Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chuyên đề: “ Thiết kế vàphát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh — chuyên ngành TiếngAnh Pháp lý đáp ứng chuẩn dau ra” đ
Trang 1BO MON NGOẠI NGU
RA SOAT, CAP NHAT, DANH GIA VA SUA DOI CHUONG TRINH DAO TẠO TRINH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGANH NGON NGU ANH
- CHUYEN NGANH TIENG ANH PHAP LY TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
HÀ NOI- THANG 5 NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
Thiết kế phát trién chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh
đáp ứng chuẩn đầu ra tại trường Đại học Luật Hà Nội
ThS Dinh Thị Phương Hoa Đánh giá chương trình dao tao ngành Ngôn ngữ Anh — chuyên ngành
Tiếng Anh pháp lý dưới góc nhìn của người dạy
ThS Lã Nguyễn Binh Minh 12
Một số đề xuất chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh,
chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý tại trường Đại học Luật Hà Nội
ThS Nhạc Thanh Hương 20
Ra soát đánh giá kỹ năng đọc 1,2,3 trong chương trình dao tao cử
nhân ngôn ngữ Anh — chuyên ngành tiếng Anh pháp lý và một số dé
xuất
ThS Đào Thị Tâm 27Đánh giá nội dung giảng dạy môn tiéng Anh pháp lý cho sinh viên
ngành Ngôn ngữ Anh và một số đề xuất
ThS Nguyên Thu Trang 40 Đánh giá chung giáo trình Effective Writing — giáo trình chính giảng
dạy kỹ năng viết cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh — Dai học Luật
Hà Nội.
ThS Nguyễn Hải Anh 47
Một sô đánh giá và dé xuât chỉnh sửa dé cương môn học nghe và nói
trong chương trình dao tao mã ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại
học Luật Hà Nội.
ThS Đồng Hoàng Minh 53
Ra soát, đánh giá và một số dé xuat đôi với dé cương môn Viết |
trong chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng
Anh pháp lý.
CN Trần Thị Thương 62
Dé xuất đôi mới chương trình và phương pháp giảng dạy môn lý
thuyết dịch theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng
ThS Lương Bá Hùng 73
10. Một sô dé xuat chỉnh sửa môn hoc biên phiên dịch pháp lý trong
chương trình đào tạo ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Đăng Vii Long 81
11. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo ngành Ngôn
ngữ Anh — chuyên ngành tiếng Anh pháp lý dưới góc độ người học
Nguyễn Tài Tuấn Anh 86
Trang 3THIẾT KE PHÁT TRIEN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH ĐÁP UNG CHUAN ĐẦU RA TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Dinh Thi Phuong Hoa
Bộ Mon Ngoại ngữ, HLU
TÓM TAT
Đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn cụ thê, ngành ngôn ngữ Anh cần phảiđiều chỉnh chương trình dao tạo để chuẩn hoá với yêu cầu thực tại trong nước cũng như nước ngoài Bài nghiên cứu này đề cập đến thực trạng của chương trình đảo tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh đang áp dụng tại trường Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu
định tính sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra mô hình
tối ưu nhất dé áp dụng trong việc thiết kế phát triển chương trình đào tạo Thông qua
các ưu nhược điểm của chương trình khảo cứu, phương pháp thiết kế chương trình đào
tạo theo CEFR (CoE, 2001) trên cơ sở Khung trình độ Quốc Gia Việt Nam (2016) cho
việc thiết kế và phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh —
chuyên ngành Tiếng Anh Pháp lý đáp ứng chuẩn đầu ra được đề xuất lựa chọn Thông
qua khảo cứu các mô hình đào tạo, một sô khuyến nghị được đề xuất nhằm làm rõ luận điểm về thiết kế chương trình đào tạo phù hợp cho giai đoạn hiện nay.
Từ khoá: CEFR; Khung trình độ quốc gia Việt Nam; tiếng Anh pháp ly
I Đặt vắnđề
Thiết kế và phát triển Chương trình đào tạo (CTĐT) là quá trình liên tục làmhoàn thiện CTĐT Thiết kế và phát trién CTĐT đại học có vai trò quan trong trongviệc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượngcao cũng như yêu cầu phát triển của nền kinh tế — xã hội Hơn thế nữa, nâng cao hiệu
quả và chất lượng giáo dục nói chung cũng như đào tạo nhân lực ở bậc đại học nói
riêng đã và đang là yêu cầu mang tính cấp thiết của toàn hệ thống giáo dục Việt Nam.Nghị quyết 14/CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại họcViệt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ: “Phát triển các chương trình giáo duc đạihọc theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghệ nghiệp - ứng dụng Đổi mới
nội dung đào tạo, găn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ và nghé nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phat triển kinh tễ-xã hội
của từng ngành, từng lĩnh vực,tiếp cận trình độ tiên tiễn của thé giới Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo,kỹ năng nghề nghiệp,năng lực hoạt động trong cộng đông
”
và kha năng lập nghiệp của người học `.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có chủ trương đối với cáccơ sở giáo dục đạihọccần phải nghiên cứu xác định và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành dao tạo làmcăn cứ dé hoàn thiện chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứngnhu cầu xãhội Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chuyên đề: “ Thiết kế vàphát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh — chuyên ngành TiếngAnh Pháp lý đáp ứng chuẩn dau ra” đề nghiên cứu cáccơsởlýluậnvàphươngpháppháttriển chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứngchuânđầuracho cử nhannganh
Ngon ngữ Anh — chuyên ngành Tiéng Anh Pháp ý theonănglực
(CompetencybasedCurriculumm) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Hoa, 2019a, 2019b, 2020).
Trang 4HI.Chuẩn đầu ra của Chương trình dao tạo
1 Chuẩn đầu ra
Hiện có nhiều quan niệm và định nghĩa về chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo.Brown, Bull và Pendlebury (1997) định nghĩa Chuẩn dau ra của chương trình đào tạo
(Expected Learning Outcomes) là mục tiêu cụ thé của một chương trình dao tạo được
phát biểu ở góc độ thể hiện trách nhiệm đối với người học, có tính đo lường tốt hơn và
thường được xem là các chuẩn tối thiêu cần đạt được.
Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu (CEER) sử dụng thuậtngữ learning objectives với nghĩa chuẩn đấu ra (Instructional objectives/learningoutcomes/learning goals) Khái niệm chuẩn dau ra của CEFR là những loi khang dinhxác định các kết quả/ mục tiêu mong đợi gồm các kiến thức, kỹ năng về ngôn ngữ mà
người học/sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc một khóa học/ một CTDT (CoE,
2001, British Council, 2018, dẫn theo Hoa, 2020) Theo Nhựt & Trinh (2009), chuẩndau ra(Learning Outcomes) đối với những ngành đào tạo kỹ sư theo mô hình
C(Conceive) — D(Design) — I (Implement) — O (Operate) được xây dựng dựa vào việc
khảo sát, nghiên cứu rất kỹ yêu câu thị trường, được thê hiện ở 4 khối kiến thức, kỹ năng chính: (1) Khối kiến thức (lý thuyết) và lập luận ngành (technical knowledge and
reasoning); (2) Các kỹ năng chuyên môn và phẩm chất cá nhân (professional andpersonal skills and attitudes), (3) Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp (interpersonalskills and attitudes); (4) Năng lực áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn (năng lựcC-D-I-O) trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp (CDIO in social and enterprisecontext) Có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt được C-D-I-O: hình thành ý tưởng —thiết kế ý tưởng — thực hiện — và vận hành (Dũng & Nha, 2010) những kiến thức, kỹnăng, phẩm chất - thái độ nào và trên cơ sở đó hình thành những năng lực (khả năng)
hành nghé đáp ứng nhu cầu hay mong đợi của các liên quan (stakeholdes) Do vậy ma
bốn năng lực chính này được xây dựng đến cấp độ rất chỉ tiết nên rất cụ thể và riêng
biệt cho từng ngành hay từng chương trình đào tạo Một chương trình đào tạo hướng
tới việc đạt được bốn năng lực chính này sẽ giúp sinh viên có được các kỹ năng cứng
và mềm cần thiết khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như bắt nhịpđược với những thay đổi của môi trường xung quanh
Gan chuẩn dau ra với yêu cầu về chất lượng đào tạo, Ngọc & Hoan (2010) chorằng: chuẩn đầu ra của một chương trình giáo dục (Learning Outcomes) là nội hamchất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chi số (Indicators)
về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực haytổng quát hơn là các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của sản phẩm đảo tạo-người học
có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục dao tạo đó trong nhà trường (dẫn theo
Đức, 2011).
Thông tư 07/2015(Thông tư quy định khối lượng kiến thức đại học của Bộ Giáoduc và Đào tao, 2015) quy dinhchudn đấu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹnăng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thànhchương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bốcông khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện
Khung trình độ Quốc Gia 2016 (viết tắt là KTDQG) quy định Chuẩn dau ra cho người học nói chung là yêu cầu chất lượng tối thiêu của người tốt nghiệp và những chỉ báo về phẩm chat, kiến thức, kỹ năng của người học sau khi kết thúc chương trình
2
Trang 5đào tạo đó, gồm tập hợp các kiến thức thực tế và lý thuyết; kỹ năng nhận thức, thựchành nghề nghiệp và giao tiép ung xử; trách nhiệm va mức độ tự chu trong việc ap
dụng kiến thức — kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (Chính phủ, 2016, dẫn
theo Hoa và Nga, 2016).
Ngoài ra, KTĐQG (Chính phủ, 2016) cũng quy định chỉ tiết cho Chuẩn dau ra
mà người học Bậc 6 (trình độ đại học) phải đạt như sau: xác nhận trình độ đào tạo của
người học có kiến thức thực tế và lý thuyết vững chắc toàn diện, chuyên sâu về mộtngành đào tạo, kiến thức co bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năngnhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp, thực hành nghề nghiệp, giaotiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theonhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, trách nhiệm và mức độ tự chủ với nhóm trongviệc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người
khác thực hiện nhiệm vụ.
Theo các khái niệm và định nghĩa đã nêu ở trên thì tác giả định thuật ngữ
“chuân đầu ra” của người học là hệ thong những chuẩn mực về đào tạo và kết quả của
quá trình đào tạo mà người học học xong chương trình đào tạo đó phải đạt được trong
bài viết này (Hoa , 2010, 2015, 2017, 2019b)
2 Môi quan hệ giữa năng lực va chuan dau ra
Thuật ngữ nding luc và chuẩn đâu ra và môi quan hệ giữa hai thuật ngữ này đã
được thảo luận rất nhiều ở các Hội thảo khoa học khắp nơi trên thế giới Thuật ngữ
năng lực xuất hiện từ thời cô đại và đến thé ky 16 được dịch và sử dụng với nhiều thứtiếng khác nhau (Mulder và cộng sự, 2006, dẫn theo Hoa, 2019a)
Năm 1997, Hutmacher khang định thuật ngữ nang luc đã xuất hiện và được sửdụng rộng rãi ở Châu Âu Dự án điều chỉnh cấu trúc giáo dục Châu Âu Tuning (2003) (viết tắt là Tuning) đã khái niệm chudn đâu ra được thé hiện dưới dạng thuật ngữ các
năng lực Điều này đã được phản ánh trong định nghĩa ban đầu về chuẩn đầu ra: là
một tập hợp các năng lực bao gôm kiến thức, sự hiểu biết và các kỹ năng mà người
học phải dat sau khi kết thúc quá trình học tập ngắn hoặc dài thì được gọi là chudn dau
ra (González & Wagenaar, 2003).
Khái niệm chuẩn dau ra của Tuning (2003) phù hợp với định nghĩa về năng lựccủa Hutmacher (1997): “Năng lực là một khả năng tổng hợp dựa trên các kiến thức,
kinh nghiệm, giá trị, triển vọng mà một cá nhân sẽ phát triển thông qua các hoạt động học tập Các năng lực không thể là thói quen hàng ngày hoặc kiến thức thực tế; năng
lực không bao giờ đồng nghĩa với việc có thể thành thạo hoặc có học thức”
Trong một báo cáo của Trung tâm phát triển đào tạo nghề nghiệp Châu Au(European Centre for the Development of Vocational Training, viết tắt là CEDEFOP,2009) có đề cập đến sự xuất hiện của thuật ngữ chudn dau ra bắt nguồn từ nan thất
nghiệp vào giữa những năm 1980 ở Châu Âu nên nước Anh tiên phong thực hiện một
cuộc cải tổ trong đào tạo ngành nghề thông qua đổi mới chương trình, phương pháp
giảng dạy và kiểm tra đánh giá tập trung vào chuẩn đâu ra, coi đó là những tiêu chí của các năng lực phải có được của người học và được xác định hiệu quả qua quá trình quan sát Các năng lực này xuất phát từ tham chiếu các tiêu chuẩn bên ngoài như tiêu chuẩn nghề nghiệp và nhiệm vụ ma được xây dựng trên cơ sở sử dụng phương pháp
phân tích chức năng nghề nghiệp Đó cũng là một trong những điểm xuất phát đầu tiên
cho khung tham chiếu Châu Âu sau này (Antunes, 2012) Tuy nhiên các ndng lực này
3
Trang 6cũng được biết đến rộng rãi là mô hình đảo tạo trên cơ sở các năng lực based training, viết tắt là CBT) được phát triển ở Mỹ ké từ những năm 1950 trở đi.
(Competency-Những năm 1980, xu hướng giáo dục trên cơ sở năng lực (outcome-based education,
viết tat là OBE) đã phát triển trên toàn nước Mỹ Mục đích áp dụng mô hình OBE
nhằm thay đôi hệ thông giáo dục thông qua can thiệp vào sự thay đối chương trình đào
tạo, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá _Tiếp đó vào những năm 1990, khái
niệm truyền thống về mô hình giáo dục đào tạo tiếp cận năng lực (Competency-Based Approach to Education and Training, viết tat là CBET) sau đó cũng được áp dung và
phát trién ở Anh, Đức và Pháp (Tanguy, 1999, & CEDEFOP, 2009)
Do vào những năm 1960, Bloom đã phát triển thang bậc phân loại tư duy theomục đích giáo dục 6 bậc hay còn gọi là Thang Bloom mà dùng để thiết kế chươngtrình, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá quá trình học tập của người họcthông qua mục tiêu đào tạo Thang Bloom này đã ảnh hưởng đến định hướng phát triển
chương trình ở Malta và Slovenia cũng như là sự phân loại các năng lực phải đạt khi
tốt nghiệp của người học biểu thị dưới dạng chuẩn dau ra (gồm năng lực nhận thức,
nghề nghiệp và xã hội) của quá trình học tập tại Bồ Đào Nha và Pháp (CEDEFOP, 2009).
Như vậy, qua những báo cáo khoa học trên đây ta thấy rằng thuật ngữ chuẩn
dau ra có nguồn goc từ thuật ngữ các năng lực Trong bối cảnh giáo dục thì thuật ngữ năng lực và chuẩn đâu ra có quan hệ biện chứng Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất
chung về khái niệm thuật ngữ ndng lc nên thuật ngữ nhuẪn dau ra được sử dụng phổbiến hơn trong ngữ cảnh giáo dục khi mô tả về những kỳ vọng mong muốn người học
có thé biét (know), hiéu (understand) và Jam (demonstration) khi kết thúc mỗi chương
trình học (Kenedy và các cộng sự, 2007) Thuật ngữ CDR xuất phát từ năng lực và
kiến thức và kỹ năng trong năng lực chính là các tiêu chi của CDR Hai thuật ngữ này
có thé thay thé được cho nhau về cả nội dung lẫn hình thức/ cấu trúc (Antunes, 2012)
Tuy nhiên, sau khi EQF được thông qua thì chúng ta đều biết rằng thuật ngữ
năng lực ở trạng thái danh từ sô ít (competence) là một trong những tiêu chí của chuẩn
dau ra Ngoài ra, trong phiên bế mạc Hội thảo về Khung trình độ Châu Âu vào ngày
27 và 28 tháng 2 năm 2006 tại Budapest, các đại biéu đã đề nghị và ký vào văn ban
công nhận thuật ngữ chudn đâu ra còn được định nghĩa là các năng lực (theo nghĩa là
khả năng/ability) có thể thực hiện được trong ngữ cảnh xã hội và nghề nghiệp
(Markowitsch & LuomiMesserer, 2008) Như vậy, các năng lực và chuẩn dau ra
chính là nên móng cho phương pháp giảng dạy lây người học làm trung tâm hiện nay
Đồng thời, các năng lực và chuẩn đầu ra là công cụ dé thiết kế - phát triển chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục (Wagenaar, 2014).
Hiệp hội Chuyên gia Nhân lực của Canada (2014) (Human Resources Professional Association — HRPA) định nghĩa “ndng lực” (A competency) là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và khả năng thực hiện công việc nhất định của cá nhân Theo đó, “mô hình năng luc” (a competency model) sẽ là là một công cụ mô tả các năng lực cần thiết liên quan đến đặc điểm của một nghề, một nhóm nghề nghiệp hoặc lĩnh vực nghề nghiệp Ngoài ra, mô hình năng lực sẽ cụ thể hóa các hành vi mà cá
nhân sẽ phải đạt cũng như là căn cứ để bộ phận nhân sự của các công ty sẽ thiết kế cáchoạt động phù hợp nhăm tối ưu hóa khả năng của mỗi nhân viên RPA (2014) xâydựng “khung năng lực” (A competency framework) là một khung tổ hợp chung để tích
hợp, sắp xếp và căn chỉnh các mô hình năng lực khác nhau để đạt đến khả năng hoàn
4
Trang 7thành một vi trí hay công việc nhất định, đồng thời khung năng lực được sử dụngnhằm phát triển các khung chương trình đào tạo cho các lĩnh vực khác nhau, như
khung năng lực giáo viên (Bộ Giáo dục và đào tạo Australia, 2014) và khung trình độ
quốc gia (ASEM, 2015)
Trong Kỷ yếu Hội thảo giữa các Bộ trưởng Giáo dục về Khung trình độ/nănglực Quốc Gia (National Qualification Frameworks, viết tat là NQFs) toàn cầu thuộckhuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM) năm 2015,khung trình độ được khái niệm là một công cụ dé xay dung chuẩn đầu ra của một trình
độ đào tạo và phân loại các trình độ đào tạo dựa trên các tiêu chí xác định đối với từngmức độ tích lũy năng lực đạt được Theo đó, khung trình độ/ năng lực thé hiện và cho
thấy rõ sự liên thông giữa các trình độ dao tạo Trên cơ sở cách tiếp cận khung trình
độ, một số quốc gia và một số khu vực đã xây dựng hoặc chỉnh sửa NQFs của họ, như
Khung trình độ/năng lực Châu Au (The European Qualifications Framework, viết tắt
là EQF) (Cedefop, 2017); Khung tham chiếu trình độ/năng lực Đông Nam A (ASEANQualifications Reference Framework, viết tat là AQRF) (ASEAN, 2017) và Khungtrình độ Quốc gia Việt Nam viết tat là KTĐQG (Vietnamese QualificationsFramework) (Chính phủ, 2016) Trong đó, EQF được thiết kế gồm 08 bacdoi chiếu cácbậc trình độ trên khung trình độ quốc gia Châu Âu và hiện đã có 35 quốc gia trên thế
giới đã xây dựng NQFs của họ theo EQF (Cedefop, 2017) AQRF được thiết kế gồm
08 bậc đến 10 bậc đề đối chiếu trình độ toàn bộ từ hàn lâm đến đào tạo nghề trong cácnước Đông Nam Á (AEM, 2016)
Ill Thiết kế phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra
1 Chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra
KTĐQG (Chính phủ, 2016) được thiết kế gồm 08 bậc và là cơ sở dé xây dựngchuẩn đầu ra; chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra; chuẩn hóa năng lực kết nối hiệu
quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của các bên sử dụng thông qua các
hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng: tham chiếu
khung trình độ khu vực và quốc tế nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại
học của Việt Nam Do đó, người học khi tốt nghiệp chương trinh dao tao thì phải dat
chuẩn đầu ra được quy định tại KTĐQG Chuẩn dau ra định hướng tat cả các hoạt
động đào tạo từ việc triển khai giảng dạy, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra
đánh giá, Chính vì vậy, chương trình đào tạo cần được thiết kế và xây dựng theotiếp cận ghuẩn dau ra và do đó chương trình đào tao cũng cần được thiết ké dé cácphương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá người học góp phần hỗ trợ việc đạt đượccác chuân dau ra
Ngày nay, ở nhiều hệ thống giáo dục trên thế giới, người ta cũng đã xây dựng
chương trình dựa trên đường hướng phát triển năng lực Khi so sánh quốc tế về thiết
kế các chương trình đào tạo, người ta thường nêu lên hai cách tiếp cận chính: tiếp cận
dựa vào nội dung hoặc chủ đề (tiếp cận nội dung) và tiếp cận dựa vào chuân đầu ra(tiếp cận chuẩn đầu ra) Chương trình tiếp cận nang lực thực chất là chương trình tiếpcận chuẩn dau ra Tuy nhiên, có rất nhiều dạng ‘ “chuẩn đầu ra” ; chuẩn dau ra của cách
tiếp cận này tập trung vào hệ thống năng lực cần đạt được của mỗi cá nhân sau một
quá trình học hay dao tạo (Thuan, 2016)
2 Thiết kế phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra
Trang 8Thiết kế phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đâu ra đã được Biggs(2003) mô hình hóa tiến trình có tên gọi là Constructive Alignment (sự tương thích cóđịnh hướng), trong đó Constructive được hiểu là “có định hướng” va Alignment đượchiểu là “sự tong thích” Ý nghĩa của mô hình nay là người học chủ động tạo ra sựhiểu biết dựa trên các hoạt động dạy và học có liên quan đến hoạt động dạy và học;hoạt động kiểm tra, đánh giá người học được xây dựng tương thích với nhau nhằmđảm bảo việc đạt được chuẩn đầu ra, như Mô hình 1 dưới đây:
M6 hình 1:Constructive Alignment - sự tương thích có định hướng
kiêm tra đánh giá như thê
Theo Thang (2012), C-D-I-O là một hệ thống phương pháp phát triển chương trình đào
tạo kỹ sư, nhưng vệ ban chat, đây là quy trình đào tạo chuân, can cứ đâu ra based) dé thiệt kê dau vào, như gợi ý theo mô hình 2 dưới đây:
(outcome-Mô hình 2: Quy trinh xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO
(Dẫn theo Võ Văn Thắng, 2012)
Thiết kế bởi các thành viên và trưởng
nhóm tham gia CDIO cùng với các Stakeholders của chương trình
KHUNG
ê CDIO SYLLABUS CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIỂU Về thực chất chính là Phác thảo mục tiêu
NHU CÀU Đào tạo SV: bản tuyên bỏ một ee ee)& ~ Lk cách chi tiét vê các Lộ trình và kê hoạch
+ Nang ice muc tiéu dao tao ky dao tao (Sequence)
Các kỹ su thức mee è: b y : q
có thé hình e Dẫn đầu trong 1 Ki ` 1
thành ý [| việctaoracác [TP quay y
tuong (C), san pham, quy 2 Kỹ năng nghề l l
thiết kế (D), trình và hệ thống ante cay hằm nã THIẾT KE
thực hiện mới enep va Pp CAC MON HOC
a shop eg ca nhan;
(1) và van e Hiéu gia tri va Ce `
5 a À 3 Kỹ năng và thái ¬ es ậ
hành hệ tâm quan trong đô xã hôi: Mục tiêu của từng môn
thông (O) của nghiện cứu 4 CDI O T bối học cụ thê phù hợp với
và phát triển > Sa oe muc tiéu cua chuongmR x cảnh doanh nghiệp va 5
công nghệ ä hôi trình
xa N91 Phuong phap hoc tap va
: đánh giá phù hợp với Xây dựng theo yêu cầu sản phẩm dau mục tiêu của từng môn
ra dựa vào việc diéu tra khảo sát h '
chương trình với Stakeholders ale
Do nhóm CDIO và những người chủ tri thiết kế Curriculum thực hiện
Trang 9Gợi ý quy trình thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp cận C-D-I-O theo môhình 2 được xây dựng đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn chặt chẽ Về tổng thẻ,C-D-I-O có thé áp dụng dé xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khácnhau ngoài ngành đảo tạo kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, chănghạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, Do vậy, C-D-I-O là một
trong những giải pháp nâng cao chất lượng dao tao, đáp ứng yêu cau xã hội, trên cơ sởxác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả.
Chính (2017) đã đề xuất qui trình phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cậnchuẩn đầu ra theo KTĐQG gồm 6 bước tuần hoàn như mô hình 3 sau đây:
Mô hình 3 Quy trinh phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn dau ra,
(dân theo Hoài và cộng sự, 2018)
6-Đánh giá
chươngtrình
đào tạo
3-T hiết kế chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo
5-Thực thi chương
4-Thiết kế
chương trình đào tạo
Theo Huyền (2011), CTĐT được hiểu theo cách tiếp cận “đào tạo theo nhu cầu
xã hội” Khi đó, CTĐT có thể được định nghĩa là một tập hợp tất cả các hoạt động gankết với nhau nhằm dat đến mục tiêu giáo duc của nhà trường, bao gồm các yêu tố đầu
vào dé thực hiện CTĐT và mục tiêu dao tạo trên cơ sở kết qua đầu ra, dé phát triển kha năng của người được đào tạo, giúp họ có được kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện
năng lực tư duy trong thực hiện những yêu cầu công việc ở trình độ được đào tạo
CoE (2001) đề xuất thiết kế CJương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra theo
CEFR trên cơ sở kết hợp các mức thang đo tổng quát theo Khung quy chiếu chung với các khía cạnh cụ thể của bối cảnh sử dụng ngoại ngữ, ta có thể có các chương trình đào tạo hoặc các chứng chỉ công nhận trình độ chuyên biệt cho từng kỹ năng ngôn ngữ
(nghe, nói, đọc, viết) trên từng lãnh vực (cá nhân, công cộng, học thuật, nghề nghiệp),
từng tình huống, đối tượng, và các loại ngôn bản cụ thé Đây chính là ưu điểm nổi bật của CEF vi nó vừa có tính bao quát rat cao nhưng đồng thời cũng rất linh hoạt dé có thê áp dụng vào những lãnh vực và tình huống hết sức cụ thé Xây dựng Chương trinh đào tạo tiếp cận chuẩn đâu ra trên cơ sở các khía cạnh của bối cảnh sử dụng ngôn ngữ còn giúp những người biên soạn giáo trình hoặc xây dựng đề thi đảm bảo xây
dựng/chọn lọc được những ngữ liệu phù hợp với từng mục tiêu giảng dạy hoặc kiểm
tra đánh giá.
Trang 10Sơn (2014) định nghĩa phát triển CTĐT là quá trình liên tục làm hoàn thiệnCTPT vì phát triên CTĐT bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng một chương trìnhmới hoặc cải tiễn một CTĐT hiện có Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng thuật ngữ “pháttriên”"CTĐT thay cho từ ‘ 'xây dựng”, “thiết kế” hay “biên soan”CTDT, vì “phát triển”bao hàm cả sự thay đôi, bố sung liên tục Phát triển là một chu trình mà điểm kết thúc
sẽ lại là điểm khởi đầu, kết quả là một CTDT mới và ngày càng tốt hơn nữa Các kháiniệm khác chỉ có ý nghĩa là một quá trình và kết quả dừng lại khi chúng ta có một
chương trình mới.
IV Kết luận và khuyến nghị
Qua kết quả nghiên cứu các công trình khoa học cho thấy, việc thiết kế pháttriển chương trình dao tạo các ngành và chuyên ngành phù hợp bối cảnh giáo dục làhết sức cấp thiết Do đó, tác giả khuyến nghị áp dụng phương pháp thiết kế chương
trình đào tạo theo CEER (CoE, 2001) trên cơ sở Khung trình độ Quốc Gia Việt Nam (2016) cho việc thiét kế vàphát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh — chuyên ngành Tiếng Anh Pháp ly đáp ứng chuẩn đầu ra vì phương pháp này
phù hợp với ngữ cảnh của người dạy, người học và hệ thống giáo dục của Việt Nam
như sau:
(1) Khảo sát va phân tích bối cảnh bao gồm xác định nhu cầu nhân lực theo
trình độ ngành/chuyên ngành đào tạo kêt hợp với khôi lượng kiên thức tôi thiêu và năng lực mà người học cân đạt sau khi tôt nghiệp;
(2) Thiết kế mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo theochuẩn đầu ra Trong đó, mục tiêu chung mô tả năng lực của người học sau khi hoànthành chương trình đào tạo và mục tiêu cụ thể mô tả các định hướng về kiến thức, kỹnăng và những phẩm chất mà chương trình dao tạo trang bị cho người học dé đạt đượcmục tiêu chung Nhờ đó, người học hiểu rõ khả năng đảm nhiệm những công việc,
nhiệm vụ và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp đại học.
(3) Thiết kế chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo: Chuẩn đầu ra chương trìnhđào tạo được thiết kế trên cơ sở cụ thé hóa mục tiêu cụ thé của chương trình đào tạo
theo khung chuẩn đầu ra bậc học đã khăng định trong Khung trình độ quốc gia Việt
Nam Cấu trúc của chuẩn đầu ra thiết kế theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ
dam bảo các chương trình dao tao có thê tạo ra được nguồn nhân lực tiếp cận trình độ quốc tế, bước đầu hội nhập cộng đồng ASEAN, tiến tới hội nhập với các cộng đồng
khác trên thé giới
Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra chặt chẽ như trên nhằm mục đích thiết kế mộtchuẩn dau ra đáp ứng các yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam dé từ đó định
hướng cho các bước thiết kế tiếp theo:
(4) Thiết kế nội dung chương trình đào tạo: Căn cứ vào mục tiêu và chuân đầu
ra của chương trình đào tạo, xây dựng những học phần chuyên tải được các thành phầncủa chuẩn đầu ra Chương trình nên xây dựng theo hướng tích hợp, phù hợp với năng
lực tiếp nhận của người học, thông thường moi học ky giảng dạy từ 5 đến 6 học phan Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn dau ra đòi hỏi việc triển khai
chương trình phải đảm bảo người học đạt được chuẩn đầu ra Vì mỗi học phân chỉtham gia đáp ứng từng phần của chuan đầu ra, nên người học cần đạt được chuan đầu
ra của tất cả các học phần trong chương trình đào tạo mới đạt được chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình dao tạo.
Trang 11(5) Thực thi chương trình đào tạo: Trong bước thực thi chương trình dao tạo, các cơ sở giáo dục cần chú ý đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng như đội ngũgiảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, các
kết quả nghiên cứu khoa học, tài chính, Trong đó, giảng viên là những người trựctiếp tham gia giảng dạy, có vai trò quyết định đến sự thành bại của chương trình đào
tạo Với mỗi học phần, giảng viên cần chú trọng phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá sao cho người học đạt được chuẩn đầu ra của học phan.
(6) Đánh giá chương trình đào tạo: Đánh giá chương trình đào tạo được chia
thành ba loại gồm đánh giá thâm định, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết Cốt lõi
của hoạt động đánh giá là xác định năng lực của người học, mức độ người học đáp ứng
chuẩn đầu ra và xem xét mức độ chương trình đào tạo chuyên tải được chuẩn đầu ranhư thé nào Đánh giá chương trình dao tạo cần trả lời các câu hỏi: Người học đã đạtđược chuẩn đấu ra của chương trình dao tạo hay chưa? Người học đã đáp ứng yêu cầu
quy định tại KTĐQG hay chưa? Cần điều chỉnh chương trình đào tạo và đặc biệt cần cải tiến chuân đầu ra như thế nào? Căn cứ kết quả đánh giá và kết quả phân tích bối
cảnh cụ thé, chương trình đào tạo được điều chỉnh cho phù hợp từ mục tiêu, chuẩn đầu
ra, nội dung các học phần, Sau khi xây dựng xong, chương trình đào tạo tiếp tụcđược triển khai đào tạo và đánh giá Trong bước đánh giá cân xem xét kỹ chuẩn đầu ra
của chương trình đào tạo đã đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam hay chưa,
những chuẩn dau ra nào cần bổ sung hay điều chỉnh
Tóm lại, thiét kế và phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữAnh — chuyên ngành Tiê iéng Anh Pháp lý đáp ứng chuẩn đầu ra là một quá trình phát
trién chương trình khép kín với 6 bước liên tục nói tiếp nhau dé dam bảo chương trình đào tạo được cập nhật định kỳ và giúp người học ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu tại Khung trình độ quôc gia Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Tiếng Việt
Dũng, V., & Nhạ, P (2011) Tích hợp chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO vào đề cương môn học
trong khung chương trình dao tạo VNU Journal Of Science: Economics And Business, 27(4) Retrieved from https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/833
Dam, V D (2016) Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Khung trình
độ quốc gia Việt Nam Truy cập từ:
http:/www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class Id=2& page=2&mo de=detail&document_id=186972
Duc, T (2011) Chuan dau ra va phat trién chương trình dao tạo theo nang lực ở bậc đại hoc VNU
Journal Of Science: Social Sciences And Humanities, 27(2) Retrieved from
https://js.vnu.edu.vn/SSH/article/view/1591
Khai P V (2005) Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn điện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020 Truy cập từ trang:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509& page=4& mode=detail&document_id=14954
Luận, P V (2015) Théng tur số 07/2015/TT-BGDPT của Bộ Giáo duc và Đào tao Truy cập từ:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detai 1&document_id=179801
Nhựt H T & Trinh D T M (biên dich), 2009 Cai cach va xây dựng chương trình dao tao kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO NXB DHQG-HCM, (Ban dịch tiếng Việt từ nguyên bản: E.F Crawley, J Malmqvist, S Ostlund, D Brodeur, Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach, Copyright © 2007 Springer Science+Business Media, LLC All Rights Reserved).
Trang 12Ngọc, L Ð & Hoan, T H (2010) Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học Tạp chí Khoa học giáo đục,
55, tr 4-6 Truy cập: hoc-34595.html
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/chuan-dau-ra-trong-giao-duc-dai-Hoa, Ð T P và Nga, N P (2016) Những mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học qua các thời
kỳ phát triển của giáo dục đại học trên thé giới và Việt Nam — Hội nhập cùng phát triển Tạp chí
Giáo đục Nghệ thuật, 10/2016
Hoa, Ð T P (2019a) “Các giải pháp nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh cho giảng viên, sinh viên ngành sư phạm nghệ thuật theo mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc Gia 2020” Đề tài Khoa học câp Bộ Giáo dục và Đào tạo Mã số GD — 17.
Hoa, D T P (2019b).Washback of The Vietnam Six-levels of Foreign Language Proficiency Framework on Teaching English as Foreign Language for non-English major students at National University of Arts Education Proceeding of The 5th International Conference on Language, Society, and Culture in Asian Contexts 2018 Indonesia: Media Nusa Creative Publishing, ISBN: 978 602 162 2480.
Hoa,Ð T P.(2020).Washback of English Proficiency Test in ClassroomActivitiesat National University of Arts Education VNU Journal of Science: Education Research,36(1) ISSN 2588-1159 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4335
Hoài, T T., Huy, N X, & Thuong, L T (2018) Mức độ đáp ứng khung trình độ quốc gia Việt Nam của các chương trình đào tạo đại học hiện nay: Nghiên cứu trường hợp Dai học Quốc gia Ha Nội Tap chí Khoa học Dai học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo duc 34(2), tr 1-10 Truy cập
từ: https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4129/3844.
Huyền, P T (2011) Xây dựng CTĐT Đại học theo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội,
Hội thảo toàn quốc Giáo dục Dai học Việt Nam — Hội nhập Quốc tế, Hà Nội: Dai học Quốc gia HCM Truy cập từ: http://gddhhoinhapquocte.nuhcm.edu.vn/site/vn/?p=962
Thuan, N (2016) Đánh giá theo định hướng nang lực VNU Journal Of Science: Education Research,
32(2) Retrieved from https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/1673
Thắng, V V (2011) Tiếp cận CDIO dé nâng cao chất lượng đào tạo đại hoc Tap chi giáo duc 286(2).
Truy cập từ: https://tapchigiaoduc.moet.gov vn/vi/magazine/so-268-ki-11-thang-8/ | cdio-de-nang-cao-chat-luong-dao-tao-dai-hoc-3046.html
-tiep-can-Son, N T (2014) Phát triển chương trình đào tạo đại hoc theo định hướng đáp ứng chuẩn dau ra, tr
1-4 Ban tin khoa học va giáo đục Truy cập từ:
http://lib.vinhuni.edu.vn/DATA/62/upload/493/documents/2016/03/fileS.pdf
B Tiéng Anh
Antunes, F (2012) ‘Tuning’ Education for the Market in ‘Europe’? Qualifications, Competences and Learning Outcomes: Reform and Action on the Shop Floor European Educational Research Journal, 11(3), 446-470 https://doi.org/10.2304/eerj.2012.11.3.446
Brown, G., Bull, J., Pendlebury, M (1997) Assessing Student Learning in Higher Education London: Routledge Retrieved from: https://doi.org/10.4324/97813 15004914
Hutmacher, W (1997) Key Competencies in Europe European Journal of Education, 32(1), 45-58 Retrieved April 15, 2020, from www.jstor.org/stable/1503462
Gonzalez, J., Wagenaar, R., & Beneitone, P (2004) Tuning-América Latina: un proyecto de las universidades Iberoamerican Journal of Education, 35, 151-164.
Trang 13[Review of A taxonomy for learning, teaching, and assessing; a revision of Bloom’s taxonomy of educational objectives, complete edition.] (2001) Reference and Research Book News, 16(3) Retrieved from http://search.proquest.com/docview/199579418/
CEDEFOP (2009) The Shift to Learning Outcomes Policies and Practices in Europe Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities Retrieved from:
https://www.cedefop.europa.eu/files/3054 en.pdf
Tanguy, J and Terry, F (1999), Humanitarian Responsibility and Committed Action: response to“principles, politics, and humanitarian action” Ethics & International Affairs, 13: 29-34 doi:10.1111/j.1747-7093.1999.tb00324.x
HRPA (2014) Human Resources Professional Competency Framework Truy cap ttr:
https://www.hrpa.ca/Documents/Designations/Professional-Competency-Framework.pdf
11
Trang 14_ ĐÁNH GIÁ CHUONG TRÌNH ĐÀO TẠO ¬
NGANH NGON NGỮ ANH - CHUYEN NGÀNH TIENG ANH PHÁP LÝ
DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DẠY
ThS Lã Nguyễn Bình Minh"
Tóm tắt:
Đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) là công việc cần được thực hiện thườngxuyên nhăm mục đích phục vụ công tác rà soát, chỉnh sửa và cập nhật CTĐT đó Hoạtđộng đánh giá CTĐT cần được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến của các bên liênquan như người sử dụng lao động, các chuyên gia, giảng viên trực tiếp tham gia giảngdạy và người học Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích lấy ý kiến đánh giá củagiảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh —
Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, trên cơ sở đó dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả triển khai CTĐT.
Từ khóa: Chương trình đào tạo, đánh giá
I Đặt vấn đề
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành TiếngAnh pháp ly (sau đây được gọi tắt là CTDT ngành Ngôn ngữ Anh) được xây dựng vàban hành theo Quyết định số 2595 ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Hiệu trưởngTrường Đại học Luật Hà Nội Tính từ thời điểm được ban hành đến nay, CTĐT đãđược áp dụng để giảng dạy cho 06 Khóa sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, bắt đầu từKhóa 39 tuyên sinh năm học 2014-2015 Đến nay đã có 02 Khóa sinh viên ngànhNgôn ngữ Anh của Trường tốt nghiệp ra trường (K39 và K40)
Hoạt động tự đánh giá CTĐT là yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo duc và Dao tạođối với các cơ sở đào tạo (Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT) Theo đó, tự đánh giáCTĐT là quá trình cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuân đánh giá chất lượng CTDT
do Bộ Giáo duc và Đào tạo ban hành dé tự xem xét, báo cáo về tình trạng chất lượng,hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vẫn
đề liên quan khác thuộc CTDT, làm căn cứ để cơ sở giáo dục tiễn hành điều chỉnh cácnguồn lực và quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dao tạo và đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục.
Đánh giá CTĐT là một phần không thể thiếu của các mô hình thiết kế giảng dạy
(instructional design models) Các công cu và phương pháp đánh gia giúp xác định
tính hiệu quả của các hoạt động giảng dạy Mặc dù vậy, trên thực tế hoạt động đánhgiá CTĐT thường không nhất quán hoặc không được triển khai thực hiện (Carnevale
& Schulz, 1990) Đối với CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh ké từ khi được ban hành vàtriển khai đến nay, CTDT chưa được đánh giá một cách chính thức và toàn diện, mamới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh, cập nhật các nội dung của các môn học trongCTĐT thông qua các cuộc họp chuyên môn tại tô bộ môn Việc điều chỉnh nội dungmôn học được giảng dạy trong CTĐT là việc làm cần thiết, nhưng chưa đủ Mỗi mônhọc đóng góp một vai trò nhất định trong việc đạt được chuẩn đầu ra (CDR) CTĐT.Tuy nhiên, để hoạt động điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy từng một học
thực sự đạt hiệu qua thì cần thiết phải đánh giá lại tổng thé CTĐT, xác định rõ mục
'Giang viên tô Tiếng Anh — Trường Đại học Luật Hà Nội
12
Trang 15tiêu, CDR của CTĐT, trên cơ sở đó có thể xây dựng tốt ma trận các môn học trong
CTDT và triên khai tot hoạt động day và học từng môn học đó.
Vì những lý do nêu trên, tác giả bài viết lựa chọn nghiên cứu đánh giá nhậnthức của giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh nhằm mục đích
tìm hiểu quan điểm, nhận thức của các giảng viên tham gia giảng dạy ngành Ngôn ngữ Anh này về chính CTĐT; từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị dé tiếp tục phát triển
và hoàn thiện CTĐT này.
II Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm về đánh giá CTĐT
Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học và giáo dục học đã đưa ra nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về đánh giá CTĐT, trong đó phần lớn coi đánh giá CTĐT là hoạtđộng thu thập thông tin nhằm đưa ra đánh giá giá trị về CTĐT, ví dụ như đưa ra nhữngđiều chỉnh cân thiết hoặc có thể quyết định cham dứt CTĐT Cụ thé:
Goldstein (1993) định nghĩa đánh giá CTĐT là quá trình thu thập có hệ thốngcác thông tin mang tính miêu tả và đánh giá cần thiết để đưa ra các quyết định liênquan tới việc lựa chọn, áp dụng, điều chỉnh các hoạt động giảng dạy nhăm đạt được
hiệu quả trong việc trién khai CTĐT Tương tự, Brown (2001) cũng cho rằng đánh giá CTĐT là một quá trình thu thập, phân tích và tong hợp đữ liệu nhăm liên tục cải tiễn CTDT.
Theo Posavac va Carey (2007), đánh gia CTDT là việc chọn một phương thức
đánh giá, kỹ năng để xác định xem liệu chương trình có đáp ứng được nhu cầu;chương trình có được triển khai như theo kế hoạch và liệu chương trình dao tạo đượcđưa ra theo nhu cầu của khách hàng đã được đánh giá hợp lý chưa
Tổ chức OECD (2009) xem đánh giá CTĐT là đánh giá một cách có hệ thống
và có mục tiêu các chương trình đang diễn ra hoặc đã hoàn thành ở ba góc độ bao gồmxây dựng chương trình, triển khai chương trình và kết quả đạt được của chương trình.Mục đích của đánh giá chương trình là để xác định mục tiêu đạt được mức độ nào,mức độ hiệu quả của chương trình, mức độ ảnh hưởng và tính bền vững của chương
trình.
Mặc dù khái niệm đánh giá CTĐT được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
nhưng tựu trung lại, đó là hoạt động mang tính hệ thống, sử dụng công cụ hợp lý nhằm thu thập được những thông tin cần thiết, đo lường những tiến bộ đạt được trong mục tiêu của chương trình, trên cơ sở đó có đưa ra các quyết định và giải pháp dé nâng cao
hiệu quả triển khai CTĐT
2.2 TẦm quan trọng của đánh giá CTĐT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và phát triểncủa công nghệ thông tin, mô hình của sự thành công đã có sự dịch chuyền sang tài sản
trí tuệ Nguôồn lực chính của sự cạnh tranh trong các tô chức hiện nay là năng lực phát
triển và sử dụng các kỹ năng của nguồn nhân lực Cau trúc quản lý và kinh doanh đòihỏi phải có sự khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, dẫn đến việc các tô chức phải tập trungvào việc phát triển nguồn lực con người (Donovan et al, 2001) Đào tạo yêu cầu phải
có sự phân bồ hợp lý nguồn lực con người, thời gian va tài chính
13
Trang 16Riech (1983) định nghĩa “khoảng cách giữa kiến thức mà người dạy giảng dạy
và kiến thức mà người học đắc thụ” Đánh giá CTĐT giúp đo lường khoảng cách kiến thức theo định nghĩa của Riech bằng cách xác định giá trị và tính hiệu quả của CTĐT.
Hoạt động này sử dụng các công cụ đánh giá và xác nhận hiệu lực dé cung cap dt liệu
cho viéc danh gia.
Theo Sims (1993), mục dich của đánh giá CTDT là dé cải tiến CTĐT, cung capcác phản hồi cho người xây dựng CTĐT, nhà quản lý và những người tham gia vào
CTDT Hoạt động đào tạo được đánh gia bởi vì đó là cach mà các nhà đào tao, giáo
dục có thé đánh giá hiệu quả hoạt động của họ Xét về khía cạnh quản lý, đánh giáCTDT là dé xem xét mức độ tương xứng giữa thời gian và tài chính đầu tư vào CTDT
và sự hiệu quả của CTDT đó.
Horwitz (1999) khang định rằng thách thức mà các nhà phát triển nguồn nhânlực phải đối mặt là đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đào tạo và phát triển phải đápứng yêu cầu của có sở dao tạo dé thực hiện các chức năng chiến lược Do đó, việc xácđịnh và thực hiện các yếu tổ liên quan đến tính hiệu quả của phát triển con người
Tóm lại, đánh giá CTĐT là hoạt động phục vụ nhiều mục đích, trong đó quantrọng nhất là phát triển, hoàn thiện và cập nhật CTĐT, dé CTĐT thực sự đáp ứng đượcnhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan Việc đánh giá CTĐT dưới góc nhìn của
người dạy là việc làm cần thiết và có ý nghĩa, bởi người dạy là người trực tiếp tham gia vào hoạt động giảng dạy, là người hiện thực hóa các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng môn học đến người hoc, đảm bao đáp ứng CDR của CTĐT III Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục đích chính: Một là, đánh giá
được mức độ nhận thức/ hài lòng của giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT ngành
Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong suốt quá trình triển khai CTDT
từ năm học 2014-2015 đến nay Hai là, đưa ra một số đề xuất dé có thé điều chỉnh CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh theo hướng hiệu quả hơn.
_Do điều kiện về thời gian, nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc đánh giá mức
độ hiệu biêt/ hài lòng ve CTĐT dưới góc nhìn của những người tham gia giảng dạy,
mà không đánh giá mức độ hiéu biêt/ hài lòng của các bên liên quan khác.
3.2 Phương pháp và đối tượng tham gia nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng để thực hiện việc đánh giá là phương pháp định
lượng Một bảng câu hỏi khảo sát gồm 25 câu hỏi được thiết kế theo thang đo 5 cấp độ
của Likert (từ hoàn toàn không đồng ý/ hoàn toàn không hài lòng đến hoàn toàn đồng
ý/ hoàn toàn hài lòng tương đương với mức điểm từ 1 đến 5) và 01 câu hỏi mở dé thuthập thông tin về mức độ hiểu biết/ hài lòng của giảng viên tham gia giảng dạy về
CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh 25 câu hỏi khảo sát tập trung vào 04 nội dung: CDR
CTĐT (câu 1 đến 4), Bản mô tả CTĐT (câu 5-7), Cau trúc và nội dung CTDT (cau 14), Phuong phap giang day (cau 15-18) va cac yếu tố tác động khác (câu 19- -25)
8-Bảng câu hỏi khảo sát này được tham khảo từ Phiếu khảo sát ý kiến giảng viên vê
CTĐT của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
14
Trang 17Bảng câu hỏi khảo sát được đưa ra cho các giảng viên tiếng Anh tham gia giảng
dạy ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Luật Hà Nội và các giảng viên thỉnh giảng từ các cơ sở dao tạo khác tham gia giảng dạy CTDT này.
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến 20 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng Kết
quả thu được: 14 câu trả lời hợp lệ.
3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu
Bảng câu hỏi khảo sát được chuyên cho người tham gia khảo sát dưới hình thức
google form Kêt quả thu được được xử lý trên phân mêm SPSS 20.0 đê tính điêm trung bình Y nghĩa các mức điêm trung bình cụ thê như sau:
1.00 — 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng
1.81 — 2.60: Không đồng ý/ Không hài long
2.61 — 3.40: Không ý kiến
3.41 — 4.20: Đồng y/ Hài lòng
4.21 — 5.00: Rất đồng ý/ Rất hai lòng
IV Kết quả nghiên cứu
4.1 Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát
Trong tổng số 14 giảng viên tham gia khảo sát, có 02 giảng viên có học vị tiến
sĩ, 12 giảng viên có học vị thạc sỹ và không có giảng viên nao là cử nhân; trong đó có
07 người là giảng viên cơ hữu va 07 người là giảng viên thỉnh giảng Về thâm niên công tác, tác giả bài viết chỉ khảo sát số năm công tác của các giảng viên cơ hữu và
thỉnh giảng tại Trường Đại học Luật Hà Nội Kết quả cho thấy, có 06 giảng viên có thâm niên công tác trên 10 nam; hon một nửa giảng viên được khảo sát có thâm niên
công tác từ 3 đến 5 năm Lý do chính là do một nửa số người tham gia phỏng vấn là
giảng viên thỉnh giảng, nên số năm công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội còn chưa lâu.
4.2 Kết quả đánh giá CTĐT
4.2.1 Về CDR của CTĐT:
Nội dung M SDChuẩn 1 | Triết lý giáo dục của CTĐT được thê hiện rõ 3.21 426đầu ra của | 2 | Phan ánh tâm nhìn và sứ mang của Trường 3.50 650
CTDT 3 | Phan ánh rõ yêu câu của các bên liên quan 3.50 519
4 | Được chuyền tải day đủ vào CTĐT 4.00 | 392Những giảng viên tham gia khảo sat đồng ý/ hài lòng với 3/4 nội dung
liên quan đến CDR của CTĐT, cu thé là các nội dung 2 (M=3.50), 3 (M=3.50) và 4 (M=4.00) Những người được khảo sát không có y kiến về nội dung 1 (Triét lý giáo dục của CTĐT được thể hiện rõ (M=3.21).
Trang 18Cung cap đủ thông tin giúp người học hiểu vê| 4.00 392
CTDT
Cung cap du thong tin giup nha tuyên dung lao] 4.00 392
7 | dộng hiéu vê nang lực va các kỹ năng khác được trang bị thông qua CTĐT
Các giảng viên tham gia khảo sát thể hiện sự đồng ý/ hài lòng về Bản mô tả
CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh khi kêt quả khảo sát cho các nội dung 5, 6, 7 cho giá trị trung bình trong khoảng 3.41 — 4.20; các giá tri cụ thê lân lượt là M=4.14; M=4.00 va
M=4.00.
4.2.3 Về cầu trúc và nội dung CTDT:
Nội dung M SD
8 | Nội dung CTDT mang tinh cập nhật 3.43 646
ọ |CTBT thê hiện sự cân đối giữa các khối kiến| 4.00 | 555
_ | thức đại cương và chuyên ngành
CTĐT thé hiện rõ các môn cơ bản, cơ sở,| 4.14 | 363
k F 10 A ` ` Sonsini
Cau trúc chuyên ngành và luận văn cuôi khóa
và nội ll Mỗi môn hoc có đóng góp rõ ràng vào việc dat | 4.07 475
dung _| được CDR của CTDT
CTĐT 12 Đề cương môn học cung cấp đủ thông tin giúp| 4.00 392
| sinh viên đạt được CDR của môn hoc l3 Giảng viên được tham gia vào quá trình xây| 4.21 579
4.2.4 Về phương pháp giảng dạy:
Nội dung M SD
15, hen đang áp dung phù hop với CDR cua khóa | 3.71 469
oc
Phuong 16 Có sự thông nhat vê PPGD giữa các giảng vién| 3.07 730
phap | tham gia giảng dạy cùng môn hoc
giảng dạy 17 Giảng viên được chủ động lựa chọn và áp dung| 4.21 426
' | PPGD phù hợp với đặc thù môn học
18 Hoạt động dạy và học khuyên khích khả năng | 3.29 469
| học tập suôt đời của sinh viên
Các giảng viên tham gia giảng dạy CTDT ngành Ngôn ngữ Anh được khảo sát
rất đồng ý răng Giảng viên được chủ động lựa chọn va áp dụng PPGD phù hợp vớiđặc thù môn học (nội dung 17, M=4.21); và đồng ý rằng PPGD đang áp dụng phù hợpvới CDR của CTĐT (nội dung 15, M=3.71) Tuy nhiên, họ không có ý kiến về việc có
16
Trang 19sự thông nhất về PPGD giữa các giảng viên tham gia giảng dạy cùng môn học (nội
dung 16, M=3.07) và hoạt động day và học khuyến khích khả năng học tập suốt đời của sinh viên (nội dung 18, M=3.29).
4.2.5 Về các yếu tố tác động khác:
Nội dung M SD
19 | Sĩ số lớp học thuận lợi cho PPGD và học tập 2.86 1.099
20 Cơ sở vật chất va trang thiết bị phòng hoc đáp | 3.86 633
| ứng được nhu câu của người dạy và người học
2¡ | Tài liệu trong thư viện đáp ứng được nhu câu | 3.86 | 535
giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên
Môi trường học tập đa dạng được phát huy (bao | 3.36 633
gôm chương trình trao đôi giảng viên và sinh viên, đào tạo thực tê cho sinh viên, sinh viên
Các yếu tố
tác động | 22.
khác tham gia NCKH )
23 Giảng viên được tham gia các khóa tập huấn, hội | 3.86 535
_ | thao vê áp dung PPGD
24 | Tải trọng giảng dạy của giảng viên là phù hợp 219 699 Kết qua khảo sát ý kiến sinh viên về chat lượng | 3.57 756
25 | giảng day của giảng viên giúp giảng viên kip thời điêu chỉnh hoạt động giảng dạy của mình
Những người được khảo sát không có ý kiến về nội dung 19 “Sĩ số lớp học
thuận lợi cho PPGD va học tập ” (M=2.86), nội dung 22 “Môi trường học tập da dang
được phát huy (bao gôm chương trình trao đồi giảng viên và sinh viên, đào tạo thực tế
cho sinh viên, sinh viên tham gia NCKH )” (M=3.36) và nội dung 24 “Tai trong
giảng day của giảng viên là phù hop” (M=2.79) Các nội dung khác liên quan đến các
yếu tố tác động đến CTĐT đều nhận được câu trả lời đồng ý/ hài lòng của những giảng viên được khảo sát.
Riêng nội dung liên quan đến sĩ số lớp học, có thể nhận thấy có sự nhận thức
tương đôi khác nhau giữa những người được khảo sát vì độ phân tán của các câu trả lời khá lớn (SD = 1.099) Điêu đó có nghĩa một sô giảng viên cho răng sĩ sô lớp học hiện tại là phù hợp/ rat phù hợp với PPGD và hoc tap; trong khi một sô khác cho rang không phù hợp.
_ Từ kết quả nghiên cứu và phân tích trên, tác giả bài viết có thé kết luận rang,
phân lớn các nội dung được khảo sát liên quan đên CTDT từ CDR cua CTDT, Ban mô
ta CTĐT, Cau trúc va nội dung CTDT, PPGD va các yêu tô tác động khác đêu nhận được câu trả lời đồng ý/ hài lòng từ các giảng viên được khảo sát Đặc biệt có 02 nội dung nhận được câu trả lời rất đồng ý/ hài lòng liên quan đến việc giảng viên được tham gia vào quá trình xây dựng, chỉnh sửa CTĐT và sự chủ động của giảng viên trong việc lựa chọn PPGD phù hợp với từng đặc thù môn học Như vậy, về cơ bản, các
17
Trang 20giảng viên giảng dạy CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh tham gia khảo sát có sự hiểu biết/
hài lòng vê CTDT này Nói cách khác, CTDT ngành Ngôn ngữ Anh đã bộc lộ được khá nhiều điêm mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến trả lời chưa tích cực liên quan đến CTĐT, tậptrung ở một số van đề chính sau: Triết lý giáo dục của CTDT theo nhận định của ngườiđược khảo sát chưa được thể hiện rõ; Việc định kỳ đánh giá CTĐT chưa được thực
hiện hoặc đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng được yêu câu để đảm bảo CTĐT có tính chặt chẽ, hệ thống và cập nhật; PPGD chưa được thống nhất giữa các giảng viên cùng tham gia giảng dạy môn học và hoạt động dạy và học chưa khuyến khích khả năng học tập suốt đời của sinh viên; Sĩ số lớp học và tải trọng giảng dạy chưa thực sự phù hợp với môn học và giảng viên; Môi trường học tập của sinh viên là còn chưa đa
dạng, cụ thể số lượng sinh viên và giảng viên được tham gia các chương trình trao đôicòn hạn chế; sinh viên Ngôn ngữ Anh chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt
động NCKH trong ngành Ngôn ngữ Anh.
5.2 Kiến nghị
Tác giả bài viết đưa ra 02 nội dung kiến nghị lớn liên quan đến những hạn chế của kết quả nghiên cứu này và liên quan đến một số vấn đề tồn tại của CTĐT mà kết quả khảo sát này chỉ ra.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đem lại những thông tin và giá trị nhất định chonhững người xây dựng, quản lý và phát triển CTĐT Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu nàyvẫn còn một số hạn chế như: phạm vi thông tin khảo sát chưa được toàn diện do mới
chỉ thực hiện khảo sát lây ý kiến của giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT Do đó, để
thông tin về CTDT được đa chiều và đầy đủ, cần có những nghiên cứu đánh giá mức
độ hài lòng/ hiểu biết về CTĐT nhìn từ góc độ người học và người sử dụng lao động —
những người là sản phâm của CTĐT và những người sử dung sản phẩm của CTĐT đó
Kết quả khảo sát cho thấy một số van dé còn tồn tại của CTĐT ngành Ngôn ngữ
Anh như đã nêu ở trên Vi vậy, tác giả bài việt xin đưa ra một sô kiên nghị nhăm hoan
thiện hơn nữa CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh như sau:
- Cần chỉnh sửa lại CDR của CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh sao cho CDR thê hiện rõ hơn triết lý của CTĐT Triết lý của ngành cũng cần có sự phù hợp với triết lý đào tạo chung của Trường;
- Đánh giá chương trình đào tạo không phải là việc chỉ làm một lần mà cần phải
được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ và cân lây ý kiên của tât cả các bên liên quan;
- PPGD của giảng viên cần có sự thống nhất và điều chỉnh, đảm bảo tính nhất
quán và phát huy được năng lực tự chủ, tự học của người học Có thê tô chức các tọa đàm, hội thảo đê các bên thông nhât giải pháp và chương trình hành động;
- Dé đảm bảo chất lượng hoạt động giảng day cần có sự điều chỉnh lại quy môlớp học cho phù hợp Có thé tiến hành khảo sát sinh viên và giảng viên các môn học dé
đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của quy mô lớp học Hơn nữa, tải trọng giảng dạy của giảng viên cũng cần cân nhắc điều chỉnh cả về số môn học mỗi giảng viên đảm nhận và số tiết mỗi giảng viên đảm nhận trong học kỳ hoặc năm học.
Xây dựng môi trường học tập da dạng cho sinh viên bang cach tan dung cac
nguôn lực và có biện pháp động viên, khuyên khích, thậm chi bat buộc sinh viên tham
18
Trang 21gia vào các hoạt động học thuật khác ngoài việc học trên lớp như tham gia các hoạt
động NCKH, các buôi nói chuyện, tọa đàm, hội thảo chuyên môn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Brown JD, Using Surveys in Language Programs, Cambridge: Cambridge University Press, 2001.
2 Carnevale, A.P., & Schulz, E R (1990) Return on investment: Accounting for training Supplement to the Training Development Journal, 44, S1-S32.
3 Donovan P., Hannigan K and Crowe D., (2001) “The Learning Transfer System Approach to Estimating the Benefits of Training: Empirical Evidence” Journal of European Industrial Training,
25 (2), 221 — 228.
4 Austrian Development Agency, Evaluation Unit (2009) Guidelines for Project and Programme Evaluations.
5 Goldstein I.L., (1993) “Training in Organisations” Pacific Grove, Ca: Brooks/cole.
6 Horwitz F.M., (1999) “The Emergence of Strategic Training and Development” Journal of European Industrial Training, 23 (4/5), 180 — 190.
7 Posavac, Emil J., Carey, Raymond G 2007 Program evaluation: Methods and case studies Upper Saddle River, NJ: Pearson.
9 Riech A.H., (1983) “Why I Teach” Chron Higher Educ., 9,27—31.
9 Sims R.R., (1993) “Evaluating Public Sector Training Programmes” Public Personnel Management, 22 (4), 591 — 616.
19
Trang 22MOT SO DE XUẤT CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGANH
NGÔN NGỮ ANH CHUYEN NGANH TIENG ANH PHÁP LÝ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Th.s Nhạc Thanh Hương”
Tóm tắt
Chương trình đào tạo (CTĐT) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo ở mọi cấp, ngành học Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, đồng thời sự ra đời của Thông tư 57, sửa đối, bố sung một số điều của Quy chế dao tao đại học và cao đăng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Bộ GD&DT ban hành đã tạo sự chủ động, thuận lợi hơn rất nhiều cho các trường trong việc quyết định chương trình dao tạo Tại trường Dai học Luật Ha Nội, so với CTDT ngành Luật, ngành ngôn ngữ
Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý là một ngành học khá non trẻ và mới mẻ Do đó,việc rà soát, chỉnh sửa và cập nhật CTĐT là một yêu cầu cấp thiết, giúp nhà trường
hoàn thiện các CTĐT, thực hiện liên thông giữa các ngành trong trường cũng như liên
kết với các cơ sở giáo dục có uy tín trong nước, trong khu vực và trên thế giới, đảm
bảo yêu cầu hội nhập quốc tế Bài viết nhằm cung cấp thông tin tổng quan về ngành
Ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý tại trường Đại học Luật Hà Nội thông qua so sánh, đối chiếu CTĐT ngành Anh văn pháp lý tại Trường Đại học Luật Thành
pho HCM Qua đó, tác gia đưa ra một SỐ đề xuất với mong muôn góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo; đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học và nhà tuyên dụng.
I Đặt van đề
Ngôn ngữ Anh là một ngành học phổ biến và được dao tạo ở nhiều trường Daihọc khác nhau Tuy nhiên, ngành ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý,một ngành học với đặc thù chuyên về ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành luật, là một
ngành học khá mới mẻ Hiện nay ở nước ta có 02 cơ sở dao tạo chương trình ngành
ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, gồm trường Đại học Luật Hà Nội vàĐại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tại trường Đại học Luật Hà Nội, ngành ngônngữ Anh - chuyên ngành tiếng Anh pháp lý chính thức tuyên sinh vào năm 2014 Đến
năm 2020, trường Đại học Luật Hà Nội đã tuyên sinh được 06 khoá sinh viên; trong đó
có 02 khoá đã tốt nghiệp ra trường Trong quá trình triển khai giảng dạy mã ngànhngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, bên cạnh những ưu thế vượt trội khi
so sánh với ngành ngôn ngữ Anh nói chung ở các cơ sở đào tạo khác, chương trình đào
tạo ngành của Trường cũng có một sô các vấn đề cần phải khắc phục để phù hợp với
chuẩn dau ra đã được sửa đôi, b6 sung cũng như nhu cầu của xã hội.
Việc rà soát, điều chỉnh, và b6 sung chương trình đào tạo (CTĐT) ngành ngônngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý tại trường Đại học Luật Hà Nội đóng vai tròquan trọng bởi cập nhật và điều chỉnh CTĐT phù hợp điều kiện thực tế góp phan nângcao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu câù của người học Đồng thời, CTDT saukhi được ra soát, cập nhật có thé đảm bao yêu cau hội nhập quốc tế, thực hiện liênthông, liên kết với các cơ sở giáo dục cơ uy tín trong nước; chuyên đổi tín chỉ; trao đôi
giảng viên, sinh viên Từ đó, cả người học và người dạy xác định được mục tiêu môn
học, phương thức và xây dựng được kế hoạch giảng dạy và học tập đáp ứng chuẩn đầu
ra cũng như mục tiêu của chương trình đào tạo.
“Bộ môn Ngoại Ngữ
20
Trang 23II Tổng quan về chương trình dao tạo của ngành ngôn ngữ Anh hiện hành
của trường Đại học Luật Hà Nội
2.1 Chương trình Dao tao (CTDT) ngành Ngôn ngữ Anh hiện hành tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Dé đáp ứng chuẩn đầu ra theo công bó, hiện nay, chương trình đạo tạo ngànhNgôn ngữ Anh toàn khoá gồm 126 tín chỉ, trong đó: Khối kiến thức giáo dục đạicương: 24 tín chỉ (22 tín chỉ bắt buộc và 04 tín chỉ tự chọn); Khối kiến thức giáo dụcchuyên nghiệp: 92 tín chỉ (40 tín chỉ kiến thức ngành ngôn ngữ Anh, 28 tín chỉ kiếnthức chuyên ngành tiếng Anh pháp ly và 24 tin chỉ kiến thức bổ trợ ngành); Khoáluận hoặc chọn học và thi các môn học khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp: 10 tín chỉ Như vậy, có thê thấy, các môn học thuộc chương trình đào tạo
ngành ngôn ngữ Anh (không tính các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại
cương như những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí
Minh; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, v.v.) có thé chia ra thành
03 nhóm môn chính:
1 Các môn học thuộc ngành ngôn ngữ Anh
1.1 Môn học thực hành, kĩ năng tiếng Anh: Nghe, Nói, Đọc, Viết, kĩ năng đàm phán, kĩ năng thuyết trình băng tiếng Anh
1.2 Môn học lý thuyết tiếng Anh và Văn hoá, Văn học: Ngữ pháp; ngữ âm và
âm vi học tiêng Anh; văn hoa Anh -Mỹ; văn học Anh- Mỹ; giao tiêp giao thoa van hoá
2 Các môn thuộc tiếng Anh chuyên ngành: Tiéng Anh pháp lý cơ sở 1,2; Tiếng
Anh pháp lý nâng cao 1.2.3; biên phiên dịch pháp lý cơ sở và nâng cao;
3 Các môn học thuộc chuyên ngành Luật.
Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh có đặc trưng là bao gồm các môn
học thuộc nhóm ngành ngôn ngữ Anh- các môn học trong chương trình khung ngành
ngôn ngữ Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thực hành tiếng Anh; lý thuyết tiếngAnh; văn hoá văn học Anh Mỹ Bên cạnh đó, đối với ngành ngôn ngữ Anh, chuyênngành tiếng Anh pháp lý tại trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên được học các môn
học chuyên sâu, chú trọng về các thuật ngữ, kĩ năng Nghe, Đọc, Nói, Viết tiếng Anh
chuyên ngành Luật và các môn chuyên ngành Luật bằng tiếng Việt Có thé thấy, kiếnthức nền tiếng Anh tốt và kiến thức chuyên ngành Luật cơ bản là cơ sở để sinh viênhọc tập tiếng Anh chuyên ngành Luật hay tiếng Anh pháp lý
Việc phân chia các môn học trong chương trình đào tạo của ngành ngôn ngữ
Anh thành các nhóm môn học đặc thù có vai trò quan trọng vì bộ môn, giảng viên có
thê giúp sinh viên định hướng được việc chọn môn, phương pháp tiêp cận các môn học
dê dàng hơn.
2.2 So sánh CTDT ngành NNA tại Trường Dai học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh
Mặc dù cùng đào tạo ngành Ngộn ngữ Anh; chuyên ngành tiếng Anh pháp lý
(Anh văn pháp lý); CTDT của Trường Đại học Luật Ha Nội (DHLHN) va Dai học Luật Thanh phô Hô Chí Minh (DHL TPHCM) có một sô diém khác biệt trong két câu
"Quyết định số: 2595/QD-DHLHN của Hiệu trưởng trường Dai học Luật Hà Nội về việc ban hành
Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh-chuyên ngành tiêng Anh pháp lý.
21
Trang 24chương trình dao tạo Tổng số lượng tín chỉ CTĐT tại Trường DHLHN là 126 tín chỉ;
trong khi đó tông sô tín chỉ CTĐT tại Trường ĐHL TPHCM là 139 tín chỉ (không kê các môn Giáo dục quôc phòng, Giáo dục thê chât; thực tập chuyên môn và luận văn).
2.2.1 Các môn học thuộc kiến thức thực hành tiếng Anh
Tại trường Đai học Luật HN (ĐHLHN), sinh viên ngành NNA học thực hành
tiếng Anh trong 3 kỳ liên tiếp, bắt đầu từ học kì II đến học kì IV Chương trình giảngdạy tiếng Anh 1; tiếng Anh 2 và tiếng Anh 3 được chia thành các kĩ năng độc lập:
Nghe, Nói, Đọc, Viết theo cấp độ ngôn ngữ nâng cao dan với tổng số 30 tín chỉ (TC) trong CTĐT Học kì I của năm thứ nhất, sinh viên NNA không học kĩ năng tiếng Anh
mà dành thời lượng học các môn học khác như Lý luận chung về NN và Pháp luật;
Luật Hiến pháp
Tại trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (DHL TPHCM), sinh viênngành NNA học 19 tín chỉ cho các ky năng thực hành tiếng Anh; ngữ pháp tiếng Anh
nâng cao trong học ki I; học ki I (mỗi học kì học 08 tín chỉ) và 03 tín chỉ Viết tiếng
Anh học thuật vào học kì II Một điểm khác biệt trong CTĐT ngành NNA của trường
PHL TPHCM so với ĐHLHN là: môn học tiếng Anh là môn học tích hợp 04 kỹ năng
với tên gọi Kỹ năng ngôn ngữ HP1, HP2, HP3, HP4; thời lượng mỗi HP là 04 tín chỉ
2.2.2 Các môn thuộc khối kiến thức Lý thuyết tiếng; văn hoá, văn họcTại trường ĐHLHN, thời lượng cho nhóm môn này là 10 tín chỉ, gồm 5 mônhọc bắt buộc: Ngữ pháp; ngữ âm-âm vi; ngữ nghĩa hoc; văn hoá Anh Mỹ và văn họcAnh Mỹ; mỗi môn 2 tín chỉ Các môn học thuộc khối kiến thức này được bắt đầu giảng
day từ học kì IV.
Tại trường DHL TPHCM, sinh viên học 10 tín chi (trong đó 06 TC bắt buộc; 04
TC tự chọn) gôm các môn: Ngữ âm — âm vi học (03 TC); Ngữ nghĩa học (03TC); Van hoá Anh Mỹ (02TC) và văn học Anh (02TC) được giảng dạy từ học kì V.
Như vậy, số lượng tín chỉ cho môn học Lý thuyết tiếng và văn hoá văn học của
02 trường là tương đương nhau.
2.2.3 Các môn lý thuyết dịch và thực hành dịch
Tại trường ĐHLHN, lý thuyết dich (02TC) là môn học bắt buộc trước khi sinh
viên học biên phiên dịch pháp lý 1,2 (06 TC) tại học ki VI; VII Bên cạnh đó, sinh viên
có thê lựa chọn học biên phiên dịch pháp ly nâng cao (03T) vào học kì VHI.
Tuy nhiên, tại trường ĐHL TPHCM, lý thuyết dịch không phải là môn học bắt
buộc cua sinh viên Sinh viên học 08 tín chỉ biên phiên dịch pháp lý HP1, HP2 vào học
kì VI và VU; tương tự như trường DHLHN.
2.2.4 Các môn học thuộc khôi Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành pháp lý
Tại trường DHLHN, tổng thời lượng môn tiếng Anh pháp lý là 17 tín chỉ (trong
đó 14 tín chỉ là bắt buộc; 03 tín chỉ tự chọn); được phân chia thành các học phần tiếng
Anh pháp lý cơ sở 1,2; Tiếng Anh pháp lý nâng cao 1,2,3 và học từ học kì V đến học
ki VIII Các môn học tiếng Anh pháp lý không chia thành môn học từng kỹ năng màtích hợp thành môn học tiếng Anh pháp lý theo cấp độ cơ sở và nâng cao
Tại trường ĐHL TPHCM, tong thời lượng môn tiếng Anh pháp lý là 32 tín chỉ.Môn học Tiếng Anh pháp lý được chia thành 03 học phân với các học phần ứng với
từng cấp độ, kĩ năng cụ thé; học từ học kì II; IV; V Đối với HP1, HP2 gồm Nghe
22
Trang 25tiếng Anh pháp lý HP1, 2; Đọc tiếng Anh pháp lý HP1,2; Nói tiếng Anh pháp ly
HPI,2; Viet tiêng Anh pháp lý HPI,2; môi học phan 03 tín chỉ Trong khi đó, thời
lượng học phân 3 các môn Nghe, nói, đọc, việt Tiêng Anh pháp lý đã giảm đi; môi học
phân 02 tín chỉ.
Bên cạnh thời lượng môn tiếng Anh pháp lý của trường DHL TPHCM nhiều
hơn 15 TC so với trường DHLHN, tại trường DHL TPHCM; CTĐT ngành NNA còn
có học phân Thuật ngữ pháp lý (03TC) vào học kì VI và Kỹ năng soạn thảo các văn
bản pháp lý HP1; HP2 (Legal Drafting 1;2) học vào học kì VI
2.2.5 Các môn học thuộc khối Kiến thức chuyên ngành Luật
CTĐT ngành NNA của trường DHLHN có 24 tin chỉ kiến thức ngành Luật;
trong đó có 05 tín chỉ Luật học băng tiêng Anh Trong khi đó, CTĐT ngành NNA của trường ĐHL TPHCM có 38 tín chỉ kiên thức và kĩ năng ngành Luật; trong đó có trên
10 tín chỉ các môn học Luật băng tiêng Anh.
Nhận xét chung:
Như vậy, số tín chỉ của các khối kiến thức trong CTĐT ngành NNA của trườngĐHLHN và DHL TPHCM có một sô điêm khác nhau, thê hiện qua biêu đô và bảng bên dưới:
Khối lượng kiến thức trong CTĐT của ĐHLHN và ĐHLTPHCM
23
Trang 26Tiếng Anh pháp lý 17 37
Kiến thức; kĩ năng ngành Luật 24 38
Đánh giá chung
Qua so sánh, đối chiếu CTĐT ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lý
của Trường ĐHLHN và CTĐT ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý của
Trường ĐHL TPHCM; có thê thấy răng CTĐT ngành ngôn ngữ Anh của Trường
DHLHN là tương đối đáp ứng chuân đầu ra đã công bố; gôm các môn học thuộc các
khối kiến thức thức đại Cương; kiến thức chuyên ngành: tiếng Anh và tiếng Anh pháp
lý cũng như khối kiến thức bồ trợ Tuy nhiên, sự phân bổ giữa các khối kiến thức chưa thực sự hợp lý giữa thời lượng dành cho các môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức
tiếng Anh pháp lý và kiến thức tiếng Anh cơ sở Có thê nói, môn học tiếng Anh pháp
lý là đặc trưng của ngành nhưng thời lượng môn học còn tương đối ít so; chỉ bằng 56%VỚI khối kiến thức tiếng Anh cơ sở Trong khi đó, tại trường ĐHL TPHCM, thời lượngmôn tiếng Anh cơ sở lại bằng 59% thời lượng môn tiếng Anh pháp lý.
HI MỘT SO DE XUẤT
Sau khi nghiên cứu tác giả nhận thấy CTĐT ngành NNA của trường ĐHLTPHCM có nhiều điểm ưu việt hơn CTĐT ngành NNA của trường ĐHLHN Trongquá trình thực tế giảng dạy, tác giả cũng mạnh dạn dé xuất một số nội dung: Nếu có
thé tăng thời lượng tổng thể chương trình Đào tao dé từ đó, có thé tăng thời lượng từng mảng kiến thức kĩ năng Trong trường hợp không thê tăng thời lượng CTĐT thì cần
cân đối lại số tín chỉ các môn học thuộc các nhóm kiến thức khác nhau
Thứ nhất, có thể giảm thời lượng các môn thực hành tiếng Anh (GE) từ 30 tín
chỉ xuống còn 18-20 tín chỉ Bên cạnh đó, nên dạy tích hợp các kỹ năng thay vì từng
kỹ năng riêng lẻ bởi các kĩ năng đều liên kết, bố trợ cho nhau Tuy nhiên dé đảm bao sau khi ra trường sinh viên đạt bậc 5 theo khung năng lực NN dành cho Việt Nam thi
tuyên sinh đầu vào cần đảm bảo sinh viên đạt trình độ tiếng Anh theo yêu cầu; ít nhất
bậc 3 theo khung năng lực NN Như vậy, người dạy cần thiết kế chương trình, môn
học, tài liệu, giáo trình và công cụ kiểm tra đánh giá theo lộ trình; dam bảo người học
đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo yêu cầu.
Thứ hai, tăng thời lượng các môn học Tiếng Anh pháp lý vì học phần tiếng Anh
pháp lý là đặc trưng của ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Luật Hà Nội Tuy
nhiên, không nhất thiết phải chia nhỏ môn học tiếng Anh pháp lý thành các học phần
kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh pháp lý như CTĐT ngành Ngôn ngữ Anhtrường Đại học Luật TPHCM bởi tương tự như tiếng Anh chung, các kỹ năng tiếngAnh pháp lý bổ trợ và có mỗi liên hệ mật thiết với nhau Mặc dù vậy, một điểm lưu ý
là do đặc thù tiếng Anh pháp lý là một môn học khó, liên quan đến các ngành Luật
khác nhau và có một số đặc trưng phức tạp về thuật ngữ; ngữ pháp tiếng Anh pháp lý.
Qua thực tế giảng dạy; tác giả nhận thấy giáo trình tiếng Anh pháp lý là giáo trình tích hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết với các chủ đề; chuyên ngành Luật khác nhau Vì
vậy, CTDT ngành NNA của trường DHLHN có thé tham khảo và xây dựng các mônhọc như CTĐT ngành NNA của trường ĐHL TPHCM để giảng dạy các đặc trưng củathuật ngữ pháp ly (Legal Terminology) trước khixây dựng các học phân tiếng Anh
pháp lý chuyên sâu về thuật ngữ, kĩ năng Nghe, nói, đọc viết pháp lý về các chủ đề pháp luật khác nhau Bên cạnh đó, CTĐT có thé bổ sung, xây dựng các học phan ki
24
Trang 27năng chuyên sâu, nâng cao hơn như kĩ năng soạn thảo văn bản pháp luật(Legal
Drafting; Drafting Contract); ki năng lập luận (Legal reasoning) v.v Tuy nhiên, cân lưu ý, dé dam bao sửa đổi và triển khai CTDT chuyên sâu như vậy, giảng viên giảng
dạy tiếng Anh pháp lý vừa phải có chuyên môn tốt về tiếng Anh; vừa phải có kiến thức
sâu về pháp luật Nói cách khác, giảng viên giảng dạy tiếng Anh pháp ly trước hết là
giảng viên ngôn ngữ; bởi chỉ có giảng viên ngôn ngữ mới có thể có phương phápgiảng dạy ngôn ngữ Dong thời, giảng viên đó cần có kiến thức tốt về pháp luật Nhưvậy, bên cạnh yêu cầu có băng cử nhân luật; giảng viên cần tiếp tục học lên thạc sỹ
luật; thậm chí là tiễn sỹ luật dé nâng cao trình độ phù hợp chuyên môn.
Thứ ba, CTĐT ngôn ngữ Anh tại trường ĐHLHN là chuyên ngành tiếng Anh
pháp lý; không chuyên vê biên phiên dịch nên môn biên phiên dịch pháp lý không nhấtthiết là môn học bắt buộc Người xây dựng CTĐT có thể thiết kế môn biên phiên dịch
là môn học bổ trợ; tự chọn và tập trung thời lượng cho các môn học chuyên sâu về
tiếng Anh pháp lý hoặc các môn chuyên ngành Luật
Thứ tư, có thể tăng thời lượng các môn luật tiếng Việt trong CTĐT để cung cấpkiến thức nền, bổ trợ cho sinh viên trước khi học tiếng Anh pháp lý Ở mỗi đơn vị bài
học, sinh viên được làm quen với một lĩnh vực pháp luật khác nhau Chính vì vậy, có
nhiều bài học về chủ đề pháp luật mà sinh viên chưa được học hoặc sẽ không được họctrong chương trình đào tạo, gây khó khăn cho quá trình hiểu nội dung bài học cũngnhư hiểu va nắm bắt được các khái niệm pháp lý liên quan đến lĩnh vực đó
Hơn nữa, việc bổ sung thời lượng các môn Luật bang tiếng Anh cũng quantrong không kém bởi việc đọc và học Luật bằng tiếng Anh là một trong những cáchthức hiệu quả để người học tăng cường vốn kiến thức, thuật ngữ tiếng Anh của ngành
Luật tương ứng.
Tóm lại, tiếng Anh pháp lý là một mảng kiến thức rất quan trọng trong chương
trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh tại trường ĐHLHN, bởi đây là định hướng trọng
tâm của chương trình đào tạo Vì vậy, CTDT của ngành cần chú trọng và dành nhiềuthời lượng cho các môn học tiếng Anh pháp lý Tuy vậy, cần phải nhìn nhận một thực
tế, để bổ sung, sửa đổi và tiếp tục triển khai chương trình đào tạo NNA hiệu quả,
trường Đại học Luật Hà Nội, trước hết cần phải phát triển đội ngũ giảng viên bộ môn
Tiếng Anh cả số lượng và chất lượng
IV Kết luận
Theo quan điểm của tác giả,chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh chuyênngành tiếng Anh pháp lý hiện nay tại Đại học Luật Hà Nội là tương đối phù hợp Tuynhiên dé hoàn thiện, cập nhật chương trình Đào tạo của ngành, nhà trường, đơn vị phụ
trách chương trình cân nghiên cứu các chương trình đào tạo của các trường; đồng thời lay ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo dục từ các co sở Đào tạo khác dé chỉnh sửa chương trình đào tạo một cách phù hợp nhất và đáp ứng nhu cầu của người học, nhà sử dụng lao động.
25
Trang 28TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuan đầu ra ngành dao tạo
2 Quyết định số 2594/QĐ-ĐHLHN ngày 21/10/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội về
việc ban hành Chuân đâu ra đại học dành cho Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ chuyên ngành tiêng Anh pháp lý tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Anh-3 Quyết định số: 2595/QD-DHLHN của Hiệu trưởng trường Dai học Luật Hà Nội về việc ban hành
Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh-chuyên ngành tiêng Anh pháp ly.
4 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Khoa Ngoại ngữ pháp lý Chương trình đào tạo Anh văn
pháp ly khóa 44 Trích xuât từ
http://daotao.hcmulaw.edu.vn/Default.aspx?Moduleld=f92f39b2-dea3-4185-8cbb-56c1c49c5226&OlogylID=6§&DepartmentID=LE&GraduateLevellD=DH&StudyTypelD=CQ
26
Trang 29RA SOÁT ĐÁNH GIÁ KY NĂNG ĐỌC 1, 2, 3 TRONG CHUONG TRÌNH ĐÀOTẠO CỬ NHÂN NGÔN NGỮ ANH- CHUYÊN NGÀNH TIENG ANH PHÁP LÝ
VÀ MOT SO DE XUẤT
ThS Đào Thị Tâm”Tóm tắt
Kiểm định chất lượng là yếu t6 quan trọng nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng,
năng lực hệ thong giáo duc đại học (GDĐH) Việc kiểm định chất lượng là mục tiéu
mà các trường đại học trong cả nước hướng tới nhằm khang định chất lượng và vị thé đào tạo cua mình trong xã hội, tạo niêm tin cho người học cũng như đáp ứng được yêu
câu về nguon nhân lực cao cho các nhà tuyển dụng lao động Trong xu thé chung củachủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Trường đại học Luật HàNội cũng đã và dang trong quá trình kiểm định chất lượng được thực hiện bởi đoànđánh giá ngoài Thêm vào đó, Trường cũng dang nỗ lực rà soát, đánh giá chươngtrình đào tạo nhằm công bồ và hoàn thiện chuẩn dau ra cho các ngành dang được đàotạo tại trường Trước những nhiệm vu cấp bách của trường, các Khoa/ Bộ môn déu
thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá các chương trình dao tao, trong đó có Bộ môn
Ngoại ngữ là đơn vị quản lý sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh- Chuyên ngành Tiếng Anh
pháp ly Việc rà soát đánh giá chương trình đào tạo mã ngành Ngôn ngữ Anh là mot
tat yếu do đây van là một ngành đào tạo mới của trường, can được rà soát, sơ kết dé
hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo
1.Đặt van đề
Trong xu thế đổi mới hoàn thiện giáo dục và đào tạo, Trường đại học Luật HàNội đang từng bước củng cô vững chắc mọi mặt dé đạt các tiêu chí về kiêm định chấtlượng cũng như đáp ứng được chuẩn đầu ra mà trường đã công bố, khang định chatlượng đào tạo các mã ngành đang đào tạo tại trường đối với toàn xã hội Đề thực hiệnđược nhiệm vụ đó, trường đã không ngừng nỗ lực tự hoàn thiện mọi mặt cả về cơ sở
vật chất, chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, v.v trong đó
việc rà soát đánh giá chương trình đào tạo cũng là một nhiệm vụ cấp thiết và can có sự
tham gia đánh giá của các Khoa/ Bộ môn chuyên môn trong trường.
Ngành Ngôn ngữ Anh (NNA)- Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý (TAPL) là mã
ngành mới của trường, bắt đầu tuyên sinh từ năm 2014 do Tổ Anh- Bộ môn Ngoại ngữ
là đơn vị quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình đào tạo và
chất lượng giảng dạy Đến nay, bộ môn đã đón nhận hai khóa sinh viên ra trường Việc
rà soát chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo chuyên môn chogiảng viên của bộ môn là các hoạt động cấp thiết nhăm bổ sung, hoàn thiện chương
trình giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh- chuyên
ngành TAPL, phục vụ mục tiêu bám sát và đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên theo lộ trình
đã xây dựng và công bố
Để rà soát, đánh giá được Chương trình dao tạo ngành NNA — chuyên ngànhTAPL, cần có sự đánh giá cụ thể cho từng môn học thuộc các nhóm kiến thức được
xây dựng trong chương trình Liệu các môn học trong chương trình đào tạo đã thực sự
đáp ứng được chuẩn dau ra đã công bố hay chưa? Các học phần kiến thức đã thực sựphù hợp và được giảng dạy có chất lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm định hay
* Giảng viên tổ Anh- Bộ môn Ngoại ngữ
27
Trang 30chưa? v.v Tất cả những câu hỏi như vậy cần được nghiên cứu, rà soát và bàn luận đề
tìm ra câu trả lời bởi chính các nhà quản lý, hoạch định chương trình và sự góp sức của
chính các thầy cô giáo đang tham gia giảng dạy trực tiếp cho sinh viên Thêm vào đó,
ý kiến của sinh viên là những người thụ hưởng chương trình giảng dạy cũng như ý kiến đánh giá của các nhà tuyển dung lao động cũng rất quan trọng trong việc thâm định chất lượng đào tạo mã ngành NNA - chuyên ngành TAPL Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài thảo luận với vai trò là một giảng viên tham gia giảng dạy các học
phân trong chương trình đảo tạo, tác giả chỉ trình bai quan điểm cá nhân về các học
phan đọc 1,2,3 trong CTĐT Chính vi vậy, bài tham luận với tiêu đề “Ra sodt đánh gid
kĩ năng đọc 1,2,3 trong chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Anh- Chuyên ngành TAPL và một số dé xuất" chỉ tập trung vào việc rà soát, đánh giá các học phần đọc
1,2,3 trong chương trình dé có thé đưa ra cái nhìn tông quan va mối liên hệ giữa cáchọc phần đọc 1,2,3 trong tổng thể các môn học trong CTDT, góp phần đạt được chuẩnđầu ra của mã ngành NNA nói chung và đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng của
trường nói riêng.
2 Giới thiệu chung về CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành Tiếng Anhpháp lý và các học phần Đọc 1,2,3 trong CTĐT
2.1 Chuẩn dau ra ở bậc đại học và chuẩn dau ra của Ngành NNA- Chuyên ngành
TAPL của trường Đại học Luật Hà Nội
2.1.1 Khái niệm về chuân đâu ra ở bậc đại học
Theo thông tư số 2196/BGDDT GDDH, ngày 22 thang 4 nam 2010 của Bộtrưởng Bộ GD&DT về hướng dẫn xây dưng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo,các trường DH, CD cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề
đào tạo của trường Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dao tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các
cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học saukhi tốt nghiệp
Theo đó, chuan đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năngthực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết van dé; công việc ma người
học có thé đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu câu đặc thù khác đối với từng trình
độ, ngành đào tạo Cụ thể, chuẩn đầu ra phải đánh giá, khang định được năng luc, kiến
thức của sinh viên: Sinh viên làm được gì? Cần đạt được kiến thức, hành vi, thái độnhư thế nào? Rõ ràng, chuân đầu ra là cam kết của nhà trường đối với sinh viên, giađình, người sử dụng lao động và xã hội về những việc sinh viên có thé làm sau khi
được đào tạo tại trường.
2 1.2 Yêu cầu xây dựng chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo bậc đại học
Việc yêu câu xây dựng chuân đâu ra cho các ngành đào tạo bậc đại học đôi với
các cơ sở đào tạo giáo dục nhăm:
Thứ nhát, công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điêu kiện đảm bảo chât lượng của trường.
Thứ hai, công khai dé người học biệt được các kiên thức sẽ được trang bi sau khi tot nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuan năng lực nghê nghiệp, vê kiên thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyét van đê, công việc mà người học có thê đảm nhận sau khi tôt nghiệp.
28
Trang 31Thứ ba, tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu câu của các nhà sử dụng lao động.
2.1 3 Nội dung của chuẩn đầu ra
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành dao tạo, nhà trườngxây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm củanước ngoài; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của trường dé bảo đảm chuan đầu ra
có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế Nội dung của chuẩn dau racan phai dam bao dung cac tiéu chi dé ra theo quy dinh
2.1 4 Các điêu kiện dam bao chuân dau ra
Trên co sở chuẩn đầu ra đã được công bố công khai, các trường cần tập trungcủng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dé thực hiện đúng cam kếttheo chuẩn đầu ra, cụ thê là đảm bảo các chuẩn về: chương trình dao tạo, thư viện giáotrình, cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập, đội ngũ giảng viên,phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, liên kết giữa trường với doanh nghiệp
và các hoạt động xã hội nghề nghiệp khác
2.1.5 Chuan đầu ra của Ngành NNA- Chuyên ngành TAPL của trường Đại học Luật
Hà Nội
Chuẩn đầu ra của Ngành NNA- Chuyên ngành TAPL đã được tham khảo chỉnh
sửa và công bô bao gôm các nội dung được liệt kê trong bảng dưới đây:
MÃ
STT| MA YÊU CAU DAT DUOC
TRAN
VE KIEN THUC
| KI Kiến thức của một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế
2 K2 Kiến thức của một số ngành khoa học khoa học lịch sử, tâm lý
3 K3 Kiến thức chung của các ngành khoa học ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam
4 K4 Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học
5 K5 Kiến thức về tin học
6 K6 Kiến thức chuyên sâu của ngành Ngôn ngữ Anh như thực hành tiếng Anh
7 K7 Kiến thức chuyên sâu ngôn ngữ, văn hoa, văn học Anh- Mỹ
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo tiếng Anh tổng quát (tối
8 K8 thiêu đạt bậc 5/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
hoặc chứng chỉ quôc tê tương đương)
9 K9 Kiến thức co bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
ngành trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau như hệ thông pháp luật, hệ
29
Trang 32thông toà án, nguôn của luật pháp, luật hiên pháp
Kiên thức cơ bản về từ vựng, câu trúc, văn phong của tiêng Anh chuyên
LŨ BL nganh trong cac linh vuc phap luat hinh su
Kiến thức co ban về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
I1 KII : Ca 1 Ke AK
ngành trong các lĩnh vực pháp luật dân sự
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
12 |KI2 — Ea Tuy ik
ngành trong các lĩnh vực pháp luật công ty
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
13 K13 ọ - h ie %
ngành trong các lĩnh vực pháp luật hợp đông
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cau trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
14 | KI4 — Pad
ngành trong các lĩnh vực pháp luật thương mại
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
15 KIS w i h lim
ngành trong các lĩnh vực pháp luật quôc tê
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cau trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
16 | K16 : a ie re Gas ^
ngành trong các lĩnh vực pháp luật lao động
17 |KU Kiến thức cơ bản về từ vựng, cau trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
ngành trong các lĩnh vực pháp luật luật sở hữu trí tuệ
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
18 | K18 ` ds ng, ,
ngành trong các lĩnh vực pháp luật bat động sản
Kiến thức cơ bản về từ vựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên
Trang 3326 K26 Kiến thức chung được giảng dạy bang tiếng Anh và tiếng Việt về Luật
Thương mại quốc tế hay luật quốc tế
Tổng số yêu cau về kiến thức mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp: 26
VE KỸ NANG
27 S27 Kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Anh tông quát
28 | S28 Kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Anh chuyên ngành
29 S29 Kỹ năng biên phiên dịch Anh - Việt; Việt — Anh
30 | S30 Kỹ năng nghiên cứu khoa học
3l S31 Kỹ năng soạn thao van ban và thu tín trong lĩnh vực luật
32 | 32 Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản theo quy định tại
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT
33 S33 Ky năng tra cứu thông tin, nghiên cứu van ban pháp luật
34 | S34 Kỹ năng giao tiếp
35 S35 Kỹ năng thuyết trình
346 |S36 Kỹ năng đàm phán
27 S37 Kỹ nang làm việc nhóm
28 S38 Kỹ năng làm việc độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề
29 S39 Kỹ năng tự cập nhật kiến thức dé nâng cao trình độ
40 | S40 Kỹ năng ứng phó, xử lý một cách kịp thời, đúng pháp luật đối với các tình
huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sông và công việcTổng số yêu cau về kỹ năng mà người hoc đạt được sau khi tốt nghiệp: 14
VE THÁI ĐỘ
41 T41 Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật
42 T42 Nhận thức được tâm quan trọng của tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh pháp
lý trong thời đại kinh tê, trí thức và hội nhập
43 | T43 Ban lĩnh nghé nghiệp, trung thực và yêu nghề
44 | T44 Ý thức xây dung và bảo vệ lợi ich của cộng đồng và xã hội, góp phần xây
dựng xã hội công băng, dân chủ và văn minh
31
Trang 3445 T145 Tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc
Chủ động, tự tin trong công việc, dám chịu trách nhiệm va tự tin giải
46 T46 ae SA NV 7 ¬ tthe 12
quyét công việc, mạnh dan bay tỏ quan diém và biết lang nghe
47 | T47 Tinh thần ủng hộ sáng tao và đôi mới
48 T48 Tinh thần cầu thị, hợp tác, thân thiện với người khác trong công việc
49 | T49 Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Tổng số yêu cau về thái độ mà người hoc đạt được sau khi tốt nghiệp: 09
Theo bảng thống kê trêm, các tiêu chí của chuẩn đầu ra CTDT cử nhân NNA,
chuyên ngành TAPL bao gôm 42 tiêu chí trong đó có 26 tiêu chí vê kiên thức K26), 14 tiêu chí vê kỹ năng (S27-S40) va 09 tiêu chí về thái độ (T41-T49).
(KI-2.2 Chương trình đào tạo ngành cử nhán NNA- chuyên ngành TAPL tại Đại học Luật
Hà Nội
Mã ngành NNA- Chuyên ngành TAPL bắt đầu tuyên sinh và đi vào hoạt độnggiảng dạy từ năm 2014 cho sinh viên K39 Đến nay, đã có 02 khóa sinh viên tốt nghiệp
ra trường K39 và K40 (Khoảng 150 SV) ; các khóa sinh viên sau gồm K41, K42, K43
và K44 (khoảng hơn 300 sinh viên)
Chương trình đảo tạo cho sinh viên Ngôn ngữ Anh được thiết kế gồm các mảng
kiên thức chính sau:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: gồm kiến thức chung của các ngànhkhoa học về chính trị, kinh tế, lịch sử, tâm lý, ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam là nên tảng
cho việc tiếp nhận tri thức về ngôn ngữ tiếng Anh, văn hóa, văn học Anh — Mỹ, kiến
thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, kiến thức về tin học và một số lĩnh vực
khác cần thiết cho việc thực hiện các công việc chuyên môn sau này.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệpgồm:
+ Kiến thức ngành Ngôn ngữ Anh: gồm các kiến thức chuyên sâu của ngành
Ngôn ngữ Anh như thực hành tiêng Anh (nghe, nói, đọc, viêt); kiên thức ngôn ngữ, văn hoá - văn học (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa học, văn học — văn hoá Anh - Mỹ);
+ Kiến thức chuyên ngành tiếng Anh pháp lý: gồm các kiến thức cơ bản về từvựng, cấu trúc, văn phong của tiếng Anh chuyên ngành trong các lĩnh vực pháp luật
khác nhau như hệ thống pháp luật, hệ thông toà án, nguồn của luật pháp, luật hình sự, luật dân sự, luật công ty, luật hợp đồng, luật thương mại, luật quốc tế, luật lao động,
luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản, luật so sánh, luật hiến pháp dé sinh viên có thé
sử dụng hiệu quả trong công tác chuyên môn có sử dụng tiếng Anh pháp lý Một sốmôn học như tiếng Anh pháp lý, biên phiên dịch pháp lý, kĩ năng thuyết trình, đàm
phán, thư tín trong lĩnh vực luật.
+ Kiến thức bồ trợ ngành (các môn học luật bang tiếng Anh vàtiếng Việt): gồm
các kiến thức chung được giảng dạy băng tiếng Anh và tiếng Việt về nhà nước, pháp
luật và một số lĩnh vực luật cơ bản như Luật hiến pháp Luật dân sự, Luật hình sự,
Luật hành chính, Luật thương mại, Luật Thương mại quốc tế hay luật quốc tế
32
Trang 35_ Ngoài ra, sinh viên NNA-Chuyên ngành TAPL được dao tạo các ky năng khác bao gồm: Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng thuyết trình hiệu quả; Kỹ năng biên phiên dịch; Kỹ năng đàm phán, tư duy phản
biện, quản lý và lãnh đạo ; Kỹ năng phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vẫn
đề, sự kiện liên quan đến phlp luật quốc tế và tiếng Anh ee ly; Sử dụng thành thao
các phần mềm vi tính co bản như Word, Power Point, Excel
Đặc biệt, theo thông báo số 143/ TB-ĐHLHN ngày 17 tháng | nam 2018,
trường ĐH Luật Hà Nội đã thông báo công áp dụng chuẩn đầu ra Ngoại ngữ đối VỚI
các ngành học, trong đó yêu cầu sinh viên ngành NNA- chuyên ngành TAPL cần đạt
chuẩn tiếng Anh là bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam vàquy chuẩn tương đương là 550 TTP, 213 CBT và 80 iBT; 750 TOEIC; 180 CAE và Cl
theo CEFR.
2.3 Day và học các hoc phan Đọc 1,2,3 cho sinh viên ngành NNA- chuyên ngành
TAPL tại Đại học Luật Hà Nội
2.3.1 Về chương trình giảng dạy
Học phan đọc 1,2,3 nam trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của
CTĐT cử nhân NNA-Chuyên ngành TAPL Các học phần này là kiến thức tiếng trongkiến thức ngành NNA (40 tín chỉ) Đọc 1,2,3 thuộc Tiếng Anh 1,2,3 tương ứng với sô
tín chỉ là 3-3-3 Các học phần đọc 1,2,3 được thiết kế giảng dạy cụ thể như sau:
* Học phần Đọc 1 (3 TC): thường bắt đầu giảng dạy vào học kỳ 2 cho sinh viên năm
thứ nhât Hiện nay, các hoc phân đọc đêu được giảng dạy trong 15 tuân, với thời lượng
là 45 giờ TC thông nhat toàn trường đôi với các môn học 3-4 tín chi.
- Mục tiêu chung của học phân Đọc 1: Cung cấp cho sinh viên những kĩ năng đọc hiểuTiếng Anh ở trình độ trung cấp, đồng thời giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng — cầu
trúc ngữ pháp thông qua các chủ đề đa dạng của đời sống xã hội các nước nói tiếng Anh Bên cạnh đó, môn học góp phần nâng cao các kĩ năng thực hành ngoại ngữ khác
của sinh viên như nghe hiểu, nói và viết.
- Vé mục tiéu cu thể: Môn học cung cấp cho sinh viên cả về kiến thức ngôn ngữ và kỹ
năng, thái độ.
+ Về kiến thức ngôn ngữ: Nâng cao kiến thức ngữ pháp và năm thêm nhiều cấu
trúc đa dạng thông qua bài đọc hiểu; Mở rộng vốn từ vựng thuộc các chủ đề văn hóa —
xã hội để vận dụng vào các kĩ năng thực hành tiếng Anh khác.
+ Về kỹ năng:Kết thúc khóa học, sinh viên hiéu được những văn bản có độ dài
khoảng 400-550 từ về những chủ dé văn hóa — xã hội phô thông được diễn đạt bangvốn từ vựng — cấu trúc đa dang ở trình độ trung cấp;Sử dụng tốt các kĩ năng, chiếnlược để đọc hiểu như suy luận, dự đoán, đọc lay y chinh, doc nhanh tim thong tin chitiét, tom tat
+ Về thái độ: Sinh viên nhận thức được tam quan trọng của môn học;Tự giáctrong học tập và trung thực trong thi cử; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tham giađầy đủ các buôi học trên lớp và các bài tập tuần;Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần
tự học thông qua nghiên cứu sách ngữ pháp, đọc thêm các tài liệu; Tham gia tích cực
và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp
+ Ngoài ra, sinh viên có cơ hội phát triển các kỹ năng khác như: Kỹ năng thảo
33
Trang 36luận, làm việc nhóm — cặp, làm việc độc lập; Tìm kiêm và khai thác thông tin qua các nguôn khác nhau đê phục vụ cho nhu câu học tập môn học.
- VỀ giáo trinh:Giang dạy theo giáo trình Strategic Reading 2,Second Edition,
Cambridge cua tác giaJack C Richards & Samuela Eckstut-Didier,
Ngoài ra, sinh viên tham khảo thêm giáo trình bổ tro: Select Readings:
tearcher-approved readings for today's students(2011), University Press, Oxford của đông tac gia Linda Lee va Erik Gundersen.
* Học phan doc 2 (3 TC): Hoc phan này thuộc các môn học của Tiếng Anh 2, thường
được giảng dạy vào học ky I năm 2 trong chương trình.
- Mục tiêu chung:Môn Đọc hiểu 2 tiếp tục củng cố và hoàn thiện những kĩ năng đọc
hiểu Tiếng Anh ở trình độ trung cấp, đồng thời giúp sinh viên phát triển vốn từ vựnghọc thuật, củng cô khả năng viết câu, tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau Bên cạnh đó, học phần dành thời lượng cho làm việc theo nhóm của sinh viên, góp phần
nâng cao tính tự chủ trong học tập và rèn luyện khả năng hợp tác và thuyết trình của
sinh viên.
- Mục tiêu cụ thé:Sau khihoc xong, sinh viên có thé đạt được các tiêu chí sau:
+ Về kĩ năng đọc hiểu: Hiểu được những văn bản có độ dài khoảng 1000 từ vềnhững chủ dé văn hóa — xã hội được diễn đạt băng vốn từ vựng học thuật ở trình độtrung cấp;Sử dụng tốt các kĩ năng, chiến lược dé đọc hiểu như suy luận, dự đoán, đọclây ý chính, đọc nhanh tìm thông tin chỉ tiết, tóm tắt
+ Về kiến thức ngôn ngữ: Nâng cao kiến thức ngữ pháp và năm thêm nhiều cau trúc đa dạng thông qua bài đọc hiểu và viết câu; Mở rộng vốn từ vựng thuộc các chủ
dé văn hóa — xã hội dé vận dụng vào các kĩ năng thực hành tiếng Anh khác; Hoànthiện kỹ năng viết gắn với nội dung từ vựng, chủ đề bài đọc
+ Về thái độ: Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của học phần;Tự giáctrong học tập và trung thực trong thi cử; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tham giaday đủ các buổi học trên lớp và các bài tập tuần;Xây dựng và phát huy tối da tinh thần
tự học thông qua nghiên cứu sách vở, tài liệu tham khảo; Tham gia tích cực và có tinh
thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp
+ Các mục tiêu khác: Sinh viên có cơ hội phát triển kĩ năng thảo luận, làm việc nhóm — cặp, làm việc độc lập;Tìm kiếm và khai thác thông tin qua các nguồn khácnhau để phục vụ cho nhu cầu học tập học phần.
- Về giáo trình:Trong học phần Đọc 2, sinh viên học giáo trinhInside Reading 2— The
Academic Word List in Context, Second Edition, Oxford của tác gia Lawrence J.
Zwier Ngoài ra, giáo trình bổ trợ của học phan là cuốn Select Readings:
tearcher-approved readings for today's students (2011) , Oxford University Press của Linda Lee
& Erik Gundersen
* Hoc phan Doc 3 (3 TC): Thường được giảng dạy vào học kỳ 2 của năm thứ 2 trong
chương trình toàn khóa.
- Mục tiểu chung:Mon đọc hiểu 3 cung cấp cho sinh viên những kĩ năng đọc hiểu tiếng
Anh ở trình độ cao cấp, đồng thời giúp sinh viên phát triển vôn từ vựng - cầu trúc ngữ
pháp thông qua các chủ để quen thuộc và đa dạng của đời sông xã hội các nước nói
tiếng Anh Đặc biệt, đọc hiểu 3 cung cấp cho sinh viên kĩ năng, chiến thuật làm những
34
Trang 37bài đọc dạng thức IETLS để sinh viên có đủ tự tin ôn luyện và tham dự các bai thi
dạng thức quôc tê Bên cạnh đó, môn học cung câp kiên thức nên, là cơ sở đê sinh viên thực hành, phát triên các kĩ năng khác của tiêng Anh như nghe hiệu, nói và viét.
- Mục tiêu cụ thé:Két thúc học phần Đọc 3, sinh viên đạt các tiêu chí sau:
+ Về kĩ năng đọc hiểu: Sinh viên có thê đọc hiểu được những văn bản có độ dàikhoảng 700- 800 từ về những chủ đề văn hoá-xã hội quen thuộc được diễn đạt bằng
vốn từ vựng - cau trúc đa dạng ở trình độ cao cấp; Sử dụng tốt các chiến lược dé đọc
hiểu như suy luận, dự đoán, đọc và xác định ý chính, đọc tìm thông tin chi tiết, cụ thể,tìm ý trái ngược, tóm tắt, xác định quan điểm trong dạng thức bài thi IELTS
+ Về kiến thức ngôn ngữ: Sinh viên được nâng cao kiến thức ngữ pháp và nămthêm nhiều cấu trúc đa dạng thông qua bài đọc hiểu; mở rộng vốn từ vựng thuộc các
chủ đề văn hoá-xã hội để vận dụng vào các kĩ năng thực hành tiếng Anh khác.
+ Về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Tự giác trong họctập và trung thực trong thi cử; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tham gia đầy đủcác buổi học trên lớp và các bài tập tuần; Xây dựng và phát huy tối da tinh than tự học
thông qua nghiên cứu sách ngữ pháp, đọc thêm các tài liệu; Tham gia tích cực và có
tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp
+ Các mục tiêu khác: Phát triên kĩ năng thảo luận, làm việc nhóm - cặp, làm việc độc lập;Tìm kiêm và khai thác thông tin qua các nguôn khác nhau đê phục vụ cho nhu câu học tập môn học.
- Về giáo trình:Giáo trình chính là cuốn IELTS Express- Intermediate & Intermediate của tác giả Rirchard Hallows, Martin Lisboa, Mark Unwin Giáo trình bổ
Upper-trợ là sáchReading for IELTS, Collins của tác gia Thomson Heinle.
2.3.2 Về đội ngũ giảng viên
Chương trình đào tạo cử nhân NNA- Chuyên ngành TAPL do Bộ môn Ngoại
ngữ quản lý và do các giảng viên tổ Anh trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyênmôn Từ khi mã ngành NNA được triển khai từ năm 2014, đội ngũ giảng viên trực tiếp
tham gia giảng dạy các học phần TA1,2,3 dao động từ 13-15 giảng viên Mặc dù, tô Anh cũng liên tục hợp, đồng mời giảng các giảng viên của các trường khác tham gia
giảng dạy, tuy nhiên số lượng không nhiều và thường tập trung vào các học phần TổAnh chưa có giảng viên đảm nhiệm giảng dạy như: Biên-Phiên dịch, lý thuyết dịch,văn học Anh-Mỹ, Hầu hết, các học phần Tiếng Anh 1,2,3 đều do giảng viên của tổtiếng Anh thực hiện, trong khi các giảng viên của t6 bộ môn vẫn phải đảm nhận cáchọc phần thuộc khối kiến thức khác như khối kiến thức ngôn ngữ, văn hóa-văn học(Ngữ âm- âm vị học, ngữ pháp tiếng Anh, ngữ nghĩa học, ), khối kiến thức chuyênngành tiếng Anh pháp lý cũng như vẫn phải đảm nhiệm giảng dạy kiến thức tiếng Anhchung (Toeic học phan 1 &2) cho sinh viên toàn trường
3 Một số đánh giá chung về kỹ năng đọc 1,2,3 trong CTĐT cử nhân NNA —
Chuyên ngành TAPL tại trường đại học Luật Ha Nội
3.1 Mức độ đáp ứng chuẩn dau ra của học phan đọc 1,2,3
Bài tham luận chi tập trung rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn dau ra của
các học phân đọc 1,2,3 dựa trên các tiêu chi cân đạt được trong chuân đâu ra của
CTDT cử nhân NNA Theo đó, các học phân docl,2,3 ngoài đáp ứng du hau hệt các
35
Trang 38tiêu chí về thái độ (T41-T49), chúng còn đáp ứng tiêu chí về kiến thức (K6 và K8),
tiêu chí kỹ năng Š27 và các kỹ năng làm việc khác như kỹ năng làm việc nhóm (S37),
kỹ năng làm việc độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề (S38), kỹ năng tự cập nhậtkiến thức để nâng cao trình độ (S39)
Có thể nói, theo các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong đề cương môn họcchỉ tiết các học phần Đọc 1,2,3 sinh viên đều được trau đồi, thực hành luyện tập các kỹnăng đọc từ đơn giản đến phức tạp thông qua các dang bai đọc khác nhau và với độkhó khác nhau Rõ ràng, các học phần Đọc 1,2,3 đều đạt được tiêu chí K6 (Kiến thứcchuyên sâu của ngành NNA như thực hành tiếng Anh)
Tuy nhiên, với tiêu chí K8 (Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thaotiếng Anh tổng quát (tối thiêu đạt bậc 5/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùngcho Việt Nam hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương)) thì các học phần này chỉ phầnnào đạt được tiêu chí nêu trên do kỹ năng đọc cần kết hợp với các kỹ năng Nói-Viết-Nghe Bên cạnh đó, cần có phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp mới có thê đánhgiá được mức độ đáp ứng của học phần Đọc 1,2,3 với tiêu chí này Trên thực tế, thôngqua các số liệu sinh viên thi bài thi nội bộ của trường của sinh viên K40, vẫn cònkhoảng gần 20% sinh viên vẫn chưa đạt được điểm chuẩn tương đương (750/1000điểm Toeic 4 kỹ năng)
Với các tiêu chí kỹ năng S27, S37-39 học phần Đọc 1,2,3 về cơ bản đều đạtchuẩn do trong các giờ học Đọc, sinh viên được trang bị nhiều kỹ năng thực hành bàiđọc Đồng thời, giảng viên cũng luôn tích cực hướng sinh viên thực hiện nhiều hoạtđộng làm việc nhóm, làm việc độc lập, biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề thông
qua các hoạt động tự cập nhật thông tin.
3.2 Mức độ tương thích giữa các học phan đọc 1,2,3
Nội dung giảng dạy các học phần đọc 1,2,3 phụ thuộc nhiều vào giáo trình đượclựa chọn giảng dạy Như đã phân tích cụ thé ở phan trên, học phan doc 1 được giảng
day theo giáo trình Strategic Reading 1, học phan đọc 2 theo cuén Inside Reading 2, va
Doc 3 được giảng day theo cuốn giáo trình biên soạn kết hợp cuốn IELTS Intermediate & Upper- Intermediate.
Express-Theo kinh nghiệm giảng day cá nhân, cuốn giáo trình Doc 1 có cung cấp các kỹnăng đọc cơ bản cho sinh viên, tuy nhiên cách thức xây dựng các bài đọc và trién khai
các kỹ năng mang tính rập khuôn, dễ gây nhàm chán cho đối tượng sinh viên chuyên ngữ Theo quan điểm của một số giảng viên đã và đang giảng dạy các học phần đọc thì
môi cuon giáo trình dang áp dụng lại chuyên sau phát triển các khía cạnh khác nhaucủa tiếng Anh Ví dụ, Đọc | chuyên vê cung cấp các kỹ năng đọc cơ bản; Đọc 2 lại
phát triển về từ vựng cho người học; Đọc 3 chuyên sâu về dạng thức bai thi IELTS.
Như vậy, chưa có sự tương thích và thống nhất về nội dung giữa các giáo trình để đảm
bảo mục tiêu của từng học phân Thông thường, sẽ lựa chọn chung một giáo trình đọc
với mức độ khó phù hợp cho đối tượng người học, chắng hạn như cùng chọn chung
giáo trình Stategic Reading hoặc Inside Reading ở các mức độ khác nhau Cũng có quan điểm cho rang, cần căn cứ vào chuẩn đầu ra dé lựa chọn giáo trình phù hợp cho
các học phần Đọc Nếu chuẩn đầu ra của sinh viên NNA là IELTS thì cần lựa chọn cácgiáo trình chuyên về các dạng bài đọc luyện kỹ năng IELTS để giảng dạy cho sinhviên ngay từ đầu
36
Trang 39Rõ ràng, các giáo trình được lựa chọn cũng căn cứ vào mục tiêu của môn học
dé dần hoàn chỉnh cả kiến thức va kỹ năng đề ra trong chương trình Tuy nhiên, thực tế giảng dạy có thê chưa phù hợp và cần có sự điều chỉnh, bổ sung để các giáo trình có thé cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp với trình độ của người học, đáp ứng được các tiêu chí của chuẩn đầu ra ngành NNA, chuyên ngành TAPL.
3.3 Mức độ tương thích giữa thời lượng và mục tiêu của các học phần 1,2,3 đáp ứng
CPR
Theo chương trình đào tạo, sinh viên học 3 học phần đọc 1,2,3 với tong 9 tinchi trong số 30 TC kiến thức tiếng (chiếm 30%) Mỗi học phần học trong 15 tuần, mỗi
tuần trung bình 3 tiết Đây là thời lượng giảng dạy điển hình cho kỹ năng đọc theo
chương trình khung dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ nên hâu hết ở các trườngchuyên ngữ, các học phần đọc đều áp dụng theo thời lượng 3TC/ học phan/ kỳ học
Tuy nhiên, tùy theo đặc thù đào tạo chuyên ngữ, cũng có những trường dạy và học đọc
trong nhiều kỳ học hơn, có thé là 5 học kỳ hoặc có trường sẽ tích hợp kỹ năng Đọc —Viết để giảng dạy hiệu quả hơn và tận dụng được tối đa thời lượng cho việc giảng dạy
cả 2 kỹ năng Thêm vào đó, kỹ năng Doc cũng có thé được tăng thời lượng giảng dạy
khi sinh viên lựa chọn thêm học phần Đọc-Viết nâng cao ở các môn tự chọn.
Tuy nhiên, kỹ năng Đọc là kỹ năng tiếp nhận, với thời lượng giảng dạy trên lớp
giảng viên chỉ hướng dẫn và giúp sinh viên nhận biết, thực hành để tiếp nhận các kỹ
năng Sinh viên muốn giỏi thành thạo các dạng bài đọc thì cần nhiều thời gian tự luyện
tập thêm ở nhà Như vậy, với thời lượng giảng dạy trong CTĐT cần có cả sự nỗ lực
của cả thầy và trò mới có thé đảm bảo được các mục tiêu dé ra trong các học phần đọc
1,2,3 phù hợp với các tiêu chí CĐR của Ngành.
3.4 Mức độ đáp ứng của giảng viên trong việc đạt được mục tiêu CĐR của học phân
Đọc 1,2,3
Như đã phân tích ở trên, từ khi trường bắt đầu triển khai mã ngành NNA (Năm2014), số lượng giảng viên của tổ Anh chỉ có khoảng từ 13-15 giảng viên Hầu hết cácgiảng viên đều có trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và cử nhân luật (hệvăn bằng 2 chính quy) Các giảng viên đảm nhiệm hầu hết các môn học của mã ngànhnhư Tiếng anh 1,2,3; các học phần thuộc khối kiến thức ngôn ngữ, văn hóa-văn học;kiến thức chuyên ngành tiếng Anh pháp lý Bên cạnh đó, giảng viên vẫn phải đảmnhận giảng dạy các học phần tiếng Anh khác cho các hệ trong trường như: Tiếng Anhhọc phần 1,2 cho sinh viên các ngành; Tiếng Anh pháp lý cho sinh viên ngành luậtTMQT, CLC, VB2 CQ; Tiếng anh cho hệ cao học
Thực tế cho thấy, các giảng viên phải đảm nhận giảng dạy nhiều môn học khácnhau, thậm chí trong cùng một kỳ học Điều này it nhiều cũng ảnh hưởng đến chất
lượng giảng dạy do giảng viên phải đảm nhận khối lượng giảng dạy quá lớn, đồng thời mat nhiều thời gian công sức dé tìm hiểu tài liệu giảng day cho nhiều môn cùng lúc.
3.5 Kiểm tra, đánh giá đổi với học phân đọc 1,2,3
Hầu hết các học phần Đọc 1,2,3 hiện tại đều tuân thủ quy định đánh giá của
trường đê ra bao gôm: 10% cho đánh giá chuyên cân, 02 bài kiêm tra thường xuyên có
thê ở dạng bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm (chiêm 15% môi bài), và bài kiêm tra cuối học phần chiếm 60% Các bài kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm) đều do giảng viên tự soạn phù hợp với nội dung giảng dạy và trình độ của sinh viên Bài kiểm tra cuối học
37
Trang 40phần, sinh viên thi tập trung và thường kết hợp với kỹ năng nghe và viết với thời lượng
làm bài khoảng 45 phút.
Thông thường các bài kiểm tra Đọc cuối học phần cũng hướng sinh viên làmcác bài thi đánh giá được các kỹ năng đọc cơ bản, đồng thời cũng dần làm quen vớicác dạng bài thi chuẩn như IELTS Một hình thức kiểm tra đánh giá khác đối với kỹnăng đọc của sinh viên ngành NNA đó là các bài thi chuẩn đầu ra theo Khung năng lực
6 bậc dành cho Việt Nam (C1) hoặc các chứng chỉ tương đương IELTS hoặc TOEIC.
Như vậy, hình thức thi này có thé kiểm định xem sinh viên ở các tiêu chíKó, K8 vàS27 Theo thống kê, vẫn còn khoảng 20% sinh viên K40 vẫn chưa đáp ứng được tiêuchí chuan đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo quy định (Tiêu chí K8)
4 Kết luận và khuyến nghị
Việc rà soát đánh giá chương trình học 1,2,3 là một quy trình quan trọng dé ràsoát và hoàn chỉnh các tiêu chí chuân đầu ra cho ngành NNA- chuyên ngành TAPL tạitrường DH Luật Hà Nội, góp phần khang định việc xây dựng và thực hiện chươngtrình đào tạo ngành NNA, chuyên ngành TAPL là phù hợp và có chất lượng, đáp ứngcác tiêu chuân về kiểm định chất lượng đối với bậc giáo dục đại học
Về cơ bản các học phần Đọc 1,2,3 đã đáp ứng khá tốt các tiêu chí chuẩn đầu ra
có liên quan Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình Đọc 1,2,3 trên thực tếkhông thé tránh khỏi phát sinh những bat cập và những van đề còn chưa phù hợp vớitình hình thực tế giảng dạy của cả người dạy và người hoc Dé khắc phục những batcập này, bài tham luận xin đưa ra một số đề xuất sau:
Ti nhất là, cần phải có sự chủ động tích cực của cơ sở giáo dục trong việc rà
soát, bố sung, định kỳ kiểm định chất lượng giáo dục dé liên tục hoản chỉnh, nâng cấp các tiêu chí chuẩn dau ra cho từng CTĐT tại trường nói chung và của ngành NNA nói riêng Từ đó, nhà trường cũng như xã hội có thé kiêm định chất lượng đào tao, làm co
sở dé đổi mới chương trình, nội dung giảng day; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên.
Thứ hai là, về phía khoa chuyên môn cần đổi mới phương pháp giảng dạy đốivới học phần đọc 1,2,3 thông qua việc tăng cường các hoạt động chuyên môn như họpchuyên môn tại khoa, hội thảo khoa học để thảo luận, hỏi hỏi và áp dụng nhữngphương pháp giảng dạy hiện đại giúp sinh viên có thêm nhiều hứng thú trong giờ học
đọc, nâng cao kỹ năng thực hành môn đọc.
Thr ba là, sớm có sự chuyên môn hóa đội ngũ giảng viên Trên thực tế, một giảng viên dạy cùng lúc nhiều môn thì khó có thé có chất lượng giảng day như mong
muốn Việc chuyên môn hóa giảng viên sẽ góp phần giúp giảng viên có thêm nhiều
động lực và thời gian đầu tư nâng cao chuyên môn, trau déi kinh nghiệm giảng dạy đối
với các học phần mình đảm nhận Điều này có nghĩa là, khoa chuyên môn cân có kế
hoạch về nhân sự dé xuất lên Trường, nhằm ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đọc nói riêng và CTDT ngành NNA nói chung.
Thứ tu là, luôn có sự cập nhật kiến thức, nội dung giảng dạy thông qua việc rà
soát, cập nhật đổi mới giáo trình nhằm luôn cập nhật kiến thức đọc phong phú, phù
hợp với thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ Trên thực tế, để lựa chọn riêng một cuôn giáo
trình có thể không đảm bảo hết mục tiêu của các học phần đọc 1,2,3 do mỗi cuén sáchlại thiết kế phát triển theo những nội dung kiến thức, kỹ năng khác nhau Do vậy, việcbiên soạn riêng cuốn giáo trình đọc 1,2,3 phù hợp với mục tiêu môn học của mỗi học
38