Bài tập lớn môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật

9 2 0
Bài tập lớn môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 06: Thông qua bài viết: “Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 62006), em hãy: 1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4). 2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 3. (2 điểm) Cho biết các yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân em đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.

Trang 2

ĐỀ BÀI:

Bài 06: Thông qua bài viết: “Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ” của

tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2006), em

1 (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).

2 (3 điểm) Cho biết quan điểm về pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

3 (2 điểm) Cho biết các yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân em đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.

Trang 3

BÀI LÀM:

I.Câu 1: Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ

Trong phạm vi bài viết “ Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ ”, tác giả Hoàng Thị Kim Quế đã đưa ra một số quan điểm, suy nghĩ của mình về quan niệm pháp luật từ xưa cho đến nay, định nghĩa truyền thống của pháp luật và đặt ra một số vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhận thức pháp luật và cơ sở để xác định khái niệm, định nghĩa về pháp luật một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.

Pháp luật là một hiện tượng xã hội với nhiều biểu hiện khác nhau Từ những thập kỉ cuối thế kỉ đã qua, các vấn đề nhận thức pháp luật và định nghĩa pháp luật đã được các nhà luật học Xô Viết như giáo sư E.A.Lykaseva và giáo sư O.Ê.Leyxơ đề cập Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tranh luận xung quanh câu hỏi pháp luật là gì, những cái gì được coi là pháp luật, pháp luật do đâu mà ra và mục đích tồn tại của pháp luật là gì? Từ xưa, các vị hoàng đế đều tuyên bố “pháp luật là ta, ta là pháp luật” Còn xét về nhiều phương diện như mối tương quan với đạo đức, công bằng và tự do, góc độ chức năng, góc độ tranh chấp, tương quan với nhà nước,…thì mỗi phương diện lại có cách trả lời câu hỏi này khác nhau Tóm lại, pháp luật có thể được nhận thức từ rất nhiều góc độ khác nhau, với những lợi ích, ý đồ, toan tính khác nhau trong những không gian và thời gian khác nhau.

Vấn đề bản chất, quan niệm về pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến nhận thức về nguồn pháp luật, tâm lí pháp luật, tư tưởng pháp luật, cách thức, nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Trang 4

Trong lịch sử đã từng tồn tại các quan niệm khác nhau về pháp luật tạo nên các trường phái đặc thù như: trường phái tôn giáo về pháp luật, pháp luật tự nhiên, pháp luật thực định, xã hội học pháp luật, triết học pháp luật, tâm lí pháp luật, quan niệm về pháp luật, học thuyết Mác - Lênin Hiện nay, quan niệm về pháp luật là đại lượng của tự do, công bằng đang là xu thế thời đại Theo tác giả, mỗi một trường phái pháp luật đều có những ưu điểm và hạn chế, tất cả chúng đều có thể vừa đúng vừa gây tranh cãi Do vậy, nên tích hợp ưu việt của các trường phái và loại trừ những hạn chế Khó có thể có một định nghĩa tổng hợp, thống nhất về pháp luật, mà chỉ có thể thừa nhận sự tích hợp các quan niệm pháp luật khác nhau Điều quan trọng trong nhận thức về pháp luật không chỉ ở nội dung của nội dung mà còn ở các hình thức thể hiện của nó Phải nghiên cứu, đánh giá cả đầu vào, đầu ra, cả pháp luật ở trạng thái tĩnh và trạng thái động Theo quan niệm rộng về pháp luật, ngoài pháp luật thực định còn có pháp luật phi thực định, cũng mang tính pháp lý ở mức độ này hay mức độ khác Bên cạnh việc phân tích pháp lý thì còn phải đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá pháp luật, pháp luật cần phải như thế nào, tiêu chí để phân biệt cái xấu, cái tốt của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của pháp luật Trên đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhận thức pháp luật và cơ sở để xác định khái niệm, định nghĩa pháp luật.

Ở các ấn phẩm khoa học khác nhau diễn đạt không giống nhau, song về cơ bản định nghĩa truyền thống của chúng ta về pháp luật xưa nay là: “pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hay thừa nhận thể hiện ý chí nhà

Trang 5

nước của giai cấp thống trị xã hội, có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đường lối của nhà nước” Định nghĩa này không sai nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với xã hội đương đại, mới chỉ đề cập đến pháp luật thực định, từ đó gây ra nhiều kiến nghị trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập luật Tuy rằng thực trạng này đã được quan tâm và khắc phục rất nhiều nhưng vẫn đặt ra vấn đề thiết kế một định nghĩa khác Đây là vấn đề không đơn giản bởi nó liên quan đến quan niệm về pháp luật, về nguồn của pháp luật và cả về tinh thần pháp luật của một quốc gia dân tộc Theo tác giả mọi định nghĩa về pháp luật chỉ mang tính tương đối Các nhân tố tinh thần, tư tưởng nhân loại đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của pháp luật Cần có một định nghĩa pháp luật cả về phương diện nội dung xã hội và hình thức pháp lý Bản chất pháp luật gồm hai phương diện cấu thành: phương diện giai cấp và phương diện xã hội Từ phương diện thứ hai, pháp luật như là công cụ điều chỉnh chung của cả xã hội, phải thể hiện được các nhu cầu, lợi ích của xã hội, các giá trị tự do, dân chủ, nhân đạo và công bằng Đó là những tiêu chí cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp quyền Cho đến nay, thế giới vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về pháp luật Ở đây, cần phân biệt hai vấn đề: định nghĩa pháp luật và quan niệm về pháp luật Cả hai vấn đề lại phải đặt trong điều kiện hiện tại của chúng ta và thực tiễn, xu hướng của thế giới.

Một định nghĩa mang tính chính thức, phù hợp với chúng

ta hiện nay theo tác giả là: “ Pháp luật là hệ thống các quy tắc

xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa

Trang 6

nhận, được xác định chặt chẽ về hình thức thể hiện ý chí nhànước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu, cáclợi ích của toàn xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và bảo vệ các quyềncon người” Điều cốt lõi không thể thiếu của định nghĩa pháp

luật, quan niệm của pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu lợi ích của toàn xã hội, đồng thời cần bổ sung các thành tố khác cho phù hợp với cuộc sống quốc gia và quốc tế.

II.Câu 2: Cho biết quan điểm về pháp luật của tác giả bài viết có điểm gìgiống và khác so với cách hiểu về pháp luật mà em đã được học trongmôn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

1 Giống nhau: Đều khẳng định:

- Trong lịch sử đã tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật, tạo nên nhiều trường phái khác nhau.

- Pháp luật là hiện tượng xã hội khách quan.

- Tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về pháp luật, chỉ khác về câu chữ.

- Ngày nay pháp luật đều được tiếp cận theo quan điểm pháp luật thực định Theo đó pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Bản chất của pháp luật bao gồm 2 phương diện: phương diện giai cấp và phương diện xã hội.

- Pháp luật phải đảm bảo quyền con người, phải thể hiện được các nhu cầu, lợi ích của cả xã hội, các giá trị tự do, dân chủ, nhân đạo và công bằng.

- Pháp luật phải phù hợp với xu hướng quốc tế.

Trang 7

buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được xác định chặt chẽ về hình thức thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu, các lợi ích của toàn xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự trật tự, ổn định, phát triển bền vững của xã hội; bảo đảm và bảo vệ các quyền con

Trang 8

III.Câu 3: Cho biết các yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân em đối với pháp luậtViệt Nam hiện nay.

Pháp luật nước ta những năm gần đây đã có những thay đổi tích cực, hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn, vai trò của pháp luật thể hiện mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn Tuy nhiên, để pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn hiện, em có vài yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, trong hoạt động xây dựng pháp luật:

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu pháp lí nhằm tránh những nhận thức sai lệch về pháp luật dẫn đến xây dựng hệ thống pháp luật không phù hợp, duy ý chí, kém hiệu quả.

- Hoạt động xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc pháp chế;

nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan; nguyên tắc khoa học, kịp thời; nguyên tắc dân chủ, công khai;

nguyên tắc chuyên nghiệp; nguyên tắc đảm bảo tính hệ

Trang 9

thống, tính khả thi của các quy định pháp luật; nguyên tắc hài hòa hóa pháp luật.

- Nghiên cứu vận dụng đạo đức, phong tục tập quán và các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác vào pháp luật để pháp luật dễ đi vào cuộc sống, đảm bảo tính công bằng khách quan và sự thừa nhận của nhân dân  Thứ hai, trong hoạt động áp dụng và bảo vệ pháp luật:

- Các cơ quan có thẩm quyền cần phải kịp thời đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.

- Phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên liên tục, nhất là đối với các văn bản luật mới ban hành.

- Nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường đào tạo ngành luật để cung cấp đội ngũ cán bộ luật gia có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng.

.

Ngày đăng: 16/04/2024, 08:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan