1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011
Tác giả Nguyễn Minh Thu
Người hướng dẫn PGS. TS. Chu Hồng Thanh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 48,7 MB

Nội dung

Tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật và tăng cường kiểm tra,giám sát của các cơ quan, nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án, đồngthời phải xử lý nghiêm minh, kip thời nhữn

Trang 1

NGUYEN MINH THU

AP DUNG PHAP LUAT CUA TOA AN NHAN DAN TRONG GIAI QUYET VU AN HANH CHINH VE DAT DAI KE TU NGAY 01

THANG 07 NAM 2011

Chuyên ngành: Ly luận va lịch sử Nha nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Chu Hồng Thanh

Trang 2

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng đượcnghiên cứu ở các công bố khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

Nguyễn Minh Thu

Trang 3

BLTTDS: Bộ luật Tổ tung dân sự

HVHC: Hành vi hành chính

QDHC: Quyét dinh hanh chinh

QH, KHSDD: Quy hoach, ké hoach su dung dat

QLNN: Quan ly nhà nước

TAND: Toa an nhan dan

TTHC: T6 tung hanh chinh

UBND: Uy ban nhân dân

VAHC : Vụ án hành chính

XHCN: Xã hội chu nghĩa

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TU VIET TATiii

MỤC LUC

ÿ (96100 |

I _ Tính cấp thiết của đề tài + ST 1 1 1 1511112111111 E11101111111 E1 g0 tru |

2 _ Tình hình nghiên cứu dé tài ¿ ¿+ E+E£E£EEEEEE2EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrreeo 2

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 5-52 sSSSx2EE 2E 2E E52121211121211 117111211111 E6 4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨu - - 5+ +++++++++seeereseese 4

5 _ Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu để tài ccn c2 SH net 4

6 _ Những kết quả nghiên cứu mới của dé tài - ¿2 2 5s+s+x+EeEe£zxcxzxexsreree 5

7 Cơ cấu của để tài tt nh nhe 5CHUONG 1 - CO SG LY LUAN VA PHAP LY VE AP DUNG PHAP LUAT CUATOA AN NHAN DAN TRONG GIAI QUYET VU AN HANH CHINH VE DAT DAI

II KHAI NIEM VA DAC DIEM AP DUNG PHÁP LUAT CUA TOA ANNHÂN DAN TRONG GIẢI QUYET VU AN HANH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 61.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật của tòa án nhân dan trong giải quyết vụ

án hành chính về đất đãai ¿+ 25 S2+S9S22E2SE£E2EEE2EE2123212121211 212121222 61.1.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai - - 25c S392 E921 2E 212121211 2111212121212121 111 te 9

12 NOI DUNG ÁP DỤNG PHAP LUAT CUA TOA AN NHÂN DANTRONG GIẢI QUYET VU AN HANH CHÍNH VE DAT ĐAI -5-: 121.2.1 Ap dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hànhchính về đất đai theo thủ tục sơ thâm 2+2 E2 E+E+E2EEEESEEE+ESEEEEEErErkreserd 13

Trang 5

1.2.3 Ap dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong vụ án hành chính về đấtđai theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm ¿2 + E23 SE EeE+E+EsEEerssea 211.3 CAC YEU TO ANH HUONG DEN VIEC AP DUNG PHAP LUAT CUATOA ÁN NHÂN DAN TRONG GIẢI QUYET CÁC VỤ AN HANH CHÍNH VED6105 221.3.1 Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan 221.3.2 Cơ cấu tô chức của hệ thống toà án ¿- 2c SE EErrrkrees 231.3.3 Năng lực đội ngũ can bộ công chức của Toà ắn -‹ -<s++++++<s 25 1.3.4 Điêu kiện về cơ sở vật chat và sự đãi ngộ đôi với đội ngũ cán bộ ngành toà

14 KHÁI NIỆM HIỆU QUA, CÁC TIEU CHÍ DANH GIÁ HIEU QUA VACÁC ĐIÊU KIỆN BẢO ĐẢM HIỆU QUÁ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA

ÁN NHÂN DAN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ AN HANH CHÍNH VE DAT

1 21 122ỀTHHHHnH 1211211211111 10101211 u 27 1.4.1 Khái niệm hiệu quả áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giảiquyết vụ án hành chính về đất đai ¿+ + + SESE+E£E£E£EEEEEEEErkrkrrrrereree 271.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dântrong giải quyết vụ án hành chính về đất đai - ¿22-5 +s+£e£e£+xzE+Ezxzrsree 291.4.3 Cac điều kiện bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dantrong giải quyết vụ án hành chính về đất đai - 2-5 52 +s+s+£szE+Ee£zxzEerxes 30.458089/.90951019)ic001115 32CHƯƠNG 2 - THỰC TRANG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA ÁP DUNGPHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYÉT VỤ ÁN HÀNHCHÍNH VE DAT DAI Ở VIỆT NAM 52 S2 E515 1212E5E11151111111E1 1111k 34

Trang 6

TU NAM 2011 DEN NAY 2 ằẼẼ na 342.1.1 Những thành tựu, kết qua áp dung pháp luật của Tòa án nhân dân tronggiải quyết các vụ án hành chính về đất đai - ¿+25 + +E££e£*£Ezx+Ezxzxereree 342.1.2 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa ánnhân dân khi giải quyết các vụ án hành chính về đất đai - - 5z s55: 462.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong hoạt động áp dụng phápluật của Toà án nhân dân khigiải quyết các vụ án hành chính về đất đai 542.2 GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA AP DỤNG PHÁP LUẬT CUA TOA

ÁN NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤTDAI Ở VIỆT NAM HIEN NA Y 5-52 2221915 5232E52521215217112121 1E xe 592.2.1 Tang cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Tòa án nhân dân

2.2.2 _ Xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tăng cường hướng dẫn kịp thời các

văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai trong án hành chính

2.2.3 Đôi mới tô chức và hoạt động hệ thống Tòa án nhân dân 612.2.4 Tang cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, t6 chức trong giải quyếtcác vụ án hành chính về đất đai - 2 se St S3 E333 E5E2858E2EEEE2E2EEE2ESEEEsEEsrsses 612.2.5 Tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật và tăng cường kiểm tra,giám sát của các cơ quan, nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án, đồngthời phải xử lý nghiêm minh, kip thời những sai phạm trong áp dụng pháp luậtgiải quyết các vụ án hành chính về đất đai ¿+ ¿5 + +E+££££E+xzEzxzxzrsree 62KET LUẬN CHƯNG 2 2 212123131111 53 5111155115111 1551111111 1111111511155 E 63KẾT LUẬN L2 21111313 1515151515311 155111151 111151111111115111111111151111111111E11 11111121 EceE 64DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 52 S222 +E+ESEE£E+E+E+EEEEEE+E+E+EEEEeErrresez 65

Trang 7

Dat đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội, là

tư liệu sản xuất đặc biệt Đối với nông, lâm nghiệp, đất đai là yêu tố không thê thaythé Đối với công nghiệp, dịch vu, đất đai luôn là yếu tô quan trọng hàng đầu Dat dai

còn là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường, không gian sinh ton, phat trién cho

xã hội loài người Dat dai có đặc điểm là bị giới han về mặt diện tích Việc sử dungđất đai phải có sự quản lý chung của Nhà nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững,duy trì các mục tiêu chung của xã hội.

Ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là nhữngthành tựu đáng trân trọng trong đời sống kinh tế - xã hội theo đường lối sáng suốt củaĐảng Cộng sản Việt Nam, các thành phần kinh tế có cơ hội tốt để phát triển, đời sốngnhân dân từng bước nâng cao Nhưng qua đó các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai phátsinh ngày càng nhiều, tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những van đềmới và phức tạp Dé giải quyết một vụ tranh chấp về dat đai không gây bức xúc trongquần chúng nhân dân, đạt được mục tiêu "thấu tình, đạt ly", đảm bảo được tính khả thitrong thực tiễn, ta cần phải tong hợp nhiều yếu tố: đó là xử lý nghiêm các trường hop

cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu kiện về đất đai; đó là tuyên truyền sâu rộng,đúng trọng tâm các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, pháp luật

về đất đai; đó là hoàn thiện các quy định liên quan đến nội dung, quy trình giải quyếtkhiếu kiện về đất đai Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai sẽ giúp

cho Nhà nước hoàn thiện các chính sách, xác lập mối quan hệ bình đăng, công băng

giữa Nha nước với công dân và tiến tới xây dung một Nhà nước pháp quyền đúngnghĩa.

Về lý luận cũng như thực tiễn công tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đaivan còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường Sốlượng tranh chấp trong các lĩnh vực đất đai nói chung và tranh chấp trong lĩnh vựchành chính về dat đai nói riêng trong những năm gan đây diễn ra rất phong phú, đadạng và không kém phần phức tạp 10 năm trở lại đây, tình hình khiếu kiện hành chính

về đất đai có diễn biến phức tạp, chiếm đến hơn 70%, có thời điểm chiếm 80% cáckhiếu kiện hành chính và theo chiều hướng ngày càng gia tăng Có không ít trườnghợp vụ án đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật từ cấp sơ thâm, phúcthâm và hoàn toàn không có căn cứ dé kháng nghị giám đốc thâm nhưng các đương su

vẫn khiếu nại kéo đài ở nhiều cấp, nhiều ngành, tới nhiều cơ quan lãnh đạo với hy

vọng để được xem xét lại Có những vụ án có sai lầm trong việc ADPL, đánh giáchứng cứ, nhưng hết thời hiệu xem xét lại hoặc không còn cấp xét xử để xem xét

Trang 8

khách quan, dân chủ, thấu tình đạt lý, đúng thời hạn luật định và có tính giáo dục ýthức tôn trọng pháp luật trong quần chúng nhân dân Chính điều này đã góp phan rấtquan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy địnhcủa pháp luật.

Đặc biệt, từ khi Tòa án nhân dân các cấp được giao thâm quyên giải quyết ánhành chính (năm 1997), thực tế đã cho thấy, hoạt động xét xử của Tòa án đối với cáckhiếu kiện hành chính về đất đai đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cải cách tưpháp và cải cách hành chính theo tỉnh thần các Nghị quyết của Đảng đề ra Trong thờigian 15 năm hoạt động, các Tòa án nhân dân đã giải quyết hàng nghìn vụ án hànhchính, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan Nhà nước;đồng thời thông qua hoạt động xét xử của mình, các Tòa án đã có những kiến nghịthích hợp, góp phan thúc day hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước di vào

né nếp, đạt hiệu quả hơn; do vậy, vị thế của ngành Tòa án cũng được nâng cao hơn.Bên cạnh mặt tích cực đó, hoạt động xét xử của các Tòa án đối với các khiếu kiệnhành chính cũng còn tồn tại các hạn chế nhất định Đó là tỷ lệ các bản hành chính củaTòa án các cấp bị hủy, bị cải sửa còn cao Bên cạnh việc vi phạm các quy định tố tụnghành chính, thì tình trạng các Tòa án ra các bản án hành chính không đúng quy địnhcủa pháp luật nội dung cũng còn nhiều Như vậy, thực tiễn việc ADPL trong giải quyết

vụ án hành chính về đất đai của TAND của ngành TAND đã và đang đặt ra những yêucầu vừa cấp bách, vừa lâu dài để không ngừng nâng cao chất lượng xét xử trong quátrình thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta theo đúng đường lối của Đảng

Với mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật trong án hành chính về đấtđai và việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn giải quyết tranh chấp về đất đai củaTAND, tác giả mạnh dan chon đề tai: “Ap dung pháp luật cua TAND trong giảiquyết vụ án hành chính về đất dai kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011” làm đề tàinghiên cứu của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

ADPL nói chung và ADPL trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai nóiriêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý Đặc biệt, trong thời

kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; phát huydân chủ đi đôi với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và thực hiện cải cách tưpháp thì số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về cải cách tư pháp, về hoạt độngADPL nói chung và ADPL trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai nói riêng của

Trang 9

quản lý Nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội” đã đề cập đến sự cần thiết nângcao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước về đất đai Bên cạnh đó, tác giả cũng hệ thống hóa những vấn đề cơ bản vềvai trò và đặc điểm của đất đai trong nhà nước và trong phát triển kinh tế xã hội, đặcbiệt là vai trò đối với yêu cầu đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất đai ởngoại thành Đồng thời, tác giả cũng luận giải vai trò của nhà nước trong quản lý đấtđai và phương pháp đánh giá hiệu quả QLNN về đất đai Đánh giá thực trạng và đề ranhững quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN về đất đai ở ngoại thành Hà Nội phùhợp với đặc điểm ngoại thành Thủ đô.

Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Ngọc Lưu (2006): “Hoàn thiện quản lý

Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” đã đưa

ra các giải pháp được đề cập xuất phát từ đặc điểm thực tế của Khánh Hòa và nó thêhiện tính tổng hợp, tính hệ thống trong quá trình xây dựng thực hiện trước, trong vàsau quy hoạch; kế cả co quan quy hoạch, quan lý quy hoạch và đối tượng thực hiệnquy hoạch Điều này cho thấy việc thực hiện nó không dé dàng chút nào, vì nó liênquan đến mọi mặt của cuộc sông con người không những về kinh tế mà còn cả tâm lý

và tập quán của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn.

Luận văn thạc sĩ học viên Phạm Duy Hùng — Khoa Luật, Đại học Quốc gia HàNội (2011): “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính Nhànước (Qua thực tiễn ở tỉnh Nghệ An)” Trong luận văn, tác giả đã tong quan về khiếunại và giải quyết khiếu nại về đất đai Khảo sát thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếunại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An).Dua ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua giải quyết khiếu nại

về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Luận văn thạc sĩ luật học của học viên Trần Thanh Thủy (Người hướng dẫn:

TS Nguyễn Quang Tuyến): “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơquan hành chính Nhà nước trên dia bàn huyện Thanh Trì — Ha Nội”, tác gia đã lý giảinhững vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đaithông qua các cơ quan hành chính nhà nước Đánh giá thực trạng pháp luật đất đai

thông qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng áp dụng trên địa bàn huyện Thanh Trì

-Hà Nội Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thốngpháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta

Bài viết “Tăng cường năng lực quản lý đất đai tỉnh Thái Nguyên” của Giám đốc

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên — Đào Văn Tuấn vào ngày 14/11/2013trên website của So Tài nguyên Môi trường tinh Thái Nguyên

Trang 10

của pháp luật, t6 chức chỉ đạo thực hiện QH, KHSDĐ của địa phương, không dé xảy

ra tình trạng sử dụng đất trái QH, KHSDĐ đã được công bố Bên cạnh đó, nâng cao

chất lượng công tác tham mưu, tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ ứng xử,

tiếp xúc khi giải quyết công việc với nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác địachính cấp xã

Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề ADPL trong lĩnh vực án hànhchính về đất đai của TAND dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật làmột việc làm cần thiết để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đang đặt ra trong giaiđoạn hiện nay Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích mộtcách có hệ thống về ADPL trong lĩnh vực án về đất đai kế từ thời điểm Luật tô tụnghành chính có hiệu lực Lần đầu tiên, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm góp phầnnâng cao chất lượng ADPL trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về đất đai

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình ADPL trong giải quyết vụ án hành chính

về đất đai của TAND kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 (Ngày Luật tố tụng hành chính

có hiệu lực).

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là hệ thống các quan điểm duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cácquan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về pháp luật

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp lịch sử,phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp, diễn giải

a Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài

5.1 Mục dich cia việc nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đề tài “Ap dung pháp luật của TAND trong giải quyết vụ án hànhchính về dat dai ké từ ngày Luật tô tụng hành chính có hiệu lực”, nhằm đạt đượcnhững mục đích sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ADPL của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai;

- Phân tích thực trạng va đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND kẻ từ ngày Luật tố

Trang 11

5.2 Nhiệm vụ cua việc nghiên cứu đê tài

Dé đạt được những mục đích trên đây, tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ cụthé sau:

Một là, xây dựng khái niệm ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đaicủa TAND và nêu ra các đặc điểm, nội dung cũng như các giai đoạn của việc ADPLtrong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND;

Hai là, đánh giá nội dung của hoạt động này trong những năm gần đây củaTAND, nêu được những hạn chế, bất cập của hoạt động ADPL

Ba là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của tòa ánnhân dân trong giải quyết các vụ án hành chính về đất đai ở Việt Nam hiện nay

6 Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài

- Tác giả tập trung phân tích và làm rõ được đặc điểm, vai trò của đất dai với tưcách là đối tượng của quản lý nhà nước; khái niệm, đặc điểm ADPL trong giải quyết

vụ án hành chính về đất đai của TAND;

- Đánh giá nội dung và chỉ ra được những hạn chế, bất cập của hoạt độngADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND;

- Đề xuất, phân tích được những giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo ADPL

có hiệu quả trong án hành chính về đất đai

7 Cơ cau của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, nội dung củaLuận văn gồm 2 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý về ADPL của TAND trong giải quyết vụ

án hành chính về đất đai

Chương 2: Thực trạng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả ADPLtrong giải quyết vụ án hành chính về đất đai ké từ ngày Luật tố tụng hành chính cóhiệu lực.

Trang 12

1.1 KHÁI NIEM VA ĐẶC DIEM ÁP DUNG PHAP LUAT CUA TOA ANNHAN DAN TRONG GIAI QUYET VU AN HANH CHINH VE DAT DAI

1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vu ánhành chính về đất đai

ADPL là một trong những hình thức thực hiện pháp luật có những đặc điểmriêng và bao giờ cũng có sự tham gia của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước cóthâm quyền Hoạt động ADPL bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêmchỉnh và thống nhất; các quyền của chủ thể được thực hiện và được bảo vệ trên thựctế; các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, kịp thời dé bảo vệ các quan

hệ xã hội đã và đang được thiết lập ADPL là hoạt động diễn ra hàng ngày trong các cơquan nhà nước và chỉ do nhân viên nhà nước, cơ quan nhà nước có thâm quyên thựchiện Trong hoạt động tư pháp, ADPL thường được Điều tra viên, Kiểm sát viên,Tham phan, Hội tham nhân dân tiến hành theo một thủ tục tố tụng nhất định đề thuthập chứng cứ, xác minh, điều tra làm rõ các tình tiết vụ án nhằm xác định sự thậtkhách quan; truy cứu trách nhiệm pháp lý; xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thểquan hệ pháp luật.

ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổchức cho các chủ thé thực hiện pháp luật

Theo giáo trình Ly luận Nhà nước và pháp luật của Trường Dai học Luật HàNội thì áp dụng pháp luật được hiểu là:

Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quannhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể phápluật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào cácquy định của pháp luật dé tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đôi,

đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thê [9, tr.186]

Theo cuốn tai liệu Hoc tập và nghiên cứu môn học Ly luận chung về Nhà nước

và pháp luật (tập 1) của Viện Nhà nước và pháp luật thuộc Học viện Chính trị - Hànhchính Quốc gia Hồ Chí Minh thì:

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạtđộng thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhanước Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước sao cho các quy phạm phápluật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội [26, tr.245]

Trang 13

Ap dụng pháp luật là hoạt động có tính tô chức, quyền lực nhà nước, docác cơ quan, tô chức hoặc cá nhân có thâm quyền theo quy định của phápluật tiến hành nhăm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vàonhững trường hợp cụ thé, đối với các cá nhân, tô chức cụ thê [28, tr.12].Như vậy, thực tế có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về ADPL Trên

cơ sở tìm hiểu các quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật, tác giả hoàn toàn ủng

hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi ADPL là một trong các hình thức thựchiện pháp luật và đó là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước.

ADPL của TAND trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai trước hết là mộthoạt động ADPL nên nó có đầy đủ những đặc điểm chung của hoạt động ADPL nóichung, đồng thời có tính đặc thù riêng của hoạt động ADPL trong giải quyết vụ ánhành chính về đất dai do TAND tiến hành Do là những quy phạm pháp luật có nhữngchế tài mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệmcủa Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai,chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối vớiđất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chỉ duy nhấtTòa án có quyền áp dụng

ADPL của TAND trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai: Căn cứ theoĐiều 103 Luật TTHC, thì cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền khởi kiện VAHC đối vớiQDHC, HVHC liên quan đến quản ly đất đai trong trường hop:

+ Không đồng ý với QĐHC, HVHC của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

+ Đã khiếu nại với người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại nhưng hết thời

hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại khôngđược giải quyết

+ Đã được giải quyết khiếu nại nhưng cá nhân, cơ quan, tô chức không đồng ývới việc giải quyết khiếu nại của cơ quan có thâm quyền

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC thì thời hiệu khởikiện đối với QDHC, HVHC, là 01 năm, ké từ ngày nhận được hoặc biết được QDHC,HVHC Thời hiệu khởi kiện QĐHC, HVHC về đất đai cũng theo quy định này, ngoài

ra, thời hiệu đương sự còn quyền khởi kiện vụ án hành chính về đất đai còn theo quyđịnh tại Điều 3 Nghị quyết 56 về hồi tố Việc tinh thời hiệu khởi kiện bao gồm van désau:

+ Thời điểm đương sự nhận được, biết được QDHC, HVHC về đất dai va

đương sự không đồng ý với QĐHC,HVHC ấy.

Trang 14

can trở việc đi khởi kiện thì thời gian xảy ra thiên tai này không tính vào thời hiệu khởi kiện)

Hiện nay, những quy định về quản lý hành chính đất đai chiếm một vị trí quantrọng nhằm đảm bảo sự thực thi của pháp luật trong quản lý đất đai, có tính khái quátcao và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về đất đai trong Luật Đất đai năm 2003,các điều khoản tại Luật tố tụng hành chính và cùng các Nghị định hướng dẫn thi hành

Ké từ khi Quốc hội ban hành Luật tô tụng hành chính, án hành chính nói chung và ánhành chính về đất đai nói riêng đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều trong việc xét xử bởi

lẽ nhiều quy định đã được cụ thé hóa, quy định rõ rang và phù hợp với thời đại hơnhan so với các văn bản áp dung trong quá trình tố tụng, xét sử vụ án hành chính.Những quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật tố tụng hành chính năm 2011cùng các văn bản pháp luật liên quan là căn cứ quan trọng, được Toà án các cấp ápdụng để giải quyết những vụ án khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hànhchính về đất đai ké từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực Luật tố tụng hànhchính ra đời không chỉ góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật của ViệtNam, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc cụ thể hoá các chủ trương, đường lỗi củaĐảng về cải cách tư pháp đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng

Đó là: Mở rộng thâm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính nóichung và khiếu kiện hành chính về đất đai nói riêng; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giảiquyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dântham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân với cơ quan công quyền trướcToà án; tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nhiệm vụgiải quyết các khiếu kiện hành chính nói chung và khiếu kiện hành chính về đất đai nóiriêng của người dân cũng như của các cơ quan, tô chức khi khởi kiện Ngoài ra, còn có

ý nghĩa quan trọng trong việc góp phan thúc day và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tụchành chính hiện nay Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tôn tại không ít khó khăn, lung túng

Vì trong các quy định pháp luật áp dụng để giải quyết án hành chính về đất đai vẫncòn có những quy định chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất làtrong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới

Bằng việc quy định "TAND là co quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp" (khoản 1 Điều 102), Hiến pháp 2013 xác định rõ ràng, cụ thể

vi trí, vai trò của TAND trong bộ máy cơ quan nhà nước.

- TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử;

- TAND là cơ quan có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranhchap theo quy định của pháp luật và về các van đề pháp lý liên quan đến quyên, lợi ích

Trang 15

quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước phápquyên Hiến pháp 2013 khang định vi trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp,

vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp Theo các quy địnhcủa pháp luật về giải quyết án hành chính thì Tòa án là cơ quan tiễn hành tố tụng chủyếu trong việc ADPL trong giải quyết các vụ án hành chính nói chung và án hànhchính về đất đai nói riêng Ngoài ra, còn có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, thựchiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảmbảo việc giải quyết vụ án hành chính nói chung và các vụ án hành chính về đất đai nóiriêng kịp thời, đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả của chất lượng giải quyết các vụ án

Từ phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm ADPL trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai của TAND như sau:

Ap dụng pháp luật của TAND trong giải quyết vụ án hành chính về đất dai làhoạt động mang tính tô chức, tinh quyên lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạtđộng của Tòa án nhân dân, căn cứ vào các quy định của pháp luật hành chính, đất đai

và các quy định khác của pháp luật liên quan để ra một quyết định cá biệt hoặc mộtban án giải quyết khiếu, kiện về hành vi hành chính, quyết định hành chính về dat dai.Như vậy, ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND là hếtsức quan trọng góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

1.12 Đặc điểm áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai

ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND là một hình thức

cụ thé của ADPL nên mang day đủ những đặc điểm chung của ADPL đó là:

- Thứ nhất, ADPL là hoạt động mang tính tô chức, tính quyền lực nhà nước.Hoạt động ADPL chỉ do các cơ quan có thâm quyên tiến hành, mỗi cơ quan nhà nước

có thâm quyền, mỗi cá nhân chỉ được giao một số hoạt động nhất định trong phạm vi

thâm quyền của mình Hoạt động ADPL được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơnphương của các cơ quan nhà nước hay những người có thâm quyền không phụ thuộcvào ý chí của những chủ thể có liên quan Trong quá trình ADPL các cơ quan nhànước và những người có thâm quyền phải xem xét cân nhắc thận trọng và dựa trênnhững quy phạm pháp luật đã được xác định để ra văn bản ADPL cụ thể Văn bảnADPL là hình thức thé hiện chính thức của hoạt động ADPL, là văn bản pháp lý cábiệt mang tính quyền lực do cơ quan nhà nước ban hành trên cơ sở những quy phạm

Trang 16

pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cá nhân tổ chức hoặcxác định những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm phápluật.

- Thứ hai, ADPL là hoạt động được tiễn hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ dopháp luật quy định Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật đượcpháp luật quy định rõ ràng nên các cơ quan nhà nước và những người có thâm quyềnkhi ADPL phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định dé tránh sự tuỳ tiện có thé dẫn đếnviệc áp dụng pháp luật không đúng, thiếu chính xác ảnh hưởng đến quyền và lợi íchcủa các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật Hình thức thể hiện của ADPL là văn banADPL được thê hiện cụ thể bằng các bản án, quyết định các loại văn bản trên phảiphù hợp với pháp luật, được dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể Văn bảnADPL có hai loại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và văn bảnbảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng trị, cưỡng chế đối với những cánhân, tô chức vi phạm luật

- Thir ba, ADPL là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với các quan hệ xãhội xác định trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật Thông quahoạt động ADPL sẽ được cá biệt hoá một cách chính xác thành mệnh lệnh cụ thé đốivới những chủ thể cụ thể Tuy nhiên, mệnh lệnh cụ thể không được trái với mệnh lệnhchung đã nêu trong quy phạm pháp luật.

- Thứ fư, ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo do vậy các cơ quan nhànước, người có thâm quyên khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ vụ việc vàlàm sáng tỏ cau thành pháp lý của nó dé lựa chọn những quy phạm pháp luật, ra vănbản ADPL và tổ chức thi hành Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quyđịnh chưa rõ thì phải vận dụng sáng tạo băng cách áp dụng tập quán hoặc ADPL tương

tự để giải quyết vụ việc Để làm được điều đó, đòi hỏi những người có thâm quyềnphải có tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật cao, kinh nghiệm phong phú, đạo đức

và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt Tuy nhiên, đây là van dé đã được cụ thé hóa vì

là lĩnh vực cần được điều chỉnh, giám sát chặt chẽ nên ADPL trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai của TAND có những đặc điểm riêng biệt, vì vậy có thể xem xét,nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Ở đây, tác giả chỉ xin nêumột số đặc điểm cơ bản như sau:

- ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND là hoạt độngnhân danh quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua những người có thẩm quyền

là Thâm phán hoặc Hội đồng xét xử Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhândanh quyền lực của Nhà nước dé tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo

Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tô chức xã hội,

quyền và lợi ích hợp pháp của công dan

Trang 17

Tinh chat nhân danh quyền lực Nha nước trong việc ADPL trong giải quyết vu

án hành chính về dat đai của TAND trước hết được thê hiện ở chủ thê ADPL Trongtrường hợp này là TAND Đây là cơ quan được thành lập theo quy định của Hiếnpháp, có chức năng xét xử và g1ữ vi trí trung tâm trong hoạt động tư pháp Toà án thựchiện chức năng xét xử của mình thông qua những người có thâm quyền là Thâm phánhoặc Hội đồng xét xử Tham phán hoặc Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước dé xét

xử và ra bản án, quyết định ADPL đối với những hành vi vi phạm Mỗi một bản án,quyết định đúng dan, chính xác, nghiêm minh và công bang của TAND là mỗi viêngạch xây dựng nên nền công lý xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển niềm tin yêucủa nhân dân đối với cơ quan Tòa án, đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Nó có sức mạnh và tác dụnggiáo dục to lớn ý thức tôn trọng pháp luật trong quần chúng nhân dân; sống và làmviệc, xử sự theo đúng pháp luật và sử dụng pháp luật dé bảo vệ quyên, lợi ích chínhđáng của mình Mỗi một bản án, quyết định oan sai trong quá trình ADPL của TANDđều là những sai lầm nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến sự tín nhiệm của nhân dân đối với chế độ xãhội chủ nghĩa, đến quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội

Như vậy, có thể thấy rằng việc ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đấtđai của TAND của TAND càng chính xác, khách quan, công bằng, nghiêm minh thìcàng thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân Ngược lại, những sai lầm khi ADPL trong án hành chính về dat dai của TAND,đặc biệt là xét xử oan, sai đều là những sai lầm nghiêm trọng và phải trả giá rất đắt

- ADPL trong giải quyết án hành chính về đất đai của TAND được tiến hànhchủ yếu tại phiên toà

Khác với hoạt động ADPL của các cơ quan nhà nước khác, ADPL trong hoạtđộng xét xử của TAND trong giải quyết án hành chính về đất đai được tiến hành chủyếu tại phiên toà Phiên toà xét xử trở thành một thuật ngữ chuyên dùng của TANDvới các nghi thức trang trọng, các thủ tục chặt chẽ thể hiện quyền uy của Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được tiến hành một cách công khai, trừ một

số trường hợp xử kín theo quy định của pháp luật Tại phiên toà, Hội đồng xét xử tiếnhành thẩm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án dé từ đó

có căn cứ ra văn bản ADPL trong giải quyết án hành chính về đất đai một cách chínhxác, đúng quy định Cũng giống như các phiên tòa xét xử khác của TAND thì phiêntòa xét xử về việc ADPL trong giải quyết án hành chính về đất đai cũng là nơi quầnchúng nhân dân, các cơ quan ngôn luận, báo chí trực tiếp chứng kiến và mong mỏi sựthật khách quan của vụ án được làm sáng tỏ thông qua các thủ tục dân chủ, công khai;cũng là nơi các quyền của con người, các quyền tự do dân chủ của công dân, lợi ích

Trang 18

của Nhà nước xã hội chủ nghĩa được bảo vé; là nơi sự thật khách quan của vụ án đượcxác định, công bằng xã hội được thực hiện một cách dân chủ, triệt để và nghiêm túc.

- ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND của Toà ánphải tuân theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do Luật Tốtụng hành chính, Luật Đất đai quy định

Trong giải quyết án hành chính về đất đai, việc ADPL của Toà án luôn theomột trình tự, thủ tục nhất định, được các quy phạm pháp luật hình thức quy định, cụthể là được quy định trong Luật tố tụng hành chính Đây là điểm khác biệt giữa việcADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND với việc ADPL trong

án hành chính về các vấn đề khác Do đó, tính chặt chẽ và logic của các quy phạmpháp luật áp dụng trong việc giải quyết các vụ án hành chính về đất đai thường ở mức

độ cao.

Các hoạt động ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TANDphải đảm bảo tính chặt chẽ và có căn cứ pháp luật Mọi hành vi của người tiến hành tốtụng và tham gia tố tụng trong quá trình xét xử từ khi thụ lý hồ sơ vụ án đến khi bản án

có hiệu lực pháp luật đều được Luật tô tụng hành chính quy định chặt chẽ Việc Toà án

áp dụng các quy định của Luật tố tụng hành chính và Luật Đất đai là điều kiện bắtbuộc và là tiền đề cho việc ra văn bản ADPL cuối cùng là bản án Luật tố tụng hànhchính đã quy định rõ ràng, chặt chẽ từng bước tiến hành, từng thủ tục trong quá trìnhxét xử một vụ án hành chính nói chung và án hành chính về đất đai nói riêng Nhữngquy định đó đã đảm bảo cho việc ADPL được đúng dan, chính xác và có cơ sở pháplý.

- Nguyên tắc ADPL trong giải quyết vụ án hành chính về đất đai của TAND:Toà án là cơ quan thụ lý và giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai, nhân danhNhà nước ra các phán quyết nhằm đảm bảo quyền lợi ích của các đương sự Chính vìvậy, đòi hỏi khi Tòa án ADPL trong giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai, Toà

án phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hành chính 2010, Luật Datđai 2003 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến việc ADPL trong giải quyếtkhiếu kiện hành chính về đất đai

1.2 NỘI DUNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CUA TOA ÁN NHÂN DAN TRONGGIẢI QUYET VỤ AN HANH CHÍNH VE DAT DAI

Nội dung áp dụng pháp luật của toa án nhân dân trong giải quyết vụ án hànhchính về đất đai bao gồm các vấn đề về áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân tronggiải quyết vụ án hành chính về đất đai theo thủ tục sơ thẩm, theo thủ tục phúc thẩm vàtheo thủ tục giám đốc thầm hoặc tái thâm Với mỗi thủ tục cho các phiên tòa sơ thâm,phúc thâm và giám đốc thâm hoặc tái thâm lại có những nội dung khác nhau, cụ thểnhư sau:

Trang 19

1.2.1 Áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính vềđất dai theo thủ tục sơ thẩm

1.2.1.1 Ap dụng pháp luật trong thụ lý vụ án hành chính về đất dai

Thụ lý vụ án hành chính về đất đai là một thủ tục pháp lý khăng định sự chấpnhận của Tòa án đối với việc giải quyết vụ án Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thấm quyền giải quyết của Tòa án quyđịnh tại Chương II Luật tố tụng hành chính (2010) thì Tòa án phải thông báo ngay chongười khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trongtrường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn mười ngày kể từ ngàynhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phảinộp tiền tạm ứng án phí Toà án sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà ánbiên lai nộp tiền tạm ứng án phí Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc khôngphải nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện

và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Khoản 1 Điều 112 Luật tô tụng hành chính quy định: “Trong thời hạn 03 ngàylàm việc, ké từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công Tham phan da thuc hiénviệc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án giải quyết vụ án; trường hop Tham phan dathực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không thể tiếp tục giải quyết vụ

án hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đôi thì Chánh ánToà án phân công một Thâm phán khác giải quyết vụ án Đối với vụ án phức tạp, việcgiải quyết có thé phải kéo dai thì Chánh án Toà án phân công Tham phan dự khuyết débảo đảm xét xử liên tục”.

Như vậy, thụ lý vụ án là hoạt động đầu tiên của quá trình ADPL trong giảiquyết vụ án hành chính nói chung và án hành chính về đất đai nói riêng Điều kiện đểthụ lý vụ án hành chính đòi hỏi trước khi thụ lý Toà án phải xem xét nhiều vấn đề liênquan như tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, thâm quyên theo vụ việc, thâm quyềntheo lãnh thé và thẩm quyền theo cấp xét xử, xem xét người khởi kiện có quyền khởikiện hay không, có đủ năng lực hành vi không sau khi có đầy đủ các điều kiện dé thụ

lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng thì Toà án phải thụ lý vụ án đúng thời hạncủa Luật tố tụng hành chính đã quy định

bedi dds Ap dụng pháp luật trong điều tra vu án hành chính về dat dai

Điều tra vụ án là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình giảiquyết vụ án, bởi chỉ khi thu thập chứng cứ đầy đủ, khách quan thì Toà án mới có thể rađược phán quyết chính xác và đúng pháp luật Do đó, đòi hỏi Tham phán giải quyết vụ

án phải thận trọng khi điều tra thu thập chứng cứ Sau khi thụ lý vụ án, Tham phanđược Chánh án phân công giải quyết vu án tiến hành các công việc như: Thông bao

Trang 20

thụ lý vụ án; yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án; thực hiện một sỐbiện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 72 Luật tố tụng hành chính thì nghĩa vụ cung cấp chứng

cứ, chứng minh trong vụ án hành chính nói chung và ADPL trong giải quyết vụ ánhành chính về đất đai của TAND thì người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản saoquyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếunại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;Trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do Đối với người bị kiện, họ cónghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các vănbản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộcthôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc

có hành vi hành chính.

Bên cạnh đó, Điều 73 Luật tố tụng hành chính cũng quy định thêm về nhữngtình tiết, sự kiện trong vụ án không cần chứng minh nhằm tránh tối đa sự khó khăn,phiền hà trong quá trình giải quyết vụ án hành chính về đất đai mà vẫn đảm bảo tínhcông bằng, nghiêm minh của pháp luật, đó là những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọingười đều biết và được Toà án thừa nhận; những tình tiết, sự kiện đã được xác định

trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; những tình tiết, sựkiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp Một bênđương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia

đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện không phải chứng minh Đương sự cóngười đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đạidiện được coi là sự thừa nhận của đương sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án án hành chính về đất đai, nếu thấy chứng cứ

mà đương sự giao nộp chưa đầy đủ để giải quyết vụ án thì Toà án yêu cầu đương sựgiao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật tố tụng hành chính.Trong trường hợp đương sự không thé tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ ánđược thi Tòa án có thé tự mình hoặc ủy thác tiễn hành xác minh thu thập chứng cứ nếuthay can thiết, van đề này quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật tố tụng hành chính

Việc lay loi khai cua duong su vé viéc giải quyết các vụ án hành chính về đấtđai phải tuân theo quy định tại Điều 79 Luật tố tụng hành chính Đầu tiên, thâm phánchỉ tién hành lay lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dungbản khai chưa đầy đủ, rõ ràng Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình.Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thâm phán lấy lời khai củađương sự Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương

sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng Tham phan tự minh hoặc Thu ký Toa án ghi lai lời khai

Trang 21

của đương sự vào biên bản Thâm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án,trong trường hợp cần thiết có thé lay lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.

Sau khi lấy lời khai của đương sự trong vụ án hành chính về đất đai, biên bảnghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tênhoặc điểm chỉ Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bảnghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận Biên bản phải có chữ ký của người lấylời khai, người ghi biên bản và dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiềutrang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai Trường hợp biên bảnghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toa án thì phải có người làm chứnghoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơilập biên bản Trường hợp đương sự không biết chữ thì phải có người làm chứng dođương sự chọn Tuy nhiên, quy định tại Điều 79 Luật tô tụng hành chính cũng đưa ra

rõ ràng răng việc lay lời khai của đương sự chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự phải được tiễn hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luậthoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

Từ kết quả lấy lời khai, nếu thay có mâu thuẫn thì cho đối chất giữa các đương

sự với nhau nhằm làm sáng tỏ những van dé mâu thuẫn, việc đối chat phải được ghi lạithành biên bản có chữ ký của những người tham gia đối chất Vấn đề này quy định tạiĐiều 81 Luật tố tụng hành chính

Ngoài ra, tuỳ từng trường hop cụ thé mà Toà án có thé tiến hành ra một hoặcmột số quyết định như: Quyết định trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản,quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ ánhành chính nói chung và vụ án hành chính về đất đai nói riêng, Toà án có thê ra quyếtđịnh uỷ thác dé Toa án khác hoặc cơ quan, tổ chức có thầm quyên tiến hành thu thậptài liệu, chứng cứ.

Quá trình điều tra cần tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác các quy định của Luật

tố tụng hành chính thì mới đảm bảo tính khách quan, làm rõ bản chất sự thật kháchquan và giải quyết vụ án được chính xác, đúng quy định của pháp luật

1.2.1.3 Ap dụng pháp luật trong tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án hành chính vềdat dai

Tham phan được phan công giải quyết vu án hành chính nói chung va vụ ánhành chính về đất dai nói riêng có quyên ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giảiquyết vụ án trong các trường hợp được quy định tại Điều 118 hoặc Điều 120 Luật tôtụng hành chính.

Căn cứ quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2010, đối với án hànhchính về đất đai, Tòa án có thê tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

Trang 22

- Duong sự là cá nhân đã chết, cơ quan, t6 chức đã giải thé mà chưa có cá nhân,

cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tung;

- Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được

người đại diện theo pháp luật;

- Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt

vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thê xét xử vắng mặt các đương sự;

- Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên quan

- Toà án tiếp tục giải quyết vụ án hành chính khi lý do của việc tạm đình chỉkhông còn.

Căn cứ quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2010, đối với án hànhchính về đất đai, Tòa án có thê đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau đây:

- Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyên, nghĩa vụ của ho không đượcthừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thé mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừaquyên, nghĩa vụ tổ tung:

- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;

- Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt;

- Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôiviệc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chamdứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện,người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Tổ tụng hành chính

đó có thê bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thì:

- Đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hànhchính đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về ngườikhởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đìnhchỉ theo quy định tại các điểm b, d và g khoản 1 Điều 109, điểm b và điểm c khoản 1Điều 120 của Luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định củapháp luật về án phí, lệ phí Toà án

Trang 23

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính có thé bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thẩm.

1.2.1.4, Ap dụng pháp luật trong việc xét xử vụ án hành chính về đất dai

Quyết định đưa vụ án ra xét xử kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử và bắt đầucho một giai đoạn tố tụng mới là giai đoạn xét xử tại phiên toà Người có thâm quyềnquyết định đưa vụ án ra xét xử là Thâm phán được phân công giải quyết vụ án

Quyết định đưa vu án ra xét xử là một văn bản tố tụng quan trọng, thể hiện các

chỉ tiết về việc xét xử vụ án (sơ thâm hoặc phúc thâm) Quyết định đưa vụ án ra xét xử

do thầm phán phụ trách vụ án (người sẽ nắm quyền chủ tọa phiên tòa) ban hành

Theo qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn một tháng ké từ ngày cóquyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý dochính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Luật không qui định rõ Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải tống đạt (giao) chocác đương sự trước bao nhiêu ngày, nhưng thông thường là khoảng 10 — 15 ngày trước khi xét xử các đương sự (nguyên đơn, bị đơn ) sẽ nhận được văn bản này Thôngthường, đây cũng là thời gian dé luật sư, viện kiểm sát — nghiên cứu hồ sơ vụ án, détham dự phiên tòa Vì lúc này hồ sơ vụ án sẽ ở tình trạng tương đối “đầy đủ”

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây: Ngày,tháng, năm ra quyết định; tên Tòa an ra quyết định; vụ án được đưa ra xét xử; tên, địachỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ

án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên Tham phán, Hội thầm nhân dân,

Thư ký Tòa án và họ, tên Tham phán, Hội thâm nhân dân dự khuyết, nếu có; họ, tên

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có; ngày, giờ, thang,năm, địa điểm mở phiên tòa; xét xử công khai hoặc xét xử kín; họ, tên những ngườiđược triệu tập tham gia phiên tòa.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát

cùng cấp ngay sau khi ra quyết định

Tòa án gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm

ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ choTòa án.

1.2.2 Áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính vềđất dai theo thủ tục phúc thẩm

Theo quy định của Điều 173 Luật tố tụng hành chính thì: “xét xử phúc thâm là

việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp SƠ

thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” Do đó, người có quyềnkháng cáo có đơn kháng cáo hợp lệ, Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên

Trang 24

trực tiếp kháng nghị phúc thẩm không kể trường hợp kháng cáo, kháng nghị có đủ căn

cứ hay không thì vụ án vẫn phải được Tòa án cấp phúc thẩm thu lý giải quyết Quyđịnh này nhằm đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử trong quá trình giải quyết vụ án.1.2.2.1 Thụ lý vụ án hành chính về đất dai để xét xử phúc thẩm

Theo từ điển luật học, “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một việc dé xem xét

và giải quyết” Theo pháp luật tố tụng hành chính, thụ lý vụ án là việc tòa nhận đơnyêu cầu của đương sự dé nghị xem xét, giải quyết một vụ việc dé bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tô chức Hay trong giáo trình Luật tố tunghành chính của trường Dai học luật Hà Nội năm 2005 đưa ra khái niệm thụ lý vụ ánngắn gọn hơn: Thụ lý vụ án là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào

số thụ lý vụ án hành chính dé giải quyết Dù khái niệm được đưa ra có khác nhau vềmặt lượng câu chữ, nhưng nội hàm về khái niệm thụ lý vụ án hành chính thì vẫn dựatrên tinh thần của BLTTDS năm 2004, phải có các bước như tòa án nhận đơn khởikiện, vào số thụ lý hay không vào số thụ lý (qua quá trình xem xét điều kiện dé thụ lý

vụ án) dé giải quyết vụ án Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp

về đất đai Để giải quyết các tranh chấp này Tòa án phải thụ lý Tuy nhiên, hoạt độngthụ lý của tòa án có phát sinh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính của các đương sự có đúng các quy định của pháp luật không,đối tượng tranh chấp được xác định trên cơ sở yêu cầu của bên này đối với bên kia cóthuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án hay không Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ ánkhi có đơn khởi kiện hợp pháp của đương sự Như vậy, thụ lý vụ án hành chính có mốiquan hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác, tòa án chỉ tiễn hành hòa giải, đưa vụ

án ra xét xử sau khi đã thụ lý vụ án Thụ lý vụ án hành chính là một giai đoạn của tốtụng hành chính - giai đoạn đầu tiên trong quá trình tòa án giải quyết vụ án Thụ lý vụ

án hành chính thực chất là việc tòa án chấp nhận đơn khởi kiện xem xét giải quyết.

Đây là một hành động cụ thê của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp

Thụ lý vụ án làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham giaquan hệ pháp luật tố tụng hành chính Tòa án có trách nhiệm căn cứ vào các quy phạmnội dung giải quyết tranh chấp đúng pháp luật, và dé vụ án hành chính được giải quyếtđúng thời hạn và chính xác thì tòa án phải làm tốt công tác thụ lý Thụ lý vụ án hànhchính có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định việc Tòa án đã nhận trách nhiệm giảiquyết vụ án, là co sở pháp lý dé tòa án tiễn hành các hoạt động tô tụng, giải quyết vụ

án, và là cơ sở để tòa án tính thời hạn giải quyết vụ án hành chính

Tòa án cấp phúc thầm phải vào số thụ lý ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án,kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo Sau khi thụ lý vụ án, Chánh ánTòa án cấp phúc thâm hoặc Chánh án Tòa phúc thâm TAND tối cao thành lập Hội

Trang 25

đồng xét xử phúc thâm gồm: 3 thâm phán va phân công một Thâm phan làm chủ tọaphiên tòa, phiên họp.

Trong thời han sáu mươi ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hop,Tòa án cấp phúc thâm ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ xét xử phúcthâm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thấm vụ án; đưa vụ án ra xét xử phúc thâm

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh ánTòa án cấp phúc thấm có thể quyết định kéo dai thời gian chuẩn bị xét xử, nhưngkhông được quá ba mươi ngày.

Trong thời hạn ba mươi ngày, ké từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử,Tòa án phải mở phiên tòa phúc thâm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thờihạn này là sáu mươi ngày.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thâm phải được gửi cho Viện kiểm sátcùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị

1.2.2.2 Tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thấm vụ án hành chính về datđai tại phiên tòa

Tại phiên tòa phúc thấm, việc tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thấm vụ ánđược thực hiện theo quy định tại Điều 197 và Điều 198 của Luật tố tụng hành chính

* Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án:

Tạm đình chỉ xét xử phúc thầm vụ án quy định tại Điều 197 Luật tô tụng hànhchính như sau: “Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thâm vụ

án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thầm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thâm

vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật này”

© Đình chỉ xét xử phúc thẩm vu án:

Đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án quy định tại Điều 198 Luật tố tụng hànhchính.

Điều 198 quy định như sau:

“1, Toà án cấp phúc thấm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án trongcác trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 120 của Luật này;

b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;c) Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai ma vẫn vắng mặt;

d) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

2 Trong trường hợp Toà án cấp phúc thâm ra quyết định đình chỉ xét xử phúcthâm vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì bản án, quyết định của Toà

án cấp sơ thâm có hiệu lực pháp luật kế từ ngày Toà án cấp phúc thâm ra quyết địnhđình chỉ xét xử phúc thẩm.”

Trang 26

Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sátrút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thâm ra quyết định đưa vụ án ra xét

xử phúc thẩm, thì Tham phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đìnhchỉ xét xử phúc thâm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Việnkiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thâm ra quyết định đưa vụ án

ra xét xử phúc thấm, thi Hội đồng xét xử phúc thâm ra quyết định đình chỉ xét xử phúcthâm

Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sátrút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét phúc thâm nhận định về việc người khángcáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết địnhđình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thấm

1,5, 2.5, Ap dụng pháp luật trong việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính vềđất đai

Sau khi ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thấm phải chuyên

hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu hồ sơ củaViện kiểm sát là 15 ngày như cấp sơ thâm và hết thời hạn này Viện kiểm sát phải trả

hồ sơ vụ án cho Tòa án dé Tòa án tiến hành xét xử vụ án Việc ADPL để tiễn hành xét

xử vụ án hành chính phải tuân theo bước sau đây:

- Thủ tục bắt đầu phiên toà gồm có: Khai mạc phiên toà phúc thâm; giải thích

yêu cầu thay đôi người tiễn hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; xem xét,

quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt; bảo đảm tính khách quan của ngườilàm chứng.

- Thủ tục hỏi và công bố tài liệu vụ án tại phiên toà: Sau khi kết thúc thủ tục batđầu phiên tòa phúc thâm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thâm công bốnội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị

Chủ tọa phiên tòa hỏi về các vấn đề sau đây: Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởikiện hay không; Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút khángcáo, kháng nghị hay không.

Tại phiên tòa, khi đương sự không thay đổi kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn giữnguyên kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thâm bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghelời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thâm

Thủ tục hỏi và công bồ tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thâm:Việc hỏi phải được thực hiện đối với những van đề thuộc phạm vị xét xử phúc thẩm,chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thâm có kháng cáo, kháng nghị hoặc cóliên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị

- Tranh luận tại phiên tòa phúc thâm: Chỉ được tranh luận về những van déthuộc phạm vi xét xử phúc tham va đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm

Trang 27

Phát biéu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm: Sau khi những người thamgia tổ tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến củaViện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ởgiai đoạn phúc thâm.

Trở lại việc hỏi (nếu xét thấy cần thiết)

- Nghị án và tuyên án:

Trở lại việc hỏi và tranh luận nếu qua nghị án xét thấy có tình tiết của vụ ánchưa được xem xét, hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét

xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận;

Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị

án Sau khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xửtuyên bản án, mà Hội đồng xét xử đã thảo luận và thông qua tại phòng nghị án

1.2.3 Ap dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong vụ án hành chính về dat daitheo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tai tham

- Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việcgiải quyết vụ án

Khi quyết định xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì trước tiênTòa án phải xem xét các căn cứ dé kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản

án, quyết định hành chính về đất đai, đó là các căn cứ sau đây:

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách

quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô tung;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm là hai năm trừ trường hợpđương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm trong thời hai nămnhưng đã hết thời hạn kháng nghị mà người có quyền kháng nghị mới phát hiện viphạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaToa án, thì thời han kháng nghị không phụ thuộc vào quy định hai năm này.

Dé phát hiện ra các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm thì người cóquyên kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp dưới, dựavào đơn khiếu nại, tố cáo của đương sự, công dân, kiến nghị của các cơ quan Nhànước, tô chức xã hội Ngoài ra, chính các cơ quan chức năng như Tòa án, Viện kiểmsát cấp dưới cũng phải có trách nhiệm báo cáo lên Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên nếuphát hiện bản án, quyết định thực sự sai lầm dé Tòa án cấp trên tiến hành kiểm tra lại

và có phương hướng khắc phục kịp thời bằng việc xét lại bản án, quyết định đó theothủ tục giám đốc thâm

Trang 28

- Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án

bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Toà án và cácđương sự đã không biết được khi giải quyết vụ án

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thấm là

sự đảm bảo cho tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án Thủtục tái thâm giúp cho Tòa án sửa chữa được những thiếu sót trong các bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật, thậm chí cả trong trường hợp bản án, quyết định đã đượcthi hành; thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 1 năm Thủ tục này đảm bảo chobản án, quyết định của Tòa án được khách quan, toàn diện, đem lại sự công băng chomoi người.

1.3 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUAT CUATOA ÁN NHÂN DAN TRONG GIẢI QUYET CÁC VU AN HANH CHÍNH VEDAT DAI

Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân nói chung và hoạt động trong giải quyếtcác vụ án hành chính về đất đai nói riêng là hoạt động áp dụng pháp luật Toà án nhândân, cụ thể là Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Hội đồng xét xử là chủ thể có quyền ápdụng pháp luật Bản án và quyết định của Toà án là kết quả của quá trình áp dụng phápluật Ở Việt Nam hiện nay, giải quyết tranh chấp về đất đai bằng con đường Toà ánđang là phương thức giải quyết thông dụng và phổ biến nhất Các yếu tố ảnh hưởngđến việc áp dụng pháp luật của toà án nhân dân trong giải quyết các vụ án hành chính

về dat dai bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

1.3.1 Sự hoàn thiện của hệ thong các van bản pháp luật có liên quan

Một trong những yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, chính là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Khi áp dụng pháp luậtnói chung, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp trong án hành chính về đấtđai tại Toà án nhân dân nói riêng, Tham phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quyđịnh của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác

có liên quan như Luật đất đai, Luật tố tụng dân sự, Luật Xây dựng nhằm đưa ra bản

án và quyết định chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao Đất đai lạiluôn là van đề nóng hồi, tranh chấp dat đai khởi kiện bằng vụ án hành chính ngày cànggia tăng phức tạp nên đòi hỏi hệ thống pháp luật ngày càng phải hoàn thiện phù hợpvới sự phát sinh trong tranh chấp nay dé không gây “hoang mang” trong quá trình tốtụng, việc này cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết vụ án hành chính về đấtđai được nhanh gọn, đương sự không khiếu nại kéo dài

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định được thé hiện ở những tiêuchuẩn như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình

Trang 29

độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật Sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và ápdụng pháp luật biểu hiện thông qua các vấn đề cơ bản như các văn bản pháp luật cóliên quan tới chức năng nhiệm vụ của Toà án nhân dân, các văn bản pháp luật về tốtụng dân sự, việc ban hành các văn bản chỉ tiết hướng dẫn thi hành pháp luật Công táctuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chat lượnghoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ,công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụngpháp luật Ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và các tang lớpnhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục phápluật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện, áp dụngpháp luật Điều này cho thấy có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động ápdụng pháp luật mới đạt chất lượng cao.

1.3.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thong toà án

Một trong những yếu t6 vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân nói chung, trong giải quyết tranh chấp trong ánhành chính về đất đai của Toà án nói riêng, đó là: Cơ cau tô chức của hệ thống toà án.Hiện hệ thống tòa án nước ta gồm có tòa án nhân dân tối cao; các tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương; các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh; các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định Theo quy định hiệnhành, tòa án nhân dân cấp huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp huyện Vivậy, số lượng của tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay rất lớn và đang có xu hướngtăng lên do nhu cầu thành lập mới các đơn vi hành chính cấp huyện

Theo đánh giá của ngành Tòa án, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết,xét xử theo thủ tục sơ thâm trên 80% các loại vụ việc thuộc thâm quyền của ngành tòa

án nhân dân thì việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực cho tòa án nhân dân

cấp huyện thực sự là một khó khăn, thách thức Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, do

được thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện nên trong nhận thức của một sốngành, một số cấp lại coi Tòa án nhân dân cấp huyện như một đơn vị chức năng thuộcđơn vị hành chính cấp huyện Chính điều này đã làm hạ thấp địa vị pháp lý của Tòa ánnhân dân cấp huyện, gây khó cho việc xử lý, giải quyết các van đề về tổ chức và hoạtđộng của Tòa án, nhất là trong việc giải quyết các vụ án hành chính khi một bên trong

vụ án hành chính là co quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong co quan hànhchính nhà nước.

Từ thực tiễn xét xử, nhiều thâm phán cho rằng, do được tô chức ở đơn vị hànhchính cấp huyện nên tòa án cấp huyện được tô chức dàn trải, số lượng các vụ việc phảigiải quyết của mỗi tòa án phụ thuộc vào đặc điểm dân số, địa lý, mức độ phát triển KT

- XH của từng địa bàn huyện nên có tình trạng có tòa án huyện có quá ít việc trong khi

Trang 30

có tòa án huyện lại rơi vào tình trạng quá tải Điều này có thé thấy rõ, đối với các tòa

án nhân dân quận thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những don

vị luôn trong tình trạng “quá tải” với việc hàng năm phải giải quyết, xét xử một lượnglớn các vụ việc, có đơn vị hàng năm giải quyết, xét xử lên tới trên dưới 3.000 vụ việccác loại Trong khi đó, có những tòa án nhân dân cấp huyện ở khu vực miền núi cónhững đơn vị hàng năm chỉ giải quyết, xét xử trên đưới 100 vụ việc Tuy nhiên, dùgiải quyết, xét xử ít vụ việc thì việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lựcđối với tòa án này vẫn bảo đảm như các đơn vị khác Đây đang là một bất hợp lý lớntrong việc kiện toàn, nâng cao năng lực và chất lượng công tác của các tòa án cấphuyện.

Một bat hợp lý khác nữa đối với tòa án cấp huyện đó chính là cơ cấu bộ máy củaTòa án cấp huyện không được tô chức theo lĩnh vực xét xử, nên khó khăn trong việcdau tư, đào tạo chuyên ngành cho các thâm phán, chánh án, phó chánh án Điều nàyảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác của tòa án, nhất là đối với những vụ ánđòi hỏi phải có chuyên môn sâu như đối với những vụ việc liên quan đến tranh chấpđất đai, kinh doanh thương mại

Thực tế cũng cho thấy, không chỉ có tòa án nhân dân cấp huyện mà ngay cả tòa

án nhân dân cấp tỉnh trong cơ cấu, hoạt động cũng đang có những tôn tại Hiện nay, cơcấu tô chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều có 5 tòa chuyên trách, đó là: tòa hình sự,tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động và tòa hành chính Song giữa các tòa này, sốlượng vụ việc lại không đồng đều ngay trong một tòa án nhân dân cấp tỉnh Bên cạnh

đó, do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương mà số lượng các vụviệc cần phải xét xử lại không đồng đều giữa các tòa án nhân dân cấp tỉnh Đang cótình trạng là số lượng các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình mà tòa án giảiquyết hiện nay là rất lớn Trong khi đó, những vụ án lao động, hành chính thì số lượnglại ít hơn Thậm chí, có tòa án nhân dân cấp tỉnh trong năm không thụ lý vụ án laođộng nào Chính điều này đang gây ra sự bất cập, lãng phí về nguồn nhân lực củangành tòa án.

Bên cạnh tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, tòa án quân sự các cấp cũng có những tồntại Hiện nay, việc tổ chức tòa án quân chủng Hải quân không theo đơn vị hành chínhlãnh thổ quân sự Với quy định về việc tách vụ án trong trường hợp bị cáo thuộc thâmquyền xét xử của Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân trong nhiều trường hop dẫn đếntranh chấp gây bất lợi cho bị cáo và tốn kém không cần thiết cho hoạt động điều tra,truy tố, xét xử Ở Tòa án quân sự các cấp thì số lượng án không nhiều lại khác nhaugiữa các khu vực Do đó, có ý kiến đề nghị cần sắp xếp, cơ cấu lại các Tòa án quân sựquân khu, các Tòa án quân sự khu vực theo hướng chỉ tổ chức tòa án quân sự quânkhu, thu gọn các Tòa án quân sự khu vực dé tránh lãng phí về nguồn nhân lực Tuy

Trang 31

nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc giữ nguyên hay cơ cấu lại tòa án quân sự quân khu

1.3.3 Năng lực đội ngũ can bộ công chức của Toà an

Thực tế chứng minh, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án phụthuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khácnhau, có thê trực tiếp hoặc gián tiếp Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân nói chung,trong giải quyết tranh chấp trong án hành chính về đất đai của Toà án nói riêng, đó là:Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ngành Toà án mà trước hết là trình độ chuyênmôn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Tham phan

Thâm phán, Hội thâm nhân dân là những người trực tiếp được giao nhiệm vuxét xử, nhân danh Nhà nước dé bảo vệ pháp luật Ở họ cần phải có những tố chất nghềnghiệp nhất định, họ vừa là người thay mặt cho quyền lực nhà nước thông qua hoạtđộng xét xử, vừa phải là công dân gương mẫu trong cuộc sông hăng ngày Với vị trí vàtrách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi họ phải có những tiêu chuẩn nhất định

về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp

Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia xét xử là sự tong hợp chất lượng của từngThâm phán, Hội thâm nhân dân tham gia xét xử được đánh giá thông qua các tiêuchuẩn về chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức; khả năng hoàn thành nhiệm vụđược giao theo qui định của pháp luật và theo qui định của ngành.

Là người giữ vi tri quan trong trong hoạt động xét xử tai Toà án, Tham phan,Hội tham nhân dân phải là những người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn và

kỹ năng xét xử Như chúng ta đã biết, Thâm phán là người được bổ nhiệm theo quyđịnh của pháp luật dé làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khácthuộc thâm quyền của Toà án Xét xử là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi ngườitham gia phải có trình độ am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năngsống, có khả năng nắm bắt được diễn biến phức tạp của vấn đề Chính vì vậy, ngoàinhững tiêu chuẩn “cứng” về điều kiện trở thành Thâm phán, Hội thấm nhân dân đã

Trang 32

được pháp luật qui định thì họ còn phải có những năng lực “đặc biệt” được hình thànhthông qua quá trình giao tiếp xã hội, qua học tập Có thê ké đến một số kỹ năng cơbản như:

- Năm vững các qui định pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệmmột cách chuyên sâu; thu nhận và xử lý thông tin dé phục vụ việc thực hiện có hiệuquả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Có khả năng phân tích, đánh giá một cách chính xác, toàn diện những tài liệu,chứng cứ để làm căn cứ cho việc ra các quyết định, bản án phù hợp với thực tiễn

- Có khả năng lập luận, tranh luận, lấy lời khai với những người tham gia tốtụng; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh tại phiên toà theo đúng qui định của phápluật.

Ngoài các điều kiện về chuyên môn, họ còn phải có trình độ lý luận chính trị,phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, coi đây là một yếu tố quan trọng, cótác động trực tiếp đến quá trình xét xử cua Toa án nhân dân hiện nay Mặt khác, đâycũng là cơ sở quan trong, mang tính pháp lý cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm và dao taocán bộ Dao đức nghề nghiệp đối với cán bộ tư pháp là tiêu chuẩn tối quan trọng, bởi

vì hoạt động nghề nghiệp của họ mang tính đặc thù, có tác động trực tiếp đến đến danh

dự, quyền tự do, tài sản, của con người Những giá trị đạo đức của đội ngũ này đượcthê hiện rõ nét nhất trong hoạt động nghề nghiệp và trong đời sống hàng ngày

Trong hoạt động nghề nghiệp, Tham phán, Hội thấm nhân dân và các cán bộ tưpháp khác phải đảm bảo được yếu tô khách quan, công bằng, vô tư, không vụ lợi cá

nhân, có lý, có tình Sự công bằng, vô tư và khách quan là hiện thân những giá trị của

một nền tư pháp dân chủ Trong quá trình xét xử họ phải cương quyết tôn trọngnguyên tắc này, vượt qua những tác động khách quan để đưa ra quyết định, bản ánđảm bảo tính khách quan, công bằng, vô tư, đúng pháp luật Trong quá trình xét xử đòi

hỏi họ phải có lương tâm, sẵn sàng nhận và sửa chữa những sai sót gặp phải, có tinh

thần trách nhiệm trong xét xử, luôn đặt niềm tin vào công lý

1.3.4 Điều kiện về cơ sở vật chất và sự đãi ngộ doi với đội ngũ cán bộ ngành toà an

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Toà án nhân dân, điều kiện làm việc và chế độđãi ngộ đối với cán bộ Ngành Toà án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụngpháp luật nói chung, trong giải quyết tranh chấp trong án hành chính về đất đai tại Toà

án nhân dân nói riêng Cơ sở vật chất phục vụ xét xử bao gồm: Trụ sở làm việc, các

phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác xét xử, các tài liệu tham khảo, tài liệu tracứu có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng xét xử của Toà ánnhân dân Điều kiện vật chất, cụ thê là máy móc; phương tiện làm việc, đi lại; trụ sởlàm việc, phòng xét xử, phòng nghị án được trang bị đầy đủ, hiện đại thì sẽ góp

Trang 33

phần trực tiếp vào việc thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công quyên; đội ngũ cán

bộ Toà án có đủ phương tiện làm việc thì việc xét xử sẽ đảm bảo chất lượng hơn, họ sẽtập trung vào công việc mà không bị chi phối bởi sự khó khăn về điều kiện, phươngtiện làm việc.

Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, chống lại sự tha

hoá, biến chất, mua chuộc; ngược lại, chế độ đãi ngộ không hợp lý sẽ là nguyên nhândẫn đến tình trang lơ là công việc, không hăng say phan đấu nâng cao trình độ chuyênmôn, tu dưỡng đạo đức nghé nghiệp của đội ngũ cán bộ tham gia xét xử Chế độ chínhsách đãi ngộ giữ vai trò hết sức quan trọng, từ chế độ đề bạt, bô nhiệm bồ trí đến chế

độ khen thưởng, chế độ tiền lương và kỷ luật đây là động lực thúc đây cán bộ NgànhToà án không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

1.3.5 Sự lãnh đạo của dang và sự phôi hợp của các tô chức, cá nhân có liên quan

Đồng thời, luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia giám sát của Hộiđồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án.Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Toà án, đối với công tác cán bộcủa Ngành Toà án, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng được củng có, phát triển, lànhững nhân tô hậu thuẫn tích cực, đảm bảo hiệu quả cao cho hoạt động áp dụng phápluật của Toà án nhân dân.

1.4 KHÁI NIỆM HIEU QUA, CÁC TIỂU CHÍ DANH GIÁ HIỆU QUA VACÁC ĐIÊU KIỆN BẢO ĐẢM HIỆU QUÁ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA

ÁN NHÂN DAN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HANH CHÍNH VE DATDAI

1.4.1 Khái niệm hiệu qua ap dung pháp luật cia Toa an nhân dân trong giải quyết

vụ án hành chính về đất đai

Cùng với tiêu chí chung của ngành Tòa án nhân dân trong xét xử, áp dụng pháp luật trong án hành chính phải luôn “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” — tức làđảm bảo công băng, đúng pháp luật, công khai, minh bạch trong xét xử

Hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các khiếu kiện hành chính nóichung và khiếu kiện hành chính về đất đai nói riêng của Tòa án nhân dân là kết quảthực tế đạt được do sự điều chỉnh, tác động của pháp luật mang lại trong những phạm

vi và điều kiện nhất định, biểu hiện thông qua chất lượng các bản án, quyết định củaTòa án cũng như tính dân chủ của phiên tòa, uy tín của người Thâm phán và sự tín

Trang 34

nhiệm của nhân dân cũng như cơ quan hành chính Nhà nước khác đối với Tòa án Cụthé như sau:

- Bản án, quyết định của Tòa án phải chính xác, đúng pháp luật, được nhândân, cán bộ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có liên quan trong vụ án hành chínhđồng tình ủng hộ

Là sản phẩm của cả quá trình lao động áp dụng pháp luật, bản án, quyết địnhcủa Tòa án cần phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình

tự, thủ tục, có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc, đảm bảo chínhxác, công minh.

Nội dung lý lẽ và mọi nhận định của bản án và quyết định của Tòa án xuất phát

từ các tranh tụng công khai tại phiên tòa và từ nhận xét, đanh giá khách quan sự việc,không thiên lệch vì bất cứ lý do gì nhằm đưa ra những phán quyết công bằng, “tâmphục, khẩu phục”, có sức thuyết phục lòng người Mỗi bản án, quyết định của Tòa án

có chính xác, đúng pháp luật, khách quan, có lý, có tình sẽ được dư luận xã hội, quầnchúng nhân dân đồng tình ủng hộ và tạo được niềm tin trong nhân dân

- Phiên tòa xét xử phải là diễn đàn dân chủ, khách quan và trang nghiêm

Tính dân chủ của phiên tòa thông qua các quy định của pháp luật tố tụng đượctôn trọng và phát huy có ý nghĩa rất lớn đến chất lượng của việc áp dụng pháp luậttrong giải quyết các khiếu kiện hành chính nói chung và các khiếu kiện hành chính vềđất đai nói riêng Bản án và quyết định của Tòa án, của một Nhà nước pháp quyềnViệt Nam phải là sản phẩm cua cả một quá trình áp dụng pháp luật dân chủ, công khaitại phiên tòa với việc bảo đảm các quyền của những người tham gia tố tụng

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực không ngừng của ngành Tòa án nhân dân,

chất lượng, hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính

về dat đai đã được nâng lên rõ rệt, dé có được kết quả đó một yếu tố không thể khôngnói đến đó là cách bài trí nơi xét xử trang nghiêm, phong cách làm việc khoa học, đĩnhđạc của những người tiễn hành tố tụng, thái độ nghiêm túc của những người tham gia

tố tụng và không khí trang trọng của phiên tòa đã tác động không nhỏ đến hiệu quả ápdụng pháp luật của ngành Tòa án nhân dân.

- Uy tin của Tham phán trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dâncũng như các cơ quan hành chính Nhà nước đối với Tòa án

Vấn đề này từ lâu đã trở thành thước đo chính xác nhất đối với hoạt động xét xửcủa Tòa án, đặc biệt đối với án hành chính - loại án có đương sự là cán bộ Nhà nướchoặc cơ quan hành chính Nhà nước Khi nói đến Tòa án, thì sự công minh và kháchquan luôn đặt lên hàng dau, là nơi có các thủ tục nghiêm ngặt nhưng nhanh chóng vàtiện lợi, là địa chỉ tin cậy của nhân dân về việc thực hiện công lý, chứng tỏ việc ápdụng pháp luật trong giải quyết các khiếu kiện hành chính nói chung và khiếu kiệnhành chính về đất đai nói riêng của Tòa án nhân dân đạt hiệu quả cao

Trang 35

Cùng với Tòa án, uy tín, tín nhiệm của đương sự đối với Thâm phán, Hội thâm

và những người trực tiếp thực hiện việc áp dụng pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đối vớihiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính về đất đai nói riêng

Sự tín nhiệm này khiến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật được ghi nhận và đánh

giá cao Bởi vì, chính hoạt động xét xử công bằng, nghiêm minh, bảo vệ pháp luật, bảo

vệ kịp thời và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với kỹ năng nghềnghiệp cao, với trách nhiệm đầy đủ của Tham phán, Hội thâm va cán bộ công chứcngành Tòa án thì mới có thể xác lập được niềm tin ấy đối với đương sự nói riêng vàtrong nhân dân, xã hội nói chung.

1.42 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ap dụng pháp luật cua Tòa án nhân dântrong giải quyết vụ án hành chính về đất dai

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các khiếu kiệnhành chính về đất đai của Tòa án nhân dân bao gồm:

- Thứ nhất: Việc áp dụng pháp luật phải dam bảo công bằng, minh bach, thực hiện

được mục tiéu vì sự ồn định, phat trién chung cua toàn xã hội.

Cùng với guéng quay trong sự phát triển chung của toàn xã hội, việc áp dungpháp luật trong giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đai phải đảm bảo hiệu quảnhằm Ổn định trật tự xã hội Dé xã hội 6n định, phát triển, không thé thiếu sự đảm bảohiệu quả việc áp dụng trong giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đai

- Thứ hai: Tỷ lệ các bản án bị sửa, huỷ so với tổng số các bản án, quyết địnhcủa Toà án đã giải quyết

Đây là tiêu chí rất quan trọng dé đánh giá chất lượng xét xử và giải quyết cácloại án của Toà án Thực tế hàng năm Toà án các cấp đều đánh giá chất lượng, hiệuquả hoạt động xét xử thông qua việc xem xét tỷ lệ bản án, quyết định sơ thâm bị khángcáo, kháng nghị, tỷ lệ án bị sửa, huỷ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm Nếu tỷ lệ cácbản án, quyết định sơ thấm bị kháng cáo, kháng nghị thấp và nếu tỷ lệ các bản ánquyết định này bị Toa án cấp phúc thầm sửa, huỷ thấp chứng tỏ hoạt động xét xử củaToà án đạt hiệu quả cao.

Đối với hoạt động xét xử của cấp phúc thâm thì việc đánh giá hiệu quả áp dụng

pháp luật lại căn cứ vào tỷ lệ các bản án, quyết định phúc thâm bị khiếu nại, kháng

nghị theo trình tự giám đốc thâm va tỷ lệ các bản án, quyết định bị kháng nghị bị Toa

án cấp giám đốc thâm sửa, huỷ án

- Thứ ba: Tác động về mặt xã hội của các bản án, quyết định hành chính về đấtdai của Toà an

Bản án, quyết định của Toà án về việc giải quyết các khiếu kiện hành chính vềđất đailà loại văn bản áp dụng pháp luật, nó được kết tinh từ cả một quá trình áp dụngpháp luật do vậy cần phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, trình

Trang 36

tự, thủ tục, có căn cứ pháp lý Đề đảm bảo được các điều kiện trên, nhận định và quyết

định của bản án phải được xem xét trên cơ sở đánh giá khách quan sự việc nhằm đưa

ra những phán quyết công bằng, hợp lý

Đối với một bản án, quyết định hành chính về đất đai,việc ban hành đúng thầmquyên là một nội dung quan trọng thê hiện tính hợp pháp của bản án, quyết định Nếunhư vụ án không thuộc thâm quyền của Tòa án, hoặc thuộc thẩm quyền của Toà án cấphuyện nhưng Toà án cấp tỉnh lại đem ra xét xử không đúng quy định thì hậu quả bản

án, quyết định sẽ không hợp pháp, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và nghiêm trọnghơn là ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, gây khó khăn tốn kém cho công dân vàcác cơ quan có thâm quyên

Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định hành chính về đất đai cònđược thê hiện ở việc tóm tắt nội dung vụ án một cách đầy đủ rõ ràng, phần nhận địnhđánh giá các chứng cứ một cách khách quan trên cơ sở việc nghiên cứu hồ sơ và thôngqua thủ tục hỏi và tranh luận công khai tại phiên toà trong đó có phân tích, đối chiếu,viện dẫn một cách đầy đủ những quy định của pháp luật để bản án thể hiện được sựđúng đắn, đầy thuyết phục, có tình, có lý Một bản án, quyết định đòi hỏi sự trau truốtcâu từ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, không dùng những từ ngữ địa phương, dân da khiếnngười đọc cảm thấy mat đi sự nghiêm khắc của pháp luật Ban án có tính thuyết phục

là một yêu cầu hết sức quan trọng trong khi các khiếu kiện hành chính về đất đai ngàycàng gia tăng va phức tạp như hiện nay Nó góp phan tuyên truyền giáo dục pháp luật,

và cũng là răn đe đối với những người không tuân thủ pháp luật khi trong đó chứađựng những chế tài cụ thể, góp phần quan trọng vào việc xây dựng niềm tin của xã hộivào công lý, vào hoạt động cua Toa án nhân dân trong công cuộc cải cách tư pháp hiệnnay Toà án xét xử công khai, các phán quyết của Toà án đều được mọi người biếtthông qua các kênh khác nhau Xã hội sẽ có phản ứng về các quyết định của Toà ántheo hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án được

dư luận đồng tình ủng hộ cao thì đó chính là hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật.1.4.3 Các điều kiện bảo dam hiệu qua áp dụng pháp luật cua Tòa an nhân dântrong giải quyết vu án hành chính về dat dai

Để việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đaicủa Tòa án nhân dân được chính xác, đạt được những tiêu chí đã nêu thì rất cần thiếtphải có các điều kiện đảm bảo sau:

- Tính thông nhất, đây đủ, dễ tiếp cận của pháp luật hành chính nói riêng,phápluật nói chung

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của pháp luật hành chính nói chungcác quy định về quản lý hành chính về đất đai cũng đã có những bước phát triển pháttriển đồng bộ tạo hành lang pháp lý vững chắc dé thực hiện và bảo vệ quyền của các bên

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w