1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng, Chống Tội Phạm Xâm Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác Về Nhóm Tội Làm Nhục Người Khác Ở Nước Ta Hiện Nay.pdf

21 7 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNTỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHXÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC VỀNHÓM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên: NGUYỄN HỒNG NHUNGMã số sinh viên: 2156110044 Lớp GDQP&AN: 13

Lớp: Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế K41

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANHDỰ, NHÂN PHẦM CỦA NGƯỜI KHÁC 3

1.1.Khái niệm các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của

1.4.Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội xâm phạm danh

dự, nhân phẩm của người khác 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘIPHẠMXÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC VỀ NHÓMTỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC 7

2.1.Giới thiệu về tội làm nhục người khác 7

2.2.Thực trạng các tội làm nhục người khác ở Việt Nam hiện nay 9

2.3.Một số giải pháp phòng, chống các tội làm nhục người khác 12

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong những năm trở lại đây, nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước với những chính sách đổi mới, đất nước ta đã có những sự chuyển biến và phát triển vô cùng mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… chất lượng đời sống của người dân theo đó cũng được cải thiện, nâng cao Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong xã hội cũng xuất hiện nhiều mặt trái do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như nền kinh tế, sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của con người,… Chúng có tác động không nhỏ tới đời sống xã hội của người dân và là mối đe dọa đối với an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước Trước thực tế đó, Đảng và Chính phủ, các cơ quan ban ngành đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo sự an toàn của người dân Với sự ủng hộ, tham gia tích cực của các ngành, các cấp chính quyền và toàn thể người dân, nhìn chung, đất nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, tình hình chung của đất nước đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Cơ cấu, các loại hình tội phạm và phạm vi hoạt động của các tội phạm cũng có sự phát triển, thay đổi, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra Trong số đó, tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác đặc biệt là các tội làm nhục người khác đang có những diễn biến vô cùng phức tạp, gia tăng cả về số vụ, số người, và mức độ vi phạm Chúng đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho toàn xã hội, là mối đe dọa cho sự phát triển của đất nước và cuộc sống của người dân.

Thực tế, nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nói chung và các tội làm nhục người khác nói riêng trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cùng với

Trang 4

các văn bản, chính sách nhằm phòng, chống loại tội phạm này Tuy nhiên, công tác nâng cao nhận thức và phòng, chống các tội làm nhục người khác ở nước ta vẫn chưa thật sự hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa của Đảng, Nhà nước và toàn thể người dân Việt Nam Để đạt được kết quả cao nhất trong việc phòng, chống các tội làm nhục người khác đòi hỏi mỗi người phải nắm rõ và đúng những khái niệm, quy định của pháp luật về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc biệt là các tội làm nhục người khác; đồng thời cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống để từ đó tự bảo vệ bản thân và đóng góp cho sự an toàn, ổn định của đất nước trong tình hình mới.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng,

chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác về nhómtội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận HP2 Công

tác quốc phòng và an ninh của mình.

Trang 5

NỘI DUNG

PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

1.1 Khái niệm các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm củangười khác

- Nhân phẩm: “là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác, nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người”.

- Danh dự: “là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó” Danh dự và nhân phẩm là hai khái niệm có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, liên quan đến nhau Đồng thời, đó cũng là hai yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm nên giá trị của mỗi con người Do đó, danh dự và nhân phẩm của mỗi con người đều được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy, không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác Quy định nêu trên và các quy định khác trong các văn bản pháp luật của Nhà nước đã thể hiện sự bảo vệ đối với quyền chính đáng của con người, của công dân; đồng thời, nó cũng thể hiện thái độ kiên quyết, sự nghiêm minh của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý các hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người Theo đó, các hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người

hay các tội xâm phạm nhân phầm, danh dự của con người là “những hành vi

Trang 6

nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có nănglực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện mộtcách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩmvà danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ”.

Trong đó:

- “những hành vi nguy hiểm cho xã hội” là các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người được quy định tại Điều 141 – Điều 156, Chương 14, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 - “người có năng lực trách nhiệm hình sự” là “người đã đạt độ tuổi

chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015)”.

- “đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự”: từ đủ 16 tuổi trở lên

1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhânphẩm của người khác

- Khách thể của các tội phạm xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người: là danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật hình sự bảo vệ Đối tượng tác động của các tội phạm này là con người cụ thể.

- Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm danh dự và nhâm phẩm của con người được thể hiện ở hai yếu tố:

+ Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự của người khác Các hành vi thường được thể hiện bằng lời nói hay hành động (phát tán thông tin, đưa lên mạng xã hội,…) nhằm gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của con người

Trang 7

+ Thể hiện ở hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội Đối với các tội phạm này, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những thiệt hại về thể chất, tinh thần của nạn nhân.

- Chủ thể của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do pháp luật quy định

- Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người: phần lớn các tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các cấu thành tội phạm.

1.3.Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm củangười khác

- Các tội xâm phạm tình dục: gồm tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

- Các tội mua bán người: gồm tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi, tội đánh tráo người dưới 1 tuổi, tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

- Các tội làm nhục người khác: gồm tội làm nhục người khác, tội vu khống, tội hành hạ người khác.

- Các nhóm tội khác: tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác, tội chống người thi hành công vụ.

1.4.Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội xâm phạm danhdự, nhân phẩm của người khác

Trang 8

- Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường: làm xuất hiện và gia tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ như học sinh, sinh viên; các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống và nhân sinh quan của con người; kinh tế thị trường cũng làm gia tăng khảng cách giàu nghèo, gây bất công xã hội từ đó tạo nên những mâu thuẫn giữa con người và gây ra tình trạng phạm tội - Sự tác động tiêu cực do tàn dư của chế độ cũ để lại: thời gian chiến

tranh kéo dài cùng với sự đô hộ của các chế độ thực dân, đế quốc đã để lại cho nước ta không ít các tư tưởng, lối sống trụy lạc, làm suy đồi một số bộ phận nhân dân Đáng tiếc là các tư tưởng tiêu cực đó vẫn còn kéo dài và xuất hiện trong đời sống của chúng ta hiện nay như tư tưởng trọng nam, khinh nữ,… đã tác động vào đời sống xã hội, làm nảy sinh mâu thuẫn và là một trong những lý do gây nên các tội phạm.

- Những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của Nhà nước - Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém

hiệu quả: thời gian vừa qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều thành quả quan trọng Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, công tác xây dựng, thực thi pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, tạo sơ hở khiến một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội phát triển.

Trang 9

- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém

- Công tác quản lí của Nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội còn nhiều sơ hở

- Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thật sự hiệu quả

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG,CHỐNG TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨMCỦA NGƯỜI KHÁC VỀ NHÓM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜIKHÁC

2.1 Giới thiệu về tội làm nhục người khác

Các tội làm nhục người khác bao gồm tội làm nhục người khác, tội vu khống và tội hành hạ người khác.

- Tội làm nhục người khác được thể hiện ở các hành vi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp

- Tội vu khống người khác được thể hiện ở các hành vi bịa đặt hoặc lan truyền các thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

- Tội hành hạ người khác được thể hiện ở các hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc (“người bị lệ thuộc không phải là người trong mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”), làm nạn nhân bị đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần

Nhóm tội làm nhục người khác được cấu thành bởi các yếu tố:

Trang 10

- Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức khác nhau như lời nói (sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới,… nhằm hạ thấp danh dự, nhân cách của người bị hại) hay các hành động (hành hung, lột đồ,… trước đám đông hoặc đưa lên mạng nhằm bêu rếu người bị hại) Pháp luật quy định tội làm nhục người khác là tội phạm có cấu thành hình thức Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội làm nhục người khác.

- Mặt khách thể: theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Như vậy, các tội làm nhục người khác xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của con người

- Mặt chủ quan: người phạm tội này do cố ý, biết rõ hành vi của mình là xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội

- Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự (“có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó”)

Trang 11

2.2 Thực trạng các tội làm nhục người khác ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, sự phát triển về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đã làm cho đời sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, xã hội không ngừng được cải thiện, trở nên văn minh, tốt đẹp Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt trái do tác động của nền kinh tế thị trường gây ra, cùng với các tàn dư, tiêu cực của chế độ cũ để lại và rất nhiều yếu tố tiêu cực khác làm cho tình hình an ninh, chính trị có những diễn biến phức tạp Một trong số đó là xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người như tội làm nhục người khác ngày càng nhiều, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến sự an toàn của người dân.

Tội làm nhục người khác được diễn ra với nhiều hình thức và nhiều cách thức khác nhau Về hình thức, nó có thể được diễn ra trực tiếp với sự có mặt của người phạm tội và nạn nhân, thường là ở nơi công cộng và có sự tập trung của nhiều người Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng và sử dụng rộng rãi của Internet cũng đã tạo ra môi trường cho tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người phát triển, đặc biệt là tội làm nhục người khác Internet ra đời dẫn đến sự ra đời của các mạng xã hội, đó là nơi con người thật có thể kết nối với nhau nhưng lại trong một môi trường ảo, do đó, những người có mục đích xấu có thể lợi dụng để giả mạo thông tin và thực hiện các hành vi xấu đối với người khác Nhiều người đã lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các mạng xã hội, các chức năng ẩn danh để thực hiện các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Những hành vi này thường khó bị phát hiện và điều tra kỹ lưỡng vì việc chứng minh chủ thể thực hiện và hậu quả của hành vi phạm tội đều rất khó khăn Về cách thức, các hành vi làm nhục người khác có thể bằng lời nói hoặc hành động cố ý xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác như lăng

Trang 12

mạ, chửi bới, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông, hành hung, tung tin đồn thất thiệt,… nhằm hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác và buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình Bên cạnh đó, nhiều người cũng lợi dụng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng cách đưa hình ảnh, video hoặc thông tin xuyên tạc để phát tán nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Những người không trực tiếp đăng tin nhưng lại có hành vi lan truyền những thông tin biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng có thể được coi là tội làm nhục người khác.

Thực tế, ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến tội làm nhục người khác được đưa ra pháp luật, trong đó có cả những trường hợp xảy ra trực tiếp và xảy ra trên mạng internet.

Vụ việc gần đây nhất và đang nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận là vụ án hình sự về tội làm nhục người khác và cưỡng đoạt tài sản được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa khởi tố vào ngày 4/12/2021.

Cụ thể, Công an TP Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố bị can đối với Cao Thị Mai Hường, 29 tuổi, trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa về tội làm nhục người khác và cưỡng đoạt tài sản, đồng thời khởi tố bị can, bắt tạm giam Trịnh Đình Anh, 31 tuổi, chồng của Hường, về tội cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, vào chiều 3/12, Công an TP Thanh Hóa phát hiện trên Facebook đang lan truyền một video clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một nữ sinh bị một nhóm người có hành vi dùng vũ lực, có dấu hiệu làm nhục, gây bức xúc trong dư luận.

Vào cuộc điều tra, Công an TP Thanh Hóa bước đầu xác định sự việc trên xảy ra tại một cửa hàng quần áo có tên M.H trên đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa Vụ việc xảy ra là do trước đó, vào ngày 18/11, nữ sinh

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:13

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w