Luận văn thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

88 0 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYEN XUAN TUNG

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC Dinh hướng ứng dụng

HÀ NỌI-2018

Trang 3

tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn nay.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYÊN XUÂN TÙNG

Trang 4

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài eses esses teseseseseesees | 2 Tình hình nghiên cứu đề tài - - 2 SE E‡EE‡E£EEEE2EEEEEEEEEEEErkerkerrred 2 3 Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu -«s<: 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài; ¿5c scscceEzErkerkerxeee 4

6 Kết cầu của luận văn . + ct+t E33 E E118 11111111515151111111115222 1E xeE 5

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT VIỆC NUOI CON CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HÔN 6 1.1 Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn_ - -. c7 2c sszssz 6

1.1.1.Khái niệm ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn - + - 61.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật - -. 5-5 33c s+sevrrseeeerresss 10 1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ

chồng khi ly hôn - 2-56 E+EEE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEkrrkerrrkd 12 1.1.4 Đặc điểm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn ¿2 SE SE£EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrkd 15 1.2 Phương thức áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn - ¿2 SE SE£EE+E£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21111111 111.111 tk 20 1.2.1 Giải quyết việc trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn 21 1.2.2 Giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn 28 KET LUẬN CHƯNG l -¿- 2 252+ESE+EE£EEEEE2EE2E215217122121221 2E rxee 31 CHƯƠNG 2 THỰC TIEN ÁP DUNG PHAP LUẬT GIẢI QUYẾT VIỆC NUOI CON CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HỒN 32

2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi

con chung của vợ chong khi ly hôn -2- + 2 2+S+E£+E+£E+E££E+EzEerxzrzed 32

2.1.1 Thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của

VO Chong khi ly HON 5 32

Trang 5

2.1.3 Kết quả đạt được khi tiến hành áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi

con chung của vo chong khi ly hôn -2- - 2 2+s+E£+E££++£££E+EzEerxzrred 41

2.2 Một số vướng mắc, bat cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn 2- + 2s c++s+£zxsez 42 2.2.1 Vướng mắc, bat cập trong van dé giao con chung cho vợ chồng 42 2.2.2 Vuong mắc, bat cập trong van dé cấp đưỡng nuôi con 46 2.3 Một số nguyên nhân - ¿+ 2 +Sk+EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrered 49 KET LUẬN CHUONG 2 - 2 SE SE EEEEEE1111111111 1111111 tk 54 CHƯƠNG 3 MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG AP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYET VIỆC NUÔI CON CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON HIEN NAYY -©5- 5525222 =) 3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn -2- 2 5E E+SE+E£E£EE+E£EEEEeEEeErEerxererkd 55 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn -2- 2-5 2 SE E£E£EE+E£EE+EeEEeEEzEerxerered 59

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật - - 555 5-5 ‡‡++<ssss++seeexsses 59

3.2.2 Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với sự

nghiệp baa về, Cham SOC, (I0 CWC [TẾ GIH se: csees si t5 esse acmcns names aaa samen anaes 64

KET LUẬN CHƯƠNG 4 ¿S2 TS EEEE 2111511111121 11 11111 tk 68 KẾT LUẬN C00201 2 12T HE TH TT nh nhện 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao Tố tung dân sự

Trang 7

Trong thời kỳ đổi mới, những biến đổi về kinh tế, văn hóa đã ảnh hưởng

mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội khiến cho cuộc sống gấp gáp, xô bồ chạy

theo công việc điều đó ảnh hưởng đến đời sống, quan hệ hôn nhân vợ chồng trong gia đình Kế đến những ảnh hưởng tác động đến cuộc sống HN&GD

như: sự không quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên gia đình, cuộc sống

chung vợ chồng không hạnh phúc, mâu thuẫn, ngoại tình, tình trạng bạo lực

gia đình tăng cao Điều này dẫn đến số lượng vụ việc ly hôn ngày càng gia

tăng một cách chóng mặt, cuộc sống gia đình tan vỡ kéo theo đó là mối quan

hệ giữa các thành viên trong gia đình sau khi ly hôn thay đối, đây là một van

đề nan giải khó giải quyết Đặc biệt là quan hệ giữa cha, mẹ với con chung cũng như van đề dam bảo cuộc sống, sự phát triển tự nhiên, tốt nhất cho con chung của vợ chồng khi ly hôn.

Để giải quyết van đề trên, Tòa án phải ADPL giải quyết van đề nuôi con

chung của vợ chồng khi ly hôn, nhưng trong thực tế giải quyết cũng vướng

phải không ít những khó khăn, vướng mắc bất cập Một phần bởi đặc thù quan hệ pháp luật gắn liền với đối tượng con chung là trẻ chưa thành niên, con chung phải sống phụ thuộc vào cha, mẹ; tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện cũng như song phụ thuộc vẫn phải chịu giám hộ của cha mẹ Bên cạnh đó, dé giải quyết vấn dé nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn Tòa án phải

ADPL với quy phạm pháp luật quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau từ luật tố tụng đến luật nội dung điều chỉnh quan hệ pháp luật HN&GD như: Bộ Luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Dân sự, Luật HN&GD năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016, Thông tư liên tịch số 01/2016/ TTLT

TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01 /2016, giải quyết quan hệ pháp luật giữa cha,

mẹ, con cũng như quan hệ pháp luật khác trong cùng một vụ việc ly hôn.Do vậy, đê nhăm nghiên cứu một cách hệ thông, chuyên sâu về vân đê lý

Trang 8

việc trên thực tế, qua đó thấy được những vướng mắc hạn chế còn tồn tại của van dé nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn, cũng như phương hướng

hoàn thiện; tác giả lựa chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề

nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật

học chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian gần đây vấn đề ADPL giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn cũng như sâu hơn là vẫn đề ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của

VỢ chồng khi ly hôn đã được một SỐ công trình nghiên cứu, đề tài, bài viết của nhiều tác giả đề cập phân tích đến một số khía cạnh của vấn đề như:

- Một số van dé ly luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ cua cha me và

con sau khi ly hôn; Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả: Nguyễn Thị An; Hà Nội; năm 2016

- Pháp luật Việt Nam với việc bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, chong và các con khi ly hôn; Luan van thạc sĩ luật học, tac giả: Lê Thi Loan;

Hà Nội, năm 2015

- Vuong mắc về việc giải quyết quan hệ nuôi con chung trong vụ án ly hôn; Hoàng Thị Việt Anh; Tạp chí Tòa án nhân dân — Số 18/2016

- Vướng mắc về giải quyết quan hệ nuôi con chung trong vu án ly hôn:

Nguyễn Thị Hương: Tạp chí Tòa án nhân dân; Số 3/2016

- Giải quyết quyền nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn như thé nào cho đúng?; Nguyễn Chế Linh; Tạp chí Luật sư Việt Nam Số

- Một số van dé về thời điểm bat dau cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, Lê

Thanh Lâm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2016

Trang 9

Qua nghiên cứ những công trình nêu trên, các tác giả chỉ đề cập mặt này hay mặt khác của việc ADPL giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thông đầy đủ việc ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

3 Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, quy định của

pháp luật dé ADPL giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly

hôn; cũng như thực tiễn ADPL trong xét xử các vụ việc trên thực tế và những quy định chưa phù hợp của pháp luật có liên quan; từ đó đưa ra những giải

pháp và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về van đề nay Qua đó,

góp phần nâng cao nhận thức một cách toàn diện khi nghiên cứu cũng như

ADPL giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

Đối tượng nghiên cứu:

Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện nghiên cứu đối

tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Trình bày một cách tổng quan về van dé nuôi con chung của vợ chồng

khi ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về

ADPL giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

- Tìm hiểu thực tiễn ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Phân tích một số bản án, vụ việc điển hình trên thực tế về ADPL giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Dé thay

được một cách cụ thể, chính xác các vướng mắc và hạn chế của quy định pháp

luật vê vân đê này

Trang 10

chồng khi ly hôn.

Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chỉ nghiên cứu van đề ADPL giải quyết van đề nuôi con chung

cua vo chéng khi ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam;

không nghiên cứu van dé này khi có yếu tố nước ngoài 4 Phương pháp nghiên cứu;

Nhằm phân tích và đánh giá khách quan về ADPL giải quyết vẫn đê nuôi

con chung của vợ chồng khi ly hôn cũng như phát hiện những vướng mắc,

hạn chế trong các quy định và trong thực tiễn xét xử các vụ việc thực tế; luận

văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đồng thời sử dụng và kết hợp một cách hợp

lý các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích,

tổng hợp, diễn giải, suy luận logic, so sánh nhằm phát triển, chứng minh các quan điểm nêu ra trong luận văn Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số nội dung vụ việc thực tế, số liệu thống kê của các ngành liên quan trên thực tế nhằm minh họa cho những nhận định, đánh giá của luận văn.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;

Nội dung của luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ADPL

giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống những van dé liên quan đến ADPL giải quyết van dé nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Với những điểm mới so với các công trình nghiên cứu khoa học trước đây như sau:

- Phân tích một cách hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về ADPL giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn, từ đó phân tích nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật hiện hành.

Trang 11

chưa được đề cập đến một cách cụ thể và chỉ tiết trong các công nghiên cứu

khoa học trước đây.

- Minh chứng bằng một số vụ việc trên thực tiễn liên quan đến ADPL giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn dé luận giải về những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này.

6 Kết cau của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luân văn gồm 03 chương.

Chương 1: Khái lược áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung

của vợ chồng khi ly hôn.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật

giải quyêt việc nuôi con chung của vợ chông khi ly hôn hiện nay.

Trang 12

CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON

1.1 Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con

chung của vợ chồng khi ly hôn

1.1.1 Khái niệm ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn* Khái niệm ly hôn.

Đời sống hôn nhân không hạnh phúc, nguyên nhân mang đến hậu quả tất yếu là sự ly hôn của hai vợ chồng, từ dién tiếng việt có định nghĩa “Ly hôn là

việc vợ chong bỏ nhau ”/còn được gọi với những tên gọi khác nhau tùy từng

vùng miền như: Li dị, ray nhau, bỏ vợ, để vợ Khi nhắc đến những từ ngữ này

mọi người đều có thé hiểu là sự biểu đạt về việc vợ chồng không còn chung song với nhau và đời sống hôn nhân, gia đình cham dứt Bên cạnh ý nghĩa cham dứt một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khái niệm ly hôn trên mang lại cách hiểu về sự tự do chấm dứt hôn nhân của vợ, chồng hơn là việc ly hôn được công nhận của nhà nước, pháp luật cho phép vợ chồng được chấm dứt

hôn nhân.

Khái niệm về ly hôn trong từ điển Tiếng việt mới diễn đạt được nội dung

bên ngoài, hình thức của ly hôn mà chưa trình bày được những nôi dung, bản

chất quan hệ pháp lý mà ly hôn mang đến cho vợ, chồng Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, thuật ngữ ly hôn được định nghĩa như sau: “Ly hôn

là việc cham đứt quan hệ vợ chồng theo ban án, quyết định có hiệu lực pháp

luật của Tòa án.”” Theo Từ điền luật học của Viện nghiên cứu khoa học

pháp lý- Bộ Tư pháp định nghĩa “Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án công nhận hoặc quyêt định theo yêu câu của vợ hoặc chông hoặc cả

' Gs Nguyễn Lan, Từ điền từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Năm 2006, Tr 1057> Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014

Trang 13

có thâm quyền công nhận ly hôn, người có quyền yêu cầu ly hôn

Mặc dù ly hôn là quyền nhân thân của cả hai bên vợ chồng được pháp luật

bảo hộ nhưng Nhà nước phải kiểm soát việc ly hôn trong khuôn khổ của pháp luật C Mác đã viet:“Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhán này đã chết, sự tôn tại của nó chỉ là bê ngoài và lừa dối Đương nhiên, không

phải là sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những

cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết; bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan "` Thật vay, ly hôn là hiện tượng sẽ xuất hiện một cách khách quan khi cuộc hôn nhân của hai vợ chồng “đã chết”, ly hôn sẽ chỉ là một dau chấm hết, là sự công nhận cho một mối quan hệ hôn nhân đã không còn tôn tại trên thực tế Nhưng hệ lụy của nó không hề nhỏ, cho nên van đề ly hôn của vợ, chồng phải được đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước và pháp luât nhằm hạn chế các bên lạm dụng quyền tự do ly hôn gây ra hiện tượng ly hôn tran lan, ảnh hưởng đến sự 6n định của mối quan hệ trong gia đình và xã

Có thê hiểu ly hôn không chỉ là việc chấm dứt hôn nhân từ mong muốn cua VỢ chồng một cách thuần túy mà nó còn cần có sự công nhận của Tòa án băng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật Sự công nhận ly hôn

của Tòa án chính là thé hiện kiểm soát Nha nước đối với ly hôn Điều này thé hiện ở chỗ Tòa án nhân danh Nhà nước kiểm soát việc ly hôn thông qua tiếp nhận giải quyết yêu cầu xin ly hôn của các đương sự Trong khi giải quyết

3, Viện nghiên cứu khoa học pháp lí- Bộ tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Năm 2006, Tr

* C Mác-Ph.Anghen, Ban dự luật về ly hôn, Toàn tập, Toàn tập, Tập 1, Tr 231-235, Nxb Chính trị quốc gia

—Sự thật, năm 1978, Hà Nội.

Trang 14

trọng , mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho vợ

chồng được ly hôn Đây cũng chính là ly do khiến cho việc xin ly hôn của các

bên đương sự cần phải có sự công nhận của Tòa án Từ những phân tích nêu trên có thé định nghĩa khái niệm chung nhất về ly hôn như sau: “Ly hôn là sự kiện pháp lý làm cham dứt quan hệ vợ chong trước pháp luật theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toa an”.

* Hậu quả pháp lý của ly hôn.

Về mặt lý luận, hậu quả pháp lý của ly hôn là kết quả dẫn đến từ một hành

vi, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đối, cham dứt quan hệ pháp luật Việc cham dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng là sự kiện pháp lý sẽ dẫn đến

những hậu quả pháp lý nhất định đối với mối quan hệ HN&GD giữa vo, chồng và con cái Do đó, ly hôn tat yếu sẽ kéo theo hậu quả pháp ly làm phát sinh, thay đôi, cham dứt những quan hệ HN&GD, cụ thé :

- Quan hệ nhân thân của vợ chồng chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm các quyền và nghĩa vụ như: Nghĩa vụ

chung sống, nghĩa vụ yêu thương và chung thủy, nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ nhau, Nhưng một khi hai vợ chồng ly hôn các quyền và nghĩa vụ trên sẽ

không phải ràng buộc thực hiện nữa.

- Quan hệ tài sản của vợ chồng, khi ly hôn chế độ tài sản chung của vợ chồng được chấm dứt và tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ chồng sẽ

thuộc sở hữu riêng của mỗi người.

- Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ và con, van đề nuôi con chung của vợ

chồng khi ly hôn được đặt ra về việc ai có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con chung, van đề thăm nom, giáo dục con chung chưa thành niên, bên cạnh đó là sự đóng góp, câp dưỡng nuôi con chung của hai vợ chông

Trang 15

và có lý do chính đáng.

Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan

hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt (chấm dứt quan hệ vợ chồng trước

pháp luật) Điều này có nghĩa răng người vợ, người chồng khi đã ly hôn có quyên tự do kết hôn với người khác với tư cách là một người đang trong tình

trạng độc thân, vì vậy kế cả khi vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ VỢ chồng thì phải đăng ký kết hôn lại vì pháp luật đã công nhận sự chấm dứt

quan hệ hôn nhân trước đây giữa hai người Những quyền và nghĩa vụ về

nhân thân của hai vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân được chấm dứt như:

nghĩa vụ chung thủy giữa hai vợ chồng, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp

đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Nhưng

những quyền về nhân thân khác của vợ chồng với tư cách là cá nhân vẫn không thay đôi như: Họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, quyền nhân thân này sẽ do các bên tự quyết định

Khi ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được chấm dứt họ không còn ràng buộc trong mối quan hệ tình cảm vợ chồng với nhau nữa Tuy nhiên quyết định, bản án công nhận ly hôn của Tòa án đối với vợ chồng một mặt nào đó không làm chấm dứt hắn sự liên hệ, ràng buộc giữa hai người từng là vợ chồng cũ của nhau Bởi vì việc ly hôn chỉ làm cham dứt quan hệ hôn nhân

VỢ, chồng chứ không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng và

con chung đồng nghĩa với việc hai bên déu phải thực hiện quyên, nghĩa vụ đối với con chung của mình Bên cạnh đó trong một số trường hợp họ vẫn phải có

nghĩa vụ cấp dưỡng với nhau khi một bên trong tình trạng túng quẫn và quyền

lưu cư cũng được Luật HN&GD năm 2014 đặt ra trong trường hợp một bên

vợ chồng khi ly hôn có khó khăn về chỗ ở theo đó: “Nhà ở thuộc sở hữu

riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở

Trang 16

hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chông có khó khăn về chỗ ở thì được quyên lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân cham

dut, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác ””

Từ những phân tích trên có thé khái niệm: “Hậu quả pháp lý của ly hôn là

kết quả của việc giải quyết ly hôn, ghi nhận trong phan quyết của Tòa án khi xét xử vụ việc ly hôn của vợ chẳng Bao gom: cham dứt quan hệ vợ chong; phân chia tài sản của vợ chong; giao quyên trực tiếp nuôi con và quyết định

mức cấp dưỡng nuôi con; cấp dưỡng giữa vợ chong khi có yêu câu ”.

1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình các chủ thể pháp luật khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, bằng ý chí của mình thực

hiện các hành vi ứng xử phù hợp với quy tắc xử sự chung mà pháp luật quy định ADPL là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật ADPL là hoạt động mang tính chất cá biệt hóa các quy phạm pháp luật giải quyết quan hệ pháp luật cụ thé trong đời sống xã hội

Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên, thì ADPL là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, bởi chủ thê thực hiện ADPL là chủ thể mang quyền lực nhà nước Đối với ba hình thức còn lại là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đều có

thê thực hiện thì ADPL là hình thức thực hiện pháp luật luôn có sự tham gia

của chủ thê đại diện cho quyền lực Nhà nước Đây là một hình thức thực hiện

pháp luật quan trọng đưa pháp luật vào đời sống, bằng cách giải quyết quan hệ pháp luật trong đời sông một cách triệt dé áp đặt chế tài theo quy định của pháp luật Hoạt động ADPL được chủ thể mang quyền lực Nhà nước thực hiện thể hiện rõ trong đời sống xã hội như: dé ADPL hành chính giải quyết xử

> Điều 63 Luật HN&GD năm 2014.

Trang 17

phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì nhà nước đã

trao quyền cho Cảnh sát giao thông và Cảnh sát giao thông đường bộ căn cứ vào quy định của pháp luật hành chính dé đưa ra quyết định xử phạt vi phạm

hành chính (văn bản ADPL hành chính) buộc người vi phạm phải chịu một

chế tài cho hành vi vi phạm của mình

Hoạt động ADPL sẽ cá biệt hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc các chế tài pháp luật; làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Bên cạnh đó cũng thực hiện việc giải quyết tranh chấp về quyền chủ thé và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật;

kiểm tra, giám sát, hoặc xác nhận thực trạng của một quan hệ pháp luật Trong thực tế, nếu chỉ thông qua các hình thức thực hiện pháp luật khác ngoài

ADPL thì pháp luật sẽ không được thực hiện một cách triệt dé vì các chủ thé

sẽ vì lợi ích riêng không tự giác thực hiện bời các hình thức đó được thực hiện trên tinh thần chủ động, tự giác của các chủ thé trong quan hệ pháp luật Trái

lại hình thức áp dụng pháp luật các chủ thể thực hiện phải chịu sự bắt buộc

thực hiện trong phạm vi quyền hạn của mình được Nhà nước giao phó.

ADPL sẽ được tiến hành bao gồm các giai đoạn chung nhất mà mỗi chủ thé ADPL phải thực hiện trong từng hoạt động ADPL như:

- Phân tích sự thật khách quan của nôi dung quan hệ được ADPL Chủ

thể ADPL làm rõ quan hệ pháp luật làm tiền đề để giải quyết quan hệ pháp

- Lựa chọn quy phạm pháp luật điều chỉnh để ADPL giải quyết quan hệ thực tế cần giải quyết Tùy từng quan hệ pháp luật cần giải quyết mà chủ thé ADPL phải lựa chọn được quy phạm dé áp dun điều trinh quan hệ pháp luật

- Ra quyết định ADPL giải quyết quan hệ pháp luật cần được xử lý Day

là hoạt động then chốt cá biệt hóa quy phạm pháp luật để đưa ra được cách xử sự cho chủ thể bị ADPL Trong một số trường hợp đăc biệt khi ADPL giải

Trang 18

quyết quan hệ pháp luật dân sự, lao động quyết định ADPL còn giải quyết các mâu thuẫn, là phương án hòa giải dung hòa lợi ích của các bên chủ thé bị

Từ các phân tích trên có thé thay được: “Ap dung pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật mang tinh quyên luc nhà nước, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyên hoặc Nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định pháp luật hoặc đưa ra những

quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay cham ditt những quan hệ

pháp luật cụ thé”.

1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Van dé nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn là một trong những van đề đặt ra cần giải quyết trong xét xử vụ việc HN&GD tại TAND (sau đây gọi

là Tòa án) Sau khi tiếp nhận yêu cầu giải quyết ly hôn, yêu cầu khác liên

quan đến việc xin ly hôn cũng như yêu cầu giải quyết van dé con chung, van dé tài sản Tòa án cần phải thực hiện việc ADPL giải quyết các van đề trên Đây là nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định trong pháp luật về thực hiện quyền tư pháp.

Trong tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án là cơ quan duy nhất có thâm quyền xét xử Hiến pháp năm 1946, mặc dù không quy định rõ ràng Tòa án là cơ quan xét xử nhưng trên tình thần chung thì quy định Tòa án là cơ quan xét xử Hiến pháp năm 1959, 1980,1992

và gần đây nhất là hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ về chức năng xét xử

của Tòa án trong bộ máy Nhà nước hiện nay, Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Toa an nhân dan là cơ quan xét xứ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, thực hiện quyên tư pháp ”5 Trên cơ sở nền tang của hién định, Luật

tô chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định vê chức năng xét xử của Tòa án

° Khoản 1, Điều 102, Hiến pháp năm 2013

Trang 19

như sau: “Joa án nhán danh nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xétxử các vụ án Hình sự, Dán sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mai,

Lao động, Hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật ””.

Có thể thấy Tòa án là chủ thế có thẩm quyền ADPL trong giải quyết vụ việc HN&GD của vợ chồng nói chung và yêu cau về nuôi con chung của vợ

chồng khi ly hôn nói riêng Nhưng trong quá trình ADPL trong giải quyết van

dé nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn chủ thể ADPL là Tòa án không

thể tự mình thực hiện mà trao nhiệm vụ ADPL cho người tiễn hành hoạt động TTDS là Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Tham tra viên, Thư ký (Người tiến hành tố tụng) thực hiện các hoạt động ADPL nói trên Cách nói Tòa án hay

Người tiến hành tố tụng là chủ thể ADPL trong giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn đều có cách tiếp cận vấn đề riêng một bên là căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn một bên là căn cứ vào hành vi thực hiện cụ thé hoạt động ADPL Nhưng việc tiếp cận Tòa án là chủ thé ADPL trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn van mang ý nghĩa bao quát hơn bởi Người tiến hành tố tụng năm trong hệ thống Tòa án thực hiện hoạt động ADPL theo nhiệm vụ quyền hạn, của cơ quan tư pháp là Tòa án.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn là trường hợp riêng trong ADPL Trong hoạt động này chủ thể ADPL là Toa án vận dụng quy phạm pháp luật nội dung: Dân sự, HN&GD,

diéu chỉnh quan hệ nuôi con chung của vợ chồng dé đưa ra được cách xử sự

hơp pháp cho chủ thể bị ADPL Hoạt động ADPL này mang tính chất cá biệt

hóa quy phạm pháp luật dé giải quyết van dé trong quan hệ trực tiếp nuôi con chung và quan hệ cấp dương nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Bên cạnh đó hoạt động ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi

7 Khoản 2, Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Trang 20

ly hôn thực hiện bởi Tòa án cũng phải tuân thủ các bước tiễn hành theo quy

định của pháp luật TTDS.

Van dé nuôi con chung của vợ chồng là quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi bên vợ hoặc chồng đối với con chung Đây là van đề phát sinh dựa trên quan hệ cha mẹ con giưa vợ chồng với con chung của mình Sau khi ly hôn quyền nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con vẫn còn ton tại không ảnh hưởng bởi việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Khi các bên mong muốn mình là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung mà không thỏa thuận được với nhau tòa án

phải thực hiện việc “phân xử” giao con chung cho một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng Bên cạnh đó chi phí sinh hoạt nuôi dưỡng con chung trong thời kỳ hôn nhân đã từng được cả hai bên vợ chồng gánh vác, san sẻ nay con

chung được một bên trực tiếp nuôi dưỡng thì vấn đề cấp dưỡng được đặt ra cho bên không trực tiếp nuôi dưỡng con chung Khi không đạt đươc sự thỏa thuận các vẫn đề về nuôi con chung, việc ấn định hoặc thay đôi mức,hình thưc cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng được đặt ra cho Tòa án giải quyết

đồng thời khi giao con chung cho một bên nuôi dưỡng.

Chủ thé bi ADPL trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn là đương sự có liên quan trong vụ việc HN&GD bao gồm cha, mẹ, con chung và người có liên quan về vấn đề trực tiếp nuôi con chung và vấn đề cấp dưỡng nuôi con của vợ chồng khi ly hôn Trong đó đối tượng con chung là trọng tâm trong quan hệ nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn, đây là con chung không thể và chưa thể độc lập còn phải phụ thuộc vào sự nuôi

dưỡng chăm sóc, giáo dục của cha, mẹ không tự mình lao động, tạo thu nhập

nuôi sông bản thân, bao gồm:

- Con chưa thành niên,

- Con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đê tự nuôi mình.

Trang 21

Người chưa thành niên có thé hiểu là người chưa đủ 18 tuổi Con chưa thành niên của vợ chồng, đây là đối tượng đương nhiên vẫn phải sống phụ thuộc vào cha mẹ chưa thé sống hoàn toàn độc lập, tách rời Bởi vì con chưa

thành niên van còn trong độ tuổi phát triển chưa hoàn thiện về thé chất lẫn tinh thần chưa đủ kha năng độc lập phát triển ké cả khi có thu nhập từ việc tự

lao động hoặc có thu nhập từ tài sản riêng của mình Con đã thành niên mất

năng lực hành vi dân sự, hạn chế khả năng nhận thức cũng là đối tượng con

chung phải sống phụ thuộc người khác không có khả năng tự nuôi sống cũng

như thực hiện bình thường các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Từ những phân tích nêu trên có thể nhận thấy: “ADPL giải quyết vấn dé

nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn là hoạt động thực hiện pháp luật do Tòa án tiến hành theo quy định của pháp luật để xác định giải quyết các van dé liên quan đến việc trực tiếp nuôi con chung và cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chong khi ly hôn ”

1.1.4 Đặc điểm áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Áp dung pháp luật trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng

khi ly hôn là hình thức riêng của áp dụng pháp luật nó cũng mang những tính

chất của áp dụng pháp luật như: hoạt động mang tính chất quyền lực nhà

nước, tuân thủ theo hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, mang

tính chất cá biệt cụ thể với những quan hệ xã hội nhất định, là hoạt động đòi

hỏi tính sáng tao Tuy vậy hoạt động ADPL trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn mang những đặc thù, nguyên tắc riêng của quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình điều chỉnh bởi pháp luật HN&GD, pháp luật Dân sự và TTDS Việc APPL trong giải quyết vấn đề con chung của vợ

chéng có những đặc điểm đặc trưng như sau:

Thứ nhất, hoạt động ADPL trong giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn là hoạt động được tiễn hành mang tính chất quyền lực nhà

Trang 22

nước Hoạt động ADPL trong giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng

khi ly hôn do chủ thể có thẩm quyền tiến hành trong phạm vi quyền hạn được

Nhà nước trao cho thông qua quy định của pháp luật Theo đó chủ thế tiến hành hoạt động ADPL có quyên, nhiệm vụ thực hiện, tiến hành những hoạt

động ADPL theo quy định của pháp luật Trong quá trình ADPL trong giải

quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn mọi tình tiết, nội dung vụ việc đều phải được chủ thể ADPL xem xét khách quan và dựa trên cơ sở yêu cầu của quy định pháp luật dé đưa ra quyết định ADPL cu thé.

Tính quyền lực nhà nước trọng hoạt động ADPL trong giải quyết việc

nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn còn thể hiện ở việc hoạt động ADPL

được chủ thé ADPL tiến hành mang tính bắt buộc đối với đương sự Không như ADPL trong lĩnh vực hình sự, xử phạt hành chính các hoạt động ADPL

được tiễn hành mang tính bắt buộc, cưỡng chế cao Hoạt động ADPL trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn của Tòa án mang tính chất bắt buộc đối với đương sự khi mà các bên đương sự muốn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình VD: Tòa án thực hiện hoạt động xác minh tình tiết vụ việc yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ tài liệu dé bảo vệ yêu cầu của mình các bên đương sự phải cung cấp chứng cứ, lời khai Nhưng khi họ từ chối cung cấp chứng cứ, tài liệu thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, tài liệu mà bên còn lại cung cấp đề xác minh nội dung khách quan của vụ việc.

Hoạt động ADPL được tiến hành theo ý chí của chủ thể tiến hành ADPL hay yêu cầu, ý chí chủ thê bị ADPL thì các quyết định ADPL như quyết định,

bản án đều được chủ thé tiến hành ADPL ban hành Một khi các quyết định

này có hiệu lực thì các chủ thé có liên quan đều phải bắt buộc thực hiện, các

quyết định ADPL trong trường hợp cần thiết sẽ được Nhà nước cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan Thị hành án dân sự.

Thứ hai, ADPL khi giải quyết van dé con chung của vợ chồng khi ly hôn được tiến hành theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật TTDS quy

Trang 23

định Về hoạt động ADPL giải quyết van dé con chung của vợ chồng khi ly

hôn có trình tự, thủ tục khi tiễn hành được quy định chi tiết bởi pháp luật

TTDS Các hoạt động ADPL giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng

khi ly hôn có thể hiểu chính là hoạt động tố tung để giải quyết van dé nuôi

con chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án Tòa án sẽ phải thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi tố tụng từ các giai đoạn xét xử: tiếp nhận thụ lý đơn

khởi kiện, chuẩn bị xét xử, xét xử Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi tố tụng có thé coi đó là việc vi phạm thủ tục t6 tụng khiến ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ việc Hậu quả của việc vi phạm trình tự, thủ tục ADPL sé là căn cứ dé tiễn hành giải quyết lại vụ việc.

Thứ ba, ADPL khi giải quyết vẫn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn

là hoạt động điều chỉnh mang tính cá biệt, cụ thé đối với quan hệ cha, mẹ, con; đòi hỏi tính sáng tạo của chủ thê áp dụng pháp luật Mục đích đặt ra của

hoạt động ADPL khi giải quyết van dé con chung của vợ chồng khi ly hôn là

cá biệt hóa các quy phạm pháp luật giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Các quy tắc xử sự chung quy định tại quy phạm pháp luật thông qua hoạt động ADPL sẽ được chủ thé ADPL cá biệt hóa thành sự xử sự cho các chủ thế tham gia quan hệ pháp luật trong trường hop cụ thé Trong thực tế van dé con chung của vợ chồng khi ly hôn vô cùng phức tạp và đa dạng đòi hỏi chủ thể ADPL là Thâm phán, Hội

thầm nhân dân phải nghiên cứu kỹ càng vụ việc, làm sáng tỏ sự thật khách

quan từ đó lựa chọn quy phạm áp dụng linh hoạt, sáng tạo quy định pháp luật

ra quyết định ADPL giải quyết van đề nuôi con chung vợ chồng khi ly hôn Thứ tư, chủ thể ADPL khi giải quyết vấn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn giải quyết các tranh chấp về van đề trực tiếp nuôi con và van dé cấp

dưỡng nuôi con trong phạm vi yêu cầu của đương sự và dé cao sự tự thỏa thuận của các bên đương sự Thé hiện nguyên tắc của pháp luật TTDS thì hoạt

động ADPL khi giải quyết vẫn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn Tòa án

Trang 24

chỉ giải quyết tranh chấp trong phạm vi yêu cầu của đương sự Điều nay có thể hiểu rằng các bên yêu cầu.giải quyết tranh chấp về vấn đề nào thì Tòa án giải quyết tranh chấp về vấn đề đó Những van đề đương sự không yêu cầu

giải quyết thì Tòa án không thực hiện hoạt động ADPL dé giải quyết các van

đề đó chỉ trừ khi vấn dé này phải được giải quyết triệt dé thì mới có thé giải quyết vấn đề đương sự yêu cầu giải quyết.

Hoạt động ADPL khi giải quyết vấn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn đề cao tính tự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự Thực hiện triệt để nguyên tắc trên khi tiến hành hoạt động ADPL giải quyết

van dé nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Tòa án phải xem xét trước

tiên sự tự nguyện giải quyết các vẫn đề liên quan đến nuôi con chung của vợ

chồng về: trực tiếp nuôi con chung; mức cấp dưỡng, hình thức cấp dưỡng

nuôi con chung Những thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội

sẽ được Tòa án công nhận, trong trường hợp này Tòa án sẽ mang tính chất là

người công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự Một khi các

bên không có sự thỏa thuận được với nhau cách giải quyết về vấn đề nuôi con chung của vợ chồng thi Tòa án sẽ thực hiện ADPL giải quyết van dé trên.

Thứ năm, việc ADPL khi giải quyết vẫn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích của trẻ chưa thành niên, phụ nữ Nguyên tắc của pháp luật HN&GD là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của trẻ vị thành niên, phụ nữ được ghi nhận trong Luật HN&GD năm 2014

“Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bao vệ, hỗ trợ trẻ em, thực

hiện các quyên về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức

năng cao quý của người mẹ; ”."Đây là các đỗi tượng yếu thé trong xã hội cần được pháp luật bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp dé bị xâm hại Khi thực

hiện hoạt động ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng Tòa án phải áp dụng nguyên tắc trên khi giải quyết vẫn đề nuôi con chung cụ thể:

Š Khoản 4, Điều 2 Luật HN&GD năm 2014

Trang 25

- Khi con chưa đủ 36 tháng tuổi ưu tiên giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng “Con dudi 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích

của con ”? Khi giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng phải hỏi ý kiến con từ đủ 7 tuéi “Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyên lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con ”'” Khi con còn quá nhỏ dưới 12 tháng tuôi để

đảm bảo sự phát triển cho trẻ cũng như sự chăm sóc của người mẹ đối với trẻ

thì “Chong không có quyên yêu cẩu ly hôn trong trường hợp vợ dang có thai, sinh con hoặc dang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ”"Ì

- Bảo vệ con chưa thành niên pháp luật HN&GD có quy định về “Han chế quyền cha mẹ đối với con” Nham bảo vệ trẻ chưa thành niên khỏi sự

xúi giuc, ép buộc phải làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; dambảo sự trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; đảm bảo trẻ vị thành niên khỏi môi trường sống đồi trụy từ cha, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mat

năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tải sản

dé tự nuôi mình Vi du: “Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chong, trong trường hop không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chong trực tiếp nuôi con chưa thành

niên, con bi hạn chế hoặc mat năng lực hành vi dân sự nhán hiện vat và thanh

toán giá trị trong ung với phán tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ

?, Khoản 2, Điều 81 Luận HN&GD năm 2014!9 ` Khoản 2, Điều 81 Luận HN&GD năm 2014!!` Điều 51, Luật HN&GD năm 2014

!? Khoản 1, Điều 85, Luật H N&GD năm 2014

Trang 26

x Xs v A rola À „ 5313

nêu người vợ hoặc chông có VÊu cáu.

1.2 Phương thức áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Ban đầu đề có căn cứ Tòa án ADPL giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn cần phải có yêu cầu của đương sự giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Yêu cầu này là yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của đương sự về vần đề nuôi con chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền và nghĩa vụ trong van đề nuôi con chung của vợ chồng Việc tiếp nhận yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng là bước đầu trong ADPL giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng.

Đây là hoạt động làm rõ những quan hệ pháp luật mà Tòa án tiếp nhận để

ADPL giải quyết việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

Về yêu cầu giải quyết vụ việc HN&GD của đương sự có thé gồm: Yêu

cầu xin ly hôn, yêu cầu trực tiếp nuôi con chung, yêu cầu mức cấp dưỡng nuôi

con chung Khi yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung nói riêng và yêu cầu yêu cầu giải quyết vụ việc HN&GD tại Tòa án các chứng cứ, tài liệu đương sự có nghĩa vụ cung cấp về cơ bản gồm: Giấy đăng ký kết hôn, Bản sao giấy khai sinh của các con, Các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về sở hữu tài san, nhà đất; Các giấy tờ chứng minh về công, nợ; Các giấy tờ, chứng cứ khác liên quan đến nội dung vụ việc.

Khi tiếp nhận yêu cầu của đương sự Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết theo loại việc ( Điều 27, 28 BLTTDS năm 2015), thâm quyền theo lãnh

thd, cap Toa án hoặc theo sự lựa chon của các đương sự (Điều 35, 37,39,40 BLTTDS năm 2015), để xác định thẩm quyền giải quyết; giải thich,thong báo

cho đương sự biết Tòa án có thẩm quyên giải quyết vụ việc Phan lớn các yêu cầu trực tiếp nuôi con của đương sự trong các vụ án việc HN&GD do TAND

cap huyện tiép nhận giải quyét, trừ các vụ việc có yêu tô nước ngoài thì được

3 Khoản 6 Điều 7 Thông tư Liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016.

Trang 27

TAND cấp tỉnh tiếp nhận giải quyết Yêu cầu trực tiếp nuôi con thường đi

kèm với yêu cầu xin ly hôn của đương sự Sau khi tiếp nhận yêu cầu của các

bên Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng như: dé giải quyết các van đề liên quan đến việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn: Việc trực tiếp nuôi con chung và việc cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

1.2.1 Giải quyết việc trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng khi ly

Sau khi tiếp nhận thụ lý yêu cầu giải quyết về việc trực tiếp nuôi con

chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án sẽ thực hiện việc xác minh thu thập chứng cứ dé làm rõ nội dụng vụ việc, giải quyết yêu cầu này của đương sự “Trong vu dn hôn nhân và gia đình có liên quan đến con chưa thành niên mà đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết Vụ án thì Tòa án có phải thu thập tài liệu, chứng cứ dé xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chông, con có liên quan ?”“ Bên cạnh đó Tòa cũng vân sẽ xem xét sự thỏa thuận của đến vụ án không

các bên đương sự có phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức

xã hội và đảm bảo quyên, lợi ích chính đáng của các bên đương sự hay không Các hoạt động tố tụng xác định điều kiện của việc trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn bao gồm:

+ Xác định con chung trong giải quyết việc trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Trước tiên dé giải quyết việc trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng khi ly

hôn Tòa án phải xác định con chung của vợ chồng Căn cứ vào quy định của

pháp luật (Khoản 1 Điều 88 Luật HN&GD năm 2014) xác định về con chung

như sau:

- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thờikỳ hôn nhân là con chung của vợ chông.

'* Mục 24,Giai đáp số 01/2017/GD-TANDTC của TAND Tối Cao ngày 07/4/2017

Trang 28

- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kế từ thời điểm cham dứt hôn

nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng

Căn cứ xác định con chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật

mang tính suy đoán pháp lý theo đó chỉ cần con được thành thai, sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng hoặc được cha, mẹ thừa nhận sẽ được xác

định là con chung của vợ chồng Do vậy dé xác định con chung Tòa án sẽ căn cứ vào giấy khai sinh của con và giấy đăng ký kết hôn và sự xác nhận con chung của hai vợ chồng Nhưng trong trường hợp người cha không chấp nhận

con của vợ mình thành thai, sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng

là con đẻ của mình, Tòa án sẽ phải yêu cầu đương sự chứng minh quan hệ huyết thống cha con giữa đương sự và con của vợ theo quy định của pháp

luật: “Trong trường hop cha, mẹ không thừa nhận con thì phải co chứng cứ

”# Nếu không chứng minh được yêu cầu của

và phải được Toa án xác định.

mình đương sự vẫn sẽ đương nhiên có quan hệ cha con với con của người vợ.

Con chung của vợ chong nếu trưởng thành có thé sống độc lập không phụ thuộc vào vợ chồng thì sẽ không phải là đối tượng con chung trong giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng Do đó đối tượng con chung trong giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn là con chung vẫn phụ thuộc vào cha mẹ cần có sự nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục bao gồm: con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Đây là con chung

vẫn phải sống phụ thuộc vào cha mẹ Tòa án phải xác định được đối tượng này

khi giải quyết việc trực tiếp nuôi con Đề xác định được đối tượng này Tòa án

phải thực hiện xác định van dé độ tudi, con chung có mat nang luc hanh vi

dân sự, không có kha nang lao động hay không:

'S Khoản 2 Điều 88 Luật HN&GD năm 2014

Trang 29

- Xác định con chung thành niên hay chưa thành niên căn cứ vào Giấy

khai sinh và thời điểm thụ lý giải quyết vụ việc Trong một số trường hợp Tòa

án có thé xác minh độ tuổi của con chung căn cứ vào giấy tờ nhân thân, chứng

minh thư, giấy khai sinh, thông tin do cơ quan quản lý hộ tich cung cấp.

- Xác định con chung của vợ chồng mất năng lực hành vi dân sự có mất năng lực hành vi dân sự hay không Dựa trên bản án quyết định của Toà án ra quyết định tuyên bố mắt năng lực hành vi dân sự: “Khi một người do bị bệnh

tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tô

chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng

lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”'' Các bên

đương sự cung cấp Tòa án giải quyết van đề nuôi con chung của vợ chồng bản án, quyết định tuyên bố con chung bị mất năng lực hành vi dân sự để Tòa án xác định con chung bị mất năng lực hành vi dân sự Hoặc các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố con chung mat năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận

giám định pháp y tâm thần (Tòa án sẽ tiến hành theo thủ tục của pháp luật

tuyên bố con chung mắt năng lực hành vi dân sự).

- Xác định con chung không có khả năng lao động, trường hợp này con

chung có thể vì lý do sức khỏe, bệnh tật, tai nạn vẫn có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng không đủ khả năng về mặt thé chất dé thực hiện việc lao động tự nuôi sống bản thân.

+ Xác định độ tuổi, ý chí nguyện vọng của con chung của vợ chồng Tòa án phải xem xét độ tuổi, ý chí nguyện vọng của con chung để xác

định được những điều kiện tốt nhất cho trẻ khi giao con chung cho vợ chồng trực tiếp nuôi dưỡng khi ly hôn:

- Khi con chung từ dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án phải giao con cho

người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng “trix rường hợp người mẹ không đủ diéu kiện

'6 Khoản 1, Điều 22 BLDS năm 2015.

Trang 30

để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con ”"”

- Khi con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì Tòa án căn cứ vào khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ của cha, mẹ để giao con chung

cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

- Khi con từ đủ 07 tuôi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của

con và khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ của cha, mẹ dé giao con chung cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng “Quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuodi can cw Vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con ”!Š

Để xác định ý chí nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi Tòa án phải lấy lời khai của con chung ghi vào bản tự khai được thực hiện như sau: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con

sau khi ly hôn, Thâm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy

tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thé mời đại diện cơ quan quan ly nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến Việc lay ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối

với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa

tuôi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành

+ Xác định điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con chung của vợ chồng Trong thời kỳ hôn nhân cả hai vợ chồng phải thực hiện việc giáo dục,

nuôi dưỡng con cái của mình nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái: “Thuong yêu, tôn trọng, thực hiện các quyên, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định cua pháp luật, được học tập và giáo duc; được phát triển lành

'7 Khoản 1, Điều 81 Luận HN&GD năm 2014'8 Khoản 2, Điều 81 Luận HN&GD năm 2014' Đoạn 2, Khoản 3, Điều 208 BLTTDS 2015

Trang 31

mạnh về thé chất, trí tuệ và đạo đức ””” Đây là nghĩa vụ phải thực hiện với con chung của mình ké cả khi hai vợ chồng ly hôn và đặc biệt quan trọng đối với người trực tiếp nuôi đưỡng con chung Vì vậy để xác định những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển được phát triển lành mạnh về thê chất, trí tuệ và đạo đức cũng như những điều kiện được học tập và giáo dục của con chung;

Tòa án phải xác định những điều kiện, khả năng đáp ứng đối với việc chăm

sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con chung của cha và mẹ dé chọn ra người đáp ứng

kiện phù hợp, tốt nhất cho trẻ như sau:

- Xác định điều kiện tài chính, thu nhập, tài sản của hai bên vợ chồng, có

đáp ứng nhu cầu cơ bản cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung

hay không Dé thực hiện được việc này, Tòa án phải yêu cầu các bên đương

sự cung cấp chứng cứ chứng minh thu nhập, điều kiện tài chính của mình Trong trường hợp nhất định, Tòa án thực hiện việc tự xác minh thu nhập yêu cầu đơn vị, cơ quan mà bên vợ chồng công tác, lao động cung cấp chứng cứ.

- Xác định điều kiện sinh song, công việc của hai bên vợ,chồng có phù

hợp, thuận lợi, không làm xáo trộn cho việc trông nom, chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo duc và phát triển của con chung hay không Dé thực hiện được

Tòa án phải dựa trên khai nhận của các bên cũng như xác minh từ các bên

đương sự khác, cơ quan, tô chức như: cha mẹ của vợ chồng, con chung đã thành niên, chính quyền địa phương nơi đương sự sinh sống

- Xác định về các bên cha, mẹ có các hành vi thuộc các hành vi quy đình tại Khoản 1 Điều 85 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

bao gồm các hành vi, “án tích” về: (i)Bi kết án về một trong các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cỗ ý hoặc có

hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; (ii)Pha tán tài sản của con; (iii) Có lỗi sống đôi truy; (ii) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Xác định

?° Khoản 1, Điều 70, Luật HN&GD năm 2014.

Trang 32

được việc cha hoặc mẹ có các hành vi nêu trên đồng nghĩa với việc họ không đáp ứng được các điều kiện dé thực hiện việc trực tiếp nuôi dưỡng con chung

khi ly hôn Để Tòa án phải xác minh từ nơi làm việc cơ quan công tác của

đương sự, chính quyền địa phương (UBND, công an, cơ quan bảo vệ trẻ em

xã phường thi tran nơi các bên đương sự sinh sống), cũng như người có liên quan như người thân thích sống cùng.

+ Ban hành quyết định ADPL giải quyết van đề nuôi con chung của

vợ chồng đối với vấn đề giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Sau khi đã xác định day đủ và chính xác điều kiện nuôi con chung của các

bên, Tòa án sẽ đưa ra quyết định, bản án giao con chung vợ chông cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng Mang tính chất là phán quyết của Tòa án ấn định hoặc công nhận việc giao con chung của vợ chồng cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng bản án, quyết định có hiệu lực đảm bảo cho các bên thực hiện tốt nhất việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với con chung khi ly hôn Theo đó việc Tòa án ADPL đưa ra được bản án, quyết định, phải thỏa mãn những điều

kiện theo quy định của pháp luật và ý chí, nguyện vọng của các bên đương sự.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự (sau đây gọi là: quyết định công nhận thuận tinh ly hôn)

Đây là quyết định thể hiện việc Tòa án công nhận việc vợ chồng tự nguyện với nhau về người trực tiếp nuôi con chung Trong quá trình giải quyết vụ án “7hẩm phán chi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn

A A 992

bộ vụ án ” 1 ^ RK h ^ ^ ^ \ ^ ^ 2 Anhư vậy quyét định công nhận thuận tình ly hôn không chỉ côngnhận sự thỏa thuận giải quyết vân dé trực tiép nuôi con chung ma còn là sựthỏa than tat cả các van dé được yêu câu giải quyết của vụ án việc Trong đócác vân đê đương sự thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ vụ án bao gôm :

?! Khoản 2, Điều 212, BLTTDS năm 2015

Trang 33

- Quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng : hai bên đều xác nhận không còn tình cảm chung; không thé khắc phục đoàn tụ; cả hai cùng thuận tình tự

nguyện ly hôn.

- Vấn dé con chung hai bên không yêu cau giải quyết hoặc tự thỏa thuận giải quyết với nhau về các van đề nuôi con chung: người trực tiếp nuôi con chung, mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng nuôi con.

- Vấn đề về tài sản và công nợ chung, hai bên không yêu cầu giải quyết hoặc tự thỏa thuận giải quyết về các vấn đề liên quan đến tài sản chung, các

khoản công nợ chung.

Bản án giao con chung của vợ chẳng cho các bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Sau khi đã xác minh được nội dung của vụ việc, Tòa án lựa chọn quy

phạm pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên đương sự Bản án là quyết định ADPL được Tòa án ban hành đề giải quyết tranh chấp về nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Nội dung bản án quy định về vấn đề chính bao gồm: giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng: quy định về quyền

nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi dưỡng, bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Các quyết định ADPL khác giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn khác được ban hành trong quá trình Tòa án giải quyết về vẫn giao con chung cho một bên nuôi dưỡng có thé có gồm: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ quy định tại

Khoản 1, 2 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Quyết định đưa vụ án ra xét xử khi

các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ vụ án Các quyết định ADPL trên được Tòa án ban hành dựa

trên sự việc phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc cũng như mong muốn

nguyện vọng của các bên đương sự giải quyết tranh chấp Các quyết định này cũng có thé bị Viện kiểm sat kháng nghị, bị các bên đương sự kháng cáo khi

không đông ý với Tòa án vê việc đưa ra các quyết định trên.

Trang 34

1.2.2 Giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng khi ly

Cấp dưỡng nuôi con là việc bên không trực tiếp nuôi con thực hiện việc đóng góp cho bên trực tiếp nuôi con một khoản vật chất thường quy đôi thành tiền để đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của con chung, cũng là việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chung Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con

đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi

mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con ”” Day là nghĩa vụ chung của cả

cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con hay không trực tiếp nuôi con Nhưng khi

con chung không còn sống chung với cả hai vợ chồng thì bên vợ hoặc chồng với vai trò là người không được trực tiếp nuôi con, phải gửi tiền cấp dưỡng cho con cho bên vợ, chông trực tiếp nuôi con.

Cũng như việc yêu cầu nuôi con chung của vợ chồng khi cả hai bên vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề cấp dưỡng nuôi con chung khi ly hôn: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp

dưỡng hoặc người giảm hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nháp, kha

năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cau thiết yếu của người thì Tòa án sẽ châp nhận và ghi nhận sự tự nguyện thỏa được cấp dưỡng.

thuận về cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn trong bản án, quyết định Nếu các bên thống nhất được với nhau về các vấn đề cấp dưỡng nuôi con chung: mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận của các bên về cấp dưỡng nuôi con chung.

Tòa án chỉ giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn khi các bên không tự thỏa thuận được và yêu câu Tòa án giải quyêt vân

? Điều 110 Luật HN&GD năm 2014

3 Khoản 1, Điều 116 Luật HN&GD năm 2014.

Trang 35

dé về cấp dưỡng nuôi con: mức cấp dưỡng, phương thức cấp đưỡng Khi giải quyết van đề cấp dưỡng nuôi con đương sự trực tiếp nuôi con có thé yêu cầu luôn mức cấp dưỡng, hình thức cấp dưỡng Tòa án xác định phương thức cấp

dưỡng theo “đjnh kỳ hàng tháng, hàng quý, nứa năm, hàng năm hoặc một

lần "“'theo kha năng cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con và yêu cầu của người trực tiếp nuôi dưỡng Do vậy dé thực hiện việc ấn định hình thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng nuôi con chung đối với bên không trực tiếp

nuôi con thì Tóa án phải thực hiện việc sau:

+ Xác định điều kiện, thu nhập của bên không trực tiếp nuôi con.

Việc thực hiện xác định điều kiện, thu nhập của bên vợ chồng không

trực tiếp nuôi con khi các bên không thống nhất được về việc cấp dưỡng Trong quá trình giải quyết vụ việc bên trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu mức

cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con, néu không chấp nhận yêu cầu

đó thì bên cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ phải đưa ra được căn cứ chứng

minh mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng đó không phù hợp với điều

kiện cũng như thu nhập của mình.

Ví dụ: Ban án số: 01/2018/HNGD-ST ngày 05/02/2018 Tòa án nhân dân huyện Lộc Bình , Lạng Sơn Giải quyết ly hôn, giữa chị Hà Thị T, sinh năm 1993 và anh Phùng Văn T, sinh năm 1993 Hai bên nhất trí về việc anh Phùng Văn T trực tiếp nuôi dưỡng con chung là cháu Phùng Ngọc H; sinh ngày 08/5/2012, Anh Phùng Văn T yêu cầu nếu chị Hà Thị T thực hiện ngay việc cấp dưỡng nuôi con chung thực hiện ngay một lần, hai lần hoặc ba lần với

tổng số tiền trên 140.000.000 đồng (tương ứng mỗi tháng 1.000.000 đồng,

thời gian cấp dưỡng tính từ ngày 01/3/2018 đến khi con chung đủ 18 tuổi); thi anh cũng đồng ý ly hôn.

Nhận định của Tòa án qua nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ

cùng tài liệu chứng cứ được công khai tại phiên tòa thấy: Xét thấy, cháu

4 Điều 117, Luật HN&GD năm 2014.

Trang 36

Phùng Ngọc H từ năm 2014 đến nay vẫn đang sinh sống cùng với anh Phùng

Văn T Ban thân chị Hà Thi T không có nghề nghiệp, không có thu nhập,

không có tài sản, đang sinh sống cùng gia đình bên ngoại Bản thân anh

Phùng Văn T là người có sức khỏe, có thu nhập từ việc làm thuê hàng tháng

(cửu vạn, bốc vác hàng hóa ở Cửa khẩu M, huyện L, tỉnh Lạng Sơn) mỗi

tháng được khoảng 5.000.000 đồng Nên việc anh Phùng Văn T yêu câu chị Hà Thị T thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con một lần, hai lần hoặc ba lần với

tổng số tiền trên 140.000.000 đồng là không phù hợp, vượt quá khả năng kinh

tế của chị Hà Thị T nên Tòa án không chấp nhận.

Tòa án quyết định về phương thức thực hiện cấp dưỡng cháu Phùng Ngọc

H như sau: Giao con chung là chau Phùng Ngọc H; sinh ngày 08 thang 5 năm

2012 cho anh Phùng Văn T trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đến khi đủ 18 tuổi Chị Hà Thị T có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung là cháu Phùng Ngọc H mỗi tháng 1.000.000 đồng (một triệu đồng) Thời gian cấp dưỡng tính từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 cho đến khi cháu

Phùng Ngọc H đủ 18 tuổi.

Như ví dụ nêu trên có thê thấy Tòa án căn cứ vào trình bày, lời khai, chứng cứ của bên không trực tiếp nuôi con cung cấp (như bảng lương, hợp đồng lao động, ) để xác minh về điều kiện kinh tế, mức thu nhập Sau đó Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện, chi phí sinh hoạt, nghĩa vụ tài chính khác của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, dé xác định “khả năng thực tế "của người không trực tiếp nuôi con Bởi thu nhập của người cấp dưỡng không chỉ dùng vào việc cấp dưỡng nuôi con mà còn phải dùng vao việc trang trải chi phí sinh hoạt của chính bản thân người cấp dưỡng, và thực hiện nghĩa vụ khác tài

chính khác Từ đó Tòa án quyết định mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng phù hợp và không cao hơn mức thu nhập, khă năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cấp dưỡng.

* Xác định nhu cầu, chi phí sinh hoạt đối với con chung.

Trang 37

Thông thường việc xác định nhu cầu, chi phi sinh hoạt đối với con chung của vợ chồng do các bên cha, mẹ đưa ra, trong một số trường hợp do bên đang trực tiếp nuôi dưỡng đưa ra trước Tòa Đây là những phí tôn sinh hoạt

hăng ngày ăn học, phí sinh hoạt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chung theo

đó “Nhu cẩu thiết yếu là nhu câu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học

tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cấu sinh hoạt thông thường khác không thé

thiếu cho cuộc sống của mỗi người, môi gia đình ”” Toa án sẽ xác minh khoản chi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yêu của con chung mà bên đang

trực tiếp khai nhận căn cứ vào mức chi phí sinh hoạt bình quân tại địa phương, xác minh từ chi phí học tập trên thực tế (mức đóng góp học phí, học thêm trong quá trình học tập của con) tại cơ sở con chung theo học.

Sau khi đã xác minh được nội dung vụ việc tranh chấp về cấp dưỡng nuôi

con, Tòa án cũng ra các quyết định áp dụng giải quyết vụ việc tương tự như

quá trình giải quyết việc giao con chung cho một bên nuôi dưỡng Nội dung

bản án, quyết định công nhận thỏa thuận của các bên đương sự giải quyết vẫn đề: mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu, phương thức cấp dưỡng nuôi con như thế nào, việc cấp dưỡng chậm sẽ chịu lãi chậm thi hành án ra sao.

KET LUẬN CHUONG 1

Nội dung chương | nêu tóm tat, khái quát chung nhất về ly hôn, áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Bên cạnh

đó cũng đưa ra được những căn cử pháp lý và hoạt động áp dụng pháp luật

của Tòa án giải quyết về giao con chung và cấp dưỡng nuôi con chung trong khi giải quyết nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn.

5 Khoản 20, Điều 3, Luật HN&GD năm 2014.

Trang 38

CHƯƠNG 2

THỰC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT VIỆC NUOI CON CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON

2.1 Những thuận loi và khó khăn khi áp dụng pháp luật giải quyết

việc nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

2.1.1 Thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn

Khi giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án đã

có những thuận lợi vì đã có một khung pháp lý để áp dụng giải quyết Bên

cạnh đó về cơ cấu tô chức của TAND cũng được thay đổi cũng như nâng cao sự chuyên trách để đáp ứng yêu cầu về giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn Cụ thé khi ADPL giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn đã có những thuận lợi sau:

Thứ nhất, Luật HNGD có những sửa đổi, bố sung quy định về van dé ly hôn và quan hệ cha, mẹ con khi ly hôn tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng

pháp luật giải quyết vẫn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn cũng như tạo điều kiện cho các bên đương sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Về van đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Luật hôn

nhân gia định năm 2014 có những thay đổi sau phù hợp với sự phát triển nhận

thức của trẻ về mối quan hệ gia đình và xác định cụ thé độ tuôi trường hợp nào khi giao trẻ cho người mẹ nuôi dưỡng:(¡) Quy định độ tuổi của con phải

lay ý kiến, nguyện vọng khi tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng

giảm “từ đủ 9 tuổi” xuống còn “từ đủ 7 tuổi” đây là độ tuôi thích hợp mà trẻ

hình thành nhận thức và đã tham gia vào mối quan hệ gia đình, xã hội (ii)

Quy định “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” được sửa thành “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều

Trang 39

kiện đ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ

có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Về van đề thăm nom, chăm sóc, giáo duc con chung khi vợ chồng ly hôn.

Luật HN&GD năm 2014 đã công nhận việc thăm nom con chung cua vợ chồng khi ly hôn là quyền cũng như là nghĩa vụ của người không trực tiếp

nuôi con: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ

thăm nom con mà không ai được can trở” Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GD năm 2014 và có những quy định ghi nhận quyên thăm non con chung của

người không trực tiếp nuôi con Bên cạnh đó việc thăm nom con chung là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con nên “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyên yêu cau người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ thăm nom; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình” (Khoản 1 Điều 83, Điều 82 Luật

HN&GD năm 2014).

Về van đề xác định cha, mẹ con Theo đó, luật HN&GD năm 2014 b6 sung trên cơ sở Điều 63 Luật HN&GD năm 2000 quy định về xác định con chung của vợ chồng: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày ké từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” Điều này được bồ sung là sự luật hóa quy định trong Nghị định sỐ 70/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GD năm 2000 về xác định con chung của vợ chồng: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chong chết hoặc ké từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chong ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người „26 Việc luật hóa quy định trên về xác định cha, mẹ con tạo điều kiện thống nhất

quy định pháp luật và thuân lợi cho việc xác định cha, mẹ, con cho chủ thê ADPL và các bên đương sự.

*6 Khoản 2, Điều 21, Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001.

Trang 40

Thứ hai, pháp luật tố tụng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết vấn đề nuôi con chung Về quy định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung 4 điều luật mới quy định về thông báo, thành phần, trình tự và biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Theo đó phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được tiến hành cùng với phiên hòa giải giữa các đương sự Theo đó, qua phiên họp kiểm tra việc giao

nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, néu các đương sự thoả thuận

được với nhau về van đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và trên cơ sở đó Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự “Qwy định nay co uu điểm là tránh việc lặp lại nội dung của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và phiên hòa giải, tránh cho việc các đương sự phải đến Tòa án nhiều lan, tiết kiệm chi phi tố tụng cho cả Tòa án và đương sự "”” Hòa giải trong giải quyết vụ việc HN&GD, đặc biệt là trong giải quyết các vụ việc nuôi con chung của vợ chồng không chỉ có vai trò nâng cao tỷ lệ đoan tụ của vợ chồng tại Tòa án, mà còn giúp các bên đưa ra được thỏa thuận giải quyết tranh chấp về nuôi con, rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí t6 tụng cho đương sự và Nhà nước “Hỏa giải thành góp phan hàn gắn mối quan hệ xã hội, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai giữa các đương sự, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, giữ gin ổn định trật tự xã hội, tao sự đồng thuận và xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân Ngoài

ra, khi hòa giải không thành thì kết quả của phiên hòa giải còn là căn cứ để

Tham phán giải quyết vu án chính xác hơn khi đã xác định được rõ những nội

? Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng

cứ theo quy định của BLTTDS năm 2015 của Ts Bùi Thị Huyén—Truong Đại học Luật Hà Nội TCKS sô10/2016

Ngày đăng: 14/04/2024, 13:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan