Các ngân hàng này đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng như việc kiểm soát và điều tiết mức cung ứng tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của hệ thống tài c
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - PHÂN VIỆN BẮC NINH
GV hướng dẫn: Vương Thị Minh Đức
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - PHÂN VIỆN BẮC NINH
GV hướng dẫn: Vương Thị Minh Đức
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến côVương Thị Minh Đức Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Tài chính – tiền
tệ, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết
và tận tình của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn
học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW Mỹ.
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó,nhóm em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng
em ngày càng hoàn thiện hơn
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khoẻ, thành công và hạnhphúc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
Nội dung SV thực hiện Hạn nộp bài Mức độ hoàn
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều cóNgân hàng Trung ương(NHTW) Các ngân hàng này đảm nhiệm rất nhiều vai tròquan trọng như việc kiểm soát và điều tiết mức cung ứng tiền cũng như các vấn
đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của hệ thống tài chính và tiền tệ trongnước, thực hiện nhiều nhiệm vụ với chính phủ Tuy nhiên mỗi quốc gia có lịch sửhình thành và một nền văn hóa riêng, tính đa dạng về văn hóa và lịch sử hìnhthành là nguyên nhân chính tạo ra sự khác nhau trong cách thức tổ chức đời sống
và xã hội giữa các quốc gia trên thế giới Do vậy cơ cấu tổ chức NHTW, tổ chứcchính quyền cũng như quan hệ tổ chức NHTW với chính quyển, tổ chức nội bộNHTW cũng khác nhau
Quan điểm về quan hệ giữa NHTW và chính quyền ở mỗi nước cũng khácnhau Có những sự khác nhau khá rõ ràng, thậm chỉ tới mức đối lập Đại diện đặctrưng cho 2 trường phái là 2 NHTW với tên gọi cũng khác nhau đó là: Ngân hàngNhà nước Việt Nam (NHNNVN) và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED).Trong vai trò là một ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngânhàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang FED được xây dựng để đảm bảoduy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn và ổn địnhhơn
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VỊ TRÍ PHÁP
LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW
1.1 Khái niệm NHTW
Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân
Hầu hết các quốc gia chỉ thành lập duy nhất một NHTW, riêng Mỹ thành lậptới 12 NHTW - gọi là các Ngân hàng dự trữ liên bang - hợp thành Hệ thống dựtrữ liên bang Ngoài ra, NHTW châu Âu (ECB) cũng được thành lập gồm nhiềuNHTW thành viên vốn là NHTW trước đây của các quốc gia tham gia vào EMU(Liên minh tiền tệ châu Âu)
Các NHTW được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàngphát hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sở hữu nhà nước Các nước tưbản phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh thì thànhlập NHTW bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổphần của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành, ví dụ, Anh quốc hữuhoá ngân hàng phát hành năm 1946, Pháp quốc hữu hoá năm 1945, Đức vàCanada lần lượt vào các năm 1939 và 1938 Một số nước tư bản khác thì Nhànước chỉ nắm cổ phần khống chế hoặc vẫn để thuộc sở hữu tư nhân nhưng Nhànước bổ nhiệm người điều hành Ví dụ, NHTW ở Nhật có 55% cổ phần thuộcquyền sở hữu của Nhà nước, 45% còn lại thuộc sở hữu tư nhân (chính xác làthuộc sở hữu của các ngân hàng tư nhân), nhưng bộ máy quản lý ngân hàng làHội đồng chính sách gồm 7 thành viên lại do Chính phủ bổ nhiệm Ở Mỹ, NHTWđược gọi là Hệ thống dự trữ liên bang (hay còn gọi là Cục dự trữ liên bang - Fed),
là ngân hàng cổ phần tư nhân nhưng cơ lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng này làHội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Thượng nghị viện
bổ nhiệm Hệ thống dự trữ liên bang của Mỹ (Fed) bao gồm 12 ngân hàng dự trữliên bang, trong đó lớn nhất là NewYork, rồi đến Chicago, San Francisco Cổphần các ngân hàng này do các ngân hàng thương mại tư nhân là thành viên nắmgiữ Ban giám đốc của các ngân hàng dự trữ gồm 9 người trong đó 6 người do cácngân hàng thương mại thành viên bầu ra, 3 giám đốc còn lại do Hội đồng thốngđốc bổ nhiệm Chín giám đốc này cùng bầu ra chủ tịch ngân hàng và phải đượcHội đồng thống đốc phê chuẩn Còn lại hầu hết các nước khác thì thành lậpNHTW mới thuộc sở hữu nhà nước Ở Việt Nam, NHTW được thành lập thuộc sởhữu của nhà nước, gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
Trang 8khác nhau trong bộ máy nhà nước, có mối quan hệ khác nhau với Quốc hội,Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Trên thực tế đã tồn tại 3 mô hình NHTW: NHTW trực thuộc Quốc hội vàđộc lập với Chính phủ, NHTW trực thuộc Chính phủ, NHTW trực thuộc Bộ Tàichính Hiện nay, mô hình NHTW trực thuộc Bộ tài chính đã không còn được ápdụng ở các quốc gia trên thế giới, do vậy nhóm chỉ nêu và phân tích hai mô hình: (1) NHTW độc lập với Chính phủ, (2) NHTW trực thuộc Chính phủ
1.2.1 Mô hình tổ chức NHTW độc lập Chính phủ
Sơ đồ 1.2.1 Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ,không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ Chính phủ không có quyền canthiệp vào hoạt động của NHTW mặc dù ban lãnh đạo của ngân hàng do Tổngthống hay Thủ tướng bổ nhiệm Chính quyền không được phế truất thống đốc
Các nước đang áp dụng: Tiêu biểu cho mô hình này là hệ thống dự trữ liên
bang Hoa Kỳ (FED) và NHTW Thụy Sỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật (NHTW Nhậttrước đây trực thuộc bộ Tài chính, tức là thuộc Chính phủ, nhưng từ 6/1998 với
sự cải cách tài chính, NHTW Nhật tách ra độc lập với Chính phủ) và gần đây làNHTW châu Âu
Ưu điểm: Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh
tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính Được trao quyền lựachọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liênquan Độc lập trong việc thực thi các chính sách tiền tệ nên tăng tính chủ động vàgiảm độ trễ của chính sách tiền tệ
Hạn chế: khó có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ- do NHTW thực
hiện và chính sách tài khóa- do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô một cáchhiệu quả
1.2.2 Mô hình tổ chức NHTW trực thuộc chính phủ
2
Trang 9Sơ đồ 1.2.2 Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy Chính phủ, chịu sự chiphối trực tiếp của chính phủ về nhân sự tài chính và đặc biệt là về các quyết địnhliên quan đến việc xây dựng chính sách tiền tệ Chính phủ có thể sử dụng ngânhàng trung ương như là công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt củaquốc gia, đồng thời chính sách tiền tệ cũng được kiểm soát với mục đích sử dụngphối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau nhằm đảm bảo mức
độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mụctiêu vĩ mô trong từng thời kỳ
Các nước đang áp dụng: Tiêu biểu cho mô hình này là Nhật Bản, Anh, Việt
Nam, phần lớn là các nước Đông Nam Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hay các nước thuộc khối XHCN trước đây
Ưu điểm: Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW
đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liềulượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với mục tiêu vĩ mô trongthời kỳ Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực
để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ phát triển
Hạn chế: mất đi sự chủ động trong thực hiện chính sách tiền tệ Sự phụ
thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là
ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế
1.3 Chức năng của NHTW
NHTW thực hiên các chức năng cơ bản là ngân hàng của quốc gia và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của NHTW nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và
an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô của nền kinh tế
3
Trang 101.3.1 Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành
NHTW được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các qui địnhtrong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mức pháthành ) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống tiền tệ của quốc gia.Đồng tiền do NHTW phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất, nómang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi người không có quyền từ chối nótrong thanh toán Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của NHTWtrong việc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng nhưphương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế 1.3.2 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng
Với chức năng này, Ngân hàng Trung ương cung cấp các dịch vụ ngân hàngcho các ngân hàng trung gian, bao gồm:
• Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
Các ngân hàng trung gian còn phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửitrên tài khoản tại Ngân hàng Trung ương để thực hiện các nghĩa vụ chi trả trongthanh toán với các ngân hàng khác hoặc đáp ứng các nhu cầu giao dịch với Ngânhàng Trung ương
Trong thực tế, các ngân hàng có thể duy trì mức dự trữ lớn hơn mức cầnthiết do điều kiện kinh doanh cụ thể của ngân hàng, do không cho vay hết hoặckhông tìm kiếm được cơ hội đầu tư an toàn Ngân hàng trung ương trả lãi cho cáckhoản tiền gửi và mức lãi suất này được sử dụng như lãi suất điều tiết của Ngânhàng trung ương
• Là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắtbuộc và dự trữ vượt mức tại Ngân hàng Trung ương nên các ngân hàng này có thểthực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng Trung ương Thông quadịch vụ thanh toán bù trừ, Ngân hàng Trung ương góp phần tiết kiệm được chi phíthanh toán cho các ngân hàng trung gian và cho toàn xã hội, thúc đẩy nhanh quátrình luân chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng và phản ánh chính xác các quan
hệ thanh toán giữa các chủ thể trong nền kinh tế Hơn nữa, thông qua hoạt độngnày Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát sự biến động vốn khả dụng của từngngân hàng trung gian và có các biện pháp điều chỉnh hợp lý
• Cung cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thông quanghiệp vụ tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn Mục đích của nghiệp vụnày là:
+ Phát hành thêm tiền trung ương theo kế hoạch
+ Bổ sung thêm vốn khả dụng cho các ngân hàng cách thường xuyên + Là cứu cánh cuối cùng khi các ngân hàng trung gian gặp những khó khănbất khả kháng và có nguy cơ lan toả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống
4
Trang 11Vì các khoản tín dụng của Ngân hàng Trung ương gắn trực tiếp với việcphát hành tiền trung ương, nên các điều kiện chiết khấu thường là chặt chẽ vàđược giới hạn bởi mức tái chiết khấu, các qui định về chất lượng, thời hạn vàchủng loại chứng từ có giá được chấp nhận để chiết khấu Mặt khác, các qui địnhnày cũng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu khoản mục chứng từ có giá bên Tài sản Cócủa các ngân hàng trung gian và do đó mà ảnh hưởng đến chất lượng Tài sản Cócủa chúng
Kết hợp với các điều kiện chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu thường được sửdụng linh hoạt nhằm tác động vào nhu cầu vay của các ngân hàng trung gian 1.3.3 Là ngân hàng của chính phủ
Ngân hàng Trung ương có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng choChính phủ Bao gồm:
Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước Ngân hàng Trung ương mở tài khoản
của Kho bạc Nhà nước để ghi chép các khoản tiền gửi của Chính phủ, các khoảnthu của Nhà nước dưới dạng thuế, lợi nhuận, hoặc thu khác hàng ngày được gửivào tài khoản này Đồng thời, Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm theo dõi, chitrả lãi, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của Kho bạc và có thể sửdụng số dư trên tài khoản này cho các hoạt động cung ứng tín dụng của NHTW
Tạm ứng cho Ngân sách
Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ:
NHTW làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành chứng khoán Chínhphủ
Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc và tài sản quí khácĐại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, ký kếtcác điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo sự uỷ quyền củaChính phủ
Tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội,ban hành các thể chế hoạt động ngân hàng, đồng thời, tư vấn cho Chính phủ vềcác vấn đề tài chính - tiền tệ
1.3.4 Chức năng quản lý nhà nước của NHTW
Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó NHTW sử dụng cáccông cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông nhằmđảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ đồng thời thúc đẩy tă trưởng kinh tế và đảm bảocông ăn việc làm
Chính sách tiền tệ được hoạch định một trong hai hướng sau:
+ Chính sách tiền tệ mở rộng: Nhằm tăng lượng tiền cung ứng để khuyếnkhích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm Mục đích của chínhsách này là chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp
5
Trang 12+Chính sách tiền tê thắt chặt: Nhăm giảm lượng tiền cung ứng để hạn chếđầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế Mục đích của chính sáchnày là chống lạm phát.
Thanh tra giám sát hoạt động hệ thống ngân hàng
1.4 Tính độc lập của NHTW
1.4.1 Quan điểm về tính độc lập
Tính độc lập của NHTW được thể hiện thông qua việc NHTW có được toànquyền quyết định việc sử dụng các công cụ để thực thi CSTT hay không, chỉ rõtrách nhiệm, quyền hạn của NHTW và người đứng đầu NHTW trong việc điềuhành chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Theo King Banaian (2008) tỉnh độc lập của NHTW thể hiện ở ba khía cạnh:(i) độc lập về nhân sự, (ii) độc lập về chính sách, và (iii) độc lập về tài chính
Mức độ độc lập về nhân sự hay độc lập về chính trị có thể được xác định bởi
các yếu tố như ảnh hưởng của chính phủ trong thủ tục bổ nhiệm, nhiệm kỳ, vàmiễn nhiệm hội đồng thống đốc của NHTW Mức độ độc lập về nhân sự còn đượcthể hiện qua quyền hạn của Thống đốc NHTW, trong việc quyết định các vấn đềliên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của mình như bổ nhiệm và miễn nhiệmnhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế lương bổng và trợ cấp v.v
Độc lập CSTT (Monetary Policy Independence) đề cập đến sự linh hoạt cho
NHTW trong việc hoạch định và thực thi CSTT Một NHTW được cho là có độclập mục tiêu, nếu nó có toàn quyền trong việc thiết lập các mục tiêu cuối cùng củaCSTT, như lạm phát, thất nghiệp, hoặc tăng trưởng kinh tế NHTW được coi là cóđộc lập về công cụ nếu nó được phép tự do lựa chọn các công cụ của CSTT để đạtđược mục tiêu cuối sẽ không được coi là độc lập về việc lựa chọn các công cụnếu chính phủ phải phê duyệt để sử dụng công cụ chính sách Mức độ độc lập vềtài chính được thể hiện qua ba khía cạnh Thứ NHTW có quyền tự chủ trong việcquyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu của chính phủ một cách trựctiếp hay gián tiếp bằng tín dụng của NHTW Thứ hai, NHTW có nguồn tài chính
đủ lớn để không phải phụ thuộc vào sự cấp phát tài chính của chính phủ Thứ ba,người đứng đầu của NHTW (Thống đốc) có quyền quyết định hầu hết các khoảnchi tiêu của tổ chức này trong khuôn khổ dự toán ngân sách đã được phê duyệt Nhìn chung, việc lựa chọn mức độ độc lập nào cho NHTW tùy thuộc vàochế độ chính trị, cơ chế lập pháp, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch
sử và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng từng quốc gia Tuy nhiên, hầuhết các nghiên cứu đều cho rằng NHTW cần thiết phải có sự độc lập nhất định,giảm bớt những áp lực của Chính phủ trong quá trình điều hành CSTT Ở đó,NHTW nên được giao quyền tự xây dựng, quyết định mục tiêu, chi tiêu, các công
cụ và thực thi CSTT một cách chuyên sâu, kiến định theo đuổi mục tiêu hàng đầu
là ổn định giá cả Có như vậy, hiệu quả công tác điều chính sách mới được nângcao, giúp tăng cường uy tín của NHTW và tăng lòng tin của nhân dân vào các nhà
6
Trang 13hoạch định chính sách vĩ mô Tính độc lập này cần được hình thức, không có thựcquyền dẫn tới giảm hiệu quả trong công tác điều hành quy định cụ thể, rõ ràngtrong Luật, tránh tình trạng NHTW chỉ độc lập về mặt hình thức, không có thựcquyền dẫn tới giảm hiệu quả trong công tác điều hành chính sách
1.4.2 Đo lường tính độc lập
Đo lường tính độc lập của NHTW đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứunhư Bade and Parkin (1982); Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991); Alesinaand Summers (1993); Cukierman, Webb, and Neyapti (1992) Trong đó đáng chú
ý là nghiên cứu của Cukierman, Webb, and Neyapti (1992) sử dụng chỉ sô CWN(viết tắt 3 chữ cái đầu của tên 3 tác giả này) để đánh giá mức độ độc lập củaNHTW
Hai chỉ số sẽ được đề cập dưới đây:
* Chỉ số độc lập pháp lý (De jure independence)
* Chỉ số độc lập thực tế (De facto independence)
1.4.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với một số biến vĩ mô:Lạm phát, tăng trưởng và thâm hụt ngân sách
a Quan hệ với lạm phát
Về mặt lý thuyết, bất kỳ một NHTW có mức độ độc lập thấp, hay bị kiểmsoát hoàn toàn bởi Chính phủ đều có xu hướng tăng cung tiền dưới áp lực củaChính phủ và vì vậy nền kinh tế sẽ dễ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao hơn môhình NHTW độc lập
b Quan hệ với tăng trưởng kinh tế
Về mặt lý thuyết, mức độ độc lập của NHTW không tác động đến tăngtrưởng kinh tế một cách trực tiếp, mà tác động gián tiếp thông qua lạm phát MộtNHTW có mức độ độc lập cao, sẽ giúp duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, và lạm phátthấp sẽ có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Và như vậy, bên cạnh các yếu tốthúc đẩy tăng trưởng khác, mức độ độc lập cao của NHTW được dự kiến sẽ hỗ trợtăng trưởng kinh tế Khẳng định này có trong một số nghiên cứu Merter Akinci vàcác cộng sự (2015), James Obben (2006) Tuy nhiên, Alesina và Summers (1993)
và một số khác lại cho cho rằng mức độ độc lập của NHTW không đủ để hỗ trợtăng trưởng kinh tế:
* Tồn tại mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW và tăng trưởng
Merter Akıncı, Gönül Yüce Akıncı, và Ömer Yılmaz (2015) thực hiện đánhgiá mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW, tự do hóa tài chính và tăngtrưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên trong liên minh EU giai đoạn từ 1995-
2011 Nhóm tác giả sử dụng mô hình kiểm định chặn phân phối trễ tự hồi quy dữliệu bảng (panel ARDL bounds testing model) được đề xuất bởi Pesaran và cáccộng sự (2001) Kết quả nghiên cứu khẳng định tồn tại một mối quan hệ tích cực
và có ý nghĩa thống kê giữa sự độc lập của NHTW, tự do hóa tài chính và tăngtrưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn Cụ thể, sự độc lập của NHTW và tự
7
Trang 14do hóa tài chính tại thời điểm hiện tại là các nhân tố quan trọng quyết định mức
độ tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực trong tương lai Mức độ độc lập củaNHTW cao sẽ là tạo ra các kết quả tích cực cho nền kinh tế và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Điều này được minh chứng trong thực tế ở các nước thành viêncủa EU, nơi mà có kết quả kinh tế tích cực là do sự đóng 8 nhỏ của mức độ độclập cao NHTW và tự do hóa TTTC mạnh mẽ
* Không tồn tại mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW và tăng trưởng
Alesina và Summers (1993) trong nghiên cứu của mình sử dụng dữ liệu vĩ
mô của 16 quốc gia từ 1973-1988 nhằm đánh giá tác động của mức độ độc lậpcủa NHTW đến các biến số của kinh tế Kết quả cho thấy, không có gì ngạc nhiênkhi thấy mức độ độc lập NHTW có mối quan hệ ngược chiều với biến lạm phát.Tuy nhiên, đối với biến tăng trưởng thì mối quan hệ giữa chúng là không rõ ràng.Trong mâu 16 nước, NHTW Thụy Sĩ có tính độc lập cao nhất nhưng tăng trưởngkinh tế thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của các nước khác,trong khi NHTW Đức và Hà Lan có mức độc lập vừa phải thì đạt được mức tăngtrưởng tốt Ngược lại, Pháp có mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ có mức tăngtrưởng kinh tế cao và bền vững
c Quan hệ với thâm hụt ngân sách
Đa số các nghiên cứu thực nghiệm tập trung tìm kiêm mối quan hệ giữa tínhđộc lập của NHTW và lạm phát Chỉ có một vài nghiên cứu về mối c nghiên cứuđều kết luận mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ độc lập của hệ giữa sự độc lậpcủa NHTW và thâm hụt ngân sách Trong số đó, hầu hết các NHTW và thâm hụtngân sách
8
Trang 15CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW TẠI MỸ VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯỚI
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU 2.1 Sự ra đời của NHTW Mỹ
NHTW của Mỹ, được biết đến với tên gọi Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed– Federal Reserve System), ra đời tương đối muộn (năm 1913) so với các NHTWkhác nhưng đã nhanh chóng trở thành NHTW quan trọng nhất trên thế giới.Nguyên nhân chính giải thích tại sao Fed ra đời tương đối muộn là vì người Mỹnói chung phản đối tập trung quyền lực quá mức trong một thể chế “phi dân chủ”như NHTW Chính vì lý do này, những nỗ lực xây dựng NHTW từ thế kỷ 19 trở
về trước đều thất bại Cụ thể là mô hình NHTW đầu tiên First Bank of the UnitedStates, đóng vai trò là người cho vay cứu cánh cuối cùng, đã bị giải thể vào năm1811; và sau đó điều lệ của Second Bank of the United States cũng bị Tổng thốngAndrew Jackson phủ quyết vào năm 1832
Để hóa giải sự chống đối của công chúng và của hệ thống chính trị đối với
mô hình NHTW, những nhà sáng lập nên Fed đã tổ chức Fed thành một hệ thốngbao gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang đại diện cho 12 vùng để đảm bảo rằngquyền lực không bị tập trung vào và chi phối bởi những thế lực chính trị và tàiphiệt ở Washington hay New York Không những thế, những người sáng lập nênFed còn thiết kế mỗi một Ngân hàng Dự trữ Liên bang như một thể chế tựa tưnhân (quasi-private), được giám sát không chỉ bởi đại diện của các NHTM trongvùng mà còn bởi đại diện của khu vực công và khu vực dân sự Cụ thể là mỗiNgân hàng Dự trữ liên bang có 9 thống đốc, được chia làm ba nhóm A, B, và C.Nhóm A bao gồm 3 thống đốc, là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực ngânhàng, do các ngân hàng tư nhân trong vùng bầu ra Nhóm B gồm 3 thống đốc, lànhững nhà lãnh đạo xuất chúng đại diện cho khu vực công nghiệp, nông nghiệp,lao động, người tiêu dùng, cũng do các ngân hàng tư nhân trong vùng bầu ra.Cuối cùng, nhóm C gồm 3 thống đốc, đại diện cho lợi ích cộng đồng, do Hộiđồng Thống đốc của Fed cử, và những người này không được là quan chức, nhânviên, hay cổ đông của ngân hàng Hội đồng gồm 9 thống đốc này sau đó bầu rachủ tịch với sự phê chuẩn của Hội đồng Thống đốc của Fed
Các bộ phận của Cục dự trữ liên bang (Fed) có tư cách pháp lý khác nhau Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang.Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo
cơ chế dân chủ Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêucầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báocáo tới Quốc hội theo định kỳ Theo luật, thành viên của Hội đồng này chỉ rờichức vụ khi mãn hạn Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và
cụ thể hóa chính sách tiền tệ Nó cũng giám sát và quy định hoạt động của 12Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung
9