1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại chi nhánh tổng công ty thương mại hà nội – công ty cổ phần – trung tâm xuất nhập khẩu phía bắc

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 776,58 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VÀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN - TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC (6)
    • 1.1. Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (6)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (6)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP (7)
      • 1.1.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính (7)
      • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức (8)
      • 1.1.5. Nguồn lực tài chính (10)
      • 1.1.6. Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật (11)
      • 1.1.7. Nhân lực (12)
    • 1.2. Tổng quan về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc (14)
      • 1.2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc (14)
      • 1.2.2. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực (15)
      • 1.2.3. Cơ cấu tổ chức (16)
      • 1.2.4. Nhân lực (16)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN - TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC (17)
    • 2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2020-6T đầu/2023) (17)
    • 2.2. Hoạt động thương mại quốc tế (18)
      • 2.2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu (20)
      • 2.2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu (21)
    • 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh các thị trường (21)
    • 2.4. Các đối tác chính (23)
    • 2.5. Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu (23)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (26)
    • 3.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc (26)
      • 3.1.1. Thành công (26)
      • 3.1.2. Hạn chế (27)
      • 3.1.3. Nguyên nhân (28)
    • 3.2. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế (29)

Nội dung

3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VÀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN - TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC .... 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VÀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN - TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC

Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP

1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP

Kể từ khi thành lập, công ty luôn nỗ lực phấn đấu đạt được thành tựu vẻ vang với tư cách là một trong những thương hiệu mạnh nhất thống trị trong lĩnh vực thương mại tại thị trường trong nước cũng như khu vực Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Công ty Hapro:

Tên công ty Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần Tên tiếng Anh Hanoi Trade Joint Stock Corporation

Người đại diện pháp luật Vũ Thanh Sơn

Website http://www.haprogroup.vn/

Trụ sở chính 38 – 40 Lê Thái Tổ - Phường Hàng Trống - Quận Hoàn

Bảng 1.1 Thông tin sơ lược về Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Nguồn: Phiếu doanh nghiệp cung cấp, bổ sung thông tin về hồ sơ doanh nghiệp 2023

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội –

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty và Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương mại

Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tháng 3/2010, Tổng công ty chính thực hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 3466/QĐ- UBND ngày 13/7/2010 của UBND thành phố Hà Nội

Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty đã tiến hành các thủ tục để cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần từ ngày 29/6/2018 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100101273 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp

Sau 20 năm hoạt động, Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần không chỉ khẳng định được vị thế của thương hiệu “Hapro” trong nước, trên trường Quốc tế mà còn xây dựng được hệ thống những thương hiệu con do các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc xây dựng và phát triển như: Thủy tạ, Hapro Bốn mùa, Hapromart, Haprofood/BGRmart…đã được người tiêu dùng đón nhận, tin tưởng và yêu thích

1.1.3 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính

Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) là doanh nghiệp hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là: Xuất nhập khẩu, Thương mại dịch vụ, Thương mại nội địa, Phát triển tầng thương mại

Với vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu ngành thương mại Hà Nội, Hapro đang tập trung vào hoạt động phân phối quốc tế các sản phẩm nông sản Việt Nam chất lượng cao, đưa nông sản Việt Nam được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới

Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro), ngành nghề kinh doanh chính gồm:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Xuất khẩu hàng TCMN, nông sản, thực phẩm, đồ uống, may mặc thời trang, hàng tiêu dùng…Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống, hàng tiêu dùng…

- Thương mại nội địa: Quản lý hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh…; Phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, đại lý đối với các mặt hàng tiêu dùng do Tổng công ty sản xuất và phân phối; Kinh doanh hàng miễn thuế; Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống các loại, hàng TCMN, gốm sứ, may mặc; hàng thực phẩm; Cung cấp dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận; Dịch vụ logistic

- Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ bao gồm: Hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, văn phòng cho thuê; chợ đầu mối, trung tâm phân phối dự trữ hàng hóa logistic

❖ Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội

7 Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

PTGĐ PT Ban tài chính kế toán

Phòng Quản trị và Đầu tư tài chính

PTGĐ PT Đầu tư, quản lí, Khai thác và phát triển dự án

Ban đầu tư và phát triển dự án

Ban quản lý và khai thác

Ban quản lý Khu công nghiệp

TT Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam

TT Kinh doanh chợ bắc Thăng Long

Chi nhánh Chế biến Hàng xuất khẩu

TT Kinh doanh chợ Thượng Đình

PTGĐ Phụ trách KD Xuất, nhập khẩu

Chi nhánh Hồ Chí Minh

PTGĐ Phụ trách thương mại nội địa

Chi nhánh kinh doanh siêu thị Hapromart

TT Kinh doanh hàng miễn thuế

Công ty thành viên Văn phòng pháp chế

Ban Quản trị nhân sự

Ban Đối ngoại và MarketingBan Hành chính tổng hợp

❖ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Ban Kiểm soát: kiểm tra tính hợp lý, tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành và báo cáo tài chính của công ty

Ban Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của

Tổng công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật và việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty có các Phó Tổng giám đốc

Các phòng/ ban chức năng, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty:

- Các phòng/ ban chức năng: gồm 7 phòng ban chức năng

- Đơn vị trực thuộc: gồm 10 đơn vị

Các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty: Tổng công ty có đầu tư, góp vốn tại 22 công ty/đơn vị khác, trong đó gồm:

- 06 công ty con có vốn góp từ 51% vốn điều lệ trở lên

- 16 công ty/đơn vị liên doanh, liên kết

Bảng 1.2 Danh mục tài chính của Tổng công ty Thương mại Hà Nội giai đoạn 2021 – 6 T đầu/2023

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tổng giá trị tài sản

Nợ dài hạn 396.517.376.787 369.629.003.185 277.522.695.434 Đơn vị: VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022 và 6 tháng đầu 2023

Tổng tài sản của Hapro năm 2021 là hơn 2,937 tỷ đồng, năm 2022 là 2,870 tỷ đồng, giảm khoảng 67,37 tỷ đồng tương ứng 2,29% Do năm 2022, Tổng công ty tiếp tục cơ cấu lại và giảm các khoản đầu tư ngắn và dài hạn, tiến hành trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính Trong 6 tháng đầu năm 2023 tài sản có sự tăng lên mức 3,154 tỷ đồng, tăng tương ứng 9,024% so với năm trước đó Mặc dù trải qua giai đoạn Covid-19 khó khăn nhưng Hapro vẫn đứng vững và tăng quy mô tài sản nhằm tăng cường đầu tư duy trì sản xuất và kinh doanh một cách ổn định

Tổng quan về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

1.2.1 Giới thiệu chung về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần Một số thông tin cơ bản của công ty:

Bảng 1.4 Thông tin sơ lược về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

Nguồn: Phiếu doanh nghiệp cung cấp, bổ sung thông tin về hồ sơ doanh nghiệp 2023

Tên công ty Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

Tên tiếng Anh Hanoi Trade Joint Stock Corporation Branch – Northern

Export Import Center Tên viết tắt Hapro – Northern Branch

Người đại diện pháp luật Lê Anh Tuấn

Email xuatkhau.pb@haprogroup.vn

Trụ sở chính 38 – 40 Lê Thái Tổ - Phường Hàng Trống - Quận Hoàn

Kiếm - Hà Nội 1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh thực phẩm qua biên giới Các dòng sản phẩm chủ lực của Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc là:

❖ Hạt điều rang (Hapro Cashew): được đóng gói trong hộp nhựa PET với khối lượng tịnh 250gr, là loại có kích thước lớn nhất, chỉ có hạt nguyên, đã được loại bỏ hạt bể, hạt hư

❖ Gạo Hapro Đồng Tháp bao gồm các dòng:

- Gạo thượng hạng ST25: Gạo thuộc nhóm hảo hạng trong thị trường gạo hiện nay Gạo hạt dài, cơm khi nấu dẻo, thơm, hương vị ngọt dẻo đặc biệt rất thu hút

- Gạo Đồng vàng đặc biệt: Gạo được chế biến từ giống lúa thơm thượng hạng ở Sóc Trăng – ST24, được vinh danh loại gạo ngon thứ 2 thế giới

- Gạo Hương lài sữa dẻo: Là loại gạo từ giống lúa mùa đặc sản của Campuchia, canh tác 6 tháng trên vùng đất màu mỡ, sinh trưởng tự nhiên, hạt gạo thon dài Khi nấu chín cơm dẻo, mềm, ngọt và đặc biệt tỏa ra mùi thơm thoang thoảng hương hoa Lài

- Gạo Nàng mây: Gạo từ giống lúa thơm Jasmine ngắn ngày được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Hạt gạo thơm Jasmine có kích thước lớn, dài, màu trắng trong, cho cơm dẻo, mùi thơm nhẹ

- Vang Thăng Long Truyền Thống: được lên men từ nho Cardinal Ninh Thuận và Trái cây miền nhiệt đới có sẫn tại Việt Nam

- Vang Ngọt Thăng Long Rồng Vàng: được lên men 100 % từ nho Cardinal Ninh Thuận

- Vang Thăng Long 1989 là dòng vang đỏ cao cấp có nồng độ 13,5 %, được lên men từ 100 % nho Cabernet Sauvignon

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương

Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc

Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của công ty Điều này bao gồm quản lý tài liệu, quản lý văn phòng phẩm, thực hiện báo cáo, hạch toán, lưu trữ hồ sơ, thống kê thu - chi theo quy định

Phòng Khu vực thị trường: Thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng một cách nhanh gọn và dứt điểm cho từng lô hàng Tiết kiệm chi phí mức thấp nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng

Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ về kiểm tra nguồn hàng, thông báo giá và giao hàng

Phòng Thu mua: tập trung vào việc tìm kiếm và mua nguyên liệu sản xuất chất lượng cao, với giá cả cạnh tranh, và theo tiến độ Họ cũng đề xuất mua sắm nguyên liệu sản xuất và quản lý chúng

Lực lượng lao động của Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc là 20 nhân viên tính đến 30/6/2023 với cơ cấu theo phòng như sau: Phòng Kế toán gồm 3 nhân viên, Phòng Khu vực thị trường gồm 6 nhân viên, Phòng xuất nhập khẩu gồm 7 nhân viên và Phòng Thu mua

Phòng Khu vực thị trường Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Thu mua

15 gồm 4 nhân viên Là một công ty thương mại và chủ yếu xuất nhập khẩu quốc tế nên số lượng nhân viên phòng xuất nhập khẩu nhiều hơn so với các phòng ban bởi đây là bộ phận chủ chốt đem về lợi nhuận cho công ty.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN - TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC

Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2020-6T đầu/2023)

Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) đã trải qua nhiều thử thách và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc là một đơn vụ chủ chốt, góp phần lớn vào sự thành công của Tổng công ty Trong suốt thời gian đó, chi nhánh đã xác lập sự uy tín và chất lượng của mình thông qua các sản phẩm Quá trình này đáng được khích lệ, bởi trong nhiều năm liên tiếp, công ty đã đạt được những con số doanh thu ấn tượng

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc giai đoạn 2020 – 6T đầu/2023 Đơn vị: tỷ VNĐ

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 6 tháng đầu/2023

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2020-6T đầu/2023 Đơn vị: tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Từ bảng và biểu đồ ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự biến động đáng kể qua các năm Năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng Năm 2021 chứng kiến sự khôi phục của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung Đến năm 2022, doanh nghiệp lại đứng trước sự sụt giảm về doanh thu (giảm khoảng 41,18 tỷ VNĐ tương ứng với 14,68% so với năm ngoái) Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu là 121 tỷ VNĐ, tuy nhiên vẫn không đáng kể so với thời điểm trước dịch Dịch Covid đã qua, tuy nhiên nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu và thị trường nội địa nói riêng vẫn còn bị ảnh hưởng do hậu quả nặng nề của đại dịch.

Hoạt động thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế của Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc gồm hoạt động nhập khẩu

17 và hoạt động xuất khẩu trong đó hoạt động xuất khẩu được công ty tập trung chủ yếu và đẩy mạnh

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2020 – 6T đầu/2023 Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Từ biểu đồ 2.2 có thể thấy rằng kim ngạch xuất – nhập khẩu của công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 vậy nên kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ khoảng 18 triệu USD Bước sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã bớt căng thẳng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam dần dần hồi phục lại kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã mở cửa thị trường thương mại vậy nên kim ngạch xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp đã tăng 5,23 triệu USD (tương ứng với 27,2%) Tuy nhiên năm 2022, kim ngạch xuất – nhập khẩu đã sụt giảm nghiêm trọng lên đến 13,63 triệu USD, tương đương với 55,7% so với cùng kỳ năm ngoái Và tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi mà sau 6 tháng đầu của năm 2023, kim ngạch xuất – nhập khẩu của công ty vẫn chỉ vỏn vẹn 3,18 triệu USD Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong khi đó công ty vẫn

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 6 tháng đầu/2023

Kinh ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu

18 cần phải nhập khẩu số lượng các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu như thế mỗi năm để phục vụ nhu cầu

2.2.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu

Có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu có sự tỷ lệ thuận với kim ngạch xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp Biểu đồ dưới đây thể hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các năm

Bảng 2.2 Hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2020 – 6T đầu/2023 Đơn vị: Triệu USD

Hoạt động kinh doanh Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 6T đầu/2023

Hàng thủ công mỹ nghệ 0,6 1,345 0,984 0,289

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Từ bảng 2.2 thấy rằng kim ngạch trong năm 2022 bằng 40% so với năm 2021 và trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù doanh nghiệp đã rất nỗ lực đẩy mạnh và đưa ra các giải pháp cải thiện, song vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả khi mà kim ngạch chỉ đạt 2,35 tỷ USD

Nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng (chiếm 82,75% doanh thu trong năm 2020 và

19 đạt gần 17 triệu USD trong năm 2021) Các sản phẩm nông sản được công ty xuất khẩu gồm: gạo, tiêu đen, hạt điều, cà phê, chè, lạc nhân, tinh bột sắn, cao su, dừa sấy… Các ngành hàng thủ công mỹ nghệ (hàng nội thất làm từ mây, tre, lá buông, cói, gỗ và các nguyên liệu tự nhiên khác); công nghiệp nhẹ (hàng dệt may thời trang, hàng tiêu dùng); Thực phẩm chế biến (cá đóng hộp, thịt hộp, trái cây, rau củ quả đóng hộp, sấy khô, mỳ, cháo, phở ăn liền, rượu) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10%

2.2.2 Tình hình hoạt động nhập khẩu

Bảng 2.3 Hoạt động nhập khẩu khẩu của công ty giai đoạn 2020 – 6T đầu/2023 Đơn vị: Triệu USD

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 6 tháng đầu/2023

Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu

0,07 0,303 0,4 0,18 Đồ gia dụng và đồ điện gia dụng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Từ bảng 2.3 ta thấy rằng, công ty nhập khẩu nhiều nhất là hàng tiêu dùng như bột giặt, tạp chí, bàn chải đánh răng, nước giải khát…từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… để bán trong hệ thống siêu thị Hapromart trên toàn Việt Nam (chiếm đến 1,89 triệu USD tương đương với 92,2% trong năm 2020) Kế tiếp là đồ gia dụng và đồ điện gia dụng và cuối cùng là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

Kết quả hoạt động kinh doanh các thị trường

Thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp lên đến 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

- Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philipine, Myanmar

- Châu Âu: Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia

- Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Brazil

Biểu đồ 2.3 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các thị trường giai đoạn 2020 – 6T đầu/2023

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 – 6T đầu/2023 - Phòng Kế toán

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

Dựa trên biểu đồ về cơ cấu doanh thu của công ty theo thị trường từ năm 2020 đến 6 tháng đầu 2023, có thể thấy rằng thị trường Châu Á là thị trường trọng điểm của công ty, doanh thu luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu xấp xỉ khoảng 55% đến 65% Doanh thu đến từ các thị trường Châu Mỹ, Châu Phi đều tương đối ổn định, tỷ trọng doanh thu tuy biến động nhưng không thay đổi nhiều

Thị trường Châu Âu có xu hướng tăng dần qua các năm do các cam kết về thương mại hàng hóa (cắt giảm thuế quan và biện pháp phi thuế quan); quy tắc xuất xứ; dịch vụ và đầu tư trong hiệp định EVFTA (có hiệu lực từ ngày 1/8/2020) đã giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường khó tính như EU.

Các đối tác chính

Hiện tại, công ty đang làm việc với khá nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước gồm các đối tác quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển đường biển như các hãng vận chuyển OOCL, APL, CMA CGM; các tổ chức giám định chất lượng như Vinacontrol, Thăng Long Control, Cafecontrol…

Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Hình 2.1 Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

GĐ/BGĐ Phụ trách phòng

Nhân viên KVTT Phòng XNK 1, 2, 3

Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Chào giá và đàm phán hợp đồng

Phê duyệt hợp đồng Kiểm tra hợp đồng

Làm triển khai hợp đồng Phê duyệt

Chuẩn bị hàng và book tàu

Làm thủ tục hải quan và giao nhận

Theo dõi, đôn đốc, thanh toán

Gửi BCT gốc cho khách (nếu khách thanh toán đủ

Lưu hồ sơ xuất hàng và xử lý phản hồi của KH (nếu có) Kết thúc

Bước 1 Hỏi hàng chuyển đến phòng KVTT từ đơn vị XTTM, Thương vụ hoặc từ các nguồn khác…CBTH tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng

Bước 2 Nghiên cứu kỹ các yêu cầu của khách: quy cách sản phẩm, bao bì đóng gói, điều kiện giao hàng…Kiểm tra nguồn hàng: khả năng đáp ứng, giá cả…

Bước 3 Thông báo giá, đàm phán hợp đồng qua mail, điện thoại, vyber, whatsapp…Nếu khách yêu cầu gửi mẫu thì thực hiện làm mẫu theo quy trình Sau khi chào giỏ và gửi mẫu cho khách phải theo dõi phản hồi của khách và đáp ứng kịp thời các yêu cầu bổ sung

Bước 4 Phụ trách phòng KVTT sẽ phải kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng trước khi trình Lãnh đạo Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký Nếu hợp đồng còn có những vấn đề cần sửa đổi hoặc đàm phán thêm thì chuyển lại cho cán bộ tổng hợp hoàn chính

Bước 5 Triển khai hợp đồng: Khi nhận được hợp đồng khách đó ký xác nhận; triển khai hàng hóa; chuẩn bị giao hàng; giao hàng; sau khi giao hàng…

Bước 6 Đánh giá kết quả việc thực hiện hợp đồng, đánh giá khách hàng ngoại và khách hàng nội cung cấp hàng hóa xuất khẩu Rút kinh nghiệm cho các lần thực hiện hợp đồng sau

Bước 7 Dịch vụ sau giao hàng Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, CBTH còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Theo dõi phản hồi của khách hàng về hàng hóa, lấy ý kiến khách hàng cuối năm

- Theo dõi và xử lý khiếu nại nếu có

- Viết thư thăm hỏi khách hàng và giới thiệu mặt hàng mới của công ty

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc

Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, chi nhánh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khẳng định vai trò, vị thế là một đơn vị kinh tế lớn của thành phố Hà Nội và đóng góp đáng kể cho việc hoàn thành mục tiêu về chỉ tiêu kinh tế hàng năm của Tổng công ty

Thứ nhất, công ty luôn đạt vị trí là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về xuất khẩu một số mặt hàng TCMN, nông sản, thực phẩm Thị trường xuất khẩu của công ty được duy trì và mở rộng tới trên 70 nước và khu vực trên thế giới

Thứ hai, công ty nhiều lần đạt Danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”

Thứ ba, việc cơ cấu lại lực lượng lao động, tuyển thêm nhân lực chất lượng cao, trẻ trung và nhiệt huyết sẽ giúp môi trường làm việc trở nên sôi động, liên tục tìm tòi, học hỏi, linh hoạt và đổi mới tư duy hướng tiếp cận để theo kịp những thay đổi trong quy định của nhà nước hơn từ đó nâng cao năng suất làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn và tư vấn hỗ trợ và đưa ra những giải pháp chuẩn nhất cho khách hàng

Thứ tư, công ty đã thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị Hải quan do đó phần nào rút ngắn được thời gian giải quyết công việc cũng như chi phí Đồng thời, công ty cũng tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, đưa ra những chính sách chiết khấu cao và giảm giá cho khách hàng thân thiết, sản phẩm chất lượng cao với đầy đủ chứng nhận khiến cho khách hàng tin tưởng và sẵn sàng quay lại ủng hộ nhiều lần

Thứ năm, trong giai đoạn 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023, tuy trải qua nhiều khó khăn như dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm, tuy nhiên kết quả kinh doanh của công ty vẫn liên tục có lãi

Thứ sáu, công ty luôn chú trọng vào đầu tư phát triển con người Ngoài chính sách về lương và chế độ phúc lợi (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

25 nghiệp…), công ty còn có các chính sách khen thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng sơ kết, tổng kết, thưởng nhân các ngày lễ - tết đồng thời thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động

Bên cạnh những thành tựu kể trên, Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định gây nên những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty như:

Thứ nhất, tuy hoạt động kinh doanh năm 2020 cho đến 6 tháng đầu năm 2023 vẫn có lãi tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận lại có xu hướng giảm dần qua các năm Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp phần lớn là khu vực Châu Á, mặc dù Châu Âu và Châu Mỹ là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ

Thứ hai, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và lớn mạnh Số lượng các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng Hàng hóa trở nên đa dạng hơn và giá cả cạnh tranh hơn, các chào hàng hấp dẫn từ các công ty mới có thể khiến khách hàng cân chắc lựa chọn Vậy nên, việc giữ được chỗ đứng nhất định, tạo ra giá trị là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp

Thứ ba, hiện nay, mặc dù xuất khẩu đa dạng các sản phẩm khác nhau, tuy nhiên, doanh thu hầu như chỉ đến từ 5 mặt hàng chính là: điều, cà phê, gạo, tiêu, gia vị và những sản phẩm còn lại thì không xuất khẩu được hoặc là xuất khẩu rất chậm với số lượng nhỏ

Thứ tư, năng lực cạnh tranh, hoạt động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại

Thứ năm, doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phương thức marketing trong thương mại quốc tế cũng như chưa chủ động kết nối

26 với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh

Thứ sáu, giá sản phẩm cao so với mặt bằng thị trường tuy nhiên chất lượng sản phẩm chưa thật sự đồng đều, điển hình như điều, vẫn còn nhiều lô hàng có tình trạng bị sâu, hỏng, đen, không được giòn làm khách hàng cảm thấy chưa hài lòng, thậm chí trả hàng hoàn tiền

Thứ nhất, công ty chưa thật sự chú trọng và đầu tư phát triển mẫu mã, chất lượng các sản phẩm khác ngoài 5 mặt hàng chủ lực dẫn đến các sản phẩm đó không thu hút được sự quan tâm của khách hàng quốc tế

Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Các vấn đề còn tồn tại của Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu Phía Bắc cũng chính là vấn đề trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu, em xin đề xuất một số vấn đề nghiên cứu như sau: Đề tài 1: Quản trị rủi ro quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường

Châu Âu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Đề tài 2: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO

1 Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, NXB Chính trị hành chính

2 Phòng Kế toán, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020, 2021, 2022 và 6T đầu/2023

3 Phòng xuất nhập khẩu, Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc, Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2020, 2021, 2022 và 6 tháng đầu/2023

4 Tài liệu giới thiệu chung về Tổng công ty thương mại Hà Nội

5 Tài liệu giới thiệu chung về Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

6 Website công ty: http://www.haprogroup.vn/

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN