BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNTIÊN PHONG – TRUNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – TRUNG TÂM BÁN MIỀN BẮC 2 – CHI
NHÁNH HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thanh Nhàn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Én
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kỳ thực tập 3 tháng tại Ngân hàng thương mại Cổ Phần Tiên Phong – Trungtâm bán Miền Bắc 2 – chi nhánh Hà Nội là khoảng thời gian quý báu giúp em có đượcnhững trải nghiệm, kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính – ngân hàng Ngân hàng đã tạo
điều kiện cho em áp dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn, rèn luyện tư duy, kỹ năng mềm, hoàn thiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội” Đây là một bước đệm rất quan trọng giúp em
có thể tự tin trở thành một Banker trong tương lai
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo của Trung tâm bánMiền Bắc 2 và các anh chị trong phòng tín dụng đã luôn giúp đỡ, nhiệt tình chỉ dạycho em những kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng và cung cấp những tài liệu cần thiết
để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơnchân thành đến chị Phạm Thị Huyền – Chuyên viên KHCN tại Trung tâm bán làngười đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực tậptại ngân hàng
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, giáo trường Đại học ThăngLong Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thanh Nhàn, người
đã trực tiếp hướng dẫn, luôn quan tâm và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốtkhóa luận tốt nghiệp Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã luôn cố gắng họchỏi, nghiên cứu tuy nhiên do sự hạn chế về kiến thức và bản thân em còn thiếu nhữngkinh nghiệm thực tiễn nên vẫn sẽ tồn tại nhiều thiếu sót Em hi vọng sẽ nhận đượcnhững lời góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – TRUNG TÂM BÁN MIỀN BẮC 2 – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2
1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Trung tâm bán Miền Bắc 2- Chi Nhánh Hà Nội 2
1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong 21.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2 –Chi nhánh Hà Nội 31.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong 3
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội 41.2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TTB.MB2 - CN HàNội………… 41.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 5
1.3 Hoạt động kinh doanh chính của TPBank-TTB.MB2-CN Hà Nội 6
1.4 Kết quả kinh doanh của TPBank-TTB.MB2-CN Hà Nội năm 2021, 2022 6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TIÊN PHONG TTB.MB2-CN HÀ NỘI TRONG 2 NĂM 2021, 2022 8 2.1 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TPBank- TTB.MB2-CN Hà Nội 9 2.2 Điều kiện cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TPBank-TTB.MB2-
CN Hà Nội ………10 2.3 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- TTB.MB2-CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022 12 2.4 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- TTB.MB2-CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022 13 2.4.1 Phân tích quy mô hoạt động cho vay KHCN tại TTB.MB2-CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022 13
2.4.1.1 Số lượng KHCN 142.4.1.2 Doanh số cho vay KHCN 14
Trang 42.4.1.3 Dư nợ cho vay KHCN 16
2.4.1.4 Doanh số thu nợ 19
2.4.2 Phân tích chất lượng hoạt động cho vay KHCN của TTB.MB2 – CN Hà Nội……… 20
2.4.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 20
2.4.2.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 22
2.4.2.3 Mức độ trích lập dự phòng rủi ro 23
2.4.3 Lợi nhuận từ cho vay KHCN 24
2.5 Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022 25
2.5.1 Những thành tựu đạt được 25
2.5.2 Hạn chế 26
2.5.3 Nguyên nhân 28
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – TRUNG TÂM BÁN MIỀN BẮC 2 – CHI NHÁNH HÀ NỘI 32
3.1 Định hướng phát triển cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 – CN Hà Nội 32
3.2 Giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 – CN Hà Nội 32
3.2.1 Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm 32
3.2.2 Giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của quy trình tín dụng 34
3.2.3 Giải pháp về sản phẩm dịch vụ 36
3.2.4 Giải pháp về nhân sự 36
3.3 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay KHCN 37
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 37
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 37
Kết luận 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
CÁC VĂN BẢN 40
CÁC WEBSITE 40
Trang 5– TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022………
….15
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong –TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022……….…… 16Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong –TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022……….… 21
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của TPBank-TTB.MB2-CN Hà Nội
2022……… …6Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank-TTB.MB2-CN Hà Nội trong 2năm 2021, 2022……… 7Bảng 2.1 Điều kiện cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong-TTB.MB2-CN Hà Nội……….… 10Bảng 2.2 Số lượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong-TTB.MB2-
CN Hà Nội……….…14Bảng 2.3 Doanh số cho vay KHCN-TTB.MB2-CN Hà Nội trong năm 2021, 2022…15Bảng 2.4 Dư nợ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 – CN
2022……….17
Bảng 2.5 Doanh số thu nợ cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Tiên Phong –TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021,2022……… 19
Bảng 2.6 Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong– TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021,2022……… 21
Trang 6Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong –TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021,2022……….22
Bảng 2.8 Dự phòng rủi ro tín dụng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCPTiên Phong – TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021, 2022……….23Bảng 2.9 Lợi nhuận từ cho vay cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong –TTB.MB2 – CN Hà Nội trong 2 năm 2021,2022……… 24
Trang 7KDNH Kinh doanh ngoại hối
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường có sự chuyển mình khôngngừng nghỉ tác động tới mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vựcngân hàng Trong quá trình phát triển của mình hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã cónhững biến đổi nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm hãm lạm phát, cân
bằng giá trị tiền tệ, góp phần đưa nền kinh tế nước nhà vững mạnh hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu Không những đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế nước nhà, nhờ việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với nguồn vốnnhàn rỗi Ngân hàng còn là cầu nối quan trọng giúp các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh
doanh nâng cao mức sống, ổn định kinh tế
Cùng với sự hội nhập và phát triển của kinh tế thị trường càng nhiều ngân hàngmới mọc lên khiến cho môi trường ngân hàng càng ngày càng cạnh tranh gay gắt vàkhốc liệt Đặc biệt dưới sự tác động của đại dịch Covid – 19 trong những năm gầnđây, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng vốn đã khốc liệt ngày càng trở nên gay gắthơn nữa Và hiển nhiên, muốn vươn lên và giữ vững vị thế của mình các ngân hàngbắt buộc phải tìm biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng đổi mớisản phẩm dịch vụ Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên – Trung tâm bán miền Bắc 2 –Chi nhánh Hà Nội là đơn vị hàng đầu của TPBank tập trung phát triển tệp khách hàng
là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vốn để tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh
Do đó, ngân hàng sẽ luôn luôn bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm ưu việt, chính sách lãisuất và các thủ tục vay vốn đơn giản, dễ dàng hơn của các ngân hàng khác Đây đượcxem như một vướng mắc của Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong – Trung tâmbán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội cần tháo gỡ nhằm phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân trong tương lai Phải có sự đổi mới không ngừng, áp dụng chuyểnđổi công nghệ số với các sản phẩm cho vay đồng thời cải thiện chính sách lãi suấtcũng như thủ tục phù hợp với khách hàng Như vậy mới có thể mở rộng tệp kháchhàng, nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại TPBank – Trung tâm bánmiền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội
Do đó, xuất phát từ tình hình thực tế cùng với sự hướng dẫn của Th.S Lê Thanh
Nhàn em đã chọn: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2– Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập của mình
1
Trang 9PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – TRUNG TÂM BÁN MIỀN BẮC 2 – CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Trung tâm bán Miền Bắc 2- Chi Nhánh Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là một ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam được thành lập vào năm 2008 bởi các cổ đông Các cổđông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổphần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam(Vinare) Và một công ty nước ngoài của SBI Ven Holding Pte Ltd.,Singapore Từ khithành lập đến nay, TPBank đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong vàngoài nước như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN EliteFund TPBank đã và đang nỗ lực mang lại các sản phẩm, giải pháp tài chính ngân hàngnhanh chóng nhất, hiệu quả nhất TPBank đang định hướng tới phân khúc khách hàngtrẻ và năng động Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyênsâu TPBank đã cho ra đời LiveBank – ngân hàng tự động 24/7 mà chưa ngân hàngnào có cũng như các ứng dụng tiện ích khác để phục vụ khách hàng.Tất cả những sảnphẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngânhàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam
Tên: Ngân hàng thương mại Cổ Phần Tiên Phong
Tên giao dịch: TPBank
Tên giao dịch quốc tế: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Trụ sở: Toà nhà TPBank, Số 57 Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, QuậnHoàn Kiếm, Hà Nội
Loại hình ngân hàng: Thương mại cổ phần
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Huy động và cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Là nơi tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển
- Chiết khấu giấy tờ có giá, tham gia đầu tư vào một số tổ chức kinh tế
2
Trang 10- Cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước.
- Kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại
Sản phẩm/Dịch vụ chính: Huy động và cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạnTPBank được thành lập với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch,bền vững, hiệu quả mang lại những lợi ích tốt nhất cho khách hàng TPBank là đơn vịđược kế thừa tiềm tài chính, kỹ thuật công nghệ hiện đại của các cổ đông chủ chốtnhư: Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoànCông nghệ FPT, Tập đoàn Tài chính SBI Ven Hoalding Pte Ltd., Tổng công ty Táibảo hiểm Việt Nam (Vinare)
1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội –KBTTTTB.MB2
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà LICOGI 13, 164 đường Khuất Duy Tiến, Quận ThanhXuân, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 024 37 683 683/024 37 688 979
Giám đốc Trung tâm: Đinh Anh Minh
Ngân hàng TMCP Tiên Phong–Trung tâm bán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nộiđược thành lập vào ngày 12/03/2014 Trung tâm bán miền Bắc 2 được thành lập với sứmệnh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng và đối tác dựa trên nềntảng công nghệ hiện đại bậc nhất và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên ngânhàng có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và sự nghiệp của bảnthân Những năm gần đây, Trung tâm bán miền Bắc 2 đã không ngừng phấn đấu, tìmtòi, sáng tạo và phát triển với định hướng của Ban lãnh đạo là tập trung tăng trưởngphân khúc cho vay khách hàng cá nhân, tăng trưởng đồng đều và đạt được những kếtquả hết sức ấn tượng Đây là trung tâm có hoạt động kinh doanh ổn định trong 5 trungtâm bán thuộc chi nhánh Hà Nội
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tháng 5/2008: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập Ngân
hàng TMCp Tiên Phong ( TPBank) và bằng lỗ lực không ngừng từ khi còn là Dự án,TiênPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube Tháng –6/2008: Sau một tháng được cấp phép, TiênPhongBank chính thức khai trương hoạtđộng Để mở rộng quan hệ hợp tác, TiênPhongBank đã ký kết hợp tác chiến lược toàndiện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chungvới Ngân hàng Citi Group
Tháng 8/2008: Khai trương TPBank chi nhánh Hà Nội, gia nhập liên minh mạng
thanh toán lớn nhất Việt Nam
3
Trang 11Tháng 9/2008: Hoạt động dưới hình thức công ty đại chúng.
Tháng 12/2008: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000
Năm 2009: Họp đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, khai trương các chi
nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Năm 2013: TPBank chính thức tham gia vào thị trường vàng, đạt được nhiều giải
thưởng nổi bật là: Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu,
Năm 2014: Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam ra mắt phiên bản eBank trên nềncông nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking vàInternet Banking
Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm
trên các địa bàn trên toàn quốc
Năm 2017: Ra mắt hệ thống giao dịch tự động LiveBank, QR-TPBank, Năm 2018: Niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2020: Niêm yết bổ sung hơn 215 triệu cổ phiếu, tổng số lượng cổ
phiếu trên sàn HOSE lên 1.072 triệu cổ phiếu
Tháng 6/2022: Ra mắt hệ thống Ngân hàng tiện lợi (TPBank và LiveBank+) đầu
tiên và duy nhất tại Việt Nam
Tháng 11/2022: Lần đầu tiên được Bộ Công Thương công nhận danh hiệu
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Tháng 1/2023: Nâng cấp toàn diện LiveBank 24/7: tăng tốc độ xử lý và đổi mới
giao diện theo xu hướng Glassmorphism
Tháng 3/2023: Moody’s nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ
dài hạn của TPBank lên một bậc
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Trung tâm bán miền Bắc 2 – Chi nhánh Hà Nội
1.2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TTB.MB2 - CN Hà Nội
Sơ đồ 1.1 : Mô tình tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 – CN
Hà Nội
4
Trang 12(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng TMCP Tiên Phong-TTB.MB2-CN Hà
Nội)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Sau quãng thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTB.MB2 –
CN Hà Nội theo sự quan sát thấy ngân hàng gồm 102 cán bộ nhân viên, có chức năngnhiệm vụ như sau:
Giám đốc Trung tâm ( ông Đinh Anh Minh ): Là người trực tiếp quản lý, điềuhành hoạt động của Trung tâm bán đồng thời là người chỉ đạo, hướng dẫn triển khaicác kế hoạch, chỉ tiêu xuống các phòng ban trong trung tâm Phê duyệt các thủ tục, hồ
sơ giải ngân, làm thẻ tín dụng,
Khối KHCN: Là bộ phận trực tiếp giao dịch với tệp khách hàng là các cá nhân cónhu cầu vay vốn, tìm kiếm, duy trì, phát triển quan hệ khách hàng lâu dài Có nhiệm
vụ giới thiệu các sản của TPBank cho khách hàng như: Huy động vốn bằng VNĐ vàngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; quản lý hoạt động của các Quỹtiết kiệm; mở thẻ tín dụng, tài khoản như ý…Sau đó, sẽ là bộ phận trực tiếp nhận và
xử lý hồ sơ, thủ tục liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng lựa chọn ở ngânhàng
Giám đốc KD
Trưởng nhómChuyên viên chínhNhân viên KHDN
Khối vận hành
Phòng giao dịch ngân quỹTrường phòngKiểm soát giao dịch viênGiao dịch viênChuyên viên DVKH
Phòng hành chính nghiệp
Trưởng bộ phậnKiểm soát viên tín dụngNhân viên giao dịch KH tiền
Phòng hành chính, nhân sự
Trưởng phòngChuyên viên