Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

287 0 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI RRERREEEKE

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

HOAN THIEN NOI DUNG VA PHUONG PHAP GIANG DAY HOP DONG THUONG MAI QUOC TE

VA CAC GIAO DICH KINH DOANH QUOC TE TRONG CHUONG TRINH DAO TAO CU NHAN

NGANH LUAT THUONG MAI QUOC TE

MA SO: LH - 2016 - 16/DHL — HN

Chủ nhiệm dé tài : TS Nguyễn Thi Thu Hién Thu ký dé tài : Th.S Tào Thị Huệ

Hà Nội — 2017

Trang 2

TS Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học

Luật Hà Nội

- Chủ nhiệm đề tài; - Tác giả chuyên dé 1; - Tác giả chuyên đề 4; - Báo cáo tông hợp đề tài.

NCS ThS Tao Thị Huệ Trường Đại học

NCS ThS Lê Hương GiangTrường Đại học

Luật Hà Nội Đồng tác giả chuyên đề 3

NCS ThS Nguyễn Thu Thủy Trường Đại học

Luật Hà Nội Đồng tác giả chuyên đề 3

NCS ThS Trương Quang Anh Trường Đại học

Luật Hà Nội Đồng tác giả chuyên đề 5 CN Trần Thu Yến Trường Đại học

Luật Hà Nội Đồng tác giả chuyên đề 5

Trang 3

CISG Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

INCOTERMS | Các điều kiện thương mại quốc tế Nxb Nhà xuất bản

PICC Bộ nguyên tắc hop đồng thương mại quốc tế Quyết định số

Quyết định số 1562/QD-DHLHN ngày 16/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban

hành chuẩn đầu ra đại học dành cho các chương trình

đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội. Quyết định số

Quyết định số 1826/QĐ-ĐHLHN ngày 5/9/2011 về

việc ban hành chương trình thí điểm đào tạo hệ chính

quy trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế Quyết định số Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của 2747 Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành

Luật thương mại quốc tế.

UNCITRAL | Uy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế

Trang 4

Trang Danh mục các chữ viết tắt

Phan thứ nhất: Tổng quan về đề tài nghiên cứu | Phần thứ hai: Báo cáo tổng hợp đề tài 9

Phan thứ ba: Các chuyên đề nghiên cứu 51 Chuyên dé 1: Những van dé lý luận cơ bản về hợp đông thương 52 mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế; pháp luật điều

chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế.

Chuyên đề 2: Phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại quốc

tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế - những vấn đề lý luận, 75 thực tiễn và một số kiến nghị.

Chuyên dé 3: Giảng dạy hợp đồng và pháp luật vê hợp đông tại

Trường Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và một số kiến nghị “ Chuyên dé 4: Giảng dạy hợp đồng thương mại quôc tê và các giao

dịch kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội - thực 125 trạng và một số kiến nghị.

Chuyên đề 5: Thực tiễn giảng dạy hợp đông thương mại quốc tế

và các giao dich kinh doanh quốc tế tại một số cơ sở dao tạo luật 148 ở Việt Nam và trên thế giới

Phần thứ tư: Báo cáo điều tra, khảo sát 170 Báo cáo diéu tra, khảo sát đôi với phiếu khảo sát yêu cau đào tạo 171 về hop đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh

quốc tế (Mẫu 1) (Dành cho người sử dụng lao động)

Báo cáo điêu tra, khảo sát doi với phiếu khảo sát thực trạng 178 giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tẾ và các giao dịch kinh

doanh quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật

Trang 5

2)(Dành cho giảng viên và chuyên gia)

Báo cáo điều tra, khảo sát đối với phiếu khảo sát thực trạng giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tẾ và các giao dịch kinh doanh quốc té trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc té tại Ti rường Đại học Luật Hà Nội (Mẫu 3) (Dành cho sinh viên và cựu sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế)

Phần thứ năm: Bài báo đăng tạp chí khoa học

“Hoàn thiện phương pháp giảng day hợp đồng thương mại quốc té và các giao dịch kinh doanh quốc té tại Tì rường Đại học Luật Hà Nội”, đăng trên Tạp chí Công thương số 8 - tháng 7/2017, trang 29-34 (ISSN: 0866-7756)

Các phụ lục

1 Các học phần về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành

Luật thương mại quốc tế.

2 Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 5/9/2011 về việc ban hành chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế.

3 Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật thương mại quốc

4 Quyết định số 1562/QD-DHLHN ngày 16/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành chuẩn đầu ra đại học dành cho các chương trình đào tạo của Trường Đại họcLuật Hà Nội.

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 6

PHAN THU NHAT

TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU

Trang 7

1 Tinh cấp thiết của dé tài

- Ngày 11/2/2011, Bộ Giáo dục và Đào tao ban hành Quyết định số 580/QD-BGDDT về việc giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội thí điểm dao tao

hệ chính quy trình độ đại hoc ngành Luật thương mai quốc tế Thực hiện Quyết

định số 580/QD-BGDDT ngày 11/2/2011 nêu trên, ngày 5/9/2011, Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội ký Quyết định số 1826/QD-DHLHN về việc ban hành chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật

thương mại quốc tế Trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương

mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, ngoài khối kiến thức giáo dục đại cương, sinh viên mã ngành sẽ được trang bị các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức ngành Luật thương mại quốc tế Khối kiến thức ngành Luật thương mại quốc tế bao gồm các môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chung của ngành và các môn học tự chọn được chia theo hai chuyên ngành: (1) Luật thương mại quốc tế có sự tham gia của Nhà nước và các thực thé cong; và (2) Luật kinh doanh quốc tế có sự tham gia chủ yếu của các thương nhân;

- Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế là một

trong những mảng kiến thức quan trọng nhất, xuyên suốt trong toàn bộ Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội Bên cạnh một môn học bắt buộc có tên là “Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế” được thiết kế trong khối kiến thức chung của ngành thì Chương trình còn có hàng loạt các môn học khác liên quan nham cung cấp các kiến thức nền tảng hoặc theo hướng chuyên sâu đối với các nội

dung cụ thể của hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc

- Tính hết Học kỳ 2, năm học 2016-2017, các học phần liên quan tới hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế đã được tô chức giảng dạy cho bốn khóa sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm Khóa 36, Khóa 37, Khóa 38 và Khóa 39 theo Kế hoạch giảng dạy hàng năm do Khoa Pháp luật thương mại quốc tế đề xuất Đề

cương các học phần cũng đã được các Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý tiến

hành xây dựng, cập nhật và chỉnh sửa hàng năm Nhìn chung, với nguồn học

Trang 8

liệu va đội ngũ nhân lực hiện có, các học phan đã được triển khai tương đối hiệu

quả trên thực tế;

- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực té giang day cac hoc

phan về hop đồng thương mại quốc tế va các giao dich kinh doanh quốc tế cho

sinh viên hệ chính quy ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã cho thấy một số điểm hạn chế sau đây:

+ Nội dung giảng dạy của các học phần, đôi chỗ còn trùng lặp, chưa có sự

liên kết hoặc bị bỏ sót Ví dụ như, trong chương trình đào tạo cử nhân hệ chính

quy ngành Luật thương mại quốc tế, có tới ba môn học là “Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế”, “Tap quán thương mai quốc tế” và “Thanh toán quốc tế” cùng giới thiệu về vẫn đề thanh toán quốc tế; có tới ba môn học là “Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hóa quốc tế”, “Hợp đồng

thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế” và “Tập quán thương mại quốc tế” cùng giới thiệu về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mai quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế; một số kiến thức cơ sở ngành làm

nền tảng cho việc nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế có thể bị bỏ sót do các môn học đó chỉ được xếp là môn học tự chọn (Luật dân sự Việt Nam 2 và Luật thương mại Việt Nam

1) v.v Việc chưa có một sự đánh giá, nghiên cứu đầy đủ cũng như chưa có sự

thống nhất trong việc xác định phạm vi kiến thức giữa các học phan/cac bộ môn,

dẫn đến tình trạng, đôi lúc, nội dung giảng dạy giữa các học phần nói trên có phần nào trùng lặp hoặc ngược lại, có những kiến thức cần trang bị cho sinh viên

lai bi bỏ sót;

+ Một số kiến thức cập nhật về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế chưa được đưa vào chương trình giảng dạy hoặc nếu có

được đề cập thì mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách khái quát, ví dụ như,

van đề hợp đồng thương mại điện tử trong kinh doanh quốc tế, mua bán và sap nhập doanh nghiệp trong thương mại quốc tế v.v.

- Đề đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập và đào tạo đội ngũ luật gia

quốc tế, giảng dạy về hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng và các môn học về luật thương mại quốc tế nói chung đòi hỏi áp dụng những phương pháp giảng

dạy hiện đại như nghiên cứu và phân tích án lệ (Case-study), đóng vai

Trang 9

(Role-playing), dién án giả tưởng (Moot court) v.v., trong khi đó, trên thực tế, các

phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chủ yếu được áp dụng tại Trường Đại

học Luật Hà Nội như thuyết giảng, thảo luận v.v;

- Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy hợp đồng thương

mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn, có sự học hỏi các chương trình đào tạo

tiên tiến trên thế giới, thực sự là một nhiệm vụ cấp thiết, nhằm đáp ứng những

yêu cầu của người sử dụng lao động và của xã hội cũng như quá trình hội nhập

kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay Ngoài ra, các kết quả nghiên

cứu của dé tài cũng có thé được sử dụng làm cơ sở dé xem xét và xây dựng các

chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc liên kết quốc tế của Trường Đại học Luật

Hà Nội.

2 Tình hình nghiên cứu

Trên thế giới và ở Việt Nam, có một SỐ công trình nghiên cứu khoa học

về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, cũng như

các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy-học ngành luật.

Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, có thé kế đến như: cuén

International Trade Law, Cavendish Publishing Limited, 3TM edn., của Indira Carr (2005); tai liệu “Model contracts for small firms - Legal guidance for doing

international business” của International Trade Center (2011); cuén International

Commercial Transactions, ICC Kluwer Law International Norstedts Juridik AB,

2 edn., của Jan Ramberg (2002); cuốn “How to please the court: a moot court

handbook” của Paul I Weizer (2007), Peter Lang Publisher; bài viết “Teaching Law by Case Method and Lecture” cua Hall, Jerome (1995) dang trén Maurer

Faculty Paper 1469, 1955; bai viét “Moot Court in the Modern Law School Gaubatz” của John T (1982) đăng trên 31 J Legal Educ.87; bài viết “What

Teachers Should Know and Be Able to Do, National Board for Professional

Teaching Standards” của Lee S Shulman (2016); bai viết “Teaching the

CISG in Contracts” cua William S Dodge (2000) dang trén Journal of Legal

Education, Vol 50, No 1; những bài viết trên các trang thông tin điện tử như

“Questions, answers, and law school teaching” của Barbara Glesner Fines tai:http://law2.umkc.edu/faculty/profiles/glesnerfines/Q&A.pdf; “Goodenough, in

Trang 10

Education for Judgment, Teaching with Case Studies, Stanford University

newsletter on teaching” cua Daniel A tại

https://web.stanford.edu/dept/CTL/Newsletter/case_studies.pdf; “Study andAnalysis of Lecture Model of Teaching, International Journal of Educational

Planning & Administration” cua Gurpreet Kaur tại:

https://www.ripublication.com/1Jepa/1Jepavlnl_001.pdf; “Teaching with Cases

Tip Sheet” Havard Kenedy School tại:

https://case.hks.harvard.edu/content/Teaching%20with%20Cases_ Faculty%20TIp%20Sheet.pdf; “The Role of Innovative Teaching and Learning Methods InLegal Education” của Manuela Renata Grosu tại http://conference.pixel-online.net/edu_future/common/download/Paper_pdf/ITL34-Grosu.pdf v.v.

Đối với các công trình nghiên cứu của Việt Nam, có thé kế đến như: giáo

trình song ngữ “Hanoi Law University, Textbook International Trade and

Business Law”, Nhà xuất bản Công an nhân dân của Trường Dai hoc Luật Hà Nội (2012); sách tham khảo “Cẩm nang hợp đồng thương mại” của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2008); “Kiến thức pháp lí và kĩ năng cơ ban trong đàm phán, soạn thảo và kí kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” của Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2012), Nxb Chính trị-hành chính; “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những van đề pháp lí cơ bản” của Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2008), Nxb Chính trị quốc gia; “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Dung (2007), Nxb Chính trị quốc gia; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Vân

với đề tài “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập quốc tế”: luận văn thạc sy của Trần Quỳnh Anh với đề tài “Hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa - những vấn đề lí luận và thực tiễn”; bài viết “Một số van đề về phương pháp giảng dạy luật ở Việt Nam trong xu thé hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Bá Diến (2006), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy luật học” của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2010); các bài viết trên trang thông tin điện tử như “Hướng dẫn thực hành:

Trang 11

huong%20phap%20giang%20day.pdf v.v

Tuy nhiên, các công trình nói trên chi đề cập đến những nội dung cụ thê

của lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế và những phương pháp được sử dụng trong đào tạo luật nói chung, chứ chưa có

liên hệ cụ thé tới những yêu cầu của một mã ngành mới, của một lĩnh vực luật

chuyên sâu và các điều kiện dạy và học thực tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Do đó, đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về việc hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương

mại quôc tê tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dụng, phương pháp và cách thức triển khai giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình dao tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, để trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chuẩn đầu ra, nội dung, cách thức triển khai và phương pháp giảng dạy các học phần có liên quan tới lĩnh vực này.

4 Nội dung nghiên cứu

Đê đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đê tài sẽ tập trung nghiên cứu

những nội dung cơ bản sau đây:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế; pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế;

- Thực tiễn giảng dạy hợp đồng và pháp luật về hợp đồng tại Trường Đại

học Luật Hà Nội;

- Thực tiễn giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh

doanh quốc tế tại một số cơ sở đảo tạo luật ở Việt Nam và trên thế ĐIỚI;

- Để xuất các giải pháp hoàn thiện chuẩn đầu ra, nội dung giảng dạy và cách thức triển khai giảng dạy các học phần có liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội;

6

Trang 12

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phương pháp dạy-học hợp đồng thương

mại quôc tê và các giao dịch kinh doanh quôc tê.5 Phạm vỉ nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung và phương pháp giảng dạy hợp đồng

thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế và thực tiễn triển khai

giảng dạy vấn đề này trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc té tại Trường Dai hoc Luật Ha Nội, dé từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chuẩn đầu ra, nội dung, cách thức triển khai và phương pháp giảng dạy các học phần có liên quan tới nội dung này Cụ thể, các học phần được nghiên cứu bao gồm: (1) Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hóa quốc tế; (2) Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế; (3) Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp; (4) Tập quán

thương mại quốc tế; (5) Luật đầu tư quốc tế; (6) Thanh toán quốc tế; (7) Pháp luật về quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế; (8) Luật hàng hải - Những van

đề thực tiễn; (9) Luật vận chuyên hang không quốc tế.

Đề tài lựa chọn một số cơ sở đào tạo luật dé nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại

quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế ở trong nước như Trường Đại học

Ngoại thương Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh v.v; và một số trường đại học ở Hoa Kỳ, Úc, Anh v.v — những nước có các hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động đào tạo và hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:

phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp

tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các đề xuất hoàn thiện cụ thê.

Ngoài ta, đề tài cũng tiến hành khảo sát lấy ý kiến của sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế, các giảng viên, các chuyên gia và người sử dụng lao động trong những lĩnh vực liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài để có cơ sở đánh giá một cách khách quan, trung thực và đầy đủ, phục vụ cho việc hoàn

Fj

Trang 13

thiện chuẩn dau ra, nội dung, cach thức triển khai và phương pháp giảng day

hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

7 Sản phẩm chính của Đề tài

Tứ nhất: Bao cáo tông hợp đề tai; Thứ hai: 05 chuyên đề:

Thứ ba: Báo cáo điều tra, khảo sát;

Thứ tr: 01 bài đăng trên Tạp chí Công thương số 8 - tháng 7/2017.

Trang 14

PHAN THU HAI

BAO CAO TONG HOP DE TAI

Trang 15

MUC LUC BAO CAO TONG HOP

CHUONG 1: TONG QUAN VE NOI DUNG GIANG DAY 13

VA PHUONG PHAP GIANG DAY HOP DONG THUONG MAI QUOC TE VA CAC GIAO DICH KINH DOANH

QUOC TE

1.1 Những vấn dé chung về nội dung giảng day hop đồng 13

thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế

1.1.1 Khái quát về hợp dong thương mại quốc té và các giao 13

dịch kinh doanh quốc tế

1.1.2 Chủ thé của hợp đồng thương mại quốc té và các giao 17

dịch kinh doanh quốc tế

1.1.3 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tẾ và các 18 giao dịch kinh doanh quốc té

1.2 Phương pháp giảng dạy hop đồng thương mai quốc tế va 21 các giao dịch kinh doanh quốc tế

1.2.1 Tổng quan về các phương pháp giảng dạy hợp đồng 21 thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế

1.2.2 Ap dụng các phương pháp trong giảng dạy hợp đồng 22 thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 2: THUC TIEN GIẢNG DẠY HỢP DONG 27 THUONG MẠI QUOC TE VÀ CAC GIAO DỊCH KINH

DOANH QUOC TE TREN THE GIỚI, Ở VIET NAM VA

TAI TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI

2.1 Thực tiễn giảng day tại một số cơ sở đào tạo luật trên thé 27

Trang 16

2.3.1 Thực trạng giảng dạy hop dong và pháp luật về hop đồng 30

tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.1.1 Tổng quan về hoạt động giảng dạy hợp đồng và pháp luật 31 về hợp đồng tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.1.2 Một số bat cập trong giảng dạy hợp đồng và pháp luật về 33 hợp đồng tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.2 Thực trạng giảng dạy hợp đồng thương mại quốc té và 35

các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo

cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học

Luật Hà Nội

2.3.2.1 Tổng quan về hoạt động giảng day hop đồng thương mại 35 quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình

đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Noi

2.3.2.2 Một số bắt cập trong giảng dạy hop đồng thương mại 37

quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình

đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Dai

học Luật Hà Nội

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG 40

PHÁP GIANG DAY HỢP DONG THUONG MAI QUOC TE VA CAC GIAO DICH KINH DOANH QUOC TE TRONG

CHUONG TRÌNH DAO TẠO CU NHÂN NGANH LUẬT THUONG MAI QUOC TE TẠI TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - YEU CÂU, ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP

3.1 Những yêu cầu và định hướng hoàn thiện nội dung và 40 phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các

giao dịch kinh doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học

Luật Hà Nội

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp 42

11

Trang 17

giang day hop đồng thương mại quốc té và các giao dịch kinh

doanh quốc tế trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành

Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

12

Trang 18

CHUONG I

TONG QUAN VE NOI DUNG GIANG DAY VA PHUONG PHAP GIANG

DAY HOP DONG THUONG MAI QUOC TE VA CAC GIAO DICH KINH DOANH QUOC TE

1.1 Những vấn đề chung về nội dung giảng dạy hợp đồng thương mại quốc

tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế

1.1.1 Khái quát về hợp đồng thương mại quốc té và các giao dịch kinh doanh quốc tê

Các giao dịch thương mại quốc tế (International Commercial Transactions)

là các giao dịch được thiết lập trong các lĩnh vực của thương mại quốc tế Như

vậy, các giao dịch thương mại quốc tế bao gồm: (i) Các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa như giao dịch mua bán, cho thuê, cho mượn hàng hóa v.v;(1) Cac giao dịch trong lĩnh vực thương mai dịch vụ như hoạt động logistics quốc tế (bao gồm cả vận tải quốc tế), thanh toán quốc tế, bảo hiểm trong thương

mại quốc tế, đại lý va phân phối sản phâm quốc tế v.v; (iii) Các giao dich thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như chuyên giao các đối tượng sở hữu công nghiệp (Li-xăng), chuyển giao quyền tác giả, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại (franchising) v.v; (iv) Các giao dịch thương mại trong lĩnh vực đầu tư như hợp tác đầu tư; giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp v.v Đầu tư ra nước ngoài có thể bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt là “FDI”, có thé được thực hiện dưới hình thức thành lập chi nhánh

(branch), công ty con (subsidiary), liên doanh (joint-venture), thành lập doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài (viết tắt là “M&A”)) hoặc đầu tư gián tiếp nước ngoài (viết tắt là “FPI).'

Cách tiếp cận nói trên cho thấy sự đa dạng và phức tạp của các giao dịch

thương mại quốc tế Các giao dịch thương mại quốc tế có thé được tiễn hành

dưới hình thức hợp đồng thương mại quốc tế (International Commercial Contract), là hình thức cơ bản và chủ yếu, hoặc các giao dịch kinh doanh quốc tế

liên quan (International Business Transaction) của thương nhân như thành lập

' Xem thêm Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security

Publishing House, Hanoi, 2012, tr 555-556.

13

Trang 19

hiện diện thương mai của doanh nghiệp ở nước ngoài (công ty, chi nhánh, van

phòng đại diện v.v), giao dịch tài chính quốc tế (thuế, bảo hiểm quốc tế), giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa (hải quan), giao dịch việc làm v.v.

Các giao dịch thương mại quốc tế có thê hiểu là các giao dịch thương mại

có tính chất quốc tế Trong rất nhiều trường hợp, thuật ngữ “Commerce” và

“Business” được sử dụng để mô tả các giao dịch thương mại quốc tế có sự tham

gia chủ yếu của thương nhân mà không có nhiều sự phân biệt Tính chất “quốc

tế” của giao dịch thương mại có thé được xác định theo nhiều cách khác nhau Điều này phụ thuộc vào nguồn luật áp dụng cụ thé Tuy nhiên, một giải pháp được luật pháp của nhiều quốc gia và luật pháp quốc tế ghi nhận đó là dựa vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi thường trú của các bên trong giao dịch ở các nước khác

nhau với những cách diễn đạt khác như đó là hợp đồng “có sự liên hệ rõ ràng

với nhiều hơn một quốc gia’, “có sự chọn luật của các nước khác nhau”, hoặc “có tác động đến lợi ích của thương mại quốc tế” Rõ ràng, khái niệm “giao dịch

thương mại quốc té” nên được giải thích theo một cách rộng nhất, theo đó, chỉ loại trừ duy nhất những tình huống mà không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào, hay nói cách khác là tất cả các yếu tố liên quan tới hợp đồng, đều chỉ có mỗi liên hệ với duy nhất một quốc gia.”

Có nhiều cách dé phân loại hợp đồng thương mại quốc tế va các giao dịch kinh doanh quốc tế, cụ thể:

- Nếu căn cứ vào chủ thé, thì hợp đồng thương mại quốc tế có thé chia thành:

+ Hợp đồng thương mại quốc tế giữa quốc gia với thương nhân;

+ Hợp đồng thương mại quốc tế giữa thương nhân với thương nhân.

- Nếu căn cứ vào lĩnh vực ký kết, thì hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế có thể chia thành:

+ Hợp đồng và các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế;

; Xem Cyril Emery, International Commercial Contracts, tai dia chihttp://www.nyulawglobal.org/globalex/International commercial contracts.html, truy cập lần cuối ngày

Xem thêm http:/www.unilex.info/dynasite.cfn?dssid=2377&dsmid=l3637&x=l, truy cập lần cuối ngày

14

Trang 20

+ Hợp đồng va các giao dich trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế; + Hợp đồng và các giao dịch thương mại quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí

+ Hợp đồng và các giao dịch thương mại quốc tế trong lĩnh vực đầu tư - Nếu căn cứ vào nội dung hợp đồng, thì hợp đồng thương mại quốc tế và

các giao dịch kinh doanh quốc tế có thê chia thành:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; + Hợp đồng logistics quốc tế;

+ Giao dịch thanh toán quốc tế;

+ Giao dịch bảo hiểm trong thương mại quốc tế; + Giao dịch thuế trong thương mại quốc tế;

+ Hợp đồng hop tác dau tư;

+ Hợp đồng nhượng quyên thương mại;

+ Hợp đồng Li-xang;

Trong thương mại quốc tế hiện nay, hình thức của hợp đồng thương mại

quốc tế có thể được quy định rất linh hoạt, phù hợp với nguyên tắc tự do hợp

đồng, theo đó, hợp đồng không bắt buộc phải lập thành văn bản và có thê được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng được coi là hợp pháp, thậm chí một số

nguồn luật còn cho chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng ké cả bằng lời khai

của nhân chứng Hình thức của sửa đổi, cham dứt hợp đồng không buộc phải lập thành văn bản, mà có thé bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.” Tuy nhiên, pháp luật của một số quốc gia vẫn có quy định về hình thức của hợp đồng

thương mại quốc tế nói chung hoặc một số hợp đồng thương mại quốc tế nhất

định vẫn phải lập thành văn ban Ví dụ như Việt Nam, Ucraina, Liên bang Nga, Paraguay, Chi lê, Bêlarút, Armenia và Ác-gen-ti-na Các quốc gia này cũng đã tuyên bố bảo lưu Điều 11 và Điều 29 khi gia nhập CISG, theo đó hợp đồng mua

3 Xem Điều 11, Điều 29 CISG; Điều 1.2 PICC 2010; Điều 2-204, Điều 2A-204 Bộ luật thương mại thống nhất

Hoa Ky (UCC).

15

Trang 21

ban hang hoá quôc tê van phải lập thành van ban nêu một trong các bên có tru sởthương mại đặt tại các nước nói trên.

Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế là tổng hợp quyên và nghĩa vu của các bên trong hợp đồng Các bên trong hợp đồng, ngoài quyền tự do lựa

chọn đối tác, được tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng Đây là

nguyên tắc quan trọng được pháp luật quốc tế” và pháp luật quốc gia ghi nhận Các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các giao

dich kinh doanh quốc tế cần phải được làm rõ va phải có tính chắc chan Sự thiếu tính chắc chắn về mặt pháp luật sẽ tạo cơ hội phát sinh rào cản cho hoạt động kinh doanh quốc tế Do có quá nhiều hệ thống pháp luật và sự khác biệt

giữa chúng, nên hoạt động hài hoà hoá pháp luật, thông qua việc soạn thảo các điều ước quốc tế, được thừa nhận rộng rãi là một giải pháp lựa chọn tốt nhất Ví dụ như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được quy định cụ thể tại CISG hoặc PICC 2010 v.v Các bên có thể lựa chọn các nguồn luật này làm luật

áp dụng cho hợp đồng hoặc tham khảo các quy định đó để xây dựng hợp đồng

2 ` 5của mình.

Thương mại quốc tế hiện đại, ngoài những cách thức giao dịch truyền

thống, còn có thé được thực hiện thông qua hình thức thương mại điện tử (“E-commerce”) với sự trợ giúp của mạng thông tin điện tử và các phương tiện

truyền thông khác Thương mại điện tử giúp cho các giao dịch được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực, đặc biệt với các quan hệ thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau có khoảng cách về địa lý nhất định Tuy

nhiên, do chủ yếu tiếp xúc thông qua các phương tiện điện tử, nên các giao dịch

thương mại điện tử cũng làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề pháp lý cần phải giải

quyết như van dé chữ ký số, hiệu lực của hợp đồng, hình thức của hợp đồng v.v.

nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho các thương nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế.

1.1.2 Chủ thé của hợp đồng thương mại quốc té và các giao dịch kinh doanh

quốc té

* Xem Diéul.1 PICC 2010.

> Xem thêm Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security

Publishing House, Hanoi, 2012, tr 560.

16

Trang 22

a Quoc gia

Quốc gia có thé tham gia các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế cùng thương nhân với tư cách là một bên trong quan hệ hợp đồng Xu hướng quốc gia ký kết hợp đồng với thương nhân ngày

nay đã trở nên phổ biến Tuy nhiên, khác với quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau, trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế với thương nhân, quốc gia là một chủ thể đặc biệt Tính đặc biệt này xuất phát từ đặc điểm quốc gia là

chủ thé có chủ quyền, va do đó, đối với hợp đồng thương mại quốc tế ký giữa quốc gia và thương nhân:

- Quốc gia là một bên trong quan hệ hợp đồng có quyền đương nhiên áp dụng pháp luật của nước mình vào hợp đồng.

- Nguyên tắc bình đăng trong hợp đồng bị hạn chế do quốc gia được

hưởng quyền miễn trừ tư pháp b Cá nhân

Một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế thì chỉ những người đáp ứng đủ những tiêu chí đó mới có thé trở thành chủ thé của quan hệ thương mại quốc tế Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thé các tiêu chí để một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế thì

về nguyên tắc, cá nhân đó phải có đủ tư cách dé tiến hành các hoạt động thương

mại trong nước, đồng thời có thể phải thoả mãn một số điều kiện bổ sung," nếu

có, thường là:

- Điều kiện về nhân thân: điều kiện nhân thân của một cá nhân là điều kiện pháp lý gan liền với một con nguodi cu thé, như điều kiện về độ tuôi, về tinh

trạng sức khoẻ, tình trạng tư pháp.

- Điều kiện về nghề nghiệp: quy định những đối tượng đang làm những công việc, nghề nghiệp nhất định được phép tiến hành hay không được phép tiễn hành các hoạt động thương mại quốc tế.

° Điều kiện về chủ thé được phép tiến hành hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam đượcnêu cụ thể tại Điều 6 và Điều 73 Luật Thương mại 2005.

Theo Điều 73 Luật thương mại 2005 thì một người khi đã đủ điều kiện trở thành chủ thé trong hoạt động thươngmại trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước ngoài thì phải có đầy đủ các điều kiện do Chính phủ

quy định.

17

Trang 23

c Phap nhan

Pháp nhân là tô chức kinh tê được Nha nước thành lập hoặc công nhận, cócơ câu tô chức, trụ sở, con dâu riêng va tự chịu trách nhiệm băng tài sản củachính mình.

Trong thương mại quốc tế hiện đại, đối với pháp nhân, các nước thường

có xu hướng quy định, pháp nhân đó đủ điều kiện tiến hành các hoạt động

thương mại trong nước thì có thé tiễn hành các hoạt động thương mại quốc tế trừ

một số lĩnh vực cần đáp ứng các điều kiện bổ sung nhất định Đó thường là

những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có điều kiện.

d Các chủ thể khác

Trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh

quốc tế, mét số t6 chức quốc té cũng có vai trò đáng kê như: Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (United Nations Commission on International

Trade Law - viết tat là ‘UNCITRAL’), Ủy ban của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development - viết tắt là ‘UNCTAD’), Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce -viết tắt là ‘ICC’), Liên đoàn hiệp hội các nhà vận chuyển hàng hóa quốc té (International Federation of Freight Forwarders Association - viết tat là “FLATA')

1.1.3 Pháp luật điều chỉnh hop dong thương mại quốc tế va các giao dịch kinh

doanh quốc té

Pháp luật điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế đa dạng, ví du, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyên hàng hóa, hợp đồng đại lí, hợp đồng phân phối, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ quốc tế, logistics quốc tế (bao gồm cả vận tải quốc tế), thanh toán quốc tế, giao dịch liên quan đến đầu tư trực

tiếp nước ngoài, bảo hiểm quốc tế, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế v.v Giao dịch thương mại quốc tế, dù là có sự tham gia của

các quốc gia hay các thương nhân hay bất kì chủ thể nào khác, đều có thể được

điều chỉnh đồng thời bằng nhiều loại nguồn luật gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (bao gồm các điều ước, tập quán thương mại quốc tế, án lệ quốc tế

và những nguồn luật khác).

18

Trang 24

Do tinh phức tap và da dang của các giao dịch thương mại quốc tế va các loại nguồn luật điều chỉnh mà trong nhiều trường hợp, cơ quan tài phán phải xử lý mối quan hệ giữa các loại nguồn với nhau khi có nhiều quy định cùng điều chỉnh một vấn đề hoặc phải áp dụng kết hợp các loại nguồn nói trên với nhau khi “thiếu” quy định điều chỉnh.

Khi chọn luật áp dụng cho các giao dịch thương mại quốc tế, các bên cần

có sự nghiên cứu và cân nhắc một cách can trọng để có thê chọn một hoặc một số loại nguồn cho phù hợp Bởi lẽ, không có một công cụ pháp lý nào là “hoàn

hảo” tuyệt đối, kế cả là pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia Do đó, những

rủi ro đối với hợp đồng cần được tính toán tới cả những trường hợp tranh chấp được giải quyết băng sự kết hợp của nhiều loại nguồn khác nhau.

Một ví dụ cụ thé về mối quan hệ giữa các loại nguồn luật điều chỉnh giao

dich thuong mai quéc tế cần xem xét, đó là mối quan hệ giữa CISG, PICC,

INCOTERMS và các nguồn luật khác khi điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế CISG là một điều ước quốc tế nhiều bên điều chỉnh riêng về hợp

đồng mua bán hàng hoá; INCOTERMS là một văn bản tập hop các tập quán về điều kiện giao hàng (chủ yếu là mua bán hàng hoá quốc tế); và PICC lại là bộ nguyên tắc chung điều chỉnh về hợp đồng thương mại quốc tế (bao gồm nhưng không phải chỉ có hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế) PICC, một mặt, giống

với INCOTERMS và CISG, mặt khác cũng chứa đựng nhiều bổ sung Đó là một

trong những điểm khác nhau cơ bản giữa CISG, INCOTERMS và PICC Tuy nhiên, trên thực tế, cả ba văn bản nói trên đều bồ sung cho nhau, mỗi văn bản thể hiện ở một mức độ khác nhau về tính khái quát và tính cụ thể Theo đó, CISG

xây dựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng nhất của một

hợp đồng mua bán hang hoá quốc tế INCOTERMS cũng điều chỉnh cu thé về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nhưng các quy định trong INCOTERMS chỉ điều chỉnh một vài van dé cụ thé, cơ bản là giao hàng và chuyền rủi ro, do đó chúng chi tiết hơn các quy định tương ứng về cùng van dé này trong CISG.

Trong hoàn cảnh đó, việc lựa chọn một quy định theo INCOTERMS là hoàn toàn tương thích với việc áp dụng CISG, điều này đơn giản là INCOTERMS sẽ thay

thế các điều khoản tương ứng của CISG (điều này được cho phép bởi Điều 6 CISG) Mặc khác, có thể thấy răng, với tất cả các điều khoản khác giải quyết các van đề không được INCOTERMS điều chỉnh (giao kết hợp đồng, thanh toán tiền

19

Trang 25

hàng, khắc phục vi phạm hợp đồng, v.v.), CISG van có phạm vi áp dụng rộng

trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tương tự INCOTERMS

nhưng ở mức độ khái quát cao hơn, PICC có thể áp dụng cho các hợp đồng mua bán kết hợp với CISG (cũng như kết hợp với INCOTERMS) CISG bao trùm nhiều lĩnh vực của quan hệ hợp đồng giữa bên mua và bên bán, tuy nhiên không

phải là tất cả, ví dụ như van đề hiệu lực của hop dong,’ trong khi đó, PICC hoặc

pháp luật quốc gia lại có quy định chi tiết.” Có nhiều van đề khác CISG không điều chỉnh, vì các vấn đề đó không phải vấn đề riêng của hợp đồng mua bán

hàng hoá quốc tế, như quyền đại diện, giải thích hợp đồng, các quy phạm chung về nội dung và thực hiện hợp đồng, thực hiện bù nghĩa vụ (‘set-off’), nhượng

quyền, chuyên giao nghĩa vụ và chuyển giao hợp đồng, thời hiệu và hợp đồng nhiều bên Nếu các bên muốn hưởng lợi ích từ việc được áp dụng một bộ các quy tắc điều chỉnh hợp đồng mua bán của mình, họ có thể thoả thuận rằng, ngoài CISG và INCOTERMS, hợp đồng của họ sẽ chịu sự điều chỉnh của PICC Tuy

nhiên, còn có những vấn đề mà cả CISG, INCOTERMS và PICC đều không có

quy định điều chỉnh, ví dụ như vấn đề hậu quả của hợp đồng mua bán có thể xảy ra đối với việc sở hữu hàng hoá đã bán, thì rõ ràng, cơ quan tài phán phải sử

dụng kết hợp cả các loại nguồn khác.

Việc áp dụng kết hợp các loại nguồn điều chỉnh giao dịch thương mại

quốc tế tuân thủ nguyên tắc “luật riêng” (“lex specialis”) được ưu tiên áp dụng

so với luật chung INCOTERMS sẽ chiếm ưu thế hon so với các quy định của CISG về giao nhận hang hoá và chuyền rủi ro; đồng thời chính bản thân CISG sẽ chiếm ưu thé hơn so với PICC khi điều chỉnh các van đề như nghĩa vụ của các bên và biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng tương ứng Tất nhiên, không

có gì ngăn cản các bên làm giảm hiệu lực của điều khoản nào đó của CISG băng

việc ủng hộ các quy định của PICC (ví du, về vấn đề giao két hop đồng, hoặc về

biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng nào đó) Sự kết hợp các công cụ nói trên có thé diễn ra một cách trôi chảy, vì chính PICC cũng chịu ảnh hưởng của

7 Xem Điều 4 CISG.

Š Xem các Điều từ Điều 3.1.1 đến Điều 3.3.2 PICC 2010.

? Xem thêm Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security

Publishing House, Hanoi, 2012, tr 893-895.

20

Trang 26

Rõ ràng, những van dé lý luận va thực tiễn về hop đồng thương mại quốc

tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế cũng như pháp luật điều chỉnh có phạm vi

rộng, đa dang và phức tạp Do đó, tham vọng dao tạo được tất cả các vẫn đề nói trên trong một hoặc một số môn học là không khả thi Vì vậy, thông thường các chương trình dao tạo sẽ lựa chọn những van đề thiết yếu và phô biến dé đưa vào giảng dạy Điều này đòi hỏi một sự đánh giá toàn diện về nhu cầu đào tạo, năng

lực đào tạo và đối tượng dao tạo của từng cơ sở dao tạo cũng như yêu cầu, mục đích của từng chương trình.

1.2 Phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế

1.2.1 T ong quan VỀ các phương pháp giảng dạy hợp đồng thương mại quốc té và các giao dịch kinh doanh quốc tế

Tại các cơ sở đào tạo ngành luật, việc giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế không chỉ đơn thuần là giảng lý

thuyết về hợp đồng, các loại hợp đồng, các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng v.v, mà quan trọng hơn, đó là rèn luyện khả năng áp dụng pháp luật dé giải quyết các van dé thực tế cho sinh viên Khả năng giải quyết van đề thực tế một cách hợp lý

sẽ từng bước được hình thành thông qua tri thức do giảng viên cung cấp.

Dé đạt được những mục tiêu của hoạt động giảng day hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, các phương pháp giảng dạy cụ thê được sử dụng rất phong phú, bao gồm: (1) Thuyết giảng (Lectures); (2) Hỏi

-đáp (Q&A); (3) Giải quyết tình huỗng/vụ việc (Simulation/Situation); (4)

Nghiên cứu và phân tích án lệ (Case-study); (5) Đóng vai (Role-playing); (6)

Tranh luận (Discussion); (7) Diễn án giả tưởng (Moot Court) v.v.

Trong những phương pháp trên, thuyết giảng được coi là phương pháp

truyền thống, các phương pháp còn lại được coi là phương pháp giảng dạy hiện

đại Tuy nhiên, truyền thống không đồng nghĩa với lỗi thời, và hiện đại cũng không đồng nghĩa với hiệu quả Do đó, trong đào tạo luật nói chung và đào tạo

về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế nói riêng,

phương pháp thuyết giảng van không thé thiếu Tuy nhiên, nếu chi sử dụng phương pháp thuyết giảng, thì không đủ để thu hút và thúc đây chất lượng học tập của sinh viên Vì vậy, để giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và giao

21

Trang 27

dịch kinh doanh quốc tế hiệu quả, giảng viên nên áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại với phương pháp truyền thống là thuyết giảng.

Baus Ap dung các phương phúp trong giảng day hợp đồng thương mại quốc

tế và các giao dịch kinh doanh quốc té a Thuyết giảng (Lectures)

Hiện nay, phương pháp thuyết giảng vẫn được nhiều giảng viên ủng hộ

việc tiếp tục sử dụng trong đào tạo sinh viên ngành luật Thuyết giảng có bốn

đặc trưng thể hiện trong quá trình giảng dạy mà giảng viên phải đạt được, bao

gồm: (1) Có mục đích (Intention); (2) Truyền đạt (Transmission); (3) Tiếp nhận

thông tin (Receipt of Information); (4) Kết quả (Output).'°

Mặc dù còn tồn tại nhược điểm, nhưng phương pháp thuyết giảng hiện

nay vẫn được thừa nhận, có nhiều sự đổi mới, sử dụng thêm các phương tiện công nghệ thông tin Giảng viên không lên lớp chỉ với cuốn giáo án, với bảng và phan Họ sử dung power point, hình ảnh, video, dé minh hoa cho bài giảng, giúp sinh viên hứng thú và hiểu bài Điều đó cho thấy, thay vì cố gắng loại bỏ phương pháp thuyết giảng, chúng ta nên cố gang làm cho nó trở lên tốt hơn Dé làm điều này đòi hỏi kiến thức cả về lý luận và thực tiễn của giảng viên, khả năng khai thác tâm lý người học - đặc biệt là khi thuyết giảng về hợp đồng

thương mại quốc tẾ và các giao dịch kinh doanh quốc tế - một vẫn đề gan chat

voi thuc tién.

b Dong vai (Role-playing)

Đóng vai là phương pháp hiệu quả không chỉ trong các lớp học diễn xuất, mà còn hiệu quả với giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế Đóng vai trong lớp học đòi hỏi sinh viên chủ động trong quá trình học tập băng cách cho phép họ đặt mình vào vi tri của các nhân vật trong một kịch bản giả tưởng hoặc có thực Đây là kỹ thuật tốt dé thu hút sinh viên và

cho phép họ tương tác với bạn bè của họ khi họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

được giao trong vai trò cụ thé Sinh viên tham gia nhiều hơn khi họ cô gắng thé

hiện kiên thức đã được học, quan điêm riêng thông qua nhân vật của minh.

'° Xem Gurpreet Kaur, Study and Analysis of Lecture Model of Teaching, International Journal of Educational

Planning & Administration Volume 1, Number I (2011), Research India Publications, p.10 tai địa chihttps://www.ripublication.com/ijepa/ijepav1n1_001.pdf, truy cập lân cuôi ngày 28/8/2017.

22

Trang 28

Trong dao tao về hop đồng thương mai quốc tế va các giao dich kinh doanh quốc tế - những hoạt động gắn với thực tiễn và cần sự thực hành của sinh viên với nhiều vai trò và hoạt động như đàm phan, thương lượng, tư vấn, tranh tụng v.v Bởi vậy, sinh viên nếu được “hoá thân” vào những tình huống cụ thê

để rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh và đúc rút kinh nghiệm xử lý tình huống cho

chính mình.

Phương pháp này sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu giảng viên và sinh viên

thực hiện được những yêu cầu sau đây: (1) Giảng viên phải tạo ra một kịch bản phù hợp với chủ đề, nội dung của bài học; (2) Sinh viên hiểu và thực hiện theo

cách: đây không chỉ đơn thuần là “diễn kịch” cho giảng viên xem; (3) Phương pháp này cần sự đầu tư nhiều thời gian của cả giảng viên và sinh viên; (4) Khi đóng vai, sẽ chỉ có một số ít sinh viên thực tế tham gia đóng vai, vì vậy cần có

những yêu cau cụ thé, kiểm soát và thu hút sự tập trung của những sinh viên còn lại.

c Hỏi - đáp (O&A)

Ngay cả khi giảng viên đã có những kỹ năng đặt câu hỏi, thì giảng dạy

băng cách đặt câu hỏi về một lĩnh vực pháp lý cần có kế hoạch và sự chuẩn bị

chu đáo Các câu hỏi được sử dụng với mục đích đạt được mục tiêu môn học và

khuyến khích sinh viên tham gia học tập, phân tích, trình bày vẫn đề Giảng viên không nên tạo ra không khí nặng nề trong lớp học Giảng viên có thê thiết kế và

đưa ra các loại câu hỏi bao gồm: (1) Câu hỏi kiểm tra kiến thức của sinh viên (Knowledge); (2) Câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu biết của sinh viên (Comprehension); (3) Câu hỏi kiểm tra khả năng áp dụng và phân tích

(Application and Analysis); (4) Câu hỏi kiểm tra khả năng tổng hợp và đánh giá

(Synthesis and Evaluation).

Để tăng hiệu quả áp dụng phương pháp hỏi - đáp trong giảng dạy hop

đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, giảng viên nên

gan câu hỏi với tình huống hoặc vụ tranh chấp cụ thé Lưu ý, khi sử dụng câu hỏi, giảng viên cần kiên nhẫn dé có câu trả lời từ sinh viên, và công cụ mạnh mẽ nhất để khuyến khích câu trả lời là giữ một khoảng thời gian im lặng nhất định.

d Giải quyết tình huéng/vu việc (Simulation/Situation)

23

Trang 29

Đây là phương pháp dựa trên co sở thảo luận một tinh huống mang tính

thực tiễn do giảng viên thiết kế Tình huống này là một vụ tranh chấp do giảng

viên hư cấu, có nội dung gắn với bài giảng (simulation exercises hoặc

hypothetical case), được giảng viên đưa ra và hướng dẫn người học giải quyết

tình huống, thảo luận, từ đó rút ra những kết luận cho bài học Phương pháp này

giúp nâng cao tính thực tiễn của khóa học Nếu được giảng viên là các chuyên gia về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế hướng dẫn tốt, thi sau khi giải quyết tình huống, người học sẽ nâng cao được nhiều kỹ năng như đàm phán hợp đồng, soạn thảo hợp đồng, nghiên cứu pháp luật thực hành, thể hiện được các luận điểm (arguments) trong các tình huống đơn giản va trong quá trình tố tụng v.v Giảng viên - trong vai trò của người dẫn dắt - cũng

sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và có những cách nhìn/giải pháp

mới/kiến thức thực tiễn từ chính phía người học dé làm phong phú hon bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống/vụ việc trong bài giảng của mình.

d Nghiên cứu và phân tích an lệ (Case-study)

Phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ được Giáo sư Christopher

Columbus Langdell, Hiệu trưởng Trường Luật Harvard đưa vào áp dụng từ

những năm 1870 Ông cho rằng, thay vì phải ghi nhớ các nguyên tắc pháp luật từ các giáo trình, bài giảng lý thuyết, sinh viên có thé tự hiểu được pháp luật thông qua các án lệ Với nhiều ưu điểm, hiện nay phương pháp này đã được các trường Đại học trên thé giới sử dụng rộng rãi trong đào tạo ngành luật.

Nghiên cứu và phân tích án lệ là những câu chuyện được sử dụng như một công cụ giảng dạy, để chỉ ra việc áp dụng lý thuyết hay khái niệm vào các tình huống thực tế '' Có hai cách sử dụng án lệ trong giảng dạy là: (1) Cách thứ

nhát, tường thuật lại đầy đủ án lệ: giảng viên sẽ cung cấp thông tin, nguồn tài liệu dé sinh viên nắm được toàn bộ án lệ, sau đó yêu cầu sinh viên phân tích các kết quả trong vụ án và giải thích lý do dang sau kết qua đó; (2) Cách thứ hai, giảng viên đưa ra cho sinh viên các sự kiện pháp lý, thông tin về án lệ, nhưng

không cung cấp kết quả cuối cùng, sau đó yêu cầu sinh viên tự xác định, trình

bày các giải pháp dé giải quyết van đề tốt nhất.

!! Xem Vanderbilt University Center for Teaching, Case studies, tại địa chỉ

https://cft.vanderbilt.edu//cf/guides-sub-pages/case-studies/, truy cap lan cudi ngay 28/8/2017.24

Trang 30

Trong lĩnh vực hợp đồng thương mai quốc tế va các giao dich kinh doanh quốc tế, giảng viên có thể khai thác các án lệ quốc tế và án lệ quốc gia từ các nguồn mang tính học thuật như trang thông tin điện tử của Uỷ ban về Luật

thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) tại địa chỉ http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/sale øoods.html hoặc của

Trường Luật PACE tại địa chỉ

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/caseschedule.html; hoặc các trang thông

tin điện tử chuyên sâu về CISG băng tiếng Việt như http://cisg.com.vn,

http://www.cisgvn.net v.v Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của

phương pháp này là cả giảng viên và sinh viên đều phải có một trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ ở một mức độ nhất định thì

mới có thể sử dụng được phương pháp này một cách hiệu quả e Tranh luận (Discussion)

Tranh luận là một phương pháp giảng dạy thê hiện sự tương tác bằng lời nói, không có thứ bậc giữa các nhóm sinh viên về một chủ đề nhất định, có mục

đích Các cuộc thảo luận có thé là một chiến lược tốt dé nâng cao động lực học

tập của sinh viên, thúc đây sự nhanh nhẹn trí tuệ và khuyến khích các thói quen

dân chủ Phương pháp này tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và làm sắc nét một số kỹ năng, bao gồm khả năng diễn đạt và bảo vệ quan điểm, xem xét các quan điểm khác nhau, và đánh giá bang chứng Thông qua tranh luận, sinh viên

được rèn luyện tốt các kỹ năng của luật gia đặc biệt trong tranh tụng Đối với

lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, phương pháp tranh luận tạo hứng thú cho sinh viên trong việc làm rõ các vấn đề

pháp lý còn chưa được quy định rõ rang, ví dụ như, thuật ngữ “vi phạm cơ bản

hợp đồng” (“Fundamental breach”) làm cơ sở cho việc tuyên bố huỷ hợp đồng;

thuật ngữ “khoảng thời gian hợp ly” (“Reasonableness”) trong việc xác định thờihạn thực hiện các nghĩa vụ v.v

Dé sử dụng phương pháp tranh luận hiệu quả, giảng viên can: (1) Kiểm

soát nhất định đối với luồng thông tin được đưa ra; (2) Đặt câu hỏi tranh luận/chủ đề tranh luận không phù hợp; (3) Hạn chế mắc một số lỗi như: hỏi quá

nhiêu câu hỏi cùng một lúc, đặt câu hỏi rôi tự trả lời câu hỏi, hỏi câu hỏi không

25

Trang 31

liên quan, không xây dựng câu trả lời trước; (4) Khuyến khích được sự tham gia

của đa số sinh viên.

# Diễn án giả trởng (Moot Court)

Diễn án giả tưởng (Moot Court) là một cuộc trình bày lập luận dựa trên một tình huống giả tưởng, tương tự như việc trình bày lập luận trước một cơ quan tài phán Trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tẾ, giảng viên sẽ chọn một tranh chấp và giao nhiệm vụ cho các

nhóm tương ứng với các vai trò nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán Để

phục vụ cho việc diễn án, ngoài việc nghiên cứu vụ việc, các nhóm sinh viên

còn được yêu cầu chuẩn bị các bản bào chữa cho nguyên đơn và bị đơn Khi diễn án, các nhóm sinh viên sẽ được yêu cầu trình bày lập luận trong một

khoảng thời gian nhất định và sau đó sẽ trả lời các câu hỏi hoặc tranh luận Đây không phải là phiên xử thực tế, không có nhân chứng và không có bằng chứng

được đưa ra Các lập luận được đánh giá dựa trên hiệu quả của việc áp dụng

pháp luật vào các sự kiện của vụ án Có thể thấy, đây là phương pháp rèn luyện

cho sinh viên đồng thời nhiều kỹ năng.

Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, giảng viên và sinh viên cần: (1) Có sự chuẩn bị công phu; (2) Giảng viên phải là người đào tạo bài bản để đủ

kiến thức và kỹ năng huấn luyện sinh viên; (3) Sự ủng hộ và tham gia tích cực

của sinh viên; (4) Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ, kỹnăng tranh luận, kỹ năng viet v.v.

26

Trang 32

CHUONG 2

THUC TIEN GIANG DAY HOP DONG THUONG MAI QUOC TE VA

CAC GIAO DICH KINH DOANH QUOC TE TREN THE GIỚI, Ở VIET

NAM VA TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

2.1 Thực tiễn giảng day tại một số cơ sở đào tạo luật trên thế giới

Tại Hoa Kỳ, theo nghiên cứu, có nhiều cơ sở đào tạo luật cũng theo xu hướng xây dựng nội dung môn học các giao dịch kinh doanh quốc tế và dạy

chuyên sâu về hợp đồng thông qua việc nghiên cứu CISG Ví dụ, môn học

“Giao dịch kinh doanh quốc tế” (International Business Transactions) được giảng dạy tại Khoa Luật Maurer, Trường Đại học tổng hợp Indiana; môn học “Giao dịch kinh doanh xuyên quốc gia” (Transnational Business Transactions) tại Khoa Luật, Trường Đại học tổng hợp Houston; môn học “Luật hợp đồng quốc tế” (International Contracts Law) của Trường Đại học Groningen v.v Các môn học nói trên tập trung cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các van đề pháp lý trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bao gồm các cơ chế pháp lý

của một giao dịch, các công cụ pháp lý, cũng như các chiến lược kinh doanh được sử dụng trong môi trường thương mại quốc tế Sinh viên được học các giao

dịch mà luật sư sẽ phải đối mặt trên phạm vi quốc tế, cách thức tiếp cận và cách tác động của chính sách cũng như những bất đồng đối với các giao dịch này.

Các môn học thường được bắt đầu bằng việc giới thiệu cho sinh viên tổng quan về giao dịch thương mại quốc tế Sau đó môn học sẽ tập trung giới thiệu các loại

giao dịch thường gặp như mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý, phân phối, nhượng quyền thương mại, đầu tư trực tiếp, liên doanh, mua bán và sáp nhập v.v Về phương pháp kiểm tra, thông thường kết thúc môn học, sinh viên sẽ phải làm một bài kiểm tra hết môn dưới hình thức kiểm tra tập trung, được phép hoặc không được phép sử dụng tài liệu Ngoài ra, giảng viên có quyền điều chỉnh điểm kiểm tra hết môn của sinh viên dựa trên đánh giá về mức độ tham gia đầy

đủ các lớp học.

Tại Anh, do Anh chưa phải là thành viên của CISG nên cách tiếp cận các van đề về hợp đồng thương mại quốc tế va các giao dịch kinh doanh quốc tế

trong chương trình dao tạo có chút khác biệt so với Hoa Kỳ Nghiên cứu nay

27

Trang 33

được tién hành với một số khóa đào tao như khóa học “Hợp đồng thương mại quốc tế - Các nguyên tắc chung” (International Commercial Contracts — General

Principles) tại Khoa Luật, Dai học Kinh tế và Khoa học chính trị Luân Đôn;

khóa học “Các giao dịch mua bán quốc tế” (International Sales Transactions) tại Khoa luật Dai hoc Leicester; khóa học “Các khía cạnh pháp lý của giao dịch thương mại quốc tế” (Legal Aspects of International Business Transactions) tại

Khoa Luật Dai hoc Warwick v.v Đối với các khóa học ở Anh có thê nhận thấy

điểm độc đáo trong mục tiêu của khóa học hợp đồng thương mại quốc tế là đưa ra sự so sánh giữa giải pháp quốc gia và giải pháp quốc tế, thông qua đó, xây

dựng các giải pháp hiệu quả mới được quốc tế chấp nhận và có tiềm năng trở thành nguyên tắc chung trong tương lai Bên cạnh đó, họ có thể xem xét các vẫn

đề chủ yếu phát sinh từ các giao dịch mua bán quốc tế, từ góc độ pháp luật về

mua bán hàng hóa quốc tế của Anh cũng như CISG dé từ đó đưa ra những sự so sánh và gợi ý nhất định trong trường hợp các bên dự định chọn pháp luật của Anh, của một quốc gia khác, chọn một loại nguồn khác hay chọn CISG.

Tại Úc, ngoài các khóa học cơ bản, còn có các khóa học nâng cao như khóa hoc nâng cao về hợp đồng thương mai (Advanced commercial contracts)

tại Khoa Luật Đại học Monash (Australia) Khi tham gia khóa học, người học sẽ được có cơ hội phân tích các vấn đề liên quan tới các loại hợp đồng thương mại

cụ thé như thỏa thuận nhượng quyền thương mại, thỏa thuận cấp phép, thỏa thuận tài chinh, với trọng tâm là kỹ thuật soạn thảo hợp đồng Người học cũng

sẽ có cơ hội rà soát luật hợp đồng, ví dụ như sự phát triển của các quy tắc liên

quan tới việc phạt vi phạm, cũng như các điều khoản giải quyết tranh chấp Qua nghiên cứu thực tiễn giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc té tại một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam và trên

thê giới, có thê nhận thây một sô nét như sau:

Thứ nhất, việc giảng day hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch

kinh doanh quốc tế có mức độ mở khác nhau, song về cơ bản xoay quanh những

nguồn luật như CISG, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng hoặc có thé trao đối thêm những nội dung liên quan đến thanh toán quốc tế đồng thời thiết kế việc giảng dạy và thực hành các kỹ năng liên quan đến việc soạn thảo ký kết hợp đồng; về phương pháp giảng dạy có thê thông qua thuyết giảng, thảo luận,

28

Trang 34

phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ va các hình thức khác do các giáo sư

lựa chọn; mục tiêu giảng dạy trang bị cả kiến thức chung về hợp đồng và các

giao dịch thương mại quốc tế và kỹ năng thực hành trên thực tế.

Thứ hai, các chương trình đào tạo thường được thiết kế theo hướng có

những môn giới thiệu tổng quan về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao

dịch kinh doanh quốc tế, sau đó, sẽ đi sâu giảng dạy vào một nguồn luật cụ thé

điều chỉnh hợp đồng, ví dụ, CISG.

Tim ba, phương pháp giảng dạy có sự kết hợp giữa thuyết giảng của giáo

sư với các phương pháp dạy-học hiện đại một cách tương đối hiệu quả bởi lẽ đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên nước ngoài có kỹ năng, có y thức va sự chủ

động, tích cực trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tốt hơn.

Thứ tư, các hình thức kiểm tra được sử dụng thường được thiết kế ở những dạng thức có thê đánh giá được kiến thức và kỹ năng tông hợp của sinh

2.2 Thực tiễn giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam

Các vẫn đề về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo luật tại Việt Nam với tư cách là một môn học riêng biệt hoặc là một nội dung trong một môn

học khác, ví dụ: môn Luật thương mại quốc té.

Tai Truong Dai hoc Luat thanh phố Hồ Chí Minh, trong chương trình đào tạo, ngoài môn Luật thương mại quốc tế cho ngành Luật, Trường còn có một môn học chuyên sâu cho ngành Luật thương mại quốc tế với tên gọi

“Convention des nations unies sur les contrats de vente international de

marchandises” bang Tiếng Pháp nghiên cứu chuyên về CISG Nhu vậy, trong chương trình đào tạo tong thé của Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh đối với mã ngành Luật thương mại quốc tế đã có môn học riêng nghiên cứu

chuyên sâu về CISG với thời lượng 03 tín chỉ Môn học được thiết kế trong khối

kiến thức nâng cao tự chọn dựa trên cơ sở giảng day chung về Luật hợp đồng '”

'2 Xem thêm tai:

htip:/www.hemulaw.edu.vn/hemulaw/index.php?option=com_ contentftview=article&id=13904:2016-10-02-12-26-09&catid=242:c-qte-decuongbaigiang&Itemid=89, truy cập lân cuôi ngày 28/8/2017.

29

Trang 35

Tai Truong Đại hoc Ngoại thương Ha Nội, chương trình đào tao cử nhân

Luật chuyên ngành Luật thương mại quốc tế giảng dạy học phần “Giao dịch thương mại quốc tế” với thời lượng 03 tin chỉ '” Trong đó, giao dịch thương mai

quốc tế là một học phần quan trọng, bắt buộc, được thiết kế cho sinh viên thuộc

nhiều chuyên ngành của trường Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan tới hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới Môn

học tập trung vào các phương thức tiễn hành các giao dịch thương mại trong môi trường quốc tế phức tạp với những khác biệt về chính trị, kinh tế, chính sách

thương mại, ngôn ngữ và văn hóa Các giao dịch được tiến hành phù hợp với

quy định và tập quán quốc tế đưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán trực

tiếp, giao dịch qua trung gian, giao dich tái xuất, mua bán đối lưu, dau giá, dau thầu và nhượng quyền thương mại Môn học được thiết kế cân bằng giữa mục

tiêu cung cấp kiến thức lý thuyết căn bản, các tập quán và kỹ năng trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như mục tiêu nghiên cứu ở bậc học cao hơn tại

Việt Nam và trên thé giới Môn học đòi hỏi sinh viên áp dụng những kiến thức

được học vào giải quyết các tình huống, tranh chấp và đưa ra kiến nghị cho các

thương nhân Chính vì thế, sinh viên được yêu cau phải tiếp xúc với các thông tin và kiến thức về việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế qua các kênh khác nhau Môn học giúp cung cấp cho thị trường lao động chất lượng cao các chuyên gia kinh doanh quốc tế, có kỹ năng tiếng Anh tốt, đặc biệt phù hợp với các vị trí làm việc liên quan đến kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp có vốn đầu

tu nước ngoài và công ty da quốc gia Như vậy, tại Trường Đại học Ngoại

thương Hà Nội, có thể nhận thấy, học phần “Giao dịch thương mai quốc tế” bao

hàm nhiều nội dung, kiến thức trải dài giảng dạy cả những nội dung liên quan

đến CISG, INCOTERMS, Hợp đồng mẫu Mục tiêu chương trình giảng dạy

băng tiếng Anh và trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm về giải quyết tranh chấp

hợp đồng thương mại quốc tế, song về thời lượng dé thực hành kỹ năng chưa thé

hiện rõ sự phân bồ trong nội dung đào tạo.

2.3 Thực tiễn giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.1 Thực trạng giảng dạy hop dong và pháp luật về hợp đồng tại Trường

Đại học Luật Hà Nội

'3 Xem Đề cương chỉ tiết học phan ban hành kèm theo Công văn 162/DHNT-DBCL ngày 01 tháng 9 năm 2016

của Trường Đại học Ngoại thương.

30

Trang 36

Mặc dù, việc giảng day hợp đồng và pháp luật về hop đồng (pháp luật Việt Nam) và giảng dạy về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế có sự khác biệt nhất định nhưng rõ ràng, với vai trò là các môn cơ sở ngành hoặc môn bồ trợ, các kiến thức về hợp đồng và pháp luật Việt Nam về hợp đồng sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu và học tập những học phần tiếp theo về hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế.

2.3.1.1 Tổng quan về hoạt động giảng dạy hợp đồng và pháp luật về hợp dong tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Các van đề pháp ly về hợp đồng nói chung và các loại hợp đồng phô biến

trong dân sự, thương mại, kinh doanh quốc tế đã được giảng dạy trong nhiều

ngành học và nhiêu môn học khác nhau.

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học Luật dân sự (Học phần 2) và Luật thương mai (Học phan 2) có nội dung bao quát khá toàn diện các van đề về

hợp đồng trong nước Các kiến thức được cung cấp tại môn Luật dân sự (Học

phan 2) mang tính chất nền tảng về lý thuyết hợp đồng và các loại hợp đồng đặc trưng trong dân sự Đến Luật thương mại (Học phần 2), gần như toàn bộ chương trình học, sinh viên được cung cấp kiến thức về các hợp đồng được quy định tại Luật thương mại đo ít nhất một bên là thương nhân tham gia thực hiện.

Bên cạnh hai môn học nền tảng về hợp đồng này, các môn học tự chọn

giảng dạy về hợp đồng trong nước được thiết kế khá đa dạng, có thê chia thành hai nhóm:

Tim nhất, nhóm các môn tự chọn có một phan nội dung liên quan tới hợp

đồng bao gồm: Luật đầu tư (giảng dạy về hình thức đầu tư hợp đồng đối tác

công- tư PPP; hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC) là môn tự chọn đối với sinh viên mã ngành Luật kinh tế và ngành Luật chất lượng cao; môn kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực dân sự và môn kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực

thương mại là môn tự chọn với sinh viên mã ngành Luật học và Luật chất lượng

Ti hai, nhóm các môn tự chọn chuyên sâu về hợp đồng Trong đó lại

được chia thành hai nhóm nhỏ:

+ Các môn giảng dạy về nội dung pháp luật về hợp đồng: Luật về nghĩa vụ hợp đồng, Hop đồng trong hoạt động thương mại, Luật về thương mại hang hóa

31

Trang 37

và dịch vụ Cac môn hoc này có các kiến thức chuyên sâu, nâng cao hơn từ kiến thức về hợp đồng dân sự và thương mại đã được cung cấp tại học phần bắt buộc Luật dân sự 2 và Luật thương mại 2 Tuy nhiên, các môn học này không được giảng dạy cho tất cả các mã ngành, mà chủ yếu được giảng dạy cho mã ngành

Luật kinh tế, ngành Luật hoc Chat lượng cao.

+ Các môn giảng dạy về kỹ năng: Kỹ năng đàm phán soạn thảo thực hiện

hợp đồng, Kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng trong hoạt động thương mại, Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại Các môn học này đều được thiết kế là môn tự chọn của mã ngành Luật học và mã ngành Luật kinh tế hoặc Luật học chất lượng cao.

Các môn học về luật hợp đồng trong nước được đảm nhiệm bởi hai Bộ

môn là Bộ môn Luật dân sự và Luật thương mại Các môn học về hợp đồng

được thiết kế khá đa dạng từ mức độ cơ bản tới nâng cao, từ lý thuyết tới kỹ

năng, tính chất bắt buộc và tự chọn Đối với sinh viên thuộc mã ngành Thương

mại quốc tế, các học phan về hợp đồng trong nước chỉ bao gồm hai môn học cơ bản là Luật dân sự Việt Nam 2 (môn tự chọn) và Luật thương mại Việt Nam 2

(môn bắt buộc).

Các van đề pháp ly liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế cũng được giảng dạy trong nhiều môn học, trong đó có môn Tư pháp quốc tế và môn Luật

thương mại quốc tế Nội dung của môn Tư pháp quốc tế giảng dạy cho sinh viên chủ yếu tập trung vào việc xác định khái niệm hợp đồng, các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng và luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, do đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên phạm vi giảng dạy phần hợp đồng trong tư pháp quốc tế chủ yếu tập trung vào việc phân tích các nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự nói chung Ngoài ra, vẫn đề lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế, loại hợp đồng thương mại quốc tế phô biến nhất, cũng được giảng

dạy cho sinh viên Trong khi đó, các vấn đề chuyên sâu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (như Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Việt Nam, INCOTERMS) được triển khai giảng day

32

Trang 38

trong môn học Luật thương mai quốc tế Đây là hai môn học bắt buộc được triển khai giảng dạy cho sinh viên mã ngành Luật, ngành Luật chất lượng cao và

Ngôn ngữ Anh Đặc biệt, trong chương trình đào tạo cử nhân Luật Thương mại

quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên sẽ được học riêng về các loại

hợp đồng phổ biến trong thương mại quốc tế như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng logistics, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, hợp đồng đại lí và

phân phối sản phẩm quốc tế, trong môn học Hợp đồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế khác.

Ngoài các môn học trên, một số loại hợp đồng phổ biến cũng được triển khai trong nội dung của nhiều môn học như: hợp đồng đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (môn Luật dau tư quốc tế),

hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế (môn Luật vận chuyển hàng không

quốc tế), hợp đồng vận chuyên hàng hóa, hành khách bang đường biển quốc tế (môn Luật hàng hải quốc tế), hop đầu dau thầu (môn Luật đấu thầu)

Nhìn chung, các học phần về hợp đồng và pháp luật về hợp đồng như: môn học Luật Dân sự (học phan 2), Luật thương mại 2 (học phan 2), Tư pháp quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Pháp luật về đấu thầu, Luật đầu tư quốc

tế, đã được thiết kế tương đối phù hop với khối lượng kiến thức và tam quan

trọng của vấn đề pháp luật về hợp đồng hiện nay.

2.3.1.2 Một số bat cập trong giảng dạy hợp dong và pháp luật về hợp dong tai

Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ nhất, sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế khi học môn Luật thương mại Việt Nam 2 về hợp đồng thương mại chỉ có môn học tiên quyết là

môn Luật dân sự Việt Nam 1 Môn Luật dân sự Việt Nam 2 và Luật thương mại

Việt Nam 1 chỉ là môn học tự chọn đối với mã ngành này Điều này sẽ dẫn tới việc sinh viên mã ngành Luật thương mại quốc tế có khả năng chưa có hoặc không có kiến thức cơ bản về hợp đồng dân sự (nền tảng của hợp đồng thương mại) và thương nhân (chủ thê của hành vi thương mại) Như vậy, việc tiếp nhận

kiến thức về hợp đồng cũng như pháp luật về hợp đồng của sinh viên mã ngành

này sẽ bị hạn chế.

Thứ hai, theo chương trình dao tạo của mã ngành Luật Thuong mại quốc tế, sinh viên sẽ chỉ học môn Tư pháp quốc tế với thời lượng là 2 tín chỉ, do đó,

trong nội dung giảng dạy môn học này sẽ không có các vân đê liên quan đên hợp

33

Trang 39

đồng va pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trong Tu pháp quốc tế Vì vậy, van đề về xác định luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế sẽ chỉ được nhắc đến như

là một ví dụ minh hoạ về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của

Tư pháp quốc tế Đây cũng sẽ là một trở ngại không nhỏ cho sinh viên mã ngành

Luật Thương mại quốc tế khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xác định luật

áp dụng cho các loại hợp đồng trong thương mại quốc tế.

Thứ ba, đối với một sô môn kỹ năng, kết cầu môn hoc vẫn còn một số

điểm chưa hợp lý đối với một số mã ngành và chưa thực sự được chú trọng.

Thi tr, về nội dung giảng day còn có sự trùng lặp giữa một số học phan.

Các nội dung được triển khai giảng dạy còn mang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng đến thực hành, đồng thời thiếu các tình huống (điển hình).

Thứ năm, đề cương môn học còn chưa chú trọng việc giới thiệu và liệt kê

các sách, giáo trình, tạp chí tiếng nước ngoài để sinh viên tham khảo Bên cạnh đó, rất nhiều nguồn tài liệu tiếng nước ngoài (như sách, tạp chí) vẫn chưa được cập nhật đầy đủ tại thư viện, gây khó khăn cho giảng viên và sinh viên trong quá

trình dạy và học.

Thứ sáu, về học liệu:

- Học liệu hiện nay còn thiếu nhiều, đặc biệt là các môn học về kỹ năng và các môn tự chọn Rất nhiều môn học còn chưa có giáo trình dé sinh viên có thé chủ động tự học và tự nghiên cứu như: Hợp đồng thương mại quốc tế và các

giao dịch kinh doanh quốc tế; Luật đầu tư quốc tế; Kỹ năng đàm phán, soạn thảo

và ký kết hợp đồng dân sự v.v.

+ Hầu hết các án lệ chỉ được cung cấp cho sinh viên thông qua giờ lên lớp hoặc giờ thảo luận chứ chưa được nêu trong đề cương môn học Điều này cũng

gây khó khăn không nhỏ cho sinh viên trong việc chủ động tìm hiểu và nghiên

cứu tài liệu trước giờ lên lớp.

+ Chưa tối ưu hóa gia tri của các học liệu là các nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường, ví dụ các đề tài nghiên cứu các cấp, cũng là một điểm bất cập

cần được khắc phục dé làm phong phú hơn nguôn học liệu cho sinh viên.

Ti bảy, số lượng sinh viên trong một lớp thảo luận là rất lớn Giờ làm việc nhóm và tự nghiên cứu hiện nay gần như không đem lại nhiều hiệu quả đóng góp vào chất lượng giảng dạy các môn học nói chung ở trường Đại học

Luật Hà Nội.

34

Trang 40

Tht tam, chưa có một đội ngũ giảng viên chất lượng cao đủ dé có thé dam

nhận tốt các môn chuyên ngành và các môn học tự chọn với sự đòi hỏi về mặt nội dung kiến thức chuyên sâu.

Tht chín, về phương pháp đánh giá, các học phần về hợp đồng và pháp luật về hợp đồng chủ yếu đánh giá trên cơ sở hình thức thi viết Với một số môn kỹ

năng, trong tương lai, cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu về hình thức đánh giá

khác hoặc cách thức ra dé bởi thi viết với kết cau đề như hiện nay thì không phù

hợp với nội dung môn học về thực tiễn và kỹ năng.

Thứ mười, người học còn chưa chủ động tự nghiên cứu va phân tích các

học liệu đã được liệt kê trong đề cương môn học cũng như các án lệ đã được giảng viên cung cấp mà chủ yếu phụ thuộc vào nội dung được giảng trên giờ lí thuyết Đồng thời, nhiều sinh viên cũng chưa chủ động nâng cao trình độ ngoại

ngữ dé có thé thực hành soạn thảo, phân tích cũng như giải quyết các tranh chấp

phát sinh từ các hợp đồng quốc tế.

2.3.2 Thực trạng giảng dạy hop dong thương mại quốc té và các giao dịch

kinh doanh quốc té trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.3.2.1 Tổng quan về hoạt động giảng dạy hợp đồng thương mại quốc tế và các

giao dịch kinh doanh quốc té trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật

thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Theo Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 2747”) kiến thức trang bị cho hệ cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế bao

gồm kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và

kiến thức chuyên ngành cơ bản Đối với các môn học về hợp đồng thương mại

quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, Quyết định số 2747 không có gì

thay đổi so với Quyết định số 1826 ˆ Các học phần về hợp đồng thương mại

quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế chủ yêu thuộc khối kiến thức ngành

Luật thương mại quốc tế, bao gồm khối kiến thức chung của ngành (các môn học bắt buộc) và khối kiến thức chuyên sâu của ngành (các môn học tự chọn), '* Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 5 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về

việc ban hành chương trình thí điêm dao tạo hệ chính quy trình độ dai học ngành Luật thương mại quôc tê.35

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan