Những vấn đề đặt ra với tài chính công trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

5 3 0
Những vấn đề đặt ra với tài chính công trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển khoa học công nghê, đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời cuộc sống, bảo vệ môi trường và tăng cường vị thế của Việt Nam. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20212030 đã khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những khâu đột phá chiến lược trong giai đoạn mới và là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả”. Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược là tiếp tục đổi mới chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới này. Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với tài chính công trong lĩnh vực này cần được phân tích và giải quyết.

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI TÀI CHÍNH CÔNG TRONG PHÁTTRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Bùi Thu Hiền – CQ58/01.02

Tóm tắt:

Phát triển khoa học công nghê, đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời cuộc sống, bảo vệ môi trường và tăng cường vị thế của Việt Nam Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những khâu đột phá chiến lược trong giai đoạn mới và là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả” Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược là tiếp tục đổi mới chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mớisáng tạo Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với tài chính công trong lĩnh vực này cần được phân tích và giải quyết.

Từ khóa: Tài chính công, Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo.Đặt vấn đề:

Phát triển khoa học công nghê, đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời cuộc sống, bảo vệ môi trường và tăng cường vị thế của Việt Nam Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định “pháttriển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những khâu đột pháchiến lược trong giai đoạn mới và là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng,tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả” Vì vậy, một trong những ưu

tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược là tiếp tục đổi mới chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới này Để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và tài chính công được coi là nguồn vốn chủ đạo để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khoa học công nghệ cấp quốc

Trang 2

gia, cấp ngành Tài chính công cũng có thể được sử dụng để tạo ra các chính sách hỗ trợ để khuyến khích đầu tư tư nhân Đồng thời nguồn tài trợ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ cũng xuất phát từ tài chính công Đồng thời tài chính công có thể giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ tham gia vào lĩnh vực này thông qua các chính sách bảo lãnh chính phủ cho các dự án khoa học công nghệ, quỹ bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp,

Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với tài chính công trong lĩnh vực này cần được phân tích và giải quyết Đó là lý do tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Những vấn đề đặt ra với tài chính công trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”

Những vấn đề đặt ra

1 Thiếu hụt nguồn vốn

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, nhìn chung đầu tư cho KHCN còn hạn chế, kết quả chưa cao như kỳ vọng Tổng mức đầu tư xã hội cho KHCN liên tục tăng từ mức 0,19% GDP năm 2011 lên 0,53% năm 2020, nhưng chưa đạt mục tiêu 2% GDP vào năm 2020 Hiện nay, đầu tư công vào KHCN tại Việt Nam còn tương đối thấp so với mức trung bình toàn cầu Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ chi sự nghiệp KH&CN/tổng dự toán chi NSNN trung bình đạt 0,79% và có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2020 giảm còn 0,73% Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, chi NSNN cho KHCN chỉ chiếm 0,62% GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (đạt 2% GDP).

Việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý cũng là lý do dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này Nguồn vốn từ NSNN hiện còn đang tập trung nhiều vào các lĩnh vực truyền thống, ví dụ với lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục được đầu tư nhiều hơn so với lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp 4.0.

Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư cho KHCN cũng xuất hiện nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà, khó tiếp cận và hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện.

Thiếu hụt nguồn vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của khoa

Trang 3

dụng những kỹ thuật KHCN hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh và làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2 Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện

Mặc dù Chính phủ và Nhà nước đã xây dựng hành lang pháp lý cho Quỹ đối mới công nghệ quốc gia tuy nhiên hành lang pháp lý này vẫn chưa được hoàn thiện; luật Tài chính công tại Việt Nam cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa được ban hành Các bộ ngành liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chưa thống nhất được về một số điểm quan trọng trong luật, ví dụ như:

+ Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo; + Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn;

+ Các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.

Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ Các hệ thống văn bản được ban hành rải rác, thiếu sự liên kết và thống nhất giữa các văn bản dẫn đến tình trạng có những mâu thuẫn trong quy định Quy trình ban hành các văn bản này cũng còn nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian tiếp cận, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và cản trở sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Về các cơ chế, chính sách được ban hành chưa thật sự mang lại hiệu quả Nhiều chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này Nhiều doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được đầu đủ thông tin về chính sách ưu đãi, dẫn đến tình trạng bỏ lỡ cơ hội nhận được hỗ trợ So với các quốc gia khác trong khu vực, mức đỗ ưu đãi của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn, chưa đủ để thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư.

Việc phải hoàn thành các thủ tục hành chính rườm rà cũng là lý do gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia nghiên cứu, sáng tạo tại Việt Nam Họ thường phải chuẩn bị một số lượng hồ sơ, giấy tờ lớn để thực hiện các thủ tục, gây tốn kém chi phí và thời gian Các bước thực hiện thủ tục gồm nhiều khâu trung gian, quá trình giải quyết thủ tục kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo Các quy trình này chưa được công khai, minh bạch vì vậy khiến cho các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn khi theo dõi và thực hiện.

3 Năng lực quản lý, nghiên cứu, ứng dụng còn hạn chế

Trang 4

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo Tuy nhiên, hiện nay năng lực quản lý, nghiên cứu, ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo vẫn còn những hạn chế.

Năng lực quản lý tài chính công cho KHCN và đối mới sáng tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Việc quản lý chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng lãng phí vốn NSNN và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Việc quản lý về sự phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo còn thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng Các cơ quan chức năng thiếu sự thống nhất trong quy hoạch và kế hoạch phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; thiếu sự phối hợp trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án; thiếu sự chia sẻ thông tin về các dự án KHCN và đổi mới sáng tạo

Hậu quả của việc quản lý thiếu sự liên kết và phối hợp là gây lãng phí nguồn lực, thiếu sự phối hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo khi triển khai các chương trình, dự án Nó làm hạn chế hiệu quả phát triển của KHCN và đổi mới sáng tạo Cuối cùng, việc quản lý chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giải pháp

Để giải quyết những vấn đề lớn được nêu ở trên, Chính phủ và Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành luật riêng về quản lý tài

chính công cho KHCN và đổi mới sáng tạo, đồng thời sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đáp ứng nhu cầu mới đặt ra trong phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với KHCN Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất Nghiên cứu đổi mới các cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư công, mua sắm công, tài sản công, NSNN, thuế để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo.

Thứ hai, nâng cao và đổi mới toàn diện hoạt động quản lý; triển khai các

nhiệm vụ KHCN các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính Công khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, quy trình, thủ tục và minh bạch hóa việc quản lý tài chính, thanh toán, quyết toán Chuyển đổi số quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu các nguồn lực KHCN và đổi mới sáng tạo sang môi trường điện tử Đổi mới chế độ quản lý tài chính, thanh quyết toán, chấp nhận nguyên tắc rủi ro và có độ trễ trong hoạt động khoa học, công

Trang 5

quy định về quản lý nhiệm vụ KHCN theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao tài sản hình thành trong nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn Nhà nước

Thứ ba, sửa đổi các quy định về cơ chế tự chủ của các tổ chức KHCN

công lập Nghiên cứu giao kinh phí cho các tổ chức KHCN công lập dựa trên đánh giá định kỳ kết quả và hiệu quả hoạt động, gắn với thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KHCN và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng theo kết quả đầu ra.

Thứ tư, rà soát, sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế,

tài chính, tín dụng và quy định pháp luật về KHCN để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường bồi dưỡng kiến thức

chuyên môn về tài chính công cũng như KHCN và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và

công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguốn vốn NSNN cho hoạt động phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo

Tài liệu tham khảo

1 Mạnh dạn thí điểm chính sách “hút” đầu tư vào KHCN và đổi mớisáng tạo: baochinhphu.vn

2 Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực:

3 Lê Thị Thùy Vân (2021) - Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa họcvà công nghệ - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: mof.gov.vn

Ngày đăng: 16/04/2024, 15:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan