1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ở Việt Nam

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

LÊ THỊ NGỌC VẬN

ĐÈ TÀI

CHAM DUT HOP DONG LAO ĐỘNG TRÁI PHAP LUẬT Ở

VIET NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107

Hà Nội - 2017

Trang 3

riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc ro rang, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn

Tác giả luận văn

Lê Thị Ngọc Vân

Trang 4

BANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 5

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHAM DỨTT 5 HOP DONG LAO DONG TRAI PHAP LUẬT Ở VIỆT NAM 5 1.1 Khái niệm va đặc điểm của hop đồng lao động - 5 1.1.1 Khái niệm về hop đồng lao động, -s-<-sec<csecseseeseseeseesesee 5 1.1.2 Đặc điểm của hop đồng lao động . s-e< scc<csecseseeseeeesersesee 7 1.2 Chấm dứt hợp đồng lao động -s- 2-2 s2 5° se sessessesesess 10 1.2.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động -. se scc<csecsesee 10 1.2.2 Đặc điểm và phân loại chấm ditt hợp dong lao động 12 1.3 Khái niệm và phân loại cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật17 1.3.1 Khái niệm cham dứt hop đồng lao động trái pháp luật - 17 1.3.2 Phân loại cham dứt hop đồng lao động trái pháp luật 21 1.4 Hậu quả của việc cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 22 1.4.1 Đối với người lao động vsesssresssrssresssressersscessssescessscsssssssssssssessssssssesseeees 22 1.4.2 Đối với người sử dụng lao đỆỘIg . 5 <co<csce<cseeseseeeeseeseesesee 23 Kết luận chương 1 5 < 5-2 s£ s29 sEs£EsES£EseEsEseEsEseEsessesersessrse 24 Chương 2 CHÁM DỨT HỢP ĐÒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HIỆN HÀNH 25 2.1.Các trường hop cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 25 2.1.1.Người lao động chấm dứt hop đồng lao động tráipháp luật 26 2.1.2 Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trải pháp luật

2.2.Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khi chấm dứt hợp đồng lao động

TH POC THỊ guueoitrnatinoiaeebiibitititiitiititiigitiiÐl6ii540481404480613.8691612534085816530-366 55

2.2.1 Trường hop người lao động cham dứt hop dong lao động trái

Trang 6

2.2.2 Người sử dụng lao động chấm dứt hop dong lao động trái pháp luật

119E8148E0-11016053010 H1710140614G10146081L0094118814003G501481110114G0034G112130H08 57

Kết luận chương 2 - 5- < 5£ s2 s2 Ss£SsEsEsESSEsESSEseEsESEsessesersessree 62 Chương 3 KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE CHAM DUT HOP DONG LAO DONG TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 63 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về cham dứt hợp đồng lao động trái phắp luật ở Viet Na so co cacoeoeeincinaioakeianniddgksdgEkgidd0ES0058505505486506000/0061068661.866 63

3.1.1 Thực tiễn tình hình tranh chấp do chấm dứt hợp đẳng lao động trái

PRG HUGE G VICE INTE: koiasesbgsshotdhat 410556368455 86116812468850938385444044495014nã5541852948858518985 64

3.1.2 Yêu cau của quá trình phát triển kinh tế va hội nhập quốc té 65 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cham dứt hợp đồng

lao động trái pháp luật ở Viét ÏNam 5 <5 55s 9 9S 5558955556 67

3.2.1 Về định nghĩa chấm dứt hop đồng lao động trải pháp luật 67 3.2.2 Về các trường hop cham dứt hop dong lao động trái pháp luật 67 3.2.3 Về hậu qua pháp lý của việc chấm dứt hop dong lao động trai

[//7//,0///2 78

3.3 Kiến nghị biện pháp nhằm hạn chế chấm dứt hợp đồng lao động trái

pháp luật ở Viet ÏNam G5 5 6 S9 99 99 0.00 90905096886 82 Kết luận chương 3 - 2< 5° <s£ se se Es sEEEseEEseEsesersereesersessree 84 KET LUAN 0777 ,ÔỎ 86 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5 ° 5e s52 <sess se 88

Trang 7

Trong nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hợp đồng lao động đã trở thành hình thức tuyến dụng lao động phổ biến nhất Có giao kết hợp đồng lao động thì việc chấm dứt quan hệ lao độngcũng trở nên phổ biến và không tránh khỏi Cham dứt hợp đồng lao động là vấn đề được pháp luật lao động rất coi trọng vì có liên quan đến quyên và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Bộ luật lao động năm 2012 có những điểm mới cũng như sửa đổi, bổ sung các quy định về cham dứt hợp đồng lao động nói chung, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nói riêng sao cho phù hợp với bối cảnh chung của thị trường lao động Việt Nam hiện nay Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật vẫn thường xuyên diễn ra, phá vỡ mối quan hệ lao động hài hòa Việc hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế hành vi cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ góp phần bảo vệ các bên trong quan hệ lao động khi có sự vi phạm cam kết hợp đồng: bảo vệ người lao động chống lai tình trạng bi cham dứt hợp đồng

lao động một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng

lao động trong các chuẩn mực, hành lang pháp lý do Nhà nước ban hành Từ đó, tác giả chọn đề tài: “Chấm dứt hop đồng lao động trai pháp luật ở Việt Nam” dé làm luận văn thạc sĩ với mục đích làm rõ một số van đề lý luận và thực tiễn, từ đó có giải pháp hoàn thiện pháp luật về cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là van dé được dé cập trong khá nhiều khóa luận, luận văn, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ

khác nhau Các khóa luận, luận văn việt vê đê tài liên quan, có thê kê đên: Bài

Trang 8

“Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng áp dụng ở Việt Nam” của tac giả Diệp Thành Nguyên — Khoa luật Dai học Can Tho, Tạp chí nghiên cứu Khoa học năm số 02/2004; Khóa luận cử nhân luật về “Cham ditt hop dong lao động trái pháp luật — thực trạng và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Hoàng Mỹ Linh (2009) Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận cử nhân luật về “Chẩm dứt hop đồng lao động vì lý do kinh tế -những van dé lý luận và thực tién” của tac giả Dương Thị Thùy Linh (2012); Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Hoang Giang “Cham đứt hop dong lao động

trái pháp luật” năm 2003; Luận văn của thạc sĩ Phạm Thị Lan Hương

“Quyền cham dứt hợp dong lao động của người sử dung lao động theo quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện” năm 2010; Luận vantién sĩ về “Pháp luật về đơn phương cham ditt hợp đông lao động — Những van dé ly luận và thực tiên ” của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Đại học Luật TP Hồ Chí Minh: Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động nói chung cũng như chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, hậu quả pháp lý theo Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, b6 sung năm 2002, 2006, 2007 mà chưa có nhiều dé tài, công trình nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu về nội dung này từ khi

Bộ luật lao động năm 2012 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 Do đó,

việc nghiên cứu về cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ởgóc độ lý

luận, đánh giá thực trạng pháp luật hiện nay cũng như giải pháp hoàn thiện

pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là cần thiết.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu dé tài này nham góp phần hoàn thiện nhận thức về bản chất pháp lý về hành vi cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; tìm ra những điểm còn tổn tại, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp về cham dứt hợp đồng lao động trái pháp

Trang 9

- Nghiên cứu cơ sở lý luận để làm rõ bản chất của hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, anh hưởng của việc cham dứt hợp đồng lao

động trái pháp luật;

- Những quy định pháp luật hiện hành về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, hậu quả pháp luật của hành vi chấm dứt hợp đồnglao động trái pháp luật gây nên;

- Thực trạng áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, từ đó đưa ra hạn chế, điểm bất cập chưa hợp lý của các quy định hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động;

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng

lao động trái pháp luật.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu của luận văn

Các văn bản pháp luật về chấm đứt hợp đồng lao động nói chung và cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nói riêng: thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

3.2 Pham vi nghiên cứu của luận văn

Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ, tac giả chỉ tập trung nghiên cứu các

nội dung liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo pháp luật hiện hành, tìm hiểu một cách có hệ thống những van đề lý luận cơ bản và thực trạng pháp luật về nội dung này.

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vat lịch sử của chủ nghĩa Mac — Lénin, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thê khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thé nhằm

minh chứng cho những lập luận, những nhận xét đánh giá củaluận văn.

Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt luận văn để phân tích, trình bày điểm mới của các quy định của pháp luật hiện hành với các quy định

trước đây.

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Về phương diện lý luận, luận văn góp phần củng cô và hoàn thiện cơ sở lý luận về cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong pháp luật Việt Nam để các nhà lập pháp, các co quan có thấm quyên, người lao động va

người sử dụng lao động tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện, giải

quyết tranh chấp.

6 Kết cau của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cau thành ba chương sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về cham dứt hợp đồng lao động trái pháp

luật ở Việt Nam.

Chương 2: Cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của

pháp luật hiện hành.

Chương 3: Kiên nghị hoàn thiện pháp luật về cham dứt hợp đồng lao động

trai pháp luật ở Việt Nam.

Trang 11

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHAM DUT

HOP DONG LAO DONG TRAI PHAP LUAT O VIET NAM 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hop đồng lao động

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng lao động

Quan hệ lao động thông thường là loại quan hệ mang tính ôn định, lâu dải, luôn vận động cho phù hợp với quy luật của xã hội nhằm đảm bảo lợi ích cũng như khả năng hợp tác của các chủ thê trong quan hệ lao động (chủ yếu là NLD và NSDLĐ) Quan hệ lao động phat sinh, thay đổi, cham dứt khi xuất hiện những sự kiện pháp lý nhất định Ph.Ăngghen đã viết “Lao động là diéu kiện cơ bản dau tiên của toàn bộ đời sống con Hgười, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó dé chúng ta phải nói rang lao động đã tạo ra chỉnh ban

thân con người” Khi sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt,

nhu cầu mua bán sức lao động bắt đầu nay sinh thì HDLD xuất hiện Tức là, khi NSDLD có nhu cầu cho thuê mướn sức lao động đồng thời NLD có nhu cầu tìm việc thì giữa NSDLĐ va NLD sẽ gặp gỡ, giao kết HDLD, lúc này

quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở tự nguyện của hai bên và đượcpháp luật bảo vệ.

Nghiên cứu về lịch sử ra đời của luật lao động, các nhà nghiên cứu pháp luật đều khăng định rằng ngành luật này được thừa nhận tương đối muộn so với các ngành luật khác Các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động trước đó được điều chỉnh băng các quy định của ngành luật ra đời rất sớm và phạm điều chỉnh rất rộng là luật dân sự Những lý luận ban đầu về

Trang 12

HDLD và khái niệm HDLD chịu ảnh hưởng rat lớn của lý luận về hợp đồng

dân sự.

Hệ thống pháp luật Pháp — Đức trước đây không quy định riêng về HĐLĐ và chỉ coi nó thuần túy là một loại hợp đồng dân sự, đúng hơn là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự Hệ thống pháp luật Anh — Mỹ cũng có quan điểm tương tự Các quy định về quan hệ lao động theo hợp đồng, giao kèo ở Trung Quốc trước năm 1953, ở Việt Nam sau Cách mang tháng 8 cũng không

RẺ ys 9 2 2 ^ ^ 1

năm ngoài ảnh hưởng của luật dân sự.

Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển của xã hội cùng những nhận thức mới mẻ, quan niệm về HDLD đã có những thay đổi nhất định Bên cạnh Luật dân sự làm cơ sở pháp lý chung của các quan hệ hợp đồng, việc điều chỉnh quan hệ lao động đã có những đạo luật riêng như Luật về tiêu chuẩn lao động, Luật bảo vệ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, Luật bảo vệ lao động nữ, lao động thanh - thiếu niên hoặc được quy định qua án lệ.”

Hệ thống pháp luật Pháp — Đức quan niệm “HDLD là sự thỏa thuận, tự nguyện của một người đến làm việc cho người khác, được trả công và chịu sự

quan ly của người đó ” Luật lao động của nước Cộng hòa nhân dân TrungHoa định nghĩa “HDLP là sự hiệp nghị (thỏa thuận) xác lập quan hệ lao

động, quyên lợi và nghĩa cụ của NLĐ và NSDLĐ” Luật các tiêu chuân lao động của Hàn Quốc, số 268 ban hành ngày 10/05/1953 (đã sửa đổi, b6 sung) quy định “Thuật ngữ HĐLĐ trong luật này có nghĩa là hợp đồng được ký kết

' Trường Đại học Luật Hà Nội, Gido trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội (2009),Tr 211-212

? Trường Đại học Luật Hà Nội, Gido trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2009),Tr 212

Trang 13

Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì “WĐLĐ là một thỏa thuận

ràng buộc pháp ly giữa một NSDLĐ và một công nhân, trong đó xác lập các

diéu kiện và chế độ làm việc ”“

Ở Việt Nam, ké từ Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 của Chủ tịch Hô Chi Minh quy định về “khế ước làm công”, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 có quy định về “công nhân tuyển dung theo giao kèo” đến nay, chưa lúc nào trong hệ thống pháp luật lao động không tôn tại những văn bản về HDLD BLLĐ hiện hành của nước ta đã đưa ra khái nệm HDLD tại Điều 15 như sau: “HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLD và NSDLD về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Đây được coi là khái niệm pháp lý chính thức về HĐLĐ tại hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

Như vậy, ta có thé thay ba yếu t6 cấu thành HDLD gồm (i) Có sự cung ứng một công việc; (ii) Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương: (iii) Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của NLD trước NSDLD.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động

Từ khái niệm của HDLD, có thé rút ra các đặc điểm cơ bản của HDLD

Trang 14

Đây là đặc trưng tiêu biểu nhất của HDLD mà các quan điểm khác nhau đều thừa nhận Sự phụ thuộc pháp lý được hiểu là sự phụ thuộc được pháp luật thừa nhận, sự phụ thuộc này mang tính khách quan tất yếu, khi NLD tham gia quan hệ lao động Theo như Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chi “trong quá trình thực hiện HĐLĐ dường như yếu tô bình dang “lan, khuất” ở đâu đó, còn biểu hiện ra bên ngoài là sự không bình dang, bởi một bên trong quan hệ có quyền ra các mệnh lệnh, chỉ thị và bên kia có nghĩa vụ thực hiện “ Đặc trưng này đã thê hiện rõ yếu tô bình dang trong HDLD dường như mờ nhạt, khi NSDLĐ có quyền ra lệnh cho NLD và NLD có nghĩa vụ phải

thực hiện.

- Doi tượng của HĐLĐ là việc lam có trả công

HDLD là một loại quan hệ mua bán đặc biệt khi hàng hóa mang ra trao

đôi là sức lao động, luôn ton tại gắn liền với co thé NLD Tiền công trong

HDLD được trả cho sức lao động hiện tai - NLD sống Việc xác định đối

tượng của HDLD là việc làm có trả công có ý nghĩa quan trọng góp phan phân biệt HDLD và một số hợp đồng khác có một số nét tương đồng như hop đồng khoán việc, hợp đồng ủy quyên Do sức lao động không thể tách rời NLD và HĐLĐ luôn mang tính đích danh nên dé dàng giải thích tại sao NLD

khi tham gia quan hệ lao động đương nhiên đặt mình dưới sự quản lý của

NSDLD Có thể so sánh, trong quan hệ dân sự về lao động, vấn đề các chủ thể quan tâm chủ yếu là lao động đã kết tinh vào sản phẩm, dich vụ, là kết qua cuối cùng chứ không phải quá trình lao động, khác hăn với quan hệ lao động.

- HĐLĐ do dich danh NLD thực hiện

6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Gido trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2009),Tr 220.

7 ThS Nguyễn Thúy Hà (2012), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đông lao động, Xemtai: http://vnelp.gov.vn/ct/cms/Lists/DeTaiNghienCuu/View_Detail.aspx?ItemID=67

Trang 15

cam kết, không được dịch chuyên cho người thứ ba, ngay cả người có trình độ chuyên môn cao Đây cũng được coi là điểm khác biệt lớn nhất giữa HDLD, hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế Vì trong hợp đồng dân sự hay trong hợp đồng kinh tế, người ký hợp đồng có thé ủy quyền hoặc thuê người khác

thực hiện, bảo đảm đúng nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận.

- Nội dung của HĐLĐ luôn bị chỉ phối bởi những giới hạn pháp ly nhất định.

