1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử

124 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 93,5 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀNỘI_

-KHOA PHAP LUẬT THUONG MẠI QUOC TE

HA NOI, NGAY 25 THANG 10 NAM 2022

Trang 2

CHUONG TRÌNH HOI THẢO CAP KHOA

XAC LAP VA BAO VE QUYEN SO HUU TRI TUE TRONG LINH VUC THUONG MAI DIEN TU

Hà Nội, ngày 25 thang 10 năm 2022

- Dong Chủ tri: PGS.TS Nguyễn Bá Bình — Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế & TS Nguyễn Thị Anh Thơ — Phó trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

- Thư ky: ThS Trần Phương Anh, giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

Thời gian Nội dung Thực hiện

8h00 — 8h15 Đăng ký đại biêu Ban Tổ chức 8h15 — 8h20 Giới thiệu đại biêu Ban Tổ chức

08h20 - 08h25 Phát biéu khai mạc Hội thảo/ Tọa đàm

PGS.TS.Nguyễn Bá Bình

Trưởng Khoa Pháp luật

thương mại quốc tế, Trường

Đại học Luật Hà NộiPhiên I

08h25 - 08h45 Tông quan về vân đê xác lập và bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử

TS Nguyễn Thị Anh Thơ

Phó trưởng Khoa Pháp luật

thương mại quốc tế, Trường

Đại học Luật Hà Nội

08h45 — 09h05 Cơ chế xác lập và bảo vệ quyền tác giả trong

lĩnh vực thương mại điện tử

ThS Phạm Minh Huyền

Khoa Pháp luật Dán sự,Trưởng Đại học Luật Hà Nội

09h05 - 09h20

Xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực thương

mại điện tử

TS Trần Thị Thanh Huyền

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Trang 3

Thời gianNội dungThực hiệnPhiên IT

09h50 — 10h05

Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ san giao dịch thương mại điện tử đối với việc bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực

thương mại điện tử.

ThS Trần Phương Anh

Khoa Pháp luật thương mại

quốc tế, Trường Đại học Luật

Hà Nội

10h05 — 10h20

Tranh chấp quyên sở hữu trí tuệ trong thương

mại điện tử: nhận diện và giải pháp xác lập,

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

TS Không Quốc Minh

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

10h20 — 10h50

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động

livestreaming trong lĩnh vực thương mại điệntử

ThS Nguyễn Mai Linh

Khoa Pháp luật thương mại

quốc tế, Ti rường Đại học Luật

Truong Khoa Pháp luật

thương mại quốc té, Trường

Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

MỤC LUC BÀI VIET HỘI THẢO

STT CHUYEN DE TRANG

Tổng quan về van dé xác lập va bảo vệ quyền sở hữu tri tuệ trong lĩnh vực 05

' thuong mai dién tu

TS Nguyén Thi Anh ThoTruong Dai học Luật Ha Nội

Cơ chế xác lập va bảo vệ quyền tác gia trong lĩnh vực thương mai điện tử 26 2 ThS Pham Minh Huyền

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Xác lập quyền và bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp đôi với nhãn hiệu trong 45

4 lĩnh vực thương mại điện tử

TS Tran Thị Thanh HuyénCục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động live streaming trong lĩnh vực 53

thuong mai dién tu

4 ThS Nguyén Mai Linh

Truong Đại học Luật Ha NộiThS Phan Thi Trúc LinhTruong Dai hoc Ngoai Thuong

Trach nhiệm pháp lý của nha cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện 69 5 tử đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử

ThS Tran Phương AnhTrường Đại học Luật Hà Nội

Thực tiễn xác lập va bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực thương mại điện tử 89 6 và một số khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam

ThS Nguyên Ngoc Hong DươngTruong Đại học Luật Ha Nội

Thực trạng xâm phạm quyên tác giả trên nền tảng mang xã hội — Kinh nghiệm 103 7 quốc tế và bài học cho Việt Nam

ThS Tran Thu HiênTrưởng Đại học Luật Hà Nội

8 Tranh chấp quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử: nhận diện và giải 117 pháp xác lập, bảo vệ quyền sở hữu tri tuệ cho doanh nghiệp

3

Trang 5

TS Không Quốc Minh

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Trang 6

TONG QUAN VE XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1S Nguyễn Thị Anh Thơ” Tóm tat: Chuyên đề này sẽ tập trung làm rõ các van đề lý luận về xác lập va bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử Nội dung của chuyên đề tập trung bàn về: khái niệm về quyên sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại, các đôi tượng của quyền sở hữu trí tuệ và đối tượng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, van đề xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, van đề xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và van dé bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

trong thương mại điện tử.

Từ khoá: xác lập, bảo vệ, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử 1 Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử 1.1 Khải niệm về quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Trước hết, bàn về khái niệm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thì dưới góc độ pháp luật, quyền SHTT được Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (Luật SHTT) quy định là “quyên của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gôm quyên tác giả và quyên liên quan đến quyên tác giả, quyên sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trông ”' Khái niệm này của Việt Nam có cách tiếp cận khá tương đồng với khái niệm mà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra,” tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của quyền SHTT trong khái niệm của WTO không mở rộng tới quyền đối với giống cây trồng như quy định của pháp luật Việt Nam Một cách tiếp cận rộng hơn đối với khái niệm quyền SHTT được Tô chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đưa ra như sau: “Quyên SHTT có nghĩa là quyên theo pháp luật đối với các kết quả từ các hoạt động

trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật [ ] Sở hữu trí tuệ sẽ bao

gom các quyền liên quan tới: Các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; Chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm va chương trình phát thanh, truyền hình; Sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; Các phát mình khoa học; Kiểu dang công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dan và tên thương mại;

' Phụ trách Bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Phó trưởng Khoa Pháp luật Thương mại

quôc tê

! Khoản 1 — Điều 4 - Luật SHTT 2005, sửa đối, bỗ sung năm 2009.

? WTO đưa ra khái niệm về quyền SHTT như sau: “Quyên SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng tạo về trítuệ Tác giả sẽ được trao quyên độc quyền đối với tài sản trí tuệ của mình trong một khoảng thời gian nhất định Quyền

SHTT bao gồm bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp.”

(https://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/trips_e.htm, truy cập lần cuối ngày 21/9/2022.)5

Trang 7

Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; Và tat cả các quyên khác là kết quả của hoạt động

trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học nghệ thuật.”°

Dưới các góc độ quy định của pháp luật đối với quyền SHTT như trên, nên trong thương mại truyền thống, quyền SHTT hoàn toàn có thê trở thành đối tượng trong các giao dịch thương mại quốc tế của các thương nhân, chủ yếu dưới hai dang sau:* (i) quyền SHTT gan với hàng hóa xuất nhập khâu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; (ii) quyền SHTT là đối tượng trực tiếp trong các giao dịch thương mại quốc tế liên quan đến quyền SHTT như chuyên giao quyền SHTT, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT, nhượng quyền thương mại và chuyên

giao công nghệ.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã thay đổi những khía cạnh cơ bản trong giao dịch thương mại như mua bán, thanh toán, vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thì quyền SHTT càng thê hiện rõ nét vai trò của mình không chỉ trong thương mại truyền thống mà còn cả trong thương mại điện tử (TMĐT) Điều này thể hiện dưới hai khía cạnh sau: Thứ nhất, quyền SHTT gắn với hàng hoá và dịch vụ là đối tượng giao dịch trong TMĐT, hay nói cách khác quyền SHTT trở thành bộ phận cau thành quan trọng của giá trị giao dich trong TMDT; 77 hai, quyền SHTT có liên quan mật thiết tới việc vận hành TMĐT.Š

Theo cách tiếp cận trên về quyền SHTT dưới góc độ pháp luật và trong thương mại truyền thống cũng như trong TMĐT, có thê hiểu: Quyền SHTT trong TMĐT là quyền của tô chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả (QTG) và quyền liên quan đến QTG và quyên sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với các sản phẩm được mua bán, cung cấp, trao đôi thông qua hoạt động TMĐT hoặc đối với các sản phâm giúp vận hành hoặc liên quan đến việc

vận hành hoạt động TMDT.

Theo đó, quyền SHTT trong TMĐT có thé được nhóm lại như sau: Nhóm thứ nhất là quyên SHTT đối với các sản phâm được mua bán, cung cấp, trao đổi thông qua TMĐT như sách điện tử, bản ghi âm 4m nhạc, clip biéu diễn của nghệ sỹ, tranh ảnh, bài giảng, tác phẩm điện ảnh Nhóm thứ hai là quyền SHTT đối với các sản phâm giúp vận hành hoặc liên quan đến việc vận hành TMĐT, bao gồm nhưng không giới hạn, phần mềm, chương trình máy tinh

3 vé cơ ban, quyền SHTT được phân thành hai nhóm chính là quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả Nhómquyền có liên quan tới văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học thuộc về nhánh quyền tác giá Nhóm quyền liên quan

tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình chiếu, phat sóng thường được gọi dưới tên quyền liên quan tới quyền tác giả.Nhóm quyền liên quan tới phát minh, kiểu đáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn dia lý thuộc nhánh

quyền sở hữu công nghiệp.

cs Nguyễn Nhu Quynh, Chương 2, Mục 5, Text book on International Trade Law, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế

song ngữ Anh- Việt, NXB Thanh niên, 2017.

5 ThS Trần Phương Anh và TS Nguyễn Quỳnh Trang Nguyễn Quynh Trang, “Những van dé lý luận cơ bản về bảovệ Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử”, tr 78, Dé tài nghiên cứu Khoa học cấp Trường “Bảo vệ Quyền sởhữu trí tuệ trong thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, tháng 9/2019.

6

Trang 8

chứa đựng hệ thống công nghệ mới, công nghệ tra cứu, công cụ kỹ thuật tạo ra chức năng đặc

thù của website, giao diện website, nội dung website, tên thương mai/Logo/nhan hiệu cua san

pham, dich vu cua doanh nghiệp hoạt động trong TMDT, các biểu tượng đồ hoạ máy tính, các giao diện cùng đồ hoạ và tên miền có nhiều điểm đặc thù và tác động trực tiếp đến TMĐT.5

1.2 Đối tượng của quyên sở hữu trí tuệ và đối tượng liên quan đến quyên sở hữu trí tuệ

trong thương mại điện tử

1.2.1 Đối tượng của quyền tác giả

Hoạt động TMĐT hiện nay chủ yếu vận hành thông qua các phương tiện hỗ trợ như website, giao diện website, pham mém, chuong trinh may tinh.

Trong đó, Website là nơi diễn ra các hoạt động TMĐT, chứa đựng nhiều tài sản trí tuệ của người tạo lập và vận hành website, có thé chính là cá nhân/pháp nhân thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc một chủ thể khác Website, hiểu một cách đơn giản, là một tập hợp các trang thông tin trên internet về một chủ đề riêng có chứa đựng hình ảnh, video, đoạn văn hoặc âm thanh thuộc sở hữu của cùng một cá nhân, một công ty hoặc tô chức Các đối tượng của QTG, phần lớn tập trung ở nhóm các sản phẩm tạo lập website và kinh doanh TMĐT trên website.

Giao diện website được hiểu là hình thức thể hiện của website, là phần kết nối giữa người sử dụng website và phần mềm điều hành website qua đó người sử dụng có thê tác động đến website, giúp cho việc trao đổi thông tin được thực hiện.Š Mặc dù hiện không có một văn bản pháp luật nao đưa ra khái nệm giao diện của website, tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật tạo lập, thì giao diện website được tạo lập dựa trên ứng dụng thiết kế đồ hoạ Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tác phẩm được tạo lập, thé hiện dưới dạng đường nét màu sắc, hình khối, được phân loại dưới hai dạng chính là tác pham tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dung? thì có thê thấy tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đều bao gồm đồ hoạ, mà giao diện của website cũng được hình thành từ tác phẩm đồ hoạ nhưng không đơn thuần là tac pham nghệ thuật mà luôn gắn liền với tính năng sử dụng Do vậy, giao diện của website có thé được coi là tac pham mỹ thuật ứng dụng.

5 ThS Tran Phương Anh và TS Nguyễn Quỳnh Trang, tlđd, tr.82.

7 Xem https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/website, truy cập lần cuối ngày 28/9/2022.

8 Xem http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/giao%20di%el %bb%87n.html, truy cập lần cuối

ngày 28/9/2022.

° Theo Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định thi: “1 Tác phẩm tạo hình quy địnhtại điểmø khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa,đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thé hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản Riêng đối với loạihình đồ họa, có thé được thé hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả; 2.Tác phẩm mỹ thuậtứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác pham được thé hiện bởi đường nét, màu sắc, hìnhkhối, bố cục với tính năng hữu ích,có thé gan liền với một đồ vật hữu ich, được san xuất thủ công hoặc công nghiệpnhư: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bi sản phẩm), thiết kế thời trang,tạo đáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí”

7

Trang 9

Đối với phần mềm (software) và chương trình máy tính (computer programe) thì theo quy định pháp luật Việt Nam thi phần mềm máy tính có nội ham rộng hơn chương trình máy tính.!9 Khi tạo lập các website thì người sáng tạo cần tạo lập những phần mềm máy tính làm nên tang

cho hoạt động của website, được gọi là Code website (hoặc Source Code).'! Tuy thuộc vào

từng loại website, phần mềm máy tinh làm nén tảng có thé khác nhau Ví dụ như đối với website

tinh, website chỉ được làm từ html và css mà không có cơ sở dữ liệu (database), ngược lại thì

trong website động, website sẽ được kết nối với cơ sở dữ liệu 1.2.2 Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Với mỗi mô hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, doanh nghiệp đều sở hữu các đối tượng của quyền SHCN như tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh và tên miền Trong đó:

- Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thê kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng !2

- Nhãn hiệu là dau hiệu dùng dé phân biệt hàng hoá, dich vụ của các tô chức, cá nhân khác nhau.!3 Trong TMĐT, nhãn hiệu được sử dụng sẽ mang những đặc thù nhất định, / nhát, nhãn hiệu sử dụng trong TMĐT có thé là hình anh ba chiều, hình ảnh động hoặc/và kết hợp âm thanh; thir hai, nhãn hiệu của doanh nghiệp kinh doanh TMDT có thé chính là tên website

thực hiện hoạt động TMDT.

- Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được

!0 Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Khoản 1, Điều 2 Quyết định 128/2000/QD-TTG của Thủ tướng Chínhphủ ban hành ngày 20/11/2000 quy định: “Phần mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệuhỗ trợ, nội dung thông tin số hóa a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô ta bằng bat kỳ ngôn

ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thé hiện hoặc lưu trữ trong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo cácthông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau: - Chuyên đổi sang

một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác; - Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xửlý thông tin thực hiện một chức năng nào đó; b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thê hiện

dưới bat kỳ dang nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi

hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai thác chương trình; c) Nội dung thông tin sô hóa bao gồm:

-Cơ sở dit liệu là tập hợp dit liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng điện tử sô hóa; - Sưu tập tác phẩm số hóa là sưutập tác phẩm được lưu trữ đưới dạng điện tử số hóa” Còn Điều 22 -Luật SHTT 2005, sửa đồi, bố sung 2009 quy định

“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thé hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bat kỳ dang

nào khác, khi găn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một côngviệc hoặc đạt được một kết quả cụ thé.”

!! Code website hay Source Code là tập hợp các file được viết bằng ngôn ngữ lập trình như PHP, NET, Java, Ruby onRails Tại đây có thê chứa đựng hệ thống công nghệ mới, công cụ tra cứu, công cụ kỹ thuật tạo ra chức năng đặc thù

cho website.

!2 Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bố sung 2009, 2019 va 2022.!3 Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và 2022.

8

Trang 10

bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.! Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thể sở

hữu bí mật kinh doanh liên quan đến hàng hoá/dịch vụ là đối tượng kinh doanh.

1.2.3 Đối tượng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Tên mién!> là tên được sử dụng dé định danh các máy chủ trên Internet và được coi là một cái tên dé nhớ hơn dùng để gắn cho một địa chỉ Internet thay cho day các con số khó nhớ (Internet Protocol-IP) Việc sử dụng “tên miền” thay cho địa chỉ IP, về bản chat, là cách dé doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tiếp cận người sử dụng cuối đễ dàng hơn và truyền tải những thông điệp mang tính thương mại của riêng doanh nghiệp Nếu như trong thương mại truyền thông, doanh nghiệp kinh doanh cần có trụ sở và địa chỉ dẫn tới trụ sở đó đề thực hiện các hoạt động thương mại thì trong TMĐT, doanh nghiệp cần có một website và tên miền dẫn tới website Chính bởi tính dẫn đường cho khách hàng trong TMĐT nên tương tự như các biểu trưng khác của doanh nghiệp, tên miền là duy nhất và riêng biệt Tuy nhiên, khi kinh doanh TMDT, doanh nghiệp cũng không nhất thiết phải có tên miền, dù vẫn phải đảm bảo điều kiện về việc đăng ký website.!6

2 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong

thương mại điện tử

Trước khi thực hiện kinh doanh TMĐT thông qua website, doanh nghiệp cần phải làm rõ các van đề về quyền SHTT đối với website và các hoạt động liên quan bởi xác lập quyền SHTT là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp có thê bắt đầu và duy trì bền vững hoạt động kinh doanh TMĐT Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thể là người sở hữu những tài sản trí tuệ này hoặc có thê là người được quyền sử dụng.

Quyên SHTT trong TMĐT có thé phân vào hai nhóm: (i) Nhóm quyên SHTT đối với các sản pham được mua bán, cung cấp, trao đổi thông qua TMĐT và (ii) Nhóm quyên SHTT đối VỚI các sản phẩm giúp vận hành hoặc liên quan đến việc vận hành TMĐT Đối với nhóm thứ nhất, quyền SHTT được xác lập riêng biệt với hoạt động thương mại, không phụ thuộc vào phương tiện thương mại truyền thống hay TMĐT Trong khi đó, đối với nhóm thứ hai, các sản pham chỉ xuất hiện trong TMĐT thì việc xác lập quyền sẽ mang những đặc thù nhất định khác với thương mại truyền thống Bài viết chỉ tiếp cận nghiên cứu việc xác lập quyền SHTT đối

!4 Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

'S Theo Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ thông tin và truyền thông), tên miền là tên được sử dụng dé định danh diachỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ky tự cách nhau bằng dấu cham “.” Tên miền bao gồm: a) Tên miền dùng cáckí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII; b) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từngquốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN) Xem thêm https://www.vnnic.vn/tenmien.

'6 Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinhdoanh thuộc phạm vi quản ly nhà nước của Bộ Công Thương, quy định bãi bỏ điều kiện “Co website với tên miền hợplệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet” tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày

16/05/2013 về TMĐT.

9

Trang 11

với các sản phâm giúp vận hành hoặc liên quan đến việc vận hành TMĐT 2.1 Xác lập quyên tác giả

QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.!” QTG phát sinh tại thời điểm sáng tạo và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định, do đó người sáng tạo không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ QTG, doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ QTG đối với website Tuy

nhiên, việc đăng ký sẽ giúp tac giả loại trừ nghĩa vụ chứng minh QTG trong trường hợp xảy ra

tranh chấp về QTG.!8 Theo đó, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh TMĐT trên website nên thực hiện thủ tục đăng ký QTG đối với các đối tượng của quyền và cũng là bộ phận cau thành website dé đảm bảo an toàn pháp lý trong quá trình sử dung website Cụ thé, doanh nghiệp nên tiễn hành các thủ tục sau:

Thứ nhất, đăng ký bảo hộ QTG đối với mã nguồn website (Code Website) với tư cách là Chương trình máy tính Theo Pháp luật quốc tế và Pháp luật các quốc gia, Chương trình máy tính phải được bảo hộ như tác phẩm văn học,!? tức là tác giả sẽ được nắm giữ QTG đối với Chương trình máy tinh du dưới dang mã nguồn hay mã may.?°

Tuy nhiên, việc bảo hộ QTG với Chương trình máy tính là vấn đề tạo ra nhiều ý kiến khác nhau như Chương trình máy tính thường không đảm bảo tính nguyên gốc ban đầu, người sáng tạo Chương trình máy tính thường xây dựng mã nguồn dựa trên việc phát triển các mã nguồn mở Do vậy, không phù hợp dé coi Chương trình máy tinh là đối trong của QTG và Chương trình máy tính, trong một số trường hợp có thé đăng ký bảo hộ với tư cách là sáng chế.?!

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, sáng chế liên quan đến chương trình máy tính là một dạng “sáng chế được thực hiện bởi máy tính”, cụm từ này nhằm chỉ các đối tượng liên

! Luật SHTT 2005 sửa đổi, bố sung 2009 cũng liệt kê cụ thé từng quyên này tại Điều 19 và Điều 20 Điều 19 Luật

SHTT 2005 sửa đổi, bố sung 2009 quy định: “Quyền nhân thân bao gồm các quyền: (1) Đặt tên cho tác phẩm; (2)Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bó, sử dung; (3)

Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (4) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phâm, không cho

người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phâm dưới bắt kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín

của tác giả.” Quyền nhân thân thuộc QTG được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bồ tác phâm là có một thời hạnnhất định cùng với các quyền tài sản) Điều 20 Luật SHTT 2005, sửa đổi, b6 sung 2009 quy định: “Quyền tài sản bao

gồm các quyền: ( 1) Làm tác pham phái sinh; (2) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; (3) Sao chép tác phẩm; (4)Phân phối, nhập khâu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; (5) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữutuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; (6) Cho thuê bản gôc hoặc bản saotác phâm điện ảnh, chương trình máy tính.” Thời han bảo hộ quyền tài sản có thé khác nhau với các đối tượng khácnhau.

'§ Điều 49 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

!9 Theo Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT 2005 sửa đôi, bồ sung 2009 thì thời hạn bảo hộ đối với tác phâm văn học là suốtcuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết hoặc đồng tác giả cuối cùng chết.

20 Điều 10 TRIPs, Điều 4 WCT, Điều 106 Mục 17 U.S.C 2000, Điều 22 Luật SHTT 2005 sửa đôi bồ sung 2009, 2019

và 2022.

?! Ví dụ như năm 1981, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Diamond v Diehr đã thừa nhận một SỐ sang ché phan mémphù hợp với quy định tại Điều 35 U.S.C.101 (Án lệ số 450 U.S 175 (1981) Hay như tai An độ, Dao luật bang sángchế 1970 (Patents Act 1970) quy định có thé cấp bang sáng chế cho Chương trình máy tính khi nó được liên kết vớimột cấu trúc vật lý.

10

Trang 12

quan đến máy tính, mạng máy tính hoặc các thiết bị lập trình được khác mà thoạt nhìn một hoặc nhiều dấu hiệu của đối tượng yêu cầu bảo hộ được thực hiện bởi (các) chương trình Tuy

chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng

chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một van dé ky thuat bang một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thé được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.?? Dù vậy, nhưng Chương trình máy tinh vận hành website khó đủ điều kiện dé được cấp băng sáng chế theo Quy chế thâm định đơn đăng ký sáng chế của Cục SHTT.

Thứ hai, xác lập QTG đối với tài liệu mô tả website, nội dung thông tin số hoá của website Tất cả website đều có Code website hay Source Code, nhưng tài liệu mô tả chương trình hay nội dung số hoá, bao gồm cả cơ sở dữ liệu, chỉ có ở một số website Cơ sở đữ liệu (database — một phần của nội dung thông tin số hoá) chỉ có ở các website động Tương tự phần Code website, doanh nghiệp có thé xác lập quyền của mình thông qua việc đăng ký bảo hộ QTG đối với tài liệu mô tả website và nội dung thông tin số hoá của website như đối với tác phâm văn

Thứ ba, xác lập QTG đối với giao điện website với tư cách là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật

ứng dụng Giao diện website được xác định là tài sản trí tuệ của chủ sở hữu, vì vậy, một trong

các hành vi bị cấm trong TMĐT là: “Giả mạo hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác dé kiếm lợi hoặc dé gây nhằm lẫn, gây mắt lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó”.?3 Dé đảm bảo quyền SHTT, chủ sở hữu

giao diện website có thé đăng ký bảo hộ QTG đối với giao điện website với tư cách là tác pham

tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.”

Việc đăng ký xác lập này cảng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh TMDT khi họ không phải chủ thé trực tiếp tạo lập website mà là người đi thuê đơn vị độc lập thiết kế website cho mình Trong trường hợp đó, dé tránh tranh chấp có thé xảy ra giữa các

bên, doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký xác lập QTG.

2.2 Xác lập quyên sở hữu công nghiệp

Đối tượng của quyền SHCN thuộc doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cần phải được đăng ky bảo hộ dé xác lập quyền SHCN, bởi khác với QTG, quyên của chủ quyền phát sinh từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ Các đối tượng của quyền SHCN xác lập quyền được Luật

22 Theo Mục 5.8.2.5 - Quy chế thắm định đơn đăng ký sáng chế của Cục SHTT.3 Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013.

4 Theo Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT sửa đổi, bố sung 2009 thì quyền tài sản đối với tác pham mỹ thuật ứng dụng là75 năm, ké từ khi tác phâm được công bồ lần đầu tiên, đối với tác phẩm chưa được công bố trong vòng 25 năm kề từkhi tác pham được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình

11

Trang 13

SHTT 2005 sửa đổi, bố sung 2009 quy định như sau:

- Tên thương mại: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ

sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.”

- Nhãn hiệu: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn băng bảo hộ của cơ quan nha nước có thâm quyên theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nồi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.? Đối với các nhãn hiệu đặc thù

trong TMDT, việc xác lập quyền SHCN được thực hiện tương tự trong thương mại truyền

- Bí mật kinh doanh: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập

trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh

doanh đó.??

Đối với hang hoá, dịch vụ là đối tượng mua bán, cung cấp thông qua TMĐT, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp xác lập quyền SHCN đối với các đối tượng liên quan đến hàng hoá dịch vụ này, bao gồm nhưng không giới hạn: nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, kiểu dang công nghiệp và sáng chế Trong TMĐT, việc bảo vệ quyền SHCN của các đối tượng này khó khăn và phức tạp hơn trong thương mại truyền thống.?Š

2.3 Xác lập quyền đổi với tên miễn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đăng ký tên miễn là một trong các công việc đầu tiên phải thực hiện của doanh nghiệp kinh doanh TMDT.”? Đặc biệt, đối với tên miền quốc gia vn , pháp luật nghiêm cấm việc “tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tô chức, cá nhân sử dung hợp pháp tên miền d6”.°° Tên miền đã được doanh nghiệp đăng ky sẽ chỉ dẫn tới địa chỉ IP mà doanh nghiệp đó đã đăng ký mà không cho phép cá nhân, tổ chức khác tạo đường dẫn tới địa chỉ IP khác Theo đó, tên miền đã được đăng ký sẽ thuộc quyền sử dụng độc quyền

25 Điểm b Khoản 3 Điều 6 LuậtSHTT 2005 sửa đổi, b6 sung 2009, 2019 và 2022.26 Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 sửa đồi, bé sung 2009, 2019 và 2022.27 Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 sửa đồi, bé sung 2009, 2019 và 2022.28 ThS Trần Phương Anh và TS Nguyễn Quynh Trang, tldd, tr.85.

? Sau khi lựa chọn tên miễn, tên miên câp cao, doanh nghiệp thực hiện đăng ký với các cơ quan quản lý tên miền Nếutên miền đăng ký là tên miền quốc tế, việc đăng ký được thực hiện tại Tập đoàn Internet câp sô và tên miễn - ICANN.

Nếu tên miên đăng ký là tên miễn quốc gia thì thực hiện tại cơ quan quản lý tên miền quốc gia tương ứng, cụ thê đốivới tên miền vn thì việc đăng ký được thực hiện tại Trung tâm internet Việt Nam - VNNIC Thông thường công việc

đăng ký sẽ được thực hiện thông qua các Nhà đăng ký tên miền, tức là các doanh nghiệp cung cấp dich vụ đăng ký vàduy trì tên miền.

30 Khoản 3 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006.

12

Trang 14

của người đăng ký.3!' Những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT khi thiết lập website không sử dụng tên miền quốc gia vn phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ công nghệ thông tin về các thông tin cơ bản của website cũng như của người sở hữu website.

Trên thực tế là tên miền là một phan của tài nguyên thông tin của quốc gia hoặc thé giới, vì thế mà tên miền cũng không phải là đối tượng của quyền SHTT và theo đó doanh nghiệp kinh doanh TMĐT không thê xác lập quyền SHTT đối với tên miễn.

Theo hướng này, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT thực hiện đăng ký và duy trì tên miền sẽ không nhằm mục đích sở hữu tên miền mà nhằm mục dich sử dụng tên miền độc quyền Tuy nhiên, việc sử dụng tên miền lại thường liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dung hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại,

chỉ dẫn địa lý tương tmg.*?

Khởi nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa nhãn hiệu với tên miền, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thê xác lập các biện pháp để bảo vệ tên miền của doanh nghiệp mình thông qua việc đăng ký quyền SHTT đối với nhãn hiệu Trường hợp các doanh nghiệp đã có nhãn

hiệu được đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ

tên miền của mình Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp nên chọn phương án đăng ký bảo hộ, xác lập quyền SHTT với chính cụm chữ cái có chứa tên miền của mình.

3 Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

3.1 Khái niệm xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT có thê hiểu là những hành vi xâm hại quyền của chủ sở hữu quyền SHTT đối với các đối tượng bảo hộ của quyền SHTT và những hành vi này

được thực hiện thông qua các giao dịch thương mại trong môi trường Internet (giao dịch

Trong TMDT, người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên môi trường

mạng, cũng như các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên thuận tiện, cho phép người mua dễ dàng tìm kiếm các mặt hàng theo “từ khóa tìm kiếm” Điều này đã tạo thuận lợi cho các loại

31 Mức phí đăng ký, duy trì tên miền quốc gia vn và địa chỉ internet IP của Việt Nam được quy định tại Thông tư208/2016/TT- BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nop,quản ly và sử dung phi, lệ phí tên miền vn và địa chỉ internet IP của ViệtNam.

32 Điểm d Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 sửa đồi, bố sung 2009, 2019 và 2022.33 ThS Tran Phương Anh và TS Nguyễn Quỳnh Trang, tldd, tr.86.

13

Trang 15

hang giả, hàng xâm phạm quyền SHTT xuất hiện trên các gian hàng trực tuyến với quy mô lớn và mẫu mã thậm chí còn đa dạng hơn hàng thật, hàng gắn với các đối tượng SHTT được đăng

ký bảo hộ.

3.2 Các hình thức xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

3.2.1 Xâm phạm quyên tác giả và quyền sở hữu công nghiệp trong thương mại điện tử - Xam phạm QTG: Các hành vi xâm phạm được quy định tại Điều 28 - Luật SHTT 2005 sửa đổi, b6 sung 2009, bao gồm mười sáu hành vi, nhóm hành vi Trong số các hành vi này xâm phạm QTG này, những hành vi có liên quan tới TMĐT hau hết đều có thé xảy ra, song một số hành vi xâm phạm thường xảy ra hơn trong TMĐT do đặc thù của môi trường Internet, cụ thể như một số hành vi phổ biến như:

(i) Hành vi mạo danh tác giả: nhờ sự phát triển của công nghệ, việc xóa hoặc thay đổi tên tác giả hoặc thay đôi, chỉnh sửa nội dung tac phẩm được tiễn hành dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho nhiều hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả nhằm trục lợi, hoặc thậm chí nhằm các mục đích khác làm gây sai lệch nguồn thông tin mà người dùng Internet có thể tiếp cận.

(11) Hành vi sao chép ma không được phép của tac gia, chủ sở hữu QTG: Day là hành vi

phô biến và dé dang thực hiện nhất trên không gian mạng, khi sự nhân bản, sao chép có thé

thực hiện một cách dễ dàng thông qua vài nút lệnh hoặc các công cụ giúp đỡ thực hiện việc

quay, chụp, ghi âm, ghi hình lại Hanh vi này cũng dẫn đến một hành vi phô biến khác là hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tac phâm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu

Trong môi trường Internet việc xác định một bản sao chép được tạo ra và lan truyền rất

khó thực hiện Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận và pho biến nội dung, gây khó khăn cho các chủ thé quyền trong việc kiểm soát việc khai thác các tác phâm của mình Việc nhân bản dé dang với chi phí không đáng kẻ, thậm chí không mắt phi, ảnh hưởng lớn tới các quyền kinh tế của tác giả do chủ thé quyền không thé giám sát đầy đủ được việc sao chép Những người sao chép có thê không chỉ trả cho tác giả.

(iii) Hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm được dùng dé làm tác phẩm phái sinh: hành vi này vốn rất khó dé kiểm soát ngay cả đối với các tác phẩm trước khi có sự xuất hiện của Internet Và sau khi Internet càng phô biến thì việc có thể ngăn chặn hành vi này càng trở nên khó hơn khi có thể chính người làm ra tác pham phái sinh cũng không thé nam rõ về nguồn gốc, tác giả đã làm tác phẩm gốc trong một không gian mạng có quá nhiều thông tin.

14

Trang 16

(iv) Hành vi sử dụng tác pham mà không được phép của chủ sở hữu QTG, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác: hành vi này là hành vi được kéo theo bởi các hành vi trên, khi ho đã có thé mạo danh, sao chép hay làm tác phẩm phái sinh thì thường họ sẽ đầu cơ trục lợi trên chính việc làm của mình và sẽ thường chang quan tam đến việc chủ sở hữu QTG có cho phép hay không, hay có thỏa thuận về việc trả thù lao tương xứng cho chủ sở QTG

hay không.

Ngoài việc sử dung, sao chép hay làm tác phâm phái sinh mà không xin phép đối với nhóm các sản phẩm, dịch vụ là đối tượng mua ban, cung cấp qua TMĐT, chang han như đối với tác phẩm âm nhạc, thì đối với mã nguồn hay web code của website nơi diễn ra hoạt động TMĐT, chủ sở hữu quyền cũng thường xuyên đối mặt với hành vi xâm phạm này Đối với các website có mã nguồn mở, những người tiếp cận được quyền dựa trên mã nguồn này, thực hiện các nghiên cứu và phat triển các phần mềm tiên tiễn hơn Trong trường hợp này, việc sử dung, sao chép mã nguồn dé làm tác phâm phái sinh không phải hành vi xâm phạm QTG, bởi chủ thê quyền đã chủ động chia sẻ tài sản trí tuệ vì mục đích phát triển cộng đồng Tuy nhiên, trong trường hop các website có mã nguồn đóng, những người tiếp cận van có thé đọc được mã nguồn, song việc sao chép hay sử dung dé phát triên phần mềm sẽ là hành vi xâm phạm QTG Tương tự như vậy đối với giao diện website hay cơ sở đữ liệu.

- Xâm phạm quyền SHCN: Hành vi xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT hoàn toàn có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ là đối tượng mua bán, cung cấp thông qua TMDT hoặc đối với sản phâm giúp vận hành hay liên quan đến vận hành TMĐT Song việc phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường Internet quá rộng lớn là một khó khăn đối với việc

bảo vệ quyền SHTT trong TMDT Thêm vào đó, sản phẩm, dịch vụ hầu hết được cung cấp

thông qua các bên trung gian và được xử lý kỹ thuật băng một đơn vị cung cấp dịch vụ mạng độc lập, vì vậy, xác định trách nhiệm trong việc để QTG bị xâm phạm cũng nhiều khó khăn.

Đặc biệt, các website cung cấp dịch vụ TMĐT có thé được xem là công cụ dé thực hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền SHTT, tiêu biểu là các hành vi xâm phạm về nhãn hiệu, chỉ dan địa lý, liên quan tới hàng giả Các hàng hóa giả mang nhãn hiệu nổi tiếng có thé được dễ dàng tìm thấy trên các website bán hàng, mà theo quy định của pháp luật SHTT, đây là những hành vi xâm phạm quyền trong lĩnh vực SHCN, làm tồn hại đến quyên lợi chính đáng của chủ thể quyền và phải chịu xử phạt hành chính Tuy diễn ra phố biến, các hành vi này không được ngăn chặn tích cực và triệt để từ phía các nhà cung cấp dịch vụ Internet, những quy định về trách nhiệm truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của các nhà cung cấp dịch vụ còn khá mờ nhạt, và nhiều trường hop, vì lý do lợi nhuận, họ thường có tình dé các hành vi sai

phạm diễn ra.

15

Trang 17

3.2.2 Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền

Hành vi cạnh tranh diễn ra rất đa dạng, có thé là cạnh tranh lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các quy định liên quan đã được hình thành từ sớm trong pháp luật quốc tế?“ cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia.”Š

Đối với tên miền, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thê diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như chủ sở hữu tên miền đã thực hiện hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng dé có thé lợi dụng danh tiếng, uy tín của các đối tượng SHCN, thực hiện mục đích hưởng lợi bất chính Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền có thể được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế?5 và quốc gia.

Tại Việt Nam, điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 sửa đổi, b6 sung 2009 đã quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền và được Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chỉ tiết tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Theo đó một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền có thê được chỉ ra như sau: Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ““.vn” có day ky tự trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ hoặc được sử dụng rộng rãi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chao hang, ban hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhằm lẫn và lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đôi với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc

3 Ví dụ tại Điều 10 bis Công ước Paris 1883, các hành vi bi coi là cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê gồm: Tất

ca những hành động có khả năng gây nhằm lẫn dưới bat cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sảnxuất, kinh doanh của người cạnh tranh; Những khang định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây matuy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh; Những chỉ dẫn hoặckhang định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thé gây nhằm lẫn cho công chúng về bản chất, quátrình sản xuất, tính chat, tính thích hợp dé sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá.

35 Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018 định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh là “hành vicủa doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinhdoanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.

3 Ở phương diện pháp luật quốc tế, “Chính sách giải quyết tranh chấp | tên miền thống nhất” (Uniform Domain-nameDispute Resolution Policy — UDRP) do tổ chức quan lý tên miền và Số hiệu mạng trên thế giới (Internet Cooperationfor Assigned Names and Number — ICANN) tiến hành nghiên cứu và ban hành được coi là văn bản pháp luật quốc tế

chung duy nhất quy định về hành vi này Mặc dù không trực tiếp điều chinh hành vi cạnh tranh không lành mạnh

trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền nhưng UDRP chứa đựng những nội dung quan trọng vôn được coi là cơsở dé xác định và xử lý đối với hành vi này Bởi vì mục tiêu của chính sách này nhằm giải quyết trực tiếp các tranhchấp tên miền quốc tế nói chung trong đó có tranh chấp phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnhvực SHCN liên quan đến tên miền quốc tế Bên cạnh đó, UDRP chỉ áp dụng cho trường hợp đăng kí tên miên gâynhằm lẫn với nhãn hiệu, tức là các tranh chấp giữa các chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thé đăng kí tên miễn; hoặc đượcáp dụng với những trường hợp cô ý chiếm dụng tên miền, các trường hợp tranh chấp khác thuộc thâm quyền của Tòaán.

16

Trang 18

chỉ dan địa lý đó; hoặc đăng ký, chiếm giữ quyén sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam và có căn cứ chứng minh tô chức, cá nhân chỉ đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại dé kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền.

3.2.3 Quang cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cùng với sự phát triển của TMĐT, hành vi vi phạm quyền SHTT liên quan đến việc quảng cáo dé bán các sản phẩm vi phạm về nhãn hiệu nói trên cũng xuất hiện ngày càng nhiều Các sản pham là hàng gia mạo nhãn hiệu hàng hóa, mang nhãn hiệu nồi tiếng như Hermes, Chanel, Gucci được quảng cáo, rao bán tràn lan từ các trang mạng cá nhân đến các website TMĐT trực tuyến Người mua có thể đặt hàng nhanh chóng và được giao hàng tận tay Người bán tuy biết rõ hang hóa mình kinh doanh là hàng giả nhưng vì mục tiêu lợi nhuận vẫn cố tình quảng

cáo và bán hàng.

Dưới góc độ luật pháp, Luật Quang cáo năm 2012 có quy định một trong các hành vi bị

cam trong hoạt động quảng cáo là quảng cáo vi phạm pháp luật về SHTT.2” Ngoài ra, Luật Quảng cáo năm 2012 cũng không có các quy định cụ thê hơn về vấn đề này, do đó, quy định về các hành vi bị coi là vi phạm quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo chỉ có thé được tim thấy một cách rải rác trong các văn bản pháp luật về SHTT.*8

Trong thực tế, các hành vi quảng cáo liên quan đến xâm hại quyền SHTT có thê còn tồn tại dưới nhiều hình thức mà luật chưa xét đến Ví dụ như, khi hành vi quảng cáo không phải là hành vi trực tiếp xâm hại quyền SHTT mà được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho hành vi xâm phạm quyền SHTT có thé được diễn ra hoặc diễn ra dé dàng hơn Điều này xảy ra rat phô biến đối với việc vi phạm bản quyên tác phẩm truyền hình hoặc tác pham văn học, khi ma kỷ nguyên số và Internet đã đem lại nhiều cơ hội tiếp cận tác phẩm, chương trình phát sóng vào bất cứ thời điểm nao và từ bất cứ đâu Hiện nay, việc các chương trình truyền hình, tác pham điện ảnh hay các tác phẩm văn học được đăng tải trên các website không phải là điều

37 Điều 8 Luật quảng cáo 2012.

38 Theo quy dinh tai Nghi dinh số 99/2013/NĐ-CP về Xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp,một số hành vi bị coi là một trong các hành vi xâm phạm quyên đối với các đối tượng SHCN là: Quảng cáo sản phẩm

xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bó trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm

phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; Sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyên, giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địalý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp trong quảng cáo hoặc thé hiện dấu hiệu đó trên giấy tờ giao dich kinh doanh,biển hiệu, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo; Bán; chào hàng; vậnchuyền, ké cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày dé bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thươngmai, chi dan địa lý, kiểu dang công nghiệp Đặc biệt, Thông tư 11/2015/TT-BKHCN Quy định chỉ tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực SHCN cũng chỉ rõ rằng hành vi nói trên mà xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêudùng thì cũng bị kết luận là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy

định của pháp luật.

17

Trang 19

hiếm gặp Người dùng internet có thé dé dàng truy cập và chỉ cần xem một số quảng cáo được dẫn link hoặc gắn trực tiếp trên website đó là có thé xem phim hay đọc truyện trực tuyến hoàn toàn miễn phí Việc người dùng Internet xem quảng cáo được coi là cách thức dé họ “trả phí” cho việc được tiếp cận với các thông tin trên website, va chủ sở hữu website cũng dùng chính tiền do các công ty quảng cáo chi trả dé duy trì hoạt động của các website vi phạm d0.°° Mặc dù pháp luật đã có những quy định xử phạt hành chính với các hành vi xâm phạm quyền SHTT song tốc độ vi phạm ở môi trường số rất nhanh Xử phạt biện pháp hành chính cần nhiều thời gian, thủ tục, khi xử lý được rồi thì thiệt hai gây cho chủ sở hữu quyền SHTT đã rất lớn Do đó, bản thân họ lại phải sử dụng sản phẩm công nghệ dé tự bảo vệ ban quyền của mình.

Tuy nhiên, pháp luật SHTT vẫn tạo điều kiện cho các tô chức, cá nhân khi không bắt buộc họ phải làm các thủ tục xin phép dé có thé sử dụng các tác phẩm đã công bố nhưng phải tra tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu QTG dé đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyén.*° Pháp luật cũng nhắn mạnh việc sử dung tác phâm này không được làm anh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm Tuy nhiên, các hành vi vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra và kiếm lợi nhuận từ việc quảng cáo, khiến quảng cáo “vô tình” trở thành công cụ tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

4 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 4.1 Khải niệm bảo vệ quyên so hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Trong Luật SHTT, các quy định về bảo vệ quyền SHTT bao gồm các nội dung như: quy định chung về bảo vệ quyền SHTT; cho phép tô chức, cá nhân thực hiện các biện pháp hợp pháp đề tự bảo vệ quyên lợi; xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự; xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng các biện pháp hành chính và hình sự; kiểm soát hàng hóa xuất khâu, nhập khâu liên quan đến SHTT Từ các nội dung trên, có thé hiểu bảo vệ quyền SHTT nói chung là việc các chủ thể quyền SHTT va cơ quan nhà nước có thầm quyên, thông qua hệ thống chính sách và pháp luật, bảo vệ các quyền và các lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền SHTT nhằm chống lại bat ky sự vi phạm nao của phía thứ ba Bảo vệ quyền SHTT trong TMDT nói riêng là việc các chủ thé quyền SHTT trực tiếp thực hiện các biện pháp được pháp luật cho phép hoặc việc Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm quyền SHTT đối với các đối tượng của quyền SHTT trong hoạt động TMĐT.

Khi tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép dé tự bảo vệ quyền

3 Theo thống kê của Hội truyền thông số Việt Nam, có đến 44/50 trang web vi phạm phổ biến nhất được hỗ trợ bởicác công ty cung cấp dich vụ quảng cáo đứng sau và 66% trang web vi phạm này có nhiều hơn một công ty cung cấp

dịch vụ quảng cáo.

0 Điều 26 Luật SHTT năm 2005 sửa đồi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022.18

Trang 20

SHTT của mình thì đồng thời cũng phải có trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT của tổ chức, cá

nhân khác theo quy định của pháp luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.2 Các biện pháp bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT đã quy định về việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự dé bảo vệ quyền SHTT.*! Theo đó, việc áp dụng các biện pháp này trong việc bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT được phân tích như sau:

4.2.1 Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ trong lĩnh vực SHTT cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT được áp dụng những biện pháp nhất định dé bảo vệ quyền của mình Biện pháp tự bảo vệ được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 11) và được cụ thé hóa tại Điều 198 Luật SHTT

năm 2005.

Khi quyền SHTT bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ Biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thâm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, cham dứt hành vi xâm phạm Pháp luật cũng có những quy định trong một số lĩnh vực cụ thé dé giúp chủ thé quyền SHTT có thể thực hiện được quyền tự bảo vệ của mình Ví dụ, Thông tư số 47/2014/TT-BCT Quy định về quản lý Website TMĐT quy định rằng thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT phải có trách nhiệm loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền SHTT

và các hàng hóa, dịch vu vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có

căn cứ xác thực về những thông tin này Như vậy, trong trường hợp chủ thê quyền SHTT khi phát hiện có vi phạm liên quan tới đối tượng quyền SHTT mà mình có quyên lợi hợp pháp trên một website TMĐT nao đó, chủ thé quyền SHTT có quyền phản ánh vi phạm tới thương nhân, tô chức chịu trách nhiệm quản lý website nói trên Phản ánh này sẽ được ghi nhận va xem xét,

*! Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định: “Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lýbăng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền SHTT) của Luật SHTTvà theo quy định sau đây: (1) Biện pháp dân sự được áp dụng dé xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ théquyền SHTT hoặc của tô chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, ké cả khi hành vi đó đã hoặc đang bịxử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trìnhtự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (2) Biện pháp hành chínhđược áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT , theo

yêu cầu của chu thé quyền SHTT , tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân pháthiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thâm quyền chủ động phát hiện Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tụcxử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QTG và quyên liên quan, quyền sở hữu công nghiệp quyền đối với giống cây

trồng (3) Biện pháp hình sự được áp dụng dé xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yêu tố cauthành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Thâm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo

quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”

19

Trang 21

nếu có căn cứ xác thực, hành vi vi phạm sẽ phải bị gỡ bỏ, góp phần bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền SHTT.

Trong môi trường Internet, khi các thông tin có thể bị phát tán với tốc độ nhanh trong phạm vi rộng, việc thực hiện các hành động kịp thời nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi vi phạm có ý nghĩa rất lớn Do đó, các chủ thê quyền SHTT luôn cần lưu ý thực hiện biện pháp tự bảo vệ đề có thê đảm bảo ngăn ngừa và giảm thiêu thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho mình, trước khi nhờ các tới thiết chế pháp lý cao hơn Ngoài ra, các tô chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thé bị xử lý bang biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

4.2.2 Biện pháp dân sự

Theo Điều 202 Luật SHTT 2005 sửa đổi, b6 sung 2009 cơ quan có thẩm quyền là Tòa án

và có năm biện pháp được phép áp dụng như sau:

(i) Biện pháp buộc cham đứt hành vi xâm phạm: Đây là một trong các biện pháp thiết thực và có thé áp dụng trong mọi trường hợp xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ Khi biện pháp này được áp dụng, bên vi phạm sẽ không được tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của mình, giúp ngăn chặn việc gia tăng những thiệt hai, ton thất cho bên có quyền trong tương lai.

(ii) Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai: Biện pháp này giúp bảo vệ uy tín cho bên bị vi phạm, bởi lẽ hậu quả mà bên bị vi phạm phải gánh chịu không chỉ đơn thuần trong phạm vi vật chất, mà còn ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của họ trên thương trường.

(iii) Biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ: Khi có căn cứ cho rang chủ thể khác đã không thực hiện nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc không hành động trong phạm vi các quyên sở hữu trí tuệ, bên bị vi phạm có quyền yêu cau bên vi phạm phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ đó để đảm bảo quyền SHTT của mình.

(iv) Biện pháp buộc bồi thường thiệt hại: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất dé khôi phục lại những hậu quả về vật chất mà bên bị vi phạm quyền SHTT phải gánh chịu Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHTT trong TMĐT nói riêng bao gồm: (1) Thiệt hại về vật chất bao gồm các ton thất về tai sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, ton thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý dé ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; và (2)

Thiệt hại về tinh thần bao gồm các ton thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng Việc

xác định mức độ thiệt hại cần xác định trên cơ sở các tôn thất thực tế mà bên bi vi phạm phải gánh chịu Căn cứ xác định mức bôi thường thiệt hại được ghi nhận tại Điều 205, Luật SHTT

năm 2005:

(v) Biện pháp buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc dua vào sử dụng không nhằm mục dich thương mai đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu

20

Trang 22

để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyên SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyên của chủ thể quyên sở hữu trí tuệ.

4.2.3 Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng đề xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT có thé được hiéu theo nghĩa rộng là toàn bộ các thủ tục hành chính, hình thức hay biện pháp xử lý hành chính mà có thể áp dụng đối với các hành vi đó theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm cả Luật SHTT năm 2005 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; hoặc hiểu theo nghĩa hẹp là các hình thức xử phạt hành chính (biện pháp xử lý hành vi xâm phạm) và biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp xử lý hàng hoá xâm phạm) như theo quy định tại Điều 214 của Luật SHTT năm 2005 Bên cạnh đó, dé thực hiện các biện pháp hành chính, các quy định về thâm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp ngăn chặn và bảo

đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật SHTT, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các

văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT

Vi phạm hành chính trước hết là hành vi cô ý hoặc vô ý của cá nhân hoặc tổ chức (chủ thé hành vi) vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hay của công dân và gây ảnh hưởng xấu đến đời sông xã hội; là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ Bên cạnh đó, vi phạm hành chính, tuy cũng là các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và thường là các điều pháp luật ngăn cắm, song tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm, tức là chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm Một điểm

quan trọng nữa là hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định Trong trường

hợp pháp luật không quy định hành vi vi phạm pháp luật đó phải chịu trách nhiệm hành chính

thì không coi hành vi đó là vi phạm hành chính “3

Đáng chú ý, Khoản 3 Điều 211 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT sẽ bị xử phat vi phạm hanh chinh theo quy dinh cua phap luat vé canh tranh Tuy nhién, Luat Canh tranh nam 2018 hiện chưa có quy định về vẫn đề này, cũng như chưa có Nghị định dé bố sung, cụ thé hóa các

quy định của pháp luật cạnh tranh trong việc xử lý vi phạm hành chính cho hành vi cạnh tranh

không lành mạnh về SHTT, nên cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm hành chính vẫn được

*# Trong Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 Điều 211 đã liệt kê các hành vi xâm phạm

quyền SHTT có thé bị xử phạt vi phạm hành, bao gồm hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho tác giả, chủsở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; sản xuất, nhập khâu, vận chuyền, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT quyđịnh tại Điều 213 (gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý) hoặc giao cho người khác thực hiện

hành vi nay; sản xuất, nhập khẩu, van chuyền, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc

chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

*# Xem

https://thanhtra.most.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/4/260/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanh-chinh.aspx, truy cập lần cuối ngày 03/10/2022.

21

Trang 23

thực hiện theo quy định của pháp luật về SHTT.“* Tuy nhiên, các quy định này hiện vẫn có phần chưa bao hàm được các vi phạm về SHTT trong TMDT Ví dụ, tại Điều 14 Nghị định sé 99/2013/NĐ-CP chi có khoản 16 có quy định mức xử phat đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền,*Š ngoài ra chưa có thêm các quy định xử phạt vi phạm liên quan đến quyền SHTT trong TMĐT.

Quyết định áp dụng biện pháp hành chính được áp dụng bởi cơ quan hành chính hoặc cá nhân có thâm quyền trong cơ quan hành chinh.*® Hiện nay, các vi phạm quyền SHTT trong môi trường TMĐT chủ yếu do Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và truyền

thông, Cục TMĐT (Bộ Công thương) xử lý.

Ngoài các quyết định hành chính xử lý vi phạm hành chính về SHTT của người có thẩm quyền thuộc các cơ quan hành chính, biện pháp hành chính trong thực thi quyền SHTT con bao gồm cả các quyết định, thủ tục nhằm bảo đảm việc thi hành các quyết định hành chính đó Trong trường hợp cần thiết, người có thâm quyên có thê ra các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, nhăm bảo vệ chứng cứ hoặc duy trì các điều kiện vật chất của tổ chức, cá nhân vi pham.*’ Trong thời hạn nhất định, nếu đối tượng bị áp dụng quyết định xử phạt hành chính không tự giác thực hiện quyết định đó thì sẽ bị cưỡng chế thi hành Người có thâm quyền xử phạt có quyên ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, và trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu tô chức tín dụng, ngân hàng nơi tô chức, cá nhân mở tài khoản thực hiện việc thanh toán các

khoản tiền phạt theo quyết định xử phạt.

Các biện pháp hành chính, tuy là công cụ được sử dụng nhiều nhất dé xử lý vi phạm quyền

* Pháp luật SHTT cũng quy định Chính phủ có thẩm quyền cụ thé xác định về hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xửphạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt Điều này là phù hợp với pháp luật về xử phạt viphạm hành chính với thâm quyền đặt ra các quy định đối với hành vi vi phạm hành chính cũng được giao cho Chínhphủ Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG,quyền liên quan và Nghị định số 99/2013/ND- CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp với các điều khoản xác định các hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cũng như mức xử phạt cụ théđối với từng hành vi.

%5 Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫnđịa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín,danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thâm quyền xửphạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành

chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” Tuy nhiên, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhànước nào cũng có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính và được xử phạt bat kỳ loại vi phạm hành chính trong tấtcả các lĩnh vực Chỉ có những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới được thực hiện quyền xử phạt và chỉ có

quyền xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực được pháp luật giao cho Mặt khác, không phải bất cứ ai trong

cơ quan hành chính có thâm quyền xử phạt đều được xử phạt và mức độ xử phạt là như nhau, mà pháp luật chỉ quyđịnh một số chức danh nhất định của co quan hành chính đó mới có thâm quyền xử phạt và quyền hạn xử phạt cũngkhác nhau tuỳ theo chức danh mà pháp luật quy định.

* Quyết định xử phat vi phạm hành chính về SHTT có thé bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý như cảnh cáo hoặcphạt tiền; các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu khác.

pe)

Trang 24

SHTT, nhưng đôi khi lại không đủ mạnh đề ngăn chặn các vi phạm Do đó, trong một số trường hợp, cần phải áp dụng các biện pháp hình sự đề xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT.

4.2.4 Biện pháp hình sự

Bảo vệ quyền SHCN băng biện pháp hình sự là sự ghi nhận và bảo vệ bằng các chế tài hình sự của quốc gia đối với quyền SHCN khi các quyền lợi này bị hành xâm phạm gây nên thiệt hại Việc bảo vệ quyền SHCN bang biện pháp hình sự đã được ghi nhận trong pháp luật quốc té*8 cũng như trong pháp luật quốc gia.

Về các QTG, quyên liên quan thì theo pháp luật hình sự Việt Nam,>° các đối tượng của QTG, quyền liên quan được bảo vệ bằng biện pháp hình sự gồm tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình được bảo hộ tại Việt Nam Còn đối với quyền SHCN, phạm vi đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ băng biện pháp hình sự là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý được đăng

ký bảo hộ tại Việt Nam.”!

Tuy nhiên, nhận thay với quy định của pháp luật Việt Nam, thì chi có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý mới bị xử lý bằng biện pháp hình sự, mà không phải mọi đối tượng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý Quy định này của pháp luật hình sự có phần không nhất quán với các quy định khác về xử phạt hành vi vi phạm quyền SHTT Ví dụ, theo quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền SHTT, dich vụ có gắn chỉ dan thương mai gây nhằm lẫn, hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền cũng có thé bị xử phạt, tuy nhiên, những đối tượng này lại không được đề cập trong Luật Hình sự Điều này có thê gây bất lợi cho quá trình xử lý các hành vi vi phạm quyên SHTT, bởi việc không được quy định trong Luật Hình sự đã khiến các hành vi vi phạm nói trên không bị coi là tội phạm, dù mức độ nghiêm trọng của hành vi có lớn đến đâu.

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đồi, b6 sung năm 2017 cũng có điểm tiễn bộ hơn so với các Bộ luật trước đây khi đã đưa pháp nhân thương mại vào pháp luật hình sự với tư cách là chủ thé của tội phạm.” Van dé xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

48 Điều 61 Higp dinh TRIPS quy dinh rang: “Cac thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và cáchình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp có tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyềnvới quy mô thương mai Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền đủ dé ngăn ngừa xâmphạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường

hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bat

cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dung chu yếu đề thực hiện tội phạm Các thành viên có thể quy địnhthủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các HƯỚNG hợp khác xâm phạm quyền SHTT , đặc biệt là trường hợp cốý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại”

* Vi dụ, theo quy định tại Điều 212 Luật SHTT Việt Nam năm 2005, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyềnSHTT có yếu tố cầu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

50 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đối, bổ sung năm 2017.5! Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đối, bổ sung năm 2017.

5 Tại Điều 225 về Tội xâm phạm QTG, quyền liên quan và tại Điều 226 về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,Bộ luật đã có những quy định như: pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều

23

Trang 25

đã được áp dụng từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới (Anh - 1915, Mỹ - 1983), tuy nhiên ở Việt Nam, dé phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và thực tiễn đấu tranh đối với các loại hành vi vi phạm của các pháp nhân thương mại phát sinh ngày càng nhiều trong thời gian gần đây trong một số lĩnh vực như: môi trường: bảo hiểm xã hội, quyền SHTT Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017 đã chính thức ghi nhận trách nhiệm hình sự đối với pháp

nhân thương mại.

Các quy định pháp luật hình sự trong lĩnh vực SHTT có vai trò quan trọng đặc biệt trong

bối cảnh hiện nay khi Việt Nam ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà tại đó thông qua các hiệp định thương mại tự do, các nước phát triển đang cô gang day manh một cơ chế thực thi mạnh mẽ hon những chuẩn mực được đặt ra trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) Các nước phát triển cũng có xu hướng “hình sự hóa” các hành vi xâm phạm SHTT bằng cách mở rộng đối tượng áp dụng biện pháp thực thi hình sự (không chỉ nhãn hiệu, QTG, quyền liên quan mà cả sáng ché, kiểu dang công nghiệp, bí mật kinh doanh ).°3 Tuy sự thay đổi này có thé cũng khiến các doanh nghiệp phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt là khi bị rơi vào tranh

chấp, kiện tụng, nhưng xét dưới khía cạnh tích cực thì chính các doanh nghiệp Việt Nam nói

riêng và các cá nhân, pháp nhân có quyên lợi hợp pháp đối với các tài sản trí tuệ cũng sẽ được bảo vệ tốt hon.*4 Các biện pháp bảo vệ quyền này không những cần thiết trong các hoạt động thương mại quốc tế mà còn mang lại lợi ích cho các hoạt động thương mại trong nước trong bối cảnh pháp luật Việt Nam sẽ dan được hoàn thiện theo hướng phủ hợp với luật pháp quốc

225 với quy mô thương mại hoặc thu lợi bat chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc , pháp nhânthương mại có thể bị cấm kinh doanh, cắm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cắm huy động vốn từ 01năm đến 03 năm.

33 Lê Ngọc Lâm, Toạ đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộluật hình sự (sửa đôi)”, ngày 18/4/2018.

54 ThS Tran Phương Anh và TS Nguyễn Quynh Trang, tldd, tr.92.24

Trang 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Text book on International Trade Law, Giáo trình Luật

Thương mại quốc tế song ngữ Anh-Việt, NXB Thanh niên, 2017.

2 Lê Ngọc Lâm, Toa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam va van đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, ngày 18/4/2018.

3 Nguyễn Quỳnh Trang, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Trường “Bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật Việt

Trang 27

CƠ CHE XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ QUYEN TÁC GIÁ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ThS Pham Minh Huyền" Tóm tắt: Tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội trong việc tạo lập, phân phối và sử dụng các tác phẩm được bảo hộ quyên tác giả (QTG); tuy nhiên, điều này cũng mang lại nhiều thách thức mới đối với hệ thống bảo hộ QTG Bài viết phân tích các quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu về cơ chế xác lập, bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực TMDT, đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đề từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG trên nên tảng TMĐT.

Từ khóa: quyền tác giả, thương mại điện tử, xác lập, bảo vệ

Sự phát triển như vũ bão của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trụ cột là Internet kết nối vạn vật đã tạo nên diện mạo và cách thức vận hành mới của nền kinh tế thé gidi nói chung và Việt Nam nói riêng, đó là nền kinh tế số với TMĐT là xu thế tất yêu Trong những năm qua, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thé giới đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, củng cô và hoàn thiện cơ chế, hệ thống pháp luật về bảo hộ QTG nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể liên quan, hạn chế các tranh chấp cũng như thiết lập một hệ thong bảo hộ QTG trên nền tảng TMĐT hiệu quả hơn Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật đã bộc lộ một số điểm thiếu sót, chưa thống nhất trong các quy định hiện hành dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá, kết luận về hành vi xâm phạm và xử lý vi phạm Trong khi đó, theo Statista, tốc độ phát triển TMĐT toàn cầu là 16,24% vào năm 2021 và dự bao but pha lên 24.5% vào năm 2025 Tại Việt Nam, con sỐ này vào năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD Dự kiến đến năm 2025, tốc độ phát triển trong lĩnh vực này có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.!

* Khoa PLDS - Trường Đại học Luật Hà Nội; DT: 0979323273; Email: huyenphamlaw@gmail.com

! Tổng quan thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, truy cập ngày 23/9/2022 tại:

hinh-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-2020/#:~:text=So%20V%E1%BB%9Bi%20th%E 1 %BB%B 1c%20tr%E1 “BA%A Ing%20th%C6%B0%C6%A Ing,quy%20m%C3%B4%2016%20t%E1%BB%B7%20USD.

26

Trang 28

Song hành với tốc độ phát triển của TMĐT, tình trạng xâm phạm QTG trên nền tang TMĐT đang có xu hướng mở rộng về phạm vi, gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về tính chat, mức độ nguy hiém của hành vi Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của quốc tế, kinh nghiệm bảo hộ QTG trong TMĐT của một số quốc gia và đánh giá thực trạng quy định vấn đề này tại Việt Nam là cần thiết để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG trên nền tảng TMĐT.

1 Cơ chế xác lập quyền tác gia trong lĩnh vực TMĐT

Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều thống nhất trong việc ghi nhận cơ chế tự động xác lập QTG trong môi trường truyền thống cũng như trong TMĐT Theo đó, Điều 2 Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật xác định tác phẩm bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thâm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thé loại cụ thé nào đó, trừ khi các tác phẩm ay đã được ấn định băng một hình thái vật chất Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT Việt Nam năm 2005, sửa đôi, bỗ sung năm 2009 va năm 2019 ghi nhận QTG phát sinh ké từ khi tác phẩm được sáng tạo và thé hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân

biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công

bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Như vậy, để được bảo hộ QTG, tác phẩm phải đáp ứng yêu cầu về tính sáng tạo nguyên gốc, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ QTG Trong môi trường TMĐT, việc xác định tính nguyên gốc của tác phâm gặp khá nhiều khó khăn nếu bản thân các chủ thé không trung thực trong việc trích dẫn nguồn gốc tác phẩm, trong khi số lượng sản phẩm sáng tạo là vô cùng lớn, được lưu trữ và thể hiện qua rất nhiều phương tiện và tồn tại đưới nhiều hình thức phong phú Do vậy, việc xác định tính sáng tạo trong lĩnh vực này thường dựa trên học thuyết “sweat of the brow”, tạm hiểu là tác giả được xác lập quyền đơn thuần thông qua việc đầu tư công sức, trí tuệ, không sao chép y nguyên tác phẩm của người khác chứ không đòi hỏi quá cao về yêu cầu phải có sự sáng tạo đáng kê Chủ thé chỉ cần chứng minh quá trình độc lập sáng tạo tác phẩm là có thê được bảo hộ QTG Đối với yêu cầu về việc định hình đưới một hình thức vật chất nhất định, pháp luật có giải thích đó là sự biéu hiện bang chữ viết, các ky tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, mau sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định đề từ đó có thê nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt? Theo

? Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về

QTG, QLQ (sau đây gọi tat là Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

SN

Trang 29

đó, việc định hình trong môi trường TMDT thường dưới dạng bản sao điện tử ton tại trong một khoảng thời gian đủ để có thể được nhận biết, sao chép hay truyền đạt Đó có thể là một bài đăng trên facebook cá nhân, sách điện tử (e-book) được chao ban trên nên

tảng TMĐTT hoặc một bai phát biéu được định hình trên một nền tảng trực tuyến Về cơ

bản, cơ chế xác lập QTG trong môi trường TMĐT không có nhiều sự khác biệt so với môi trường truyền thống nên bài viết chỉ đừng lại phân tích một cách ngắn gọn và khái quát về nội dung này và tập trung phân tích về cơ chế bảo vệ QTG trong lĩnh vực TMĐT.

2 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMDT

2.1 Cơ chế bảo vệ quyên tác giả trong TMĐT theo các điều ước quốc tế

Trước thực trạng số lượng tác phẩm gia tăng nhanh chóng và các hành vi xâm phạm QTG trong TMĐT diễn ra phô biến và nghiêm trọng, các quốc gia đã quy định về nhiều biện pháp thực thi cũng như triển khai nhiều chiến dịch nhằm hạn chế những thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia không thé ngăn cản một cách hiệu quả tình trạng xâm phạm QTG do Internet đã xóa nhòa biên giới giữa các quốc gia Chính vì vậy, nhiều điều ước quốc tế đã được các quốc gia xây dựng và thông qua nham nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG trong môi trường TMDT Trong số đó phải kế đến một số điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ QTG đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mai của quyên sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPs), Hiệp ước của WIPO về QTG năm 1996 (WCT), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2019 (CPTPP) và mới đây là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) năm 2020 Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ chỉ tập trung phân tích các quy định về bảo vệ QTG trong lĩnh vực TMĐT

theo Hiệp ước WCT, Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA.

2.1.1 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực TMĐT theo Hiệp ước WCT Bên cạnh nỗ lực mở rộng các quy định sẵn có của Hiệp định TRIPs nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trên Internet, nỗ lực hài hòa hóa quan trọng nhất trong việc tiếp cận những thách thức đối với việc bảo hộ QTG trong TMĐT chính là việc xây dựng và ký kết Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty — WCT), được thông qua năm 1996 và có hiệu lực năm 2000 Tính đến ngày 23/09/2022, Hiệp ước có 113

thành viên, Việt Nam ky văn kiện gia nhập vào ngày 17/11/2021 và các quy định của

Hiệp ước chính thức có hiệu lực ngày 17/02/2022.

Điều 1.4 WCT và Tuyên bố liên quan đến Điều 1.4 WCT đã đưa ra hướng dẫn về việc áp dụng quyên sao chép được quy định tại Điều 9 Công ước Bern trong môi trường kỹ thuật số Theo đó, quyền sao chép tại Điều 9 Công ước Bern và các ngoại lệ sẽ hoàn

3 https://wipolex.wipo.int/en/treaties/ShowResults?search_what=C&treaty_id=16, truy cập ngày 22/09/2022.

Trang 30

toàn áp dụng trong môi trường kỹ thuật số, đặc biệt đối với việc sử dụng các tác phẩm ở dang kỹ thuật số Điều này được hiểu là việc lưu trữ một tác pham được bảo hộ dưới dạng kỹ thuật số trong môi trường điện tử tạo thành việc sao chép theo nghĩa của Điều 9 Công ước Bern Như vậy, việc số hóa một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học hay việc lưu trữ một tác phẩm đã được số hóa trong bộ nhớ máy tính hoặc trên một trang web trực tuyến đều được coi là sao chép tác phẩm Với nỗ lực điều chỉnh các hành vi khai thác tác phẩm trên Internet và TMĐT, Điều 8 của WCT đã làm rõ một hành vi hạn chế thuộc độc quyền của chủ thể QTG, đó là hành vi đưa tác phẩm đến công chúng (making available to the public) theo cách thức mà các thành viên trong xã hội có thé tiếp cận được tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn, là một phần của quyên truyền dat tác phẩm tới công chúng Quy định mới này được thiết kế dé điều chỉnh hành vi đưa một tác phẩm dưới dạng kỹ thuật số lên Internet, đã khiến việc tạo nội dung cho website TMĐT cấu thành hành vi đưa tác phẩm tới công chúng Ngoài quy

định trên, không có quy định mới nao cho các hành vi khai thác mới trong môi trườngTMDT.

Bên cạnh đó, các quy định trong WCT còn tạo ra khuôn khổ cho những động thái pháp luật quốc gia sau đó trong việc cung cấp cơ chế bảo hộ đối với các biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát việc tiếp cận và khai thác tác phẩm trong TMĐT Hiệp ước yêu cầu các quốc gia có cơ chế bảo hộ phù hợp với hai loại bố trợ công nghệ cho việc thực thi QTG trên Internet Loại thứ nhất là điều khoản “chống vô hiệu hóa” (anti-circumvention) nhằm xử lý các van đề “bé khóa” Điều khoản này yêu cầu các nước thành viên đưa ra các bảo vệ pháp ly hợp lý và các biện pháp hiệu quả dé chống lại hành vi pha vỡ các biện pháp công nghệ, ví dụ như việc mã hóa mà chủ thể quyền sử dụng dé bảo vệ quyên lợi của họ (Điều 11 WCT) Loại thứ hai bảo vệ độ tin cậy và tinh toàn vẹn của thị trường trực tuyến bằng việc yêu cầu các quốc gia ngăn cam việc tự do thay đổi hoặc xóa bỏ các thông tin quản lý quyền điện tử cũng như nhập khẩu, nhập khẩu dé phân phối, phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng các tác phẩm khi biết rằng thông tin quản lý quyền điện tử đã bị thay đôi hoặc đỡ bỏ khỏi các tác phâm mà không được phép, khi họ biết hoặc có lý do dé biết rằng bat kỳ hành vi nào trong số đó sẽ xui khiến, tạo điều kiện hoặc che đậy việc xâm phạm quyền được bảo hộ theo WCT hoặc Công ước Berne Trong đó, “?hông tin quản lý quyền” là thông tin xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu các quyền đối với tác phẩm, hoặc thông tin về thời hạn và điều kiện sử dụng tác phẩm, và mọi con số hoặc mã ký hiệu thể hiện thông tin đó, khi các mục thông tin này được gắn với ban sao tác pham hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng (Điều 12 WCT) Hiệp ước yêu cầu các bên ký kết áp dụng các biện pháp chế tài phù hợp và hiệu quả dé ngăn chặn việc can thiệp vào các công cụ kỹ thuật được sử dụng đề thực thi QTG và ngăn chặn hành vi dỡ bỏ và thay đôi nội dung

29

Trang 31

thông tin quan lý quyền và khai thác các ban sao có thông tin quan lý quyên bị dỡ bỏ hoặc thay đồi.

2.1.2 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT theo Hiệp định CPTPP

Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thai Bình Dương (Comprehensive and

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) là hiệp định thương mai

giữa 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam Hiệp định đã được ky kết ngày 08 tháng 03 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê và chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 CPTPP được ký kết đã mở ra một chương mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời gửi đi thông điệp đầy mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế rằng mở cửa thị trường, hội nhập là công cụ tốt nhất tạo nên sự thịnh vượng Các tiến triển pháp lý nhăm bảo hộ QTG trong môi trường TMĐT được thé hiện qua một số điều khoản như Điều 18.59 (xác định rõ phạm vi quyền truyền đạt tác phâm đến công chúng); Điều 18.69 (trách nhiệm đối với hành vi đỡ bỏ, sửa đối hoặc tạo điều kiện cho việc đỡ bỏ, sửa đồi thông tin quan lý quyền) và các cam kết liên quan đến thực thi quyền SHTT được quy định từ Điều 18.71 đến Điều 18.81.

Hiệp định quy định một cách chi tiết, cụ thé trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự, hành chính, các biện pháp tạm thời, yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới, thủ tục t6 tụng hình sự và các hình phạt và yêu cầu mỗi bên phải xác nhận rằng các trình tự, thủ tục đó phải phù hợp với các hành vi xâm phạm QTG trong lĩnh vực kỹ thuật sốt Đặc biệt, Hiệp định đã quy định rất chặt chẽ về cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dich vụ Internet (ISP) đối với hành vi xâm phạm QTG của người sử dụng tại mục J chương 18 Tuy điều khoản này đang được ân hạn tạm hoãn chưa thi hành đối với các quốc gia thành viên nhưng nó cũng được xem như bài học dé các nhà làm luật tham khảo nhằm nâng cao vai trò của ISP trong việc bảo hộ QTG Theo đó, CPTPP yêu cầu các thành viên:

- Đảm bảo các chế tài pháp lý dành cho các chủ thé quyên trong việc xử lý hành vi xâm phạm dong thời thiết lập hoặc duy trì những phạm vi an toàn phù hợp đối với các dịch vụ trực tuyến của các nhà cung cấp dịch vụ Internet Khuôn khổ các chế tài pháp luật và phạm vi an toàn này bao gồm:

+ Những ưu đãi pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet để phối hợp với các

chủ thé QTG hoặc có thé tiến hành các hành động khác dé ngăn chặn các hành vi lưu trữ và truyền tải trái phép các nội dung được bảo hộ QTG; và

+ Những hạn chế trong hệ thống luật pháp có tác dụng miễn trừ các hình thức bồi thường tiền mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chịu đối với những hành vi xâm phạm QTG diễn ra trên hệ thống hoặc không gian mạng do họ hoặc người đại diện của

* Khoản 2 Điều 18.71 Hiệp định CPTPP.

Trang 32

họ kiểm soát hoặc vận hành, nếu họ không phải là người điều khiển, khởi xướng hoặc

chỉ đạoŠ.

- Mỗi bên phải quy định cụ thê về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet liên quan tới các hành vi xâm phạm QTG trên Internet, trong đó đặc biệt nhân mạnh nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập vào tài liệu trên mạng hoặc hệ thống của họ ngay khi nhận thức được hành vi xâm phạm hoặc nhận thức được các dữ kiện hoặc tinh huống cho thấy sự vi phạm đó là hiển nhiên như thông qua việc nhận được thông báo từ chủ sở hữu QTG về vi phạm hoặc một người nào đó được ủy quyên Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ bị phạt tiền nếu không thực hiện nghĩa vụ này, chủ sở hữu quyền thông báo sai lệch hoặc gian lận cho nhà cung cấp cũng sẽ bị phạt tiền.

2.1.3 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT theo Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa

Việt Nam và 27 nước thành viên EU Hiệp định CPTPP và EVFTA là hai FTA có phạm

vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay liên quan đến những biện pháp đặc thù trong bảo vệ QTG trong môi trường TMĐT và đặt vấn đề giải quyết rất nhiều thách thức nảy sinh trước sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/06/2019 và chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/08/20207, tạo nền móng dé các quốc gia thành viên có thé hoàn thiện cơ chế bao

hộ QTG trên môi trường TMĐT Theo đó, mỗi Bên phải quy định việc bảo hộ pháp lý

đầy đủ chống lại việc vô hiệu hóa bắt kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào mà chủ thê quyền tác giả sử dụng để ngăn ngừa người có liên quan thực hiện với hiểu biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng họ đang cô ý thực hiện hành vi vô hiệu hóa biện pháp công nghệ Bên cạnh đó, các bên cũng phải quy định việc bảo hộ pháp ly đầy đủ chống lại việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán, cho thuê, chào bán hoặc cho thuê tới công chúng, hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện hoặc cung cấp các dịch vụ (a) được quảng bá, quảng cáo hoặc tiếp thị nhằm mục đích

5 Khoản 1 Điều 18.82 Hiệp định CPTPP: “each Party shall ensure that legal remedies are available for right

holders to address such copyright infringement and shall establish or maintain appropriate safe harbours inrespect of online services that are Internet Service Providers This framework of legal remedies and safe harboursshall include: (a) legal incentives for Internet Service Providers to cooperate with copyright owners to deter theunauthorised storage and transmission of copyrighted materials or, in the alternative, to takeother action to deterthe unauthorised storage and transmission of copyrighted materials; and (b) limitations in its law that have theeffect of precluding monetary relief against Internet Service Providers for copyright infringements that they donot control, initiate or direct, and that take place through systems or networks controlled or operated by them oron their behalf”.

5 Khoản 3 Điều 18.82 Hiệp định CPTPP.

7 Xem tại: https://trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam eu-evfta/1, truy cập ngày 23/09/2022.

8 Khoản | Điều 12.12 EVFTA: “Each Party shall provide adequate legal protection against the circumvention of

any effective technological measures, which are used by the right holder of any copyright or related right whichthe person concerned carries out in the knowledge, or with reasonable grounds to know, that he or she is pursuingthat objective”.

31

Trang 33

vô hiệu hóa bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nao; (b) không có mục đích hay công dụng chủ yếu trong thương mại đáng ké nào khác ngoài mục đích vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ hữu hiệu; hoặc (c) chủ yếu được thiết kế, sản xuất, điều chỉnh hoặc thực hiện nhằm mục đích cho phép hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vô hiệu hóa bat ky

biện pháp công nghệ hữu hiệu nao’ Trong đó, thuật ngữ “biện pháp công nghệ” có

nghĩa là bất kỳ công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào mà trong quá trình hoạt động bình thường của nó, được thiết kế nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế các hành vi không được phép của tác giả đối với tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác theo quy định của luật pháp quốc gia Biện pháp công nghệ được coi là "hữu hiệu" khi việc sử dụng tác phẩm được kiểm soát bởi các chủ thể quyền thông qua ứng dụng kiểm soát truy cập hoặc quy trình bảo vệ mã hóa, xáo trộn dit liệu, hoặc các hình thức biến đổi khác đối với tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác hoặc cơ chế kiểm soát sao chép nhằm đáp ứng mục tiêu bảo hộ!?, Đáng chú ý, Điều 12.13 của Hiệp định có quy định tương đối chỉ tiết về việc bảo hộ thông tin quản lý quyền - bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi các chủ thê quyền nhằm xác định tác phâm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác được đề cập trong Tiểu Mục này, tác giả hoặc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khác, hoặc thông tin về các điều khoản và điều kiện sử dụng tác phẩm hoặc các đối tượng bảo hộ khác, và bat ky con số hoặc mã số nao thé hiện các thông tin đó Theo đó, mỗi Bên phải quy định việc bảo hộ pháp lý đầy đủ chống lại bat kỳ chủ thé nào cố ý thực hiện các hành vi sau đây mà không được phép: (a) gỡ bỏ hoặc thay đổi bat kỳ thông tin quan lý quyền sở hữu trí tuệ điện tử nào; hoặc (b) phân phối, nhập khẩu dé phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc phô biến tới công chúng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm hoặc đối tượng khác được bảo hộ theo Tiêu Mục này mà thông tin quản lý quyền điện tử đã bị gỡ bỏ hoặc thay đôi ma không được phép, nếu người đó biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết, việc thực hiện các hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả hay bất kỳ quyền liên quan nào theo quy định của luật pháp quốc gia.

2.2 Cơ chế bảo vệ quyên tác giả trong TMĐT theo pháp luật của một số quốc gia 2.2.1 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT theo pháp luật Hoa Kỳ

Là một trong những quốc gia tiên phong trong việc bảo hộ QTG, Hoa Kỳ đã có các quy định điều chỉnh và bảo vệ QTG trong TMĐT từ rất sớm và các quy định này liên tục được bổ sung, hoàn thiện băng các đạo luật Liên bang cũng như các án lệ của Tòa án Liên bang Bên cạnh các quy định về các biện pháp bảo vệ quyên và trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc đối với bên vi phạm QTG, một trong những đạo luật quan trọng,

tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ QTG trong TMDT là Luật QTG trong kỷ nguyên kỹ

Khoản 2 Điều 12.12 EVFTA.

!9 Khoản 4 Điều 12.12 EVFTA.

Trang 34

thuật số năm 1998 (The Digital Millennium Copyright Act of 1998 — DMCA) Phan 1 của DMCA quy định về trách nhiệm hình sự và dân sự đối với việc vô hiệu hóa các công cụ quản lý quyền kỹ thuật số Mục 1201 của Đạo luật này cắm việc tiếp cận không được phép tới các tác phẩm được bảo hộ QTG thông qua việc vô hiệu hóa các biện pháp kiểm soát truy cập Bên cạnh đó, đạo luật nghiêm cắm việc sản xuất hoặc đưa ra công chúng các công nghệ, các sản phẩm, dịch vụ được sử dụng dé vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ kiểm soát việc tiếp cận các tác phẩm được bảo hộ QTG cũng như nghiêm cắm việc sản xuất và phân phối các công nghệ có thé vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền của chủ sở hữu QTG theo quy định trong Đạo luật QTG của Hoa Kỳ Theo đó, DCMA quy định hai loại công nghệ bảo vệ QTG là công nghệ kiểm soát việc tiếp cận (access control) và công nghệ kiểm soát việc sao chép (copy control) Đối với công nghệ kiểm soát việc tiếp cận, Mục 1201 của DCMA ngăn cam (i) việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ kiêm soát việc tiếp cận (access-control) và (ii) việc sản xuất, nhập khẩu, chao bán cho công chúng, cung cấp hoặc giao dich theo cách nào khác bat kỳ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, bộ phận hoặc một phần của các đối tượng trên, được thiết kế, sản xuất và thực hiện chủ yếu dé vô hiệu hóa.

Về cơ chế trách nhiệm trung gian trực tuyến, phát triển đáng ké của DMCA chính là các “cảng an toàn” được quy định tại Đạo luật về Giới hạn trách nhiệm xâm phạm QTG trực tuyến được ban hành như Phần 2 của DMCA Đạo luật đã bố sung Mục 512 vào Chương 5 của Đạo luật QTG Hoa Kỳ, điều chỉnh việc thực thi QTG, vấn đề trách nhiệm của các ISP khi thực hiện các chức năng liên quan đến việc truyền thông tạm thời, cất trữ tạm thời, lưu trữ thông tin trên hệ thống hoặc mạng lưới yêu cầu của người sử dụng và các công cụ định vị thông tin Theo đó, điều kiện miễn trách nhiệm của trung gian vận hành chức năng lưu trữ theo DMCA là không có hiểu biết thực tế hoặc hiểu biết suy đoán về những nội dung (thông tin) và hành vi bất hợp pháp Trong đó, theo Mục 512(c) Đạo luật QTG Hoa Kỳ, hiểu biết suy đoán là hiểu biết “về các sự kiện và diéu kiện từ đó hành vi hoặc thông tin bat hợp pháp là rõ rang” Ngoài ra, ISP loại này cũng có thé được miễn trách nhiệm ngay cả khi có hiểu biết thực sự hoặc suy đoán về tính bất hợp pháp của nội dung nếu gỡ bỏ hoặc chặn truy cập đối với nội dung một cách khan trương, kip thời theo cơ chế thông báo và gỡ bỏ - Notice and Takedown Hơn nữa, DMCA đã đưa ra những yêu cầu chính thức mà thông báo cần phải thỏa mãn dé có thé áp đặt nghĩa vụ chặn truy cập lên một ISP, cụ thê thông báo phải dưới dạng văn bản, được ký và xác định đầy đủ tài liệu được cho là xâm phạm, có địa chỉ của bên đề nghị và một tuyên bố rằng bên đề nghị thực sự tin rằng việc sử dụng tài liệu là không được phép của chủ thể quyền cũng như theo luật Đề tránh trách nhiệm đối với việc gỡ bỏ những nội dung không xâm phạm theo thông báo, đạo luật quy định rằng một ISP không thể bị quy trách nhiệm khi anh ta chặn truy cập một cách ngay tình dựa trên một thông

a3

Trang 35

báo hoặc dựa trên việc tin rằng nội dung là xâm phạm QTG, cho dù thực sự nội dung có thé là xâm phạm hoặc không xâm phạm (Mục 512(g)(1) và (4) của Đạo luật QTG Hoa Ky) DMCA cũng quy định rang, dé được miễn trách nhiệm, các ISP cung cấp dịch vụ

lưu trữ web khi gỡ bỏ nội dung theo thông báo phải nhanh chóng thông báo cho thuê

bao rằng việc truy cập tới trang web của anh ta đã bị vô hiệu hóa và sẽ đem nội dung trở lại khi nhận được một bản thông báo phản hồi từ chủ sở hữu website nói rằng việc gỡ bỏ là không thỏa đáng (Mục 512(g)(2) của Đạo luật QTG Hoa Kỳ) Thông báo phản hồi này cũng phải tuân theo các yêu cầu chính thức được áp dụng cho thông báo xâm phạm, nhưng đồng thời cũng có thêm một số lựa chọn về phương pháp giải quyết tranh chap (Mục 512(g)(3) của Đạo luật QTG Hoa Kỳ) Tuy nhiên, ISP có thể tiếp tục không cho phép người sử dụng tiếp cận nội dung khi nhận được thông báo phản hồi nếu như sau khi được biết về thông báo phản hồi, người đề nghị đầu tiên đã nộp đơn kiện yêu cầu lệnh của tòa án ngăn chặn việc tiếp tục xâm phạm Bên cạnh đó, dé hạn chế việc đưa ra một thông báo không đúng, DMCA quy định bất kỳ người nào cố tình xuyên tac nội dung xâm phạm khiến nội dung bị gỡ bỏ nhầm sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù cho những ton thất phát sinh từ hành vi của ISP dựa trên sự xuyên tac đó (Mục 512(f) của

Đạo luật QTG Hoa Ky).

Bên cạnh đó, với đặc trưng của một nước theo truyền thống common law, Tòa án Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng trong việc áp dụng, giải thích, hướng dẫn các vấn đề

bảo vệ QTG trong TMĐT Các văn bản này tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo

hộ QTG trong TMĐT tại Hoa Kỳ.

2.2.2 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT theo pháp luật Nhật Bản

Tại Nhật Bản, bên cạnh các quy định về chế tài dân sự, hình sự đối với bên vi phạm QTG, Luật về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người cung cấp dịch vu thông tin điện tử đặc định và sự công khai thông tin của người truyền tin được ban hành đã xác định rõ giới hạn trách nhiệm của ISP liên quan đến các thiệt hại thông thường trong TMĐT Theo quy định của Luật này, nếu không phải “trong hop ISP biết việc hưu hành các thông tin mà họ cung cấp dịch vụ trên internet làm cho quyên lợi của người khác bị thiệt hai” hoặc “trường hop họ biết việc lựu hành thông tin và có ly do chính đáng để xác định rằng họ có thể biết quyên lợi của người khác bị xâm phạm bởi sự lưu thành thông tin đó” thì dù các nhà cung cấp không áp dụng các biện pháp để phòng chống việc truyền đi các thông tin gây hại thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại!! Các biện pháp mà ISP được yêu cầu phải áp dụng đã được Hiệp hội tổ chức và người kinh doanh điện tử hướng dẫn theo từng lĩnh vực riêng biệt Theo

!! Khoản | Điều 3 Luật trách nhiệm nhà cung cấp.

Trang 36

Hướng dẫn về quyền tác giả!? Hiệp hội này ban hành, trong trường hợp có đề nghị từ những người có quyền lợi bị xâm phạm QTG, ISP phải tiến hành xác minh sự việc va có biện pháp hủy bỏ thông tin gây thiệt hại Trong trường hợp đề nghị được thực hiện thông qua “Tổ chức xác nhận độ tin cậy ” như Tô chức quản lý bản quyền và tổ chức đó đã có gửi kèm văn bản nêu đã tiến hành xác nhận một phan sự việc thi ISP có thé coi là việc xác nhận đã được thực hiện một cách thích hợp băng cách kiểm tra văn bản của tô chức xác nhận đó Tuy nhiên, các biện pháp được hướng dẫn chỉ là những khuyến nghị mang tính chất kỳ vọng người cung cấp sẽ thực hiện theo chứ không phải là những ràng buộc pháp lý mà người cung cấp có nghĩa vụ phải tuần theo Vì vậy, có ý kiến cho rằng Luật trách nhiệm nhà cung cấp không có sự rõ ràng về phạm vi nghĩa vụ áp dụng biện pháp phòng chống truyền tin của nhà cung cấp Tuy nhiên, trong Bản khuyến nghị về kiểm chứng Luật trách nhiệm nhà cung cấp do một nhóm nghiên cứu của Bộ Nội vụ thực hiện có nêu “việc quy định trong luật một cách minh thị về trường hop ISP có nghĩa vụ ap dụng hết sức khó khăn, và nếu Hướng dẫn của các Hiệp hội được vận dụng một cách thích đáng thì cũng không can thiết phải pháp điển hóa về những trường hợp ISP có nghĩa vụ áp dụng biện pháp phòng chống”.

2.2.3 Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT theo pháp luật EU

Ở cấp độ khu vực, EU đã có nhiều nỗ lực ban hành các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến QTG trong TMĐT Năm 2001, Hội đồng châu Âu đã ban hành Chỉ thị 2001/29/EC về hài hòa một số khía cạnh của QTG trong xã hội thông tin (Chỉ thị xã hội thông tin — InfoSoc) Chỉ thị yêu cầu các thành viên EC tiến hành các điều chỉnh pháp lý liên quan đến bốn quyền: quyền sao chép, quyền truyền thông tới công chúng, quyền phân phối và quyền được bảo hộ chống việc phá vỡ hoặc lạm dụng hệ thong bao vé va quan lý quyền điện tử Bên cạnh các quy định tương thích với WCT, Chỉ thị InfoSoc đã có bước phát triển khi mở rộng quyền sao chép ở Điều 2 đối với các bản sao “tric tiép hoặc gián tiếp ” và “tam thời hoặc lâu dai” di kèm với ngoại lệ tự động tại Điều 5(1) cho “hanh vi sao chép tam thoi” thoa man mot số điều kiện Vượt hơn mức yêu cầu của WCT, Chỉ thị InfoSoc không chỉ đơn giản hướng vào chống lại việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ mà còn điều chỉnh bất kỳ hành vi nào, bao gồm các hành vi mang tính chất chuẩn bị như sản xuất và phân phối cũng như dịch vụ, tạo điều kiện hoặc cho phép việc vô hiệu hóa các thiết bị này (Điều 6, Điều 7) Không có quy định cụ thê, Chỉ thi InfoSoc dành cho các quốc gia thành viên quyền tự chủ trong việc đưa ra các ngoại

lệ đôi với các hành vi vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật nhăm đảm bảo quyên tiêp cận

!ˆ Hội nghị thảo luận hướng dẫn Luật trách nhiệm nhà cung cấp, “Hướng dẫn liên quan đến QTG và Luật trách

nhiệm người cung cấp”, Xuất bản tháng 5 năm 2003, tái bản tháng 11 năm 2004, Xem tại:

http://www.telesa.or.Jp/consorttum/provider/pdfprovider 031111 1.pdf.

!3 Vũ Thị Phương Lan chủ nhiệm đề tài, Bao hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tếvà pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.

35

Trang 37

theo những ngoại lệ đã có Điều chỉnh van đề trách nhiệm đối với xâm phạm QTG của các trung gian trực tuyến, tiến triển luật pháp đáng kề nhất tại EU được phản ánh qua Chỉ thi TMĐT số 2000/31/EC (Electronic Commerce Directive ECD) năm 2000 Điều 12 đến Điều 15 của Chỉ thi ECD quy định cơ chế trách nhiệm của “nha cưng cấp dich vụ xã hội thông tin” (information society service provider — ISSP) đối với mọi loại nội dung, trừ đánh bạc và bảo vệ quyên riêng tư/dữ liệu.

Về cơ bản, điều kiện miễn trách nhiệm của trung gian vận hành chức năng này theo Chỉ thị ECD là không có hiểu biết thực tế hoặc hiểu biết suy đoán về những nội dung (thông tin) và hành vi bất hợp pháp Ngoài ra, ISP loại này cũng có thể được miễn trách nhiệm ngay cả khi có sự hiểu biết thực sự hoặc suy đoán về tính bất hợp pháp của nội dung nếu gỡ bỏ hoặc chặn truy cập đối với nội dung một cách kịp thời (theo cơ chế thông báo và gỡ bỏ - Notice and Takedown) (Điều 14).

Dé giảm trách nhiệm cho ISP và tránh việc diễn giải rộng về hiểu biết suy đoán, ECD có quy định tại Điều 15 rằng các quốc gia thành viên EC sẽ không áp đặt lên các ISP “nghĩa vụ chung trong việc tích cực tìm kiếm các sự kiện và điều kiện xác định tính hợp pháp (của thông tin và hành vi)” Cac ISP sẽ chi được coi là có hiểu biết về thông tin và hành vi bất hợp pháp khi anh ta có một lý do đặc biệt để nghi ngờ rằng hành động xâm phạm đang diễn ra Đồng thời, các ISP cũng có quyền yêu cầu các lệnh của tòa án dé “cham ditt hoặc ngăn chặn việc xâm phạm” đi kèm với nghĩa vụ phải tiết lộ danh tính của người xâm phạm đầu tiên khi nhận được lệnh của tòa án và thực hiện các hành vi cưỡng chế như chấm dứt tài khoản, chặn truy cập theo lệnh của tòa án (Điều 14, 15

2.3 Cơ chế bảo vệ quyên tác giả trong TMĐT theo pháp luật Việt Nam

Cơ sở pháp lý cho sự phát triển của TMĐT đã được hoàn thiện đáng kể, đáng chú ý

là việc ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin nắm

2006, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet va thông tin trên mạng Đặc biệt, các nội dung liên quan đến xác định phạm

vi bảo hộ và bảo vệ QTG nói chung và bảo vệ QTG trong TMĐTT đã được quy định kha

chỉ tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đồi, bố sung năm 2009, 2019 và các văn bản dưới luật như Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về QTG, quyền liên quan, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản ly nhà nước về SHTT (được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP), Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG, quyền liên quan (được sửa đổi, b6 sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thé

Trang 38

thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ QTG và quyên liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông; Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi, bố sung năm 2017 (Điều 225 quy định về tội xâm phạm QTG, quyền liên quan).

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định nhằm giải quyết các vẫn đề liên quan đến hành vi khai thác tác phẩm mới trong TMĐT, cụ thé là Khoản 2 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định quyền sao chép là “quyên của chủ sở hữu OTG độc quyên thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bắt kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gém cả việc tao ra bản sao đưới hình thức điện tir” Bên cạnh đó, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng được hiểu là “quyển của chủ sở hữu Q1GŒ độc quyên thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại

địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”.

Đồng thời, Khoản 10,12,13,14 Điều 28 Luật SHTT có quy định hành vi xâm phạm QTG trong TMĐT bao gồm hành vi:

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phâm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép

của chủ sở hữu QTG;

- Cô ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu QTG thực hiện dé bảo vệ QTG đối với tác phâm của mình;

- Cô ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, lắp ráp, bién đồi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu QTG thực hiện dé bảo vệ QTG đối với tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa có sự phân biệt giữa các bản sao điện tử cố định và các bản sao tạm thời trong quá trình truyền đưa, trình duyệt nội dung cũng như chưa có án lệ và hướng dẫn liên quan tới hành vi xem trực tuyến hay liên kết website TMDT Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa giới hạn trách nhiệm đối với việc vô hiệu hóa và tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các DRMs (Digital Right Managements — Quản lý bản quyền nội dung số) như một dạng trách nhiệm đối với hành vi tạo điều kiện cho việc xâm phạm các độc quyền của chủ sở hữu QTG Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có quy định về ngoại lệ đối với việc vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo

thực thi các hành vi sử dụng hợp lý được phép theo quy định của luật và không có quy

định về ngoại lệ đối với hành vi cung cấp các thiết bị có khả năng can thiệp vào các DRM nhưng có mục đích hợp pháp là chủ yếu.

37

Trang 39

Hon thé nữa, Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi QTG trong môi trường TMĐT như đưa ra nguyên tắc xác định mức xử phạt hành chính đối với xâm phạm QTG dựa trên hành vi xâm phạm chứ không phải là giá trị hàng hóa bi xâm phạm QTG; quy định cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm; buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm xâm phạm QTG dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số (Điều 3) Đặc biệt, Điều 20 của Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ dé tự bảo vệ QTG dưới ba dạng (xóa bỏ thông tin quản lý quyên, vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật và cung cấp thiết bị hoặc tạo điều kiện cho việc can thiệp và vô hiệu hóa DRM) với hai biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm Tuy nhiên, Nghị định không đề cập tới khả năng miễn trách nhiệm đối với các hành vi vô hiệu hóa.

Liên quan đến cơ chế trách nhiệm giới hạn đối với xâm phạm QTG của các ISP (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet), Luật Công nghệ Thông tin (CNTT) năm 2006 đã có cách tiếp cận theo chiều ngang — điều chỉnh trách nhiệm của các trung gian trực tuyến trên mọi lĩnh vực như xâm phạm quyền SHTT, thông tin mang nội dung xấu Mặt khác, theo Luật CNTT sử dụng cách phân loại và điều kiện miễn

trách nhiệm của DMCA (The Digital Millennium Copyright Act of 1998 — Luật QTG

trong kỷ nguyên kỹ thuật số năm 1998 của Hoa Kỳ) theo các chức năng chính: truyền đưa (Điều 16), lưu trữ tạm thời (Điều 17), cho thuê chỗ lưu trữ (Điều 18) và các công cụ tìm kiếm thông tin (Điều 18, 19) Theo Luật CNTT, các ISP cũng không phải chịu trách nhiệm theo đối, giám sát thông tin, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân khác, hay cung cấp thông tin về khách hàng, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thâm quyén yêu cầu (Điều 20) Tuy nhiên, cho dù có quy định về cơ chế thông báo và đỡ bỏ liên quan đến điều kiện miễn trách nhiệm của các ISP cho thuê chỗ lưu trữ và các công cụ tìm kiếm

thông tin, theo Luật CNTT, các ISP này chỉ phải dỡ bỏ các nội dung xâm phạm QTG

trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc bị bắt buộc theo lệnh của cơ quan nhà nước có thâm quyên Khi đề cập tới việc các ISP sẽ đỡ bỏ thông tin khi tự mình phát hiện, quy định này chủ yêu dựa vào sự hợp tác của ISP nhưng không có ràng buộc cho sự hợp tác này, thiếu quy định về hiểu biết thực tế và suy đoán đối với ISP Ngoài ra, việc không có quy định nào mà trên cơ sở đó chủ sở hữu QTG có thê gửi thông báo khuyến cáo ISP về hành vi xâm phạm QTG va thủ tục pháp ly dé ISP đỡ bỏ các nội dung xâm phạm sau khi nhận được thông báo đó đã làm hạn chế đáng kê việc thực thi quyền của các chủ thé

QTG tại Việt Nam.

Trang 40

Với nỗ lực đưa ra một quy định “theo chiêu dọc ” điều chỉnh trách nhiệm của các ISP liên quan đến QTG, Bộ Thông tin — Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL Khi xét tới các đối tượng áp dụng là các ISP, Thông tư đã có một bước tiến khi đề cập đến các ISP “kiểu moi” như các doanh nghiệp cung cấp dich vụ mạng xã hội trực tuyến và các doanh nghiệp viễn thông Tuy nhiên, Thông tư 07 về cơ bản chỉ quy định trách nhiệm của ISP tại Điều 5 và quy định này không có gì mới so với Luật CNTT và Luật SHTT Thông tư đã không quy định trách nhiệm đối với từng loại ISP theo chức năng hay hoạt động mà ISP thực hiện trong khi cơ chế trách nhiệm đối với các ISP thực hiện các chức năng riêng biệt chắc chắn là không giống nhau do vai trò của chúng trong việc phố biến nội dung của bên thứ ba là khác nhau Chính việc không phân loại này đã dẫn đến một số điều khoản của Thông tư không có khả năng áp dụng Vi dụ như trách nhiệm “2 ứrữ nội dung thông tin số trong hệ thong cung cấp dich vụ của mình chỉ mang tinh chat trung chuyển, tạm thời, tự động, có thời hạn, đủ dé đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của việc truyền tải nội dung ” quy định tại Điều 5.1 chắc chắn không thé áp dụng với ISP lưu trữ thông tin số Tương tự, trách nhiệm đỡ bỏ và xóa nội dung thông tin số khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thâm quyền theo Điều 5.3 của Thông tư cũng không áp dụng cho các doanh nghiệp truyền đưa đơn thuần hay cung cấp dịch vụ truy cập Internet.

Dé bao đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về

bảo hộ QTG trong quá trình hội nhập, ngày 16/06/2022, Việt Nam đã thông qua Luật

sửa đôi, bố sung một số điều của Luật SHTT Các nội dung liên quan đến bảo hộ QTG sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2023 Cụ thé, Luật sửa đổi, bố sung đã giải thích một cách chính xác, thê hiện được bản chất và sự khác biệt giữa các hành vi sao chép, truyền đạt, phát sóng tác phâm đến công chúng: bổ sung thêm các thuật ngữ mang tinh kỹ thuật trong môi trường kỹ thuật số như “biện pháp công nghệ bảo vệ quyên là biện pháp sử dụng bat kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm bảo vệ quyên tác giả, quyên liên quan đối với các hành vi được thực hiện mà không duoc sự cho phép của chủ sở hữu quyén tác giả, chủ sở hữu quyên liên quan ”, “biện pháp công nghệ hữu hiệu là biện pháp công nghệ bảo vệ quyên mà chủ thể quyên tác giả, quyên liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biếu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa thông qua các ứng dụng kiểm soát truy cập, quy trình bảo vệ hoặc cơ chế kiểm soát sao chép ”, “thông tin quản lý quyên là thông tin xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tin hiệu vệ tinh mang chương trình duoc mã hóa; về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyên tác giả, chủ sở hữu quyên liên quan và các điều kiện khai thác, sử dụng; số hiệu, mã số thể

hiện các thông tin nêu trên Thông tin quan ly quyền phải gan liên với ban sao hoặc xuát

39

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w