Thực trạng và những nhân tố tác động tới an ninh lương thực toàn cầu,các chính sách về an ninh lương thực ở việt nam

28 6 0
Thực trạng và những nhân tố tác động tới an ninh lương thực toàn cầu,các chính sách về an ninh lương thực ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thự

Trang 1

MỤC LỤC

I Khái quát về an ninh lương thực 4

1 Khái niệm……… 4

2 Các tiêu chí phản ánh an ninh lương thực……… 4

II An ninh lương thực Thế giới……… 5

2 Đánh giá khái quát về tình hình an ninh lương thực Thế giới về những bất cập 11

3 Các nhân tố tác động tới an ninh lương thực toàn cầu……… 12

Các cuộc xug đột……… 12

Thay đổi khí hậu……… 13

Tốc độ tăng dân số……… 15

4 Thời đại mới của an ninh lương thực……… 15

III Vấn đề đặt ra cho Việt Nam……… 15

1 An ninh lương thực trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập……… 15

2 Những thành tựu đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam……… 16

3 Vấn đề đặt ra cho Việt Nam……… 18

5 Một số khuyến nghị………21

Trang 2

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ & BẢNG SỐ LIỆU

BIỂU ĐỒ 1: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng toàn cầu ……… 6

BIỂU ĐỒ 2: Tỷ lệ trẻ em đói trên các khu vực ……….7

BIỂU ĐỒ 3: Số lượng người thiếu lương thực trên thế giới……… 8

BIỂU ĐỒ 4: So sánh số lượng người thiếu lương thực ở các khu vực………… 9

BIỀU ĐỒ 5: So sánh mức mất an ninh lương thực giữa nam và nữ từ 15 tuổi ……… 10

BIỀU ĐỒ 6: Số người chịu ảnh hưởng mất an ninh lương thực ở nước có xung đột ……….13

BẢNG 1: Mức độ thiếu lương thực ở các khu vực trên Thế giới………8

BẢNG 2: Ảnh hưởng của khí hậu tới an ninh lương thực năm 2016………14

BẢNG 3: Diện tích sản lượng lương thực có hạt ……….17

BẢNG 4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng………18

BẢNG 5: Sản lượng và kim ngạch xuát khẩu gạo………19

Trang 3

Lời mở đầu

Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu quan trọng của cácquốc gia, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đứng trướcnhiều mối đe dọa hiện hữu và tiềm ẩn như hiện nay Công cuộcxóa đói giảm nghèo ở Việt Nam mặc dù đã đạt được nhữngthành tựu ấn tượng, song việc đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia cũng đứng trước nhiều thách thức, xuất phát từ nhữngkhó khăn nội tại cũng như những bất ổn của tình hình lươngthực thế giới Bài viết này, em sẽ phân tich thực trạng và nhữngnhân tố tác động tới an ninh lương thực toàn cầu, qua đó đưara một số gợi ý các chính sách về an ninh lương thực ở ViệtNam.

Trang 4

I Khái quát về an ninh lương thực

1 Khái niệm

Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.

Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

2 Các tiêu chí phản ánh an ninh lương thực

Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.

Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.

Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá

nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an ninh lương thực theo mùa) Các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực gồm:

Môi trường tự nhiên: đất, nguồn nước, khí hậu,…

Thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực.

Trang 5

Tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trường ví dụ như ô nhiễm môi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu, mất cân bằng sinh thái

Tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước

Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống

hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng.

II.An ninh lương thực Thế giới 1.Thực trạng

Tính sẵn có

Tính sẵn có của lương thực đã được cải thiện đáng kể trong 2 thập kỷ qua, song tiến trình này lại không diễn ra đồng đều ở tất cả các khu vực Nguồn cung lương thực ngày càng dồi dào, đặc biệt ở các nước phát triển, cung lương thực tăng nhanh hơn tốc độ dân số.

Nguồn cung lương thực không chỉ tăng lên nhờ các sản phẩm nông nghiệp mà còn có sự đóng góp của các ngành thủy sản lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp cũng cung cấp một lượng lớn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng từ lá cây, các loại hạt, mật ong, hoa quả, nấm, côn trùng.

Tuy nhiên tình trạng lãng phí xảy ra nhiều ở các nước phát triển và đang phát triển đã ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực Ươc tính trung bình mỗi năm có khoảng 30-40% lương thực bị bỏ phí

Trang 6

Khả năng tiếp cận lương thực

Khả năng tiếp cận lương thực được mở rộng đáng kể Bằng chứng là cơ sở hạ tằng giao thông đường xá được đẩy mạnh đầu tư xây dựng và nâng cấp, mang lại cơ hội tiếp cận nguồn lương thực cho mọi người Mặt khác, thu nhập người dân tăng, khả năng tiêp cận lương thực về mặt kinh tế tăng Một trong những thành tựu đó là tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm mạnh trong 2 thập

Bên cạnh đó, dù các nền kinh tế phát triển đã đạt được những mục tiêu trong xóa đói giảm nghèo, thì Châu Phi hiện vẫn đang còn ở rất xa, đặc biệt khu vực cận Sahara.

Trang 7

BIỂU ĐỒ 2

Tỷ lệ trẻ em đói trên Thế giới giảm, nhưng vẫn cao nhất ở Châu Phi

Trang 8

Nguồn: UNICEF/WHO/World Bank Group Joint Child Malnutrition Estimate

Nạn đói trên thế giới có xu hướng gia tăng sau 1 thời gian dài giảm

Năm 2016, số lượng người thiếu thức ăn trên thế giới gia tăng nhanh chóng, con số được ước lượng lên tới 815 triệu, tăng 38 triệu người so với năm 2015 (777 triệu), mặc dù đã giảm so với năm 2000 (900 triệu)

Tương tự như vậy, các dự án nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu thức ăn trên thế giới gia tăng ngày càng nhiều, khoảng 11% trong năm 2016, tuy nhiên các lợi ích của nó mang lại, kém hơn so với các thập kỷ trước

Tình trạng an ninh lương thực đang trở nên tồi tệ hơn một cách rõ ràng ở các nước cận Saharan Châu Phi, khu vực đông nam và đông á

Xu hướng gần đây của nạn đói và mất an ninh lương thực

Mức độ phổ biến của tình trạng thiếu lương thực(Prevalence of Undernourishment – PoU) ước tính rằng, mặc dù dân số tăng trưởng, số người thiếu lương thực trên thế giới giảm từ 14,7% năm 2000 xuống còn 10,8% năm 2013, tuy nhiên sau đó tỷ lệ này giảm chậm dần từ giữa năm 2013 đến 2015 Đáng buồn nhất năm 2016, Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã chỉ ra rằng PoU toàn cầu tăng đến 11% (bằng năm 2012)

BIỂU ĐỒ 3

Trang 9

Số lượng người thiếu lương thực trên thế giới bắt đầu tăng từ năm 2014, đạt 815 triệu người năm 2016.

Trang 10

Ảnh hưởng của mất an ninh lương thực với dân số

Có khoảng 9,3% dân số phải chịu đựng tình trạng mất an ninh lương thực, tương đương với khoảng 689 triệu người

Châu Phi có tình trạng mất an ninh lương thực cao nhất trên thế giới, đạt tới 27,4% dân số năm 2016 Đây cũng là nơi mà mất an ninh lương thực có xu hướng tăng nhanh nhất, khu vực cận Saharan Châu Phi tăng 3% từ năm 2014 đến 2016

Trang 11

Cũng trong khoảng thời gian đó, mức độ mất an ninh lương thực ở Mỹ Latin

Trong 4 thành tố của an ninh thực phẩm, thì dây là thành tố có bước tiến chậm nhất Nguồn cung lương thực có xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những vấn đề toàn cầu khác

Chỉ số giá lương thực (FPI) do FAO cung cấp là 8,2% năm 2017 trên Thế giới, tăng 8,2% so với năm trước, mức cao nhất kể từ năm 2014

Thêm vào đó là sự biến đổi liên tục của giá lương thực qua từng năm đã đe dọa nghiêm trọng tới tính ổn định của việc tiêu dùng loại hàng hóa này

Trang 12

Việc sử dụng lương thực

Tiêu dùng lương thực vẫn là một thách thức lớn đối với Thế giới khi tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân là rất cao, đặc biệt là ơ các quốc gia đang phát triển Mỗi năm trung bình có khoảng 17 triệu trẻ em mới sinh bị thiếu cân, đây là 1 trong những nguyên dẫn tới hơn 8 triệu trẻ em sơ sinh tử vong mỗi năm (theo Population Action International).

Bên cạnh đó gần như không có một tiến bộ đáng kể nào về khả năng tiếp cận với nguồn nước an toàn & cung cấp đủ các thiết bị vệ sinh cho người dân Sức khỏe tốt rõ ràng là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định tới khả năng hấp thụ thức ăn, và nước sạch là một yếu tố quan trọng bảo đảm an toàn thực phẩm Tuy nhiên 12% dân số vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch Đặc biệt là một số nước ở Châu Phi, tỷ lệ này lên tới 33%.

2.Đánh giá khái quát về tình hình an ninh lương thực Thế giới về những bất cập

Bên cạnh việc xuất khẩu gạo, có một nghịch lý đang tồn tại là tỷ lệ người dân thiếu lương thực vẫn còn Thậm chí, nhiều người vẫn đang sử dụng lương thực nhập khẩu, khiến cho việc đảm bảo an ninh lương thực chưa bền vững Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp mà các vựa lúa lớn lại chính là những khu vực chịu ảnh hưởng của tình trạng này nhiều nhất khiến cho cơ cấu cây trồng có nhiều biến đổi

Hiện nay, đất nông nghiệp ở nhiều nước đang bị đô thị hóa, bị các ngành công nghiệp xây dựng lấn chiếm, đe dọa tới sự bền vững của nguồn lương thực cung cấp cho xã hội Mặt khác, các vấn nạn trên còn dẫn đến các ảnh hưởng xấu như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đất, mất cân đối cây trồng… đã khiến sản lượng lương thực giảm đáng kể

Trang 13

Tình trạng thất thoát, lãng phí lương thực, thực phẩm còn do tâm lý, thói quen thích hình thức của nhà phân phối và người tiêu dùng Họ vứt bỏ các loại lương thực vẫn còn khả năng sử dụng chỉ vì củ khoai lang bị thắt ngẫng, hạt đậu không mẩy… Trong khi đó, nhiều người dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa không đủ lương thực để ăn.

3 Các nhân tố tác động tới an ninh lương thực toàn cầu

Các cuộc xug đột:

Báo cáo của Uỷ ban an ninh lương thực Thế giới (CFS) đã đưa ra một bản đánh giá mới về tình hình an ninh lương thực Thế giới, báo cáo chỉ ra rằng, trong số 34 quốc gia hiện đang phả đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực thì có tới 18 đất nước với nguyên nhân chủ yếu là do xung đột

Xung đột và nội chiến đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các nguồn cung cấp lương thực, tới sức khoẻ cộng đồng trên quy mô rộng.

BIỂU ĐỒ 6

Trang 14

Quốếc gia ch u nh h0 ị ảưởng c a xung đ tủộ

Sốế ng i ch u nh hườ ị ả ng mầết an ninh l ng th c các quốếc gia có xungưở ươ ự ở

Sốế lượng người thiếếu lương

Thay đổi khí hậu:

Phó Tổng Giám đốc Tài nguyên FAO, Maria Helena Semedo viết: “Các mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đến các nguồn cung cấp lương thực toàn cầu và những thách thức biến đổi khí hậu đặt ra cho an ninh lương thực và dinh dưỡng đòi hỏi các phản ứng khẩn cấp về mặt chính sách phối hợp”.

Khí hậu ấm áp hơn, điều kiện khô hạn hơn ở các khu vực gần đường xích đạo có khả năng làm giảm sản lượng nông nghiệp.

Mức độ gia tăng khí các-bon điôxit - loại khí nhà kính chủ yếu phát ra thông qua các hoạt động của con người - làm giảm lượng kẽm, sắt và protein, và làm tăng lượng tinh bột và đường ở một số cây lương thực chính của thế giới như lúa mì và lúa

Tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu gia tăng sẽ làm giảm khả năng sản xuất lương thực.

Các sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, chẳng hạn như hạn hán và bão, có thể gây tác động xấu đến thương mại bằng cách phá vỡ giao thông, chuỗi cung ứng và hậu cần.

Trang 15

Ảnh hưởng của khí hậu tới an ninh lương thực năm 2016

Nguồn: Food Security Information Network (FSIN), phân tích vào tháng 1, 2/2017, báo cáo toàn cầu trên khủng hoảng lương thực 2017 tại Rome (Global Report on Food Crises,2017)

Tốc độ tăng dân số

Dân số tăng đồng nghĩa với việc Cầu về lương thực tăng, tạo ra một áp lực lớn đối với hệ thống cung cấp lương thực của Thế giới.

Theo ước tính, nguồn cung đối với lương thực thiết yếu và sữa phải tăng từ 70-100% (theo Godfray) mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân loại năm 2050 Như vậy trung bình từ nay cho tới năm 2050, mỗi năm phải sản xuất thêm 1 tỷ tấn ngũ cốc và 200 triệu tấn thực phẩm (theo FAO).

Trang 16

4.Thời đại mới của an ninh lương thực

Tình hình an ninh lương thực thế giới trong năm 2017 đánh dấu sự bắt đầu một thời đại mới trong việc giám sát tiến triển hướng tới các mục tiêu toàn cầu, không có các nạn đói, thiếu dinh dưỡng Mục đích này được đưa ra bởi Chương trình nghị sự về việc phát triển bền vững 2030 (2030 Agenda for sustainable development – CVD) Mục tiêu chung thứ 2 của chương trình này có tên là “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”

Vấn đề xoá đói giảm nghèo sẽ được thực hiê •n dưới mọi hình thức và mọi khía cạnh, bao gồm cả những vùng nghèo đói nhất Đó là một thách thức toàn cầu rất lớn và là yêu cầu bức thiết cho sự phát triển bền vững.

III.Vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1.An ninh lương thực trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập

Kinh tế thị trường và hội nhập là điều kiện quan trọng để đảm bảo anninh lương thực quốc gia

Trong cơ chế thị trường, người sản xuất và kinh doanh lương thực phải quan tâm đến nhu cầu lương thực của người dân và tìm cách đáp ứng Do tác động cạnh tranh, họ phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng.

Kinh tế thị trường làm cho năng suất sản lượng tăng nhanh, thậm chí nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

Kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều nguy cơ mất an ninh lương thực

Trang 17

Sự lên xuống của giá ảnh hưởng nhiều đến quy mô sản xuất lương thực Nhà nước cần quy hoạch, sản xuất lương thực dự trữ và xuất nhập khẩu lương thực một cách khoa học

Chính sách trợ cấp nông nghiệp, bảo trợ sản xuất lương thực

Bằng cách sử dụng các rào cản kỹ thuật của các nước phát triển vì chính sách tự túc lương thực của nhiều quốc gia đang phát triển làm cho hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn

Kinh tế thị trường đòi hỏi đảm bảo an ninh lương thực mang tính toàn cầu

Những vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, biến động thị trường thế giới, an ninh năng lượng,… đều tác động đến an ninh lương thực của mọi quốc gia Như vậy an ninh lương thực đang và vẫn sẽ là vấn đề cấp thiết, mang tính toàn cầu, tuy nhiên các quốc gia không cần giải quyết bằng mọi giá, mà cần được giải quyết một cách hiệu quả và bền vững.

2.Những thành tựu đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam

Sự sẵn có

Việt Nam là nước nông nghiệp nên đảm bảo nhu cầu lương thực bằng cách đẩy mạnh sản xuất lương thực trong nước là hoàn toàn đúng đắn.

Việc chuyển đổi từ hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang “khoán hộ” là tiền đề quan trọng cho sự hình thành thị trường lương thực quốc gia và đảm bảo an ninh lương thực Nhờ đó, người dân trở thành chủ thể cung cấp lương thực.

Nhà nước quy hoạch đất trồng lương thực, nhằm đảm bảo khả năng tự cung lương thực.

Trang 18

Nhà nước khuyến khích mở rộng diện tích va sản lượng các loại cây khác và rau màu.

Nhà nước quan tâm phát triển đầu tư hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp Nhà nước xây dựng kho dự trự lương thực

Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo, góp phần quan trọng đảm bảo lợi ích cho người nông dân trồng lúa

Các vùng sản xuất lương thực hàng hóa lớn tập trung ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long cung cấp lúa gạo hàng hóa cho cả nước và xuất khẩu Đó là dấu hiệu cho thấy nền nồng nghiệp hàng hóa lớn đã và đang hình thành

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan