1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy môn học “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp” ở Trường Đại học Luật Hà Nội

298 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy môn học “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp” ở Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Ts. Nguyễn Bá Bình, Ths. Nguyễn Thị Anh Thơ, Ths. Trần Phương Anh, Ths. Nguyễn Quỳnh Trang, Gv. Ngô Trọng Quân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 298
Dung lượng 58,39 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách bài bản về vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu trítuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, tìm hiểu kinh nghiệm giảng dạy về “Quy

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MON HỌC “QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOAT ĐỘNG THUONG MAI QUOC TE CUA DOANH NGHIỆP” Ở TRUONG

DAI HOC LUAT HA NOI

Mã so: LH-2016-15/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Bá BìnhThư kí đề tài: ThS Nguyễn Thị Anh Thơ

Các cộng tác viên tham gia đề tài:

1 ThS Trần Phương Anh, Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

2 ThS Nguyễn Quỳnh Trang, Phụ trách Bộ môn Pháp luật về giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế

3 GV Ngô Trọng Quân, Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

Hà Nội — 2017

Trang 2

BANG CHỮ VIET TAT

TMQT Thuong mai quéc té

WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thé giớiWTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN 1: BAO CAO TONG THUẬT DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCAP TRUONG oooooooossccsssccesseesssevessiuessssssssssssssusensiussssnistssseesisestiussetisassiassintssisassestee 5

I NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIỆC NGHIÊN CUU DE TÀI 5

II NOI DUNG NGHIÊN CUU CUA DE TAL wscccssscsssssssssssssssssssssssssssssssnsstsssssssen 13

PHAN 2: CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU VA BAO CAO KET QUA

DIEU TRA XA HỘI HOC THUOC DE TAL ouccccscscsssssctecssssssterssssresnstesve 69CHUYEN DE 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE QUYEN

SO HUU TRI TUE TRONG HOAT DONG THUONG MAI QUOC TE CUA

CHUYEN DE 2: KINH NGHIEM GIANG DẠY VE QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUE

TRONG HOAT ĐỘNG THƯƠNG MAI QUOC TE CUA DOANH NGHIỆP Ở

MOT SO TRƯỜNG DAI HOC TREN THE GIỚI VA TẠI VIET NAM 136CHUYEN DE 3: THUC TRANG GIANG DAY VE QUYEN SO HUU TRI TUE

TRONG HOAT ĐỘNG THƯƠNG MAI QUOC TE CUA DOANH NGHIỆP

CHO SINH VIÊN HE CỬ NHÂN NGANH LUẬT THƯƠNG MẠI QUOC TẾ ỞTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI :221122222221.22121201 21 166CHUYEN DE 4: DINH HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN NOI DUNG

VA PHUONG PHAP GIANG DAY MON HOC “QUYEN SO HUU TRI TUE

TRONG HOAT DONG THUONG MAI QUOC TE CUA DOANH NGHIEP”

CHO SINH VIÊN HE CU NHÂN NGANH LUAT THƯƠNG MAI QUOC TE Ở

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI .-.221222222121.2282220111, 191CHUYEN DE 5: BAO CÁO KHẢO SAT ĐÁNH GIA BUGC ĐẦU VE THUC

TRANG GIANG DAY VE “QUYEN SO HUU TRI TUE TRONG HOAT DONG

THUONG MAI QUOC TE” TREN CƠ SO DIEU TRA XÃ HỘI HOC 214

Trang 4

Phụ lục 1: Đề cương môn học “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động

thương mại quốc tế của doanh nghiệp” năm học 2017 - 2018 228Phụ lục 2: Đề xuất Đề cương môn học “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạtđộng thương mại quốc tế của doanh nghiệp” -22 22222421z2 247Phụ lục 3: Phiếu khảo sát - Mẫu 1 -22222222222E are 278Phụ lục 4: Phiếu khảo sát - Mẫu 2 -.222222221222.2.aeeerre 289

Trang 5

PHAN 1:

BAO CAO TONG THUAT DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

(9/2016 - 9/2017)Tên Dé tài: Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy môn học “Quyên sởhữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc té của doanh nghiệp ” ở Trường

Đại học Luật Hà Nội

I NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TÀI

1 Tinh cấp thiết của dé tai

Quyền SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất —kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ ở phạm vi nội địa mà cả phạm vi toàncầu Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia

ở nhiều cấp độ thì một trong những mối quan tâm hàng đầu và hết sức quan

trọng với doanh nghiệp các nước là quyền SHTT Quyền SHTT cũng luôn là một

trong những nội dung chủ chốt của các điều ước quốc tế về thương mại Vì thé,

vào năm 2011, ngay sau khi Chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ

đại học ngành Luật TMQT (sau đây gọi tắt là Chương trình thí điểm) được Bộ

Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội (Quyết định số

580/QD-BGDDT ngày 11/2/2011), môn học “Quyền SHTT trong hoạt động

TMQT của doanh nghiệp” đã được Trường quyết định là môn học bắt buộc(trong 10 môn) thuộc khối kiến thức chung của ngành Luật TMQT (Quyết định

số 1826/QĐ-ĐHLHN ngày 5/9/2011) Môn học này có 3 tín chỉ (có số tín chỉ

nhiều chỉ sau một môn khác trong khối kiến thức chung của ngành Luật TMQT)

và được giảng dạy trong 5 tuần

Môn học này đã được giảng dạy trên thực tế từ học ky 1 năm học 2013 —

2014 cho sinh viên Khóa 36 ngành Luật TMQT của Trường, tiếp đó là cho sinhviên Khóa 37 (hoc ky 1 năm học 2014 — 2015), Khóa 38 (học ky 1 năm học 2015

— 2016) và Khóa 39 (học ky 1 năm học 2016 - 2017) Việc giảng day đã dat được

Trang 6

những kết quả bước đầu khá tốt Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung môn họcnày ngay từ khi bắt đầu là rất gấp gáp, chưa có tiền lệ và thực hiện theo phương

châm “vừa làm vừa hoàn thiện” nên khác với hầu hết môn học đã được giảng

day từ lâu và đã có giáo trình của Trường, van còn một số điểm cần tiếp tục xem

xét, hiệu chỉnh dé có được chất lượng giảng dạy và đào tạo cao hơn nữa Một SỐvân đê then chôt rât cân được xem xét, nghiên cứu đó là:

- Với khối lượng kiến thức tương đương 3 tín chỉ, được giảng dạy trong 5tuần, nếu chỉ cung cấp các kiến thức chung về quyền SHTT như của môn học

Luật SHTT (hiện do Khoa pháp luật dân sự phụ trách) thì còn rất ít thời lượng để

giảng dạy/nghiên cứu các van đề SHTT thực sự liên quan tới hoạt động TMQTcủa doanh nghiệp Nhưng nếu thiếu những kiến thức chung đó thì sinh viên khó

có khả năng tiếp nhận các kiến thức về SHTT liên quan trực tiếp tới hoạt độngTMQT của doanh nghiệp Trong khi Chương trình thí điểm lại không có mônhọc Luật SHTT Do đó việc xác định nội dung từng mang kiến thức và mức độ

rộng hẹp, sâu nông của từng mảng này cũng cần tiếp tục có sự điều tra, xem xétthực tê, nghiên cứu và hoàn thiện.

- Môn học này là một môn học hoàn toàn mới, đang trong quá trình thíđiểm, mới cả trên phương diện nội dung và phương pháp giảng dạy Vì vậy, việc

nghiên cứu một cách bài bản về vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu trítuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, tìm hiểu kinh nghiệm

giảng dạy về “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế củadoanh nghiệp” ở một SỐ trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam sẽ là cơ sở

để tổng hợp, định hướng và đưa ra giải pháp hoàn thiện nội dung và phương

pháp giảng dạy môn học “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc

tế của doanh nghiệp” cho sinh viên hệ cử nhân ngành Luật TMQÏT ở Trường Đạihọc Luật Hà Nội.

- Sự giao thoa kiến thức nhất định giữa các môn học thuộc Chương trình thí

điểm là khó tránh khỏi, trong đó có môn học này Tuy vậy, vẫn chưa có sựnghiên cứu một cách bài bản để minh định giới hạn, dung lượng kiến thức cần

đưa vào giảng dạy đối với môn học này trong tương quan so sánh một số môn

học khác thuộc Chương trình thí điểm Thêm vào đó, dù là môn học bắt buộc và

Trang 7

là một trong những môn chu dao của mã ngành Luật TMQT nhưng do mới hìnhthành nên vẫn chưa có nguồn học liệu chính thống của Trường như tập bài giảnghay giáo trình.

Nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy mônhọc “Quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc té của doanhnghiệp” ở Trường Đại học Luật Hà Nội” ngoài việc giúp nâng cao chất lượnggiảng dạy của môn học này, còn góp phần hoàn thiện Chương trình thí điểm đểsớm có sự tổng kết đánh giá đối với mã ngành này Việc hoàn thiện hơn nữa nộidung và phương pháp giảng dạy môn học này cũng sẽ góp phần từng bước nângcao uy tín về dao tạo của Trường dé ngày một xứng đáng hơn với vị thế Trường

trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ ngày 4 tháng 4 năm 2013 Các kiến nghị của đề tài cũng sẽgiúp hoàn thiện hơn nữa Đề cương môn học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở trong nước và trên thé giới đã có khá nhiều công trình, dé tài nghiên cứu

có liên quan vấn dé quyên SHTT trong hoạt động TMOT của doanh nghiệp, cóthé kề đến như:

- Daniel C K Chow và Edward Lee, ?⁄ernafional Intellectual Property: Problems, Cases, and Materials, Thomson West, 2006;

- Heinemann, ‘Antitrust Law of Intellectual Property in the TRIPs Agreement of the World Trade Organization’, in Beier, Schricker (ed.), From GATT to TRIPs, Weinheim, 1996;

- GS.TS Nguyễn Hữu Cân, Nghiên cứu quy trình kỹ thuật định giá sángchế, kiểu dang công nghiệp, nhãn hiệu áp dung trong diéu kiện Việt Nam, Đề tàinghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2014;

- GS.TS Lê Hồng Hạnh, Bảo hộ quyên SHTT ở Việt Nam - Những van dé li

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005;

- PGS TS Tran Văn Hai, 76 chức và hoạt động chuyển giao công nghệ (chủbiên), Nxb Thế giới, 2016

Trang 8

- PGS TS Trần Văn Hải, Khai thác thương mại đối với tri thức truyền

thống - Tiếp cận từ quyên sở hữu trí tuệ, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng3/2012 (633), tr 54-59, ISSN 1859-4794, 03/2012.

- Keith E Maskus, /PRs in the Global Economy, Institute for International Economics, Washington DC, 2000;

- Nguyễn Bá Binh, Franchising Law and Practice in Vietnam, Scholar'sPress, Saarbruken, Germany, 2014;

- Nguyễn Ba Binh, Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam - Pháp luật

và fhực tiên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005;

- Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 - Công cụ hữu

hiệu bảo hộ quyên tác gia, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;

- Nguyễn Bá Bình va Andrew Terry, Meeting the Challenges forFranchising in Developing Countries: the Vietnamese Experience, Journal ofMarketing Channels, s6 21 (thang 7/2014);

- Nguyễn Bá Binh va Andrew Terry, Anh hưởng của pháp luật nhượng

quyên thương mại đối với sự phát triển của nhượng quyên thương mại ở ViệtNam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số tháng 11/2013;

- Nguyễn Bá Bình, Bản giới thiệu nhượng quyên thương mại theo quy định

của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số: 02(163)/Tháng1/2010;

- Nguyễn Bá Binh, Bảo hộ quyên SHTT của doanh nghiệp Việt - hướng tới

một chiến lược tổng thể, Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu, Số đặc biệt 24+25

-Tết Âm lịch 2008;

- Nguyễn Bá Bình, Nhượng quyên thương mại - một số vấn đề về bản chất

và về moi quan hệ với hoạt động li-xăng, hoạt động chuyển giao công nghệ Tạp

Trang 9

-Tài liệu hội thảo, Hà Nội, 2004.

- TS Lê Thi Thu Hà, Bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương

mại đối với chỉ dan địa ly của Việt Nam trong diéu kién héi nhập kinh té quoc té,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2010;

- TS Nguyễn Như Quỳnh, Hét quyển đối với nhăn hiệu trong pháp luật,thực tiễn quốc té và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia 2012;

- TS Nguyễn Thái Mai, Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyên sở hữu công

nghiệp đối với bí mật kinh doanh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc

hội, số 19/2009;

- TS Nguyễn Thái Mai và TS Vũ Thi Phương Lan, Pháp luật quốc tế về sởhữu trí tuệ, Nxb chính trị - Hành chính 2013;

- TS Nguyễn Thanh Tâm, Quyên sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương

mại — Những van dé lý luận va thực tiễn, Luận án tiễn sĩ luật học, Hà Nội, 2006;

- TS Nguyễn Thị Hương Xiêm, Nghiên cứu thực trạng quan trị tai sản tri

tuệ trong một vài doanh nghiệp nhà nước (t6 chuc khoa hoc cong nghé) hién nay

và nhu cau đào tao quản trị viên tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp đó, Đà

tài nghiên cứu khoa học cấp Viện (Viện Khoa học sở hữu trí tuệ), Hà Nội, 2013;

- TS Vũ Dang Hai Yén, Những van dé ly luận và thực tiễn về pháp luật

điều chỉnh nhượng quyên thương mại trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam,

Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008;

- TS Vũ Thị Hải Yến, Các quy định của hiệp định TRIPs về bảo hộ chỉ dan

dia li, Tạp chí luật học, số 11/2006;

- TS Vũ Thi Hải Yến, Quyển sở hữu trí tuệ trong một số giao dịch thương

mại quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Trường Dai học Luật HàN61), Hà Nội, 2013;

Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có khá nhiễu công trình nghiên cứu vềgiảng dạy và phương pháp giảng day ở bậc dai hoc, có thể kế đến như:

- Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên), Lí luận day hoc đại học, Nxb Đại học su phạm, Hà Nội, 2008;

- Đào tao theo hệ thống tín chỉ - Nhận thức và kinh nghiệm triển khai tạicác trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Tài liệu Hội thảo VUN, 2006;

Trang 10

- Dao tạo liên thông theo hệ thông tin chi, Tài liệu Hội thảo VUN, 2009;

- Garry Hess & Steven Friedland, Phương pháp dạy và học dai hoc (từ thựctién ngành luật), Nxb Thanh niên, 2005;

- Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quy Thanh, Giáo duc đại học: Một số thành

tô của chất lượng, Nxb Dai học quốc gia Hà Nội, 2010;

- Tran Mai Ước, Kĩ năng học tập và Phương pháp nghiên cứu khoa hoc,

Khoa Lí luận chính trị, Đại học ngân hang Thành phô Hồ Chí Minh;

- Website: Trường Đại học Lạc Hồng — Phòng Đào tạo — PJương pháp để làm

bài thi trắc nghiệm, tại http://Ihu.edu.vn/?CID=377&NewsID=9840

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu liệt kê ở trên, nhưng những công trình

này chủ yếu tập trung vào các quy định về quyền SHTT trong các giao dịchthương mai và TMQT hoặc tập trung vào khía cạnh giảng dạy đại học nói chung.Cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về thực

trạng và giải pháp để hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy môn học

“Quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp” ở Trường Đại họcLuật Hà Nội.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thi nhất, làm rõ các vẫn đề lý luận và thực tiễn về quyền SHTT trong hoạtđộng TMQT của doanh nghiệp;

Thứ hai, minh định các van đề, mức độ đề cập của từng van dé trong nộidung môn học, giới hạn nội dung môn học trong tương quan so sánh với các mônhọc khác thuộc Chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại họcngành Luật TMQT;

Thứ ba, làm rõ các phương pháp giảng dạy cần thiết cho môn học này (baogôm cả việc làm rõ phương pháp thi, kiêm tra và đội ngũ giảng viên).

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đê tài tập trung vào các vân đê cơ bản sau đây:

- Các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quyền SHTT trong hoạt độngTMQT của doanh nghiệp;

Trang 11

- Thực trạng giảng dạy môn học “Quyền SHTT trong hoạt động TMQT củadoanh nghiệp” ở Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Kinh nghiệm giảng dạy môn học “Quyền SHTT trong hoạt động TMQTcủa doanh nghiệp” ở một sô cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và trên thê giới;

- Hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả hơncho môn học “Quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp” cho sinhviên thuộc chương trình đào tạo hệ cử nhân ngành Luật TMQT tại Trường Daihọc Luật Hà Nội Trong đó, một trong những trọng tâm là nghiên cứu dé đưa ragiải pháp hoàn thiện đề cương môn hoc

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chỉ thuộc về nội dung và phươngpháp giảng dạy môn học “Quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh

nghiệp” (bao gồm cả vấn đề mục tiêu nhận thức của sinh viên, đội ngũ giảng

viên, phương pháp thi/kiểm tra) Nghiên cứu này cũng chỉ đặt trong khuôn khổ

nghiên cứu dé đề xuất hoàn thiện môn hoc “Quyền SHTT trong hoạt động

TMQT của doanh nghiệp” trong Chương trình thí điểm đào tạo hệ cử nhânngành Luật TMQT ở Trường Dai học Luật Hà Nội.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng vàphương pháp luận duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê Nin Cùng với đó, cáctác giả áp dung tong hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thé là phương pháp

nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống hoá và diễn giải Đặc biệt,

phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng thường xuyên nhằm nêu bật

những điểm khác biệt trong việc triển khai môn hoc qua các năm (2013 — 2016),đồng thời nhận diện được những phương pháp hiệu quả, nội dung có chất lượng

tốt từ các cơ sở đào tạo luật trên thé giới và tại Việt Nam, tong hợp, hệ thống vàđịnh hướng được hướng phát triển môn học

Dé có được cái nhìn sát thực, toàn diện về thực trạng và nhu câu vê mặt nội dung và phương pháp giảng dạy đôi với môn học này, Đê tài sử dụng phươngpháp điều tra xã hội học đối với 400 sinh viên thuộc 2 nhóm đối tượng khảo sát

Trang 12

là sinh viên đã học và sinh viên chưa học môn học “Quyền SHTT trong hoạtđộng TMQT của doanh nghiệp”.

Trang 13

II NỘI DUNG NGHIÊN CUU CUA DE TÀI

1 Một số vấn đề lý luận về quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanhnghiệp

1.1 Khái niệm quyền SHTT và quyền SHTT trong hoạt động TMQT củadoanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm quyền SHTT

Về khái niệm quyền SHTT, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (LuậtSHTT) quy định: “Quyền SHTT là quyên của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí

tuệ, bao gom quyên tác giả và quyên liên quan đến quyên tác giả, quyên sở hữu

A +A ` A As re ak A A gol

công nghiệp và quyên doi voi giông cay trông.

Cách tiếp cận trên của Việt Nam về quyền SHTT khá tương đồng với Tổ

chức thương mại thế giới (WTO), cụ the WTO quy định: “Quyên SHTT là quyén

của tổ chức, cá nhân đổi với sang tao vé tri tué Tac gia sẽ được trao quyên độcquyên đối với tài sản trí tuệ của mình trong một khoảng thời gian nhất định.Quyên SHTT bao gôm bao gồm quyên tác giả, quyên liên quan và quyên sở hữucông nghiệp ”ˆ Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của quyền SHTT trong khái niệm

này không mở rộng tới quyền đối với giống cây trồng như quy định của phápluật Việt Nam.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tiếp cận khái niệm quyền SHTT

dưới góc độ rộng hơn, chi tiết hơn: “Quyên SHTT có nghĩa đó là quyén theo

pháp luật đối với các kết quả từ các hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực côngnghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật Các quốc gia déu có pháp luật để bảo

vệ quyền SHTT với hai lý do Lý do thứ nhất đó là bảo vệ quyên về nhân thân vaquyên tài sản đối với các sáng tạo về trí tuệ và quyên của công chúng trong việctiếp cận các tài sản trí tuệ Lý do thứ hai đó là dé thúc đẩy, với tư cách là mộthành động trong chính sách của Chính phủ, các hoạt động sáng tạo, pho biến và

áp dụng các kết quả để khuyến khích thương mại công bằng, đóng góp vào sựphát triển kinh tế xã hội Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

' Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005.

? https://www.wto.org/english/tratop_e/trips e/trips e.htm, truy cập lan cuôi ngày 30/7/2017.

Trang 14

(WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967 (Diéu 2 (viii)) quyđịnh răng “sở hữu trí tué” sẽ bao gôm các quyên liên quan tới:

- Các tác phám khoa học, nghệ thuật và văn học;

- Chương trình biêu điên của các nghệ sỹ biếu dién, các bản ghi âm vàchương trình phát thanh, truyền hình;

- Sáng chế trong tat cả các lĩnh vực hoạt động của con người;

- Các phát mình khoa học;

- Kiểu dang công nghiệp;

- Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại,

- Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh,

- Va tat cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vựccông nghiệp, khoa học, văn học nghệ thuật „ở

Nhu vậy, qua các định nghĩa này có thé thấy quyền SHTT bao gồm hainhóm quyên chính là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Hai nhómquyền phụ đó là quyên liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giỗng cây

trồng

1.1.2 Khái niệm quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệpĐối tượng xem xét của Quyền SHTT trong hoạt động thương mại củadoanh nghiệp đó là quyền SHTT gắn với hoạt động thương mại của doanh

nghiệp Nhìn dưới góc độ dân sự, quyền SHTT chủ yếu được thé hiện ở trạng

thái “tĩnh”, theo đó, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến

quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được xác lập, bảo hộ và thực thi

Nhìn từ góc độ thương mại, quyền SHTT ở trạng thái “động”, theo đó quyền

SHTT được sử dụng, chuyển giao nhằm mục đích sinh lợi, cạnh tranh trong kinh

doanh hay thực thi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanhnghiệp.

3 WIPO Intellectual Property Handbook, tr 3 Xem thêm

http://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/intproperty/489/wipo pub _489.pdf, truy cập lan cuôi ngày 15/4/2017.

Trang 15

Xuất phát từ đặc tính vô hình, tài sản trí tuệ dễ dàng vượt qua biên giới

quốc gia và là một thành t6 gắn bó mật thiết với hoạt động TMQT.* Quyền

SHTT gắn liền với hoạt động TMQT của doanh nghiệp thể hiện dưới hai dạngchính:” (i) quyền SHTT gan với hang hóa, dịch vụ được trao đồi, cung cấp xuyênbiên giới; (ii) quyền SHTT là đối tượng trực tiếp trong các giao dịch TMQT liên

quan đến quyền SHTT như chuyên nhượng quyền SHTT, chuyên quyền sử dụngđối tượng SHTT, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ

Tuy nhiên, khác với các loại tài sản hữu hình khác - khi được dịch chuyển

sang lãnh thổ quốc gia khác vẫn được bảo hộ theo pháp luật của quốc gia nhập

khâu, quyền SHTT có tính lãnh thổ, nghĩa là doanh nghiệp/cá nhân nắm giữ

quyền này chỉ mới được bảo hộ trong lãnh thổ quốc gia đó, hay nói cách khác,

khi tài sản SHTT dịch chuyển sang quốc gia khác, thì quyền này lại không

đương nhiên được bảo hộ tại thị trường xuất khẩu, trừ khi doanh nghiệp đã đăngký/được cấp quyền bởi cơ quan SHTT quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường

RK A 7 1*A 6

xuât khâu có liên quan.

Tài sản của một doanh nghiệp có thể được chia thành hai nhóm: tài sản hữu

hình, như nhà xưởng, máy móc, cơ sở hạ tầng: và tài sản vô hình đó là vốn, côngnghệ, nhãn hiệu, thiết kế và các sản phẩm sáng tạo của công ty (bao gồm các tàisản trí tuệ) Trong hoạt động thương mại truyền thống trước đây, tài sản hữuhình được coi là yêu tổ mang tinh chất quyết định khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi mà thị trường đã thay

đổi đáng kể, các doanh nghiệp đều nhận định rang tài sản vô hình trở nên giá trịhơn so với tài sản hữu hình Khi các ý tưởng sáng tạo trở thành nguồn thu nhậplớn và chiếm tỷ lệ ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, thìviệc sở hữu độc quyên tài sản trí tuệ đã tạo ra lợi thê cạnh tranh cho các doanh

* Bàn về mối quan hệ giữa tài sản trí tuệ và thương mại quốc tế, Daniel C.K Chow va Edward Lee cho rằng: “Tài sản trí tuệ liên quan đến hoạt động ngoại thương, ở thời kỳ Phục hưng, Vencie ban hành đạo luật sáng chế đầu tiên nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến thành phó Sự thật là bảo hộ tài sản trí tuệ và mở rộng thị trường nước ngoài là yếu tố thúc đây sự ra đời của nhiều hiệp ước quốc tế cơ bản đầu tiên về sở hữu trí tuệ, chăng hạn như Công ước Paris và Công ước Berne.” Xem: Daniel C.K Chow and Edward Lee, International

Intellectual Property: Problems, Cases, and Materials, Thomson West (2006), tr 4.

> Nguyễn Như Quynh, Text book on International Trade Law, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế song ngữ

Anh-Việt, NXB Công an nhân dân, Chương II, năm 2012.

° http://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/guides/translation/secrets of ip vi.pdf, truy cập lần cuối ngày 27/2/2017.

Trang 16

nghiệp trong thương mại nói chung, TMQT nói riêng Theo ngài Kamil Idris —Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “mặc dit tài sản hữu

hình như đất dai, lao động và tién vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tinh trạngkinh tế, diéu này không còn dung nữa Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong

ns Ae Ve JX VÀ 2 wn r 99 7

xã hội đương thời là tài san dựa trên tri thức `.

1.2 Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT

Khác với các quy phạm pháp luật khác trong luật dân sự - vốn được phát

triển từ các nguyên tắc hình thành từ luật La Mã, luật SHTT hình thành từ thựctiễn phát triển của công cuộc cách mạng công nghiệp, mà trước sau gì các nướctiếp cận với khoa học kỹ thuật sẽ phải quy định." Ban đầu các chế định này được

xây dựng chủ yếu nhằm bảo hộ việc khai thác các lợi ích kinh tế của thành quảsáng tạo mang lại Sau này, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, luật

SHTT dần được hoàn thiện, giúp bảo hộ tài sản trí tuệ hiệu quả hơn Việc bảo hộquyền SHTT được thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế và pháp luật quốcgia.

Điều ước quốc tế

Từ lâu các quốc gia trên thế giới đã nhận thấy nhu cầu cần phải hợp tác bảo

hộ quyền SHTT và chuẩn hoá các qui định về bảo hộ quyền SHTT thông quaviệc đàm phán, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế nhăm bảo vệ hữu hiệu tàisản trí tuệ ở nước minh và thúc đây trao đổi thương mại giữa các nước Rất nhiềuđiều ước quốc tế quan trọng liên quan tới quyền SHTT đã được hình thành và

thực thi có hiệu quả trên thực tế như:

- Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thé giới (WTO): Hiệp định về các

khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Trade-Related

Aspects of Intellectual Property Rights — gọi tắt là TRIPS);

- Trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé giới (WIPO): Công ước thành

lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm); Công ước Paris về

bảo hộ sở hữu công nghiệp; Hiệp ước hợp tác sáng chế; Hiệp ước Budapest về sự

7 Kamil Idris, Intellectual Property — A Power Tool for Economic Growth, WIPO, tr 54.

* Cornish, W (1996) (3rd ed.) Intellectual Property - Patents, Copyrights, Trademarks and Allied Rights Sweet

& Maxwell, London.

Trang 17

công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chung vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục

về sáng chế; Hiệp ước Washington về SHTT đối với mạch tích hợp; Thoả ướcMadrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; Nghị định thư liên quan đếnThoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; Hiệp ước Luật nhãnhiệu hàng hoá; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật;Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất; Thoả ước La Hay vềđăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất

xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ; Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hànghoá và dịch vụ; Thoả ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãnhiệu; Thoả ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp; Thoảước Strasbourge về phân loại sáng chế quốc tế; Công ước quốc tế về bảo hộ

giống cây trồng mới

- Trong khuôn khổ ASEAN: Hiệp định khung ASEAN về hợp tác SHTT,

Hiệp định đối tác kinh tế toàn điện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định thương mại

tự do ASEAN - Úc — Niu di lân

- Các hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại tu do thế

hệ moi: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam — Hoa Kỳ (BTA), Hiệpđịnh hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (phần SHTT),

Hiệp định Việt Nam — Thuy Sỹ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vựcSHTT, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam — Nhật Bản, Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam — Liên minh châu Âu (EVFTA)

Pháp luật quốc gia”

Các chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại quyền SHTT chủ yếu

là các thương nhân, vì thế pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản nhất điềuchỉnh mối quan hệ này Các quy định về đăng ký văn bằng bảo hộ quyền SHTT,

về hoạt động chuyển giao quyền tài sản đối với quyền SHTT, thực thi quyềnSHTT đều có thé được tìm thấy trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc án lệcủa các quôc gia.

Tại Việt Nam, quyền SHTT được điều chỉnh ở nhiều văn bản quy phạmpháp luật quan trọng như: Bộ luật dân sự 2015; Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Luật

? Xem thêm http://www.wipo.int/wipolex/en/profile.jsp?code=VN, truy cập lần cuối ngày 27/2/2017.

Trang 18

sửa đôi và bố sung một số điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ 2009; Luật

Thương mại 2005; Luật Chuyên giao công nghệ 2017

Quan hệ pháp luật về SHTT mang tính hành chính, dân sự và thương mại.Trong Bộ luật Dân sự 2015, các qui định vê SHTT đã được đơn giản và thu hẹp nhiêu, chỉ còn đóng vai trò hướng dân chung, xem xét quyên SHTT với tư cách

là một quyên dân sự.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 chủ yếu chứa đựng các quy phạm chung mang

tính hành chính, dân sự, theo đó quy định về việc xác lập quyên, thực thi quyền

và xử lý vi phạm Luật sở hữu trí tuệ 2005 được hướng dẫn thi hành cụ thé thôngqua các nghị định: Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bô sung một số điềucủa Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và bản lồng ghép với Nghịđịnh số 103/2006/NĐ-CP, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bố sung một

số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản

lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bản lồng ghép với Nghị định số

105/2006/NĐ-CP, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Sở hữu công nghiệp, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả

và quyên liên quan, Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liênquan, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định số122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-

CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

về sở hữu công nghiệp, Nghị định 104/2006/NĐ-CP Về việc quy định chỉ tiết,

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống

cây trồng, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi

Trang 19

hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản

ly nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bé sung

một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và

quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp

Luật Thương mại 2005 tạo dựng nền tảng pháp luật cho hoạt động thương

mại liên quan tới quyền SHTT, đơn cử như nhượng quyền thương mại Bên cạnh

đó các Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại 2005 cũng chứa đựng các

quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đặc biệt này: Nghị định35/2006/NĐ-CP năm 2006 cua Chính phủ (Nghị định 35) quy định chitiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM, Thông tư 09/2006/TT-BTM năm

2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM và Quyết định106/2008/QD-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quyđịnh mức thu, nộp, quản lý va sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động NQTM Một SỐđiều của Nghị định 35 đã được sửa đôi một số điều bởi Nghị định 120/2011/ND-

CP (ban hành năm 2011) của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính

tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mai

1.3 Xác lập quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp

Quyền SHTT có tính lãnh thổ, vì thế khi tài sản gắn liền quyền SHTT dịch

chuyên sang quốc gia khác, thì quyền này lại không được bảo hộ tại thị trường

xuất khẩu, trừ khi doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp quyền bởi co quan

SHTT quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường xuất khâu có liên quan” hoặc đãđược quốc gia nhập khâu chấp nhận bảo hộ trên cơ sở điều ước quốc tế hay theonguyên tắc có đi có lại Do vậy, khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động

TMQT, các doanh nghiệp thường sẽ phải đăng ký bảo hộ đối tượng quyền SHTTkhông những tại chính quốc gia mình mà còn tại thị trường xuất khâu mục tiêu

Đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền SHTT là một trong những biện pháp quan

trọng nhăm xác lập quyền SHTT của doanh nghiệp và ngăn ngừa, chống lại các

10 http://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/guides/translation/secrets of ip vi.pdf, truy cap 1an

cuôi ngày 15/3/2017.

Trang 20

hành vi xâm phạm Thông thường, việc xác lập quyền SHTT có yếu t6 nước

ngoài được thực hiện trên cơ sở quy định của các Điều ước quốc tế và pháp luậtquôc gia.

Quyên tac gia

Theo pháp luật các nước va các điều ước quốc tế việc xác lập quyền tác gia

không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyên

Quyền tác giả phát sinh ké từ khi tác phâm được sáng tao va được thé hiện đưới

một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình

thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bó, đã đăng ký hay chưa

đăng ký '" Như vậy, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi định hình.Việc nộp đơn dé được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyên tác giả không phải làthủ tục bắt buộc dé được hưởng quyên tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trituệ 2005.“ Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp,

trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại

Nhăm tạo thuận lợi cho việc bảo hộ quyền tác giả ở nước ngoài, các quốc

gia đều ký kết các điều ước quốc tế, song phương lẫn đa phương, để tạo ra sựbảo hộ tự động ở tất cả các nước thành viên của điều ước quốc tế đó Hiện nay,Công ước Berne được coi là điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ các tác

phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước nên

tác phẩm của công dân Việt Nam sẽ tự động được hưởng sự bảo hộ theo quy

* 2 ^ z cự z ` PA r 2 ^ z ` 14

định của Công ước, tại các nước thành viên khác của Công ước này.

Quyên sở hữu công nghiệp

Khác với quyên tác giả, theo các điêu ước quôc tê và pháp luật nhiêu quôc gia trên thê giới thì quyên sở hữu công nghiệp đôi với hau hét đôi tượng sở hữucông nghiệp (như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dang công nghiệp, thiết kế bố trí

" ¡„ Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

" Trong trường hợp các tác giả muốn đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả có thê tham khảo quy định trong Điều 37 Nghị định số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013 Đối với các tác giả là người nước ngoài

tham khảo các quy định về thủ tục đăng ky chứng nhận quyền tác giả trong Phan II mục Al điểm 5 quyết định

số 3637/QD-BVHTTDL ngày 26/10/2015.

'3 Khoản 2, 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

'* Điều 4, Điều 5 Công ước Berne 1979 về bảo hộ các tác pham văn học nghệ thuật.

Trang 21

mạch tích hợp) cần phải được đăng ký ở các nước khác nhau để được bảo hộ ở

các lãnh thổ quốc gia đó Tuy nhiên, để bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu công

nghiệp trên lãnh thé các quốc gia khác nhau, các nước đã ký kết, tham gia nhiều

điều ước quốc tế khác nhau (như Công ước Paris, Hiệp ước PCT, Thỏa ướcMadrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp định TRIPs ) để tạo thuận lợi choviệc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (Chi tiết xem thêmChuyên đề 1)

1.4 Chuyển giao quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp

Quyền SHTT có thé trở thành đối tượng của hoạt động TMQT của doanhnghiệp Việc thương mại hóa quyền SHTT có thể là những hoạt động và nhữngquan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc chuyên giao quyền SHTT trên thị trường —với mục đích then chốt là nhăm sinh lợi cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ cũng như

người nhận chuyển giao quyền SHTT Nói cách khác, trong thương mại nóichung và TMQT nói riêng, quyền sở hữu các tài sản trí tuệ có thé tạo ra thu nhập

cho doanh nghiệp thông qua việc chuyển quyền sử dung, mua bán hoặc các hoạt

động thương mại hóa khác đối với sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT

Có hai hình thức chuyên giao quyền SHTT mà các doanh nghiệp thườnglựa chọn sử dụng, cũng là hai hình thức mà pháp luật Việt Nam có quy định điềuchỉnh trực tiếp là: nhượng quyền thương mại (franchise) và chuyển quyền sửdụng đối tượng sở hữu công nghiệp (license) Li-xăng, hay chuyển quyền sử

dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công

nghiệp (người cấp li-xăng) cho phép tô chức, cá nhân khác (người nhận li-xăng)

sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình

Nhượng quyên thương mai là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền

cho phép và yêu cầu bên nhận quyên tự mình tiễn hành việc mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ theo các điều kiện: () Việc mua bán hang hoá, cung ứng dich

vụ được tiến hành theo cách thức tô chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy

định và được gan với nhãn hiệu hang hoá, tên thương mại, bi quyết kinh doanh,

khâu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyên;(ii) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trongviệc điêu hành công việc kinh doanh.

Trang 22

Li-xăng và nhượng quyên thương mại là hai hoạt động thương mại liên

quan trực tiếp tới các đối tượng của quyền SHTT được các doanh nghiệp ápdụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động

TMQT Tuy nhiên, dé thực hiện thành công, các doanh nghiệp cần có sự hiểu

biết đầy đủ và sâu sắc về pháp luật cũng như các van đề thương mại liên quan tớicác hoạt động này.

1.5 Thực trạng vi phạm quyền SHTT trong hoạt động TMQT cua doanh

nghiệp

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp tham gia hoạt động TMQT phải năng động tìm kiếm phương thức kinh

doanh dé tồn tại và phát triển Nhiều doanh nghiệp ý thức được việc xây dựng,

sở hữu va phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp hoặc nhận chuyền giao taisản trí tuệ từ doanh nghiệp khác là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công

và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp

vẫn cho rang lợi nhuận trước mat là yếu tô quan trọng hon, vì vậy không quantâm đến tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình hay nhận chuyên giao hợp pháp

mà tập trung vào việc lợi dụng quyền SHTT của những doanh nghiệp khác Dù

đã có nhiều biện pháp xử lý hành vi vi phạm từ phía các cơ quan chức năng cũngnhư từ bản thân các doanh nghiệp nắm quyền SHTT, song với việc không cần

đầu tư lớn mà vẫn có thể thu về nhiều lợi nhuận, các vi phạm quyền SHTT vẫn

không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp

Chăng hạn, theo nghiên cứu của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA),năm 2015, lượng máy tính mới đưa vào hoạt động có sử dụng phần mềm không

có bản quyền chiếm hơn 50% lượng máy tính mới ở nhiều nước (72/116 nướcđược khảo sát), thậm chí chiếm tới 75% (37/116 nước được khảo sát) Giá trị

kinh tế của phần mềm máy tính bị vi phạm quyền tác giả trên thế giới ước tínhtới năm 2015 đã vượt quá 400 tỷ đô la Mỹ) Vi phạm vẫn ở mức cao cho dù các

số liệu này đều đã giảm so với thời gian trước Các doanh nghiệp là chủ thểquyền SHTT cũng thường bi vi phạm quyên đối với sáng chế trong lĩnh vực

công nghệ Nhiều tranh chấp liên quan đến sáng chế giữa các nhà sản xuất sảnphẩm công nghệ lớn trên thế giới đã xảy ra, như tranh chấp giữa Nokia và Apple,

Trang 23

Apple và Sam Sung hay LG và SamSung Một trong những vụ tranh chấp lớn

đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ chính là tranh chấp về bằng sáng chế giữa

Yahoo và Facebook vào năm 2012 Yahoo đã kiện phần lớn các công nghệ màFacebook sử dụng là các công nghệ mà Yahoo đã sử dụng trước đó và được cấpvăn băng bao hộ Facebook cũng kiện ngược lại Yahoo đã vi phạm 10 băng sángchê của Facebook.

Với thực tế các hành vi vi phạm quyền SHTT trong hoạt động TMQT của

doanh nghiệp ngày càng nhiều, dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, việc địnhdạng rõ ràng các hành vi xâm phạm quyền SHTT và thực trạng diễn biến các loại

vi phạm trong bối cảnh hiện nay để từ đó cơ sở phòng tránh và đấu tranh chốnglại việc vi phạm quyền SHTT của doanh nghiệp là nhu cầu hết sức cần thiết đốivới doanh nghiệp trong hoạt động thương mai nói chung, TMQT nói riêng.

1.6 Các biện pháp thực thi quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh

nghiệp

Dé bảo vệ quyền SHTT trong hoạt động TMQT, chủ thé quyền SHTT cóthể thực hiện quyền tự bảo vệ, yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâmphạm quyền bằng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự, hoặc biện pháp

kiểm soát tại biên giới

Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mà chủ thể quyền SHTT tự mình áp dụng

trong khuôn khổ pháp luật để bảo vệ quyền của mình mà không cần tới sự can

thiệp của các cơ quan chức năng Cụ thé, chủ thé quyền SHTT có thé áp dụng

biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT hoặc yêu

cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT phải chấm dứt hành vi xâm

phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại Trong hệ thống các biện

pháp bảo vệ quyền SHTT, biện pháp tự bảo vệ được đánh giá là biện pháp đầu

tiên và quan trọng nhất mà chủ thể quyền SHTT luôn phải tích cực áp dụng để

bảo vệ quyền của mình

Biện pháp dân sự là các biện pháp do Toà án áp dung dé xử lý hành vi xâm

phạm quyền SHTT, như: (1) Buộc cham dứt hành vi xâm phạm; (2) Buộc xin lỗi,cải chính công khai; (3) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (4) Buộc bồi thườngthiệt hai; va (5) Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không

Trang 24

nhăm mục đích thương mại đôi với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dung chủ yêu dé san xuât, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ với điêu kiện không làm ảnh hưởng đên khả năng khai thác quyên của

2 A A 31A h ^ 15

chủ thê quyên sở hữu trí tuệ.

Bản chất của biện pháp dân sự là ngăn chặn và giành lại quyền về mặt vậtchất cho doanh nghiệp, cá nhân đã bi mat do hành vi xâm phạm quyên Thôngqua cơ chế bồi thường thiệt hại, chủ thê quyền SHTT có thể được bù đắp nhữngton thất về vật chat do hành vi vi phạm gây ra, trong khi các biện pháp thực thikhác như hành chính hay hình sự chỉ mang tính răn đe và trừng phạt.

Biện pháp hành chính là biện pháp thực thi bảo hộ quyền của chủ SHTT docác cơ quan thực thi thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước ápdụng theo quy định của pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm

quyền SHTT Khái niệm biện pháp hành chính, theo nghĩa rộng, có thể hiểu là

bao quát hết các khái niệm thường dùng trong hệ thống pháp luật hành chính của

Việt Nam như chế tài hành chính, hình thức xử lý hành chính, biện pháp xử lýhành chính, thủ tục xử lý hành chính được áp dụng dé xử lý các hành vi vi

phạm các quy định quản lý nhà nước trong một lĩnh vực nhất định Khái niệm

biện pháp hành chính, theo nghĩa hẹp, có thể hiểu bao gồm các hình thức xử lýhành vi vi phạm và các biện pháp xử lý hàng hoá xâm phạm, tang vật, phươngtiện vi phạm hành chính Theo nghĩa này, biện pháp hành chính bao gồm, một la,hình thức buộc chấm dứt hành vi vi phạm và xử phạt hành chính (biện pháp xử

lý hành vi xâm phạm); hai /à, biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp xử lýhàng hoá xâm phạm) Ngoài ra, trong những trường hợp được pháp luật quyđịnh, có thé áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính °Biện pháp kiểm soát tại biên giới là biện pháp do cơ quan hải quan áp dụngtheo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành

vi xâm phạm quyền SHTT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Đối với doanhnghiệp tham gia hoạt động TMQT thì biện pháp kiểm soát tại biên giới là biện

pháp có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến lợi ích của doanh nghiệp Nếu doanh

'S Điều 202 — Luật SHTT 2005.

http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanh-chinh, ngày 10/4/2017.

Trang 25

nghiệp là chủ thể quyền SHTT thì biện pháp này giúp doanh nghiệp thực thiquyền một cách hữu hiệu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu

có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT của doanh nghiệp

Thực thi quyên SHTT bằng biện pháp hình sự là việc truy cứu trách nhiệm

hình sự theo quy định của pháp luật hình sự đối với cá nhân thực hiện hành vi

xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm Biện pháp hình sự ápdụng trong trường hợp việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây tác hại nghiêm

trọng cho xã hội mà việc áp dụng chế tài hành chính không đủ dé trung phat va

ran de người xâm phạm, cần phải áp dụng chế tài mạnh hơn Vì vậy chế tài hình

sự được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi đã bi xử

lý hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cócấu thành tội phạm Ngoài chế tài phạt chính (phạt tù, phạt tiền), có thể áp dụng

các biện pháp ngăn chặn như cam đảm nhiệm chức vụ, cắm kinh doanh sản

phẩm xâm phạm trong một thời gian nhất định

Để thực thi quyền SHTT hiệu quả trong hoạt động TMQT, Nhà nước,

doanh nghiệp là chủ thể quyền và người tiêu dùng phải có sự phối hợp tích cực

trên nhiều mặt trận khác nhau Trong đó, cùng với các nỗ lực bảo hộ của Nhà

nước, sự hiểu biết của người tiêu dùng, bản thân doanh nghiệp luôn phải giữ vaitrò chủ động, nắm vững và vận dụng tốt các biện pháp thực thi để bảo vệ tốt nhấtquyên và lợi ích chính đáng của mình

2 Kinh nghiệm giảng dạy về “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương

mại quốc tế của doanh nghiệp” ở một số trường đại học trên thế giới và tạiViệt Nam

2.1 Nội dung và phương pháp giảng dạy về “Quyền sở hữu trí tuệ trong

hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp” ở một số trường đại họctrên thế giới

2.1.1 VỊ trí môn học

Ở các nước, quyền SHTT ngày càng thu hút sự quan tâm của cả người dạy

và người học trong các trường đại học Quyền SHTT được giảng dạy ở nhiều bậchọc từ cử nhân đên tiên sĩ, nhiêu mức độ nội dung từ cơ bản đên chuyên sâu,

Trang 26

phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau từ học thuật đến thực hành và không bó hẹp ở

phạm vi các trường đào tạo luật đơn ngành mà cả các trường đa ngành ở nhiềugóc độ tiêp cận khác nhau.

Theo nghiên cứu của WIPO, quyền SHTT thường được tô chức giảng dạydưới bốn loại hình môn học cơ bản: '” i) Các môn học đại cương (survey courses)

cung cấp kiến thức cơ bản về các đối tượng của quyền SHTT đành cho sinh viênchưa từng được học về SHTT trước đó; ii) Các môn học chuyên sâu (specializedcourses) thường tập trung vào một đối tượng quyền SHTT cụ thể ví dụ như Luậtsáng chế, Luật bản quyền, Luật nhãn hiệu quốc tế, Chuyển giao quyền SHTT và

trang bị cho sinh viên hiểu biết về cả luật nội dung và luật hình thức; iii) Các

môn học nâng cao (advanced seminars) đi sâu vào một khía cạnh cụ thé hoặc cácvan đề mới của luật SHTT như Chống độc quyên trong pháp luật SHTT, Phápluật SHTT và đa dạng sinh học; iv) Cuối cùng là các môn học kỹ năng hànhnghề (practice courses) tập trung giảng dạy về các bước cụ thé trong quy trình

đăng ký bảo hộ quyền SHTT hay kỹ năng tranh tụng trước tòa của luật sư SHTT.Thông thường các trường đại học sẽ tổ chức giảng dạy một môn học đại cương

` ^ Ẫ ^ ^ ^ KB z z Ầ ` 18

và một sô môn học chuyên sâu đê đáp ứng nhu câu người hoc.

Ở Anh, các trường luật bắt đầu giảng dạy các môn học về SHTT từ đầu

những năm 1980 trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ tranh chấp về phần mềm máy

tính.'” Do nhu cầu được đào tạo về SHTT của sinh viên tăng lên, ké cả đối với

sinh viên ở những ngành học khác ngoài luật như kinh tế hay công nghệ, cácmôn học SHTT ngày càng phổ biến Ngày nay, phan lớn các trường luật ở Anh

đều có ít nhất một giảng viên chuyên về luật SHTT và đa phần các chương trìnhđào tạo luật đều có môn học về SHTT.” Tuy nhiên, môn học luật SHTT

' World Intellectual Property Organization, WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use

(Geneva: WIPO, 2008), 425-26.

'S Michael Blakeney, Handbook on IP Curricula and Teaching Materials, EC-ASEAN Intellectual Property

Rights Cooperation Programme (ECAP II): tr.10,

https://ipmall.law.unh.edu/sites/default/files/hosted_resources/Teaching IP/Michael Blakeney _2008.pdf (truy

cập lần cuối ngày 15/3/2017).

'° Shaheen E Lakhan and Meenakshi K Khurana (2007), “The State of Intellectual Property Education

Worldwide,” Academic Leadership Journal 5, no 2 (2007): tr.3,

http://contentcat.fhsu.edu/cdm/compoundobject/collection/p15732coll4/id/160 (truy cập lần cuối ngày 15/3/

2017).

°° National Union of Students, UK Intellectual Property Office, and Intellectual Property Awareness Network,

Student Attitudes Towards Intellectual Property (London, 2012), tr.12,

http:/Ipaware.org/Wp-content/uploads/2016/10/20121012-IP-report.pdf (truy cập lần cuối ngày 10/3/2017)

Trang 27

(Intellectual Property Law) chỉ được giảng dạy với tư cách một môn học tự chọn (optional/elective module) dành cho sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ batrong chương trình đào tạo cử nhân luật (LLB) Điều này xuất phát từ 2 lý dochính Thứ nhất, đây được coi là môn học chuyên sâu có nội dung da dạng va

yêu cầu kiến thức pháp luật từ các môn luật nền tảng như luật hợp đồng, luật bôithường ngoài hợp đồng, luật công bình (equity).”’ Thứ hai, luật SHTT khôngnam trong số môn học được miễn trong các kỳ thi lay chứng chỉ hành nghề luật

sư ở Anh nếu sinh viên đã tích lũy trước đó.” Thời lượng giảng dạy thay đi tùytừng trường và thường ở mức 20 đến 30 tín chi (credits), tương đương với 200đến 300 giờ học bao gồm cả giờ học lý thuyết, seminar trên lớp và giờ tự học ở

nhà Tuy nhiên, các trường luật thường bố trí giảng dạy các môn học trong đó cóLuật SHTT xuyên suốt một năm học (2 học kỳ) và sinh viên có giờ lên lớp hàngtuân trong suôt một năm học đó.

Ở Hoa Kỳ, chương trình dao tạo luật bắt đầu với bằng Jurist Doctor (JD)

chỉ dành cho những sinh viên đã hoàn thành một băng đại học bất kỳ trước đó và

được thiết kế với tính ứng dụng cao để trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹnăng hành nghề sau này Các môn học về luật SHTT là các môn tự chọn trong

chương trình JD giống như đối với chương trình LLB ở Anh Các trường luật ởHoa Kỳ thường cung cấp ít nhất một khóa học đại cương về luật SHTT (survey

course) hoặc cung cấp các khóa học về một trong ba nội dung phổ biến là luật

sang chế, luật nhãn hiệu hoặc luật ban quyền.” Một số trường có thê dạy các

khóa học chuyên sâu hơn nữa hoặc mang định hướng thực hành như Thủ tục t6

tụng sáng chế (Patent Litigation), Luật về vi phạm sáng chế (Patent InfringementLaw), Luật bí mật kinh doanh (Trade Secret Law) hoặc Luật SHTT quốc tế(International IP Law) Với các khóa học chuyên sâu này, thông thường sinhviên được yêu cầu tích lũy trước đó các môn học đại cương về luật SHTT Dobăng JD ở Hoa Kỳ được coi là bằng cấp chuyên nghiệp đủ điều kiện để tham dự

*I Janice Denoncourt (2016), O&A Intellectual Property Law, 4th edition, Routledge Q&A series, Routledge,

New York, tr.1.

?“ Duncan Matthews, “Integrating IP Teaching in Law Curricula,” (Tham luận Hội thảo Disseminating IP

Knowlege in Universities, Prague, 2009), https://www.upv.cz/dms/aktuality/Roving Workshop/Matthews_2.ppt

(truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

°? David W Hill and Matthew T Latimer, The Role of Intellectual Property Education in the United States, tr.L7, http://www latimerip.com/downloads/USIPedu.pdf (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

Trang 28

kỳ thi hành nghề luật (Bar Exam) mà không cần đào tạo thêm, các chương trình

JD còn cung cấp những môn học thực hành pháp luật (clinics) về SHTT với mục

đích tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động nghề nghiệp như chuẩn bị

báo cáo amicus curiae, bản góp ý về dự thảo luật, hay ý kiến tư vấn pháp lý cho

khách hang.”

Ở Úc, các môn luật SHTT được giảng dạy như môn tự chọn trong chương

trình đào tạo cử nhân luật (LLB) và chương trình JD Số lượng các môn học vàphạm vi kiến thức giảng dạy các môn học SHTT thay đổi tùy từng trường đại

học Ví dụ, Đại học New South Wales giảng dạy các môn học như Đại cương vềluật SHTT (Foundations of Intellectual Property Law), Luật SHTT 1 (Intellectual Property 1), Luat SHTT 2 (Intellectual Property 2), Chinh sach vaThực tiễn về SHTT nâng cao (Advanced Intellectual Property Policy and

Practice), Sở hữu sự sáng tạo: Các van đề về SHTT (Owning Creativity: Issues

in Intellectual Property).” Sinh viên muốn học môn Chính sách và thực tiễn về

SHTT nâng cao được yêu cầu đã tích lũy trước đó hoặc học song song môn Đạicương về luật SHTT Trong khi đó, trường Đại học Sydney chỉ dạy 3 môn học

về luật SHTT trong chương trình LLB bao gồm SHTT: Bản quyền và Kiểu dángcông nghiệp (IP: Copyright and Designs), SHTT: Nhãn hiệu và Sáng chế (IP:

Trademarks and Patents), và SHTT: Quản lý và Giải quyết tranh chap (IP:

Management and Disputes).“ Thông thường, các môn học này tương đương 6đơn vị tín chi (credit points) kéo dai một học kỳ 16 tuần gồm cả thời gian học va

thi và tương đương với khoảng 150 giờ học trên lớp và tự học.”

Ở Singapore, chương trình cử nhân luật (LLB) kéo dài bốn năm, trong đó

từ năm thứ nhât đên năm thứ ba sinh viên phải học các học phân bat buộc và

# Vị dụ, xem nội dung thực hành của môn học “Juelsgaard Intellectual Property and Innovation Clinic” của

Trường Dai hoc Stanford

https://law.stanford.edu/juelsgaard-intellectual-property-and-innovation-clinic/#slsnav-what-we-do (truy cap lần cuối 15/3/2017); môn học “Berkeley IP Clinic” của Trường Đại hoc California

https://www.law.berkeley.edu/academics/areas-of-study/law-and-technology/law-and-tech-curriculum/ (truy cập

lần cuối 15/3/2017); môn học “Entrepreneurship and Intellectual Property Law Clinic” của Trường Đại học

Dayton, https://udayton.edu/law/academics/clinics/ip-law-clinic.php (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

?Š http://www.law.unsw.edu.au/areas-of-study/intellectual-property (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

?“ http://sydney.edu.au/law/cstudent/undergrad/docs_pdfs/Unit List 2017 LLB.pdf (truy cap lần cuối ngày

15/3/2017).

? Xem thêm về cách quy đổi thời gian học tập theo số tín chỉ của Trường Đại học New South Wales

https://student.unsw.edu.au/uoc ; và của Trường Đại học Sydney

http://www.law.nyu.edu/global/globalopportunities/exchangeprograms/sydney (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017)

Trang 29

trong năm thứ ba và năm thứ tư sinh viên học các học phần tự chọn Số lượng

môn tự chọn tương đối đa dạng và bao phủ nhiều lĩnh vực luật khác nhau nhưluật doanh nghiệp và luật tài chính, luật SHTT và luật công nghệ thông tin, luậtquốc tế và luật so sánh, kỹ năng nghiên cứu pháp luật Tại Đại học Quốc giaSingapore (NUS), sinh viên có thể chọn học các môn về SHTT như Đại cương

về Luật SHTT (Foundations of IP Law), Bản quyền trong thời đại Internet

(Copyright in the Internet Age), Khai thác quốc tế quyền SHTT (GlobalExploitation of IP), Bắt chước, Sáng tạo và SHTT (Imitation, Innovation andIntellectual Property), Quyền SHTT và Chính sách cạnh tranh (IntellectualProperty Rights and Competition Policy), Pháp luật và Chính sách nhãn hiệuquốc tế (International Trademark Law and Policy), SHTT và Nhân quyên (IP and

Human Rights).” Dé học các môn học nâng cao này, sinh viên được yêu cầu đã

tích lũy tất cả các môn học bắt buộc của chương trình LLB và thường được yêu

cầu hoặc khuyến khích học trước ít nhất một môn học Đại cương về luật SHTT

Các môn học này thường có thời lượng từ 4 đến 5 tín chỉ, tương đương khoảng

ba giờ học trên lớp mỗi tuần và kéo dài trong một học kỳ (13 tuần) Một số môn

học được giảng dạy chuyên sâu (intensive course) trong ba tuần, mỗi tuần 3 giờ

seminar và mỗi buổi seminar kéo dai 3 tiếng.” Ngoài các môn học đại cương vềLuật SHTT, Khoa Luật Dai học Quản ly Singapore (Singapore ManagementUniversity) có giảng dạy môn tự chọn về Thương mại hóa quốc tế tài sản trí tuệ(International Commercialisation of Intellectual Property) trong đó nhấn mạnh

Ea r 5 K L4 A xe 2 id ^ 30

đên các giao dịch quôc tê vé tai sản trí tuệ.

Nhìn chung, ở các nước nói trên, các môn học về luật SHTT đã được đưavào chương trình giảng dạy dưới dạng môn tự chọn ở cả bậc cử nhân và thạc sỹluật Phần lớn các trường đại học đều giảng dạy các môn học đại cương về luậtSHTT và các khóa học chuyên sâu về từng đối tượng của quyền SHTT Trongkhi các môn học về pháp luật SHTT quốc tế (International Intellectual PropertyLaw) được giảng dạy kha phổ biến, đặc biệt ở bậc thạc sỹ, không nhiều trường

* http://law.nus.edu.sg/student_matters/course_ listing/courses_ đisp.asp?MT=LL&Sem=ALL&MGC=2 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

°° Như trên (xem môn học Bản quyền trong thời đại Internet, Pháp luật và Chính sách nhãn hiệu quốc tế).

3° Xem thêm mô tả các môn học tự chọn chương trình LLB tại laws/why-smu-law/rigorous-challenging-curriculum/law-electives-description (truy cập lần cuối ngày

https://law.smu.edu.sg/programmes/bachelor-15/3/2017).

Trang 30

đại học có môn học riêng về Quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh

nghiệp Điều này có thể lý giải được vì hầu hết các chương trình LLB hay JD ởcác nước trong hệ thống thông luật không có định hướng chuyên ngành cụ thé

mà cung cấp một số lượng lớn các môn học tự chọn cho sinh viên lựa chọn theo

nhu cầu

2.1.2 Nội dung giảng dạy

Da phan các trường luật ở Anh tập trung giảng dạy về các loại quyền SHTTchủ yếu như bản quyên, nhãn hiệu, sáng chế và các hành vi xâm phạm, cơ chế

thực thi quyền SHTT, các chế tài có thé áp dụng Mục tiêu của môn học nay là

giúp sinh viên năm được những vấn đề cơ bản về xác lập, thực thi quyền SHTT

thông qua phân tích pháp luật thực định và án lệ Ở bậc thạc sỹ (LLM), bên cạnhviệc giảng dạy luật SHTT như một môn tự chọn, một SỐ trường còn đào tạo cảthạc sỹ chuyên ngành Luật SHTT như Đại hoc Queen Mary, Đại họcNottingham Trent®', Đại học Kinh tế và Chính trị London.*” Mục tiêu của những

chương trình này là cung cấp kiến thức chuyên sâu và cập nhật nhất về SHTTcho học viên có mong muốn hoặc đang làm việc trong những ngành nghề có liênquan Nội dung giảng dạy thường bao gồm các môn học chuyên dé theo lĩnh vực

như Luật SHTT quốc tế, Luật SHTT và công nghiệp sáng tạo, Luật Bản quyền sosánh, Biện pháp dân sự trong thực thi quyền SHTT, Li-xăng quyền SHTT và

Luật SHTT gắn với những van đề nồi bật như sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh,

bảo tồn dit liệu, di sản văn hóa

Ở Hoa Kỳ, các môn học phô biến là đại cương về luật SHTT, luật bảnquyên, luật sáng chế, luật nhãn hiệu, khía cạnh quốc tế của quyền SHTT.” Liên

quan đến Quyền SHTT trong TMQT, có hai hướng giảng dạy chủ yếu hiện nay ở

các trường luật của Hoa Kỳ Thứ nhất, nội dung này được giảng dạy trong mônhọc Luật quốc tế về SHTT từ góc độ nghiên cứu làm thé nào dé các quyền SHTT

có thé được bảo hộ ở nước ngoài Theo đó, môn học này sẽ giúp sinh viên tìmhiêu về hệ thông các điêu ước quôc tê bảo hộ các đôi tượng của quyên SHTT, và

3! https://www.ntu.ac.uk/study-and-courses/courses/find-your-course/law/pg/2017-18/intellectual-property-law (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

3? http://www.lse.ac.uk/collections/law/programmes/IIm/Ilm-prospective-intellectual.htm (truy cập lần cuối ngày

15/3/2017).

* Hill and Latimer, chú thích 23, tr.16—17.

Trang 31

mỗi quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia về SHTT Ví dụ, tại

Đại học Florida, môn học Luật SHTT quốc tế giảng dạy về các điều ước quốc tế

về bảo hộ quyền SHTT bao gồm: Hiệp định TRIPS, Công ước Berne, Công ước

Paris, Nghị định thư Madrid, Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).”” Tại trường Dai

học New York, môn học Luật SHTT quốc tế được chia thành hai nội dung lớnbao gồm: khung pháp luật quốc tế về bảo hộ SHTT (công ước quốc tế, thỏathuận thương mại song phương, thỏa thuận khu vực, thỏa thuận đa biên) và giảiquyết tranh chấp quốc tế về SHTT (luật áp dụng, thâm quyén).*° Thứ hai, nội

dung quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp được tiếp cận từ

góc độ nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có thể khai thác thương mạiđược các tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài Theo đó, một SỐ trường luật cungcấp các môn học về Li-xăng quyền SHTT, Li-xăng sáng chế, hay Giao dịch tàisản tri tuệ." Ví dụ, ở Đại học Minnesota, môn Giao dịch tài sản trí tuệ tìm hiểu

về các nguyên tắc và học thuyết liên quan đến chuyên giao sáng chế, bản quyên,nhãn hiệu và các quyền SHTT khác, đánh giá pháp luật hiện hành khuyến khíchhay hạn chế các hoạt động thương mại và sáng tạo, và phân tích các cách áp

dụng luật SHTT để đạt mục đích thương mại." Trong khi đó, Đại học Florida

dành một môn học về Chuyển giao tài sản trí tuệ để dạy cho sinh viên về hợp

đồng chuyên giao quyền SHTT băng việc phân tích án lệ và các hợp đồng mẫu.”

Từ thực tế trên, có thé nhận thay, các môn học về quyền SHTT được giảng day

với nội dung đa dạng, bao gồm các kiến thức nền tảng và các các kiến thứcchuyên sâu, nghiên cứu quyền SHTT đưới góc độ dân sự - quyền SHTT ở trang

thái “tĩnh” (việc xác lập, thực thi và bảo hộ quyền SHTT), và dưới góc độTMQT - quyền SHTT ở trạng thái “động” (nghiên cứu các giao dịch quyềnSHTT của doanh nghiệp).

*“ Xem Đề cưng môn học Luật SHTT quốc tẾ của trường Đại hoc Florida,

https:/www.law.ufl.edu/_ pdØsyllab1/Loewenheim-International%201ntellectual%20Property%20Law-S l7.pdf

(truy cập lần cuối ngày 15/3/2017), tr 1.

*Š https://its.law.nyu .edu/courses/description.cfm?id=17471 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

” Xem thêm Đề cương môn học “Chuyển giao quyền SHTT” ở trường Đại học Florida https://www.law.ufl.edu/_pdf/syllabi/Vermut-IP%20Licensing-F15.pdf; Mô tả môn học “Chuyên giao sáng chế”

ở trường Dai hoc New York https://its.law.nyu.edu/courses/description.cfm?id=11732; Mô tả môn học “Giao dich tài sản trí tuệ” ở trường Dai hoc Minnesota https://www.law.umn.edu/course/6707/spring-2017/intellectual-

property-transactions/fronek-todd-gilbert-glenna-strom-ryan (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

*” Như trên.

*® Xem Mô tả môn học “Chuyển giao quyền SHTT” ở trường Đại học Florida https://www.law.ufl.edu/courses/ip-licensing (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

Trang 32

Ở Úc, phần lớn các trường lồng ghép nội dung quyền QHTT trong TMQTvào trong các môn học chuyên sâu thay vì giảng dạy một môn học riêng như ở Hoa Ky Vi dụ, danh sách các môn học tự chọn trong chương trình LLB năm

2017 của Khoa Luật Đại học Sydney chỉ có ba môn học chuyên về SHTT là Luậtbản quyền và Kiểu dáng, Luật Nhãn hiệu va Sáng chế và Quản lý và Giải quyết

tranh chấp SHTT.”” Trong đó, môn học Quản lý và Giải quyết tranh chấp SHTT

có đề cập đến tranh chấp về li-xăng Nội dung về Hiệp định TRIPS đã được

giảng dạy trong môn học Luật Kinh tế quốc té.*° Trong chương trình JD của Đại

học Melbourne, ngoài nội dung giảng dạy chủ đạo là luật SHTT của Úc, giảngviên còn giảng dạy về khung pháp luật quốc tế về bảo hộ SHTT, hoạt độngchuyển giao và khai thác quyền SHTT, giải quyết tranh chấp SHTT trong tưpháp quốc tế trong các môn học như Các vấn đề quốc tế về SHTT (InternationalIssues in Intellectual Property),*’ Luật sáng chế,” Nhãn hiệu và Cạnh tranh

không lành mạnh.”` Tương tự như vậy, Khoa Luật Dai hoc New South Walesgiảng dạy môn Chính sách và thực tiễn về SHTT nâng cao (AdvancedIntellectual Propety Policy and Practice) với hai nội dung chính bao gồm các vấn

đề học thuật còn tranh cãi trong luật SHTT như xâm phạm nhãn hiệu, bản quyền,

tiếp cận sáng chế được phẩm, sở hữu nguồn gen và các vấn đề trong thực tiễn

hành nghề như nhượng quyền thương mại, quy trình và chiến lược đăng ký bảo

hộ, nhập khẩu song song.” Hai mảng nội dung lớn này được thiết kế dé phù hợp

với cả hai đối tượng học viên tương ứng là những người có nhu cầu nghiên cứusâu về SHTT và những người có nhu cầu hành nghề về SHTT sau này Có thé

nhận thấy luật SHTT được giảng dạy ở Úc chủ yếu vẫn là pháp luật thực định

của Úc về ba nhánh chính là quyền tác giả, nhãn hiệu và sáng chế Giống nhưHoa Kỳ, một số trường luật có đề cập đến khía cạnh quốc tế của quyền SHTT và

khía cạnh giao dịch thương mại về quyền SHTT nhưng không phải dưới dạng

3” http://sydney.edu.au/law/cstudent/undergrad/docs_pdfs/UoSDescriptions 2017 LLB.pdf (truy cap lần cuối

ngày 15/3/2017), tr 24, 25, 51.

*° Như trên, tr 21, 58.

*! https://handbook.unimelb.edu.au/view/2017/LAWS70242 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017)

* https://handbook.unimelb.edu.au/view/2017/LAWS70021 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017)

* https://handbook.unimelb.edu.au/view/2017/LAWS70046 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017)

“* http://www.handbook.unsw.edu.au/undergraduate/courses/2017/LAWS3057.html (truy cập lần cuối ngày

15/3/2017).

Trang 33

một môn học riêng mà được lông ghép cùng với các khôi kiên thức khác của một môn học.

Ở Singapore, Đại học Quản lý Singapore (SMU) đưa vào giảng dạy họcphần tự chọn về Thương mại hóa quốc tế tài sản trí tuệ trong chương trình cửnhân Luật.” Đây là môn học xem xét quyền SHTT trực tiếp từ góc độ doanhnghiệp tham gia vào hoạt động ngoại thương Nội dung môn học đề cập về quytrình bảo hộ, thực thi và thương mại hóa các tài sản trí tuệ của doanh nghiệpthông qua giải quyết tranh chấp và li-xăng sáng chế và bí quyết công nghệ, nhãn

hiệu, quyền tác giả và các hoạt động như nhượng quyền thương mại Trong đó,môn học tập trung chủ yếu vào các vấn đề như các giao dịch thương mại về sángchế, bí quyết công nghệ, bi mật kinh doanh, giống cây trồng, nhãn hiệu, bảnquyền, kiểu dáng công nghiệp; rà soát quyền SHTT (IP Due Diligence) tronggiao dịch M&A, SHTT và chống độc quyền Trường Dai học Quốc gia

Singapore (NUS) cũng dành riêng một môn học tự chọn về Khai thác quốc tế tàisản trí tuệ trong chương trình cử nhân luật Môn hoc này được thiết kế với bốnđiểm nổi bật.” Thứ nhất, môn học có định hướng cung cấp kỹ năng thông qua

hướng dẫn sinh viên về quy trình thực tế khai thác quyền SHTT Thứ hai, mônhọc tiếp cận khía cạnh quốc tế của quyền SHTT thông qua nghiên cứu hệ thốngpháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHTT và mối quan hệ với thương mại và phát

triển Thứ ba, môn học có nội dung thực hành thông qua việc cho sinh viên thựctập tại Văn phòng tư vấn pháp lý và kinh doanh về SHTT (IP Business & LegalClinics) đặt tại Cục Sở hữu trí tuệ Singapore Thứ tư, môn học có sự tham giagiảng dạy của chuyên gia bên ngoài từ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

qua hình thức truyền hình trực tuyến Dưới đây là nội dung chỉ tiết các giờ họctrong học phần này

Hộp 1: Môn học Khai thác quốc tế tài sản trí tuệ - Đại học Quốc gia

Trang 34

© Seminar 3: Pháp luật quốc tế và khu vực về SHTT

¢ Seminar 4: Chiến lược và chính sách SHTT

© Seminar 5: Li-xăng công nghệ (Soạn thảo hợp đồng)

¢ Seminar 6: Dinh giá tài sản trí tuệ

¢ Seminar 7: Quản lý tài sản trí tuệ (IP audit and due diligence)

© Seminar 8: Tình huống về khai thác và thương mại hóa quyền SHTT

© Seminar 9: Những van đề mới về SHTT và thương mại, SHTT vasức khỏe cộng đồng

© Seminar 10: Sinh viên thuyết trình / Thực hành luật (IP Clinic)

© Seminar 11: Thực hành về Li-xăng

© Seminar 12: Thực hành về Li-xăng

Nhìn chung, ở các nước nói trên, Quyền SHTT trong hoạt động TMQTcủa doanh nghiệp hiện được giảng dạy dưới dạng một môn học riêng hoặc mộtnội dung tích hợp cùng với các kiến thức khác của các môn học VỀ mặt nộidung, có hai khối kiến thức lớn được giảng dạy Thứ nhất, từ khía cạnh dân sự

(xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHTT), quyén SHTT mang tính lãnh thô, vithé các san phẩm chứa đựng quyền SHTT khi tham gia trao đổi xuyên biên giới

sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc tế về SHTT Các môn họctheo đó sẽ cung cấp kiến thức về các điều ước quốc tế, các hệ thống đăng kyquốc tế, pháp luật của một số quốc gia (ví dụ như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu)

về bảo hộ quyền SHTT Thứ hai, từ khía cạnh khai thác thương mại quyền

SHTT, chính các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp sở hữu có thể được đem ra giaodịch giúp doanh nghiệp mở rộng thi trường ra nước ngoài va thu lợi nhuận Cacmôn học theo đó sẽ cung cấp kiến thức về các hình thức khai thác thương mại

quyền SHTT như chuyển nhượng (assignment), chuyển quyền sử dung (li-xăng)

đối tượng SHTT hay nhượng quyền thương mại Bên cạnh đó, giải quyết tranhchấp quốc tế về quyền SHTT (với hành vi vi phạm quyền SHTT và với hành vi

vi phạm hợp đồng chuyển giao, nhượng quyền) cũng được một số ít trườnggiảng dạy.

2.1.3 Phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá

Trang 35

Trong giảng dạy pháp luật ở các nước trên thế giới, có hai phương pháp phổ

biến được sử dụng là phương pháp phân tích án lệ (case method) và phương

pháp giải quyết tình huống (problem method).** Phương pháp phân tích án lệ

được sử dụng rộng rãi trong các trường luật ở những nước theo hệ thống thôngluật Từ việc đọc bản án, tóm tắt các lập luận và trả lời câu hỏi của giảng viên,sinh viên sẽ nắm được cách vận dụng pháp luật trong một vụ việc thực tế

Phương pháp này cũng được triển khai tại một số quốc gia theo hệ thống dânluật, nhưng chưa phổ biến như phương pháp thuyết giảng về luật thực định Mộtgiải pháp thay thế là sử dụng phương pháp giải quyết tình huống giả định Giảng

viên sẽ cung cấp các vụ việc giả định và yêu cầu sinh viên đưa ra ý kiến tư vanpháp lý Với cách giảng dạy này, sinh viên cũng sẽ học được kỹ năng xác địnhcác quy định pháp luật có liên quan và vận dụng vào tình tiết của vụ việc Đôikhi giảng viên có thể cung cấp các tài liệu đọc phù hợp để định hướng, làm rõvan đề pháp lý có liên quan trong tình huống Ngoài ra, theo WIPO, một phương

pháp giảng dạy hiệu quả khác là khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt độngthực tế ngoài lớp học như biên tập tạp chí chuyên ngành, giúp việc cho luật sư,thâm phán, hay các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực SHTT.”

Ở Hoa Kỳ, ngoại trừ các môn học đại cương về SHTT, hầu hết các môn họckhác đều được giảng dạy theo phương pháp phân tích án lệ trong đó giảng viên

đặt câu hỏi và sinh viên trả lời dựa trên án lệ và tài liệu được yêu cầu đọc trước

(question-and-answer format)."” Các môn đại cương về SHTT thường được tổ

chức dưới hình thức thuyết giảng truyền thống và sinh viên đặt câu hỏi nếu có vềnội dung bài giảng.

Có hai đặc điểm chính trong phương pháp giảng dạy SHTT ở Hoa Kỳ Thứ

nhất, hình thức tô chức lớp thảo luận (seminar) được ưa chuộng dé tăng tính chủđộng của sinh viên trong tiếp thu kiến thức Giảng viên sẽ định hướng trước các

chủ đề thảo luận và tạo môi trường cho sinh viên trao đổi với nhau và với giảng

viên Thứ hai, dé hình thức lớp thảo luận có hiệu quả, sinh viên được yêu cầu tựhọc trước ở nhà dưới sự hướng dân của giảng viên Môi sinh viên được câp tài

“8 Xem chú thích 17, tr 428-429.

4° Như trên.

°° Hill and Latimer, xem chú thích 23, tr.18.

Trang 36

khoản học tập dé nhận đề cương, tài liệu môn học, thông báo của giảng viên, làmbài kiểm tra thường xuyên và nộp bài tiểu luận nếu có Đặc biệt ở cấp bậc cửnhân, giảng viên thường chỉ định tên giáo trình (kèm tên chương/số trang), tên

văn bản pháp luật (kèm điều khoản), tên án lệ, tên bài tạp chí cho từng buổi

học."' Thậm chí giảng viên có thể định hướng luôn các câu hỏi thảo luận trong

dé cương dé sinh viên nghiên cứu trước sau khi đã hoàn thành khối lượng đọcbắt buộc.” Với khối lượng tài liệu đọc trước tương đối lớn và câu hỏi định

hướng, sinh viên có thời gian dé chuẩn bị trước những van dé còn khúc mắc và

trao đổi với giáo viên một cách hiệu quả trong điều kiện thời gian trên lớp(contact hour) không nhiều

Riêng đối với các môn học SHTT từ góc độ thương mại, giảng viên thường

sử dụng phương pháp mô phỏng (simulation) để tăng cường kiến thức và kỹnăng thực hành cho sinh viên Theo đó, sinh viên sẽ làm việc theo nhóm và phânvai thành luật sư tư vẫn cho khách hàng về giao dịch quyền SHTT như hợp đồng

li-xăng hay hợp đồng nhượng quyền thương mại Với hồ sơ tình huống được

giảng viên cung cấp trước, sinh viên sẽ chuẩn bị ý kiến tư vấn pháp lý, phương

án đàm phán và soạn thảo hợp đồng Qua quá trình này, sinh viên có cơ hội đểtham gia nghiên cứu về các điều khoản chính của một hợp đồng li-xăng quyền

SHTT, cũng như đàm phán, thuyết phục đối tác về phương án chuyển nhượng

quyền.” Giảng viên đóng vai trò là người cung cấp thêm thông tin hoặc giải

thích rõ hơn những nhu cầu của khách hang dé gợi mở cho sinh viên các vấn dé

pháp lý có liên quan đến giao dịch, rà soát phương án đàm phán li-xăng của mỗibên và điều phối quá trình thương thảo hợp đồng ”” Với phương pháp giảng day

mô phỏng này, sinh viên liên tục được thử thách bằng những tình tiết giả định và

°! Tham khảo Đề cương môn học Luật SHTT quốc tế (International Intellectual Property Law) của trường Đại

học New York https://its.law.nyu.edu/faculty/coursepages/data/Syllabus%201.10.17.pdf; của trường Đại học Florida _https://www.law.ufl.edu/_pdf/syllabi/Loewenheim-International%20Intellectual%20Property%20Law-

S17.pdf (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

** Tham khảo Dé cương môn học Lý thuyết Luật SHTT (Theories of Intellectual Property Law) của trường Dai

học New York

https://its.law.nyu.edu/faculty/coursepages/data/IP%20Theory%20Seminar%20-%20Reading%20for%20Eirst%20Class.pdf (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

* Tham khảo Mô tả môn học Li-xăng sáng chế (Patent Licensing Seminar) của trường Đại học New York https://its.law.nyu.edu/courses/description.cfm?id=11732 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

** Llewellyn Joseph Gibbons (2003), “Teaching Intellectual Property Licensing Transactionally,” U Tol L Rev,

(34): tr.719-21.

Trang 37

được khuyến khích tính sáng tạo trong đề xuất chiến lược, áp dụng các quy địnhpháp luật phù hợp cho doanh nghiệp.”

Tương tự như Hoa Kỳ, ở Úc, các môn học luật cũng được tô chức dưới hình

thức lớp thảo luận theo nhóm nhỏ dé tăng cường sự tương tác giữa sinh viên và

giảng viên Giảng viên thường sử dụng phương pháp giải quyết tình huống và

thực hành dé phát triển kỹ năng cho sinh viên.” Đặc biệt đối với chương trình cótính hướng nghiệp và thực tế cao như chương trình JD, giảng viên sử dụng bahình thức tổ chức dạy học cơ bản là lớp học giảng đường và phụ đạo (lectural &tutorial), lớp học thảo luận (seminar) và học tập tự định hướng (self-directed

learning).”’ Với hoc tập tu định hướng, bên cạnh việc học trên lớp, sinh viên còn

được yêu cầu làm các bài kiểm tra trực tuyến, hay tham gia trao đổi trên diễn đàncủa môn học.

Vẻ phương pháp kiểm tra, đánh giá, có thé khái quát xu hướng chung ở các

trường luật hiện nay là phối hợp nhiều hình thức khác nhau như thảo luận trênlớp, bài luận nghiên cứu, bài thi hết môn, bài thuyết trình theo nhóm, các bàikiểm tra trực tuyến Việc đánh giá sinh viên qua nhiều hình thức khác nhau giúp

đảm bảo tính công bằng và thường xuyên trong suốt quá trình học Các trường

luật ở Úc thậm chí còn cho sinh viên tự lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá(hoặc làm bài thi; hoặc viết bài luận; hoặc kết hợp) Kỹ năng viết được đặc biệt

chú trọng qua việc yêu cầu sinh viên viết các bài luận nghiên cứu (a researchpaper) có độ dài từ 4000 đến 6000 từ tiếng Anh về một chủ đề của môn học dưới

sự đồng ý của giảng viên hoặc tham gia các bài thi hết môn theo dạng thức tự

luận Bài thi hết môn thông thường kéo dài từ hai đến ba tiếng, được sử dụng tài

liệu và yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi tự luận dựa trên tình huống cho trước

để kiểm tra khả năng nhận diện vấn đề pháp lý, kỹ năng lập luận và áp dụng

pháp luật của sinh viên Yêu cầu về hình thức đánh giá đối với môn học Khaithác quốc tế tài sản trí tuệ ở Đại học Quốc gia Singapore như sau: Thuyết trình

(15%), Dam phán và soạn thảo hợp đồng li-xăng (20%), Bài luận nghiên cứu

°° Sean M O’Connor (2008), “Teaching IP from an Entrepreneurial Counseling and Transactional Perspective,”

St Louis U L.J (52), tr.883.

°° http://sydney.edu.au/law/fstudent/undergrad/combined.shtml (truy cap lần cuối ngày 15/3/2017).

>” http://sydney.edu.au/law/fstudent/jd/program.shtml (truy cap lần cuối ngày 15/3/2017).

Trang 38

4500 từ (65%)."” Bên cạnh việc giảng viên đánh giá sinh viên, các nước tiên tiếncho phép sinh viên đánh giá giảng viên vào cuối mỗi môn học để thu thập phản

hồi giúp giảng viên cải thiện chất lượng giảng dạy và điều chỉnh chương trình

cho phù hợp hơn với nhu cầu người học Nhìn chung, không có sự khác biệt

nhiều về phương pháp kiểm tra, đánh giá giữa các môn học luật nói chung và cácmôn luật SHTT nói riêng và giữa các quốc gia tiên tiễn trong đào tạo luật vớinhau.

2.2 Nội dung và phương pháp giảng dạy về “Quyển sở hữu trí tuệ trong hoạtđộng thương mại quốc tế của doanh nghiệp ” ở một số trường đại học tại ViệtNam

2.2.1 Vi trí môn học

Ở Việt Nam, cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, vẫn đề bảo hộ quyềnSHTT vẫn còn là điều mới mẻ đối với giới thực hành nghề luật nói chung Trong

khoảng gần 10 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở đảo tạo luật đưa giảng dạy

Luật SHTT như một môn học tự chọn (hoặc bắt buộc) của học chế tín chỉ.”

Trong chương trình đào tạo cử nhân luật của các cơ sở đào tạo luật hiện nay,môn học về SHTT đã được chú trọng hơn

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, thời ky đầu một phan nội dung về SHTT

đã được đưa vào môn học Luật Dân sự (thuộc khoa Luật Dân sự — trước đây làKhoa Tư pháp) và Tư pháp quốc tế (thuộc Khoa Pháp luật quốc té).°° Từ năm

2006, Trường đã đưa môn Luật SHTT vào Chương trình đào tao cử nhân luật,sau đó là chương trình cử nhân ngành luật kinh tế Hiện nay, nội dung giảng liênquan đến SHTT cho Hệ cử nhân Ngành Luật học tại Trường Đại học Luật HàNội có 2 môn học: (1) Luật SHTT là môn tự chọn với thời lượng 3 tín chỉ và (1)Môn Kỹ năng tư van trong lĩnh vực SHTT với thời lượng 2 tín chỉ Đối với hệ

đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế, môn học Luật SHTT thuộc khối

°8 http://law.nus.edu.sg/student matters/course listing/courses desc.asp?MC=LL4071V&Sem=2&MGC=2 (truy cập lần cuối ngày 15/3/2017).

°° PGS.TS Vũ Thi Hải Yến, Thực trạng giảng dạy luật sở hữu trí tuệ cho sinh viên trình độ cử nhân — ngành luật học và luật kinh tế ở Trường Đại học Luật Hà Nội và một số đề xuất cho nội dung giảng dạy “Quyền sở hữu tri tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, tháng 8/2017, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 136.

TS Nguyén Bá Binh, Thyc trang và định hướng giảng day về SHTT tại Đại học Luật Hà Nội, Hội thảo Giảng

dạy và đào tạo SHTT trong các trường đại học và cao đẳng, Cục SHTT tháng 3.2007.

Trang 39

kiến thức chuyên ngành bắt buộc với thời lượng 03 tín chỉ Trước đây, môn họcnày đang được bố tri trong thời gian hoc 05 tuần Nhưng hiện nay đã đượcchuyên đổi thành môn học trong 15 tuần và bắt đầu áp dụng từ tháng 08/2017.Trong Chương trình dao tao cử nhân chuyên ngành Luật TMQT của Trường cómôn học Quyền SHTT trong hoạt động TMQT của doanh nghiệp thuộc khốikiến thức chuyên ngành bắt buộc với thời lượng 03 tín chỉ được giảng dạy trongthời gian 05 tuần (xem chi tiết ở Mục 3).

Tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, môn học pháp luật về SHTT là

môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức ngành được giảng dạy với thời lượng 2

tín chỉ được bố trí trong 30 tiết." Ngoài ra SHTT còn được giảng dạy một phantrong nội dung chương trình của môn học Tư pháp quốc tế và Luật TMQT.® TạiTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, môn “SHTT” với thời lượng 2tín chỉ là môn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhânluật Ngoài ra, một số môn học tự chọn khác về SHTT như môn “Pháp luật về

nhượng quyên thương mai” với thời lượng 1 tin chỉ dành cho sinh viên học phan

kiến thức chuyên sâu về Luật thương mai và môn “Luật quốc tế về SHTT” vớithời lượng 2 tín chỉ dành cho sinh viên học phần kiến thức chuyên sâu về Luật

Quốc té.° Tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, các môn học liên quan đến SHTT

chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Quốc tế bao gồm hai môn học: LuậtSHTT quốc té (môn hoc tự chọn với thời lượng 3 tín chi - dành cho chuyênngành Luật kinh tế quốc tế) và Luật SHTT Việt Nam và các nước (môn học tựchọn với thời lượng 3 tín chỉ - dành cho chuyên ngành Luật Việt Nam và các

nước) Tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, trong chương trình đào tạo

cử nhân luật học, môn Pháp luật về SHTT được xếp vào nhóm môn học chuyên

°' Khoa Luật Dai học Quốc gia, Chương trình đào tạo cử nhân luật, xem thêm Chuong-trinh-dao-tao-(sua-doi-bo-sung-theo-quy-che-dao-tao-moi-nam-2015)-17844-1217.html, truy cập lần

http://law.vnu.edu.vn/article-cuối ngày 5/9/2017.

5“ ThS Nguyễn Hùng Cường, Kinh nghiệm giay dạy về Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, tháng 8/2017, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 142.

a Truong Dai hoc Luat TPHồ Chí Minh, Chương trình đào tạo cử nhân luật xem thêm

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com

content&view=article&id=3582:ctdtcn-luat&catid=32:ccqchuongtrinhhoc&Itemid=20, truy cập lần cuối ngày 5/9/2017.

"Học viện Ngoại giao Việt Nam, Chương trình đào tạo cử nhân Luật Quốc tế, xem

http://www.dav.edu.vn/vi/dao-tao/chuong-trinh-dao-tao/dai-hoc-cao-dang/1

16-chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan-nganh-luat-quoc-te.html, truy cập lần cuối ngày 5/9/2017.

Trang 40

ngành bắt buộc với thời lượng 3 tín chỉ, trước khi học môn học này, sinh viên

a: z “Kk z x x A A ` 65

phải có kiên thức nên về Luật Dân sự học phân chung.

Nhìn chung, các môn học về luật SHTT đã được đưa vào chương trình

giảng dạy dưới dạng môn học bắt buộc hoặc tự chọn hoặc là một phần nội dungcủa các môn học có liên quan ở bậc cử nhân Trong đó, một sé trường đã có mộtvài môn học chuyên sâu về quyền SHTT liên quan đến hoạt động thương mại

hoặc luật SHTT quốc tế

2.2.2 Nội dung giảng dạy

Tại Việt Nam, đối với ngành luật học, trước đây nội dung SHTT ít nhiều đã

được đưa vào giảng day qua cách thức lồng ghép vào nội dung của môn học LuậtDân sự và Tư pháp quốc tế với thời lượng rất hạn chế Hiện nay, môn LuậtSHTT đã được giảng dạy với tư cách là môn học độc lập tại rất nhiều cơ sở đào

tạo luật với nội dung chủ yếu tập trung làm rõ các nội dung cơ bản của quyềnSHTT, pháp luật Việt Nam và một số điều ước quốc tế quan trọng về SHTT Có

thê thấy rõ điều này qua chương trình đào tạo cử nhân ngành luật học ở TrườngĐại học Luật Hà Nội và chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng như dưới đây.

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, đối với chương trình đào tạo cử nhân luậthọc, môn Luật SHTT, do thời lượng hạn chế nên nội dung giảng dạy tập trung

vào giới thiệu những kiến thức cơ bản về quyền SHTT và quy định của pháp luật

Việt Nam về vẫn đề này Cụ thé, qua môn hoc này, người hoc nam bắt được tổng

quan về tài sản trí tuệ, quyền SHTT (các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bảo

hộ); các bộ phận cấu thành của quyền SHTT; các đối tượng SHTT Môn họctập trung chuyên sâu vào quy định của Pháp luật SHTT Việt Nam với 5 nội dung

chính: Điều kiện bảo hộ với từng đối tượng SHTT; Căn cứ, trình tự thủ tục xác

lập quyền SHTT; Chủ thể, nội dung, thời hạn bảo hộ và các giới hạn quyềnSHTT; Chuyển giao quyền SHTT; Hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo vệquyền SHTT Do thời lượng môn học hạn chế nên không có điều kiện giảng dạy

a Trường Đại hoc Ngoại thương Ha Nội Chương trình đào tao cử nhân luật học, xem https://drive.google.com/file/d/0B3mY ZqrvGH43ckJtNENDWTMO0QjQ/view, truy cập lần cuối ngày 5/9/2017.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w