Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam... Với lịch sử hơn 200 năm phát triển của đội ngũ giàu kinh nghiệm và
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN PGS VIỆT
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
• Tên công ty: CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN PGS VIỆT NAM
• Tên quốc tế: PARISI GRAND SMOOTH VIET NAM LOGISTIC COMPANY LIMITED
• Tên viết tắt: PGS VIET NAM CO.,LTD
• Địa chỉ: Trụ sở chính: Số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Hà Nội: Tầng 30, tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng: Phòng 601, toà nhà TD Buniness Center, lô 20A, đường Lê Hồng, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
• Website: https://pgs-log.com
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam (Parisi Grand Smooth Viet Nam Logistics) được thành lập ngày 29/04/2011, là công ty con của Tập đoàn Francesco Parisi với 3 văn phòng tại Việt Nam và là đại lý của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)
Với lịch sử hơn 200 năm phát triển của đội ngũ giàu kinh nghiệm và am hiểu kiến thức địa phương của công ty mẹ, là tiền đề PGS Việt Nam Logistics tự tin định vị mình là chuyên gia cung cấp và tư vấn dịch vụ vận tải hàng không, đường biển, dịch vụ hậu cần và dịch vụ logistics thương mại điện tử trên quy mô quốc tế với sứ mệnh cung cấp các giải pháp cá nhân hóa và cạnh tranh.
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế và kho vận với đầy đủ các chức năng Công ty cung cấp các dịch vụ sau:
• Dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không
Với mạng lưới quan hệ bao phủ toàn cầu, công ty cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá theo đường hàng không với đa dạng các tuyến vận chuyển tới các sân bay trên khắp thế giới từ đó đưa ra cho khách hàng các giải pháp vận chuyển hàng không hiệu quả và tiết kiệm thời gian để vận chuyển các lô hàng đồng thời sẽ cung cấp lịch bay thường xuyên để đảm bảo tính linh hoạt cho nhu cầu của người dùng
Ngoài ra, PGS Việt Nam Logistics là Đại lý Hàng hóa IATA, sở hữu đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp để xử lý hàng hóa nguy hiểm Các khách hàng của công ty sẽ được hướng dẫn đầy đủ về đóng gói, nhãn hiệu vận chuyển và chứng từ và yên tâm trong toàn bộ quá trình vận tải
• Dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
PGS Việt Nam Logistics cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển toàn diện để giao hàng toàn cầu từ cảng tới cảng hoặc Door-Door với các hãng tàu chất lượng cùng với sự hỗ trợ của mạng lưới đại lý trên toàn thế giới Bằng chứng là, hiện nay PGS Việt Nam Logistics có các hợp đồng liên tục với các hãng tàu lớn như Maersk, CMA, MSC, APL, OOCL, K’line, NYK, Hyundai, Hapag Lloyd, SITC, KMTC, TS Line, CSCL, Cosco với mức giá cạnh tranh, đảm bảo có đủ chỗ cho hàng hoá của mọi khách hàng trong suốt cả năm
Dù vận chuyển từ hoặc đến Châu Á, PGS Việt Nam Logistics có chuyên môn và mạng lưới để cung cấp cho khách hàng dịch vụ hàng rời chất lượng Các hàng hóa rời điển hình mà công ty thường tiếp nhận vận tải là máy móc nông nghiệp, thiết bị khai thác mỏ, cối xay gió, máy biến áp, gỗ, thép, du thuyền, xe cộ hoặc nguyên liệu thô được đóng gói trong bó, thùng hoặc thậm chí cả quặng ngũ cốc, v.v
• Dịch vụ Thương mại điện tử Amazon – FBA Vietnam
Công ty tự khẳng định mình là chuyên gia về giao hàng FBA từ Việt Nam và phần còn lại của châu Á đến các trung tâm xử lý đơn hàng của Amazon PGS Việt Nam Logistics có khả năng giảm chi phí chuỗi cung ứng tổng thể bằng cách quản lý kho hàng, duy trì hệ thống tồn kho và gửi trực tiếp sản phẩm đến khách hàng cuối cùng hoặc trung tâm hậu cần Việc giao hàng tại địa phương được sắp xếp bởi các xe tải riêng hoặc hợp đồng phụ và được phân phối trên toàn thế giới bởi các sản phẩm hoặc nhà tích hợp vận tải đường biển hoặc đường hàng không của chính họ
Dịch vụ kho hàng PGS có khả năng giảm chi phí tổng thể của chuỗi cung ứng bằng cách quản lý hàng tồn kho, hàng tồn kho và giao hàng địa phương ở Châu Á Không giới hạn ở các dịch vụ kho bãi và xuất hàng truyền thống, PGS đang hướng tới việc tạo ra dịch vụ hậu cần giá trị gia tăng cho hàng hóa tại các trung tâm chuyên môn của công ty
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh kể trên, PGS Việt Nam Logistics cũng cung cấp các dịch vụ khác như làm hàng dự án, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm định, kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng thư hun trùng ; dịch vụ khai báo chuyên chở hàng nguy hiểm, tư vấn dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam khá đơn giản và được tổ chức theo mô hình quản lý chức năng như sau:
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Hành chính – Nhân sự
Tổng Giám đốc điều hành : là chủ sở hữu của công ty, quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty, là chức danh có quyền lực lớn nhất, là người hoạch định các chiến lược kinh doanh và điều hành cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc các chi nhánh : là những người điều hành công việc kinh doanh tại các văn phòng phụ trách của công ty, tiếp nhận, triển khai thực hiện các quyết định của Tổng giám đốc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh tại đơn vị phụ trách
Phòng Kinh doanh : có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược kinh doanh, nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và tiếp cận đối tác khách hàng, ký kết hợp đồng cung ứng các loại dịch vụ, là bộ phận mang lại doanh thu và lợi nhuận trực tiếp cho công ty
Phòng Logistics : gồm nhiều bộ phận đảm nhiệm các công việc khác nhau, gồm bộ phận chứng từ, bộ phận khai hải quan, bộ phận Pricing (báo giá)
Phòng Chăm sóc khách hàng: Ghi nhận và giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng cần xử lý và chuyển vấn đề đó cho những bộ phận liên quan để quản lý và giải quyết, khảo sát đánh giá ý kiến về chất lượng sản dịch vụ từ khách hàng
Phòng Hành chính – Nhân sự: Quản lý công tác nhận sự như tuyển dụng và đào tạo nhân viên, phụ trách cung cấp đầy các chế độ đãi ngộ cho nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện các thủ tục hành chính, xây dựng các chương trình phúc lợi, khen thưởng hàng năm
Tổng Giám đốc Điều hành
Giám đốc văn phòng tại Hồ Chí Minh
Giám đốc văn phòng tại Hà Nội
Phòng Chăm sóc khách hàng
Phòng hành chính - Nhân sự
Giám đốc văn phòng tại Hải Phòng
Phòng Kế toán: Lập sổ kế toán và theo dõi các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, quản lý các khoản thu và thanh toán, quản lý tiền lương thưởng, chịu trách nhiệm làm việc với cơ quan thuế và tổng kết các báo cáo tài chính định kỳ.
Nguồn nhân lực của công ty
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công ty, đội ngũ nhân sự có sự tăng lên theo từng năm để đáp ứng nhu cầu và khối lượng công việc Tuy nhiên trước tình hình nền kinh tế bị suy thoái của năm 2023, số nhân sự của công ty có sự giảm nhẹ với tổng là 66 người (tăng mạnh 32% so với năm 2020 và giảm nhẹ 2,94% so với năm 2022)
Biểu đồ 1.1 Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2020 – 2023 (người)
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Hành chính – Nhân sự
Số lượng lao động của công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023
Biểu đồ 1.2 Cơ cấu nhân sự theo phòng ban công ty năm 2020 – 2023 (người)
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Hành chính – Nhân sự
Từ bảng cơ cấu nhân sự cho thấy lượng nhân lực tập trung chủ yếu ở bộ phận Kinh doanh, với tỷ lệ luôn ở mức cao qua từng năm (35,2-42,4%) do đây là bộ phận đóng vai trò lớn nhất cho nguồn doanh thu của công ty Sau đó là Phòng Logistics và Chăm sóc khách hàng, các bộ phận này yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về mặt nghiệp vụ nên lượng lao động thường ổn định, không có sự thay đổi nhiều Các Phòng ban còn lại có lượng nhân sự ít do mức độ chuyên môn hóa cao, thường gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty phân theo độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
(%) Tổng số lao động 50 100% 58 100% 68 100% 66 100% Độ tuổi
Cơ cấu nhân sự phân theo phòng ban giai đoạn 2020 - 2023
GĐ và PGĐ P KD P Logs P CSKH P HCNS P KT
Trình độ học vấn Đại học và trên Đại học
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Hành chính – Nhân sự
• Phân loại lao động theo độ tuổi:
Có thể thấy tỷ lệ nhân sự ở độ tuổi 22-30 tuổi luôn là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm (chiếm từ 42,4 – 51,4%) bởi đây là nhóm nhân viên có tính năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc, chủ yếu nằm ở bộ phận Kinh doanh Nhóm tuổi
30 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều thứ 2 do dộ tuổi này thường làm việc với mục tiêu gắn bó lâu dài Còn lại là nhóm tuổi 40-50 tuổi thường không có nhiều thay đổi trong nhân sự do thường đảm nhận các chức vụ cao hoặc các công việc đặc thù có yêu cầu cao về kinh nghiệm làm việc Nhóm nhân lực dưới 22 tuổi thường nằm ở các vị trí thực tập sinh, học việc, nên nhu cầu tuyển dụng đối với nhóm này thường ít, tỷ lệ nhân sự duy trì ở mức thấp do không đem lại nhiều các nguồn lợi về doanh thu hoặc thường không gắn bó lâu dài
• Phân loại lao động theo giới tính:
Lượng lao động nam và nữ khá cân bằng do công ty chỉ hoạt động thương mại cần ít nhân sự về kỹ thuật Đối với các phòng ban như Phòng Kế toán yêu cầu sự tỉ mỉ cẩn thận, phòng Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng nhân sự cần về giao tiếp tốt với khách hàng nên nhân sự nữ thường chiếm đa số, trong khi đó các bộ phận nghiệp vụ hiện trường tại cảng hàng hóa thường do các nhân sự nam phụ trách do tính chất công việc yêu cầu sức khỏe tốt hơn
• Phân loại lao động theo học vấn:
Hầu hết đội ngũ nhân lực đều có trình độ học vấn cao, trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỉ lệ 90,9% (năm 2023) do lĩnh vực hoạt động của công ty yêu cầu có hiểu biết nhất định về mặt chuyên môn, do đó đội ngũ nhân viên của công ty đa số đều có nền tảng học vấn tốt khi làm việc tại doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Hiện nay, Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam mại có 3 văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng với cơ sở vật chất, kỹ thuật được đầu tư và trang bị khá đầy đủ để phục vụ công việc Văn phòng làm việc thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ bàn ghế, điều hoà và được bày trí ngăn nắp, thuận tiện đảm bảo nhân viên công ty làm việc hiệu quả nhất Các trang thiết bị được cung cấp đầy như máy tính, máy fax, Kho hàng rộng rãi, sạch sẽ và được sắc xếp khoa học thuận tiện cho việc kiểm soát hàng hóa.
Tình hình tài chính
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: tỷ VNĐ
Tài sản ngắn hạn 32,75 60,85 33,18 59,64 33,86 58,51 Tài sản dài hạn 21,07 39,15 22,45 40,36 24,01 41,49
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Trong những năm gần đây tổng tài sản của công ty tăng dần đều qua các năm Năm 2023 tổng tài sản tăng trưởng gần 7,6% so với năm 2021 Cơ cấu tài sản của công ty phân bổ chủ yếu về tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 60% tổng tài sản (ghi nhận mức cao nhất là 60,85% vào năm 2021) chủ yếu là công nợ phải thu của khách hàng chậm thanh toán do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, có chiều hướng giảm dần qua từng năm theo tín hiệu phục hồi sau đại dịch, trong khi đó tỷ lệ tài sản dài hạn tăng trưởng ổn định qua các năm, phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty đồng thời chất lượng cung ứng dịch vụ ngày càng được cải thiện
Qua bảng số liệu cho thấy năng lực và quy mô tài chính của công ty khá lớn và khi tổng nguồn vốn năm 2023 tăng 4,05 tỷ đồng so với năm 2021, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nợ phải trả Vốn chủ sở hữu tăng lên đồng đều qua các năm cho thấy sự phát triển ổn định của công ty trong 3 năm vừa qua.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Bảng 2.2 So sánh tỷ lệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2021 – 2023
Tăng trưởng 2021/2022 Tăng trưởng 2022/2023 Chênh lệch
(VNĐ) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (VNĐ) Tỷ lệ (%)
Chi phí 5.481.337.095 4,73% -4.246.426.544 3,50% Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Tính toán của tác giả
Do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh kéo dài đã làm giảm đáng kể nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế, khiến cho doanh thu năm 2021 bị thấp hơn đáng kể Cụ thể trong năm 2021, doanh thu đạt mốc khoảng 146,56 tỷ, tăng trưởng khoảng 2,5% so với giai đoạn trước đó Tuy nhiên, sang đến năm 2022 đại dịch dần được kiểm soát cùng các chính sách hỗ trợ hồi phục nền kinh tế giúp hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty được diễn ra thuận lợi hơn, đạt mức tăng trưởng khá tốt so với năm 2021 (tăng 9,27% tương đương khoảng 13,59 tỷ VNĐ) Sang đến năm 2023, mặc dù Nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế nhưng công ty PGS Việt Nam Logistics nói riêng và các doanh nghiệp ngành logistics nói chung đều phải đối mặt đầy vấn đề khó khăn như: cước phí vận chuyển tăng cao kỷ lục, tình trạng giảm số lượng đơn hàng khi kinh tế tăng trưởng chậm và xảy ra nhiều bất ổn chính trị trên thế giới Do đó, tốc độ tăng trưởng năm 2023 của công ty có phần sụt giảm so với năm 2022 (5,27% tương đương với 8,43 tỷ VNĐ) và lợi nhuận sau thuế bị giảm khoảng 10,78% đạt mức 26,05 tỷ VNĐ
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu phân theo dịch vụ kinh doanh của Công ty TNHH
Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 –2023 Đơn vị: VNĐ
Dịch vụ Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Đường hàng không 45.457.984 47.039.382 46.732.492 Đường biển 40.834.573 44.627.338 42.924.344
Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross- border e-commerce)
Vận tải nội địa 6.435.826 7.345.823 6.789.329 Đường sắt 5.335.867 6.478.392 5.924.548
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Từ bảng số liệu có thể thấy được, hai loại hình dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30,8% vào năm 2023) và dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 – 28,3% trong năm 2023), sau đó là vận tải xuyên biên giới (17,11%) và dịch vụ hải quan (14,15%) và các dịch vụ khác
Các thị trường chính mà PGS Việt Nam Logistics hướng đến đa phần là thị trường Châu Á, với các bạn hàng quen thuộc như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc) Bên cạnh đó công ty còn hoạt động mạnh ở các tuyến châu Mỹ (Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Argentina), châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Thụy Sĩ), gia tăng được sức ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế
Các mặt hàng giao nhận xuất nhập khẩu chính của công ty là nhóm hàng thiết bị y tế, thiết bị nhà bếp, đồ điện tử, quần áo, da dày, hóa chất, khí tự nhiên, máy móc công nghiệp, xe nâng, cần cẩu, sản phẩm nông nghiệp, dược phẩm
Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
2.2.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Biểu đồ 2.1 Khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH
Giao Nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Khối lượng vận tải hàng hoá bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
PGS Việt Nam là đơn vị có 13 năm kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển FCL, LCL xuất khẩu đến các thị trường như Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Campuchia, nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Tây Ban Nha, Canada, New Zealand, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ, Xét về cơ cấu, tỷ trọng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu chiếm phần lớn doanh thu từ loại dịch vụ này của công ty (khoảng 68% trong năm 2022) với các mặt hàng chủ yếu là thiết bị y tế, đồ điện tử, các trang thiết bị và máy móc dùng trong sản xuất công nghiệp Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu đường biển chỉ chiếm khoảng 32% thường là các mặt hàng như may mặc, da giày, sản phẩm nông nghiệp, nhiên liệu và khí đốt
Công ty đã xây dựng hệ thống đại lí rộng khắp trên thế giới và cùng với mối quan hệ với các hãng tàu lớn như Hanjin, COSCO, APL, Maersk, CMA, MSC, Hapag- Lloyd, OOCL, MISC, K’line, NYK, TS line, SITC, với những ưu đãi về giá cước vận tải hàng hóa
Có thể thấy trong giai đoạn 2021-2023, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển có sự biến động và đang có xu hướng giảm dần đều trong năm 2023, có thể kể đến do một vài nguyên nhân như cước phí vận chuyển tăng cao kỷ lục, tình trạng giảm số lượng đơn hàng khi kinh tế tăng trưởng chậm và xảy ra nhiều bất ổn chính trị trên thế giới bên cạnh đó là PGS còn phải đối mặt sự cạnh tranh gắt gao giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển…
2.2.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
Biểu đồ 2.2 Khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH
Giao Nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là loại hình dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam ( chiếm 30,8% doanh thu trong năm 2023) Công ty có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt động xuất khẩu tới các thị trường như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Myanmar và nhập khẩu khối lượng lớn các lô hàng từ thị trường
Mỹ, Tây Ban Nha, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan Tỷ trọng nhập khẩu cũng chiếm phần lớn khối lượng vận tải, khoảng 68% doanh thu từ loại hình dịch vụ này trong năm 2022 với các sản phẩm chủ yếu như thiết bị y tế, đồ công nghệ, máy móc công nghiệp, hàng nguy hiểm
Công ty cũng đã thiết lập mạng lưới đại lý và các đối tác hãng bay tại khắp các quốc gia trên toàn cầu như Vietnam Airlines, China Airlines, Korea Airlines, Thai Air Cargo Singapore Airlines, China Airlines, Cathay Pacific với giá cả tốt nhất và chuyên nghiệp
Khối lượng vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị tính: Kilogram
Từ số liệu trong biểu đồ 2.2, trong giai đoạn này, khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không cũng có chiều hướng như vận tải đường biển có thể giải thích từ thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành vận tải hàng không sau đại dịch cùng với sự tắc nghẽn trong vận tải đường bộ và đường biển gây áp lực lên hệ thống vận tải hàng hóa đường hàng không dẫn đến giá cước vận tải tăng lên rất cao trong thời gian qua, đặc biệt là các dịp cao điểm như năm mới, Giáng sinh
2.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu khách hàng và thông tin đơn hàng
Công ty tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và các yêu cầu của khách hàng, hỏi giá từ đại lý và báo giá vận chuyển cho khách hàng Hai bên tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu
Công ty sẽ nhận bộ chứng từ từ đại lý bao gồm Master B/L, House B/L, Debit/ Credit Noted, thông tin tàu đi và ngày dự kiến tàu đến, Sau khi tiếp nhận, nhân viên phụ trách nghiệp vụ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ và thông tin trên vận đơn cùng với khách hàngvà báo cáo lại cho đại lý nếu có sai lệch về thông tin trong bộ chứng từ
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
Công ty chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu
Bước 4: Nhận lệnh giao hàng D/O
Trước khi tàu đến khoảng 1 – 2 ngày, công ty sẽ nhận được Arrival Notice (Giấy báo hàng đến) Dựa vào số vận đơn trên giấy đi kèm Debit/ Credit của hàng, nhân viên giao nhận cầm giấy giới thiệu kèm theo giấy báo nhận hàng chờ xuất hóa đơn để lấy lệnh Đối với hàng FCL, khách hàng trực tiếp đóng tiền cước container và đóng dấu chuyển thẳng tại đại lý hãng tàu nếu có nhu cầu
Bước 5: Chuẩn bị phương tiện vận tải để nhận hàng
Bên chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải đã được thỏa thuận trong hợp đồng tiến hành chuẩn bị phương tiện vận tải để nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm chỉ định
Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ khai hải quan cho hàng nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan hàng nhập: 02 bản chính
+ Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao
+ Phiếu đóng gói: 01 bản chính, 01 bản sao
+ Giấy giới thiệu: 01 bản chính
+ Ngoài ra có thể có thêm một số chứng từ khác như: giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm dịch, phụ lục tờ khai, Tiến hành điền tờ khai trên phần mềm khai báo hải quan điện tử vào tờ khai Khi thành công, hệ thống của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng Khi kiểm tra và đóng dấu xong, hải quan chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan để nhân viên giao nhận mua tem dán vào tờ khai và Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm: tờ khai hải quan, phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
Bước 7: Nhận hàng hóa nhập khẩu
Khi nhận hàng, nhân viên giao nhận của công ty xem xét hiệu lực của lệnh giao hàng (nếu hết hạn thì đem lệnh đến hãng tàu xin gia hạn), sau đó tiến hành làm giấy mượn container rỗng Nhân viên đem lệnh giao hàng đến phòng logistics đổi phiếu vận chuyển container và báo cho nhân viên logistics biết số xe vận chuyển từng container để ghi trên giấy nhận chuyển container và ghi số container ứng với số xe để tài xế lên xe và chờ sẵn ở bãi Nhân viên giao nhận đến bộ phận hải quan ở cổng xuất trình tờ khai hải quan và giấy vận chuyển container, sau khi kiểm tra, hải quan cổng gửi lại nhân viên giao nhận, thủ tục nhận hàng hoàn tất
Bước 8: Giao hàng hóa cho khách
Công ty tiến hành vận chuyển hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng về địa chỉ nhận hàng của khách hàng
Bước 9: Quyết toán, bàn giao hồ sơ, hóa đơn và thanh toán với khách hàng
Sau khi giao hàng cho khách, nhân viên kiểm tra, sắp xếp và trao trả tất cả chứng từ cho khách hàng Khách hàng kiểm tra đủ và ký xác nhận lên biên bản bàn giao, chấp nhận thanh toán tất cả các khoản chi phí Nhân viên giao nhận mang biên bản bàn giao chứng từ về công ty để quyết toán
Nhân viên chứng từ sắp xếp các loại chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, lưu lại 1 bộ cho công ty cùng với bảng kê có chữ ký xác nhận của khách hàng để tránh những vấn đề phát sinh
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
hàng hoá của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Sau hơn 13 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh và cũng đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của mình:
Về chất lượng dịch vụ: Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp được khách hàng đánh giá cao, linh hoạt, nhanh chóng, giá cả cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Với mạng lưới đại lý và các đối tác phủ rộng, quy trình hoạt động hợp lý, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và ứng dụng công nghệ trong xử lý công việc giúp tăng tính chuyên môn hóa và hiệu suất của hoạt động kinh doanh, cải thiện chất lượng dịch vụ
Về quy mô doanh nghiệp: Công ty đã tiến hành mở rộng 3 văn phòng kinh doanh ở các vị trí đắc địa của nền kinh tế Việt Nam, góp phần tiếp cận tốt hơn đến mạng lưới khách hàng khắp cả nước, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh tại hiện trường các cảng biển, cảng hàng không
Về cơ cấu tổ chức và nhân lực: Cơ cấu tổ chức đã được tinh gọn để hoạt động hiệu quả, phối hợp nhuần nhuyễn các quy trình nghiệp vụ giữa các bộ phận, xây dựng tốt văn hóa kinh doanh nội bộ của công ty, hài hòa các mối quan hệ Nguồn nhân lực được chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và liên tục
3.1.2 Hạn chế còn tồn tại
Về kết quả kinh doanh: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của công ty trong giai đoạn 2021 đến nay năm đều có xu hướng giảm qua các năm do sự ảnh hưởng bởi nhiều tác động khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bới các tác động sau hậu đại dich COVID-19
Về thủ tục nghiệp vụ: Nhiều sản phẩm chưa có kinh nghiệm xử lý trước đó vướng phải nhiều quy chuẩn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu Việc làm thủ tục trở nên khó khăn khi bộ phận nghiệp vụ chưa kịp thời tiếp nhận những chỉnh sửa, đổi mới trong những văn bản pháp luật mới ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm các thủ tục này
Về rủi ro trong quá trình cung ứng dịch vụ : Hàng hóa bị khai sai thông tin do sai sót của bộ phận nghiệp vụ, hàng về muộn, bị hư hỏng, thất lạc trong quá trình vận chuyển, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận
Về nhân lực: Một phần đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nên chưa có cách giải quyết ứng xử hợp lý khi gặp các vấn đề khó khăn trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh
Nguyên nhân chủ quan: Cá nhân đội ngũ nhân viên chưa tìm hiểu và được tiếp cận việc chuẩn bị hồ sơ xử lý thủ tục nghiệp vụ cho các nhóm hàng mới, chưa chủ động và nhạy bén trong việc tiếp cận các thay đổi về mặt thủ tục trong nghiệp vụ, còn làm việc theo lối mòn, thói quen Công ty chưa lên kế hoạch dự trù, dự báo nhu cầu để đầu tư cơ sở vật chất đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Quy trình cung ứng dịch vụ cần bổ sung các ràng buộc pháp lý chặt chẽ giữa khách hàng và công ty
Nguyên nhân khách quan: Trước hết, đó là tình trạng giảm số lượng đơn hàng khi kinh tế tăng trưởng chậm và xảy ra nhiều bất ổn chính trị trên thế giới Cụ thể là trong năm 2023, nền kinh tế hiện hữu đầy rẫy những bất ổn về chính trị, lạm phát tăng cao sau những chính sách kích cầu tại nhiều quốc gia trong thời kỳ Covid-19, đã đánh dấu mốc chấm dứt thời kỳ tăng trưởng nóng, nền kinh tế khó tránh khỏi tăng trưởng chững lại Bên cạnh đó là sự biến động giá năng lượng, sức ép tỷ giá, việc tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động đầu tư cũng là những vấn đề lớn đặt ra với doanh nghiệp trong ngành Mặc dù các yếu tố này đã được kiểm soát và hỗ trợ rất tốt từ phía Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp logistics chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất mức sụt giảm lớn về doanh thu làm doanh nghiệp nhạy cảm hơn với những yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp Ngoài ra, các yếu tố khác như thời tiết, thiên tai cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt là hoạt động vận tải đường biển, gây chậm trễ trong giao hàng, có thể phát sinh nhiều rủi ro khác trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải
3.1.4 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh của công ty
Mặc dù hoạt động kinh doanh của PGS Việt Nam Logistics đã có những thành tựu đáng kể nhất định trong thời gian qua, nhưng Công ty vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, Công ty cần có những phương án và kế hoạch để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng trưởng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị và hoạt động quảng bá và xúc tiến dịch vụ để thu hút và mở rộng tệp khách hàng
Thứ hai , Nâng cao trình độ nhân lực, nghiệp vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không
Thứ ba, Tối ưu vận hành, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tự động hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và thu hút thêm nhiều khách hàng
Thứ tư, Công ty phát triển đội tàu biển quốc tế, xây dựng nghiệp vụ quản trị rủi ro một cách chuyên nghiệp hơn trong quy trình thực hiện giao nhận hàng hoá bằng đường biển
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giao nhận Giao nhận PGS Việt Nam, dựa vào những phân tích và đánh giá các thành công và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đề xuất 2 vấn đề nghiên cứu như sau:
1 Hoàn thiện dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
2 Quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam