của Cố đô mà là tài sản vô giá của đất nước, dân tộc và của chung nhân loại Trở thành Thành phố di sản cấp Quốc gia trực thuộc Trung ương sẽ giúp Cố đô Huế bảo tồn, khai thác và phát huy tốt kho tàng di sản văn hóa và thiên nhiên vô giá này

* Hiện trạng khai thác phát triển du lịch:

Trang 18

còn được khai thác, sử dụng như những điểm trưng bày, triển lãm hay các

chương trình lớn như: Triển lãm “Tết hoàng cung qua Mộc bản triều Nguyễn”, triển lãm “100 NĂM CUNG AN ĐỊNH”, điểm trưng bày Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Festival Huế,… Và một loại hình văn hóa không thể không nhắc tới mỗi khi tới Huế là ca Huế và nhạc, múa Cung đình được biểu diễn miễn phí tại cung Trường Sanh (Đại Nội, Huế)

+ Và mới gần đây, ngày 9/10, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra mắt sản phẩm du lịchmới, độc đáo, là Đại Nam Thái Y Đường Đây là một không gian trải nghiệm mới dành cho du khách khi đến với Cố đô Tại đây, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian Đông y xưa, được bắt mạch, thăm bệnh và kê đơn bởi các thầy thuốc trong Hội Đông y Huế cũng như tìm hiểu về những cây thuốc quý có trong các bài thuốc cung đình xưa Đồng thời du khách sẽ được thưởng thức các loại trà hảo hạng và khám phá, thử nghiệm quy trình làm tinh dầu Đông y trị liệu

+ Bên cạnh đó, ẩm thực Cung đình và Trà Cung đình cũng là một trong số

nhưng tinhhoa của văn hóa cung đình Huế được các nghệ nhân ở Huế lưu giữ nhiều bí quyết chế biến những món ăn dành cho vua chúa và giới quý tộc xưa

Và đây cũng được đánhgiá là những yếu tố thu hút các du khách trong nước và quốc tế tới cố đô Huế

+ Việc phát triển du lịch tại cố đô Huế nay cũng đi kèm theo bảo tồn và phát huy

di sản hiệu quả:

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đến nay đã có khoảng 170 công trình di tích lớn nhỏ ở khu vực Hoàng Cung và các lăng vua đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn Trong đó, có thể kể đến các công trình di tích tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế),cung An Định, các công trình tại lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long,

10 cổng Kinh thành Tổng kinh phí tu bổ trong 15 năm (1996-2010) hơn 586 tỉ

Trang 19

đồng, riêng trong 5 năm(2011-2015) nguồn vốn tu bổ di tích đạt gần 440 tỉ đồng

và chỉ trong hai năm 2016 và 2017 nguồn kinh phí cho trùng tu, bảo tồn di sản Huế là gần 350 tỉ đồng Hiện nay, xét về tổng thể, dù còn không ít di tích chưa

có điều kiện về kinh phí để tu bổ và tôn đạo nhưng có thể nhận định rằng di sản Huế đã thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp Công cuộc bảo tồn di tích dần

đi vào nền nếp, đang chuyển sang giai đoạn ổn định và có bước phát triển mới, phát huy với hiệu quả ngày càng cao giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương Theo đề án “Phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế đến năm 2020” mà UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, có 11 khu vực và cụm di tích được quy hoạch để tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch

+ Các di sản văn hóa phi vật thể của Huế hết sức phong phú và đa dạng Tại Đề Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên chủ yếu được xác định trong phạm vi văn hóa cung đình thời Nguyễn, gồm: Thơ văn trên trên kiếntrúc cung đình, các hoa văn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, lễ nhạc Cung đình, múa hát Cung đình, lễ hội Cung đình, tuồng Ngự, ca Huế

Trang 20

+ Sự hạn chế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, kết nối khách du lịch từ các thị trường quốc tế, nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho công tác phát triển sản phẩm du lịch còn khá hạn chế.

+ Các sự kiện, chương trình văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế còn hạn chế được

di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biếnmất Nếu bạn là du khách thích khám phá và tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa thì đây là một địa điểm đáng để bạn khám phá

b) Lịch sử

- Mang dấu ấn lịch sử lâu đời

- “Di tích Mỹ Sơn là một quần thể lịch sử với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa”

- Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc Đây là

tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi

Trang 21

Hình 6 Khám phá những kiến trúc cổ đại hàng thế kỷ tại Mỹ Sơn

c) Giá trị di sản

- Tháng 12-1999, khu di tích Mỹ Sơn được ghi vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO Kể từ đó đến nay đã có hàng chục triệu lượt khách đến đây tham quan, nghiên cứu Kiến trúc sư tài ba Kazik (người Ba Lan) nhiều năm gắn

bó với Mỹ Sơn cho rằng: “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ.Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết” Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất và cũng rất bí ẩn của nền văn hóa Chămpa cổ Hầu hết công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại của nền văn minh sông Hằng - Ấn Độ

- Với lịch sử hình thành trải dài gần ngàn năm, Mỹ Sơn là nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa Bên cạnh tháp chính (Kalan) lànhững tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất Nhiều phong

Trang 22

cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này

Là trung tâm tôn giáo vương quốc cổ Chămpa, Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng trong cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa, đồng thời đây cũng là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị của nhân loại Nơiđây từng viên gạch, góc tháp đều mang giá trị lịch sử, văn hóa được làm nên bằng sức sáng tạo của con người

- Giữa tháng 5-2017, khi mà đợt khai quật đầu của năm 2017 vừa tạm dừng Lãnh đạo Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, trong quá trình khai quật, trùng tu nhóm tháp K Mỹ Sơn các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 tượng có thân người, đầu hình sư tử Bức tượng được phát hiện gồm một tượng bị gãy hết tay chân (chỉ còn thân mình) và một tượng tương đối nguyên vẹn, cao khoảng 1,2m; được điêu khắc thô sơ và mờ nét bằng đá sa thạch Bước đầu, theo phỏng đoán của các nhà chuyên môn, 2 bức tượng này có thể là tượng sư tử hoặc tượngkhỉ Hanuman dùng để trang trí trước cổng tháp K, vốn là một trong những tháp

cổ của vương triều Chămpa Đặc biệt, nhóm khai quật còn phát hiện một con đường cổ rộng 8m được dẫn bởi hai bờ tường song song (mỗi bờ tường rộng 0,6m), bị chôn vùi ở độ sâu gần 1m so với mặt đất Bước đầu, các hiện vật và con đường được nhóm chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam xác định có niên đại trùng với thời kỳ xây dựng tháp K (thế kỷ XI-XII)

Hình 7 Con đường cổ đại Hình 8 Lễ hội Katê của người Chăm

Trang 23

- Thánh địa Mỹ Sơn là nơi hội tụ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu,độc đáo, là chứng tích sống động, xác thực về lịch sử của một trong những nền văn hóa tại Việt Nam Quần thể di tích Mỹ Sơn có giá trị nổi bật toàn cầu, là niềm tự hào chung của nhân loại Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, việc trùng tu di tích Mỹ Sơn được tiến hành và hoạt động trùng tu di sản được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ các nhà khoa học cả trong và ngoài nước cùng làm việc Ngày 30-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 1915/QĐ-TTg kèm theo các biện pháp hành chính và ngân sách cho quyhoạch tổng thể khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008-2020 Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa,nghệ thuật khu đền tháp Mỹ Sơn không chỉ cho Việt Nam mà cho cả nhân loại.

Hình 9 Toàn bộ đền đài được xây dựng trên một khu đất rộng

d) Tiêu chí được công nhận

- Theo các bia ký còn lưu lại, thì khu di tích tôn giáo thờ các vị thần Ấn Độ giáo được bắt đầu xây dựng tại đây từ thế kỷ thứ IV, ban đầu bằng gỗ, bị hỏa hoạn thiêu rụi, được xây dựng lại bằng gạch, đá trong suốt nhiều thế kỷ Sau khi

Trang 24

vương quốc Chămpa dời đô vào Đồ Bàn (Vijaya), rồi về Phan Rang

(Panduranga) Khu thánh địa này trở thành hoang phế, bị rừng che phủ trong nhiều thế kỷ

- Năm 1898, một người Pháp tên là Camille Paris phát hiện ra khu di tích, sau

đó được Louis de Finot và Launet de Lajonquière nghiên cứu các văn bia Tiếp đến năm 1901-1902, được H Parmentier và Carpeaux tổ chức khai quật, nghiên cứu Toàn khu di tích có 68 công trình lớn nhỏ, trong đó có một ngôi đền bằng

đá duy nhất của các di tích Chămpa, được trùng tu lần cuối vào năm 1234

- Trận bom B.52 của Mỹ năm 1969 đã tàn phá và làm biến dạng khu di tích một cách trầm trọng Nhiều ngôi tháp bị bom đánh sập, trong đó có ngôi tháp A1 cao24m – một kiệt tác trong kiến trúc Chămpa

- Sau khi kết thúc chiến tranh (1975), Nhà nước ta đã cho rà phá bom mìn, phát quang cây cỏ (20 người đã chết và bị thương do bom mìn của địch để lại)

- Năm 1980, trong chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - BaLan, kiến trúc

sư Kazimiers Kviatkowski (thường gọi là Kazik -1944-1997) được cử sang phụ trách, đã sắp xếp, gia cố các đền tháp Kazik đã có công lớn tạo dựng bộ mặt củakhu di tích Mỹ Sơn còn lại ngày hôm nay từ đống hoang tàn đổ nát Ngày này, khu di tích Mỹ Sơn chỉ còn lại 30 đền tháp, nhưng không công trình nào còn nguyên vẹn

- Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 54- VHTT, công nhận quần thể khu đền tháp là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

- Ngày 1-12-1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới với hai tiêu chuẩn:

+) Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập văn hóa bên ngoài vào văn hóa bản địa, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo

+) Phản ánh sinh động tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sửĐông Nam Á

Trang 25

Di tích Mỹ Sơn có thể sánh ngang với các di tích nổi tiếng khác ở khu vực Đông Nam Á như: Angkor (Campuchia), Pagan (Myanmar), Borobudur

Trang 26

Phố cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 -19 Năm trong lòng phố cổ là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưởng minh chứng cho sự hình thành, phát triển và suy tàn của cảng thị này Có rất nhiều dấu ấn về sự giao thoa, pha trộn văn hóa tại đây Những hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà của người Việt và một số ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp Ngoài

ra, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú

Rất nhiều di tích còn nguyên vẹn như bến cảng, phố cổ, nhà thờ tộc, đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật và đặc biệt là biểu tượng của Hội An – Chùa Cầu (chùa Nhật Bản) Cho thấy Hội An vẩn còn lưu giữ lại những nét văn hóa, kiến trúc của các nước có quan hệ buôn bán với thương cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bộ Đào Nha, Pháp, Ý

Hình 11 Chùa Cầu Hội An

c) Tiêu chí được công nhận

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w