Hội nghị đã nhấn mạnh rằng “Thống nhất đất nước không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là quy luật tự nhiên của sự phát triển cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam.” Từ đó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Học kỳ I – Năm học 2023-2024
BÀI TẬP NHÓM 8 Lớp: HIS 1001 2 Giảng viên: Phạm Thị Lương Diệu
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHÓM 8
Trang 3MỤC LỤC
Đề tài 1: Quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của Việt Nam sau
tháng 4-1975 (Hoàn cảnh? Lý do Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước? Chỉ đạo của Đảng để thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước? Kết quả,
ý nghĩa?) 1
a Hoàn cảnh: 1
b Lý do Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước: 1
c Chỉ đạo của Đảng để thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước 2
d Kết quả 3
e Ý nghĩa 4
• Tài liệu tham khảo: 4
Đề tài 2: Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam được xác định ở thời kỳ trước Đổi mới (được xác định tại Đại hội IV, V) – Làm rõ các bước đổi mới bộ phận/ cục bộ/ từng phần ở Việt Nam (1979-1986)? Tác động của chúng? 4
I Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước Đổi mới 4
II Các bước đổi mới bộ phận, cục bộ, từng phần ở Việt Nam giai đoạn 1979 đến năm 1986 8
• Tài liệu tham khảo 16
Đề tài 3: Khái quát về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc Tìm hiểu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979 17
I Khái quát về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc 17
II Khái quát về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979. 18
• Tài liệu tham khảo: 19
Đề tài 4: Đại hội VI (12-1986) (Tại sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới? Nội dung cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng) Lập bảng so
sánh giữa 2 thời kỳ: trước đổi mới và Đổi mới trên các nội dung cơ bản sau, về: quan niệm về thời kỳ quá độ lên CNXH; cơ chế quản lý kinh tế; mô hình kinh tế; bước đi, quy mô, tốc độ trong phát triển kinh tế; cải tạo các thành phần kinh tế; giá cả; sản xuất hàng hoá; về kinh tế thị trường; về vai trò của Nhà nước
Trang 4trong phát triển kinh tế; về sở hữu; về phân phối sản phẩm; về công nghiệp hóa (sau này là công nghiệp hoá - hiện đại hoá); hội nhập quốc tế; phát triển bền
vững; bảo vệ môi trường… 20
I Tại sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới? 20
II Nội dung cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng 23
III Lập bảng so sánh giữa 2 thời kỳ: trước đổi mới và đổi mới 26
• Tài liệu tham khảo 34
Đề tài 5: Khái quát công cuộc Đổi mới toàn diện ở Việt Nam từ Đại hội VI (12-1986) đến Đại hội XIII (1-2021) về chủ trương (qua Cương lĩnh 1991; Cương lĩnh bổ sung 2011) Đánh giá thành tựu trên các mặt: kinh tế - chính trị; văn hoá – xã hội; giáo dục – đào tạo; quốc phòng – an ninh; quan hệ đối ngoại – hội nhập quốc tế… 35
I Khái quát công cuộc Đổi mới toàn diện ở Việt Nam từ Đại hội VI (12-1986) đến Đại hội XIII (1-2021) về chủ trương (qua Cương lĩnh 1991; Cương lĩnh bổ sung 2011) 35
II Đánh giá thành tựu trên các mặt: 36
• Tài liệu tham khảo 38
Trang 5Đề tài 1: Quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của Việt Nam sau
tháng 4-1975 (Hoàn cảnh? Lý do Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước? Chỉ đạo của Đảng để thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước? Kết quả, ý nghĩa?)
a Hoàn cảnh:
● Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới:
Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất, quá độ đi lên CNXH Để thực hiện bước quá độ này, nhiệm vụ đầu tiên, bức thiết nhất là lãnh đạo thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, cụ thể là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam)
● Hội nghị lần thứ 24 BCHTW Đảng (tháng 9/1975) nhấn mạnh: Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của cách mạng và của lịch sử dân tộc Việt Nam Trên cơ sở đó, Hội nghị chủ trương hoàn thành thống nhất nước nhà về mọi mặt, nhất là về
tổ chức bộ máy Nhà nước Thống nhất càng sớm thì càng mau chóng phát huy sức mạnh mới của đất nước, kịp thời ngăn ngừa và phá tan âm mưu chia rẽ
của các thế lực phản động trong nước và trên thế giới
● Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị diễn ra tại Sài Gòn Đoàn đại biểu miền Bắc do đồng chí Trường Chinh dẫn đầu và Đoàn đại biểu miền Nam do đồng chí Phạm Hùng dẫn đầu Thông cáo hội nghị khẳng định: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt nhà nước; cần tổ chức cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín,
bầu ra Quốc hội chung cho cả nước
b Lý do Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước:
● Sau chiến thắng lịch sử vào ngày 30/4/1975, nước Việt Nam đã thống nhất hoàn toàn, nhưng về mặt tổ chức nhà nước, hai miền Bắc và Nam lại có các hình thức khác nhau Ở Miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
Trang 6của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, với các cấp Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương Trong khi ở Miền Nam, tồn tại Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, cùng với các cấp Ủy ban nhân dân cách mạng ở địa phương
● Với nguyện vọng của nhân dân là thống nhất sớm giữa hai miền, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 9/1975 đã đặt ra nhiệm
vụ thống nhất đất nước Hội nghị đã nhấn mạnh rằng “Thống nhất đất nước
không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là quy luật tự nhiên của sự phát triển cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam.” Từ đó, các công
việc để đạt được thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã được triển khai nhanh chóng
c Chỉ đạo của Đảng để thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
● Dưới sự chỉ đạo của Đảng, ngày 27/10/1975, ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đặc biệt để bàn chủ trương, biện pháp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước Hội nghị cử đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 thành viên do đồng chí Trường Chinh làm trưởng đoàn để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Nam
● Ngày 5 và 6/11/1975, tại Sài Gòn, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, Hội đồng cố vấn Chính phủ và đại biểu các nhân sĩ, trí thức đã họp hội nghị liên tịch và cử đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 thành viên do đồng chí Phạm Hùng dẫn đầu để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Bắc
● Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Bắc - Nam đã họp tại Sài Gòn Hội nghị khẳng định: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt nhà nước;
tổ chức tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra Quốc hội chung cho
cả nước vào nửa đầu năm 1976 theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Trang 7● Ngày 3/1/1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 228-CT/TW nêu
rõ tầm quan trọng của cuộc tổng tuyển cử và giao trách nhiệm cho các cấp ủy lãnh đạo cuộc bầu cử
● Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành Hơn 23 triệu cử tri, đạt tỷ lệ 98,77% tổng số cử tri
đi bầu, đã bầu ra 492 đại biểu gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, các lực lượng vũ trang, các đại biểu tầng lớp thanh niên, phụ nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số và các tôn giáo trên cả nước
➙ Thắng lợi của công việc bầu cử thể hiện ý chí đoàn kết toàn dân tộc quyết
tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”
● Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội Quốc hội quyết định đặt tên nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kỳ nền đỏ sao vàng 5 cánh, Thủ đô là Hà Nội, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành phố Sài Gòn đổi tên là Thành phố
Hồ Chí Minh Quốc hội đã bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước; các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ làm Phó Chủ tịch nước; đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội đã thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp mới
● Theo chủ trương của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đều được thống nhất
cả nước với tên gọi mới: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…
d Kết quả
● Ngày 2/7/1976 khi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thành lập thì đã có 94 nước đặt quan hệ ngoại giao Đến 1980 đã tăng lên 106 nước,
Trang 8đến 31/12/1989 có 114 nước đặt quan hệ ngoại giao, trong đó có 76 nước đặt quan hệ thương mại
● Ngày 20/9/1977 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc Từ đây ta có tiếng nói trên trường quốc tế, tham gia vào những công việc chung của thế giới
⇒ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh
thổ, tạo ra những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới
e Ý nghĩa
Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là một trong những thành tựu nổi bật, có ý nghĩa to lớn; là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam; là cơ sở để thống nhất trên các lĩnh vực khác như chính trị, tư tưởng, văn hóa nhanh chóng tạo ra sức mạnh toàn diện của đất nước; là điều kiện tiên quyết
để đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Điều đó còn thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng trong thực hiện bước chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta
• Tài liệu tham khảo:
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
Đề tài 2: Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam được xác định ở thời kỳ trước Đổi mới (được xác định tại Đại hội IV, V) – Làm rõ các bước đổi mới bộ phận/ cục bộ/ từng phần ở Việt Nam (1979-1986)? Tác động của chúng?
I Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước Đổi mới
1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
- Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đề ra đường lối đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Dự Đại hội có 1008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trên cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế tham dự
Trang 9+ Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu Kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980), Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng, quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết, bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư của Đảng
+ Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc
+ Đại hội đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: “Một là, nước ta từ một xã hội
mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; Hai là, Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi rất lớn, song còn nhiều khó khăn do hậu hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra Ba là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thể lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt còn rất nặng nề; cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên thế giới vẫn diễn ra gay go, quyết liệt => Việt Nam có đủ điều kiện đi lên và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nhưng đó là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình cách mạng Trong ba đặc điểm trên, đặc điểm đầu tiên là lớn nhất, quy định nội dung, hình thức, bước đi của cách mạng XHCN ở nước ta
+ Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới
ở nước ta là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng
về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và
Trang 10văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dụng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Trong đường lối chung thể hiện nhận thức mới của Đảng về CNXH ở nước ta gồm 4 đặc trưng cơ bản là xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, nền sản xuất lớn, nền văn hóa mới, con người mới XHCN, coi chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là công cụ để xây dựng CNXH
+ Về đường lối CNH XHCN trên phạm vi cả nước: “Đẩy mạnh CNH XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”
+ Phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa (1976
- 1980) nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân, tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH; đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới; tăng cường Nhà nước XHCN, phát huy vai trò của các đoàn thể, coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội; coi trọng nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng, củng cố quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia, đẩy mạnh hợp tác với Liên Xô; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Trang 11⇒ Đại hội lần IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội, con đường lịch sử mà Hồ Chí Minh đã chọn Tuy nhiên, Đại hội lần thứ IV chưa tổng kết được kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; chưa nhấn mạnh việc bức thiết phải làm sau chiến tranh là khắc phục hậu quả chiến tranh; đặc biệt là chưa xác định được nội dung của chặng đường đầu tiên tiến lên chủ nghĩa xã hội, nóng vội “tả khuynh” trong việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề
2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982)
- Từ năm 1975 đến năm 1981, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân cả nước đã giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Tuy nhiên, sau 5 năm, bên cạnh những thành tựu, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội xuất hiện Về tình hình quốc tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, gây sức ép với Việt Nam, chia
rẽ ba nước Đông Dương
- Từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V họp tại thủ
đô Hà Nội với nhiệm vụ chính là xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam
+ Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước,
có 47 đoàn đại biểu của các Đảng và tổ chức quốc tế Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng, bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 116 ủy viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng
+ Đại hội khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH với những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đó là thời kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường Chặng đường trước mắt bao gồm thời kỳ 5 năm 1981 - 1985 và kéo dài đến những năm 1990 là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt Nhiệm vụ của chặng đường trước mắt là ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tiếp tục xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu
Trang 12dùng và xuất khẩu; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, giữ vững an ninh, trật
tự xã hội
+ Cách mạng Việt Nam có 2 nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau: “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm
vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH”
+ Nội dung, bước đi, cách làm thực hiện công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên là tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN; ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý Khai thác
và phát huy thế mạnh, tiềm năng của dất nước về lao động, đất đai, ngành nghề làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho chặng đường tiếp theo
=> Đại hội lần V của Đảng đã có những nhận thức mới trong bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trước hết là về mặt kinh tế Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, chưa xác định được những quan điểm
cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà nước quyết định; vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp nặng, không dứt khoát dành thêm vốn và vật
tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng…
II Các bước đổi mới bộ phận, cục bộ, từng phần ở Việt Nam giai đoạn 1979 đến năm 1986
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cách mạng nước ta giành được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc tuy nhiên
bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và đất nước còn trong những ngày đầu xây dựng, còn non trẻ và tồn đọng nhiều khuyết điểm sai lầm vậy nên đất nước lâm vào cuộc
Trang 13khủng hoảng KTXH Yêu cầu bức thiết lúc này là phải đưa cách mạng nước ta ra khỏi khủng hoảng KTXH, ổn định tình hình mọi mặt đồng thời đưa cách mạng tiến lên
Vào thời điểm lịch sử đó, tình hình thế giới cũng có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp và có tác động mạnh mẽ đến cách mạng nước ta Đó là sự phát triển của khoa học – công nghệ; sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản; công cuộc cải tổ, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn nhiều khuyết điểm sai lầm, chủ nghĩa xã hội trên thế giới có nguy cơ sụp đổ, tan
rã
Trước tình hình trong nước và thế giới như vậy, với tư cách lãnh đạo, những người đầu tàu thì đòi hỏi Đảng ta phải xác định được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp đồng thời tìm tòi, đổi mới về mọi mặt để có thể nhanh chóng thoát khỏi
cuộc khủng hoảng Kinh tế - Xã hội lúc bấy giờ
Từ năm 1979 đến năm 1985 là thời kỳ đổi mới từng phần, có vị trí rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam Dưới đây sẽ phân tích
cụ thể các bước đổi mới bộ phận, cục bộ, từng phần ở Việt Nam giai đoạn 1979 đến
năm 1986 đồng thời chỉ ra những tác động của chúng đến nền kinh tế - xã hội lúc
bấy giờ
1 Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1981
và sản xuất hàng tiêu dùng
Tư tưởng cơ bản của Nghị quyết là "làm cho sản xuất bung ra", khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, sử dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể
- Đánh dấu bước mở đầu của quá trình tìm tòi đổi mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Ban đầu được hồ hởi đón nhận và phát huy tác dụng tích cực, tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những tiêu cực mới:
+ Sản xuất bung ra ít hơn so
Trang 14để phát triển sản xuất, ổn định cải thiện đời sống nhân dân
với dịch vụ + Sản xuất quốc doanh bung
ra ít hơn so với sản xuất tập thể và cá thể
+ Hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều giá cả ngày càng tăng cao
Những chính sách này rất được lòng dân, từ đó khuyến khích nông dân tận dụng hoang hóa để phát triển sản xuất Nhà nước và nhân dân ngày càng đầu tư cao cho sản xuất nông nghiệp
Dẫn chứng: Sản lượng lương thực năm 1979 tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978
Tháng
10/1979
Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xóa bỏ các trạm kiểm soát không cần thiết, xóa bỏ ngăn sông, cấm chợ
Người sản xuất sau khi làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước
có quyền được đưa sản phẩm
dư thừa ra trao đổi trên thị trường
Ngày
22/06/1980
Ban Bí thư Trung ương Đảng
ra Thông báo số 22 về khoán thí điểm xây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp
Vì mới chỉ là thí điểm nên chưa có nhiều ảnh hưởng cụ thể đến nông nghiệp, tuy nhiên, đây là bước tiền đề để xem xét và đi đến Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1981
Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến công
Điều này đã tạo tiền đề cần thiết để tiến tới xóa bỏ từng
Trang 15tác phân phối, lưu thông
Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông
bước chế độ cung cấp theo tem phiếu - chế độ gây ra nhiều hạn chế trong đời sống
- Xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhằm giải quyết lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanh nông sản xuất khẩu, coi trọng đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Thăm dò và khai thác dầu khí, đầu tư thích đáng cho các ngành điện, than, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất phân bón hoá học và vật liệu xây dựng
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, kinh tế nước ta có bước phát triển mới theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh
Ngày
13/01/1981
Ban Bí thư ra Chỉ thị 100/CT-TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là khoán 100)
Thực hiện chỉ thị này, nông nghiệp có bước phát triển tốt trong thời gian đầu, sau đó dần chững lại, chứng tỏ Chỉ thị 100 chưa đủ sức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong
Trang 16sản xuất nông nghiệp Ngày
21/01/1981
- Chính phủ ra Quyết định 25/QĐ-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh
Quyết định quy định cho các
cơ sở thực hiện đúng kế hoạch ba phần (phần nhà nước giao, phần tự làm và phần sản xuất phụ)
- Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết Định 26/QĐ-CP
về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà Nước
Những chủ trương, chính sách đúng đắn trên, góp phần làm cho sản xuất
công nghiệp năm 1981 đạt kế hoạch đề ra, riêng công
nghiệp địa phương tăng 7,5%
Nhìn tổng quát, thời kỳ 1979 – 1981 Đảng có nhiều tìm tòi, đổi mới, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế Điều đó phản ánh đúng thực tiễn nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Những chủ trương, chính sách đổi mới thời
kỳ này là những giải pháp mang tính thế, nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt Qua tổ chức thực tiễn đã đem lại nhiều kết quả, song chưa vững chắc Điều đó chứng
tỏ những tìm tòi, đổi mới đó chưa mang tính toàn diện, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng cần tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa
2 Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1986
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982) đã đánh giá tình hình KTXH sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại Hội IV, trên cơ sở đó đề ra một số chủ trương, chính sách có tính đổi mới quan trọng
Trang 17Một là, bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đạt được sau những năm
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Của Đảng cũng đã chỉ ra những khuyết điểm sai lầm như : chưa thấy hết những khó khăn phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ
là phổ biến; chưa thấy hết tính chất phức tạp của những đảo lộn về kinh tế sau những năm chiến tranh kéo dài, những khó khăn, phức tạp, những yếu kém trong quản lý kinh tế – xã hội; chưa lường hết những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới Do
đó, đã chủ quan nóng vội trong việc đề ra một số chỉ tiêu quá lớn cả về quy mô, tốc
độ trong xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất Đại hội còn chỉ ra những tư tưởng bảo thủ, trì trệ duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách và chế độ đã kìm hãm sản xuất
Đại hội cũng chỉ rõ, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế là nguyên nhân chủ yếu gây ra, hoặc làm trầm trọng thêm khó khăn về kinh tế – xã hội trong những năm qua
Vạch ra khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của những khuyết điểm sai lầm nói trên cũng thể hiện sự đổi mới trong tư duy của Đảng
Hai là, Đại hội xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu
dài, trải qua nhiều bước quá độ ngắn, đồng thời chỉ rõ chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Chặng đường đầu tiên bao gồm thời kỳ 5 năm 1981 –
1985 và kéo dài đến năm 1990, có tầm quan trọng đặc biệt Đại hội đã nêu ra các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng – an ninh trong chặng đường đầu tiên
Ba là, Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong
giai đoạn mới là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nêu rõ vị trí, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược đó
Bốn là, Đại hội điều chỉnh nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu
tiên: tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý Đại Hội cũng chỉ rõ
Trang 18trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công ty hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh)
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã tiến hành 11 hội nghị, trong đó có 8 hội nghị chuyên bàn về phát triển kinh tế –
xã hội
+ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1982), xác định
mục tiêu kinh tế – xã hội 3 năm (1983-1985) Nghị quyết của hội nghị sau này đã
được cụ thể hoá, thể chế hoá thành Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VII (6-1982) và trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá VII (12-1982)
+ Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá V (6-1983) bàn về
những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội
+ Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá V (12-1983), đánh
giá tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang có nhiều chuyển biến đi lên, song vẫn
còn nhiều khó khăn và mất cân đối lớn Hội nghị xác định trong hai năm 1985– 1985
phấn đấu bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội
+ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá V (7-1984), bàn về
phân phối, lưu thông Hội nghị nhận định chính sách giá, lương, tiền không còn phù
hợp với thực tế, hội nghị chủ trương đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do và thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế
+ Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (12-1984) bàn về
kế hoạch Nhà nước năm 1985, nhận định: Sản xuất lưu thông có chuyển biến khoá
hơn trước, nhiều nhân tố mới xuất hiện trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối, lưu thông song nền kinh tế nước ta còn nhiều bất cập, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng
+ Trước tình hình trên, tháng 6 năm 1985, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa V, bàn về giá, lương, tiền Hội nghị cho rằng: phải dứt khoát
xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa Hội nghị khẳng định, khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển thẳng nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh
Trang 19xã hội chủ nghĩa là xóa quan liêu, bao cấp qua giá và lương Nội dung chính giải quyết giá, lương, tiền là: Thực hiện cơ chế một giá (tính chủ chi phí trong giá thành sản phẩm) ; bảo đảm tiền lương thực tế cho người hưởng lương sống chủ yếu bằng lương, xoá bỏ cung cấp bằng hiện vật; các cơ sở sản xuất, xác địa phương chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ mọi khâu bù lỗ bất hợp lý trừ trường hợp cá biệt Hội nghị này đánh dấu sự đổi mới tư duy một cách căn bản trên lĩnh vực phân phối, lưu thông của Đảng Tinh thần cơ bản là thừa nhận sản xuất hàng hoá, coi trọng thị trường
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám, ngày 14 tháng 9 năm 1985 Chính phủ tiến hành tổng điều chỉnh giá, lương, tiền lần thứ hai, bắt đầu từ việc đổi tiền, ban hành một số giá mới và tiền lương mới, xoá bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tim phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho người ăn lương Đổi tiền (1 đồng mới = 10 đồng cũ), thay đổi tỷ giá hối đoái 17 đồng thành 210 đồng RCN (rúp chuyển nhượng)
Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã trong 3 năm 1986-1988 Tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 3 con
số, là hiện tượng chưa từng có Vì thế năm 1986 đã phải lùi một bước, thực hiện trở lại chính sách hai giá bán lẻ 6 mặt hàng, sau rút xuống 4 mặt hàng theo giá cung cấp mới Đồng thời, giá mua cũng áp dụng trở lại giá thỏa thuận, đối với phần lớn nông sản phẩm mua bằng tiền, không có hiện vật đối lưu Tình hình trên, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở nước ta ngày càng trầm trọng hơn
Nguyên nhân của tình hình trên là, giải quyết giá, lương, tiền chưa đồng bộ; làm ồ ạt, toàn diện, mức độ lớn, làm dồn dập trong một thời gian ngắn gây ra cú sốc lớn cho nền kinh tế, đời sống, kinh tế – xã hội Không tính đến khả năng tác động,
hệ quả xấu đối với ngân sách Nhà nước Đặc biệt thực hiện chủ trương trên nhưng vẫn giữ nguyên cơ chế cũ
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá V (12-1985): bàn về
kế hoạch nhà nước năm 1986 Hội nghị nhận định : Thực hiện các Nghị Quyết sáu,
bảy và tám của Ban Chấp hành Trung ương nền kinh tế nước ta đạt được một số tiến
bộ, song vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng hơn
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá
Trang 20V (6-1986) đã khẳng định: Nghị quyết Trung ương tám là đúng đắn và nhất trí không
ra nghị quyết mới, mà giao cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, biện pháp trước mắt tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương tám
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tham khảo ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và các chuyên gia đối với những vấn đề kinh tế ở nước ta, tháng 8 năm 1986, Bộ Chính trị ban hành bản: Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế Bản kết luận đã chỉ rõ quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị trong giải quyết ba vấn đề lớn về cơ cấu kinh tế, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế Những kết luận của Bộ chính trị về các quan điểm kinh tế nói trên, là sự đổi mới rất cơ bản về tư duy kinh tế của Đảng Đây là một căn cứ quan trọng để hình thành nên Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng sau này
Tổng quan, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), bước phát triển mới tư duy của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong 5 năm từ năm 1981 đến năm 1985, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu dưới những đổi mới của Đảng Cụ thể, nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%, tổng sản lượng lương thực năm 1986 tăng hơn 3 triệu tấn so với năm 1981 Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm tăng 6,4%
Những thành tựu trên đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những nhân tố mới
để tiến lên Đồng thời, Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm sai lầm còn mắc phải là: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch 5 năm không đạt được, tài nguyên lãng phí, phân phối lưu thông rối ren, nhiều lao động không có việc làm, hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng Thiếu sót lớn nhất là chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân
Tổng kết: Giai đoạn từ năm 1971-1986 là giai đoạn đổi mới cục bộ, từng phần, tuy vẫn chưa đạt được những phát triển và thay đổi rõ rệt song đây vẫn là bước tiền đề,
là quá trình không thể thiếu để tiến đến giai đoạn đổi mới toàn phần
• Tài liệu tham khảo
Trang 211 Bài 2: CNXH ở Việt Nam trước đổi mới viet-nam-truoc-doi-moi-post213994.html
duong-di-len-cnxh-o-viet-nam-duoc-xac-dinh-o-thoi-ky-truoc-doi-moi/40380735
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-su-pham-ha-noi/kien-tap/con-Đề tài 3: Khái quát về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc Tìm hiểu về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm
b Diễn biến
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ Quốc diễn ra 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 05/01/1978): Quân Pôn Pốt mở các cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam; cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình
- Giai đoạn 2 (từ ngày 06/01/1978 đến ngày 07/01/1979): Tập đoàn phản động Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, Quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt
c Kết quả
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được sự giúp
đỡ, phối hợp và hỗ trợ giữa quân Việt Nam và Campuchia đã đập tan được chính quyền phản động Pôn Pốt từ trung ương đến cơ sở Ngày 7/1/1979 thủ đô Phnom Penh đã được giải phóng hoàn toàn, nước cộng hòa nhân dân Campuchia và Hội