Với tất cả các quan hệ hợp đồng, thỏa thuận của các bên bao giờ cũng phải đảm bảo các quy định như: bình dang, tự do, tự nguyện, không trái pháp luật Với HDLD, sự thỏa thuận thường bị khuôn khổ, khống chế bởi những quy định của pháp luật lao động Đặc trưng này của HDLD, xuất phat từ nhu cầu bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong nên kinh tế thị trường trên cơ sở nguyên tắc thỏa thuận quyền lợi của NLD là tối đa, nghĩa vụ là tối thiêu - NDLĐ được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô hạn

Thời han của HDLD có thé xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến một thời điểm nào đó, hoặc không xác định trước điểm kết thúc Các bên, đặc biệt là NLĐ, không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chủ quan, mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian được NSDLĐ xác định Đây cũng chính là một trong những căn cứ dé phân biệt HDLD so với các hop đồng dịch vụ, gia công do Luật dân sự điều chỉnh Sự ngắt quãng, tạm ngưng trong việc thực hiện hợp đồng chỉ được thực hiện trong các trường hợp được

pháp luật quy định.

Trang 16

1.2 Cham dứt hợp đồng lao động

1.2.1 Khái niệm chấm dit hợp dong lao động

Nếu giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) là bước khởi đầu làm phát sinh quan hệ lao động (QHLĐ) thicham dứt HDLD là sự kiện pháp lý cuối cùng dé các bên đi đến cham dứt QHLĐ đã thiết lập trước đó, giải phóng các chủ thể của QHLĐ khỏi các quyền và nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau thiết lập Sự chấm dứt này được coi là vấn đề pháp lý phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) Chấm dứt HDLD nếu được các bên thỏa thuận và giải quyết day đủ quyên lợi cho nhau thì sẽ không gây ra hậu quả xấu, ngược lại nếu việc cham dứt hợp đồng mà không giải quyết thỏa đáng những thỏa thuận và trách nhiệm giữa hai bên sẽ có tác động tiêu cực không chỉ đối với các bên trực tiếp tham gia QHLĐ mà còn gây ra những tác động xấu về tâm lý, xã hội và pháp lý Chính vì vậy, can xem xét, đánh giá cham dứt HDLD dưới nhiều góc độ khác nhau:

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (1990), cham dứt HDLD được hiểu là: “Chẩm đứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý mà một hoặc ca hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đông lao động, chấm ditt quyên và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp dong lao động ”." Theo Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (2001), chủ biên Nguyễn Duy Lãm đã đưa ra định nghĩa về cham dứt HĐLĐ như sau: “Chẩm ditt hop đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động không tiếp tục tham gia quan hệ lao động ”.” Như vậy, có thé hiểu cham dứt HĐLĐ là sự chấm dứt một

8 Trường Dai học Luật Ha Nội (1990), 7 điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, HàNội, tr 93

-“Nguyễn Duy Lam (2001), Sổ tay thudt ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trang 17

QHLD dang ton tai giữa NLD và NSDLD, là sự kiện làm chấm dứt tất cả các quyền và nghĩa vụ trong QHLD mà các bên đã thỏa thuận trước.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, pháp luật lao động đều không có định nghĩa về cham dứt HĐLĐ Cách gọi sự kiện chấm dứt HĐLĐ ở mỗi quốc gia khác nhau Pháp luật lao động Trung Quốc đồng nhất các khái niệm sa thải, hủy bỏ hợp đồng và cắt giảm lao động Còn trong Đạo luật về tiêu chuẩn lao động của Hàn Quốc thì tất cả các hình thức cham dứt HDLD đều

được gọi là sa thai BLLD của Liên Bang Nga (2001) không định nghĩa mà

quy định cụ thé từng hành vi: Cham dứt HDLD theo sự thỏa thuận của các bên, cham dứt HDLD có thời han, cham dứt HDLD theo đề nghị của NLD, chấm dứt HDLD theo yêu cầu của NSDLĐ (Điều 78, 79, 80, 81) Pháp luật lao động của các nước ASEAN gọi là “chấm dứt hợp đồng lao động” (Myanma, Lào, Malaysia); “chẩm đứt việc lam”, “chấm ditt việc tuyển dung” (Philippines, Điều 282); “cho nghỉ việc”, “sa thải” (Campuchia, Điều 89, 95) Những nội dung liên quan đến cham dứt HDLD thường được pháp luật

lao động của các nước quy định tại BLLD (Việt Nam, Liên Bang Nga, ) haytrong các văn bản luật chuyên ngành như Luật Công xưởng của Đài Loan;

^ z aN A ^ ` A 1

Luật các tiêu chuân lao động Han Quôc: °

TaiViét Nam, pháp luật lao động nước ta xác định chấm dứt QHLĐ có nhiều hình thức với tên gọi là “chấm dứt hợp dong lao động ” (Điều 36 — 43 BLLD), riêng chấm đứt QHLD do thay đôi cơ cấu tô chức hoặc công nghệ ma NLD mất việc làm thì gọi là “thdi việc” (Điều 44 BLLĐ) Cham dứt HDLD

đã được pháp luật ghi nhận trong Bộ luật lao động (BLLD) năm 1994, Luật

sửa đôi bổ sung một số điều của BLLD năm 2002, 2006, 2007 và các văn ban

'! Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật về đơn phương chấm dirt HDLD — Những van đề lý luận và thựctiên, Luận án tiên sĩ luật học, Trường Dai học Luật TP HCM, Ho Chí Minh, tr 22.

Trang 18

liên quan Tuy nhiên, các quy định vẫn còn sơ sải, thiếu tính thực tế, vì vậy đã tạo kẽ hở cho những vi phạm của cả NLD và NSDLD Năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã ban hành BLLD, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/5/2013, thay thế BLLĐ năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 BLLD năm 2012 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cham dứt HDLD nhưng vẫn chưa đưa ra định nghĩa về cham dứt HDLD, mà chỉ liệt kê các trường hợp được coi là cham dứt HDLD.

Tuy pháp luật không quy định thế nào là chấm dứt HĐLĐ, nhưng quan niệm về chấm dứt HĐLĐ được thừa nhận phổ biến trong thực tiễn lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật, đó là: Chẩm đứt hợp đồng lao động là sự kiện làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, các quyên và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trước đó Về hình thức, cham đứt HDLD là sự kiện pháp lý làm chấm dứt sự tồn tại của QHLD trong lĩnh vực thuê mướn, sử dụng lao động NLĐ và NSDLĐ không còn tiếp tục tham gia trong QHLĐ nữa Về bản chất, cham đứt HDLD là cham dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong HĐLĐ hay nói cách khác, việc cham dứt HDLD sẽ làm cho các chủ thể không còn phải chịu sự ràng buộc quyên và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ Hiệu lực HĐLĐ lúc này sẽ được chấm dứt hoàn toàn Việc này khác han với việc thay đổi hay tạm hoãn HDLD Đối với sự thay đổi HDLD, đó là việc làm tăng hay giảm một hoặc một số các quyên và nghĩa vụ của mỗi bên; còn tạm hoãn HĐLĐ chỉ là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về NLĐ, sau một thời gian các bên lại tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng mà hợp đồng không bị huỷ bỏ hay mất hiệu lực.

1.2.2 Đặc điểm và phân loại cham dứt hop đồng lao động 1.2.2.1 Đặc điểm chấm dứt hợp đồng lao động

Trang 19

Thứ nhất, tính đa dạng của sự kiện làm chấm dứt HĐLĐ.

HĐLĐ được thiết lập khi các bên cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc về nội dung của hợp đồng Sự thống nhất ý chí là điều kiện đầu tiên, căn bản của HDLD; nếu không có sự thống nhất ý chí này thì không thé có bat kỳ HDLD nào đượcxác lập Ngoài thống nhất ý chí của NLD và NSDLD,trong một số trường hợp phải có sự đồng ý của người thứ ba; đó là trường hợp, NLD dưới 15 tuổi khi tham gia quan hệ HDLD phải được cha mẹ, người giảm hộ, người đỡ đầu đồng ý Tuy nhiên, ý chí của những người trực tiếp tham gia QHLĐ mới là yêu tô quyết định việc giao kết HDLD.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợpviệc chấm dứt hợp đồng còn bị chi phối bởi người thứ ba (cham dứt HDLD do một bên bị kết án tù giam hoặc

bị cắm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án, do doanh nghiệp bị giải

thể hoặc phá sản ), bởi sự kiện bất khả kháng (doanh nghiệp bị thiên tai hoả hoạn, NLD bị chết ).

Tính đa dạng của hành vi cham dứt HDLD thể hiện ở chỗ: Nếu việc giao kết HDLD phải do hai chủ thé là NLD va NSDLĐ thoả thuận thì cham dứt HĐLĐ lại có thé do một chủ thé là NLD hoặc NSDLĐ (đơn phương cham dứt); do cả hai chủ thé thực hiện (thoả thuận chấm dứt); do NLD đã hoàn

thành công việc (công việc đã hoàn thành); do ý chí của người thứ ba (NLD bị

chết, mất tích, kết án tù giam, cam làm công việc cũ theo quyết định của Toà án)hoặc những sự kiện khách quan dẫn đến việc cham dứt HĐLĐ

Như vậy, việc xác lập vàduy tri HDLD nhất thiết phụ thuộc vào ý chí, hành vi, sự thỏa thuận của các bên trong QHLD, con cham dứt HDLD lại có thé xảy ra không phụ thuộc vào ý chí, hành vi của họ Chính điều này chi phối tới hậu quả pháp lý của việc cham dứt HDLD.

Tht hai, tinh đa dạng về hậu quả pháp lý của cham dứt HDLD

Trang 20

Chấm dứt HĐLĐ trong bất kỳ trường hợp nào cũng làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định Khi cham dứt HDLD sẽ mặc nhiên phát sinh các quan hệ khác về bảo hiểm y tế, tiền lương Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của các sự kiện cham dứt HDLD không giống nhau: Nếu chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp thay đổi cơ cau công nghệ, dẫn đến NLD sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm (mỗi năm làm việc được trả một tháng lương nhưng thấp nhất cũng bang hai tháng lương), thì khi cham dứt HDLD do hết

hạn hợp đồng, NLD sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc (mỗi năm làm việc được

hưởng 1/2 tháng lương cộng với phụ cấp lương, nếu có) Riêng trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thé xảy ra theo chiều hướng hợp pháp hoặc bat hợp pháp và dé xảy ra những tranh chấp giữa NLD va NSDLD.

1.2.2.2 Phân loại cham dứt hợp dong lao động

Tht nhất, căn cứ vào tính pháp lý của cham dứt HDLD

Khi HĐLĐ cham dứt, QHLD giữa NLD và NSDLĐ không còn tôn tại, pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ các bên phụ thuộc vào yếu tố trái hay không trái pháp luật của sự kiện cham dứt HDLD Do đó,căn cứ vào tính pháp lý, cham dứt HDLD được chia thành hai trường hop:

- Chấm dứt HDLD hợp pháp là sự chấm dứt HDLD tuân thủ day đủ yêu cầu của pháp luật về căn cứ cũng như thủ tục chấm dứt.

- Cham dứt HDLD trái pháp luật là việc NLD hoặc NSDLD chấm dứt HDLD vi phạm căn cứ cham dứt cũng như thủ tục chấm dứt.

Thứ hai, căn ctr vào tính ý chí, cham dứt HDLD được chia thành ba

trường hợp:

- Chấm dứt HDLD do ý chí của hai bên (NLD va NSDLĐ) Trong trường hợp này, NLD và NSDLĐ đều bày tỏ và thé hiện nguyện vọng mong

Trang 21

muốn chấm dứt HDLD Theo đó, HDLD sẽ được cham dứt khi: HDLD hết thời hạn; công việc theo hợp đồng đã hoàn thành; hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng Trong trường hợp này, chỉ cần có một trong những căn cứ luật định xảy ra thi HĐLĐ có thé chấm dứt ngay, các bên không cần phải giải trình một lý do nào khác và không cần phải thực hiện bất cứ một thủ tục nào, trừ trường hợp chấm dứt HDLD khi hết hạn hợp đồng phải báo trước 15 ngày (Điều 47 BLLĐ) Khi HDLD hết hạn hoặc khi hoàn thành công việc trong hợp đồng cũng là cham dứt HDLD do sự thỏa thuận ý chí của các bên và đó là sự thỏa thuận khi xác lập QHLĐ Về mặt pháp lý, việc chấm dứt HĐLĐ khi đạt đến điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trước được coi là trường hợp HĐLĐ đương nhiên cham dứt Còn cham dứt HDLD do các bên

thỏa thuận là trường hop HDLD đang được thực hiện nhưng các bên thỏa

thuận với nhau về việc cham dứt HDLD.

- Cham dứt HDLD do ý chi đơn phương của NLD hoặc NSDLD là trường hop chấm dứt HDLD chỉ phụ thuộc vào ý chí của một bên chủ thể trong QHLĐ, có thé phát sinh từ ý chí NLD hoặc phát sinh từ ý chí của

NSDLD nhưng được pháp luật thừa nhận va đảm bảo thực hiện.

Trường hop NLD đơn phương chấm dứt HDLD được quy định dựa chủ yếu vào hai nguyên nhân thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực lao động, đó là: (i) Sự vi phạm các cam kết đã được ghi nhận trong HĐLĐ của NSDLĐ; (ii) Các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, một số trở ngại mà NLĐ gặp phải trong quá trình thực hiện HDLD NLD muốn thực hiện được quyền này thì phải tuân thủ các điều kiện có tính thủ tục như thời hạn báo trước hoặc đưa ra lý do chính đáng Bởi vi, sự cham dứt HDLD trước thời hạn có thé gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ và tạo tiền lệ không tốt về

việc thực hiện HĐLĐ trong nội bộdoanh nghiệp Tuy nhiên, ở một khía cạnh

Trang 22

nhất định, đơn phương chấm dứt HDLD từ phía NLD góp phần đảm bảo quyền tự do việc làm cho chính họ.

Trường hợp NSDLĐ muốn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HDLD cũng phải thực hiện đúng các căn cứ được luật pháp quy định cả về ly do và trình tự, thủ tục Pháp luật lao động cho phép NSDLD có thê đơn phương cham dứt HDLD khi: (i) NLD thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; (ii) NLD không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục làm việc; (iii) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bat kha kháng theo quy định của pháp luật mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn

buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; (iv) NLD không có mặt tại nơi

làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 BLLĐ Đó là những nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu cấp thiết củadoanh nghiệp đề có thể tồn tại và phát triển hoặc trong trường hợp phải thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách theo yeu cầu của co quan nhà nước chủ quan dé co cau lại bộ máy cho phù hop với điều kiện thực tế Việc NSDLD đơn phương cham dứt HDLD có ý nghĩa đảm bảo quyên tự đo kinh doanh, tự do tuyển dụng lao động của NSDLĐ; thúc day sự phát triển QHLĐ và nâng cao chất lượng lao động Quy định NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HDLD phù hợp với sự biến động da dạng của nền kinh tế thị trường và góp phần thúc đầy thị trường lao động phát triển lành mạnh; giúp NSDLĐ linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động sẵn có, từ đó phát triển lợi thế doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển trong từng thời kỳ nhất định Tuy nhiên, ở một khía cạnh nhất định, đơn phương cham dứt HDLD từ phía NSDLD sẽ làm cho NLD bị mất việc làm, đồng nghĩa với mat thu nhập, các khoản thưởng, chế độ bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông của bản thân và gia đình họ.

- Cham dứt HDLD nam ngoài ý chí của NLD và NSDLD là trường hop cham dứt HĐLĐ không phụ thuộc vào ý chí của NLD và NSDLĐ trong

Trang 23

QHLD mà phụ thuộc vào ý chí của chủ thé thứ ba có thẩm quyền hoặc sự kiện pháp lý khác Đây là những trường hợp đặc biệt có liên quan đến quy định của các ngành luật khác: NLD bị kết án tù giam hoặc bị cam làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án; NLĐ chết, mắt tích theo tuyên bố của Tòa án.

HDLD là sự thoả thuận riêng giữa NLD và NSDLD, nhưng cũng không đượctrai với quy định của pháp luật và trong những trường hợp này, ý chi của nhà

nước sẽ quyết định sự tồn tại của quan hệ HDLD.

Có thể nói, QHLĐ thường là loại quan hệ mang tính ôn định và lâu dài Đặc điểm nay đã được thé hiện ở sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa NLD va NSDLĐ tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, lợi ích cũng như khả năng hợp tác trong QHLĐ giữa các chủ thé trên cơ sở pháp luật Sự ràng buộc này có thé cham dứt khi có sự kiện thực tế phát sinh Chấm dứt HDLD là sự cham dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các

bên đã thỏa thuận trong HDLD Pháp luật Việt Nam đã có những quy định

chặt chẽ liên quan đến vấn dé này, tao cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện và áp dụng việc cham dứt HĐLĐ trên thực tế Theo quy định của pháp luật hiện hành, HDLD có thé chấm dứt do thỏa thuận đương nhiên hoặc hành vi đơn phương của NLĐ, NSDLĐ hay từ chủ thê thứ ba có thâm quyền Theo đó, pháp luật quy định các chủ thé khi cham dứt HDLD phải đảm bảo tuân thủ các quy định về căn cứ châm dứt, nghĩa vụ báo trước cũng như những thủ tục luật định trong một SỐ trường hợp đặc biệt Việc vi phạm một trong những quy định trên đều có thé bị coi là cham dứt HDLD trái pháp luật 1.3 Khái niệm và phân loại chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1.3.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Khi cham dứt HĐLĐ, các chủ thể phải tuân thủ các quy định của pháp luật về căn cứ cham dứt, thủ tục chấm dứt Sự tuân thủ các quy định của

Trang 24

pháp luật về cham dứt HDLD là nghĩa vụ của các chủ thé trong QHLD va chỉ khi đó hành vi cham dứt HDLD mới được coi là hợp pháp, được Nhà nước công nhận Nếu vi phạm một trong các yêu cầu của pháp luật sẽ bị xem là cham dứt HDLD trái pháp luật.

Nghiên cứu về khái niệm “Cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” có thể tiếp cận dưới hai góc độ:

1.3.1.1 Dưới góc độ khoa học pháp ly

Trước tiên đi từ khái niệm hành vi trái pháp luật, ta có “Hanh vi trai

pháp luật là hành vi xử sự tiêu cực của cá nhân, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy dinh”."'Theo đó, hành vi cham dứt HDLD trái pháp luật được hiểu là hành vi vi phạm bat cứ một điều kiện hoặc yêu cầu nao của pháp luật liên quan đến việc cham dứt một HDLD Hay nói cách khác,

một hành vi bị coi là trái pháp luật khi nó không tuân theo những quy định

của pháp luật, xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ Hành vi trái pháp luật này thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động Chấm dứt HĐLĐ là hành vi chủ động (hành vi hành động) làm chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ Như vậy, cham dứt HDLD trái pháp luật là hành vi cham dứt QHLD theo HDLD ma

vi phạm về căn cứ châm dứt, vê thủ tục cham dứt.

Về căn cứ cham dứt, các QHLĐ được hình thành trên cơ sở HDLD ky kết giữa các bên Do đó, HDLD sẽ là căn cứ phát sinh QHLD, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NLD khi phát sinh tranh chấp giữa NLD với NSDLĐ Trong QHLĐ, NLD chi có một tài sản duy nhất là sức lao động, họ là người phải di bán sức lao động của mình dé kiếm

tiền trang trải cuộc song, trong khi đó NSDLD là lực lượng nắm giữ tư liệu ! Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1998) — NXB Giáo duc, Hà Nội.

Trang 25

sản xuất, có đầy đủ các điều kiện vốn, công nghệ kỹ thuật, Hơn nữa, do tương quan cung cầu lao động trên thị trường mà NSDLĐ thường chấm dứt HDLD vô cớ Chính vi vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thé nhằm hạn chế sự lạm quyền nay của NSDLĐ NSDLĐ khi chấm dứt HDLD với NLD phải đưa ra được các căn cứ và điều kiện cụ thé theo quy định của pháp luật Trong đó, căn cứ dé cham dứt HĐLĐ là dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên; hoặc xuất hiện sự kiện pháp lý làm cham dứt HDLD Khi vi phạm một trong các căn cứ mà pháp luật quy định sẽ bị coi là cham dứt HDLD trái

pháp luật.

Về thủ tục chấm dứt, việc NLD hay NSDLĐ chấm dứt HDLD phải

tuân thủ theo đúng quy trình mà pháp luật quy định Trước khi có hành vi

cham dứt HDLD, NLD hay NSDLĐ thường cân nhắc, xem xét lại quyết định, quyên lợi của mình Thủ tục cham dứt HDLD quyết định đến tinh hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng giữa các bên trong QHLĐ Nếu vi phạm về thủ tục, dù có đúng về căn cứ thì việc cham dứt HDLD van bị coi là trái pháp luật và NLĐ hay NSDLĐ phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định Thủ tục cham dứt HDLD đối với NLD của NSDLD thông thường bao gồm các thủ tục về thời gian báo trước, tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở Thủ tục mà NLD hay NSDLD phải thực hiện khi cham dứt HDLD là phải báo trước cho bên kia biết trong thời gian quy định Việc quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ có ý nghĩa giúp cho các bên trong QHLĐ có thời gian chuẩn bị về tâm lý, việc làm, cũng như chuẩn bị nhân lực thay thế Việc quy định về tham khảo ý kiến Công đoàn cơ sở trước khi cho NLĐ nghỉ việc trong một số trường hợp cũng là một thủ tục quan trọng, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ Công đoàn sẽ nắm được tình hình và có kiến nghị nhằm hạn chế hành vi cham dứt

HDLD trái pháp luật từ phía NSDLD.

1.3.1.2 Dưới góc độ luật thực định

Trang 26

Định nghĩa về hành vi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hẹp hơn so với khái niệm vừa tiếp cận ở trên Để xây dựng khái niệm “chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”, cần tìm hiểu ba trường hợp sau:

Tủ nhất,trường hop cham đứt HDLD do NLD và NSDLĐ thỏa thuận Pháp luật không đặt ra bất cứ yêu cầu cũng như những điều kiện hạn chế sự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ của hai bên chủ thể miễn là sự thỏa thuận cham dứt HDLD phải bảo đảm tính hợp pháp, không bị pháp luật cắm.

Thứ hai,trường hợp cham dứt HDLD do ý chí của chủ thé (bên thứ ba) có thâm quyên Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định trường hợp cham dứt quan hệ dân sự nói chung, QHLD nói riêng nằm ngoài ý chí các bên Cham dứt HDLD không phụ thuộc vào ý chí các bên được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau, thông thường là khi quan hệ hợp đồng đó xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, hoặc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội Ở Việt Nam, Tòa án là chủ thé ma ý chí của chủ thể này có khả năng làm chấm dứt HDLD: khi Tòa án ra bản án kết án tù giam hoặc cắm làm công việc cũ đối với NLĐ hay ra quyết định tuyên bố NLD đã chết hoặc mất tích được coi là căn cứ dé chấm dứt HDLD (quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 36 BLLD).

Thứ ba,trường hợp cham dứt HDLD do ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong QHLĐ Thực hiện HDLD là nghĩa vụ cua NLD và NSDLĐ, việc từ bỏ nghĩa vụ đã cam kết chỉ có thể được thực hiện trong giới hạn mà pháp luật quy định Nhìn chung, pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng quy định về quyền đơn phương cham dứt HDLD của NLD và NSDLĐ, đồng thời kèm theo đó là yêu cầu người chấm dứt phải có các căn cứ chấm dứt hợp đồng hợp pháp và thực hiện những nghĩa vụ nhất định Tuy nhiên, trên thực tế, do trình độ và ý thức pháp luật của các bên tham gia QHLD còn hạn

Trang 27

chế, do sự thiếu tôn trọng lợi ích của nhau và nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít các trường hợp NLĐ và NSDLĐ đã phá vỡ trật tự pháp luật Về phương diện pháp lý, việc phá vỡ trật tự đó được coi là cham dứt HDLD trái

pháp luật.

Qua phân tích trên, có thé thay cham dứt HĐLĐ trái pháp luật xảy ra chủ yêu trong trường hợp HDLD cham dứt do ý chi đơn phương của một bên chủ thé Cham đứt HDLD trái pháp luật là việc cham dứt QHLĐ theo HDLD,

mà khi chấm dứt hợp đồng, một hoặc các bên không thực hiện, thực hiện

không đúng, không đây đủ quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên, có thể khái quát về cham dứt HDLD trái pháp luật như sau: “Cham đứt hop đồng lao động trái pháp luật là hành vi cham dứt hợp đông lao động của người sử dụng lao động hoặc người lao động trái với quy định cua pháp luật, theo đó bên vi phạm phải gánh chịu

những chế tài do pháp luật quy định ”.

1.3.2 Phân loại chấm dirt hop đồng lao động trái pháp luật

Có nhiều trường hợp cham dứt HDLD trái pháp luật khác nhau phụ thuộc vào việc chấm dứt đó vi phạm yêu cầu nào của pháp luật trong cham dứt HDLD Sự phân loại các trường hợp chấm dứt HDLD trái pháp luật là cơ sở để cơ quan có thâm quyền đưa ra quyết định chính xác khi giải quyết các tranh chấp về cham dứt HDLD Qua đó bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ cũng như tìm ra các nguyên nhân vi phạm và giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiêu hiện tượng cham dứt HDLD trái pháp luật trên thực tế Trên cơ sở luật định, có thê phân làm 02 loại chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:

- Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do vi phạm về căn cứ cham dứt: Cham dứt HDLD trái pháp luật do vi phạm về mặt nội dung là

Trang 28

trường hợp cham dứt HDLD không có căn cứ pháp luật, hay lý do cham dứt

không hợp pháp.

- Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do vi phạm về thủ tục gồm: Cham dứt HĐLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước; chấm dứt HDLD vi phạm thủ tục trao đôi, nhất trí với tổ chức Công đoàn cơ sở.

1.4 Hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Mặc dù pháp luật có những quy định tương đối cụ thể về căn cứ và thủ tục cham dứt HĐLĐ, nhưng trên thực tế tình trạng cham đứt HĐLĐ trái pháp luật còn diễn ra phố biến Việc cham dứt HDLD trái pháp luật có ảnh hưởng rat lớn tới NLD, NSDLD.

Trong QHLĐ, NLĐ và NSDLĐ có thể vì mục đích khác nhau mà không quan tâm đến quyên lợi của nhau Tuy nhiên, quyền tự do chấm dứt HĐLĐ của NLD hoặc NSDLĐ được thực hiện trong khuôn khô mà pháp luật cho phép Khi HDLD cham dứt, quyền và nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng cũng bị chấm dứt theo.

1.4.1 Đối với người lao động

NLD tham gia vào QHLĐ, có quyên làm việc cho bat kỳ NSDLĐ nao, lam bat cứ công việc gi mà pháp luật không cấm cũng như có quyền lựa chon nơi làm việc phù hợp với điều kiện sinh sống NLĐ có quyền chủ động nắm bắt công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ và sức khỏe của bản thân.Khi tham gia vào QHLD, NLD không chỉ

tự do lựa chọn việc làm mà còn được NSDLĐ cam kết đảm bảo làm việc lâu dài, phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn Khi NLĐ cảm thấy công việc không còn phù hợp sức khỏe cũng như khả năng lao động của bản thân, pháp luật lao động có những quy định cho phép NLD được cham dứt HDLD

Trang 29

nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLD, tránh tình trạng NLD chỉ được làm việc

cho một NSDLD hay một doanh nghiệp nào đó.

Trong trường hop NLD đơn phương cham dứt HDLD trái pháp luật, NLD phải gánh chịu hậu quả mat khoản trợ cấp thôi việc do NSDLD tra theo quy định của pháp luật, phải hoàn tra cho NSDLD các khoản chi philién

quan Dù việc cham dứt HDLD trái pháp luật đến từ NLD hay NSDLD thì đa số đều dẫn đến những hậu quả xấu đối với NLD, bởi lẽ NLD luôn ở vị thé yếu hơn, là đối tượng bị quản lý trong suốt quá trình lao động Điều rõ nhất là NLD mất việc làm, họ sẽ phải tìm một khởi đầu mới ở môi trường làm việc mới và điều này chắc chắn sẽ tốn thời gian, công sức Ngoài ra, chưa tính đến các khoản phải bôi thường cho phía NSDLD và có thé NLD bị gây khó dễ khi nhận lại những quyền lợi khác của mình (số bảo hiểm, số lao động ) tại nơi ma mình vừa cham dứt HDLD trái pháp luật Tuy nhiên, tất cả những hậu qua này chỉ dừng lại là những thiệt hại vật chất, lợi ích kinh tế trước mắt Hậu quả lớn hơn ảnh hưởng sau mỗi lần NLD chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là thé hiện tính thiếu chuyên nghiệp, văn hóa trong lao động của NLĐ ngày càng

đi xuông.

1.4.2 Đối với người sử dụng lao động

Cũng như đối với NLĐ, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đối với NSDLĐ.Trường hợp NSDLD chấm dứt HDLD trái pháp luật, NSDLD sẽ phải nhận NLD trở lại làm việc và bồi thường cho NLD theo luật định, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến “tài chính” của NSDLĐ Khi cham dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ làm giảm số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp hay công ty (trừ trường hợp doanh nghiệp chủ động cham dứt HDLD với hàng loạt NLD dé tinh gon bộ may), kế hoạch sản xuất kinh doanh của NSDLD bi ảnh hưởng do chưa thé tìm được NLD thay thé NSDLĐ phải bỏ

Trang 30

một khoản chi phí tuyển dụng, đào tạo những NLD mới để họ có thể đảm

đương công việc được giao, chưa kể tới trường hợp xấu nhất là NLD khi bị cham dứt HDLD trái pháp luật sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh cho phía bên đối

tác, gây rò rỉ thông tin nội bộ, làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Hơn nữa, khi bi cham dứt HDLD trái pháp luật, NLD do bi mat việc làm, mat nguồn thu nhập nên ho có thé sử dụng triệt để quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình tới co quan có thâm quyền Khi đó NSDLĐ buộc phải tham gia với tư cách là một đương sự trong vụ tranh chấp Việc tiêu hao tiền của và thời gian của NSDLĐ trong trường hợp này là không tránh khỏi.

Kết luận chương 1

Việc cham dứt HDLD trái pháp luật là điều không thê tránh khỏi trong xã hội hiện nay Do những hậu quả của hành vi cham dứt HDLD trái pháp luật có liên quan trực tiếp đến vấn đề về kinh tế và xã hội nên chế định pháp luật về cham dứt HDLD có vị trí quan trọng trong pháp luật lao động Phần nội dung Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu về van dé lý luận, làm rõ khái niệm, đặc điểm và phân loại từng trường hợp cụ thé của cham dứt HDLD và cham dứt HDLD trái pháp luật Từ những phân tích rút ra cham dứt HDLD trái pháp luật được hiểu là hành vi chấm dứt HDLD của NLD hoặc NSDLD

trái với quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm phải gánh chịu những

chế tài do pháp luật quy định Việc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của chính NLĐ, NSDLĐ Từ những vấn đề lý luận nghiên cứu thuộc nội dung Chương 1, Chương 2 sẽ tiếp tục nghiên cứu về cham dứt HDLD trái pháp luật theo quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành.

Trang 31

Chương 2

CHAM DUT HOP DONG LAO ĐỘNG TRAI PHÁP LUAT THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH

Cham dứt HĐLĐ là sự kiện làm cham dứt tat ca quyền và nghĩa vu mà các bên đã thỏa thuận trong HDLD Việc chấm dứt HDLD có thé do ý chí của một hoặc các bên tham gia HDLD làm cham dứt hiệu lực của HDLD đã ký kết hoặc do ý chí của chủ thể thứ ba tác động dẫn đến chấm dứt HĐLĐ Cham dứt HĐLĐ trái pháp luật là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về căn cứ cũng như thủ tục cham dứt HDLD của NLD hay NSDLD Quy định pháp luật về cham dứt HDLD trái pháp luật bao gồm hai nội dung: Sự kiện pháp lý dẫn đến hành vi cham dứt HDLD trái pháp luật và quy định về giải quyết hệ quả pháp lý của các trường hợp cham dứt HDLD trái pháp luật 2.1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Như đã phân tích ở chương 1, khi xuất hiện sự kiện pháp lý làm cham dứt QHLD sẽ làm chấm dứt sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận Việc chấm dứt này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về căn cứ chấm dứt và thủ tục chấm dứt Điều 36 BLLĐ quy định các căn cứ cham dứt HDLD theo ý chí của hai bên chủ thé (Khoản 1, 2, 3, 4), theo ý chi của bên thứ ba (Khoản 5, 6, 7) và ý chí đơn phương của một bên chủ the NLD hoặc NSDLĐ (Khoản 8, 9, 10) Nếu các bên chủ thé áp dung sai các căn cứ chấm dứt cũng như thủ tục chấm dứt (Khoản 2, 3 Điều 37, Khoản 2 Điều 38, Điều 47 BLLD) thì hành vi cham dứt HDLD được coi là trái pháp luật.

Một trong những điểm tiến bộ của BLLD năm 2012 đã quy định cụ thé trường hợp bị coi là đơn phương cham dứt HĐLĐ trái pháp luật, Điều 41 BLLD quy định: “Don phương chấm ditt hop dong lao động trái pháp luật là các trường hợp cham dứt hop đồng lao động không đúng quy định tại các

Trang 32

Diéu 37, 38 và 39 của Bộ luật này ” Quy định này dam bảo tính thống nhất, minh bạch trong công tác giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến việc chấm dứt HĐLĐ.

2.1.1 Người lao động chấm ditt hop dong lao động tráipháp luật

2.1.1.1 Người lao động đơn phương chấm dứt hop đông lao động không có

căn cứ pháp luật

NLD làm việc theo HDLD xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và HDLD theo mua vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, khi vi phạm một trong các căn cứ chấm dứt quy định tại Khoản 1 Điều 37BLLĐsẽ thuộc trường hop NLD đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật Cụ thê:

Thứ nhất, NLD không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HDLD (điểm a Khoản 1 Điều 37BLLĐ).

Điều 30 BLLĐ quy định về nghĩa vụ NLĐ trong việc thực hiện công việc theo HDLD đã giao kết và cách xác định địa điểm làm việc của NLD Theo đó, NLD được làm đúng công việc đã giao kết theo HDLD Để thực hiện tốt nghĩa vu này, NLD phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thời gian làm việc, quy trình giải quyết công việc, mà phía NLD va

NSDLD đã thỏa thuận với nhau trong HDLD Thành tích công việc của NLD

sẽ là một trong những tiêu chí để NSDLĐ quyết định chế độ đãi ngộ nhân sự đối với NLD như mức lương, thưởng, van dé thay đổi vị trí công việc, Bên cạnh công việc, địa điểm làm việc cũng là một trong những nội dung cơ bản được quy định trong HDLD, đó là nơi thực hiện công việc và các nghĩa vụ

khác của NLD theo HDLD đã giao kết với NSDLD.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, NSDLD được quyền chuyên đổi vị

trí làm việc cua NLD so với HDLD trong trường hợp công ty gặp khó khan

Trang 33

đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cô điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh ; nhưng không quá 60 ngày làm việc cộng don trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của NLD (Khoản 1 Điều 31 BLLĐ) Việc tạm thời chuyên NLD làm công việc khác so với HDLD, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLD Trường hợp thay đổi địa điểm làm việc của NLD trong một thời gian nhất định, NLD và NSDLĐ không nhất thiết phải sửa điều khoản về địa điểm làm việc trong HĐLĐ đã giao kết Ngược lại, với trường hợp thay đổi địa điểm làm việc vô hạn định thì các bên phải sửa đôi điều khoản về địa điểm làm việc trong HDLD đã giao kết Neu NSDLD không có một trong những lý do nêu trên mà chuyền vị trí làm việc của NLD sang vị trí khác là hoàn toàn trái quy

định pháp luật.

Như vậy, các điều khoản về địa điểm làm việc, công việc là những điều

khoản cơ bản của HDLD, được NLD và NSDLD ghi nhận trong HDLD Khi

HĐLĐ được ký kết và có giá trị pháp lý, NSDLĐ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản về công việc, địa điểm làm việc cũng như các điều kiện làm việc như đã cam kết trong HDLD Trường hop NLD chứng minh được những thỏa thuận trên không được thực hiện theo đúng điều khoản trong HDLD, như không được bố trí công việc theo đúng HĐLĐ hoặc không được làm việc đúng địa điểm như đã thỏa thuan, thì lúc này NLD có quyền đơn phương cham dứt HDLD.

Thứ hai, NLD không được trả lương day đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HDLD (điểm b Khoản I Điều 37BLLĐ).

Van đề thu nhập là yêu tố quan trọng nhất mà NLD quan tâm khi tham gia giao kết HDLD cũng như là điều khoản không thể thiếu trong thỏa thuận

Trang 34

giữa NLĐ với NSDLĐ Việc NSDLĐ không trả công đầy đủ hoặc không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NLĐ và gia đình của họ Trả lương đầy đủ và đúng thời hạn theo đúng HĐLĐ là quyền lợi của NLD mà NSDLD có nghĩa vụ phải đảm bảo Tại Điều 96 BLLĐ có quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đây đủ và đúng thời hạn Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiên ít nhất bằng lãi suất huy động tiên gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bồ tại thời điểm trả lương ” Nêu NSDLD vi phạm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong HĐLĐ thì NLD có quyền đơn phương chấm dứt HDLD dé tìm công việc khác đảm bao thu nhập, ổn định cuộc sống Đây là quyền của NLD nên NLD có thé thực hiện hay không thực hiện quyền của chính họ Pháp luật lao động quy định quyền này dé NLD có thé tự bảo vệ mình trong trường hợp NSDLD vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLD Bên cạnh đó, có trường hợp khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất

kinh doanh, không trả lương đúng thời hạn cho NLD như đã thỏa thuận trong

HĐLĐ nhưng vẫn được phía NLD chấp nhận do NLD muốn gan bó,

thông cảm với NSDLD.

Khi NLD lợi dụng một trong các trường hợp dưới đây dé đơn phương chấm dứt HĐLĐ sé bị coi là trái pháp luật, cụ thể:

- NLD không được trả lương day đủ so với mức đã thỏa thuận trong HĐLĐ khi NSDLD tạm điều chuyên NLD sang làm công việc khác so với HDLD đúng với quy định tại Điều 31 BLLD;

- NLD không được trả lương day đủ so với mức đã thỏa thuận trong HDLD do lỗi của NLD;

Trang 35

- NLD không được trả lương đầy đủ so với mức đã thỏa thuận trong

HDLD do NSDLD trả lương ngừng việc theo đúng quy định tại Khoản 2, 3

Điều 98 BLLĐ;

- NLĐ không được trả lương đầy đủ so với mức đã thỏa thuận trong

HDLD do NSDLD trả lương trong thời gian NLD bị tạm đình chỉ công việc

theo Điều 129 BLLĐ;

- NLĐ không được trả lương đầy đủ so với mức lương đã thỏa thuận trong HDLD do NSDLD khấu trừ vào tiền lương của NLD dé thực hiện việc hoàn ứng phan tiền lương đã tạm ứng cho NLD theo quy định tại Điều 100

- NLĐ không được trả lương đầy đủ so với mức lương đã thỏa thuận trong HDLD do NSDLĐ khấu trừ bồi thường thiệt hại về tài sản do NLD gây ra theo đúng quy định tại Điều 101 và Điều 130 BLLĐ;

- NLD không được trả lương đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HDLD

do NSDLĐ thực hiện đúng quy định tại Điều 96 BLLĐ về trả chậm tiền lương ”

Thứ ba, NLĐ bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động (điểm c Khoản 1 Điều 37BLLD)

Đây là quy định mới của BLLĐ nhằm bảo vệ NLD trong QHLĐ Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ (Nghị định 05/2015/NĐ-CP), hành vi được cho là “ngược đãi, quấy rối tình dục,

cưỡng bức lao động” là hành vi NSDLD “đánh đập hoặc có lời nói, hành vi

nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc

cưỡng bức lao động, bị quấy rối tình dục nơi làm việc” Trong QHLĐ, NLD

"Tu Bình Nhưỡng chủ biên (2015), Bình luận khoa học Bộ luật lao động (năm 2012), Nxb Lao động, Hà

Nội, tr.92.

Trang 36

luôn có sự phụ thuộc về mặt pháp lý vào NSDLD, nhưng điều đó không có nghĩa là NLD lệ thuộc NSDLĐ về mặt thân thé, tinh thần Được bảo vệ về thân thé, được tự do lao động, tự do tìm việc và làm việc là quyền cơ bản của mọi công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta năm 2013 Do đó, khi NSDLD có hành vi ngược đãi, cưỡng bức thì NLD có quyền đơn phương cham dứt HDLD Tuy nhiên, khi NLD căn cứ những hành vi khác không được quy định tại điều khoản này dé đơn phương chấm dứt HDLD thi sẽ bị

coi là trái pháp luật.

Tht tr, bản thân hoặc gia đình NLD có hoàn cảnh khó khăn không thé tiếp tục thực hiện HĐLĐ.

Khi tham gia QHLD, NLD chịu ràng buộc với những điều kiện, thỏa

thuận được ghi nhận trong HDLD, chịu sự quản lý của NSDLD Tuy vậy,

pháp luật lao động van tạo điều kiện cho NLD chấm dứt HDLD nếu không thê tiếp tục thực hiện được hợp đồng vì hoàn cảnh khó khăn được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

- Phải nghỉ việc dé chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

- Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

- Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh

hoặc chuyển chỗ ở mà NLD đã tìm mọi biện pháp nhưng không thé tiếp tục

thực hiện HDLD.

Mọi trường hợp khác không thuộc trường hợp được pháp luật quy định

thì không được chấp nhận dé NLD chấm dứt HDLD với NSDLĐ Nếu NLD có hành vi vi phạm sé bị coi là đơn phương cham dứt HDLD trái pháp luật.

Trên thực tế, đôi khi NLĐ lạm dụng quyền này để đơn phương cham dứt HDLD Do là do hiện nay pháp luật lao động mới chỉ quy định chung chung trường hop NLD phải nghỉ việc để chăm sóc thân nhân bị ốm

Trang 37

đau, tai nan mà chưa có quy định cụ thé về thời gian, nguyên nhân hay mức độ đau ốm được xem là cần người chăm sóc Đồng thời, pháp luật lao động cũng chưa có quy định nêu rõ cơ quan có thâm quyền xác nhận nội dung này là y tế cấp xã, cấp huyện hay cấp tỉnh; trường hợp nào người bệnh được điều trị tại nhà Do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thê đối với việc đơn phương chấm dứt HDLD trong trường hợp này để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đảm bảo quyên lợi cho NSDLĐ.

Thứ năm, NLD được bau làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước (điểm đ Khoản I Điều 37BLLĐ)

NLD được bầu vào làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hay được bổ nhiệm giữ chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước là khi được Nhà nước giao phó nhiệm vụ mới Khi được bau, b6 nhiệm vào những chức vụ này thi NLD bị chi phối thời gian làm ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng công việc Khi đó, việc tiếp tục thực hiện HĐLĐ có thé sẽ gây ra mâu thuẫn về lợi ích và trái với quy định của Luật cán bộ, công chức Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc ưu tiên lợi ích công của Nhà nước và xã hội.

Thứ sau,NLD nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của co sở

khám bệnh, chữa bệnh có thầm quyền

Xuất phat từ nguyên tắc bảo vệ ba mẹ, trẻ em, tạo điều kiện cho NLD nữ thực hiện thiên chức của mình, pháp luật lao động quy định đối với lao động nữ có thai và theo chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế có thẩm quyền buộc phải nghỉ việc dé bao đảm sức khỏe của sản phụ và thai nhi thi NLD có quyền đơn phương cham dứt HDLD Điều 156 BLLD cũng quy định: “Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyên chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhỉ có quyén don phương cham dứt hợp dong lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hop đồng lao

Trang 38

động Thời hạn ma lao động nữ phải báo trước cho người su dung lao động

tùy thuộc thoi hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyên Chỉ định ” Theo đó, khi có giấy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền xác nhận công việc hiện tại ảnh hưởng đến sức khỏe của người me và thai nhi thì lao động nữ có thé căn cứ thời điểm nhận giấy xác nhận này dé tính vào thời gian báo trước dé cham dứt HDLD hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối với lao động nữ đã hướng dan cụ thé đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện HDLD: Thời gian tạm hoãn sẽ do hai bên thỏa thuận va có sự thống nhất với nhau nhưng ít nhất phải băng thời gian mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền chỉ định tạm nghỉ Trong trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyên về thời gian tạm nghỉ, NLD và NSDLĐ sẽ thỏa thuận với nhau về thời gian tạm hoãn thực hiện HDLD Việc tạm hoãn hợp đồng theo quy định này sẽ không bị hủy bỏ hay mắt hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận.Hết thời hạn tạm hoãn thì NSDLĐ sẽ phải nhận NLD trở lại làm việc (Điều 33 BLLĐ).

Thứ bay, NLD bị 6m đau, tai nạn đã điều tri 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HDLD xác định thời hạn va một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục (điểm g Khoản | Điều 37BLLĐ).

Đây là quy định nhằm mục đích bảo vệ NLĐ, đồng thời giúp NSDLĐ ồn định sản xuất thông qua việc NLD đơn phương cham dứt HLLD Trong trường hợp NLD không thé tham gia lao động trong một thời gian dài, việc NLD đơn phương chấm dứt HĐLĐ sé tạo điều kiện cho NSDLD tuyển dung

Trang 39

thêm lao động dé bu đắp cho công việc bị gián đoạn Trong trường hợp này, NLD có thé vi phạm căn cứ chấm dứt khi vi phạm một trong hai điều kiện dé áp dụng căn cứ chấm dứt HDLD trên Một là, NLD làm việc theo HDLD xác định thời hạn từ đủ 12 thang bi ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục hoặc NLD làm việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng bị ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục trong khoảng thời gian tương ứng một phan tư thời hạn hợp đồng Hai là, khả năng lao động chưa hồi phục sau quá trình điều trị.

Như vậy, theo quy định Điều 37 BLLĐ, NLD muốn đơn phương cham dứt HĐLĐ phải chi ra một trong những căn cứ đã được pháp luật dự

liệu từ trước (trừ trường hợp NLD làm việc theo HDLD không xác định thời

hạn) Pháp luật cho phép NLĐ được từ bỏ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi vi phạm xuất phát từ NSDLD (điểm a, b, c Khoản 1) hoặc vi lý do của bản thân mà việc thực hiện HDLD đối với NLD là khó khăn (điểm d, đ, e, g Khoản 1) Nếu NLD vi phạm một trong các căn cứ đơn phương cham dứt HDLD tại khoản 1 Điều 37 BLLD như trình bày ở trên thì hành vi cham dứt đó sẽ bị coi

là trái pháp luật.

2.1.1.2 Người lao động thực hiện quyên don phương cham dứt hopdong lao

động nhưng vi phạm thủ tục bao trước

Thủ tục duy nhất mà NLD phải thực hiện khi đơn phương cham dứt HDLD là báo cho NSDLĐ trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ Thời gian báo trước được quy định tùy thuộc căn cứ chấm dứt hợp đồng hoặc loại HĐLĐ mà NLD chấm dứt Các trường hợp NLD có thé cham dứt HDLD trái pháp luật do vi phạm nghĩa vụ báo trước, cụ thể:

Thứ nhất, đỗi với HĐLĐ xác định thời hạn, NLD đơn phương cham

dứt HDLD ma không báo trước cho NSDLD:

Trang 40

- It nhất 03 ngày làm việc néu là HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 37 BLLĐ;

Riêng trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định

của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời hạn báo trước cho NSDLD tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định (Điều 156 BLLĐ) Khi

lao động nữ mang thai, họ phải bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như đảm

bảo sức khỏe cho thai nhi Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, pháp luật cho phép lao động nữ có quyền đơn phương cham dứt HDLD khi có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền.

Thứ hai, đôi với HĐLĐ không xác định thời hạn, nếu NLD không thực hiện nghĩa vụ báo trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 BLLD: “Người lao động làm việc theo hợp đông lao động không xác định thời hạn có quyên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải bdo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hop quy định tại Điều 156 của Bộ luật này” thì cũng bị xem là chấm dứt HĐLĐ trái

pháp luật do vi phạm nghĩa vụ báo trước.

Theo đó, NLD có quyền đơn phương cham dứt HDLD mà không cần đưa ra căn cứ chấm dứt, nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45

ngày Riêng trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định

của cơ sở khám, chữa bệnh thì thời hạn báo trước cho NSDLD tùy thuộc thời hạn do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định (Điều 156 BLLĐ) Quy định nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do lao động của NLD, tránh sự ràng buộc NLD

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN