1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty tnhh phát triển thương mại và dịch vụ phúc lâm

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm
Tác giả Lê Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Huy
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 785,74 KB

Nội dung

4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ PHÚC LÂM ... Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH phát triển Thương mại và Dị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ

DỊCH VỤ PHÚC LÂM

Lớp: K56E3

Mã sinh viên: 20D130155

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4

1.1 Khái quát về công ty 4

1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4

1.3 Cơ cấu tổ chức 5

1.4 Nhân lực công ty 6

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7

1.6 Tài chính công ty 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ PHÚC LÂM 9

2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 9

2.1.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 9

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty 11

2.1.3 Khách hàng tiêu biểu & đối tác công ty 11

2.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của DN 12

2.2.1 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa 12

2.2.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa 15

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 18

3.1 Đánh giá, nhận xét chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 18 3.1.1 Thành công 18

3.1.2 Một số vấn đề tồn tại 18

3.1.3 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động kinh doanh quốc tế của DN 18

3.2 Đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

2 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH phát triểnThương mại và

3 Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH phát triển Thương

4 Bảng 1.3 Tình hình tài chính của công ty TNHH phát triển Thương

5

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm

2021-2023 của Công ty TNHH phát triển Thương mại và Dịch vụ

Phúc Lâm

09

6 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển

Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm giai đoạn 2021-2023 12

7 Bảng 2.3 Bảng kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng chủ yếu giai

8 Bảng 2.4 Bảng Doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu của công ty TNHH

phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm 15

9 Bảng 2.5 Tỷ trọng xuất khẩu đi các nước của công ty TNHH phát

4 G.A.P Good Agricultural Practices, Tiêu chuẩn nông sản tốt

5 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy _ cùng các thầy

cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương mại đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết Báo cáo thực tập tổng hợp

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm, Ban Giám đốc và các anh chị trong Phòng Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học

để phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời biết được những nhược điểm để khắc phục, sửa đổi và hoàn thành tốt bài báo cáo này

Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Khái quát về công ty

Bảng 1.1 Bảng thông tin chung

Tên công ty CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ

DỊCH VỤ PHÚC LÂM Tên quốc tế Phuc Lam develop trade and services company limited

Địa chỉ chính Số 29, ngõ Tức Mạc, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm,

Thành phố Hà Nội, Việt Nam Email globalgaplychee.vn@gmail.com

Website www.facebook.com/nongsanphuclam

Công ty TNHH phát triển Thương mại & Dịch vụ Phúc Lâm được thành lập vào năm 2017 với vốn điều lệ 7.000.000.000 VNĐ Trải qua gần 7 năm hoạt động, công ty đang tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước với nhiều ngành nghề khác nhau như: Nông sản, Thủy sản, Máy móc Sản xuất, Công ty hiện hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả, là công ty uy tín trong lĩnh vực tư vấn xúc tiến thương mại điện tử, logistics và xuất nhập khẩu

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Sau gần 7 năm vào hoạt động, hiện tại công ty TNHH phát triển Thương mại

và Dịch vụ Phúc Lâm đã mở rộng và phát triển thêm nhiều ngành nghề về dịch vụ như quảng cáo, thiết kế, là đại lý môi giới, hướng tới tệp khách hàng rộng hơn và

Trang 6

thỏa mãn tối đa các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Trong đó các ngành chính của công ty bao gồm các ngành nhƣ sau:

- Chế biến, sản xuất nông, lâm sản;

- Sản xuất trang thiết bị gia dụng;

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH phát triển

Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm

Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự

Trang 7

1.4 Nhân lực công ty

Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH phát triển

Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm

Nguồn: Phòng tài chính nhân sự công ty

Nguồn nhân sự đầu vào của công ty bao gồm nhân viên đã và đang được đào tạo từ các cơ sở giáo dục chính quy trong và ngoài nước với trình độ học vấn đạt tiêu chuẩn Công ty nhắm vào các đối tượng lao động lành nghề, có tay nghề cao cho các ngành sản xuất, chế biến, nhất là đối với ngành chế biến Bên cạnh đó với các ngành song song khác thì luôn yêu cầu đội hình trẻ, ổn định, nghiệp vụ nhanh nhạy, nắm bắt xu thế và tình hình chung để phù hợp với phương thức bán hàng, vận chuyển của hàng hóa Cơ cấu độ tuổi nhân viên công ty rơi vào độ tuổi từ 25-40 tuổi

Đội hình nhân viên nam đông hơn nhân viên nữ do lĩnh vực sản xuất chế biến, sửa chữa kỹ thuật là bước đầu để hoàn thiện sản phẩm và cũng nắm vai trò chủ chốt nên cần đẩy mạnh và xếp nhiều nhân lực hơn Trong đó lĩnh vực bán hàng phân bổ về nhóm nhân viên nữ

Sự phân bổ trên đã đóng góp một nguồn nhân sự đảm bảo chất lượng, được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ cho công ty Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy

số lượng nhân viên năm 2022 tăng rõ rệt so với năm 2021 cho thấy sự chuyển biến kinh tế đa ngành tại công ty Phúc Lâm, mở rộng thị trường ra quốc tế (Vải thiều đạt tiêu chuẩn G.A.P vươn ra Nhật Bản, Pháp), thúc đẩy gia tăng nhân sự Năm 2023 số

Trang 8

lượng nhân sự giảm nhưng không đáng kể do tình hình kinh tế suy thoái chung, dẫn đến tình hình cắt giảm nhân sự không cần thiết

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty 2 văn phòng tại Hà Nội (1 văn phòng tại Hoàn Kiếm, 1 văn phòng tại Hà Đông), và có thêm 1 kho bãi tại địa bàn Hà Nội Các văn phòng đều được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại, văn phòng phẩm như máy tính, bàn ghế,

và tại các tỉnh thành sẽ có hỗ trợ về phương thức vận chuyển phù hợp tùy theo từng đơn hàng Đối với Phúc Lâm thì phương thức vận tải tự chủ chủ yếu là đường bộ, trong trường hợp đơn hàng yêu cầu sẽ móc nối và đưa ra những hình thức vận chuyển phù hợp nhất (Đường sắt, đường thủy)

1.6 Tài chính công ty

Trong những năm đầu thành lập, vốn điều lệ ban đầu của công ty là 7.000.000.000 VND, trải qua gần 7 năm hình thành và phát triển với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã dần lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như tài chính, uy tín về chất lượng các dòng sản phẩm cung cấp tới khách hàng

Để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng phát triển, bên cạnh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, công ty đã thực hiện việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau như:

- Vay vốn từ các ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân

- Vốn liên doanh liên kết với một số đơn vị kinh doanh khác

- Vốn vay hợp đồng tín dụng

- Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp và của khách

Và đến nay Công ty đã đạt được những bước tiến vững chắc được thể hiện qua các thông số sau:

Trang 9

Bảng 1.3 Tình hình tài chính của công ty TNHH phát triển

Thương mại & Dịch vụ Phúc Lâm

Đơn vị: Đồng

Tài sản ngắn hạn 8,854,977,208 11,258,428,905 10,060,796,288 Hàng tồn kho 1,534,782,458 986,457,280 1,958,670,100 Tài sản dài hạn 2,580,746,322 3,190,459,232 3,059,255,488 Tổng tài sản 11,435,723,530 14,448,888,137 13,120,051,776

Nợ phải trả 2,691,071,311 1,174,877,119 2,169,747,523

Nợ ngắn hạn 2,691,071,311 1,174,877,119 2,169,747,523

Vốn chủ sở hữu 6,163,905,897 10,083,551,786 7,891,048,765 Tổng cộng nguồn vốn 11,435,723,530 14,448,888,137 13,120,051,776

Nguồn: Phòng Kế toán

Trong giai đoạn 2021-2023 với nhiều thách thức, tình hình tài chính công ty

có nhiều sự biến động rõ rệt Vào năm 2021, tổng tài sản của công ty là 11,435,723,530 đồng và qua đến năm 2022, tổng tài sản của công ty có sự bứt phá đáng kể là 14,448,888,137 đồng Có thể thấy sau 1 năm 2021 phục hồi và ổn định lại sau dịch thì sang đến năm 2022, công ty đã có được những bước tiến nhất định vào thị trường quốc tế, đem lại tiềm lực lớn trong hoạt động kinh doanh XNK của công ty Sang đến năm 2023, dựa vào xu thế chung của khu vực và thế giới, tình hình kinh tế có sự chững lại nhất định, tuy có sự chênh lệch nhẹ nhưng công ty vẫn giữ được xu thế ổn định với tổng tài sản là 13,120,051,776 đồng Trong đó khả năng trả nợ ngắn hạn của DN rất khả quan, cho thấy tiềm năng cũng như sự ổn định tạm thời của DN

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ PHÚC LÂM 2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

2.1.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023

Trong thời gian 3 năm gần đây nhất, Công ty TNHH phát triển Thương mại

& Dịch vụ Phúc Lâm đã thực hiện nhiều hoạt động thương mại quốc tế, mang lại doanh thu, lợi nhuận duy trì sự ổn định của công ty như: tư vấn xúc tiến thương mại điện tử, xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty Dựa vào những số liệu dưới đây cho thấy những hoạt động chủ chốt này đã đem lại một số thành quả nhất định

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2021-2023 của Công ty TNHH phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm

Trang 11

- Trong đó: Chi phí lãi vay 241,804,990 308,771,486 284,434,559

8 Chi phí quản lý kinh

Hiện nay thị trường xuất nhập khẩu chính công ty Phúc Lâm đang hướng tới

là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp Ngoài ra thị trường tiềm năng, nhiều nguồn tiêu thụ với chi phí thấp không thể kể đến là thị trường nội địa Việt Nam Dựa vào bảng

số liệu, năm 2021, doanh thu đạt 22,405,766,413 đồng và lợi nhuận sau thuế là 3,528,360,063 đồng sau phục hồi và ổn định lại thị trường sau tình hình diễn biến kéo dài và bất chợt của dịch bệnh

Năm 2022, doanh thu DN đạt cao nhất với 29,479,577,846 đồng và lợi nhuận sau thuế là 5,698,516,901 đồng Điều này là dễ hiểu do Phúc Lâm tiến hành thúc đẩy các sản phẩm của mình tới thị trường nội địa với giá ưu đãi, đồng thời cũng thúc tiến thương mại quốc tế đến thị trường Nhật Bản và tới Pháp thông qua EVFTA đã được ký kết Điều này tạo được uy tín nhất định về sản phẩm của công

Trang 12

ty, nhất là mặt hàng vải thiều (đạt tiêu chuẩn G.A.P có chứng nhận đầy đủ, hiện đang ra mặt hàng chủ chốt để thúc tiến xuất khẩu)

Sang đến năm 2023, đứng trước tình hình kinh tế chững lại chung của khu vực và trong nước nên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có dấu hiệu

đi xuống Tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định và nhìn thấy được tiềm năng Với doanh thu là 27,694,847,925 đồng và lợi nhuận sau thuế là 4,411,402,918 đồng cho thấy sự chênh lệch so với năm 2021, 2022 là không đáng kể

Nhìn chung, giai đoạn 2021-2023 này được coi là bệ đỡ để Phúc Lâm tìm được vị thế mặt hàng, phát triển qua giai đoạn này thì Phúc Lâm sẽ có nhiều cơ hội

để tiếp xúc với nhiều thị trường quốc tế khác như EU, UK,

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty

Công ty TNHH phát triển Thương mại & Dịch vụ Phúc Lâm là DN đa ngành nghề, với ngành nghề chính là bán buôn chuyên doanh đa dạng các mặt hàng trang thiết bị, ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, Ngoài ra, công ty còn chú trọng mặt sản xuất, chế biến, tự cung tự cấp các sản phẩm mang nét riêng, đặc trưng riêng như vải thiều, sữa chua, mỳ chũ gạo lứt,

Trong hoạt động thương mại, Phúc Lâm đóng vai trò là một đại lý phân phối, môi giới giữa các nguồn cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng Hỗ trợ nghiên cứu, tìm hiểu, đưa sản phẩm đến tay khách hàng bằng các phương thức vận chuyển theo yêu cầu tiêu dùng

2.1.3 Khách hàng tiêu biểu & đối tác công ty

Đối với khách hàng trong nước, Phúc Lâm đánh mạnh vào thị trường khách

lẻ khu vực lân cận Hà Nội và là đại lý phân phối sản phẩm đến các điểm trung chuyển như Thanh Hóa, Hà Tĩnh

Đối với khách hàng quốc tế, trước tiên Phúc Lâm vẫn duy trì sự ổn định trên

3 thị trường tiêu dùng vốn có là Nhật Bản (được phân phối tại các trung tâm Aeon Mall song song với Mono Foods), Australia và Pháp, từ đó đặt mục tiêu mở rộng ra thị trường EU Bên cạnh đó còn thị trường Trung Quốc dồi dào tuy nhiên lại có sự cạnh tranh cao, tình trạng cấm biên, vận chuyển đường bộ thất thường

Trang 13

năm Kim ngạch nhập khẩu

2.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của DN

Công ty TNHH phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm tiến vào hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xúc tiến thương mại điện tử, xuất nhập khẩu và logistics trong tầm 5 năm đổ lại đây Đây là hoạt động dịch vụ chủ chốt đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của công ty chính là các hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty 2.2.1 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển

Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm giai đoạn 2021-2023

Đơn vị: Đồng

Kim ngạch nhập khẩu 11,120,375,905 16,487,553,479 14,586,934,160

Nguồn: Phòng Kế toán

Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu của 3 năm không có

sự chênh lệch nhiều Tuy nhiên với công ty mới bước vào hoạt động xuất nhập khẩu, đây là một con số đáng ấn tượng Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của Phúc Lâm thấp nhất với 11,120,375,905 đồng Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu tăng hơn

4 tỷ so với năm 2021 là 16,487,553,479 đồng do thúc tiến thương mại quốc tế, đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị từ Trung Quốc, Nhật Bản Năm 2023 chững lại và kim ngạch nhập khẩu thấp hơn so với năm trước là 1,900,619,319

Trang 14

đồng, chênh lệch không đáng kể bởi tình hình căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc

Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất là mặt hàng máy móc, thiết bị sản xuất Mặc dù có những khó khăn trở ngại trong giai đoạn 2021-2023, mặt hàng này vẫn luôn giữ được mức tỷ trọng trên 40% và ngày càng tăng lên Nguyên nhân

là do sự dịch chuyển trong nhu cầu nhập khẩu các thiết bị y tế và máy móc sản xuất các sản phẩm y tế như nước rửa tay, khẩu trang, ở thị trường trong nước có xu hướng gia tăng, công ty đã nắm bắt nhanh được nhu cầu cấp thiết này và xúc tiến triển khai các hoạt động nhập khẩu Ngược lại, bị ảnh hưởng nhiều nhất là mặt hàng

Trang 15

mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ, tỷ trọng mặt hàng này không có chênh lệch nhiều từ 7,83% (năm 2021) và còn 6,7% (năm 2023)

Thị trường Phúc Lâm nhập khẩu hướng tới chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho 2 loại mặt hàng chủ chốt Trong đó, thị trường Trung Quốc dẫn đầu với tỷ trọng nhập khẩu luôn trên 60% qua các năm Lí do là vì khoảng cách địa

lý thuận lợi, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng với chi phí thấp, đồng thời

tỷ giá giữa Việt Nam Đồng và Nhân Dân Tệ luôn ở mức thấp hơn so với các quốc gia khác, khiến cho giá cả hàng hóa nhập về được rẻ hơn, giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ

*Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Phúc Lâm

Để hoạt động nhập khẩu hàng hóa diễn ra có hệ thống, hiệu quả và dễ dàng kiểm soát, công ty đã xây dựng quy trình nhập khẩu hàng hóa cụ thể:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng/ Nhận khách hàng từ dữ liệu công ty Gọi điện, trao đổi về thông tin sản phẩm gồm thông số kỹ thuật, số lượng, điều kiện giao hàng, Bước 2: Tìm kiếm sản phẩm trên sàn Alibaba/Taobao/1688/ Trao đổi thông tin với nhà cung cấp

Bước 3: Kiểm tra cước, thủ tục hải quan với bên Logistics

Bước 4: Lập báo giá để gửi khách hàng, nêu đầy đủ về nội dung hồ sơ nhập khẩu hàng hóa để khách hàng chuẩn bị

Bước 5: Đàm phán, chốt hợp đồng với khách hàng

Bước 6: Đàm phán, chốt hợp đồng với nhà cung cấp

Bước 7: Tạo đơn hàng (Thống nhất qua email chung của công ty để dễ kiểm soát) Bước 8: Theo dõi thanh toán (T/T hoặc L/C qua ngân hàng)

Bước 9: Theo dõi thanh toán thông qua cập nhật hệ thống

Bước 10: Theo dõi vận chuyển Kiểm tra vận đơn đường biển, đường hàng không Kiểm tra tracking number với đường bộ

Bước 11: Gửi bộ chứng từ thông quan

Bước 12: Thủ tục thông quan hàng hóa

Bước 13: Thanh toán, giao hàng, xuất hóa đơn

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w