Với những ưu điểm nổi trội củamình so với những hình thức khác nên văn bản quy phạm pháp luật luôn đượcưu tiên sử dụng để biểu hiện và mang những quy định của pháp luật đi sâu vàotrong q
Trang 1
HÀ N I - 2022 Ộ
B T PHÁP Ộ Ư
TR ƯỜ NG Đ I H C LU T HÀ N I Ạ Ọ Ậ Ộ
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Nội dung lý luận 2
1.1 Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” 2
1.2 Khái niệm “thực hiện pháp luật” 2
1.3 Khái niệm “quan hệ pháp luật” 2
1.4 Khái niệm “truy cứu trách nhiệm pháp lý” 3
1.5 Khái niệm “giáo dục pháp luật” 3
1.6 Một số đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật 3
II Phân tích vấn đề đặt ra 4
2.1 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật 4
2.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật 5
2.3 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý 7
2.4 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật 8
KẾT LUẬN 10
Trang 3
MỞ ĐẦU
Văn bản quy phạm pháp luật là một trong ba loại nguồn cơ bản của pháp luật, đồng thời nó là hình thức biểu hiện quan trọng và phổ biến nhất của pháp luật Trong mỗi một lĩnh vực riêng của pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật lại có những ý nghĩa và vai trò khác nhau Với những ưu điểm nổi trội của mình so với những hình thức khác nên văn bản quy phạm pháp luật luôn được
ưu tiên sử dụng để biểu hiện và mang những quy định của pháp luật đi sâu vào trong quần chúng nhân dân trong những hoạt động pháp luật khác nhau
Bằng kiến thức đã được học tập và nguồn tư liệu tham khảo, sau đây em
xin phép được trình bày những quan điểm cá nhân về đề tài: “Phân tích ý
nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc: xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp luật”
Trong quá trình phân tích sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do vốn kiến thức và khả năng hạn hẹp Em rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện
và những đánh giá góp ý của thầy (cô) để bài làm của em được hoàn thiện hơn
và rút kinh nghiệm cho những lần sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I Nội dung lý luận
1.1 Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật”
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.1 Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng nhất
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống
và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của
nó.2
1.2 Khái niệm “thực hiện pháp luật”
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.3
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt
xử sự bị pháp luật cấm Có bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
1 Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội / GS.TS Nguyễn Minh Đoan; TS Nguyễn Văn Năm chủ biên, tr.289, 290
2 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
3 Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội / GS.TS Nguyễn Minh Đoan; TS Nguyễn Văn Năm chủ biên, tr.212
Trang 51.3 Khái niệm “quan hệ pháp luật”
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện
1.4 Khái niệm “truy cứu trách nhiệm pháp lý”
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.4
1.5 Khái niệm “giáo dục pháp luật”
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định
để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác
xử sự theo yêu cầu của pháp luật.5
1.6 Một số đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành từ kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thể hiện tư duy và trí tuệ của cả một tập thể và có tính khoa học cao
4 Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội / GS.TS Nguyễn Minh Đoan; TS Nguyễn Văn Năm chủ biên, tr.432
5 Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội / GS.TS Nguyễn Minh Đoan; TS Nguyễn Văn Năm chủ biên, tr.462
Trang 6Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thành văn nên có tính rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ và liên kết của cả một hệ thống pháp luật,
dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu, tiếp nhận và thực hiện thống nhất trên một phạm vi rộng lớn
Văn bản quy phạm pháp luật có thể đáp ứng được kịp thời
và linh hoạt những đòi hỏi của cuộc sống vì đặc tính dễ sửa đổi,
dễ bổ sung… Nó được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật
II Phân tích vấn đề đặt ra
2.1 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật
Mỗi con người sống trong xã hội luôn luôn có những mối quan hệ với nhau, những quan hệ đó được gọi là quan hệ xã hội Trong thực tế có rất nhiều loại quan hệ xã hội khác nhau như quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trò, quan hệ làm ăn… Những quan hệ này diễn ra theo những khuôn mẫu và chuẩn mực nhất định Nói cách khác, chúng chịu sự điều chỉnh của các quy phạm xã hội Trong trường hợp quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh thì được gọi
là quan hệ pháp luật Chính vì vậy, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí, quan hệ pháp luật có thể được xác lập giữa các cá nhân, tổ chức với nhau hoặc giữa các cá nhân, tổ chức với nhà nước Trong mọi trường hợp những quan hệ pháp luật này đều chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, mà quy phạm pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước
Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật Chỉ khi nào quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh thì mới trở thành quan hệ pháp luật Việc xác định quan hệ xã hội nào cần được điều chỉnh phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, do đó mặc dù quan hệ xã hội vô cùng đa dạng,
Trang 7nhưng không phải tất cả chúng đều trở thành quan hệ pháp luật Chừng nào các quy phạm pháp luật không điều chỉnh nữa thì các quan hệ pháp luật lại trở thành các quan hệ xã hội
Như vậy, quan hệ pháp luật chỉ được xác lập thông qua các quy phạm pháp luật mà hình thức biểu hiện của quy phạm pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật Nếu không dựa vào quy phạm pháp luật thì quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau hoặc giữa các cá nhân, tổ chức với nhà nước sẽ chỉ là quan hệ xã hội Ví dụ như hoạt động chơi hụi (nhiều nơi gọi là chơi họ, biêu, phường) đã tồn tại trong xã hội từ rất lâu và chúng được coi là các quan hệ xã hội Chỉ từ khi có một văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại điều 471 rằng: “”Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ)
là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ
và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.”6 thì chúng mới trở thành các quan hệ pháp luật
Do văn bản quy phạm pháp luật có mức độ phổ biến và khả năng áp dụng cao nên việc sử dụng nó để xác lập các quan hệ pháp luật cũng trở nên dễ dàng và thống nhất hơn so với những hình thức khác của pháp luật Như vậy, quan hệ pháp luật chỉ được xác lập thông qua quy phạm pháp luật mà hình thức biểu hiện của nó là các văn bản quy phạm pháp luật Có thể coi văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ, là cơ sở để tạo dựng quan
hệ pháp luật, nhờ văn bản quy phạm pháp luật mà các quan hệ pháp luật trở nên thống nhất, đúng đắn và bền chặt hơn
2.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật Nó là cơ sở, quy định cho việc thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật bao gồm 4 hình thức
6 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 8Một là: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều
gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội
để thực hiện
Hai là: Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lí do để từ chối Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt động nhất định
Ba là: Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này
Bốn là: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc
tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm pháp lí cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể
Cả bốn hình thức đó đều được thực hiện dựa vào pháp luật Pháp luật đưa ra những quy định về những việc mọi người được
Trang 9làm, phải làm và không được làm, mà những quy định đó đều được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật Và cũng chính nhờ những ưu điểm vượt trội của văn bản quy phạm pháp luật so với những hình thức khác như tính phổ biến, thống nhất, khả năng áp dụng, ngôn ngữ câu từ rõ ràng, dễ tiếp thu nên văn bản quy phạm pháp luật mới có cơ hội đưa những quy định của pháp luật đi sâu vào trong quần chúng để nhân dân dễ dàng tiếp thu và thực hiện
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức để pháp luật thể hiện và nêu ra những quy định về các hành vi mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được thực hiện và cấm thực hiện Cũng
có thể coi văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để điều chỉnh hành vi xử sự của con người bởi trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ nêu ra một cách rõ ràng về việc được phép làm và việc cấm không được làm, từ đó các cá nhân hay bất cứ tổ chức nào sẽ dựa vào đó để thực hiện hành vi cho phù hợp, để không gặp phải sai phạm trong quá trình thực hiện pháp luật và cũng
là để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình
Chẳng hạn trong Khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ
2008 về một trong những hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ đã có quy định cụ thể rằng: “Cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.”7, nếu các cá nhân tổ chức tuân thủ theo quy định, không buôn bán hay hoạt động trái phép trên lòng, lề đường và hè phố thì đó chính là biểu hiện của hình thức tuân thủ pháp luật, ngược lại nếu như bất cứ cá nhân tổ chức nào cố ý làm trái quy định này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng hình thức sử dụng pháp luật để đưa ra những hình phạt thích đáng dành cho cá nhân, tổ chức đó Có thể nói văn bản quy phạm pháp luật chính là cơ sở
để áp dụng các hình thức thực hiện pháp luật phù hợp cho các
cá nhân và tổ chức
7 Luật Giao thông đường bộ 2008
Trang 102.3 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động dựa vào các quy định của pháp luật, hay nói cách khác các quy định của pháp luật là căn cứ để thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý Mà các quy định của pháp luật đó đều được thể hiện trong những hình thức xác định, cụ thể và quan trọng nhất là các văn bản quy phạm pháp luật
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích duy trì và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật, đưa ra cho những người vi phạm pháp luật một hình phạt thích đáng nhằm trừng phạt, răn đe, cải tạo và giáo dục họ, đồng thời cũng là hoạt động nhằm phổ biến pháp luật đến toàn thể quần chúng nhân dân, để nhân dân hiểu được những việc làm sai trái sẽ phải nhận hình phạt thích đáng
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải được đảm bảo đáp ứng đủ tính chính xác, linh hoạt nên chúng cần có những căn cứ vững chắc đó là căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế Trong đó quan trọng hơn cả là căn cứ pháp lý Căn cứ pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là tổng thể các quy định của pháp luật được các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí Và những quy định đó được cụ thể hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật
Chẳng hạn như trong Khoản 1 điều 118 Bộ luật hình sự
2015 đã quy định về tội phá rối an ninh: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”8 Vậy nên nếu bất cứ cá nhân nào cố tình vi phạm, thực hiện hoạt động mà điều khoản đã cấm thì sẽ phải
8 Bộ luật hình sự 2015
Trang 11chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật, nhận về hình phạt tương ứng với sai phạm mà bản thân đã gây ra
Chính nhờ những ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật
về tính nghiêm minh, rõ ràng, chính xác, được ban hành bởi nhà nước, cùng với đó là sự thống nhất, liên kết và đồng bộ, dễ dàng đi sâu vào trong quần chúng nhân dân nên văn bản quy phạm pháp luật có mức độ răn đe cao đối với những chủ thể vi phạm pháp luật Cũng chính nhờ văn bản quy phạm pháp luật
mà hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý được diễn ra kịp thời, nhanh chóng, giúp ngăn chặn một cách linh hoạt và nhanh nhẹn những hành vi vi phạm pháp luật
2.4 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật
Việc giáo dục pháp luật cho nhân dân là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết, là hoạt động nhằm nâng cao trình độ pháp luật cho mọi người, tăng sự hiểu biết và độ nhận diện của người dân đối với pháp luật Việc giáo dục pháp luật có
ba mục đích cơ bản:
Một là, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể Đây cũng chính là mục đích hàng đầu và quan trọng nhất của hoạt động giáo dục pháp luật Hai là, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin
và thái độ đúng đắn đối với pháp luật
Ba là, giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực
Văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động giáo dục pháp luật là một trong những nội dung và cơ sở để truyền đạt đến nhân dân Những văn bản quy phạm pháp luật mới ban