MỤC LỤC
Tính độc lập của NHTW được thể hiện thông qua việc NHTW có được toàn quyền quyết định việc sử dụng cỏc cụng cụ để thực thi CSTT hay khụng, chỉ rừ trách nhiệm, quyền hạn của NHTW và người đứng đầu NHTW trong việc điều hành chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Mức độ độc lập về nhân sự còn được thể hiện qua quyền hạn của Thống đốc NHTW, trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của mình như bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế lương bổng và trợ cấp v.v. Tính độc lập này cần được hình thức, không có thực quyền dẫn tới giảm hiệu quả trong cụng tỏc điều hành quy định cụ thể, rừ ràng trong Luật, tránh tình trạng NHTW chỉ độc lập về mặt hình thức, không có thực quyền dẫn tới giảm hiệu quả trong công tác điều hành chính sách.
* Tồn tại mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW và tăng trưởng Merter Akıncı, Gửnỹl Yỹce Akıncı, và ệmer Yılmaz (2015) thực hiện đỏnh giá mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên trong liên minh EU giai đoạn từ 1995- 2011.
Tất cả 12 chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ đều tham dự các cuộc họp của FOMC và tham gia vào các cuộc thảo luận của FOMC, nhưng chỉ những chủ tịch là thành viên Ủy ban vào thời điểm đó mới có quyền biểu quyết về các quyết định chính sách.Theo luật, FOMC xác định tổ chức nội bộ của riêng mình và theo truyền thống, FOMC bầu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc làm chủ tịch và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York làm phó chủ tịch. “Blue book” là tài liệu do Phòng Chính sách tiền tệ (Monetary Affairs Division) của Hội đồng Thống đốc Liên bang chuẩn bị, trong đó trình bày các số liệu tổng hợp về tiền tệ, đồng thời đưa ra ba phương án chính sách, được gọi tên là phương án A, B, và C. Hiện nay mức cao nhất là 10% tính trên số tiền gửi thời hạn dưới 3 năm và buộc phải duy trì giá trị dương đủ dự trữ bắt buộc đến cuối mỗi ngày tại FED TW, nếu Ngân hàng nào thiếu mức dự trữ bắt buộc sẽ bị phạt rất nặng; Lãi suất chiết khấu do các Fed khu vực quyết định sau khi có sự chấp thuận của Uỷ Ban OMO; Lãi suất trên thị trường OMO do Uỷ Ban OMO quyết định theo quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.
Lượng tiền cung ứng hàng năm hoàn toàn do Hội Đồng Thống đốc quyết định theo quan hệ cung cầu về đồng USD trên thị trường trong và ngoài nước Mỹ – Theo đó, hàng năm Hội Đồng Thống đốc ước tính tổng nhu cầu tiền tăng thêm để chuyển hợp đồng thuê in (cả cơ cấu mệnh giá và tổng giá trị) phân bổ đến 5 Nhà máy in tiền không thuộc FED thực hiện. Bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng thông qua giám sát và kiểm tra tập trung vào người tiêu dùng, nghiên cứu và phân tích các vấn đề, xu hướng tiêu dùng mới nổi, các hoạt động phát triển kinh tế cộng đồng và việc quản lý luật và quy định về người tiêu dùng. Tính độc lập của FED nhằm giảm sự can thiệp sâu của chính trị đến quá trình quản lý và thực thi các chính sách tiền tệ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.Nguồn thu nhập chính của Fed là phí lãi đối với một loạt chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ mà họ đã mua được thông qua các hoạt động thị trường mở (OMO).
Tất nhiên là Fed không trở nên giàu vì khoản lợi nhuận này sau đó sẽ phải chuyển sang cho Ngân khố, nhưng khoản lợi nhuận này cũng đủ để Fed có vị thế thuận lợi hơn hẳn so với các cơ quan của chính phủ do ngân sách của Fed không phải đi qua một trình tự phức tạp, mang nặng tính chính trị do Quốc hội kiểm soát. Mặc dù FED TW cũng như các FED khu vực là những Định chế tài chính hoạt động phi lợi nhuận theo Luật định song đều là những Định chế nộp Ngân sách, tự cân đối tài chính, tự tuyển chọn, sắp xếp tổ chức và trả lương. Mức lương này tuy không cao (thấp hơn nhiều so với đồng nghiệp tại NHTW Hồng Kong), nhưng mỗi tiến sỹ đều được dành một tỷ lệ thời gian thích hợp vào việc làm khoa học, giảng dạy tạo thu nhập thêm ngoài công việc được giao tại công sở.
Nguồn thu nhập lớn nhất của FED TW nói riêng và các FED khu vực nói chung là nguồn chênh lệch lãi suất trên thị trường mở OMO (trên 90% tổng thu), phần còn lại là thu từ các dịch vụ khác như: thanh toán liên ngân hàng, lưu ký, cung ứng thông tin, phí quản lý, phí thanh tra – giám sát và đào tạo.. Từ những nét chấm phá nói trên, một vấn đề đặt ra là Ngân hàng Việt nam nói riêng, ngành tài chính Việt nam nói chung có thể học được những gì xét về phương diện gợi ý chính sách và chiến lược phát triển toàn ngành? Nhóm chúng em cho rằng cú 3 nhúm “bài học” cú thể nhận dạng được một cỏch rừ ràng nhất, gồm: i) Những cái hay có thể học và tham khảo để áp dụng được ngay; ii) Những cái hay có thể tham khảo nhưng chưa thể áp dụng được ngay trong điều kiện cơ. chế hiện tại của Việt Nam và iii) Những cái dở: chỉ nghe, nhìn để biết và tránh mà không cần hoặc không nên áp dụng cho Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện CSTT quốc gia, Luật quy định, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ. Quy định này cho thấy, các công cụ, biện pháp điều hành CSTT chịu ảnh hưởng lớn từ chỉ đạo của Chính phủ, dễ dẫn đến việc xuất hiện áp lực chính trị lên NHNN trong việc chạy theo các mục tiêu của chính sách tài khóa;. Măc dù Hội đồng chỉ có trách nhiệm cho ý kiến tư vấn chính sách, không phải là một cơ chế ra quyết định, song thành viên Hội đồng và các ý kiến tư vấn lại có ảnh hưởng lớn đến các quyết định điều hành CSTT của NHNN.
Quan sát diễn biến kinh tế Việt Nam cho thấy, rong một số giai đoạn, quyết định CSTT và chính sách tài khóa trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ đã trở thành nguyên nhân làm lạm phát gia tăng, gây bất ổn nền kinh tế (Vũ Thành Tự Anh, 2013).
Thứ hai, việc tăng hay giảm lượng cung tiền cho thị trường trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao hay bị thiểu phát thường được xử lý qua việc mua bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính (cả sơ cấp và thứ cấp), hoặc qua việc tăng giảm lãi suất cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Việc mở rộng hay thắt chặt tín dụng để kích cầu tiêu dùng, phát triển kinh tế hay làm giảm lạm phát bằng những mệnh lệnh hành chính hay ý đồ chính trị thường không đem đến hiệu quả mong đợi, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy như sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp hay kìm hãm sự phát triển của khu vực tư nhân, thường là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương và lâu phục hồi. Việc đưa thêm tiền vào thị trường phải phản ánh nhu cầu cần tiền mặt của thị trường và các giao dịch liên ngân hàng, tránh gây ra lạm phát và sử dụng tín dụng dễ dãi.
Theo kinh nghiệm của các NHTW của các nước phát triển và yêu cầu, tiêu chuẩn Basel I, II, III của Hiệp định về Quản lý và giám sát ngân hàng trên thế giới, NHTW nào nắm chắc và tuân thủ được ba yếu tố nói trên sẽ có cơ hội xây dựng một NHTW thành công, bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế quốc gia và tạo ra hiệu ứng lan tỏa tốt đẹp trong và ngoài toàn hệ thống ngân hàng.
Do vậy, Việt Nam cần nghiên cứu mô hình tổ chức của các NHTW hiện đại trên thế giới, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức NHNN hiện nay để xem xét tiến trình tái cấu trúc hợp lý cho NHNN. Theo em, quy mô hoạt động của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, các mối quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp hơn, công nghệ ngân hàng phát triển mạnh mẽ, sẽ yêu cầu lớn hơn về một cơ cấu tổ chức NHTW hiện đại. Đồng thời, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp nhất cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn đề chống lạm phát, để có thể đạt được các mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội đã đề ra.
Do đó, Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng những khoản thặng dư trong hoạt động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế tiền lương phù hợp hơn.