Tiểu luận pháp luật đại cương trách nhiệm pháp lý lý luận và thực trạng của trách nhiệm pháp lý

32 0 0
Tiểu luận pháp luật đại cương trách nhiệm pháp lý   lý luận và thực trạng của trách nhiệm pháp lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây cũng có thể được coi là một điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các loại biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắc buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng,… - Trách nhiệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Diễm Chi (22161004)

Phan Phụng Tuấn (22161041)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - LÝ LUẬN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………1

1 Lý do chọn đề tài……….1

2 Mục tiêu nghiên cứu………1

3 Phương pháp nghiên cứu……….1

1.3.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự 3

1.3.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm hình sự 3

1.3.1.3 Cơ sở của trách nhiệm hình sự 3

1.3.1.4 Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 4

1.3.2 Trách nhiệm dân sự 5

1.3.2.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự 5

1.3.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự 5

1.3.2.3 Cơ sở của trách nhiệm dân sự 6

1.3.3 Trách nhiệm hành chính 7

1.3.3.1 Khái niệm trách nhiệm hành chính 7

1.3.3.2 Đặc điểm của trách nhiệm hành chính 8

1.3.3.3 Cơ sở của trách nhiệm hành chính 8

1.3.4 Trách nhiệm kỷ luật 9

1.3.4.1 Khái niệm của trách nhiệm kỷ luật 9

1.3.4.2 Nguyên tắc xử lí kỷ luật 9

1.3.4.3 Các hành vi của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật 9 1.3.4.4 Các hành vi kỷ luật đối với công chức 10

1.4 Năng lực trách nhiệm pháp lý 11

1.5 Truy cứu trách nhiệm pháp lý 12

1.5.1 Khái niệm của truy cứu trách nhiệm pháp lý 12

1.5.2 Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý 12

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 14

2.1 Lý luận và thực trạng của trách nhiệm hình sự 14

Trang 4

2.2 Lý luận và thực trạng của trách nhiệm dân sự 17

2.3 Lý luận và thực trạng của trách nhiệm hành chính 19

2.4 Lý luận và thực trạng của trách nhiệm kỉ luật 23

PHẦN KẾT LUẬN……… 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………28

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

- Trong xã hội hiện đại, khi bất kỳ một chủ thể nào vi phạm pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý thì xã hội sẽ không thống nhất, mất trật tự, an ninh , hoà bình và người đứng đầu quốc gia không thể quản lý được sự an toàn cho nước nhà Quản lý nhà nước bằng những văn bản pháp luật được ban hành đã xuất hiện từ rất lâu đời từ khi hình thành nhà nước Nó được xem như một trong những công cụ hiện hữu có vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của một xã hội nói riêng và quốc gia nói chung Việt Nam hiện đang là một nước trên đà lĩnh hội phát triển đa dạng các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ không ngừng cải tiến đổi mới nhưng vẫn còn khá là nhiều hạn chế bất cập về những vấn đề xã hội liên quan đến pháp luật.

- Không giống với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý đặc thù luôn gắn liền với sự cưỡng chế từ nhà nước với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định Thông qua trách nhiệm pháp lý nhà nước quản lý xã hội đi lên đà phát triển bền vững – một xã hội đầy tính văn minh, công bằng, tiến bộ hơn Nhờ có trách nhiệm pháp lý mà nhà nước có thể ngăn chặn kịp thời những thế lực bạo loạn nhà nước, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật Từ những quy định trên, nhân dân có lòng tin vào pháp luật, vào bộ máy nhà nước Như vậy đã cho ta thấy rằng mọi hành động xâm phạm bất hợp pháp đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề và nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân về trách nhiệm pháp lý nên nhóm em đã chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý - thực trạng của mỗi loại trách nhiệm pháp lý” 2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản, đặc điểm và phân biệt từng loại trách nhiệm pháp lý Từ đó lý luận một cách chặt chẽ, rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và thực trạng của từng loại trách nhiệm pháp lý trong đời sống.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1.1 Khái niệm pháp lý

- Trách nhiệm pháp lý được hiểu là một loại trách nhiệm, một nghĩa vụ mà công dân tham gia cần phải thực hiện theo quy định.

Xét theo gốc độ đời sống, trách nhiệm được hiểu là những ai có hành vi vi phạm những chuẩn mực chung của xã hội, cộng đồng thì phải thực hiện Trách nhiệm cũng có thể được hiểu theo nghĩa là bổn phận, là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức, phải tuân thủ Ví dụ như trách nhiệm về đạo đức, văn hóa và gia đình - Dưới góc độ khoa học, trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu quả mà công dân buộc phải chịu khi có hành vi vi phạm Những hậu quả bất lợi mà công dân phải gánh chịu về những hành vi vi phạm pháp luật được quy định cụ thể trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.

1.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

- Là một loại trách nhiệm đã được pháp luật quy định Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công việc,…(những trách nhiệm mà không được cụ thể hóa trong các văn bản quy định).

- Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài pháp luật mà Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ ràng trong các quy phạm pháp luật Đây cũng có thể được coi là một điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các loại biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắc buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng,… - Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi đối với công dân, thể hiện rõ qua việc công dân phải chịu ảnh những trách nhiệm có thể về hình sự, hành chính, hoặc bồi thường dân sự…theo đúng như quy định của Nhà nước khi xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật.

Trang 7

1.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý

1.3.1 Trách nhiệm hình sự

1.3.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân, tổ chức, pháp nhân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện qua bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

1.3.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm hình sự

- Là hậu quả pháp lí của việc thực hiện tội phạm Hậu quả này chỉ diễn ra khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực thi những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải làm - Chỉ có thể xác định bằng trình tự đăc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự: chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội

- Là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước nhà nước,những người thân thích với họ không phải chịu trách nhiệm hình sự Một người khi phạm tội nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân họ phải hoàn toàn trách nhiệm

- Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế đối với họ ở một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp - Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án Hơn thế nữa ta có thể nói rằng: trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong trách nhiệm pháp lí

1.3.1.3 Cơ sở của trách nhiệm hình sự

- Theo khoản 1 Điều 2 của bộ luật hình sự năm 2015 thì: “Chỉ người nào phạm một tội mà được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

“Chỉ pháp nhận thương mại nào phạm một tội mà được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”1

1Lê Minh Toàn, Giáo trình Pháp luật Đại Cương, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 2010

Trang 8

- Việc xác định một cách thống nhất về cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự và còn là nội dung quan trọng để thực hiện nguyên tắc pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa Việc tuyên bố một người nào đó là phạm tội và buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự thì chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lí để cấu thành tội phạm mà không thể dựa vào cơ sở nào khác Nếu xác định hành vi của người đó không có hoặc có nhưng không đầy đủ những dấu hiệu của bất kì cấu thành tội phạm cụ thể nào được quy định trong Bộ Luật Hình Sự thì hành vi đó không thể được coi là tội phạm và người thực hiện hành vi đó không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Quan hệ pháp luật hình sự chỉ được thực thi khi các cơ quan tiến hành tổ tụng (điều tra, truy tố, xét xử) khẳng định bị cáo phạm một hoặc nhiều tội được quy định trong bộ luật hình sự trong các văn bản của mình Nhưng chỉ có bản án hay quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mới xác định một cách chính thức cơ sở của trách nhiệm hình sự và cụ thể hoá trách nhiệm hình sự bằng loại hình phạt cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội.

1.3.1.4 Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

- Căn cứ theo quy định của pháp luật hình sự, điều 12 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả hành vi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong những điều sau :123 (tội giết người), 134, 141, 142, 143 (tội cưỡng dâm), 144 , 150 (tội mua bán người), 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi), 168, 169, 170, 171, 173 (tội trộm cắp tài sản), 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), 248, 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy), 250, 251, 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy), 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299 (tội khủng bố), 303 và 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) của Bộ

Trang 9

đến một độ tuổi nhất định nào đó và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm, trừ một số trường hợp đặc biệt như người bị mắc bệnh tâm thần, tinh thần không ổn định, được quy định trong Bộ luật hình sự.

1.3.2 Trách nhiệm dân sự

1.3.2.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự được hiểu là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản, được áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật dân sự Nghĩa vụ dân sự có mối quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đây bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế phải thực hiện nghĩa vụ Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp quy định điều 134: “Hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” Ở khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự có quy định: “ Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền”3 Chính vì vậy, người đã và đang vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu những hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự nhằm bù đắp cho người bị hại về tổn thất vật chất và tinh thần Nếu cả hai bên đều thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh sẽ là quan hệ nghĩa vụ, còn nếu ngược lại trong trường hợp nghĩa vụ vi phạm lỗi, quan hệ phát sinh sau đó sẽ là quan hệ trách nhiệm Nói tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả của pháp lý nghiêng về phần bất lợi, điều này được áp dụng đối với các chủ thể đã và đang vi phạm pháp luật dân sự để buộc các chủ thể này phải khắc phục những sai lầm mà mình gây ra.

1.3.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, vì vậy cũng như các loại trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm dân sự cũng có những đặc điểm chung như sau:

+ Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý của những hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng lên người có hành vi vi phạm đó.

+ Trách nhiệm dân sự là một hình thức cưỡng chế của bộ máy nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền ở nhà nước được quyền sử dụng.

3Nguyễn Mạnh Tuấn, Trách nhiệm và đặc điểm TNDS, truy cập 3/12/2023, https://luatminhgia.com.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua-trach-nhiem-dan-su.aspx

Trang 10

+ Trách nhiệm dân sự luôn mang đến ít nhất là một hậu quả mang tính bất lợi cho các chủ thể có những hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, ngoài ra trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:

+ Trách nhiệm dân sự sẽ được căn cứ vào người có phát sinh hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng Đó có thể là việc chủ thể không muốn thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong nghĩa vụ dân sự + Trách nhiệm dân sự có đặc điểm cơ bản là nó mang tính tài sản Vì vậy, trách nhiệm dân sự của người đã vi phạm lúc nào cũng sẽ bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.

+ Các chủ thể chịu trách nhiệm dân sự là người vi phạm hoặc cũng có thể là những người khác như là người đại diện theo pháp luật cho những người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.

+ Những người đã và đã vi phạm phải chịu hậu quả bất lợi như là bắt buộc thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường các thiệt hại nhằm việc bảo vệ quyền và bù đắp lại vật chất cho bên vi phạm Trong đó, bao gồm việc bắt buộc phải xin lỗi, cải chính một cách công khai, bắt buộc thực hiện các nghĩa vụ dân sự, phải chấp nhận bồi thường những thiệt hại, phạt do lỗi vi phạm.

1.3.2.3 Cơ sở của trách nhiệm dân sự

* Về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự tại Điều 7 “Bộ luật dân sự năm 2015”4, văn bản đã ghi nhận lại trách nhiệm dân sự của chủ thể khi người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất, vật chất, tinh thần cho những người bị thiệt hại như sau:

- Thứ nhất, trách nhiệm dân sự cũng là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với các trách nhiệm về đạo đức, đây là trách nhiệm pháp lý có mục đích xác định nhằm lập nên các chế tài được cụ thể hóa.

- Thứ hai, trách nhiệm dân sự không mang nghĩa là một sự trừng trị mà chỉ là một biện pháp buộc những người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ phải bồi thường cho tổn thất mà mình đã gây ra Trách nhiệm dân sự tập trung vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi vi phạm, khác với trách nhiệm hình sự chỉ tập trung vào các hành vi vi phạm Vì vậy, đối với trách nhiệm dân sự thì nếu người có hành vi vi phạm nhưng không có thiệt hại thì vẫn không dẫn tới nghĩa

4Công ty Luật Dương Gia, Đặc điểm của trách nhiệm dân sự, 10/02/1021,https://luatduonggia.vn/dac-diem-cua-trach-nhiem-dan-su/

Trang 11

vụ bồi thường Tuy nhiên, ở trách nhiệm hình sự vẫn có những hậu quả nhất định Trách nhiệm hình sự thể hiện phản ứng của xã hội đối với tội phạm trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng trị đó chống lại với sự bình yên chung của xã hội Bên cạnh đó, ngược với trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm dân sự không phải là phản ứng của xã hội đối với người vi phạm pháp luật mà là được pháp luật hỗ trợ cho những người bị thiệt hại nhằm khắc phục lấy tình trạng tài chính bị ảnh hưởng như ban đầu Qua đó, ta có thể hiểu trách nhiệm dân sự mang tính chất nghiêng về tư, không mang tính chất công như luật hình sự Bởi vì cũng sẽ có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm mặc dù chỉ là vô tình hay cố ý.

- Thứ ba, trách nhiệm dân sự có 2 kiểu: trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng Trách nhiệm hợp đồng chỉ phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên đó đòi bồi thường tổn thất Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi gặp trường hợp người có lỗi gây thiệt hại cho một ai khác và người bị thiệt hại đòi sự bồi thường chính đáng Hai loại trách nhiệm này đều giống nhau ở chỗ cùng phát sinh về việc vi phạm nghĩa vụ, song lại phân biệt bởi nghĩa vụ phát sinh từ bị vi phạm do hợp đồng hoặc do pháp luật Mặt khác, sự phân biệt mang ý nghĩa trong việc chứng minh cần phân biệt thêm rằng trách nhiệm hợp đồng là nguồn gốc được phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các đương sự hoặc các hành vi pháp lý Ngược lại, nghĩa vụ bồi thường sẽ do luật định đoạt và sẽ phát sinh ngoài ý chí của đương sự.

1.3.3 Trách nhiệm hành chính

1.3.3.1 Khái niệm trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm hành chính là kiểu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định Trong đó, hành động phải phù hợp với những yêu cầu của pháp luật hành chính song nếu không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu hậu quả trừng trị thích đáng Trách nhiệm hành chính phát sinh qua việc vi phạm nghĩa vụ hành chính là nghĩa vụ mà người phải gánh lấy các hậu quả của việc không thực hiện tốt yêu cầu của pháp luật hành chính đưa ra và trở thành các đối tượng bị áp dụng lên những biện pháp cưỡng chế nhà nước bằng việc buộc phải đền bù thiệt hại do hành vi sai trái mình tạo ra.

Trang 12

1.3.3.2 Đặc điểm của trách nhiệm hành chính

- Vì lý do trách nhiệm hành chính phát sinh do vi phạm những nghĩa vụ mà pháp luật hành chính đưa ra nên sẽ có các đặc điểm sau:

+ Trách nhiệm hành chính không chỉ là một loại trách nhiệm có tính phát sinh mà còn là trách nhiệm trước nhà nước Nhà nước sẽ áp dụng trách nhiệm hành chính thông qua các cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền.

+ Trách nhiệm hành chính xác định bởi việc dựa trên các cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính Điều này, có thể xem là nguyên tắc mà người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải tuân theo khi tiến hành truy cứu hành chính đối với người vi phạm hành chính Ngoài ra, trách nhiệm hành chính còn mang tính chất ít nghiêm trọng hơn trách nhiệm hình sự Trong đó, trách nhiệm pháp lý hành chính sẽ bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cắt chức, buộc phải nghỉ việc,…

+ Trách nhiệm hành chính mang một nét đặc trưng riêng không chỉ đặt ra đối với riêng một chủ thể mà còn đặt ra với các tổ chức, là hoạt động tài phán được các quản lý hành chính thực hiện, mang các đặc thù của quản lý nhà nước.

+ Một trong các nội dung cơ bản của pháp luật hành chính quy định là yếu tố đảm bảo cho hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trong hoạt động kiểm tra và thanh tra trong quản lý hành chính Pháp luật hành chính quy định việc tiến hành theo thủ tục hành chính là phương tiện bảo đảm cho hoạt động truy cứu những trách nhiệm về mặt hành chính hay nói cách khác là hoạt động xử phạt hành chính.

+ Khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu trách nhiệm pháp lý hành chính trước nhà nước Ngoài ra, họ đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm kỷ luật Do đó, đây cũng được coi là sự khác biệt của trách nhiệm hành chính giữa cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và trách nhiệm hành chính của từng cá nhân, công dân cùng các tổ chức phi nhà nước.

1.3.3.3 Cơ sở của trách nhiệm hành chính

- Căn cứ dựa trên cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm hành chính Vì trách nhiệm hành chính mang tính chất tương đối ít nghiêm trọng hơn trách nhiệm hình sự, người chịu trách nhiệm hành chính không mang án tích và đồng thời được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan bộ máy nhà nước chứ không phải Tòa án.

Trang 13

1.3.4 Trách nhiệm kỷ luật

1.3.4.1 Khái niệm của trách nhiệm kỷ luật

- Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong các hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu về trách nhiệm hình sự.

1.3.4.2 Nguyên tắc xử lí kỷ luật

- Khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, nghiêm minh, đúng pháp luật Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, và biết ăn năn nhận lỗi hậu quả đã gây ra.

- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính;việc xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đó đến mức bị xử lý hình sự - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là hành vi tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng tội khi xem xét xử lý kỷ luật.

1.3.4.3 Các hành vi của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật

*Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định :5 “Điều 6 Các hành vi bị xử lý kỷ luật:

1 Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức,

5Chính phủ, Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ , côbg chức , viên chức, Hà Nội 18/9/2020,

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-112-2020-ND-CP-xu-ly-ky-luat-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-453227.aspx

Trang 14

lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

2 Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Vi phạm gây ra hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín cho cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

b) Vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, tạo ra dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín cho cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác c) Vi phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây ra dư luận rất bức xúc, phẫn nộ trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt rất lớn, phạm vi tác động sâu rộng ảnh hưởng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc phẫn nộ trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác."

1.3.4.4 Các hành vi kỷ luật đối với công chức + Buộc thôi việc.

- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Trang 15

- Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì tất nhiên phải bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

- Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.

1.4 Năng lực trách nhiệm pháp lý

- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của một cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả xấu , biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quyết định ở chế tài vi phạm pháp luật.

- Trách nhiệm pháp lí được hiểu là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất răn đe được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả xấu về vật chất, tinh thần do hành vi do bản thân mình gây ra.

- Đối với tổ chức năng lực trách nhiệm pháp lí xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và kết thúc khi tổ chức đó giải thể Đối với một cá nhân năng lực trách nhiệm pháp lí được pháp luật của Nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính; người từ đủ mười bốn tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính Ngoài điều kiện về độ tuổi, người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí phải là người có trạng thái thần kinh bình thường, không bị mắc bệnh tâm thần hay các căn bệnh khác mà không điều chỉnh được hành vi của mình.

- Trách nhiệm pháp lý còn là việc một cá nhân hay tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu khi làm bài thi mà Quy chế thi không cho phép nên bị Giám thị B lập biên bản về vi phạm mà sinh viên A gây ra và ra Quyết định đình chỉ thi, như vậy có nghĩa là sinh viên A đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do bản thân mình gây ra

Trang 16

1.5 Truy cứu trách nhiệm pháp lý

1.5.1 Khái niệm của truy cứu trách nhiệm pháp lý

- Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, nhà nước sẽ thông qua các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền và tiến hành các hoạt động nhằm buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định, hoạt động đó được gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lí.

Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hànht động thề hiện quyển lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thâm quyền tiến hành nhằm biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vỉ phạm pháp luật - Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của các cá nhân, các tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong bình thường và ổn định, trật tự và phát triển Đồng thời, truy cứu trách nhiệm pháp lí cũng nhằm xử lí người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp luật của họ Bên cạnh đó việc truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám vi phạm pháp luật Một số trường hợp mà truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi bị sử lí hành vi vi phạm pháp luật xâm hại - Truy cứu trách nhiệm pháp lí là một quá trình hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm tìm hiểu, xem xét, đánh giá sự việc bị coi là vi phạm pháp luật để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước thích hợp đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

1.5.2 Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý

* Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước - Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí do chủ thể được pháp luật trao quyền hoặc do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền chủ tiến hành Truy cứu trách nhiệm pháp lí được áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật Đó là các biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật, các biện pháp cưỡng chế có tính tước đoạt, làm thiệt hại ở chủ thể các quyền, tự do, lợi ích nhất định Những biện pháp cưỡng chế nhà nước như cách li người mắc

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan