Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học

12 0 0
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng thực tiễn để phản bác quan điểm sai trái sau: “Ở các nước tư bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sản và cũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX. Do đó, giai cấp công nhân ở các nước này không còn sứ mệnh lịch sử như C.Mác và Ph.Ăngghen luận giải nữa.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học vàphân tích dẫn chứng thực tiễn để phản bác quanđiểm sai trái sau: “Ở các nước tư bản phát triển ngày

nay, giai cấp công nhân không còn vô sản và cũng khôngcòn nghèo đói như ở thế kỷ XIX Do đó, giai cấp công nhânở các nước này không còn sứ mệnh lịch sử như C.Mác vàPh.Ăng-ghen luận giải nữa.

1

Trang 2

I Luận điểm thứ nhất: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủquan, không phải xuất phát từ sự nghèo đói 3

II Luận điểm thứ hai: Thực tiễn về giai cấp công nhân tạicác nước tư bản phát triển hiện nay 6

Trang 3

Hiện nay vẫn đang tồn tại các quan điểm, lý thuyết hoài nghi, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – một phạm trù trung tâm, nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa xã hội

khoa học Trong đó có quan điểm cho rằng “Ở các nước tư bản

phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sản vàcũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX Do đó, giai cấpcông nhân ở các nước này không còn sứ mệnh lịch sử nhưC.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải nữa” Đây là một quan điểm sai

trái cần phải phản bác dựa trên các luận điểm sau.

NỘI DUNG

I Luận điểm thứ nhất: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủquan, không phải xuất phát từ sự nghèo đói.

Một là, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quyđịnh bởi các điều kiện khách quan và chủ quan.

Để xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp, phải dựa trên cơ sở địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào, đó mới là phương pháp luận khoa học Lịch sử đã chứng minh rằng, giai cấp nào đại diện cho lực lượng sản xuất (LLSX) mới, có khả năng xây dựng một phương thức sản xuất (PTSX) tiến bộ hơn PTSX cũ, giai cấp ấy mới lãnh đạo được cách mạng và tổ chức xã hội thành chế độ do mình đại diện Chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã từng chiến thắng chế độ phong kiến, bởi vì giai cấp tư sản (GCTS) đại diện cho LLSX tiên tiến, đại diện cho PTSX mới dựa trên nền đại công nghiệp, tiến bộ hơn hẳn PTSX lạc hậu của chế độ phong kiến Đối với giai cấp công nhân (GCCN), trên cơ sở luận giải địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp này trong xã hội tư bản, C Mác và Ph Ăng-ghen đã đưa ra kết luận khoa học: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”1

1 C Mác và Ph Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 1995, tr 613.

3

Trang 4

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN), giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, nên xét về bản chất giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích giai cấp tư sản, là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản Mặt khác, giai cấp công nhân gắn với LLSX tiên tiến Chính sự vận động nội tại của những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản và những yêu cầu của nền sản xuất đại công nghiệp đã quy định một cách khách quan sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lực lượng quyết định xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN, giành chính quyền Giai cấp công nhân cũng là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng phương thức sản xuất cao hơn phương thức sản xuất TBCN Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, trái lại, GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là LLSX tiên tiến, đại diện cho PTSX tiên tiến – PTSX cộng sản chủ nghĩa Đây là điều quyết định GCCN là giai cấp duy nhất có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản (CNTB), xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô là bước thoái trào nghiêm trọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Tuy nhiên, sự thất bại đó không làm cho học thuyết Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của GCCN lỗi thời Từ thực tế đó nói lên rằng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, nhiều lúc thăng trầm, quanh co Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có

4

Trang 5

sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học”2.

Ngoài các điều kiện khách quan ở trên, việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của GCCN còn phụ thuộc các nhân tố chủ quan như: (1) Sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng; (2) Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình; (3) Sự liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác do Đảng Cộng sản – đội tiên phong của GCCN – lãnh đạo.

Hai là, sứ mệnh lịch sử của giai cấp không phải xuất pháttừ sự “vô sản”, nghèo đói.

Người ta cố tình lập luận rằng C Mác đã gắn cho GCCN cái sứ mệnh mà nó không có, bởi vì ông thương đó là giai cấp nghèo khổ, rằng ngày nay công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa, GCCN đã được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên không còn sứ mệnh lịch sử, rằng CNTB đã thay đổi bản chất trở thành CNTB nhân dân và nó không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê Tuy nhiên, điều cần lưu ý là chủ nghĩa Mác - Lênin chưa bao giờ cho rằng sứ mệnh lịch sử của GCCN bắt nguồn từ sự nghèo khổ và bần cùng hóa Sự nghèo khổ, mức sống thấp kém làm cho công nhân căm thù chế độ đẻ ra tai họa cho người lao động, nhưng động lực cơ bản thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân nằm ngay trong bản chất của PTSX tư bản chủ nghĩa, từ mâu thuẫn không thể điều hòa giữa GCCN và GCTS Hơn nữa, cũng không nên quan niệm rằng, một giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng vì nó là giai cấp nghèo khổ nhất Trong các xã hội cũ, đã có những giai cấp hết sức nghèo khổ và phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giai cấp thống trị, nhưng họ vẫn không giành và giữ được chính quyền, không trở thành giai cấp làm chủ xã hội, vì họ không có khả năng tạo ra

2 Tham khảo: Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

5

Trang 6

một PTSX mới tiến bộ hơn PTSX cũ Vì thế những ai đem sự nghèo khổ, khốn cùng để luận giải cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đang xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin Chính C.Mác đã từng chỉ ra rằng, tầng lớp khốn khổ nhất trong xã hội tư bản là vô sản lưu manh Đây là sản phẩm của sự tiêu cực thối nát, những tầng lớp thấp nhất của xã hội tư bản nhưng không thể làm cách mạng được Bởi vì “tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động” Chính sự tồn tại của vô sản lưu manh là một trong những bằng chứng nói lên bản chất vô nhân đạo của xã hội tư bản, xã hội thường xuyên tái tạo ra tầng lớp đông đảo những người bị ruồng bỏ dưới đáy xã hội.

Có thể thấy thực chất quan điểm này là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của GCTS, cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của CNTB trên cơ sở phủ nhận vai trò lịch sử khách quan của GCCN và tính tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

II Luận điểm thứ hai: Thực tiễn về giai cấp công nhân tạicác nước tư bản phát triển hiện nay.

Ở nhiều nước tư bản phát triển hiện nay đang có sự điều chỉnh quan hệ sản xuất thông qua các chính sách kinh tế, xã hội Điều đó đã làm thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân so với thời kỳ của

C.Mác GCCN ngày nay không còn hoàn toàn “vô sản”, mà đã có

sở hữu và có thu nhập Tuy nhiên, cho rằng giai cấp công nhân ngày nay đã được “thõa mãn nhu cầu”, hết khổ cực, không còn bị bóc lột là hoàn toàn không đúng Sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội của GCCN đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại trong xã hội tư bản không giống như những mô tả của C Mác trong thế kỷ XIX Thế nhưng, với những biến đổi đó mà đi đến kết luận GCCN

6

Trang 7

không còn bản chất cách mạng nữa là sai lầm cả về chính trị và khoa học Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển là tất yếu Nhưng sự biến đổi thích nghi về QHSX của CNTB đương đại không thể tự nó chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới Sự điều chỉnh đó vẫn trong phạm vi giới hạn vỏ bọc của PTSX tư bản chủ nghĩa3 Có thể cắt nghĩa vấn đề trên bằng những luận cứ khoa học sau:

Một là, về quan hệ sở hữu: Vấn đề đặt ra là trong hàng

triệu cổ phần của các doanh nghiệp TBCN, người lao động nắm tỉ lệ bao nhiêu? Ai vẫn là người nắm số lượng cổ phần, cổ phiếu lớn hoặc giữ tỉ lệ cổ phiếu chi phối? Câu trả lời chắc chắn vẫn là các nhà tư bản Với số lượng cổ phần ít ỏi thì lợi tức từ cổ phần sẽ không đủ nuôi sống người công nhân và gia đình họ, vì thế buộc người công nhân vẫn phải trực tiếp lao động tại các nhà máy xí nghiệp của tư bản Mặt khác, do số lượng cổ phần của công nhân quá ít nên tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu trong các xí nghiệp vẫn thuộc về nhà tư bản, GCCN vẫn là giai cấp làm

thuê, bị bóc lột giá trị thặng dư dưới nhiều hình thức tinh vi hơn.

Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay làm cho nó phù hợp được phần nào đó với trình độ phát triển của LLSX nhằm mục tiêu tiếp tục duy trì và củng cố chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về TLSX “Thực tế ngày nay hoàn toàn chứng thực những ý kiến của Lênin phê phán những lý thuyết tư sản - cải lương về “dân chủ hóa tư bản”, mà người ta nặn ra nhằm tô điểm cho chủ nghĩa đế quốc và làm lu mờ sự thống trị của các tổ chức độc quyền Bọn trùm tư bản đang lợi dụng việc lưu hành rộng rãi những cổ phiếu nhỏ để tăng cường bóc lột và lừa bịp nhân dân, để làm giàu cho chúng Trái với những lời tuyên bố của bộ máy tuyên truyền tư sản nói rằng trong các nước đế quốc chủ nghĩa hiện nay, những cổ phiếu nhỏ (“nhân dân”), đang lưu hành rộng rãi, trong thực tế chỉ có một số ít công nhân lành nghề - những đại

3 Xem thêm sự điều chỉnh quan hệ sản xuất tại Phụ lục (1), tr.10.

7

Trang 8

diện của cái gọi là tầng lớp công nhân quý tộc mới có thể mua được cổ phiếu”4 Vì vậy, không phải khi giai cấp công nhân có cổ phần, cổ phiếu thì không còn bị bóc lột hay “tan biến” vào các giai tầng khác.

Hai là, về tổ chức quản lý sản xuất: Việc thuê mướn hoặc

sa thải (kể cả giám đốc điều hành sản xuất, giám đốc kỹ thuật, giám đốc marketing, thậm chí cả giám đốc tài chính…) đều do các nhà tư bản quyết định Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người, tiềm lực khoa học, công nghệ phục vụ cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản Sự điều chỉnh thích nghi về tổ chức quản lý đã tạo ra sự thích ứng nhất định để thúc đẩy xã hội hoá LLSX tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Tuy nhiên, do TLSX thuộc quyền chiếm hữu của nhà tư bản nên quyền tổ chức quản lý sản xuất vẫn do GCTS điều hành, chi phối và mang tính chất TBCN Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân vẫn là quan hệ giữa ông chủ và người làm

thuê Trong cuốn Tư bản thế kỷ XXI, Thomas Piketty, nhà kinh

tế học người Pháp nhận định “Dữ liệu kế toán mà hiện tại các doanh nghiệp được yêu cầu phải công bố là hoàn toàn không đủ để cho phép người lao động hay những công dân bình thường có thể có ý kiến về các quyết định của công ty, nói gì đến việc can thiệp vào những quyết định đó”.

Ba là, trong quan hệ phân phối: Thực hiện trả lợi tức cổ

phần và sử dụng một bộ phận lợi nhuận khổng lồ để phân phối thông qua các quỹ không làm cho bản chất của quan hệ phân phối thay đổi Những điều chỉnh về quan hệ phân phối đã làm cho một số người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản không còn là xã hội bóc lột và bất công, là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, xã hội mà “toàn dân là tư sản”, từ đó gây ra sự chia rẽ trong phong trào đấu tranh của công nhân.

4 V.I.Lênin: Toàn tập, t.27, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.665-666

8

Trang 9

Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng Sự phát triển của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, các cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc phát động, là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe dọa chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người mù chữ5 Một ví dụ khác trong thực tế, kể từ khi Nga phát động chiến tranh ở Ukraine, giá lúa mì thế giới tăng 21%, lúa mạch tăng 33% và một số loại phân bón tăng giá gần 40% Cả Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu, đây là loại nguyên liệu được sử dụng làm bánh mì, mì ống và cả thức ăn cho gia súc, điều này đồng nghĩa với việc giá thịt gà và thịt lợn cũng sẽ tăng theo Lần thứ ba trong vòng 12 năm, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực mà không có giải pháp lâu dài nào trong tầm tay Theo Chương trình Lương thực Thế giới, mỗi đêm có 690 triệu người trên thế giới phải nhịn đói đi ngủ Tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột, phản động của CNTB Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”

Chính thực tiễn sẽ thúc đẩy GCCN nhận thức và gần hơn với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Đó là nhiệm vụ mà GCCN với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu

Trang 10

Thông qua việc vận dụng nội dung Chủ nghĩa xã hội khoa học và các dẫn chứng thực tiễn, chúng ta hoàn toàn có thể đưa

ra được các luận điểm và khẳng định quan điểm “Ở các nước tư

bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sảnvà cũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX Do đó, giai cấpcông nhân ở các nước này không còn sứ mệnh lịch sử nhưC.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải nữa, là một quan điểm sai Đây

là lập luận phản khoa học, là mưu đồ hòng xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin mà chúng ta cần bác bỏ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa

học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính

trị), nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019.

2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Quan hệ sản

xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn khôngthể vượt qua, https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu- tuong-cua-dang/quan-he-san-xuat-cua-chu-nghia-tu-ban-

3. Phạm Văn Giang (2020), Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị số 12-2020,

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/346 2-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-va-ban-chat-giai-capcongnhancuadangcongsanvietnam.html?

4. Nguyễn Việt Hải (2021), Nhận diện và phản bác quan điểm

phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong

http://www.tinhdoandaknong.org.vn/bao-ve-nen-tang-tu-

tuong-cua-dang/2238-nhan-dien-va-phan-bac-quan-diem-10

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan