Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuấ
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt may Top Mode
CÔNG TY TNHH DỆT MAY TOPMODE
Tên quốc tế TOPMODE TEXTILE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt TOPMODE TEXTILE CO., LTD
Mã số thuế 0107335023 Địa chỉ Cụm Công nghiệp thị trấn Phùng, Thị Trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện TRẦN DƯƠNG MINH Điện thoại 0974647162
Quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Đan Phượng
Loại hình DN Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN Tình trạng Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Tháng 3/2016 Khởi công xây dựng nhà máy
Ngày 21/3/2017 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành
Tháng 3/2018 Đầu tư xây dựng văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà để xe cho công nhân viên
Tháng 4/2019 Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất
Cuối năm 2020 nhà máy hoàn thiện và Chính thức đi vào sản xuất
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có những bước phát triển nhất định với những máy móc thiết bị tiên tiến Năm
2016, công ty đầu tư mở thêm phân xưởng sản xuất đồ da, máy móc thiết bị nhập nhiều khiến cho tổng giá trị tài sản cố định dài hạn của công ty tăng cao là 32,4 tỷ đồng
Cùng với việc tài sản cố định dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng tăng lên đáng kể Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển mở rộng sản xuất của Công ty Tăng quy mô vốn chứng tỏ rằng Công ty đang trong quá trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường.
Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn, nhà ở cho công nhân
- Xuất nhập khẩu trực tiếp
Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc Công ty Top Mode chuyên sản xuất phục vụ cho xuất khẩu theo 3 phương thức: nhận gia công toàn bộ Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB, sản xuất hàng nội địa.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty Trong quá trình kinh doanh Giám đốc và các Phó Giám đốc điều hành trực tiếp các đơn vị, phòng ban chức năng Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu trực tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả của đơn vị mình cho Giám đốc Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp thời đúng đắn
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
- Giám đốc: Người có quyền hạn, trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh, đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệm vụ của Giám đốc:
+ Nhận vốn đầu tư, đất, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội đồng quản trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao để xây dựng, sử dụng và phát triển Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn;
+ Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty Tổ chức điều hành mọi hoạt động và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Công ty
+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước toàn bộ cán bộ công nhân viên, cơ quan hữu quan khác theo quy định; Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị bầu ra và do chính phủ, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định theo pháp luật
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công việc Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao Công ty May Long Thành có ba Phó giám đốc: Phó giám đốc sản xuất điều hành các công việc liên quan đến sản xuất của Công ty; Phó giám đốc kinh doanh điều hành các công việc liên quan đến tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; Phó giám đốc quản lý chung Các Phó giám đốc có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch hàng năm, hàng tháng, từng lô hàng phải đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng v.v
+ Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất, xây dựng và tổ chức việc duyệt đơn giá
+ Tổ chức kiểm tra nâng cao tay nghề công nhân hàng năm, quản lý thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị Công tác an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy v.v
+ Nhận nhiệm vụ, uỷ quyền của Giám đốc Có quyền điều hành các phòng ban, phân xưởng, giao quyền cho các giám đốc phân xưởng và trưởng các phòng ban chức năng
- Các phòng ban chức năng: Phòng Hành chính: tham mưu cho Giám đốc những công việc sau:
+ Xây dựng nội quy và quy chế quản lý công ty, kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động, giao tiếp với các khách hàng, hướng dẫn họ đến các bộ phận khách hàng
+ Tiếp nhận các thủ tục hành chính và tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh trong Công ty, tổ chức theo dõi chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương kịp thời theo đúng chế độ nhà nước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân
+ Quản lý tốt tài liệu, văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên Bảo quản tốt tài sản của khối hành chính, tài sản chung của Công ty, và thường xuyên tu sửa có dự trù khi mua sắm
+ Nghiên cứu xem xét các thủ tục cần thiết như: quyết định tiếp nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốc phê duyệt báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền
- Phòng Kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật:
+ Quản lý, theo dõi chính xác vốn và nguồn vốn Sử dụng tốt vốn của Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển
+ Tham mưu giúp Giám đốc ký các Hợp đồng kinh tế Mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh của Công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác và hạch toán theo quy định của nhà nước Chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá cập nhật sổ sách theo định kỳ, thường xuyên có sự luân chuyển, đối chiếu giữa các bộ phận
Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Dệt may Top Mode
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tốc độ phát triển
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty TNHH Dệt may Top Mode
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lao động của công ty tăng đều qua các năm
Cụ thể: Năm 2022 số lao động là 9590 tăng 4,12% so với năm 2021; năm 2023 số lao động là 9865 tăng 2,87% so với năm 2022 Như vậy quy mô lao động của công ty ngày càng tăng và khá ổn định Chứng tỏ Top Mode đang từng bước mở rộng, có nhiều chính sách hợp lý giúp thu hút nhiều lao động hơn cho công ty Mặt khác ta có thể thấy số lượng lao động của công ty khá cao so với mặt bằng chung các công ty May, sở dĩ như vậy vì công ty có 14 xí nghiệp thành viên đóng tại các địa bàn trên cả nước.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống nhà xưởng của công ty đạt tiêu chuẩn SA 8000 Các tiêu chuẩn điều kiện sản xuất như ánh sáng, lượng bụi trong không khí và tiếng ồn đều được công ty thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động Công ty cũng thường xuyên đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện làm việc Nhà kho của công ty được đặt ở tầng 1 tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển thành phẩm từ tầng xuống Điều kiện bảo quản của các kho rất tốt giúp cho sản phẩm không bị hỏng do ẩm ướt hay mất vệ sinh
Công ty rất chú trọng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động Công ty đã nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất hiện đại từ một số nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Đức Nhờ có các trang thiết bị hiện đại này mà công ty đã sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nguồn tài chính
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty có sự gia tăng tương ứng với sự gia tăng tài sản, tăng 4,21% ứng với 71.920 triệu đồng trong năm 2022 và tăng 87.405 triệu đồng trong năm 2023 , trong đó Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn cả, chiếm hơn 70% trong tổng nguồn vốn kinh doanh Như vậy, hầu hết các tài sản của Công ty đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay Điều này sẽ hạn chế tính chủ động và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Bảng 1.2 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Dệt may Top Mode
(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tổng nguồn vốn 725.029.839 796.948.898 812.435.328 Doanh thu thuần 1.492.038.695 1.842.148.910 2.344.153.777 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 18% 18% 18%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Dệt may Top Mode
Theo báo cáo tài chính của Top Mode, tình hình tài chính của công ty biến động rõ rệt qua các năm Tài sản năm 2022 tăng 9,92% so với năm 2021, trong đó các khoản tiền tương đương tiền giảm 40%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 3%, các khoản phải thu tăng 15,71%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 41% Đến năm 2023 tài sản tăng lên 2%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 14% so với năm 2022 Tình hình nợ phải trả năm 2023 tăng 11,12% so với năm
2022 Doanh thu năm 2022 có giảm nhẹ so với 2021, nhưng tăng mạnh vào 2023.
2.5 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty từ năm
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2021-2023 ĐVT : USD
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, trong hai năm đầu tiên hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối tạm ổn
Năm 2021, hoạt động kinh doanh không ổn định với mức doanh thu:
1.380.714 USD Tuy nhiên, mức chi phí tăng lên vượt trội: 1.656.075 USD, do đó trong năm 2021 lợi nhuận trước thuế thâm hụt: -275.361USD Đây là giai đoạn mà công ty đã gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính Đến năm 2022, doanh thu Công ty tăng lên vượt trội ở mức: 2.164.805 USD đạt giá trị tuyệt đối: 784.091USD so với năm 2021, tuơng đuơng tăng 56,79% Song song đó, chi phí cũng tăng lên 2.208.262 USD, lợi nhuận vẫn tiếp tục ở con số âm: - 43.457 nhưng thấp hơn so với năm 2021: 231.904 USD Trước tình thế này,
Công ty đã cố gắng rất nhiều Tuy nhiên, đến năm 2023, doanh thu cũng không mấy khả quan: 1.790.117 USD, giảm rất nhiều so với năm 2022: 374.688 USD tương đương giảm 17,31% Năm 2021 và 2022, Công ty đã thâm hụt rất nhiều về mặt tài chính, cũng có thể hiểu rằng đây là thời gian nền kinh tế suy thoái chung trên toàn cầu Nhưng năm 2023, Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ vì mức chi phí quá cao so với doanh thu: 1.959.872 USD, so với 2022 thì trị số tuyệt đối giảm 248.390 USD tương đương 11,25% Như thế, lợi nhuận trước thuế bị thiếu hụt cao hơn so với năm
2022 là 169.755 nhưng vẫn thấp hơn năm 2021
Trong ba năm hoạt động gần đây, Công ty liên tục thua lỗ và đang trong thời gian khó khăn nhất và cũng là thâm hụt nhiều nhất là năm 2021 Mặc dù doanh thu tăng cao nhất trong ba năm là năm 2022 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn bị thiếu hụt Hiện tại Công ty cũng đang rất cố gắng để khắc phục tình trạng này vào năm
2.2 Mặt hàng gia công tại công ty
Công ty TNHH Dệt may Top Mode là công ty chuyên gia công xuất khẩu các mặt hàng may mặc, hàng da, in thêu Đây là những sản phẩm đòi hỏi tính chính xác cao về quy cách, mẫu mã, đảm bảo về chất lượng
Các sản phẩm chính được gia công tại công ty như:
Bảng 2.2: Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty năm 2021 – 2023
Tương đối (%) Áo thun 196.207 152.907 200.317 -43.300 -22,07 47410 31,01 Áo đầm 51.711 51.881 40.058 170 0.33 -11.823 -22,79 Áo
(Nguồn Phòng xuất nhập khẩu)
Theo như Bảng 2.2 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có 05 mặt hàng, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là áo thun và áo jacket Các mặt hàng còn lại như áo đầm, váy và quần dài thì xuất khẩu với số lượng không đáng kể
Trong năm 2021, trong các sản phẩm xuất khẩu thì mặt hàng áo thun với số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt 196.207 sản phẩm, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Công ty Mặt hàng áo Jacket với số lượng xuất khẩu đạt 131.701 sản phẩm, xếp thứ hai trong những mặt hàng xuất khẩu của Công ty Ngoài ra, các mặt hàng như áo đầm, váy và quần dài có số lượng xuất khẩu thấp hơn gần một nữa so với hai mặt hàng đứng đầu
Năm 2022 so với năm 2021: Mặt hàng Áo thun xuất khẩu giảm 43.300 sản phẩm, tương đương giảm 22,07% ; Váy giảm 12.537 sản phẩm, tương đương giảm 20,17% ; Quần dài thun giảm 16.476 sản phẩm, tương đương giảm 25,12% Ba mặt trờn giảm mạnh gần ẳ so với năm 2021 Nguyờn nhõn do nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao nên sức mua không còn cao như trước Nhưng xu hướng tăng của Áo đầm và Áo jacket (Áo đầm tăng 170 sản phẩm, tương đương 0.33% ; Áo jacket tăng 17.508 tương đương 13,29%) cũng cho thấy nhu cầu mặt đẹp và sang trọng đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng
Trong năm 2022 đã có sự thay đổi nhỏ về cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu tại công ty Đến năm 2023, tình hình gia công xuất khẩu của công ty có sáng sủa hơn do tình hình kinh tế thế giới đã có bước ổn định đáng kể Cụ thể là so với năm 2022: Áo thun tăng 47410 sản phẩm, tương đương tăng 31,01% ; Áo Jacket tăng 15.028 sản phẩm, tương đương tăng 10,07% ; Quần dài thun tăng 3.612 sản phẩm, tương đương tăng 7,36% Tuy nhiên, đáng chú ý là sản lượng xuất khẩu đối với mặt hàng Áo đầm và Váy giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu Áo đầm so với năm 2022 giảm 11.823 sản phẩm tương đương giảm 22,79% ; Váy giảm 14.207 sản phẩm tương đương giảm 28,64%
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của năm 2022 giảm so với năm 2021, năm
2023 tăng nhanh hơn so với năm 2022 Điều này cho thấy thị trường gia công hàng may mặc đã có những khởi sắc so với các năm truớc Và công ty đang có những bước phát triển trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình
2.3 Thị trường và khách hàng gia công
- Khách hàng gia công chính của công ty là WONDO APPAREL CORPORATION tại Hàn Quốc
- Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp phụ liệu đầu vào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện…
- Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Hồng Kông…theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công
Bảng 2.3 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2021 – 2023 ĐVT: USD
(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu) Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Trong năm 2021, tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty sang thị trường nước Mỹ đạt 497.799 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,7% Canada là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của công ty đạt 387.652 USD 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Hồng Kông với giá trị xuất khẩu 315.001 USD đạt 24,8% Tỷ trọng 0,6% là thị trường tiêu thụ của các nước khác như: Nhật Bản, Pháp Đến năm 2022, thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada giảm nhẹ từ 2%-3% so với năm 2021 Trong năm này, thị trường Hồng Kông tăng lên so với năm 2021 là 40.876 USD nhưng vẫn đứng sau Mỹ và Canada Đặc biệt, trong thời gian này thị trường tiêu thụ các nước khác lại tăng mạnh: 8,4% Như vậy, so với năm 2021 thị trường này tăng lên 7,7% Đây là dấu hiệu tốt của Công ty cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ Đây cũng là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nên công ty đã nổ lực hoạt động nhiều hơn vào năm 2023
Trong năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên: 13.975 USD, tăng 3,1% so với năm 2022 Thị trường tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Mỹ chiếm 36% Canada vẫn là thị trường tiêu thụ sau Mỹ chiếm 29,5% , so với năm 2022 tăng 4,4% Và đứng thứ 3 vẫn là thị trường Hồng Kông chiếm 24,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2023 Thị trường tiêu thụ của các nước khác lại là 10% tổng giá trị xuất khẩu và công ty vẫn đang trên đà phát triển ra các thị trường khác Ta có thể thấy, năm 2023 là dấu hiệu tốt của việc xuất khẩu sản phẩm vì tổng giá trị xuất khẩu có chiều hướng tăng lên
Như vậy, trong thời gian hơn 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của công ty có nhiều biến động nhưng không đáng kể Thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Canada Tuy nhiên, sự chênh lệch thị trường giữa hai quốc gia này là không cao từ: 2%-5% Hồng Kông luôn giữ vị trí thứ ba và một lượng tiêu thụ nhỏ của các quốc gia khác Cho đến thời điểm này, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định lại và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm kế tiếp
- Xét về quyền sở hữu nguyên liệu:
Công ty gia công theo hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm
Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công
Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó giúp công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại
- Xét về mặt giá cả:
Công ty thực hiện hợp đồng khoán theo từng năm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT
Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dệt may Top Mode
Thứ nhất, Công ty TNHH Dệt may Top Mode có một hệ thống tổ chức sản xuất rộng khắp cả nước Top Mode đã tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhận thông qua việc đầu tư vào nhà xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường làm việc, vệ sinh cho các sản phẩm làm ra Điều kiện làm việc tốt cũng góp phần nâng cao năng xuất làm việc của công nhân
Thứ hai, công ty cũng đã tập trung phát triển, đa dạng hóa các mặt hàng như quân âu, áo jacket, jile… bên cạnh sản phẩm chủ lực là áo sơ mi Điều này giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận, tìm kiếm thêm đước các đối tác, đáp ứng được những yêu cầu từ người tiêu dùng Các sản phẩm mang thương hiệu Top Mode hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện Hiện Top Mode được xếp vào Top 10 Thương hiệu nổi tiếng của ngành Dệt May Việt Nam và là 1 trong 56 thương hiệu hàng đầu Việt Nam Top Mode ngày càng khẳng định thương hiệu bằng chất lượng, dịch vụ và uy tín với khách hàng Điều thuyết phục người tiêu dùng khó tính chính là những sản phẩm chất lượng cao và đồng nhất của thời trang Top Mode
Thứ ba, Top Mode đã áp dụng phần mềm quản lý đơn hàng Sewman cho tất cả các đơn hàng FOB, áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn Lean trong quản trị đơn hàng Đồng thời, Top Mode tiếp tục đầu tư cho khâu thiết kế để đưa ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, chủ động khai thác tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú nhằm phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng…
Thứ tư, Top Mode luôn có giải pháp kinh doanh thức thời và rất thành công trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực Điển hình là chúng tôi không chỉ đào tạo cán bộ công nhân viên có tay nghề, quản lý có trình độ, có kiến thức sâu rộng về thị trường mà chúng tôi còn luôn chăm lo đời sống của người lao động
Thứ năm, công ty luôn tìm cách thúc đẩy thị trường xuất khẩu, trong đó tăng sản lượng xuất khẩu theo hình thức FOB, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu, tiếp tục khai thác các thị trường Mỹ, EU, Nhật, mặt khác tìm kiếm thêm một số thị trường xuất khẩu mới
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ trọng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa, công ty chủ yếu gia công cho nước ngoài, điều này làm cho công ty bị phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài, không chủ động được hoạt động kinh doanh trong nước.Trong những năm trở lại đây, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn, 88% tổng doanh thu năm 2023 và chiếm tới 90,5% trong năm 2024 Vì xuất thân của Công ty TNHH Dệt may Top Mode từ phục vụ cho quân đội sang may gia công xuất khẩu Đến năm 2023, công ty mới thực sự quan tâm đến thị trường trong nước, song hoạt động chủ lực vẫn là gia công xuất khẩu Chính vì sự ra nhập vào thị trường trong nước có hơi muộn nên gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc thâm nhập và phát triển kinh doanh của mình ở thị trường nội địa
Thứ hai, nguyên phụ liệu, máy móc dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc Vì nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào của Việt Nam còn quá yếu, không đáp ứng được sản xuất trong nước, các nguyên phụ liệu còn thiếu và kém về chất lượng, mẫu mã, màu sắc… dẫn đến công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài Nguyên phụ liệu trong nước chỉ chiếm 4 – 5% tổng số lượng mà Top Mode sử dụng để sản xuất
Thứ ba, công ty đang ngày thiếu các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao do tình trạng chảy máu chất xám Một phần do đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý kém, một phần do chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc thiếu sự đổi mới của công ty còn chưa thu hút nên nhiều cán bộ xuất khẩu đã bị thu hút và chuyển sang làm việc cho các hãng nước ngoài có môi trường cạnh tranh cao nhưng nhiều cơ hội thăng tiến và chế độ làm việc tốt hơn
Thứ tư, trong những năm qua Công ty TNHH Dệt may Top Mode chủ yếu làm hàng gia công cho nước ngoài là chính và chỉ chú trọng xuất khẩu theo điều kiện FOB Tốc độ tăng doanh thu hàng FOB: năm 2022/2021 tăng 36,81%, năm 2023/2022 tăng 41,88%, điều này cho thấy công ty thu đang thu hút được nhiều hợp đồng FOB Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là đơn giản và nhanh chóng nhưng giá trị gia tăng không cao, công ty không dành được quyền thuê tàu, và nói chungít mang lại giá trị cho nền kinh tế đất nước Công ty đã có đội ngũ thiết kế riêng nhưng số lượng còn hạn chế, độ sáng tạo chưa được cao vì vậy mà công suất thiết kế cũng như các kiểu dáng vẫn còn rất thấp và chưa theo kịp được xu hướng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,…
Thứ năm, hàng dệt may của Việt Nam khi xuất sang thị trường nước ngoài vẫn gặp phải các rào cản khó khăn cũng như các đối thủ cạnh tranh ở thị trường đó Trên thị trường thì các sản phẩm may mặc của Trung Quốc với mức giá rẻ hơn mặc dù Tổng công ty đã giảm giá các sản phẩm xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của mình, đã chiếm được vị thế hơn Điều này đã gây khó khăn cho các sản phẩm của Tổng công ty để có chỗ đứng trên thị trường thế giới Nghiệp vụ xuất khẩu của công ty rất mạnh tuy nhiên việc quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu ra thị trường nước ngoài lại chưa được hiệu quả Cũng chính vì vậy mà ta thấy các sản phẩm của công ty chủ yếu được gắn nhãn mác của nước ngoài nên các khách hàng không biết được đó là sản phẩm do Top Mode sản xuất
Thứ sáu, hoạt động quảng cáo xúc tiến, marketing của công ty còn yếu, công tác thị trường còn sơ sài, chưa thực sự chú trọng và đẩy mạnh quảng cáo Các hoạt động xúc tiến của Tổng công ty chưa mang lại được hiểu quả cao trong thời gian qua Mặc dù tham gia vào rất nhiều các hội chợ được tổ chức trong nước và ngoài nước tuy nhiên chất lượng của việc tham gia mỗi lần đều chưa được đánh giá cao do tư tưởng trong chính bộ máy công ty là tham gia cho có phong trào Cụ thể các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm còn khá đơn điệu không chuyên nghiệp Cách bài trí cũng rất đơn giản, không gây được ấn tượng mạnh với các khách hàng dẫn đến nhiều đối tác chưa quan tâm đến các gian hàng của công ty Đặc biệt là số lần trao đổi thông tin tại hội trợ còn rất ít nên khách hàng không có dịp tìm hiểu rõ về các sản phẩm của Công ty TNHH Dệt may Top Mode.
Đề xuất hướng nghiên cứu
Đề tài 1: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi sang thị trường Canada của Công ty TNHH Dệt may Top Mode - Công ty cổ phần Đề tài 2: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng áo thun của Công ty TNHH Dệt may Top Mode - Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ.