Từ đó họ đặt ra vấn đề quan hệ lâu dài đối với doanh nghiệp hay từ chối quan hệ kinh doanh.Đối với các nhà đầu tư: Phân tích tình hình tài chính giúp họ thấy khả năng sinh lợi, mứcđộ rủi
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm vào các mục tiêu sau đây:
− Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính.
− Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.
− Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và đơn vị tính.Phương pháp tỷ lệ: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá Dựa vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Chương 2: Môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Chương 3: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Chương 4: Hoạch định tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Chương 5: Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và mua bán, sáp nhập
1 Lý do chọn đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 10
1.1 Tổng quan về ngành Nhựa Việt Nam 10
1.1.2 Điểm nổi bật ngành Nhựa Việt Nam năm 2022 10
1.1.3 Xu hướng ngành Nhựa năm 2023 10
1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 11
1.2.1 Quá trình hình thành & phát triển 11
1.2.2 Cơ cấu sản phẩm và địa bàn kinh doanh 12
1.2.3 Vị thế của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong ngành 13
1.2.4 Định hướng phát triển – chiến lược (2023 – 2027) 14
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 15
2.1.2 Các nhân tL ảnh hưMng 16
2.1.2.1 Nhân tố chính tr-, luâ 0t pháp 16
2.2.1 Môi trường cạnh tranh của ngành Nhựa 17
2.2.2 Môi trường cạnh tranh của CTCP Nhựa Bình Minh 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 21
3.1 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 21
3.1.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền 23
3.1.1.4 Tài sản ngắn hạn khác 24
3.1.1.5 Đầu tư tài chính ngắn hạn 24
3.1.1.7 Tài sản dở dang dài hạn 25
3.1.1.8 Đầu tư tài chính dài hạn 26
3.1.1.9 Tài sản dài hạn khác 26
3.1.3 Phân tích Kết quả kinh doanh 28
3.1.4 Phân tích Khả năng thanh toán 31
3.1.4.1 Khả năng thanh toán hiện thời 33
3.1.4.2 Khả năng thanh toán nhanh 33
3.1.4.2 Khả năng thanh toán tức thời 34
3.1.5 Phân tích Thông sL hoạt động 34
3.1.5.1 Kỳ thu tiền bình quân 36
3.1.5.2 Vòng quay khoản phải thu 36
3.1.5.3 Kỳ trả tiền bình quân 36
3.1.5.4 Vòng quay khoản phải trả 37
3.1.5.5 Thời gian giải tỏa tồn kho 37
3.1.5.6 Vòng quay hàng tồn kho 37
3.1.5.9 Vòng quay vốn luân chuyển ròng 39
3.1.6 Phân tích Thông sL đòn bẩy 39
3.1.6.2 Thông số nợ dài hạn 41
3.1.6.3 Thông số ngân quỹ/ nợ 41
3.1.6.4 Thông số khả năng trả l5i vay 42
3.1.7 Phân tích Thông sL sinh lời 42
3.1.7.2 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 44
3.1.7.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 44
3.1.7.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 45
3.1.8.1 Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS) 47
3.1.8.2 Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) 47
3.1.8.3 Chỉ số thanh toán cổ tức 47
3.1.8.4 Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) 48
3.2 Lợi thế cạnh tranh & rủi ro 48
3.3 Đánh giá rủi ro tài chính 52
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 55
4.1 Phân tích sự tăng trưởng của Công ty 55
4.1.1 Phân tích sự tăng trưMng của Công ty năm 2021 – 2022 55
4.1.2 Mục tiêu tăng trưMng bền vững đến năm 2023 55
4.2 Phân tích kế hoạch và giải pháp tài trợ, đầu tư dài hạn của Công ty 56
4.2.1 Phân tích kế hoạch tài trợ và đầu tư dài hạn của Công ty 56
4.2.1.1 K3 hoạch đầu tư dài hạn của Công ty 56
4.2.1.2 K3 hoạch tài trợ dài hạn của Công ty 57
4.2.2 Giải pháp tài trợ và đầu tư dài hạn của Công ty 57
4.3 Dự toán báo cáo tài chính 2023 57
4.3.1 Dự toán bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 58
4.3.2 Dự toán bảng Cân đLi kế toán 59
CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP, MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP 60
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Tổng quan về ngành Nhựa Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị phần ngành nhựa Việt Nam cũng có sự phát triển tích cực. Theo Báo cáo Tổng quan Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2021 của Chính Phủ Việt Nam, năm
2020, sản lượng sản xuất các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt khoảng 7.9 triệu tấn, tăng trưởng 6.8% so với năm trước Tuy nhiên, vào năm 2022 mức độ tăng trưởng không mạnh Theo các chuyên gia, điều này là do ngành nhựa Việt Nam vẫn còn đang phát triển chưa đồng đều và đang phải đối mặt với một số thách thức nhất định Trong đó, nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành này là sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ nước ngoài Do đó, giá thành sản phẩm nhựa ở Việt Nam vẫn cao hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
1.1.2 Điểm nổi bật ngành Nhựa Việt Nam năm 2022
Ngành công nghiệp nhựa trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể, đặc biệt là do ảnh hưởng của các chính sách bảo vệ môi trường và nhu cầu tăng cao của thị trường Các nhà sản xuất nhựa đang chuyển hướng sử dụng nguyên liệu hóa dẻo, nhựa sinh học hay nhựa thân thiện với môi trường, dồng thời tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhựa cao cấp. Đồng thời giá ngành nhựa thế giới và Việt Nam cũng có nhiều biến động do phải đối mặt với tình hình lạm phát và chiến tranh Nga – Ukraine Tuy nhiên tổng quan ngành nhựa Việt Nam vẫn đang phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới
1.1.3 Xu hướng ngành Nhựa năm 2023
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang tạo ra nhu cầu tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành nhựa Nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa tăng cao trong các ngành công nghiệp, dặc biệt là trong lĩnh vực bao bì, đóng gói, và vật liệu xây dụng
Ngành nhựa Việt Nam có ưu thế hơn về giá, do có nguồn nhân lực giá rẻ và dồi dào. Chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ đầu tư vào ngành nhựa thông qua các chính sách thuế và khuyển khích đầu tư vào các khu công nghiệp
Ngoài những cơ hội, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngành công nghiệp này Do được hưởng mức thuế thấp, nên các sản phẩm nhựa phải đáp ứng nhiều quy tắc chặt chẽ của Hiệp định
Hơn nữa, ngành nhựa Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có chi phí sản xuất thấp như Trung Quốc và Ấn Độ Một hạn chế nữa là khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất của ngành này tại ViệtNam chưa được phát triển đầy đủ, nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài,làm tăng chi phí sản xuất.
Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
1.2.1 Quá trình hình thành & phát triển
1977: “Nhà máy Công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh” được thành lập chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng một số sản phẩm … ống nhựa và phụ kiện 1986: Sản xuất ống nhựa PVC-U phục vụ chương trình nước sạch về nông thôn của Unicef Đánh dấu sự chuyển đổi hẳn cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh.
1990: Chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và logo của Công ty tại Việt Nam Hệ thống phân phối bắt đầu được hình thành
1994: Đổi tên thành “Công ty Nhựa Bình Minh” là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
1999: Khánh thành Nhà máy Bình Dương – diện tích 20.000m tại KCN Sóng Thần Bình 2 Dương với trang thiết bị hiện đại của các nước Châu Âu
2000: Được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
2004: Sau cố phần hóa, Công ty chính thức hoạt động dưới tên gọi “ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
2006: Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán BMP
2010: Là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công ống PEHD có đường kính 1.200mm lớn nhất Việt Nam
2012: Được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001
2015: Đưa vào hoạt động thực tiễn hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực ERP
2017: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ 2) Ra mắt dung sản phẩm phụ tùng mới PP-R
2018: Nhận giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương cấp Thế giới
2019: Tiến hành triển khai tái cấu trúc tổ chức Công ty và tái cấu trúc hệ thống phân phối theo hướng năng động
2020: Đẩy mạnh tự động hóa sản xuất, khởi động chương trình cải tiến liên tục nhằm nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí
2021: Áp dụng thành công và hình thành chính thức Bộ phận Chuỗi cung ứng; Phát huy sự vững chãi của hệ thống quản lý hiện hành để đưa Công ty vượt qua đại dịch một cách chủ quan và hiệu quả.
2022: Đạt lợi nhuận cao kỷ lục với quy trình Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: mua sắm chủ động, vận hành tối ưu, đặt trọng tâm vào khách hàng.
1.2.2 Cơ cấu sản phẩm và địa bàn kinh doanh
Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu và có uy tín tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa, các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy sản xuất tại Tp.HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với công suấy 150.000 tấn/ năm, đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thị trường cả nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại và kích thước sản phẩm.
Sau hơn 45 năm hình thành và phát triển, hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh ngày càng mở rộng Đến cuối năm 2022, công ty có khoảng 1.950 cửa hàng trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào các dự án lớn trọng điểm quốc gia, là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho các doanh nghiệp ngành cấp nước, xây dựng.
1.2.3 Vị thế của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong ngành
Các sản phẩm của ngành nhựa hầu như có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống bao dồm sản phẩm bao bì nhựa, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kĩ thuật cao Từ khi bước lên sàn chứng khóa đến nay, cuộc đua của hai doanh nghiệp đầu ngành là Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) và Nhựa Tiền Phong (HNX: NTP) luôn gay cấn.
Theo thông tin từ VPA, tính đến năm 2022, Việt Nam có trên 3.300 doanh nghiệp nhựa với 250.000 người lao động Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, Ban lãnh đạo của công ty cho biết, khó có khả năng sẽ có nhiều nhà đầu tư mới trong 1-2 năm sắp tới Hiện tại, có nhiều nhà sản xuất cùng ngành vừa và nhỏ muốn dừng kinh doanh do khó khăn của thị trường và cạnh tranh cao Ban lãnh đạo của công ty chia sẻ thêm, các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường thường tập trung vào các cỡ sản phẩm trung bình – nhỏ và mong muốn tăng lợi nhuận bằng cách thêm vào một số phụ gia Tuy nhiên, không dễ dàng để sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao Đây là một số yếu tố them chốt trong mỗi sản phẩm ở từng giai đoạn
Với việc ngành nhựa Việt Nam có đến 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng chỉ chiếm khoảng 30% doanh số của toàn ngành Nếu nói thị trường chỉ là cuộc đua 70% còn lại giữa Tiền Phong và Bình Minh, thì các doanh nghiệp giàu tiềm lực như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành đang có vẻ “chờ thời” vươn lên vị trí dẫn đầu
1.2.4 Định hướng phát triển – chiến lược (2023 – 2027)
Gia tăng thị phần của Công ty tại Việt Nam thông qua áp dụng phương thức Vận hành Xuất sắc trong sản xuất, đi đôi với Quản lý chuỗi cung ứng
Có các chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ trong nước và các cơ hội đầu tư phát triển hạ tầng tại các địa phương
- Nâng cao năng lực sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị thông qua nghiệp vụ quản lý chuỗi cung ứng
- Tập trung cho phát triển sản phẩm mới (NPD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh vững vàng
- Tăng cường các chức năng hỗ trợ
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Môi trưWng vX mô
Trên thế giới cũng như ở Viê Œt Nam, ngành công nghiê Œp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiê Œp lâu đời khác nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Ngành nhựa đã và đang trở thành mô Œt trong những ngành công nghiê Œp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế Trong mười năm qua, ngành Nhựa Viê Œt Nam đã phát triển với tốc đô Œ khá nhanh khoảng 15- 25%/ năm Nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa ngày càng tăng, nhiều doanh nghiê Œp tạo dựng được những thương hiê Œu sảm phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong, bao bì Tân Tiến, Vân Đồn , và nhiều doanh nghiê Œp khác Không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước, ngành Nhựa cũng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt
725 triê Œu USD so với 95,5 triê Œu USD năm 2000, tăng gấp gần 8 lần (nguồn: Tổng cục Thống kê) Với tốc đô Œ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong các năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mă Œt hàng có tốc đô Œ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Viê Œt Nam đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiê Œp Ngành Nhựa Viê Œt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng Đến nay toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiê Œp trải dài từ Bắc và Nam, tâ Œp trung 80% ở Tp HCM thuô Œc mọi thành phần kinh tế Sự tham gia của các doanh nghiê Œp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành, tác đô Œng tích cực đến công nghê Œ hiê Œn đại và trình đô Œ quản lý Bên cạnh đó vẫn còn mô Œt số mă Œt hạn chế trong ngành Các doanh nghiê Œp trong ngành Nhựa thiếu sự liên kết hoă Œc chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến đầu tư tràn lan làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường nô Œi địa và làm giảm hiê Œu quả hoạt đô Œng của các doanh nghiê Œp cũng như toàn ngành nói chung Các doanh nghiê Œp vẫn chưa chủ đô Œng được nguyên liê Œu đầu vào dẫn đến sự phụ thuô Œc vào giá nguyên liê Œu.
Mă Œc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Nhựa Viê Œt Nam vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
2.1.2 Các nhân tL ảnh hưMng
2.1.2.1 Nhân tố chính tr-, luâ 0t pháp
Hê Œ thống chính trị, luâ Œt pháp, chính sách ổn định của Viê Œt Nam đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng. Trong Quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Viê Œt Nam đến năm 2010, Chính phủ đă Œt mục tiêu phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyê Œt danh mục 10 ngành công nghiê Œp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và mô Œt số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiê Œp ưu tiên phát triển Qua đó ta thấy ngành Nhựa được tạo điều kiê Œn thuâ Œn lợi để đẩy mạnh hoạt đô Œng sản xuất cũng như xuất khẩu Tuy nhiên ngành Nhựa vẫn còn gă Œp nhiều khó khăn do vẫn còn thiếu quy định của nhà nước về viê Œc nhâ Œp khẩu phế liê Œu sản xuất tái sinh để giảm bớt chi phí đầu vào cho các doanh nghiê Œp Nhựa giúp chủ đô Œng hơn về nguyên liê Œu và giảm giá thành sản xuất.
80% nguyên liê Œu đầu vào của ngành Nhựa Viê Œt Nam là phải nhâ Œp khẩu do đó phụ thuô Œc nhiều vào tỷ giá hối đoái Bên cạnh đó, nguyên liê Œu đầu vào của ngành được tạo ra từ sản phẩm dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá nguyên liê Œu Mô Œt nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành đó là lãi suất 95% doanh nghiê Œp nhựa Viê Œt Nam là các doanh nghiê Œp vừa và nhỏ Viê Œc huy động vốn để mở rô Œng sản xuất chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Do đó, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đô Œng của các doanh nghiê Œp.
Cuô Œc sống phát triển, thu nhâ Œp càng cao thì các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rô Œng rãi và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa ngày càng tăng.Khác với các mă Œt hàng khác, giá các mă Œt hàng bằng nhựa cao hơn xuất khẩu nên lợi nhuâ Œn cao hơn Mă Œc khác sản phẩm nhựa Viê Œt Nam cũng được các nước nhâ Œp khẩu đánh giá cao và chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nên rất thuâ Œn lợi cho xuất khẩu Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới đang dần chuyển sang các sản phẩm thân thiê Œn với môi trường trong khi các sản phẩm nhựa của Viê Œt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên dễ mất thị trường trên thế giới
2.1.2.4 Nhân tố công nghê 0 Đây là nhân tố tác đô Œng to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa Khoa học công nghê Œ giúp nhựa trở thành nguyên liê Œu thay thế các sản phẩm như: gỗ, kim loại Công nghê Œ hiê Œn đại đang góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng Tuy nhiên bên cạnh viê Œc đổi mới công nghê Œ, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Nhựa hiê Œn nay hầu hết đều phải nhâ Œp khẩu làm ảnh hưởng đến hiê Œu quả hoạt đô Œng và doanh thu của ngành.
Môi trưWng cạnh tranh
2.2.1 Môi trường cạnh tranh của ngành Nhựa
Mặc dù nhựa được sử dụng phổ biến và chi phí thấp, vẫn có các nguyên vật liệu khác có thể thay thế như gỗ, sành sứ, giấy, thủy tinh,… Đặc biệt với ngành bao bì, xu hướng bảo vệ môi trường hiện nay tăng cao khiến nhiều người lựa chọn sử dụng các bao bì tự hủy làm bằng giấy Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất ít phải đối mặt với áp lực đến từ nhà cung ứng nguyên liệu bởi tính đa dạng và chất lượng tương đồng Điều này giúp các nhà máy chủ động hơn trong việc thương lượng giá và lựa chọn đầu vào phù hợp Ở chiều ngược lại, không có áp lực đầu vào nhưng ngành nhựa gặp áp lực mạnh mẽ đến từ đầu ra khi thị hiếu người tiêu dung đòi hỏi các sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh tốt, mẫu mã đẹp và bảo vệ môi trường Tiêu chuẩn này khiến các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia thị trường khó bắt kịp bởi biên độ lợi nhuận cho những sản phẩm như này thường âm trong ngắn hạn và họ không có đủ nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh của mình Hiện có hơn 4000 doanh nghiệp trải dọc toàn quốc, sự cạnh tranh là rất khắc nghiệt, ngoài những cái tên vốn đã có danh tiếng như AAA, BMP… thì những doanh nghiệp trẻ cần nhiều hơn là sự nỗ lực nếu muốn giành vị trí vững trong ngành Lý do có sự bùng nổ về số lượng doanh nghiệp là bởi ngành đòi hỏi vốn ban đầu không cao, sản xuất trong thời gian ngắn
15 để hoàn thành sản phẩm, kỹ thuật sản xuất khá phổ biến và dễ nắm bắt, dễ dàng thu hút đối thủ gia nhập Bởi vậy, trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn muốn hình thành lĩnh vực này họ cũng sẽ dễ tiếp cận hơn, qua đó đe dọa sự tăng trưởng của những doanh nghiệp đang tồn tại vốn đã quá chật chội trên thị trường này.
2.2.2 Môi trường cạnh tranh của CTCP Nhựa Bình Minh
Nhu cầu xây dựng nhà ở và hạ tầng là điểm tựa để ngành nhựa xây dựng phát triển ổn định trong nhiều năm qua Sự hấp dẫn của “miếng bánh” thị trường đã thu hút nhiều tên tuổi lớn nhập cuộc, tạo nên sự đua tranh khốc liệt trong ngành.
Bên cạnh hai cái tên đang “xưng bá” thị trường là Bình Minh và Tiền Phong, ngành nhựa xây dựng Việt Nam còn có sự hiện diện của hàng loạt "đại gia" lắm tiền nhiều của, sẵn sàng chiếm lĩnh thị phần, như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Đạt Hòa, Đệ Nhất Nếu Nhựa Bình Minh thống trị thị trường miền Nam thì Nhựa Tiền Phong đang dẫn đầu thị trường phía Bắc Hai đối thủ cân tài cân sức này trở thành “đại kình địch” của nhau trong nhiều năm qua và hiện vẫn chiếm khoảng 60% thị phần nhựa xây dựng cả nước (mỗi bên nắm giữ khoảng 30%).
Dù đang duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, song các doanh nghiệp ngành nhựa cũng đang đối diện không ít khó khăn Giá nguyên liệu chủ chốt tiếp tục tăng cao, đặt các doanh nghiệp ngành nhựa trước bài toán vô cùng khó giải.
Thị trưWng tài chính
Thị trường chứng khoán từ đầu tháng 4 giằng co trong xu hướng giảm, VN-Index giảm từ vùng 1,082 về 1,042 điểm Dù vậy, nhóm cổ phiếu ngành nhựa đi ngược thị trường chung khi có đà tăng giá đáng kể.
Cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh gần như đi ngang trong các tháng đầu năm, từ đầu tháng 4 bất ngờ tăng giá mạnh từ vùng 58,000 đồng/CP lên 82,300 đồng/CP, tăng 42%.
Cổ phiếu của Nhựa thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) tăng 16% từ 31,000 đồng lên36,000 đồng/CP trong hơn 1 tháng.
Cổ phiếu Tập đoàn Nhựa Đông Á (HOSE: DAG) cũng phục hồi tốt từ 3,850 đồng lên 5,220 đồng/cp với nhiều phiên tăng trần vào cuối tháng 4 Hay Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP) tăng 28% lên vùng giá 13,400 đồng trong 1 tháng qua, đà tăng giá mạnh cũng diễn ra từ nửa cuối tháng 4 Nhóm cổ phiếu thuộc An Phát Holdings (HOSE: APH) như APH, AAA, HII, NHH cũng có sự phục hồi nhất định.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhựa phân hóa trong quý đầu năm Hai ông lớn ngành ống nhựa - Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong có doanh thu tăng tích cực trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn Tuy nhiên, trong khi Nhựa Bình Minh lập kỷ lục lợi nhuận mới thì Nhựa Tiền Phong tăng trưởng âm do chi phí tăng cao và hụt thu mảng đầu tư.
Cụ thể, Nhựa Bình Minh công bố BCTC quý 1/2023 với doanh thu tăng nhẹ 7.7% lên 1,440 tỷ đồng Biên lãi gộp cải thiện mạnh từ 23.6% lên 38.4%, giúp lãi ròng đạt 281 tỷ đồng, gấp 2.2 lần cùng kỳ năm trước và lập kỷ lục mới.
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVS), giá hạt nhựa PVC duy trì ổn định trong suốt 6 tháng, tính từ tháng 09/2022, biên độ giao dịch hẹp 800 - 900 USD/tấn Trong khi đó Nhựa Bình Minh vẫn duy trì giá bán cố định sau năm 2021 tăng kỷ lục theo giá nguyên vật liệu (giá hạt nhựa PVC lên mức cao 1,850 USD/tấn vào cuối 2021) Điều này giúp công ty có biên lợi nhuận gộp tốt và có thể duy trì trong nửa đầu năm 2023 nhờ giá nguyên liệu đầu vào đang giảm mạnh hơn giá bán.
Tương tự, Nhựa thiếu niên Tiền Phong đạt doanh thu tăng 20%, lên 1,300 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp tăng từ 25.4% lên 29%; song lợi nhuận ròng giảm 21%, xuống còn 118 tỷ đồng Nguyên nhân là do chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng cao Đồng thời, cùng kỳ năm trước, công ty có khoản lợi nhuận liên kết bất thường 32 tỷ đồng từ việc thanh lý chứng khoán đầu tư.
Kết quả kinh doanh của Nhựa Việt Nam bắt đầu lao dốc từ nửa cuối năm 2022 Doanh nghiệp cho biết nửa đầu năm 2022 đạt kết quả khởi sắc nhờ nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau dịch bệnh COVID-19 Song những hệ lụy từ khủng hoảng Nga - Ukraine lên nền kinh tế cũng như nguồn cung nguyên, nhiên liệu khiến Công ty gặp nhiều khó khăn từ 6
17 tháng cuối năm 2022 và kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2023 bởi nhu cầu thị trường yếu, giá nguyên liệu giảm sâu… Qua đó doanh thu giảm mạnh, thậm chí có những tháng không có doanh số.
Thuộc nhóm sản xuất bao bì chuyên xuất khẩu, nhựa kỹ thuật, Tập đoàn An Phát Holdings công bố doanh thu quý đầu năm giảm 8%, xuống 4,118 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 57.3%, xuống 35.3 tỷ đồng Doanh nghiệp lý giải nguyên nhân đến từ việc chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao hơn so với cùng kỳ, doanh thu từ dự án bất động sản khu công nghiệp mới chưa được ghi nhận.
Các đơn vị thành viên có kết quả trái chiều, Nhựa An Phát (HOSE: AAA) - công ty con lớn nhất - có doanh thu giảm 10% và lợi nhuận giảm 34% Ngược lại, các công ty con sở hữu gián tiếp qua AAA như An Tiến Industries (HOSE: HII) tăng lợi nhuận 75%, lên 32.3 tỷ đồng và Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) tăng 8%, lên 32.6 tỷ đồng.
An Tiến Industries là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phụ gia nhựa Công ty cho biết mảng kinh doanh thương mại trong quý 1 khả quan nhờ giá hạt nhựa đã tăng trở lại từ mức nền thấp quý 4/2022 Đồng thời, giá cước vận tải giảm mạnh so với cùng kỳ, kéo chi phí bán hàng giảm, giúp công ty cải thiện đáng kể lợi nhuận.
Nhựa Hà Nội là đơn vị sản xuất nhựa kỹ thuật, linh kiện, phụ kiện ứng dụng trong công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử… Công ty ghi nhận doanh thu tương đương cùng kỳ năm trước ở mức 542 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm Nhờ tiết giảm mạnh chi phí bán hàng từ 69 tỷ xuống 25 tỷ đồng, lợi nhuận có sự tăng trưởng so với quý 1/2022.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TL(%) SỐ TIỀN TL(%)
2 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 1.210.000 56,84 815.000 40,59 965.000 43,56 -395.000 -32,64 150.000 18,40
1 KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN 0 0,00 0 0,00 20.000 2,41 0 20.000
3 TÀI SẢN DỞ DANG DÀI HẠN 14.554 1,63 20.423 2,46 25.071 3,02 5.869 40,33 4.648 22,76
4 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 70.026 7,83 111.681 13,46 66.415 8,01 41.655 59,49 -45.266 -40,53
5 TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 311.468 34,84 315.889 38,06 350.411 42,24 4.421 1,42 34.522 10,93
(Bảng 3.1: Tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh năm 2020 – 2022
3.1.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền
Trong hai năm 2020 và 2021, tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ không đáng kể 11.65% Nhưng đến năm 2022 thì tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh với tỷ lệ chênh lệch là 107.34% so với năm 2021, tương ứng với mức chênh lệch là hơn 185 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do công ty có được lượng tiền mặt thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ trong khi đó tiền mặt chi trả cho người lao động, chi trả lãi vay đều giảm Tiền và các khoản tương đương tiền tăng cao trong năm 2022 giúp cho công ty có thể chủ động kiểm soát tài chính, chủ động trong việc chi trả các khoản vay cũng như các khoản chi phí
Nhưng quan sát bảng số liệu ta thấy năm 2020 và năm 2021, khoản mục tiền này chỉ chiếm dưới 10% trên tổng tài sản ngắn hạn Trong khi đó, năm 2022, thì khoản mục này lại lại tăng lên và chiếm hơn 16% trong tài sản ngắn hạn Điều này đồng nghĩa với việc công ty đã mất một lượng vốn kinh doanh do tiền mặt chỉ để dự trữ mà không được đưa vào việc đầu tư nhằm tăng vòng quay cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Năm 2020, các khoản phải thu là 322.587 triệu đồng, chiếm 15.15% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty Năm 2021, các khoản phải thu tăng lên là 369.689 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2020, tăng 12.58% so với năm 2020 Nhưng đến năm 2022, các khoản phải thu giảm một phần đáng kể so với năm 2021, giảm hơn 90 tỷ đồng, chỉ chiếm 12.62% trong tổng tài sản ngắn hạn.
Nguyên nhân là từ 2020-2021, CTCP Nhựa Bình Minh không siết chặt chính sách trả chậm cho các nhà phân phối truyền thông Tuy nhiên, công ty đã cải thiện chất lượng các khoản phải thu nhờ tổ chức lại hệ thống phân phối nên năm 2022 công ty khuyến khích khách hàng trả tiền ngay nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi nợ Điều này cho thấy các nhà quản trị của Công ty đã làm tốt nhiệm vụ của mình Khoản phải thu giảm chứng tỏ mức độ rủi ro trong thu hồi nợ của Công ty thấp.
Trong 3 năm 2020, 2021, 2022 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty nhưng đang có xu hướng giảm dần Năm 2021, hàng tồn kho của công ty tăng khá mạnh 222.408 triệu đồng, tương ứng tăng 56.1% so với năm 2020
Nguyên nhân là vì cuối năm 2020 giá trị tồn kho 12,7% so với đầu năm, điều này cho thấy, Công ty có thể đã không chủ động thực hiện chính sách tăng tồn kho trong giai đoạn giá nguyên vật liệu còn thấp Đến năm 2021 công ty đã gia tăng tích trữ hàng tồn kho trong giai đoạn giá nguyên liệu điều chỉnh về mức thấp vào cuối năm 2021 Cho đến đầu năm 2022, nhu cầu ống nhựa xây dựng duy trì đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt là sự phục hồi tại miền Nam - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 và cũng là thị trường chính của Nhựa Bình Minh, thúc đẩy tăng trưởng sản lượng tiêu thụ Biên lợi nhuận gộp của Công ty cũng phục hồi tích cực nhờ giá bán đầu ra tăng, trong khi Công ty có dự trữ tồn kho giá vốn thấp từ trước
3.1.1.4 Tài sản ngắn hạn khác
Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, tài sản ngắn hạn khác chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, chỉ chiếm 0.19% vào năm 2020 Đến năm 2021 thì tỷ trọng này tăng lên là 1.57% so với năm ngoái, tương ứng tăng 27.454 triệu đồng. Sang năm 2022 thì tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng 4.481 triệu đồng (tăng 0.06% so với năm 2021)
Nguyên nhân là vì các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn, khoản ứng trước (tạm ứng), chi phí trả trước trong ngắn hạn trong cả 3 năm đều tăng khiến cho tổng tài sản ngắn hạn khác tăng Từ đó cho thấy việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng khiến cho các dịch vụ liên quan cũng tăng theo, dẫn đến sự tăng lên của tài sản.
3.1.1.5 Đầu tư tài chính ngắn hạn Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Năm 2021, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh khoảng 395.000 triệu đồng, tương đương giảm 32.64% so với năm 2020 Đến năm 2022, tăng 181.600 triệu đồng, chiếm45.12% trong tổng tài sản ngắn hạn, tăng 22.28% so với năm 2021
Nguyên nhân là vào năm 2021, sự ảnh hưởng của Covid-19 nên lãi suất của ngân hàng giảm mạnh (giảm từ 6.2%-9% xuống còn 3.6%-7%) nên khoản đầu tư tài chính bằng tiền gửi ngân hàng giảm nhanh chóng Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế vào năm 2022 đã làm lãi suất tăng nhanh chóng (tăng từ 3.6%-7% lên đến 5%-11.5%) nên khoản đầu tư tài chính bằng tiền gửi ngân hàng lại tăng
Và còn một nguyên nhân khác nữa là do sự thăng hoa và rơi của giá cổ phiếu trong vòng
3 năm Năm 2020 thị trường chứng khoán rối ren do ảnh hưởng của đợt bùng dịch đầu tiên, nhưng đã tăng mạnh trở lại vào cuối năm và kéo dài đến nửa năm 2021 Nhưng đến 7/2021 trở đi thì giá cổ phiếu giảm mạnh do rủi ro tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao, và lãi suất được kỳ vọng tăng trong thời gian tới khiến cho khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp giảm Và đến năm 2022, thì thị trường chứng khoán tại Việt Nam lại có sự biến động thất thường (tăng mạnh vào đầu năm và giảm vào cuối năm) khiến cho khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty mặc dù có tăng nhưng không phải quá nổi bật.
Theo như bảng số liệu ta thấy TSCĐ năm 2021 giảm 115.834 triệu đồng so với năm 2020 (tương ứng giảm 23,27%) và đến năm 2022, thì khoản mục này vẫn tiếp tục giảm 14.248 triệu đồng (tương ứng giảm 3,73%) so với năm 2021
Trong 3 năm 2020-2021-2022 thì khoản đầu tư cho tài sản cố định đều giảm, cho thấy công ty mặc dù có đầu tư máy móc, trang thiết bị, công nghệ, vật tư hiện đại nhưng sự giảm qua 3 năm cho thấy doanh nghiệp đang giảm việc mua sắm thêm và các tài sản cố định đang bị hao hụt mất mát do khấu hao.
3.1.1.7 Tài sản dở dang dài hạn
Tỷ trọng tài sản dài hạn dở dang năm 2021 tăng 40,33% so với năm 2020 và năm 2022 tăng 22,76% so với năm 2021 Nhưng khoản mục này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản dài hạn của doanh nghiệp Điều đó cho thấy mặc dù doanh nghiệp đang có quá trình sản xuất kinh doanh bị chậm tiến độ, những dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp thiết bị chưa bàn giao, nhưng chỉ tiêu
23 này chỉ chiếm một phần rất nhỏ không đáng kể nên nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn của doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh & rủi ro
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh thể hiện Công ty đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước những biến cố có thể xảy ra Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng tức là doanh nghiệp đang tiết kiệm chi phí cho việc mua nguyên vật liệu đầu vào Hoặc doanh nghiệp đã thu hồi được nợ, khoản mục này tăng lên sẽ giúp giảm nỗi lo thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp
Phải thu khách hàng giảm tuy nhiên tỷ lệ vẫn cao hơn nhiều so với doanh thu , điều này thể hiện khả năng Công ty đang bán được nhiều hàng hóa sản phẩm, và đang có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng, tình hình sản xuất và kinh doanh có sự tăng trưởng tốt.
Nợ phải trả của công ty nhựa Bình Minh thấp luôn ở dưới mức 20% Có thể nói đây là điểm mạnh của Nhựa Bình Minh trong khi các công ty cùng ngành khác nợ phải trả chiếm tỷ trọng 44% Vì vậy, cơ cấu vốn của Nhựa Bình Minh luôn duy trì ở mức lành mạnh. Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% Điều đó khiến cho công ty có thể vượt qua được khó khăn trong đại dịch covid mà không cần tới sự tài trợ bên ngoài.
Về Kết quả kinh doanh
Công ty Nhựa Bình Minh đang có có bước tiến xa trong ngành Nhựa với các chỉ số doanh thu, lợi nhuận rất tốt Điều đó cho thấy công ty đang áp dụng các chính sách bán hàng rất hiệu quả và năng suất Khi một công ty có lợi nhuận tích cực thì cho thấy tiềm lực kinh doanh của công ty đang rất mạnh Từ đó, gia tăng sự uy tín cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư giúp công ty phát triển hơn nữa.
Về Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, điều đó có nghĩa rằng công ty đang có đủ tài sản sẵn sàng để chuyển đổi tiền mặt một cách nhanh chóng để thực hiện thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Công ty đang có tỷ suất thanh toán nhanh khá cao, điều đó cho thấy công ty đang phát triển nhanh chóng để thanh toán cho các khoản đầu tư và mở rộng hoạt động.
Hệ số thanh toán tức thời tăng vọt vào năm 2022 cho thấy việc sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nợ ngắn hạn của Công ty rất đảm bảo Nhận thấy rằng Công ty đã tích cực xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý ổn định để đảm bảo có thể đối mặt với những rủi ro xảy ra.
Về Thông số hoạt động
Dựa vào các chỉ tiêu trên, ta có thể thấy được những điểm hiệu quả và có thể được xem là lợi thế của CTCP nhựa Bình Minh Như là tốc độ khả năng thanh toán các khoản phải thu tốt, bằng chứng là công ty có vòng quay các khoản trả tăng đều qua các năm, chứng tỏ tài chính của nhựa Bình Minh ổn định và vững mạnh Việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả được thể hiện rõ ràng qua vòng quay tổng tài sản tăng, cụ thể là lớn hơn so với trung bình ngành ( 1,25 ngày), cho thấy mức độ hiệu quả của Bình Minh vô cùng vượt trội Ngoài ra công ty còn có vòng quay tài sản cố định cao hơn so với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, trong khi trung bình ngành chỉ ở mức 2,13 ngày, chứng tỏ công ty đó đã sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh trong việc tạo ra doanh thu.
Về Thông số đòn bẩy
Thông số khả năng trả lãi vay của công ty khá cao nhờ lợi nhuận trước thuế đạt 155,4% so với mục tiêu lợi nhuận Cho thấy khả năng đảm bảo trả lãi nợ vay của doanh nghiệp và khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất lớn Thông số khả năng trả lãi vay cao giúp tăng sự uy tín của công ty tăng khả năng huy động vốn và thu hút nhiều nguồn đầu tư cho công ty.
Về Thông số sinh lợi
Ta thấy các thông số về khả năng sinh lợi đều có tỷ trọng rất cao Cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển khá bền vững Trong đó tỷ lệ ROA và ROE đều cao hơn tỷ lệ trung bình ngành lần lượt là 6,7% và 11,11% Hai chỉ số này cao gấp hơn 2 lần so với trung bình ngành , giúp công ty chiếm lợi thế rất lớn đối với các đối thủ cùng ngành ,đặc biệt là đối thủ lớn như nhựa Tiền Phong. Các chỉ số sinh lợi cao giúp công ty duy trì vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, đảm bảo hoàn trả được các khoản vay cũng như tăng vốn đầu tư Việc tăng nguồn vốn đầu tư giúp công ty mở rộng thị trường và đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại hơn
Chỉ số EPS trong năm 2022 (8.480VNĐ) được đánh giá cao khi tăng trưởng ngoài sức mong đợi sau năm 2021 Điều này cho thấy rằng Công ty đang kinh doanh rất tốt sau dịch Covid-19 Và chỉ số này cần được duy trì trong vài năm liên tiếp và được mong đợi sẽ có xu hướng tăng trong tương lai đặc biệt là năm 2023
Cũng như chỉ số EPS, trong năm 2022, chỉ số DPS của DN tăng trưởng rất mạnh (tăng gần 150% so với 2021) Điều này cho thấy Công ty đang trên đà đi lên và thê hiện sự tích cực của Công ty dành cho những cổ đông của mình, do đó các cổ đông có khả năng thu về kha khá lợi nhuận từ Công ty.
Chỉ số thanh toán trong năm 2022 giảm xuống mực thấp nhất trong 3 năm, cho thấy rằng Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, tất cả lợi nhuận có khả năng được tái đầu tư vào Công ty
Vào năm 2021, chỉ số P/E củ Công ty rất cao cho thấy Công ty chưa kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên sang đến năm 2022, chỉ số P/E giảm xuống rất nhiều vì EPS tăng lên do Công ty hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2021.
Hàng tồn kho tăng thể hiện Công ty đang có lượng hàng hóa nhiều , đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị trường Tuy nhiên , điều này cũng có thể là Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị trường chưa đúng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa chậm Do đó, đã mua quá nhiều hàng tồn kho, dẫn đến nhu cầu ít, và không tiêu thụ được sản phẩm, từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa Việc này sẽ dẫn đến tài sản ngắn hạn bị tồn đọng quá nhiều, và rất nguy hiểm Đầu tư tài chính ngắn hạn là một loại đầu tư nhằm mục đích bảo toàn vốn gốc và tạo ra nguồn thu nhập ổn định trong vòng 1 năm Tuy nhiên, việc chiếm tỷ trọng lớn của đầu tư tài chính ngắn hạn trong danh mục đầu tư có thể gây ra rủi ro cho nhà đầu tư vì các khoản đầu tư này thường không được bảo hiểm và có thể bị mất giá.
Đánh giá rủi ro tài chính
Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, để đảm bảo đủ tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả, thì huy động vốn và sử dụng vốn là rất quan trọng Chính vì vậy, tỷ trọng các loại tài sản và nguồn vốn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm 2020 TSNH chiếm 70,43% tổng tài sản, TSDH chiếm 29,57% tổng tài sản Trong khi đó, vốn ngắn hạn chiếm 17,46% tổng nguồn vốn, vốn dài hạn chiếm 82,54% tổng nguồn vốn Có thể thấy trong năm 2020, CTCP Nhựa Bình Minh đã có chính sách đầu tư thiên về TSNH và đã sử dụng vốn dài hạn đầu tư cho TSNH (52,97%) còn nhiều hơn vốn ngắn hạn (17,46%) Việc đầu tư này không ảnh hưởng đến rủi ro tuy nhiên lại mất khá nhiều chi phí.
Dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm 2021 TSNH chiếm 70,75% tổng tài sản, TSDH chiếm 29,25% tổng tài sản Trong khi đó, vốn ngắn hạn chiếm 18,42% tổng nguồn vốn, vốn dài hạn chiếm 81,58% tổng nguồn vốn Có thể thấy trong năm 2021, CTCP Nhựa Bình Minh đã có chính sách đầu tư thiên về TSNH và đã sử dụng vốn dài hạn đầu tư cho TSNH(52,33%) còn nhiều hơn vốn ngắn hạn (18,42%) Việc đầu tư này không ảnh hưởng đến rủi ro tuy nhiên lại mất khá nhiều chi phí.
Dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm 2020 TSNH chiếm 72,75% tổng tài sản, TSDH chiếm 27,25% tổng tài sản Trong khi đó, vốn ngắn hạn chiếm 13,25% tổng nguồn vốn, vốn dài hạn chiếm 86,75% tổng nguồn vốn Có thể thấy trong năm 2022, CTCP Nhựa Bình Minh đã có chính sách đầu tư thiên về TSNH và đã sử dụng vốn dài hạn đầu tư cho TSNH (59,5%) còn nhiều hơn vốn ngắn hạn (13,25%) Việc đầu tư này không ảnh hưởng đến rủi ro tuy nhiên lại mất khá nhiều chi phí
Nhìn chung trong 3 năm, công ty đã sử dụng vốn dài hạn để đầu tư cho TSDH vàTSNH nhưng việc sử dụng cho TSNH lại chiếm nhiều hơn, cho thấy công ty đang chú trọng về việc sản xuất sản phẩm hoặc đầu tư cho những công cụ dụng cụ cho việc sản xuất Nhưng việc chú trọng sử dụng nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSNH quá nhiều sẽ dẫn đến việc mất khá nhiều chi phí và không có lợi lâu dài.
HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
Phân tích sự tăng trưởng của Công ty
4.1.1 Phân tích sự tăng trưMng của Công ty năm 2021 – 2022
1 Tỷ lệ trả cổ tức 23% 53%
2 Tỷ lệ thu nhập giữ lại (R) 77% 47%
5 Số nhân vốn chủ (To) 1.15 1.33
6 Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
(Bảng: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2021/2020 = -2.88%
So sánh với tốc độ tăng trưởng bền vững của năm 2021 thì tốc độ tăng trưởng của năm 2021/2020 được xem như là trì trệ.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2022/2021 = 27.6%
So sánh với tốc độ tăng trưởng bền vững của năm 2022 thì tốc độ tăng trưởng của năm 2022/2021 tăng trưởng mạnh Năm 2022, tăng trưởng ngành Nhựa Việt Nam đạt 1,9%, là năm thấp nhất sau hơn 1 thập niên tăng trưởng liên tục trên 15% có năm trên 30% Nhưng tốc độ tăng trưởng của Nhựa Bình Minh lại tăng trưởng mạnh gấp 14.5 lần so với trung bình ngành, điều này khẳng định cho vị thế của công ty trên thị trường cạnh tranh của ngành nhựa
4.1.2 Mục tiêu tăng trưMng bền vững đến năm 2023
Vì giai đoạn năm 2022, tốc độ tăng trưởng của Công ty vượt nhanh hơn so với tỷ lệ tăng trưởng bền vững, vì vậy công ty cần thiết phải có các biện pháp quản lý sự tăng trưởng.
Dự đoán tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2023 của công ty là tăng 12% so với năm 2022.
Hơn nữa, đây là tốc độ tăng trưởng bền vững và dài hạn thì sẽ cần đạt được mục tiêu như sau:
- Phát hành cổ phiếu mới sẽ giúp Công ty giải quyết được những thiếu hụt về nguồn vốn và đảm bảo tăng trưởng bền vững
- Tăng đòn bẫy tài chính bằng cách tăng vay nợ sẽ làm tăng rủi ro cho Công ty, nhưng cũng sẽ khuếch đại thu nhập trên cổ phiếu của công ty
- Giảm tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt xuống, thậm chí có thể không trả cổ tức bằng tiền mặt, hoặc thay đổi hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt bằng hình thức khá
Phân tích kế hoạch và giải pháp tài trợ, đầu tư dài hạn của Công ty
4.2.1 Phân tích kế hoạch tài trợ và đầu tư dài hạn của Công ty
4.2.1.1 K3 hoạch đầu tư dài hạn của Công ty
Quan sát bảng số liệu ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng khác cao trong tổng tài sản dài hạn của Công ty Nhưng 3 năm trở lại đây thì tài sản cố định đang có xu hướng giảm cho thấy tình hình đầu tư cho máy móc, thiết bị, cộng nghệ, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh chưa thực hiện tốt Chẳng hạn như hoạt động di dời nhà máy năm 2022 đã làm gián đoạn sản xuất trong thời gian dài, dẫn đến các khách hàng đã chuyển qua sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất khác cùng phân khúc Thiết bị cũ sau di dời gặp nhiều trục trặc, chưa thật sự ổn định về chất lượng Vì vậy ta cần đầu tư thêm tài sản cố định để nhanh chóng tiếp cận được nguồn công nghệ mới, tăng hiệu quả, năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài đó cũng hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, không gặp nhiều bất cập khi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thiếu thốn. Đầu tư tài chính dài hạn giúp công ty thu hút nhiều nguồn đầu tư vì đây là kênh đầu tư an toàn và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư Ngoài ra đầu tư dài hạn còn giúp công ty có thời gian chuẩn bị kế hoạch, chiến lược đầu tư lâu dài hơn nữa có thể giảm thiểu những rủi ro xuống mức thấp nhất khi phát sinh rủi ro
Theo bảng cân đối kế toán 2022 ,công ty không nhận được cổ tức từ việc đầu tư công ty liên kết cho nên vào năm 2023, công ty nên có kế hoạch đầu tư dài hạn hợp lí hơn
Hiện nay, đầu tư bất động sản được coi là kênh đầu tư sinh lời cao nhất Với nhu cầu về nhà ở, giáo dục, giải trí ngày càng phát triển thì đầu tư bất động sản là nguồn đầu tư dài hạn có giá trị cao Ngoài ra đầu tư trái phiếu chính Phủ cũng là kênh đầu tư tài chính dài hạn an toàn và ổn định, với tỷ lệ bảo toàn vốn cao Bên cạnh những khoản đầu tư dài hạn trên , công ty còn có thể góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán.
Năm 2022 Công ty đã chi 84 tỷ đồng đầu tư chủ yếu cho các dự án tự động hóa trong sản xuất và hiện đại hóa hệ thống kho bãi, giao nhận hàng hóa, và một số sản phẩm mới đem lại nhiều lợi ích về kinh tế Cho nên năm 2023, Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư này
4.2.1.2 K3 hoạch tài trợ dài hạn của Công ty Để hình thành nguồn vốn dài hạn đảm bảo cho quá trình đầu tư và chi tiêu thì Công ty nên thực hiện hoạt động huy động vốn, giúp mang lại nguồn vốn cho Công ty Đồng thời sử dụng nguồn vốn thực hiện hoạt động thu mua cổ phiếu làm tăng tài sản dài hạn.
4.2.2 Giải pháp tài trợ và đầu tư dài hạn của Công ty Để tăng nguồn tài trợ cho các hoạt động đầu tư, Công ty nên thực hiện huy động vốn từ việc vay dài hạn bằng tín dụng ngân hàng hoặc thương mại, phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu.
Dự toán báo cáo tài chính 2023
4.3.1 Dự toán bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DT 16.488 18.467
4.3.2 Dự toán bảng Cân đLi kế toán
2 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 965.000 16,61 1.080.800
1 KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN 20.000 20.000
3 TÀI SẢN DỞ DANG DÀI HẠN 25.071 25.071
4 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 66.415 66.415
5 TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 350.411 350.411
PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN NGẮN HẠN 91.380 1,57 102.346
NGƯỜI MUA TRẢ TIỀN TRƯỚC NGẮN HẠN 3.397 0,06 3.805
THUẾ PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC 65.241 1,12 73.070
PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG 84.007 1,45 94.088
CHI PHÍ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 101.471 1,75 113.648
PHẢI TRẢ NGẮN HẠN KHÁC 2.817 0,05 3.155
II VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.621.319 2.621.319
THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN 1.593 1.593
2 QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1.157.257 1.157.257
3 QUỸ KHÁC THUỘC VỐN CHỦ SỞ HỮU 44.984 44.984
Qua quá trình lập bảng dự toán cân đối kế toán năm 2023, nhận thấy rằng tổng tài sản và tổng nguồn vốn có sự chênh lệch rất lớn (217.401 triệu đồng) Vậy nên cần điều chỉnh bảng dự toán cân đối kế toán bằng cách tăng nợ dài hạn vì trong năm kế hoạch 2023, công ty sẽ tăng đầu tư dài hạn nên cần nhiều nguồn vốn để đáp ứng các khoản đầu tư đó Cùng
59 với đó, khoản nợ dài hạn cũng có thể bù đắp cho tài sản ngắn hạn mà tỷ lệ rủi ro thấp hơn việc dùng nợ ngắn hạn bù đắp cho tài sản.
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP, MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
Nhựa Bình Minh hiện là một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại Việt Nam Vị thế đầu ngành giúp công ty có sự cạnh tranh cao và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm trong bối cảnh rào cản gia nhập ngành nhựa hiện tương đối thấp Bên cạnh đó, công ty mẹ của Nhựa Bình Minh là Công ty TNHH Nhựa và Hoá chất TPC Vina cũng là một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PVC lớn nhất Việt Nam, giúp giảm thiểu rủi ro tăng giá nguyên vật liệu, qua đó giúp đảm bảo biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh. Đây là lợi thế mà những doanh nghiệp cùng ngành hiện chưa có được
Về góc độ tài chính, tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đạt 3.431 tỷ đồng, tăng 13% so với thời điểm đầu năm Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả của Nhựa Bình Minh hiện gấp 6,3 lần, cho thấy một cơ cấu tài chính lành mạnh và ổn định, đặc biệt trong giai đoạn lạm phát và lãi suất cho vay cao như hiện nay Nguồn vốn lưu động dưới dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng gần 60% tổng tài sản ngắn hạn, tạo điều kiện hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động mở rộng kinh doanh của công ty
Xét về khía cạnh giá cổ phiếu, nhựa Bình Minh được định giá cổ phiếu trong ba tháng trở lại đây từ 13/2 đến 13/5 tăng từ 66000đ/cổ phiếu lên 82000đ/cổ phiếu Trong khi công ty nhựa Tiền Phong đứng đầu Việt Nam chỉ có giá 35000đ/cổ phiếu thì công ty nhựa Bình Minh lại có giá 82000đ/cổ phiếu kết thúc phiên vào ngày 13/5/2023 Chứng tỏ tình hình tài chính của nhựa Bình Minh vô cùng ổn định và vững mạnh, doanh thu và lợi nhuận cao, công ty có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả
Vậy nên với vị trí hiện tại, CTCP nhựa Bình Minh không cần phải sát nhập với công ty khác, bởi nó có thể hoạt động độc lập nhờ có tình hình tài chính vững chắc và hiệu quả kinh doanh tốt.