1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty bwg mai châu

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Cổ phần BWG Mai Châu
Tác giả Ngô Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Địa chỉ văn phòng Tầng 8, Tòa nhà Simco sông Đà, tiểu khu Người đại diện pháp luật Ông Nguyễn Công Khải Ngành nghề kinh doanh Sản xuất tre gỗ công nghiệp Nguồn: bwg.vn Năm 2014, CTC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CÔNG TY CỔ PHẦN BWG MAI CHÂU

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện THS NGUYỄN VI LÊ NGÔ THỊ THU HIỀN Lớp: K56E1

Mã sinh viên: 20D130019

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT iv

LỜI CẢM ƠN vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP BWG Mai Châu 1

1.1.1 Sơ lược về công ty 1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các thời kỳ 2

1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 2

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự của công ty CP BWG Mai Châu 2

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 2

1.3.2 Đặc điểm nhân sự 4

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 5

1.5 Tình hình tài chính của Công ty CP BWG Mai Châu 6

1.5.1 Cơ cấu nguồn vốn 6

1.5.2 Tình hình tài sản 7

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA 8

CÔNG TY CỔ PHẦN BWG MAI CHÂU 8

2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP BWG Mai Châu 8

2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ chốt 8

2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty giai đoạn 8

2.2 Hoạt động xuất khẩu của CTCP BWG Mai Châu giai đoạn 2021-2023 9

2.2.1 Các mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng 10

2.2.2 Quy trình xuất khẩu của Công ty CP BWG Mai Châu 12

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Nhận xét sơ bộ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động sản xuất và xuất khẩu của CTCP BWG Mai Châu 14

Trang 3

3.1.1 Những thành tựu đạt được 14

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 14

3.2 Đề xuất các vấn đề nghiên cứu 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần BWG Mai Châu 1

2 Bảng 1.2 Đặc điểm nhân sự của Công ty năm 2022 3

4 Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn

2021 – 2023

6

5 Bảng 1.5 Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 7

6 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn

Trang 5

TT Telegraphic Transfer Chuyển tiền trực tiếp

M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sát nhập

EVFTA European-Vietnam Free

Hiệp định Đối tác Toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

SI Shipping Introduction Hướng dẫn giao hàng

FWD Forwarder

Trang 6

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất, song

do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp sắp tới

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP BWG Mai Châu

1.1.1 Sơ lược về công ty

Bảng 1.1: Thông tin về CTCP BWG Mai Châu

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN BWG MAI CHÂU

Tên tiếng Anh MAI CHAU BWG JOINT STOCK

COMPANY

Logo công ty

Địa chỉ trụ sở chính Khu công nghiệp Chiềng Châu, bản

Chiềng Châu, Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

Địa chỉ văn phòng Tầng 8, Tòa nhà Simco sông Đà, tiểu khu

Người đại diện pháp luật Ông Nguyễn Công Khải

Ngành nghề kinh doanh Sản xuất tre gỗ công nghiệp

Nguồn: bwg.vn

Năm 2014, CTCP Sao Thái Dương thành lập công ty con là CTCP BWG Mai thông qua việc mua lại một công ty đã có lịch sử hoạt động lâu đời (12 năm) trong ngành sản xuất tre gỗ công nghiệp tại huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình Từ năm 2015, BWG đã thực hiện đầu tư cải tạo và xây dựng mới Nhà máy sản xuất tre công nghiệp

có quy mô lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam với công suất tối đa 120,000 m3/năm

Trang 8

đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, trên diện tích 9ha tại Cụm Công nghiệp Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.

Với tầm nhìn: “Trở thành nhà máy sản xuất tre công nghiệp hiện đại, cạnh tranh nhất với các sản phẩm tre công nghiệp chất lượng cao và thân thiện môi trường” và

sứ mệnh “Nâng cao sức khoẻ của con người và Trái đất” BWG đã thực hiện tốt việc phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu xanh thân thiện môi trường và phát triển rừng tre luồng tại khu vực Tây Bắc; giúp xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững cho đồng bào vùng núi Tây Bắc

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các thời kỳ

- Ngày 26/9/2014: CTCP BWG Mai Châu được thành lập

- Giai đoạn 2014 – 2018: Sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng cho các đối tác như IKEA, Lowe’s, Daewoo,… với doanh thu nhỏ, tỷ lệ cạnh tranh cao

- Giai đoạn 2019 – nay: Chuyển hướng sản xuất chuyên môn hóa và cung cấp mặt hàng dạng phôi tre công nghiệp với kích thước tiêu chuẩn hoá

1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

BWG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tre công nghiệp, nội ngoại thất, Trong đó các sản phẩm thế mạnh và chủ lực của nhà máy là các sản phẩm phôi tre ép công nghiệp (tấm tre ghép thanh, ván tre ép), đồ gia dụng và các sản phẩm tre phục vụ các ngành công nghiệp tiêu biểu như tấm lót đường, ván sàn xe tải,…

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự của công ty CP BWG Mai Châu

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Sơ đồ tổ chức của Công ty được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty

Trang 9

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty năm 2023

Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty CP BWG Mai Châu năm 2023

Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên và giữ chức

vụ cao nhất là Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Trí Thiện Ông Nguyễn Công Khải là Giám đốc Công ty, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Cơ cấu tổ chức nhân sự được phân theo chức năng được quản lý và điều hành chặt chẽ theo mô hình thông tin hai chiều tương tác hợp lý cho phép công việc được triển khai đúng mục tiêu, đúng người, đúng việc

Cụ thể:

Phòng Hành chính và Nhân sự thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, xây dựng quy chế lương và thực hiện các chế độ cho người lao động Phòng Tài chính Kế toán đảm bảo việc hạch toán sổ sách phản ánh kịp thời, trung thực, lập

và gửi đúng hạn báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan khác Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Vật tư thực hiện chức năng tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản kế hoạch – kinh doanh, theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua vật tư, hàng hóa, đảm bảo quá trình mua hàng được thực hiện đúng với các quy định của công ty

Trang 10

Khối sản xuất thực hiện chức năng sản xuất sản phẩm hàng hoá theo kế hoạch sản lượng, chất lượng theo đúng quy định của công ty và của pháp luật Đồng thời, quản

lý cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả lao động, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về sản lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh lao động, PCCC và bảo vệ môi trường theo kế hoạch công ty đã giao và pháp luật của nhà nước

1.3.2 Đặc điểm nhân sự

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2023, tổng số lao động trong công ty là 378 người,

cơ cấu nguồn lao động của Công ty được phân chia như sau:

Bảng 1.2 Đặc điểm nhân sự của Công ty năm 2022

I Theo trình độ chuyên môn 378 100

IV Phân theo vùng miền 378 100

Lao động địa phương (vùng Tây

Bắc)

Nguồn: Báo cáo bán niên Công ty CP BWG Mai Châu 2021

Các đặc điểm lao động của BWG Mai Châu có thể được phân tích như sau:

- Theo trình độ chuyên môn:

Phần lớn lao động tại BWG là công nhân có trình độ phổ thông, làm việc trong nhà máy, phục vụ hoạt động sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm thao tác chế biến, gia công và đóng gói sản phẩm 23,54% lao động có trình độ Đại học trở lên là

Trang 11

những người đóng vai trò quản lý chiến lược kinh doanh, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, quản lý chất lượng và xuất khẩu Các lao động trình

độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 5,3%, đảm nhận các công việc kỹ thuật, giám sát quy trình, kiểm tra chất lượng, và hỗ trợ quản lý

- Phân theo độ tuổi:

2 nhóm tuổi chủ yếu có tỷ lệ lao động không chênh lệch quá nhiều, trong đó, nhóm 18-30 tuổi (với 42,33%) - nhóm người trẻ có động lực và năng lượng để tham gia vào quá trình sản xuất và phát triển công ty Nhóm 30 – 45 tuổi với tỷ lệ cao hơn (57.67%)

- Nhóm người có kinh nghiệm và ổn định trong công việc, có thể đảm nhận các vị trí quản lý hoặc chuyên môn (như kế toán, ) hoặc các công đoạn yêu cầu thâm niên cao trong nhà máy

- Phân theo giới tính:

Có thể thấy nam giới chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của công ty, có thể phản ánh sự ưu tiên tuyển dụng lao động nam trong ngành công nghiệp này Số lao động nam sẽ làm công việc cần nhiều sức lực như: công nhân vận hành máy móc, công nhân lắp ráp, kỹ sư, khai thác tre, luồng

- Phân theo vùng miền:

Hơn 80% lao động của BWG là các công nhân địa phương (Mai châu, Hoà Bình) Điều này thể hiện sự ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương để tạo thuận lợi trong việc quản lý và phát triển quỹ lao động trong khu vực đồng thời góp phần thực hiện

sứ mệnh an sinh xã hội của công ty đó là tạo công ăn việc làm cho bà con ở vùng trồng nguyên liệu

Tóm lại, có thể thấy, cơ cấu lao động trên là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản

xuất, kinh doanh của công ty đồng thời đáp ứng được cả số lượng và chất lượng lao động tương ứng với từng phòng ban và chức vụ cụ thể

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Công ty có hai địa điểm văn phòng - đặt tại địa chỉ văn phòng của công ty mẹ (Hà Đông, Hà Nội) và văn phòng được xây dựng tại trụ sở chính nhà máy BWG (Mai Châu, Hòa Bình) Sự bố trí, sắp xếp này là hoàn toàn hợp lý về vị trí địa lý, giúp cho quá trình giao dịch, đàm phán với đối tác thuận lợi Việc đặt nhà máy ngay tại vùng

Trang 12

trồng nguyên liệu cũng giúp thuận lợi hoá quá trình khai thác và di chuyển, giảm hao phí sức lao động và đảm bảo sản xuất liên tục

Tổng diện tích hệ thống kho bãi, nhà xưởng của công ty rộng 9 ha, quy mô vùng nguyên liệu tre, luồng với tổng diện tích trên 20.000 ha trồng thông thường và trên 10.000 ha trồng năng suất cao đạt Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC) năm 2019 Ngoài ra, BWG đã xây dựng và ban hành áp dụng bộ tiêu chuẩn, quy trình sản xuất

và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế và ISO 9001:2015

Bảng 1.3 Một số máy móc chính

Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty năm 2023

1.5 Tình hình tài chính của Công ty CP BWG Mai Châu

1.5.1 Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021 – 2023

Đơn vị: VND

Trang 13

DANH MỤC 2021 2022 2023

Vốn chủ sở hữu 213.790.743.553 202.830.397.326 194.810.313.293

Nợ phải trả 134.001.401.299 131.794.828.567 122.365.825.023 Tổng nguồn vốn 347.792.144.852 334.625.245.893 320.176.138.316

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2021,2022,2023

Mặc dù khoản nợ phải trả giai đoạn 2020-2021 có xu hướng giảm thể hiện khả năng thanh toán của BWG đang có chuyển biến tích cực Tuy nhiên, thực tế, tính đến thời điểm 31/12/2023 giá trị khoản nợ ngân hàng Agribank là 122.365.825.023 đồng Trong đó, dư nợ gốc 123.504.289.220 đồng, dư nợ lãi 8.290.539.347 đồng và trước

đó đã bị phát mại vào T4/2021 Theo thông tin từ phía lãnh đạo Công ty, khoản nợ của BWG Mai Châu phát sinh là vay để đầu tư, xây dựng nhà máy và bổ sung vốn lưu động Việc đầu tư không hiệu quả một số dây chuyền sản xuất sản phẩm cuối cùng như copha tre, nội thất, BWG Mai Châu phải chuyển hướng sang sản xuất dạng phôi tre và tấm tre

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2021,2022,2023

Trang 14

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN BWG MAI CHÂU 2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP BWG Mai Châu

2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ chốt

Giai đoạn 2022-2023, công ty thực hiện tái cơ cấu tập trung chuyên môn hoá sản xuất và cung cấp vật liệu phôi tre ép công nghiệp với kích thước tiêu chuẩn hoá cho doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển thành các sản phẩm cuối (đồ nội thất,

đồ gia dụng và sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp )

Các đối tác trong nước: New Bamboo, Bamboo Kids,

Các đối tác nước ngoài: Crocodile, MITRE, Forest Products Disttributor,…

Trong đó, các sản phẩm ép khối (ép cán dập) chiếm tỷ trọng lớn do tối ưu được nguyên liệu đầu vào, tận dụng tốt lợi thế so sánh của tre luồng Việt Nam Về nguyên

lý, tre ép khối được tạo ra từ sử dụng sợi tre gắn kết bằng keo chuyên dụng và ép dưới

áp lực cao tạo ra thành phẩm có khả năng thay thế hoàn toàn gỗ tự nhiên đang bị khai thác cạn kiệt và các vật liệu tre ép khối nhập khẩu từ Trung Quốc do tre luồng Việt Nam có khả năng chịu lực, chịu tải và độ bền cao, thích hợp sử dụng trong công nghiệp xây dựng Trong khi các sản phẩm ép thanh (chủ yếu dùng cho đồ nội thất) rất khó cạnh tranh được với Trung Quốc do hạn chế về mặt thẩm mỹ

Một trong các sản phẩm ép khối xuất khẩu chủ đạo là sản phẩm tấm lót đường sang thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ (Canada)

2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty giai đoạn

`Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023

Trang 15

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 493.798.251 2.072.853.404 1.048.730.493 Chí phí tài chính 16.549.658.009 8.357.228.364 8.290.539.347

Chi phí bán hàng 2.501.101.505 2.761.296.605 2.845.692.174 Chi phí quản lý

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính công ty các năm 2020, 2021, 2022

Năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của BWG đạt hơn 47,5 tỷ,

trong đó doanh thu từ tấm lót đường chiếm hơn 50% cơ cấu doanh thu, các mặt hàng chủ yếu khác bao gồm phôi tre, mặt bàn, thớt tre

Giai đoạn 2021-2023, doanh thu tăng giảm không ổn định, tăng từ 47,5 tỷ (2021)

lên 59,2 tỷ (2021) với tốc độ tăng trưởng 24,53% do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Tuy nhiên sang năm 2023 lại suy giảm trầm trọng xuống còn 35.632.148.421 (tăng trưởng âm 39,77% so với 2022)

Đáng chú ý rằng, trong cả giai đoạn này, chi phí sản xuất và vận hành quá cao

(110-120% doanh thu) dẫn đến việc lợi nhuận âm trong cả giai đoạn và có xu hướng suy giảm trầm trọng hơn Trong đó giá vốn và chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu chi phí

Tóm lại, trong giai đoạn 2021-2023, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát và thắt chặt tiêu dùng đã khiến tình hình kinh doanh của BWG tiến triển không mấy khả quan, đặc biệt là năm 2023 Việc làm sao

có thể tối ưu hoá chi phí sản xuất kinh doanh vẫn là một bài toán nan giải

2.2 Hoạt động xuất khẩu của CTCP BWG Mai Châu giai đoạn 2021-2023

Trung bình, doanh thu từ xuất khẩu đang chiếm từ 60-70% tổng cơ cấu doanh thu của BWG Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là sản phẩm làm

từ tre ép khối (tấm lót đường, ván sàn, )

Trang 16

Mục tiêu của BWG là có thể tăng doanh thu từ xuất khẩu lên khoảng 80% để có thể tối ưu tốt chi phí sản xuất do các đơn hàng xuất khẩu thường có tỷ lệ mặt ép khối lớn hơn, mà các mặt hàng này lại tối ưu tốt nguyên liệu đầu vào

2.2.1 Các mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng

Do tính ứng dụng rất rộng trên tất cả các ngành công nghiệp và dân dụng nên sản phẩm tre ép khối có thị trường rất lớn trên toàn thế giới Tổng nhu cầu trên thế giới ước tính khoảng 50 tỷ USD mỗi năm Riêng ngành năng lượng Bắc Mỹ mỗi năm cần mua tấm lót đường giá trị 535 triệu USD (nguồn SmartMat) Mục tiêu của BWG trong vòng 10 năm tới sẽ đạt được 5% thị phần, tương ứng với 2,5 tỷ USD

Trong khi đó, biên độ lợi nhuận của tấm tre ép thanh ở mức trung bình do phải cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc cả về giá cả lẫn chất lượng

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính giai đoạn 2021-2023

Tỷ trọng

Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2021, 2022, 2023

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 35,8 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh

thu từ các mặt hàng sản xuất Trong đó, các mặt hàng ép khối chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 57,67%)

Giai đoạn 2021-2022, kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể do khủng hoảng kinh tế

toàn cầu Cơ cấu doanh thu giữa xuất khẩu và nội địa cũng gần như trở về mức

50-50 Tăng trưởng của doanh thu từ các mặt hàng ép thanh và ép khối cũng suy giảm theo, lần lượt là -24,88% và 15,96%

Ngày đăng: 16/04/2024, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN