1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện nội dung giảng dạy môn học Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh

229 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: THS, GVC HOÀNG MINH CHIẾNTHƯ KÝ ĐÈ TÀI : ThS Phạm Phương Thảo

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀIChủ nhiệm đề tài: ThS, GVC HOANG MINH CHIEN

Trường Đại học Luật Hà NộiCác tác giả chuyên đề khoa học:

1 ThS, GVC Hoàng Minh Chiến &ThS Tống Đức Duy

Chuyên dé 1(Trường Đại học Luật Ha Nội)

2 PGS, TS Nguyễn Thi Vân Anh & ThS Phạm Phương Thảo ‹(Truong Dai học Luật Hà Nội)

6 ThS, GVC Hoàng Minh Chiến &ThS Trần Thị Phương Liên

Chuyên đê 6(Trường Đại học Luật Hà Nội)

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN I: TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA ĐÈ TÀI 1

PHAN II: CAC CHUYEN DE NGHIÊN CUU CUA DE TÀI - - 65 Chuyén dé 1: SU CAN THIET CUA VIEC NGHIEN CUU HOAN THIEN NOI DUNG GIANG DAY MON HOC “KY NANG XU LY CAC VU VIEC CANH

TRANH” TAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - 65

Chuyên đề 2: TONG QUAN NOI DUNG MON HỌC “KỸ NĂNG XỬ LÝ VU

VIỆC CẠNH TRANH ” - << 2222133133333 11113555 11111555 se 86Chuyên đề 3: HOÀN THIỆN NOI DUNG KY NANG THU LY VA DIEU TRA

CÁC VỤ VIỆC HAN CHE CANH TRANH << << < + <<<< 103

Chuyên dé 4: HOÀN THIỆN NỘI DUNG KY NĂNG XỬ LY CÁC VỤ VIỆCHAN CHE CANH TRANH - < << << << c2 c3 se *ese 125Chuyên dé 5: HOÀN THIEN NOI DUNG KY NĂNG THÂM TRA HO SƠ ĐÈ

NGHỊ HUONG MIEN TRỪ DOI VỚI CAC VU VIỆC HAN CHE CẠNH

TRANH BỊ CÁM - c0 S9 SH HH ng viên 145Chuyén dé 6: HOAN THIEN NOI DUNG KY NANG DIEU TRA, XU LY CACVỤ VIỆC CẠNH TRANH KHONG LÀNH MẠNH - - 163

Trang 5

PHẢN I:

TONG THUẬT KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI “HOÀN THIEN NOI DUNG GIANG DẠY MÔN HỌC KỸ NANG

XU LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH”

1 PHAN MỞ DAU 1.1 Tính cấp thiết đề tài

Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ để theo kịp với đời sống kinh tế thế giới Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài gia nhập vào thị trường trải dài trên tất cả các lĩnh

vực kinh doanh Lợi ích của việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp

này là rất nhiều, từ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đến chăm sóc khách hàng tốt hơn Tuy nhiên, do cạnh tranh quá khốc liệt giữa các doanh

nghiệp trong nước cũng như giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp

nước ngoài dễ dẫn đến việc xuất hiện các hành vi gây cản trở, triệt tiêu cạnh

tranh hay những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm bóp méo thị trường

cần phải được xử lý nghiêm khắc Luật cạnh tranh năm 2004 đã ra đời nhằm đáp ứng nhu câu trên với mục tiêu luôn giữ cho cạnh tranh lành mạnh tôn tại

trong nền kinh tế Việt Nam Từ quy định của pháp luật cho đến thực thi trên

thực tế lại là cả một thử thách đối với các cơ quan thi hành Luật cạnh tranh,

đòi hỏi chủ thé có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh phải có đầy đủ

các kỹ năng cần thiết để xử lý triệt dé và toàn diện vụ việc.

Với nội dung và tầm quan trọng của pháp luật cạnh tranh, việc nghiên

cứu và giảng dạy pháp luật cạnh tranh nói chung cũng như giảng dạy về các

kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh nói riêng trong các trường đào tạo luật cần

phải được quan tâm đúng mức cả về nội dung và thời lượng Tuy nhiên, thực

tiễn giảng dạy tại các trường đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam cho thấy, các

Trang 6

dù có được đề cập đến ở những mức độ khác nhau nhưng nội dung chương

trình giảng dạy còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy ngày cảng cao.

Môn học "Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh" đã được đưa vào giảng day từ học ky 1 của năm học 2015-2016 tại Trường Dai học Luật Ha Nội với sự cô

gang đầu tư của các giảng viên và các chuyên gia của Cục QLCT - Bộ Công

Thương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên, do môn học còn quá

mới mẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này nên đã làm hạn chế

khả năng của cả giảng viên và sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập và rènluyện kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề

tài: “Hoàn thiện nội dung giảng dạy môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh

tranh” là rất cần thiết dé chi rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng,

hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy cho môn học "Kỹ năng xử lý cácvụ việc cạnh tranh” trong thực trạng nghiên cứu và giảng dạy môn học này tạitrường Đại học Luật Hà Nội.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Sau một thời gian tương đối dài tìm hiểu tình hình nghiên cứu các vẫn đề

về pháp luật cạnh tranh và những kỹ năng giúp giải quyết các vụ việc cạnh tranh trên thực tế, chúng tôi nhận thấy trong các công trình khoa học đã được

công bố hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ

thống và day đủ về van dé này.

Có thé kế đến một số cuốn sách của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công

thương nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có đề cập đến các kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm:

- Vụ pháp chế, Bộ thương mại, Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp li da phương diéu chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một SỐ nước

và vùng lãnh thổ, Hà Nội, 2003.

Trang 7

- Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Báo cáo tập trung kinh té tại

Việt Nam - Hiện trạng và dự báo, Nxb Lao động, Hà Nội 2009.

- Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Thuc thi Luật thương mại lành

mạnh ở Đài Loan - Các vụ điển hình (tập 1, tập 2), Nxb Chính tri quốc gia,

Hà Nội, 2005.

Cục quản lí cạnh tranh Bộ công thương, Kiểm soát tập trung kinh tế -Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2007.

- Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Quang cáo dưới góc độ cạnh

tranh, Nxb Lao động-xã hội, 2008.

- Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Bộ phát triển quốc tế Anh,

Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh - Hướng dan nghiệp vụ nhằm xác định rào

cản đối với cạnh tranh ở các nước đang phát trién, Hà Nội, 2008.

- Cục quản lý cạnh tranh - Bộ công thương, Báo cáo rà soát các quy địnhcủa pháp luật cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội, 2012.

- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của châu Au, 2009.

Ngoài ra, một đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội

có dé cập đến việc giảng dạy môn học Luật cạnh tranh, có một số ý liên quan

đến kỹ năng giảng dạy, đó là Đề tài: “Nội dưng và phương pháp giảng dạy

luật cạnh tranh tại Trường Đại học Luật Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2004.

Bên cạnh đó, còn có một số bài tạp chí có liên quan cũng giới thiệu về kỹ

năng xử lý vụ việc cạnh tranh, như:

- Nguyễn Thị Vân Anh, “Một số bắt cập trong pháp luật điều chỉnh hành vi

hạn chế cạnh tranh của Việt Nam”, 7 ap chí luật học, số 4/20011, tr 3 - 9.

- Nguyễn Ngọc Sơn, “Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho

Trang 8

- Nguyễn Ngọc Sơn, “Hành vi định giá huỷ diệt và ứng dụng trong pháp

luật cạnh tranh của Việt Nam”, Tap chí nghiên cứu lập pháp, số 19/2008, tr.

25- 33.

- Nguyễn Thanh Tú, “Nguyên tắc lập luận hợp lí và nguyên tắc vi phạm

mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh”, Tap chi nhà nước và pháp luật, số 1/2007, tr 52 - 61.

- Trường Dai học Luật Hà Nội, Tap chi luật hoc (Chuyên đề về Luật cạnh tranh), số 6/2006.

Nhìn chung, các công trình nêu trên đều có nội dung liên quan giới thiệu về kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh ở các mức độ và phạm vi khác nhau Tuy

nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thé, chuyén sau va toan dién dé

tim ra co sở khoa học cho việc xây dung và hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy về kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh tại các trường đào tạo Luật nói

chung và trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.

1.3 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh

nhằm xây dựng nội dung môn học.

- _ Xây dựng và hoàn thiện hệ chuyên đề giảng dạy môn học Kỹ năng xử lý

các vụ việc cạnh tranh trên cơ sở thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh và kinh nghiệm giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội.

- Duara một số đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung chương trình môn học

Kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh hiện đang giảng dạy tại trường Đại họcLuật Hà Nội.

1.4 Nội dung, phạm vi nghiên cứu của Đề tài

- Cac quan điểm, tư tưởng luật học về kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh;

- Những nội dung cơ bản cần thiết cho việc giảng dạy kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh tại trường đại học.

Trang 9

- Các kỹ năng thực tiễn để giải quyết vụ việc cạnh tranh được rút ra từ

thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam;

- Thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học “Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh” tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Pháp luật cạnh tranh, thực thi luật và các kỹ năng cần thiết để thực thi

luật là một nội dung nghiên cứu rộng và phức tạp Nhóm nghiên cứu chỉ tập

trung vào những nội dung cơ bản trong pháp luật cạnh tranh, các kỹ năng xử

lý cần thiết, cũng như thực tiễn thi hành, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc hoàn

thiện nội dung giảng dạy môn hoc "Kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh” tạitrường Đại học Luật Hà Nội.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu, nhóm

nghiên cứu sẽ sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:- Phuong pháp nghiên cứu văn bản, tai liệu

- Phuong pháp chuyên gia- Phuong pháp luật so sánh

- Phuong pháp thống kê

1.6 Lực lượng tham gia đề tài

Các cộng tác viên tham gia nghiên cứu, triển khai thực hiện dé tai là những giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) thuộc Bộ môn Luật Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngoài ra, dé tài cũng tham van ý kiến của các chuyên viên Cục Quản lý

cạnh tranh, Bộ Công Thương, Hội đồng cạnh tranh Đó là những người có

nhiều năm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong

lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam.1.7 Quá trình nghiên cứu

Sau khi ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Luật Hà

Trang 10

dé tài va phân công nghiên cứu các chuyên dé cụ thé Đề tài được đánh giá

là khó, không nhiều tài liệu tham khảo nên các cộng tác viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên thường xuyên trao đổi với nhau để cùng làm rõ những van dé còn khúc mắc, còn những ý kiến tranh luận, trái chiêu.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu và thực hiện nhiều cuộc khảo sát, như: phỏng vấn thăm dò ý kiến của

một số cán bộ Cục quản lí cạnh tranh, một số chuyên gia pháp luật của Bộ Tư

pháp Trên cơ sở tài liệu thu thập và kết quả khảo sát, các cộng tác viên tiến hành viết các chuyên đề của đề tài.

2 PHAN NOI DUNG

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thành công việc va kết

quả nghiên cứu được thể hiện ở những nội dung cơ bản được trình bày dưới đây:

2.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoàn thiện nội dung giảng

dạy môn học “kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh”

2.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận của việc nghiên cứu hoàn thiện nội

dung giang dạy môn học “kỹ năng xử ly các vụ việc cạnh tranh ”

Hiện nay, trong chương trình đào tạo của trường Đại học Luật Hà Nội,

các môn học liên quan đến pháp luật cạnh tranh bao gồm: môn học Luật cạnh

tranh, môn học Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đưa

vào giảng dậy cho người học ở tất cả loại hình đào tạo (Hệ chính quy, Hệ vừa

làm vừa học, Văn bằng 2).

Van dé pháp luật cạnh tranh cũng được giảng dạy trong chương trình sau đại học với các chuyên đề giảng dạy thuộc môn Luật thương mại Riêng với

mã ngành luật kinh tế hệ chính quy, sinh viên đã được học môn “Kỹ năng xử li các vụ việc cạnh tranh” từ hoc kỳ II năm học 2015 -2016 Môn học này

Trang 11

cung cấp những kiến thức pháp lý và các kỹ năng chuyên sâu về pháp luật

dưới nhiều góc độ.

Thứ nhất, môn Luật cạnh tranh cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cạnh tranh, như: thị trường liên quan; các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế; các nhóm hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, tố tụng cạnh tranh Như vậy, môn học này mới chỉ đề cập đến những

kiến thức pháp luật về cạnh tranh dưới góc độ quản lý nhà nước, những kiến thức căn bản về bảo vệ cấu trúc thị trường, cách nhận diện các hành vi vi

phạm pháp luật cạnh tranh Cách xác định thị trường liên quan, nhận diện

hành vi, quy trình t6 tụng chỉ được mô tả về lý thuyết thông qua một vai vi dụ thực tiễn Tuy nhiên, dé người hoc hiểu sâu sắc về thực tiễn xác định thị

trường liên quan, kĩ năng điều tra, kĩ năng lấy lời khai, kỹ năng nộp hồ sơ xin

hưởng miễn trừ thì chưa đủ Hay nói cách khác, các kĩ năng chưa được phân

tích, giảng dạy một cách toàn diện và đầy đủ trong môn học Luật cạnh tranh.

Thứ hai, môn học “Kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh” đang được giảng dạy cho sinh viên năm ba hoặc năm cuối của mã ngành Luật kinh tế, đem tới những kiến thức về kĩ năng cho sinh viên Sinh viên được làm rõ

những van dé, như: cách thức viết đơn khiếu nại gửi Cục Quản lý cạnh tranh;

được tham gia các tình huống giả định như lấy lời khai, tìm vật chứng, chứng

cứ hoá tình tiết trong các án lệ của Việt Nam và nước ngoài; các phiên điều

trần mô phỏng, các đoạn băng ghi hình phiên điều trần Môn học này cụ thể

và đi sâu vào các kỹ năng, điều đó tạo ra sự năng động cho sinh viên trong quá

trình học Hơn nữa, những kỹ năng học được trong môn học này cũng giúp ích các em sinh viên nhiều trong thực tế đi làm sau này.

Thứ ba, trong điều kiện kinh tế thị trường trong hệ thống pháp luật kinh

tế, luật cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho Nhà

nước quản lý và định hướng hoạt động của thị trường Hệ thống các quy định

Trang 12

đòi hỏi của thực tiễn Dé hoàn thiện đồng bộ thé chế kinh tế thị trường, Nha nước phải xây dựng và quản lý tốt các thị trường kinh doanh mang tính riêng biệt, bao gồm: thị trường vốn, thị trường đầu tư nước ngoài, thị trường nhập khâu nguyên liệu thô, thị trường kinh doanh ngân hàng Các mảng pháp luật điều chỉnh trực tiếp của từng loại thị trường này được ra đời, như: Luật các tô chức tín dụng, Luật ngân hàng, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm,

Luật cạnh tranh trong đó, Luật cạnh tranh được coi là “bản hiến pháp của nên kinh tế thị trường” Khi tìm hiểu rõ về nền kinh tế thị trường, Luật cạnh

tranh luôn được kết nối với các đạo luật khác, như: Luật thương mại, Luật

doanh nghiệp Môn học kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh cũng tạo ra sự

kết nối giữa kĩ năng sử dụng luật cạnh tranh và các đạo luật khác Ví dụ : Khi

giảng dạy kĩ năng điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, giảng viên phải đưa ra các cơ sở pháp lý và kết nối giữa luật cạnh tranh và luật kinh doanh bảo hiểm khi đưa ra lập luận về thị trường sản pham liên quan, về khả năng thay thé sản phẩm và điều kiện pháp lý đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm'.

Việc đưa môn học “Kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh” để giảng dạy

cho sinh viên của mã ngành luật kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu và nguyên lý dao tạo là “gan lý luận với thực tiễn”, giảng dạy những nội dung khiến thức, mà xã hội đang đòi hỏi Vì vậy, đây cũng là thời điểm chín mudi dé đưa nội

dung của môn học “Kỹ năng xử lí các vụ việc hạn chế cạnh tranh” vào giảng dạy ở tất cả các hệ đào tạo trong trường Đại học Luật Hà Nội.

The tu, pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước bởi các doanh nghiệp luôn muốn có môi trường kinh doanh bình đắng, công băng.

Hiểu được các kỹ năng trong xử lí các vụ việc cạnh tranh đồng nghĩa với việc

có kha năng hiệu các cách tư vân hoặc khi có những hành vi phản cạnh tranh

: Xem chỉ tiết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại website của Hội

đông cạnh tranh : http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=99

8

Trang 13

đối với doanh nghiệp mình, người học có thé dung các kiến thức của môn học này dé tư van hoặc tự mình đòi lại quyền lợi chính đáng bị xâm phạm.

Trong môn học kỹ năng xử lí các vụ việc cạnh tranh, người học được

học cả những kĩ năng liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, các kĩ năng

xử lí vụ việc chỉ dẫn gây nhằm lẫn, quảng cáo gian dối, quảng cáo nhăm so

sánh Việc trang bị cho sinh viên của Trường Đại học Luật những kiến thức

về kĩ năng xử lí các vụ việc cạnh tranh là rất cần thiết Điều này sẽ giúp các

em sau khi ra trường có điều kiện tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, trợ giúp pháp lý và giải quyết các vụ việc vi phạm luật cạnh

x^

Thứ năm, giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập toàn cầu hoá về

kinh tế không thé “đóng khung” trong mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo luật trong phạm vi quốc gia mà phải mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại

học luật danh tiếng hàng đầu trên thế giới Điều này lại càng là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam — một quốc gia đang phát triển có trình độ giáo dục đại

học nói chung và giáo dục, đào tạo luật học nói riêng ở trình độ chưa phát

triển; bởi lẽ, chỉ có thông qua việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các

trường đào tạo luật hàng đầu của thế giới, trường Đại học Luật Hà Nội mới có

cơ hội để giao lưu học tập kinh nghiệm và tiếp cận với những phương thức giảng dạy, đào tạo mới về luật học Trên cơ sở đó, nhà trường mới có điều kiện đôi mới nội dung và cải tiến phương pháp giảng day, đào tạo nhăm cung

cấp cho đất nước một đội ngũ các chuyên gia pháp lý có đủ năng lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng mỗi quan hệ, hợp

tác đào tạo luật học với các trường đại học tiên tiến trên thế giới thì nội dung, chương trình đào tạo của trường Đại học Luật Hà Nội cần phải từng bước được đổi mới bằng việc xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy các môn

chuyên ngành, như: các môn kĩ năng trong các lĩnh thương mại, lao động, môi

Trang 14

Thứ sáu, hiện nay trường Đại học Luật Hà Nội là trường trọng điểm về dao tạo cán bộ về pháp luật theo quyết định 549/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2013” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé trường Dai học Luật Ha Nội trở thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật thì một trong những giải pháp cơ bản là đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy; xây dựng thêm nhiều môn học mới, nhiều chuyên ngành mới

trong đó có môn kĩ năng xử lí các vụ việc cạnh tranh Chỉ như vậy, nội dung

đào tạo nhà trường mới cập nhật với thực tiễn và đáp ứng sự kì vọng của xã hội.

2.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn của việc nghiên cứu hoàn thiện

nội dung giáng dạy môn học “ky năng xứ lý các vụ việc cạnh tranh ”

Thứ nhát, hiện nay nước ta đã có nhiều cơ sở đào tạo luật học lớn, bao

gồm : Trường Đại học Luật Hà Nội, trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí

Minh, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật trực thuộc

Đại học Huế Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo luật khác như Khoa Luật —

Đại học Cần Thơ, khoa Luật — Đại học Da Lat, Khoa Luật - Viện Đại hoc Mo Hà Nội Qua khảo sát nội dung, chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạoluật lớn ở nước ta chưa có môn học kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh trong cả chuyên ngành Luật Kinh tế và chuyên ngành Luật học nói chung (ngoại trừ ngành Luật Kinh tẾ - Trường Đại học Luật Hà Nội) Nội dung chương trình giảng dạy chuyên ngành Luật Kinh tế hiện nay ở nhiều cơ sở đào tạo luật lớn

(ngoại trừ đại học Luật Hà Nội), chủ yếu vẫn là những môn học truyền thống

được xây dựng, như: Luật thương mại, Luật Lao Động, Luật tài chính, Luật

môi trường Những môn học luật mới, như: Luật cạnh tranh, Luật kinh

doanh bảo hiểm mới được cập nhật với nền kinh tế thị trường Những môn học kĩ năng về luật thì thường chỉ có những môn học kỹ năng truyền thống, như:

kỹ năng hành nghé luật, kỹ năng xây dựng hợp đồng, kỹ năng tư van Môn học

? quyết định 549/qd-ttg ngày 4 tháng 4 năm 2013 phê duyệt dé án tổng thé “xây dựng trường đại học luật hà nội và trường

đại học luật thành phô ho chí minh thành các trường trọng điêm dao tạo cán bộ về pháp luật”

10

Trang 15

“kỹ năng xử li các vụ việc cạnh tranh” mới chỉ có Trung tâm Pháp luật cạnh tranh, nay là Bộ môn Luật Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng -Khoa Pháp Luật Kinh tẾ - Trường Đại học Luật Hà Nội đảm nhiệm giảng dạy.

Tuy nhiên, môn học “Kỹ năng xử li các vụ việc han chế cạnh tranh” cần được

tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung để bổ sung nâng cao chất lượng và

đồng bộ kiến thức khoa học.

Thứ hai, số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không

lành mạnh trên thực tế ngày càng gia tăng Theo số liệu do Cục Quản lí Cạnh tranh tổng hợp, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm Cục Quản lí Cạnh tranh

thực hiện điều tra tiền tố tụng từ 10 đến 12 vụ việc liên quan đến các hành vi

hạn chế cạnh tranh Đồng thời, thông qua quá trình điều tra, xử lý 08 vụ việc hạn chế cạnh tranh, với gần 70 doanh nghiệp bị điều tra, các cơ quan cạnh

tranh đã ra quyết định xử lý; tiếp nhận hơn 300 khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tiến hành điều tra tổng số 158 vụ và ra quyết định xử phạt trong 150 vụ đã điều tra'.

Như vậy, số lượng vụ việc về cạnh tranh cần được tư vẫn và xử lí là nhu

cầu đặt ra của xã hội Việc giảng dạy môn học kỹ năng xử lí vụ việc cạnh

tranh là đáp ứng đòi hỏi tư van về lĩnh vực cạnh tranh.

Thứ ba, kiềm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh là

đòi hỏi cấp bách trong việc hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế ở nước ta hiện

nay Dé thực hiện đòi hỏi này, một trong những giải pháp là phải đào tạo được

một đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp lý có đủ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ

về pháp luật cạnh tranh nói chung và kĩ năng xử lí các vụ việc cạnh tranh nói riêng Hơn nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang rất thiếu những luật sư,

chuyên gia pháp lý giỏi về pháp luật cạnh tranh Trong rất nhiều trường hợp

khi phải đối mặt giải quyết các khó khăn trong các vụ kiện về cạnh tranh, các vụ việc về tập trung kinh tê, các thủ tục xin hưởng miễn trừ chủ doanh

Trang 16

nghiệp không có được sự tư van, trợ giúp từ các chuyên gia pháp ly tinh thông về van dé này Cụ thể, vào tháng 5/2008 nhăm tránh tinh trạng các doanh

nghiệp thi nhau phá giá, hiệp hội thép Việt Nam đã thống nhất với các doanh

nghiệp trong cuộc họp là ngừng giảm giá, giữ giá ở mức 13,5 triệu déng/tan đến 14 triệu đồng/tấn Đây duoc xem là hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng VSA lại thực hiện thoả thuận An định giá này một cách công khai do thiếu hiểu biết và thiếu sự tư van về kiến thức luật cạnh tranh."

Thi tư, qua trao đôi, tiếp xúc với những cựu sinh viên của trường Đại

học Luật Hà Nội đang công tác tại công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng

tư van pháp luật cho thay khá nhiều các vụ việc cần tư van đề về cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh Để giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả các tranh chấp này, họ phải sử dụng chủ yếu kiến thức pháp luật về cạnh

tranh Tuy nhiên, mảng kiến thức pháp luật về lĩnh vực này chưa được trang bị một cách chuyên sâu trong thời gian học tập tại trường đại học, vì vậy những

luật sư này thiếu các kĩ năng tư vấn chuyên sâu trong các vụ việc cạnh tranh, họ phải tra cứu, tự nghiên cứu, tìm hiểu rất vất vả và tốn kém nhiều thời gian.

Do đó phải hoàn thiện chuyên sâu nội dung về kỹ năng xử li các vụ việc cạnh tranh và đưa giảng dạy môn học này vào nội dung chương trình giảng dạy của trường Đại học Luật Hà Nội để trang bị những kiến thức, kĩ năng pháp luật cần thiết cho việc hành nghề luật của sinh viên trong tương lai.

Thứ năm, không phải bat cứ kĩ năng về xử lí các vi phạm pháp luật

trong một đạo luật nào cũng được đưa vào giảng dạy thành một môn học trong

các cơ sở đào tạo luật Việc xây dựng một môn học dé giảng dạy cho sinh viên

phải xuất phát từ vị trí, vai trò của lĩnh vực pháp luật đó đối với sự phát triển của xã hội, tính cấp thiết, nhu cầu của thực tiễn cũng như nguyên lý, phương

châm, mục tiêu giáo dục Tiếp cận theo khía cạnh nhận thức này thì việc

nghiên cứu, hoàn thiện nội dung môn học kỹ năng xử lí các vụ việc cạnh tranhlà rat cân thiệt, vì pháp luật cạnh tranh nói chung và kỹ năng xử li các vụ việc

* Cục quản lý cạnh tranh điều tra việc giữ giá thép — Thời báo Kinh tế Sài Gòn , 16/10/200812

Trang 17

cạnh tranh nói riêng là một van đề được xã hội quan tâm, cạnh tranh bình đăng sẽ tạo ra động lực dé phat triển, là một cầu thành không thê thiếu của nền kinh tế thị trường.

Việc nghiên cứu, hoàn thiện môn học “Kỹ năng xử lí các vụ việc cạnh tranh” cũng góp phần cho việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về

cạnh tranh Mặt khác, số lượng tranh chấp vì chi dẫn gây nhằm lẫn, quảng cáo so sánh, bất hàng đa cấp bất chính ngày càng tăng lên về số lượng, giá trị tài sản, tính chất, mức độ phức tạp Do đó, nhu cầu của xã hội đang đặt ra áp lực đối với các cơ sở dao tạo luật nói chung và trường Đại học Luật Hà Nội nói

riêng phải nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện nội dung giảng dạy môn học“Kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh” và đưa nội dung môn học này vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ở tất cả các hệ dao tạo.

Thứ sáu, trong lĩnh vực đào tạo luật học, trường Đại học Luật Hà Nội là

cơ sở đảo tạo luật học lớn nhất cả nước, có bề dày kinh nghiệm gần 40 năm và đạt được những thành tích đáng tự hào Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh với các cơ sở đạo tạo luật học khác, nhà trường cần không ngừng

đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo Có

như vậy, trường Đại học Luật Hà Nội mới giữ vi trí tiên phong trong hệ thống dao tạo luật học ở nước ta và từng bước khang định uy tín, vị trí trong hệ

thống các trường đại học luật trong khu vực Chính vì vậy, việc đưa các môn học kỹ năng mới vào nghiên cứu chuyên sâu (trong đó có môn học kỹ năng xửli các vụ việc cạnh tranh) trong chương trình giảng day của trường Đại học

Luật Hà Nội là một trong những hướng đi đúng dan dé đạt kì vọng này.

Tht bảy, nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu “tối thượng” đối với

trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đảo tạo luật khác trong cả nước.

Chất lượng đào tạo của các trường đại học được kiểm chứng ở năng lực, trình

độ chuyên môn, phương pháp tiếp cận, các kỹ năng và khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh của người học khi ra trường Một cơ sở có chất

Trang 18

thích nghi và từng bước khang định được năng lực trong các vị trí công tác.

Việc nghiên cứu, hoàn thiện nội dung giảng dạy môn học “Kỹ năng xử lý các

vụ việc cạnh tranh” trong chương trình giảng dạy của trường Đại học Luật Hà

Nội là một trong những việc làm đi theo đúng định hướng này.

Thứ tam, dé thực hiện nguyên lý giáo dục “lý luận gắn với thực tiễn”, “nhà trường gắn với xã hội”; đồng thời giữ vững vị thế của trường Đại học

Luật Hà Nội đặt trong mối quan hệ với các cơ sở dao đạo luật học khác ở Việt

Nam thì việc không ngừng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Với việc nghiên cứu hoàn thiện nội dung giảng dạy và

đưa vào giảng dạy nhiều môn học mới đáp ứng đòi của của kinh tế thị trường

(trong đó có môn kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh) không chỉ làm tăng

tính cuốn hút cho sinh viên hệ chính quy mà còn nâng cao tính hấp dẫn đối với cán bộ, công chức hiện đang công tác, làm việc ở cơ quan nhà nước, các

doanh nghiệp có nhu cầu được trang bị một cách có hệ thống kiến thức pháp luật để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Đây cũng là điều chúng ta đáng lưu tâm trong bối cảnh lĩnh vực đào tạo luật học đang có sự cạnh tranh

gay gắt về thị phần giữa các cơ sở đảo tạo.

2.2 Tong quan nội dung môn học “Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh”

2.2.1 Khái quát về kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh

2.2.1.1 Khái niệm ki năng xử lý vụ việc cạnh tranh

Kỹ năng là khái niệm học thuật bắt nguồn từ các nước phát triển, từng

bước du nhập vào Việt Nam sau thời kỳ đổi mới, được sử dụng phô biến trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, ví dụ : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

mềm, kỹ năng thuyết trình và sau này ngày mở rộng trong nhiều lĩnh vực Kỹ năng là khái niệm học thuật bắt nguồn từ các nước phát triển, từng bước du

nhập vào Việt Nam sau thời kỳ đổi mới, được sử dụng phô biến trong các lĩnh vực dao tạo nguồn nhân lực, ví dụ : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình và sau này ngày mở rộng trong nhiều lĩnh vực.

14

Trang 19

Kỹ năng thường được chia làm hai dạng : Kỹ năng chung và kỹ năng cụ

thé trong từng lĩnh vực Kỹ năng chung có thé bao gồm kỹ năng quản ly thời

gian, làm việc nhóm, lãnh đạo, tạo động lực cho bản thân và người khác Kỹ

năng cụ thể có tác dụng với chỉ một công việc nhất định “Như vậy, hiểu một cách chung nhất, kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn, phương pháp làm việc, nghệ thuật ứng xử của mỗi cá nhân để thực hiện một

công việc nhất định Kỹ năng được hình thành từ hai “nguồn” chính từ quá trình tích luỹ kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân và từ quá trình đào tạo

kiến thức về kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau.

Theo từ điển Oxford’, kỹ năng là khả năng vận dụng dé làm tốt một công

việc nào đó thường có được qua dao tạo hoặc kinh nghiệm (the ability to do

something well, usually gained through trainning or experience).

Pháp luật kiểm soát hành vi cạnh tranh quy định việc kiểm soát các thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vi trí độc quyền, tập

trung kinh tế và chống cạnh tranh không lành mạnh Pháp luật xử lý hành vi

cạnh tranh hướng tới những hành vi cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh Nhu đã nói ở trên, không phải hành vi cạnh tranh nào cũng trai pháp luật, cho nên chỉ những hành vi cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh (hành vi bị cấm thực hiện, không được miễn trừ, gây thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường kinh doanh, mất cân băng cạnh tranh trên thị

trường) mới là đối tượng điều chỉnh của chế định xử lý hành vi cạnh tranh.

Nội dung của chế định xử lý hành vi cạnh tranh bao gồm những quy định về

điều tra hành vi vi phạm, ra quyết định xử lý đối với hành vi vi phạm và cả việc xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các hành vi vi phạm Do đó, kỹ năng

xử lý vụ việc cạnh tranh là lĩnh vực chuyên môn của cơ quan cạnh tranh, thuộcvê nghiệp vụ chuyên môn của các chuyên viên cơ quan theo “nghĩa hẹp”, theo

Trang 20

“nghĩa rộng” đây là môn kĩ năng dành cho nhiều đối tượng như doanh nghiệp,

thâm phán, luật sư, công chức, viên chức

2.2.1.2 Đặc điểm của kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh

- Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh được hiểu theo “nghĩa hẹp "là kĩ năng

chuyên môn của cơ quan xử lí các vụ việc cạnh tranh Tuy nhiên, theo “nghĩa

rong”, đây là kĩ năng phù hợp với nhiễu đối tượng như doanh nghiệp, luật sư, thẩm phán, người tư vấn luật

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan cạnh tranh Việt Nam bao gồm cơ quan quan lý cạnh tranh tức Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh

tranh Vụ việc cạnh tranh thì được phân thành hai loại đó là vụ việc liên quan

đến hành vi hạn chế cạnh tranh và vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh.

Nếu như đối với xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chỉ cần sự tham

gia của Cục quản lý cạnh tranh thì việc xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh đòi

hỏi sự phối hợp của cả hai cơ quan là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm các bước cơ bản như điều tra, ra quyết

định xử lý đối với các hành vi vi phạm Trong quá trình tiến hành điều tra, đòi

hỏi rất nhiều các kỹ năng mềm khác như thâm vấn, lay loi khai, kham xét tru

sở Ngay ca việc lập báo cáo điều tra cũng cần tuân thủ đúng những nội dung,

biểu mẫu mà pháp luật quy định Việc ra quyết định đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải nam vững các quy định của Luật Cạnh tranh về chế tài xử lý, các hình thức xử phạt, trình tự thủ tục để ra quyết định Tất cả những kỹ năng đó

đều thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên cơ quan cạnh tranh như các điều tra viên của Cục quản lý canh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh,

thư ký phiên điều trần Vì vậy khi nghiên cứu về kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh là chúng ta đang nghiên cứu dưới góc độ chuyên môn thực tiễn của

các chuyên viên cơ quan cạnh tranh Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu vừa phải kết hợp kiến thức về mặt pháp luật cũng như kiến thức thực tiễn được đúc

rút qua các vụ việc thực tê mà cơ quan cạnh tranh đã điêu tra và xử lý.

16

Trang 21

- Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh gắn với các vụ việc cạnh tranh cụ thé

Mặc dù thực tiễn áp dụng pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong hơn mười

năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng việc áp dụng pháp luật luôn đòi hỏi phải có tính thực tế Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng cần được tổng hợp

từ những kinh nghiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trên thực té Những vu

việc này được đặt trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội của Việt Nam, phản ánh được những yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thực trạng thực

thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.

Ngoài ra, tính cụ thể cũng là một trong những yếu tố cần được đề cao

trong kỹ năng xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh Bởi mỗi vụ việc cạnh tranh sẽ có những đặc điểm riêng, cách thức tiếp cận riêng từ phía cơ quan cạnh tranh Do đó khi đi phân tích và nghiên cứu các kỹ năng xử lý vụ việc

cạnh tranh, chúng ta cần gan kỹ năng đó với các vu việc thực tiễn cụ thé Với

mỗi vụ việc cạnh tranh cụ thé sẽ đưa ra những kinh nghiệm mang tính đúc rút riêng biệt, nhằm đánh giá vụ việc cạnh tranh trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định.

- Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh có tính mêm dẻo và linh hoạt

Một trong những đặc điểm quan trọng của pháp luật cạnh tranh là tính

mềm dẻo và linh hoạt Điều này thể hiện ở chỗ pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi

hành luật cạnh tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt Bởi cạnh

tranh chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường nên

rất đa dạng, phong phú Có những hành vi ở thời điểm này được xác định là

gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng ở một thời điểm, hoàn cảnh khác thì hành vi đó lại không xâm hại đến lợi ích công và

không đáng bị ngăn can’.

Chính vì vậy kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh cũng đòi hỏi tính mềm

dẻo và linh hoạt Việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn luôn đòi hỏi tính mềm

Trang 22

dẻo linh hoạt và cụ thể (tức tùy thuộc vào thực tế), tuy nhiên đối với việc áp

dụng pháp luật cạnh tranh đặc điểm này lại càng được dé cao Cu thé, cung một dạng hành vi phan cạnh tranh, tuy nhiên co quan cạnh tranh có thé có

cách thức tiếp cận khác nhau Việc xem xét tác động, ảnh hưởng của hành vi tới thị trường phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá mang tính chủ quan của

chuyên viên cơ quan cạnh tranh Ngay cả việc xác định sức mạnh thị trường

của doanh nghiệp, cũng không thể yêu cầu một số liệu cơ học mang tính chính xác tuyệt đối Do đó cơ quan cạnh tranh nói chung cũng như chuyên viên của cơ quan này nói riêng cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng, am hiểu thị trường để đưa ra đánh giá mang tính mềm dẻo linh hoạt nhưng lại có độ tin

cậy cao.

2.2.2 Khái quát về môn hoc kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh

Môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh nằm trong nhóm môn học kỹ năng chuyên môn Tuy nhiên, khác với các môn học kỹ năng tư vấn chuyên môn, phạm vi áp dụng của môn học này có tính chuyên biệt hơn Các môn kỹ

năng tư vấn chuyên môn, thường cung cấp cho sinh viên những kỹ năng nói chung về các bước tư vấn, áp dụng pháp luật và thường nghiêng về kỹ năng của các nhà tư vẫn Môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh lại cung cấp

cho sinh viên kỹ năng để trở thành các “chuyên viên tương lai” của cơ quan cạnh tranh Việt Nam Tuy nhiên, cũng có thê thấy rằng thông qua việc nghiên cứu môn học kĩ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh, người học sẽ nắm vững hơn về trình tự thủ tục giải quyết một vụ việc cạnh tranh, từ đó có thê đưa ra

những tư vấn pháp lý phù hợp nếu có yêu cầu Cụ thể, trong nội dung môn học kỹ năng sẽ cung cấp cho người học cách thức thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh.

Vi dụ như nội dung đơn khiếu nai cần đảm bảo những yêu cầu nao, cách thức

gửi đơn, thời điểm hồ sơ được thụ ly Những kiến thức kỹ năng nay rất cần

thiết trong tư vấn đối với doanh nghiệp khi tham gia tố tụng cạnh tranh Và để

đạt được hiệu quả như mong muốn, môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh

cân đặt ra những yêu câu và nội dung cụ thê như sau:

18

Trang 23

2.2.2.1 Yêu cầu nội dung của môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh - Môn học can cung cấp những hiểu biết toàn điện về hoạt động xử ly vụ

việc cạnh tranh.

Mặc dù để được học môn kỹ năng, hầu hết sinh viên đều phải học qua môn

tiên quyết là luật cạnh tranh Môn Luật cạnh tranh đã cung cấp đầy đủ cho các

em những kiến thức pháp lý về hành vi cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh và xử lý

vi phạm Tuy nhiên ở môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh, yêu cầu kiến

thức về hoạt động xử lý vụ việc cạnh tranh cần được đây mạnh hơn nữa, theo hướng các bạn sinh viên cần phải có những hiểu biết toàn điện và sâu sắc về hoạt động này Cụ thể những quy định pháp luật về trình tự thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh bị cam cũng như chế

tài xử lý các hành vi này, điều kiện để các hành vi bị cắm có thể được hưởng

miễn trừ Vì vậy trong nội dung các chuyên đề, các tác giả luôn cô gắng khái

quát lại các quy định pháp luật và đặc biệt nhân mạnh ở các nội dung liên

quan đến trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh.

- Môn học dua ra được các nguyên tắc trong quá trình diéu tra xử ly các vụ

việc cạnh tranh.

Như đã trình bày ở phần đặc điểm, kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh đòi hỏi

sự mềm dẻo và linh hoạt Chính vì vậy, việc đề ra những nguyên tắc cơ bản trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh hết sức quan trọng Tránh

việc áp dụng pháp luật một cách mềm dẻo, linh hoạt quá mức, dẫn đến áp dụng sai cơ bản những quy định chung mà pháp luật đề ra Ví dụ, về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh có thé tiễn hành gia hạn nhiều

lần để kéo dài khoảng thời gian điều tra vụ việc Việc kéo dài thời hạn điều tra là để làm sáng tỏ thêm những tình tiết, chứng cứ của vụ việc cạnh tranh mà cơ

quan cạnh tranh đang tiến hành điều tra Tuy nhiên cơ quan cạnh tranh cũng

không thể kéo dài thời hạn này một cách tùy tiện, mà cần phải có đề xuất xin

kéo dài thời hạn điều tra, căn cứ xin đề xuất, quan trọng hơn là phải đảm bảo

Trang 24

quy định Như vậy, cần đặt ra các nguyên tắc trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh là một trong những yêu cầu quan trọng trong kỹ năng xử lý vụ

việc cạnh tranh.

- Ngoài những kiến thức pháp lý được quy định trong văn bản pháp luật, môn học cũng cung cấp thêm một số kĩ năng “mêm” trong quá trình điều tra

xử ly vụ việc cạnh tranh.

Kỹ năng “mềm” này sẽ không được quy định trong các văn bản pháp luật,

mà đòi hỏi người áp dụng phải trải qua thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm Cụ thẻ, luật chỉ quy định về các bước điều tra, thời hạn điều tra, cách thức điều tra như thu thập chứng cứ, lay lời khai, lập báo cáo điều tra Tuy nhiên làm thé nào để thu thập chứng cứ một cách hợp pháp, việc khám xét trụ sở nên được tiến

hành vào khi nao, theo trình tự nào, việc đánh giá độ tin cậy của chứng cứ trên

thực tế ra sao, hay việc lập bảng hỏi trước lúc lấy lời khai cần đảm bảo những yếu tố nào là những kỹ năng mềm không được quy định trong luật Do đó

những nội dung nay cần được lồng ghép trong các chuyên dé của môn học kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh tranh.

- Môn hoc cần dua ra được các vụ việc thực tế gắn với quy định của pháp

luật thực định từ đó rút ra các nhận xét và bài học kinh nghiệm

Quá trình phân tích, tìm hiểu các nội dung của vụ việc cạnh tranh cụ thể, sẽ mang lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong xử lý vụ việc cạnh tranh.

Vì vậy trong nội dung các chuyên đề môn học kỹ năng xử lý các vụ việc cạnh

tranh, các tác giả cần phân tích được các vụ việc cạnh tranh trên thực tế từ đó

khái quát thành những kỹ năng cần thiết trong quá trình điều tra xử lý vụ việc

cạnh tranh Cũng cần lưu ý rằng việc phân tích các vụ việc cạnh tranh trên

thực tế cần gan với các quy định pháp luật thực định, nhằm thể hiện việc áp

dụng pháp luật của cơ quan cạnh tranh.

- Môn học can dua ra các quy định pháp luật mang tính thực tiễn, các tài liệu cụ thể, trực tiếp trong quá trình áp dụng pháp luật.

Một trong những yêu cầu cơ bản của môn học kỹ năng, đó là người học cần

20

Trang 25

áp dụng được kiến thức pháp luật trên thực tiễn dé làm việc Vì vậy những quy

định pháp luật về trình tự thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh rất quan trọng Ngoài những quy định pháp luật mang tính thực tiễn đó, những nội dung pháp

luật cần được thê hiện cụ thê trong các văn bản, biểu mẫu mà cơ quan cạnh

tranh áp dụng Do đó trong môn học kỹ năng, việc đưa ra giới thiệu các tài

liệu cụ thể, những biểu mẫu hay các quyết định cụ thé, cũng như hướng dẫn cách ghi biểu mẫu, cách soạn thảo quyết định, xác lập hồ sơ, đánh giá các tài liệu chứng cứ cụ thể rất quan trọng Những nội dung này cần được đưa vào từng chuyên đề với những nội dung cụ thể liên quan đến quá trình điều tra, xử

lý vụ việc cạnh tranh.

2.2.2.2 Cách thức phân loại nội dung môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnhtranh.

Phân loại nội dung môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh hay cách sắp xếp nội dung môn học theo chỉnh thể nhất định Theo đó, có hai cách thức phân loại như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, có thể

sắp xếp nội dung môn học kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh như sau: - Kỹ năng thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

- Kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh

- Ky năng ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

- Kỹ năng thâm định hồ so đề nghị hưởng miễn trừ đối với vụ việc han

chế cạnh tranh bị cắm

- Ky năng giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh

Cách thức phân loại này, được áp dụng trong việc xây dựng đề cương môn

học Kỹ năng xử lý vụ việc cạnh tranh Uu điểm của cách phân loại này đó là

đi theo trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh từ lúc bắt đầu cho tới khi

kết thúc, giúp người học dé dang nắm bắt được quá trình xử lý vụ việc cạnh

Trang 26

tranh Ngoài ra việc sắp xếp các nội dung theo trình tự thống nhất này, khiến

các nội dung môn học được bố cục theo một chỉnh thé thống nhất, không bị

trùng lắp Tuy nhiên, điểm hạn chế trong cách bố cục này đó là không làm rõ được sự khác biệt trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và

vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, căn cử theo từng loại vụ việc cạnh tranh, có thé phan thanh:

- Kỹ năng điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Trong kỹ năng điều tra xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ bao gồm các nhóm kỹ năng như sau:

+ Kỹ năng thụ lý, điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh + Kỹ năng xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh

+ Kỹ năng thâm tra hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với các hành vi han

chế cạnh tranh bị cắm

- Ky năng điều tra, xử ly các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Cách thức phân loại này khắc phục được hạn chế trong cách phân loại thứ

nhất, đó là làm rõ được sự khác biệt trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh

tranh không lành mạnh và vụ việc hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên cũng như đã

phân tích ở trên, cách thức phân loại này có thé dẫn tới sự trùng lặp trong một số nội dung Cụ thể về kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh, mặc du có những sự khác biệt cơ bản, song nói đến kỹ năng điều tra, chúng ta đều phải tập trung phân tích các yêu tố cơ bản như việc thu thập chứng cứ, sắp xếp, đánh giá và

phân loại chứng cứ Cách thức thu thập chứng chứ như khám xét trụ sở, lập

bảng hỏi, lấy lời khai hay tìm hiểu các số liệu chuyên ngành có liên quan

Những kỹ năng này được coi là kỹ năng cơ bản trong điều tra vụ việc cạnh tranh nói chung bao gồm cả hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.

Có thê thấy cả hai cách thức phân loại hay sắp xếp nội dung môn học kỹ

năng xử lý vụ việc cạnh tranh đều có những thế mạnh và những hạn chế riêng Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này, tập thê tác giả lựa chọn cách thức phân

22

Trang 27

loại thứ hai để làm bố cục sắp xếp các chuyên đề Mong muốn của các tác giả,

là nhằm làm nỗi bật kỹ năng xử lý các loại vụ việc cạnh tranh khác nhau Việc

bố cục như vậy, cũng giúp các tác giả tập trung phân tích các vụ việc cạnh tranh cụ thể trên thực tế, đồng thời đưa ra được những tài liệu, biéu mẫu áp

dụng pháp luật có liên quan.

Trước đây, khi mới lần đầu giảng dạy môn học Kỹ năng xử lý các vụ việc

cạnh tranh cho Khóa 37 mã nghành Luật kinh té vào năm học 2015 -2016, bộ

môn đã cấu trúc Đề cương môn học theo cách phân loại thức nhất Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, các giảng viên cũng đã nhận thấy được những hạn chế của cách phân loại này Việc bố trí thời gian giảng dạy các vấn đề theo cách phần loại này cũng gặp nhiều vướng mắc Vì vậy đề tài này được xem là

một trong những bước quan trọng, trong việc đổi mới và hoàn thiện nội dung giảng dạy môn học kỹ năng xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh.

2.3 Hoàn thiện những nội dung cơ bản của môn học kĩ năng xử lý các

vụ việc cạnh tranh

2.3.1 Hoàn thiện nội dung kỹ năng thụ lý và điều tra các vụ việc han chế cạnh tranh

2.3.1.1 Kỹ năng tiếp nhận hồ sơ đề tiến hành điều tra

(i) Nơi tiếp nhận và cách thức gửi đơn khiếu nại

Văn phòng Cục quản lý cạnh tranh chính là nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị

điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh Đề tiễn hành điều tra các vụ việc hạn

chế cạnh tranh trên hai cơ chế :

- Thứ nhất, Cục quản lý cạnh tranh tự phát hiện để điều tra các vụ việc

hạn chế cạnh tranh

- Thứ hai, có đơn khiếu nại của bên bị đơn về các vụ việc hạn chế cạnh

tranh

Trong cơ chế thứ hai, bên liên quan có thé cử người đại diện gửi bộ hồ

sơ đề nghị điều tra đến văn phòng Cục quản lý cạnh tranh băng cách trực tiếp

Trang 28

nộp hồ sơ là văn phòng Cục quản lý cạnh tranh số 25 Ngô Quyền, Ha Nội Mặc dù Cục quản lý cạnh tranh hiện có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí

Minh và Đà Nẵng, nhưng các văn phòng đại diện này cũng chỉ có nhiệm vụ

tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ của các bên liên quan và chuyền lên Cục.

Ngay sau khi Văn phòng Cục quản lý cạnh tranh nhận được hồ sơ vụ

việc, cơ quan này sẽ lập tức trình lên Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh hoặc

Cục phó phụ trách nội dung liên quan.

Trong thời gian 7 ngày (không ké thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ), bên tiếp

nhận hỗ sơ ở đây là đại diện Cục quản lý Cạnh tranh phải có trách nhiệm thông báo có chấp nhận đơn khiếu nại và hồ sơ của bên nguyên đơn hay không Nếu không chấp nhận phải nêu rõ lí do Trong trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc hạn chế cạnh tranh không đủ tài liệu quy định tại khoản 3 điều 58 Luật cạnh tranh, co quan quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ

sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cạnh tranh có thé gia han 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của

bên khiếu nại.

(ii) Nội dung đơn khiếu nại trong hô sơ khiếu nại vụ việc hạn chế

cạnh tranh

Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thẳm quyền nhận thụ lý hồ sơ

thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh.

> Don khiéu nai trong hồ sơ khiếu nại vụ việc hạn chế cạnh tranh phải có các nội dụng chính sau đây”:

v“ Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại Tên, địa chỉ của bên khiếu nại.

Tên, địa chỉ của bên bị khiếu nại.

Tên, địa chỉ của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan (nêu có).

Š Điều 45 Nghị định 116 ND/CP 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh24

Trang 29

Y Ho, tên, địa chỉ của người làm chứng(nếu có)

+“ Chứng cứ dé chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp v Các thông tin khác mà bên khiếu nại xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh

Chữ ký hoặc điểm chỉ của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là cá nhân; chữ ký và dấu của đại diện hợp pháp của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là tổ chức

Lưu ý : Các tài liệu như : chứng cứ dé chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà bên khiếu nại xét thấy cần thiết

cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh nên được lập thành phụ lục kèm theo

đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc hạn chế cạnh tranh

2.3.1.2 Kỹ năng thụ lí hồ sơ khiếu nại của vụ việc hạn chế cạnh tranh Trong thời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành kiêm tra tính đầy đủ

và hợp pháp của hồ sơ Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Cạnh tranh, cơ quan

quan lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không

quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cạnh tranh có thé gia hạn 1 lần không qua 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.”

Cơ quan quản lý cạnh tranh trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Cạnh tranh;

- Vụ việc không thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan quản lý cạnh

- Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan

quản lý cạnh tranh đúng thời hạn.

Trang 30

Bên khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh

tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh trả lại.

Trong thoi han 07 ngày làm việc kê từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công thương phải ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên việc trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;

- Yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh tiễn hành thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ

việc cạnh tranh.

Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng

chi phí xử ly vụ việc cạnh tranh trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được

thông báo của cơ quan quản lý cạnh tranh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm

ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tam ứng chi phi xử lý vụ việc

cạnh tranh.

Trong thực tế giảng dậy về nhóm kĩ năng này, giáo viên cần đưa ra các vụ việc thực tiễn tại Việt Nam dé mô ta quá trình thụ lý hồ sơ Ví dụ : vụ việc 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là vụ việc do cơ quan quản lý cạnh tranh nhận được đơn khiếu nại hay tự phát hiện để điều tra, hoặc đưa ra câu

hỏi để sinh viên tìm hiểu về vụ việc bia Lazer của Tập đoàn Tân Hiệp Phát trên cơ chế nộp hỗ sơ sẽ như thế nào Điều này đòi hỏi người dạy cần phải kiến thức thực tế về các vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam Vụ việc Tân Hiệp Phát là minh chứng rõ ràng cho cơ chế nộp đơn khiếu nại và làm rõ kĩ

năng thụ lí hồ sơ của các vụ việc hạn chế cạnh tranh : “Cổng ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Tán Hiệp Phái (Tân Hiệp Phát) là doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh bia mang nhãn hiệu Laser Công ty Liên doanh Nhà máy

26

Trang 31

Bia Việt Nam (VBL) là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm bia, trong đó có bia Heineiken, Tiger VBL kỷ các hợp dong với các đại lý độc quyên trong đó yêu cau không được quảng cáo, giới thiệu, bán hàng cho các hãng bia khác Tân Hiệp Phát đã gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh đơn khiếu nại VBL vi phạm Luật Cạnh tranh ”'” Ö đây, người hướng dẫn học viên nên gợi mở tình huống và yêu cầu học viên tìm hiểu từ nhiều nguồn về một vụ việc thực tế Điều này tạo cho học viên hiểu về nhóm kỹ năng này, cũng như giúp học viên nâng cao khả năng tìm kiếm, tổng hợp thông tin về những vụ việc hạn chế cạnh tranh Những kĩ năng sẽ giúp học viên hiểu bài, nâng cao kĩ

năng mềm trong quá trình học tập về luật pháp, tạo tiền đề cho nâng cao kĩ

năng thực tế trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong tương lai Giảng

viên cần lưu ý khi yêu câu học viên tìm hiểu thông tin vụ án thực tế nên gợi ý cho học viên, sinh viên tìm hiểu tai các nguồn thông tin uy tín như trang web

của Cục quản lý cạnh tranh'', Hội đồng cạnh tranh ở Việt Nam” và các website của các cơ quan quản lý cạnh tranh các nước trên thế giới ví dụ trang web của Uy ban thương mại lành mạnh Nhat Bản”, Uy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc ” ; ngoài ra các bài báo phân tích vụ việc hoặc các bài

nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo bởi đôi khi nó thé hiện tính chủ quan

của người viết, điều đó có thể làm giảm góc nhìn khách quan và thông tin

chính xác của vụ việc.

2.3.1.3 Kỹ năng điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh (i) Quy trình diéu tra điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh

Đầu tiên, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra sơ bộ Việc điều tra sơ

bộ vụ việc cạnh tranh được tiễn hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan

quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau : Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh

!9 http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=98"| website : www.vca.gov.vn

!? website : www.hoidongcanhtranh.gov.vn

Trang 32

tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này.

Thời hạn điều tra sơ bộ là ba mươi ngày, ké từ ngày có quyết định điều

tra sơ bộ Trong thời hạn này, điều tra viên được phân công điều tra vụ việc

cạnh tranh phải hoàn thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan

quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra một trong các quyết định : Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm các hành vi hạn chế

cạnh tranh hoặc tiến hành điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho

thay có dau hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Tiếp theo, trong quá trình điều tra chính thức với các vụ việc về hạn chế

cạnh thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dung vi tri thống lĩnh thị trường, lạm

dụng vị trí độc quyên hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm: - Xác minh thị trường liên quan;

- Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra; - Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm `

Thời hạn điều tra chính thức được giới hạn đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường, lạm dung vi trí độc

quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều tra chính thức là một trăm tám mươi ngày, ké từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày; Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn

chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra ”

1Š Điều 89 Luật Cạnh tranh16 Điều 90 Luật Cạnh tranh

28

Trang 33

Trong điêu tra chính thức, biên bản điêu tra và báo cáo điêu tra là 02 văn bản mang tính phổ quát và quan trọng nhất trong quá trình điều tra chính thức

Biên bản điều tra được điều tra viên lập biên bản điều tra ghi rõ thời

gian, địa điểm, người tiến hành điều tra, bên bị điều tra, nội dung điều tra,

khiếu nại, yêu cầu của bên bị điều tra Biên bản điều tra phải được điều tra viên đọc cho bên bị điều tra nghe trước khi cùng ký vào biên bản.Trường hợp bên bị điều tra từ chối ký biên bản thì điều tra viên phải ghi vào biên bản và

nêu rõ lý do Trong quá trình giảng dậy kĩ năng về vấn đề này, có thể hướng dẫn học viên thực hành lập biên bản điều tra trên các chứng cứ thu thập được trên các vụ việc giả định

Báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tóm tắt vụ việc;

- Các tình tiết và chứng cứ được xác minh; - Đề xuất các biện pháp xử lý '”

Cuối cùng, sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh

tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh Trong trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quan lý cạnh tranh xem xét

chuyên hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thấm quyền khởi tố vụ án hình sự Nếu cơ quan nhà nước có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự thay có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải

trả lại hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh dé tiếp tục điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh Thời hạn điều tra được tính từ ngày nhận lại hồ sơ.

Ngoài ra, điều tra bô sung sẽ tiến hành khi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh yêu cau điều tra viên phải điều tra lại bằng văn bản, thời hạn điều ra bổ sung là 60 ngày, kê từ ngày có yêu câu điêu tra bô sung băng văn bản của Hội

Trang 34

đồng xử lý các vụ việc cạnh tranh Trong quá trình điều tra chính quyền địa phương, cơ quan công an, tổ chức khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

(ii) Một số kỹ năng cơ bản trong quá trình điều tra vụ việc hạn chế cạnh

> Kỹ năng xác định thị trường liên quan

Điều tra về thị trường liên quan là bước đầu tiên, quan trọng nhất và là “trung tâm” việc điều tra các vụ việc về hạn chế cạnh tranh Bước này được đánh giá sơ bộ trong quá trình điều tra sơ bộ và được điều tra chính xác; đưa

ra kết luận trong quá trình điều tra chính thức Điều tra về xác định thị trường

liên quan là nội dung quan trọng trong quá trình điều tra chính thức Một vụ

việc về hạn chế cạnh tranh có thể phán quyết sai nếu ngay từ bước xác định thị trường liên quan đã không chính xác.

- Xác định thị trường liên quan: Dé xác định được thị trường liên quan

trong các vụ việc hạn chế cạnh tranh các điều tra viên phải tìm kiếm hai thành tố là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan Cách xác

định thị trường liên quan được quy định cụ thể trong Nghị định

116/2005/ND-CP Xác định thị trường liên quan đồng nghĩa với việc là xác định ranh giới

nơi diễn ra sự cạnh tranh của các nhà doanh nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể và trong một khu vực địa lý nhất định.

+ Xác định thị trường sản phẩm liên quan : Thị trường sản phẩm liên

quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác

định theo một hoặc một số căn cứ như tính chất vật lý; tính chất hóa học; tính

năng kỹ thuật; tác dụng phụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thụ Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử

dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật Thuộc tính "có thé thay thế cho nhau" của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau: Hàng hóa,

30

Trang 35

dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau; hàng hóa, dịch vụ được coi là có thê thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau; hang hóa, dịch vụ được coi là có thê thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyền sang mua

hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng

giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì

trong 06 tháng liên tiếp Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực

địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu

ngẫu nhiên được xác định tối thiểu băng 50% tổng số người tiêu dùng đó.

Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính "có thể thay thế cho nhau" của

hàng hóa, dich vụ quy cho kết quả chưa đủ dé kết luận thuộc tinh "có thé thay thế cho nhau" của hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử

lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây

dé xác định thuộc tính "có thé thay thế cho nhau" của hàng hóa, dịch vụ: Tỷ lệ

thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác; thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị

trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; thời gian sử dụng của hàng hóa,

dịch vụ; khả năng thay thế về cung theo quy định tại Điều 6 của Nghị định

này Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý

vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyên sang mua hàng hóa, dịch vụ khác

có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử

dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó

tăng lên quá 10% va được duy trì trong 06 tháng liên tiếp °

Trang 36

+ Xác định thị trường địa ly liên quan : Thi trường dia lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thê trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thê thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kê với

các khu vực địa lý lân cận Ranh giới của khu vực địa lý này được xác định

theo các căn cứ sau : khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp

tham gia phân phối sản phẩm liên quan; cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thé tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó; chi phí vận chuyển trong khu vực dia lý; thời gian vận chuyển

hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý ; rào cản gia nhập thị trường.

Khu vực dia lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng

kế với các khu vực dia lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí : chi phí

vận chuyền và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá

10%; có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường '?

Việc xác định thị trường liên quan chính xác là vô cùng quan trọng, bởi xác định đúng thị trường liên quan mới tính chính xác mức thị phần của doanh nghiệp trong thị trường liên quan đó Vi du: Đối với các vụ việc thoả thuận an định giá, chỉ có các doanh nghiệp được xác định cùng hoạt động trên một thị trường liên quan (thỏa thuận theo chiều ngang) có hành vi TTHCCT ấn định giá mới là đối tượng của pháp luật về kiểm soát thoả thuận ấn định giá Bởi

theo quy định rằng thị phần kết hợp phải từ 30% trở lên trên thị trường liên

quan trở lên cua it nhất hai doanh nghiệp mới hình thành một thoả thuận an

dinh gia bi Luat canh tranh Viét Nam kiém soat Nhu vay, nếu xác định sai thi

trường liên quan thì việc điều tra về các vụ việc thoả thuận ấn định sẽ không chính xác kết quả.

Đối với các vụ việc lạm dụng vi tri thống lĩnh, vi trí độc quyền dé ấn

định giá, vai trò của việc xác định thị trường liên quan lại là yếu tố tiên quyết.

Đối với cách xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, thì ngoài yếu tố khả

' Điều 7 Nghị định 116/2005/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh32

Trang 37

năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké thì yếu tố thị phần trên thi trường liên quan cũng là yếu tố luôn được xét tới khi xem xét về thị trường liên quan Bởi cách xác định về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh từ có thị phần 30% trở lên thị trường liên quan, nhóm doanh nghiệp gồm 2,3,4 doanh nghiệp có thị phần tương ứng từ 50%, 65%, 75% trở lên, và doanh nghiệp có vi trí độc quyên là chiếm 100% thị phần Ở đây, người dậy cần nêu ra tình huống về van dé kỹ năng xác định thị trường liên quan “yếu kém” sẽ dẫn tới xác định sai thị trường liên quan thì trong vụ việc hạn chế cạnh tranh có thé phải điều tra lại từ đầu, còn với vụ việc lạm dụng vi trí thống lĩnh, vi trí độc quyền sẽ xác định sai luôn vị thế của doanh nghiệp đó dẫn tới những phán quyết không đúng.

Khi giảng dạy kĩ năng về xác định thị trường liên quan, có thé diễn giải

thông qua xác định thị trường liên quan của vụ việc thực tế Ví dụ vụ việc về

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam năm 20087”.

> Kỹ năng lấy lời khai

Trong quá trình điều tra chính thức, việc lay lời khai của bên điều tra,

bên bị điều tra và bên có liên quan là vô cùng quan trọng Kỹ năng lấy lời khai, chứng cứ hoá tình tiết được coi là bước có thể tìm ra các chứng cứ chứng

minh đã có hành vi vi phạm rõ ràng, từ đó buộc doanh nghiệp chấp nhận mình đã vi phạm Luật cạnh tranh.

Khi tiễn hành điều tra, điều tra viên phải lập biên bản điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm, người tiến hành điều tra, nội dung điều tra, khiếu nại, yêu cầu

của bên bị điều tra.

Thứ nhất, giảng viên cần nêu rõ mục đích của việc lập biên bản điều tra cho học viên hiểu được rằng một số vụ việc sẽ chứng minh được hành vi vi phạm chưa đúng, chứng cứ có thé băng biên bản lời khai Người dạy có thé

đưa ra quan điêm : “Kỹ nang này trên thực tê đòi hỏi điêu tra viên phải nghiên

Trang 38

cứu, nắm bat tình tiết câu thành hành vi vi phạm (Khớp nỗi vụ việc) dựa trên các chứng cứ mà bên điều tra đang có (vật chứng) và các tình tiết đang được

xác minh” Trong đó, có hai thành tố quan trọng đó là phải chứng cứ hoá tình

tiết và giải thích vật chứng.

Chứng cứ là những gì có thật, được điều tra viên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm

hành vi hạn chế cạnh tranh Chứng cứ được xác định từ các nguồn sau đây:

- Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và

những vật khác có giá tri chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật cạnhtranh 2004;

- Lời khai của người làm chứng, giải trình của tô chức, cá nhân liên

- Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thấm quyền cung

cấp, xác nhận;

- Kết luận giám định.”

Trong quá trình giảng dạy, người dạy cần nhấn mạnh phương pháp

“chứng cứ hoá tình tiết” trong nhóm ki năng về điều tra vụ việc hạn chế cạnh

tranh cho học viên dé tao sự hấp dẫn cho học viên Theo quan điểm của người viết cũng trong giảng dạy, phương pháp “chứng cứ hoá tình tiết” là ghép nối

những tình tiết thu thập được thành một chuỗi sự việc logic để minh chứng trong phiên điều trần để buộc bên bị đơn nhận vi phạm hành vi vi phạm Người dạy nên lay ví dụ thực tiễn trong điều tra vụ việc về hạn chế cạnh tranh,

điều tra viên thu thập được các bản ghi nhớ, các thông tin về các cuộc họp kín,

những số liệu về thị phân, những số liệu về việc chuyên tiền giữa các công ty,

chủ tập đoàn A bí mật gặp chủ tập đoàn B tại du thuyền Nghĩa là khi thu

thập được tình tiết, thì đó là những tình tiết rời rạc Nhiệm vụ của điều tra viên là rap nôi, liên kết lại dé tao ra sự xuyên suôt, logic, đê nhìn thay ban chat của

?! Điều 60 Luật cạnh tranh 2004

34

Trang 39

hành vi và để bên bị điều tra lộ ra điểm yếu nhờ việc chứng cứ hoá các tình tiết.

Khi giảng dạy, người dạy cần giải thích rõ ý nghĩa trong kĩ năng sử dụng

vật chứng dé chứng minh, trong đó nêu rõ vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và những vật khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm hạn chế cạnh tranh Trong quá trình điều tra, can làm sáng rõ

ý nghĩa của vật chứng và sự liên quan của vật chứng với những nghi ngờ của

điều tra về nghi phạm.

Thứ hai, người dạy nên chia lớp học thành các nhóm nhỏ gồm 3 học viên, trong đó 2 học viên sẽ đóng vai điều tra viên, 1 học viên sẽ đóng bên bị điều tra và hình thức là đối mặt với nhau dé xét hỏi Lưu ý với học viên, cần

nghiên cứu vụ án và nghiên cứu các van dé trong vụ việc mô phỏng: - Ly lịch của người khai

- Khái quát những người có quan hệ liên quan, điều tra nhân thân - Tình tiết liên quan

- Tình tiết đang nghi ngờ

- Các vẫn đề khác liên quan tới vụ việc

Tứ ba, các điểm lưu tâm giảng day ki năng lay lời khai dé đạt được hiệu

quả tốt nhất trong thực tế các điều tra viên thường làm: - Phải có sự nhiệt tình, kiên trì để hỏi ra được sự thật - Thái độ bình tĩnh, nghiêm túc

- Xây dựng mối quan hệ tin cậy với t6 chức, cá nhân liên quan trong vụ vIỆC,

- Ứng phó linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến

Để đạt được hiệu quả khi lay lời khai, giảng viên sẽ phân tích cách hỏi sẽ

làm sáng rõ một số vấn đề còn chưa điều tra được cũng như tìm ra “chìa khoá” dé giải quyết vụ việc Giảng viên nên lay vi dụ thực tế khi các điều tra viên lay lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan : “ Khi

Trang 40

được người hỏi đã nam được chứng cứ gì, cố gắng lấy được nhiều thông tin chính xác về vụ việc Việc đặt câu hỏi thì giảng viên có thê hướng dẫn kĩ năng hỏi cho học viên dựa theo các cách hỏi dựa theo các thành tố sau:

- Câu hỏi liên quan tới ai? (Xác định chu thê thực hiện hành vi, hoặc

những chủ thé giúp sức trong vụ việc)

- Tại sao? (Dé bên bị lẫy lời khai nói ra nguyên nhân, động cơ, bối cảnh

thực hiện hành vi đó)

- Đề làm gi? (Mục đích của hành vi đó)

- Khi nào? (Thời điểm nào xảy ra hành vi đó)

- Ở đâu? (Khi muốn tìm ra các địa điểm)

- Cái gì? (Câu hỏi như vậy thì thường đây bên bị lẫy lời khai vào sự bối

roi và làm cho họ không có thời gian dé họ nói dối, nếu có)

- Bằng cách thức như thế nào, trở nên như thế nào? (Nêu ra quy trình thực hiện hành vi đó trong thực tế) Đặc biệt, nên hỏi các câu hỏi Đúng hay

sai? Hoặc có hay không có? (Những câu hỏi này sẽ làm cho người đang khai nhận nếu có ý định nói dối sẽ gặp khó khăn khi trả lời).

Lưu ý, khi hỏi, tránh tình trạng để người khai nhận tự trình bày và tin

tưởng hoàn toàn vào các khai nhận của bên đang bị điều tra, bởi họ đã sự tính

toán trước khi gặp cơ quan điều tra.

Tht tư, giảng viên nên phân tích và vi dụ thực tế cách các điều tra viên

tiếp xúc với với người đang bị lấy lời khai:

- Lang nghe kỹ ý kiến của người khai - Làm cho người khai nói ra sự thật

- Câu hỏi dài dé làm nhiễu thông tin để bên bị lay lời khai tưởng

rằng điều tra đã năm rõ vụ việc

- Câu tra lời ngăn gọn xúc tích dé tìm ra sự thật

- Không dé người bi lay lời khai nhìn thấu

+ Dựa trên phần gợi ý các câu hỏi khi lấy lời khai trong khoá đào tạo kỹ năng điều tra dành cho điều tra viên của Uy ban

thương mại lành mạnh Nhật Bản cho các điêu tra viên Cục quản ly cạnh tranh Việt Nam — Mr Junichi Yanagita -2/2014

36

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN