1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu mô hình tổ chức của các nhà xuất bản hiện nay lấy một nhà xuất bản và phân tích mô hình của nhà xuất bản đó

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu mô hình tổ chức của các nhà xuất bản hiện nay
Tác giả Đặng Minh Thảo
Người hướng dẫn Ths. Trần Thu Quỳnh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh xuất bản
Thể loại Bài thực hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 611,12 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Mô hình tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản đang là một trong những vấn đề thời sự của ngành xuất bản hiện nay.. MÔ HÌNH CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN HIỆN NAY Theo quy định của Luật

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XUẤT BẢN ******

BÀI THỰC HÀNH

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH XUẤT BẢN

Họ tên sinh viên: Đặng Minh Thảo Mã sinh viên: 2158010060

Lớp: Biên tập xuất bản K41

Giảng viên: Ths Trần Thu Quỳnh

Hà Nội – 2024

Trang 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐẦU NĂM

1 Tìm hiểu mô hình tổ chức của các nhà xuất bản hiện nay Lấy một nhà xuất bản và phân tích mô hình của nhà xuất bản đó

2 Báo cáo lại quá trình tìm hiểu mô hình thành 1 bản khoảng 10 trang khổ A4

Trang 3

MỞ ĐẦU

Mô hình tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản đang là một trong những vấn đề thời sự của ngành xuất bản hiện nay Chuyển đổi thành công tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là nhiệm vụ hàng đầu của ngành xuất bản

Hiện nay, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, nhiều vấn đề mới, phức tạp đã nãy sinh trong mô hình tổ chức, quản lý của các nhà xuất bản Biểu hiện dễ thấy nhất là sự bất hợp lý trong xác định loại hình của nhà xuất bản, từ đó dẫn đến cơ chế, chính sách cho ngành xuất bản chưa được đồng bộ

Bên cạnh đó, mô hình tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản hiện nay đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà xuất bản, chưa tạo điều kiện thuận lợi để một số nhà xuất bản phát huy hết nội lực của mình để phát triển Vì vậy, cần phải xem xét xây dựng mô hình tổ chức hoạt động của các nhà xuất bản đúng với sự định hướng của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động của các nhà xuất bản trong thời gian qua

Trang 4

TÌM HIỂU

I MÔ HÌNH CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN HIỆN NAY

Theo quy định của Luật xuất bản, các nhà xuất bản được tổ chức và hoạt động theo 2 loại hình:

- Nhà xuất bản là đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ hạch toán

¥ Đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước bảo đảm 100% kinh phí hoạt động ¥ Đơn vị sự nghiệp có thu tự túc một phần kinh phí hoạt động

¥ Đơn vị sự nghiệp có thu tự túc 100% kinh phí hoạt động

- Nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xuất bản

¥ Mô hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện

¥ Mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên -100% vốn nhà nước ¥ Mô hình Công ty mẹ - Công ty con

II MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN HIỆN NAY 1 Khái niệm:

- Mô hình tổ chức bộ máy của nhà xuất bản là sự tổng hợp các bộ phận khác nhau được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung của đơn vị

2 Yêu cầu của việc thiết lập mô hình tổ chức nhà xuất bản

Việc thiết lập mô hình tổ chức nhà xuất bản phải bảo đảm những yêu câu chủ yếu sau đây:

Trang 5

¥ Mô hình tổ chức nhà xuất bản phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của hoạt động xuất bản, đặc biệt là quy trình hoat động nghiệp vụ, tính chất và các loại hình công việc khác nhau của một nhà xuất bản

¥ Mô hình tổ chức nhà xuất bản phải tinh giản, gọn nhẹ, năng động nhưng động thời luôn phải là mô hình mở có khả năng liên thông cao, có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong quá trình hoạt động, có khả năng thu hút cộng tác viên một cách thuan lợi

¥ Mô hình tổ chức nhà xuất bản phải tuân thủ theo các quy đinh và thé chế riêng của ngành xuất bản, theo Luật Công chức, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hiện hành của Nhà nước.…

¥ Mô hình tố chức nhà xuất bản phải luôn được bo sung, hoàn thien theo sự phát triển của nhà xuất bản, tránh dập khuôn máy móc, phải đảm bảo sự phù hợp và tương đồng với trình độ quản lý cả ở cấp vĩ mô và vi mô, với yêu câu và sự chi dạo của cơ quan chủ quan

3 Phân loại các mô hình tổ chức nhà xuất bản

Hiện nay, có 5 mô hình tổ chức nhà xuất bản, đó là:

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức kết hợp là mô hình phổ

biến nhất đối với các nhà xuất bản Mô hình tổ chức kết hợp được chia thành 2 kiểu là: Mô hình trực tuyến - tham mưu và Mô hình trực tuyến – chức năng

Trang 6

* Mô hình trực tuyến - tham mưu:

- Được vận dụng trên cơ sở xác định một hệ thống quan hệ dọc theo kiểu trực tuyến giữa các cấp độ (xét trên phương diện quản lý) của một nhà xuất bản Thông thường một nhà xuất bản được bố trí dọc theo ba cấp: giám đốc (cấp cao) - phòng ban (cấp trung gian) - các bộ phận thực thi công việc (cấp cơ sở) Ở từng cấp này thường được lập ra một bộ phận hay một nhóm tham mưu giúp lãnh đạo từng cấp

- Kiểu tổ chức này sẽ có mô hình nhà xuất bản rất gọn nhẹ, nhưng một nhược điểm cơ bản là đối với các ban biên tập không thể tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu Vì hoạt động biên tập là một hoạt động chính của nhà xuất bản, là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nếu tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu thì các phòng (ban) biên tập sẽ không làm công tác biên tập mà thuê ngoài hoặc giao cho tác giả (tình trạng này xảy ra ở nhiều nhà xuất bản nhất là các nhà xuất bản phía Nam trước đây)

* Mô hình trực tuyến - chức năng:

- Mô hình trực tuyến – chức năng là ở từng cấp người ta thiết lập các quan hệ ngang theo chức năng Các chức năng này được tổ chức thành từng bộ phận riêng như bộ phận biên tập trong đó có làm cả trình bày, minh hoạ; bộ phận sản xuất (in ấn), bộ phận phát hành, kế toán tài vụ Như vậy trong một nhà xuất bản ngoài quan hệ dọc trực tuyến còn có các quan hệ ngang chức năng đan xen hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong một dây chuyền thống nhất

=> Đây là kiểu tổ chức phù hợp nhất với hoạt động của nhà xuất bản hiện nay tại Việt Nam

Trang 7

Ảnh: Phác thảo mô hình trực tuyến – chức năng của nhà xuất bản

Trang 8

III MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

1 Xác định mô hình tổ chức của nhà xuất bản Quân đội nhân dân

- Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là cơ quan xuất bản của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trung tâm xuất bản của toàn quân do Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo và quản lý, xuất bản sách phục vụ quân đội và đông đảo nhân dân

- Mô hình: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập,

xuất bản các loại hình xuất bản phẩm theo phương thức hạch toán thu chi - Mô hình tổ chức: Mô hình trực tuyến - chức năng

Ảnh: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Trang 9

2 Phân tích cụ thể mô hình tổ chức của nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Giống đặc trưng của loại mô hình trực tuyến – chức năng, NXB Quân đội nhân dân cũng được tổ chức thành từng bộ phận riêng, cụ thể như trong sơ đồ dưới đây:

Ảnh: Mô hình tổ chức của nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Nhìn sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy mô hình tổ chức của nhà xuất bản Quân đội nhân dân khá chặt chẽ, có sự phân hóa về chuyên môn rõ ràng Trong đó:

¥ Giám đốc, Tổng biên tập NXB Quân đội nhân dân, Đại tá Phạm Văn Trường là người đứng đầu nhà xuất bản, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt

động của nhà xuất bản

¥ Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập NXB Quân đội nhân dân, Đại tá Nguyễn Văn Sáu và Thượng tá Lê Xuân Thành chịu trách nhiệm quản lý

chất lượng các xuất bản phẩm đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động xuất

Trang 10

bản: đạt kế hoạch xuất bản, nâng cao chất lượng nội dung, đáp ứng nhu cầu thị trường

¥ Các phòng biên tập sách (5 phòng): Tham gia xây dựng phương hướng, kế

hoạch xuất bản, thực hiện công tác bản thảo (bao gồm thẩm định, biên tập, hiệu đính, làm market), tổ chức cộng tác viên, tham gia tuyên truyền, giới thiệu xuất bản phẩm Tùy vào từng loại sách, mỗi phòng sẽ có cách thức biên tập riêng phù hợp, hiệu quả

¥ Phòng kế hoạch sản xuất Trung tá Phạm Diễm Loan phụ trách: Lãnh đạo,

quản lý hoạt động sản xuất như xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất và giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất Chịu trách nhiệm quản lý các khâu sản xuất như in ấn, bìa sách, gia công, phát hành và đảm bảo chất lượng sản xuất như sách in đúng yêu cầu, chất lượng sách tốt và đáp ứng tiến độ xuất bản Hợp tác với các nhà in, ký kết hợp đồng và giám sát tiến độ in ấn

¥ Ban Tài chính do Thượng tá Nguyễn Việt Thắng phụ trách: Có nhiệm vụ

hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của NXB, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho lãnh đạo NXB Quản lý nguồn vốn của NXB, thanh toán các khoản chi phí, thu hồi các khoản công nợ và đầu tư tài chính Chịu trách nhiệm lập dự toán kinh doanh, thanh toán tiền lương, kế toán thuế và kiểm toán nội bộ

¥ Ban Hành chính do Trung tá Tống Đức Quảng phụ trách: Có nhiệm vụ

quản lý văn phòng, cơ sở vật chất của NXB, tổ chức các hoạt động lễ tân, khánh tiết, quản lý công tác văn thư, lưu trữ và phục vụ các nhu cầu hành chính khác cho các phòng ban trong NXB Tổng hợp báo cáo, soạn thảo các văn bản, hoạt động của NXB, tham mưu cho lãnh đạo NXB về công tác tổ

Trang 11

chức cán bộ, thi đua khen thưởng, công tác quản trị, công tác tài chính, kế toán và giải quyết các công việc tổng hợp khác của NXB

3 Đánh giá mô hình tổ chức của nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Nhìn chung với tư cách là một đơn vị sự nghiệp công lập, xuất bản các loại hình xuất bản phẩm theo phương thức hạch toán thu chi thì mô hình trực tuyến – chức năng đang được nhà xuất bản Quân đội nhân dân vận dụng có hiệu quả Mô hình này giúp nhà xuất bản có hệ thống phân quyền rõ ràng, đảm bảo vận hành các hoạt động xuất bản theo đúng trình tự, quy định

Trang 12

KẾT LUẬN

PGS.TS Đinh Xuân Dũng - Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình văn học Nghệ thuật Trung ương, trong bài phỏng vấn với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã bày tỏ rằng “Nếu nhìn từ quan hệ giữa xuất bản và thị trường sách ở mức độ vĩ mô, một vấn đề lớn đặt ra là hệ thống và mô hình tổ chức các nhà xuất bản Phải chăng, hệ thống, mô hình tổ chức các nhà xuất bản của nước ta đến nay đã có dấu hiệu lạc hậu?”

Thực chất, Luật Xuất bản năm 2012 không điều chỉnh về việc chuyển đổi mô hình nhà xuất bản, điều này khiến cho rất nhiều lực lượng liên quan lúng túng trong việc nhà xuất bản chuyển đổi mô hình, đổi mới nhằm phát triển trước yêu cầu mới Sau 12 năm, hoạt động của toàn ngành đã có những bước đổi mới căn bản, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung, điển hình là bất cập trong mô hình tổ chức của toàn ngành

Đứng trước thách thức này, toàn nghành cần thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi loại hình hoạt động nhà xuất bản đúng theo tinh thần trong thông báo kết luận số 19-TB/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Từ đó, hoàn thiện các quy định xác lập mô hình hoạt động của nhà xuất bản cho phù hợp với Luật Xuất bản, Luật Doanh nghiệp và các quy định về tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp Hiện nay, Luật Xuất bản chưa điều chỉnh việc chuyển đổi mô hình nhà xuất bản, dẫn đến một số mô hình nhà xuất bản thí điểm bị mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp Do vậy cần thiết phải bổ sung quy định này, nhằm mở đường cho việc hình thành các tập đoàn xuất bản ở Việt Nam

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w