1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn nguồn nhân lực lớp

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Câu Hỏi Ôn Tập
Thể loại Tài Liệu Ôn Tập
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 111,45 KB

Nội dung

Bộ máy hành chính nhà nước là tổng hợp hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm

Trang 1

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Phân tích tầm quan trọng của nguồn nhân lực hành chính?- Nghĩa

Sự phát triển của xã hội loài người được qui định bởi hai mối quan

hệ Thứ nhất, là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quátrình sản xuất Trong đó, yếu tố con người giữ vai trò quyết định, nóquyết định sự ra đời, vận động và phát triển của tư liệu sản xuất, trực tiếp

là công cụ lao động Thứ hai, là mối quan hệ giữa con người với conngười trong quá trình sản xuất Chính sự kết hợp, ảnh hưởng, tác độngqua lại lẫn nhau của hai mối quan hệ này là nguyên nhân đầu tiên vàquyết định làm cho xã hội chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội nàysang hình thái kinh tế xã hội khác với trình độ cao hơn Với tư cách làmột thực thể xã hội, con người bằng hoạt động thực tiễn của mình tácđộng vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vậnđộng và phát triển của xã hội Trong mỗi giai đoạn phát triển xã hội, yếu

tố con người luôn giữ vai trò đặt biệt quan trọng, nó là nhân tố quyếtđịnh, chi phối đến mọi hoạt động, mọi quan hệ và mọi sự phát triển của

xã hội loài người

Thứ nhất, Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước được thành lập nhằm thực hiện chức năng nhiệm

vụ của nhà nước Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, bất cứnhà nước nào cũng cần phải có hoạt động ban hành luật (hoạt động của cơquan lập pháp); thực thi pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống(hoạt đông của cơ quan hành pháp) và giữ gìn, bảo vệ pháp luật (hoạtđộng của cơ quan tư pháp) Trong bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính là

bộ phận chủ lực của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất cácmặt đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước Bộ máyhành chính nhà nước là tổng hợp hệ thống các cơ quan nhà nước được tổchức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một

cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý của Nhànước

Như vậy, một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực khu vực cônglàm việc trong các cơ quan quản lý của bộ máy nhà nước Hoạt động thực

Trang 2

hiệu quả hoạt động của cả bộ máy nhà nước Họ là những người hoạchđịnh, thực thi các chính sách, quyết định của nhà nước, là yếu tố quyếtđịnh thành bại của các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác Nănglực cán bộ, công chức, tinh thần làm việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả công tác, hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

Để đạt được mục tiêu xây dựng bộ máy nhà nước hiện đại, hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả, hầu hết các nước đều khẳng định vai trò củacon người, mà cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định

sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và cải cách bộ máynhà nước

Thứ hai, Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách hành chính

Cải cách hành chính là những thay đổi diễn ra trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảtrong quản lý hành chính nhà nước Ở bất cứ quốc gia nào không thể nóitới phát triển kinh tế nếu như không có một nền hành chính hoạt độnghiệu quả Chính vì vậy, cải cách hành chính ngày nay đang diễn ra mangbình diện toàn cầu Mặc dù các lý do để tiến hành cải cách không giốngnhau hoàn toàn nhưng có thể nhận thấy cải cách hành chính hiện nay đangdiễn ra trên bình diện toàn cầu Phạm vi, hình thức và các biện pháp thựchiện cải cách cũng rất đa dạng Một số nước tập trung vào cải cách một sốlĩnh vực nhất định trong khi các nước khác lại thực hiện cải cách với quy

mô lớn và phạm vi rộng hơn

Cải cách hành chính làm cho chức năng của Nhà nước thay đổi, tậptrung nhiều hơn vào hoạt động quản lý vĩ mô Cùng với đó là yêu cầu củangười dân ngày càng cao hơn và phức tạp hơn đối với các cơ quan hànhchính nhà nước Điều này đòi hòi cán bộ, công chức phải có phẩm chất,năng lực làm việc tốt và có động cơ làm việc tích cực phù hợp với nhu cầu

và nguyện vọng của người dân;

Ở nước ta, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi kháchquan của thực tế để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế, đồng thời xâydựng được những điều kiện cần thiết để có thể tận dụng được mọi cơ hộicủa hội nhập và toàn cầu hóa cho việc phát triển kinh tế, xây dựng một hệthống hành chính tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước thật

Trang 3

sự là “của dân, do dân, vì dân” Sự vận hành nền kinh tế theo các quy luậtcủa thị trường sẽ tác động sâu sắc và đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽvai trò, chức năng của Nhà nước nói chung và của nền hành chính nhànước nói riêng, đòi hỏi phải chuyển mạnh từ nền hành chính "cai trị" sangnền hành chính “phục vụ”, xóa bỏ triệt để cơ chế “xin - cho”, phải khắcphục sự can thiệp trực tiếp, tuỳ tiện vào các hoạt động của doanh nghiệp,phải tôn trọng và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong mọihoạt động kinh tế - xã hội; Kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước và nềnhành chính phải thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế đất nước,phải đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra “sânchơi”, “luật chơi” phù hợp với quy luật của thị trường và thực hiện tốt vaitrò của người “trọng tài” khách quan, công bằng trong việc kiểm tra, kiểmsoát việc chấp hành pháp luật, chính sách của các chủ thể tham gia cáchoạt động kinh tế - xã hội.

Để đạt được những điều đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ,công chức có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu để thực hiện

Thực tiễn trong những năm đổi mới và cải cách hành chính ở ViệtNam, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức là một nội dung cơ bản quan trọng bên cạnh các nội dung cải cáchthể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách tài chínhcông

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011

- 2020 đã xác định mục tiêu cải cách hành chính với trọng tâm là xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Hiệu lực và hiệuquả quản lý của bộ máy Nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nóiriêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suấtcông tác của đội ngũ cán bộ, công chức, tức là quyết định bởi con người.Công chức nhà nước được đào tạo nghiêm túc, có đủ phẩm chất, năng lực

là yếu tố có tính quyết định trong cải cách hành chính đạt kết quả, đáp ứngyêu cầu phát triển đất nước

Thứ ba, Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước là lực lượng quan trọng giúp gia tăng khả năng thích ứng của nền hành chính nhà nước trước những biến động do môi trường mang lại

Ngày nay, thế giới phải đối diện với nhiều khó khăn hơn Các yếu tốmôi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và ở phạm

Trang 4

vi khu vực và quốc tế nhanh hơn, mạnh hơn và khó dự đoán hơn Bộ máynhà nước ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạphơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia màcòn ở phạm vi quốc tế Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủnghoảng kinh tế đang diễn ra trên quy mô toàn cầu trong những năm quacũng có những tác động không nhỏ tới nền kinh tế của các quốc gia Đâycũng là thách thức đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua đượcthách thức đó đòi hỏi tổ chức và hoạt động của khu vực công nói chung vàhành chính nhà nước nói riêng phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tíchcực hơn nữa Trong thực tế, các chính sách được áp dụng trong cài cáchhành chính vừa qua ở nhiều nước trên thế giới đã nhấn mạnh đến vai tròcủa khu vực tư, của thị trường nhưng những gì diễn ra trong thập kỷ vừaqua cũng đã cho thấy những hạn chế nhất định của những chính sách đó.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đã đặt ra câu hỏi về những triểnvọng do các chính sách này mang lại Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phi quychế hóa trong lĩnh vực nhà ở, tài chính và ngân hàng là một trong nhữngyếu tố tạo điều kiện cho khủng hoảng diễn ra trong thời gian qua Nhữnggiải pháp mà các nước đưa ra để đối phó với khủng hoảng trong mấy nămqua thực ra lại là những giải pháp tăng cường vai trò của cơ quan trong bộmáy hành chính nhà nước Theo đó, mức độ chi tiêu và quy mô của Chínhphủ tăng lên.

Sự gia tăng vai trò của chính phủ được coi là một cách thức hiệu quả

để giải quyết những thảm họa kinh tế do phi quy chế hóa từ những chínhsách nhấn mạnh vào vai trò của khu vực tư nhân mang lại Điều này chothấy cần phải nhận thức được tầm quan trọng của khu vực công, củaChính phủ trong thời kỳ cải cách hành chính tiếp theo Khu vực công phảiđóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nền tảng cơ bản để xã hộiphát triển Nói cách khác, xã hội chỉ có thể phát triển dựa trên những nềntảng vững chắc do khu vực công tạo ra Điều này đòi hỏi phải có một độingũ cán bộ, công chức có đủ năng lực để có thể ứng phó với những khókhăn, thách thức phức tạp đang diễn ra

Thứ tư, Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ công

Dịch vụ công là những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu cơ bản, thiếtyếu của xã hội Ở Việt Nam, dịch vụ công bao gồm dịch vụ công ích nhưcung cấp nước sạch, điện, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường, ;

Trang 5

dịch vụ sự nghiệp công: giáo dục, đào tạo, y tế chăm sóc sức khoẻ, vănhóa, thể dục thể thao, khoa học,...; dịch vụ hành chính công: liên quan đếnthực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước như hoạt động thẩm định hồ

sơ, ký phê duyệt, tổ chức cho đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất,

Cùng với xu thế xã hội hóa các dịch vụ công, chủ thể cung cấp củadịch vụ công không chỉ bao gồm các tổ chức của nhà nước mà còn gồmcác tổ chức xã hội, các tổ chức tư nhân, hoặc cá nhân, nhưng Nhà nướcphải chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng của các dịch vụ công Nhànước không chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm và dịch

vụ công do mình trực tiếp cung cấp mà còn phải đảm bảo rằng các dịch vụcông do các chủ thể khác cung cấp phải đáp ứng được yêu cầu về chấtlượng thông qua hệ thống các quy định, các chính sách được ban hành.Trong xu thế cải cách khu vực công, công dân được coi là “khách hàng”của các tổ chức nhà nước Công dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ củamình với Nhà nước nhưng cũng có quyền đòi hỏi nhà nước thực hiện cácnghĩa vụ của mình Do đó, các tổ chức công cần phải nỗ lực rất nhiều đểcác dịch vụ do mình trực tiếp cung cấp hay được cung cấp bởi các chủ thểkhác đảm bảo chất lượng

Ở Việt Nam, để đạt đươc những mục tiêu cải cách hành chính đãđược xác định trong Nghị quyết số 30c/2001/NĐ-CP ngày 8/11/2011,Chính Phủ đã nhấn mạnh một trong 3 trọng tâm cơ bản của chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là nâng caochất lượng dịch vụ công Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủnăng lực, trình độ và phẩm chất, thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, làyếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu đó

Thứ năm, Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế

Hiện nay, hội nhập quốc tế trở thành một xu thế khách quan khôngthể đảo ngược Hội nhập quốc tế cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhưngcũng nhiều thách thức cho các quốc gia Một trong những thách thức đặt

ra đó là chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức là yêu cầu số một Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làmột hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi phápluật Chính đội ngũ này đã tham mưu cho các cơ quan chức năng đề ra các

Trang 6

trương, chính sách đó Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới như tuânthủ luật pháp, cam kết quốc tế, các cơ chế, hiệp định, thông lệ quốc tế,tranh chấp thương mại, sở hữu công nghiệp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ,công chức phải am hiểu, phải có năng lực để tham mưu, tổ chức triểnkhai, thực hiện những nội dung mới.

Ở Việt Nam, với việc gia nhập tổ chức WTO, hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện Trongđiều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo lậpđồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệchung của thế giới; phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ,năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để có thể hòa nhập vào cộngđồng quốc tế, cộng đồng khu vực, trong khi Việt Nam đang ở một khoảngcách khá xa so với thế giới Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực nóichung và nguồn nhân lực hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm,khâu đột phá có tính chiến lược lâu dài trước xu thế hội nhập

Trang 7

Câu 2: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực hành chính?- Hằng

Sự phát triển của xã hội loài người được qui định bởi hai mối quan

hệ Thứ nhất, là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quátrình sản xuất Trong đó, yếu tố con người giữ vai trò quyết định, nóquyết định sự ra đời, vận động và phát triển của tư liệu sản xuất, trực tiếp

là công cụ lao động Thứ hai, là mối quan hệ giữa con người với conngười trong quá trình sản xuất Chính sự kết hợp, ảnh hưởng, tác độngqua lại lẫn nhau của hai mối quan hệ này là nguyên nhân đầu tiên vàquyết định làm cho xã hội chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội nàysang hình thái kinh tế xã hội khác với trình độ cao hơn

Về nguyên tắc chung, nguồn nhân lực của các tổ chức nhà nước nóichung và hành chính nhà nước nói riêng đều giống với những vấn đề đãđược xem xét về nguồn nhân lực của một tổ chức Tuy nhiện, mỗi một tổchức có những đặc trưng, đặc điểm khác nhau về quyền lực; về chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn mà tổ chức đó có nên khi xem xét nguồnnhân lực trong một tổ chức cụ thể, ngoài những vấn đề mang tính lý luậnchung về nguồn nhân lực cần xem xét đặc điểm của tổ chức để cụ thể hóathành các nội dung mang tính đặc trưng

Tổ chức nhà nước và các yếu tố cấu thành nên tổ chức nhà nước (bộmáy nhà nước) bao gồm các tổ chức hành chính nhà nước có những nétđặc trưng mà các tổ chức khác không có Do đó, khi xem xét nguồn nhânlực của tổ chức nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng cầngắn liền với quá trình hinh thành phát triển của tổ chức nhà nước đểnghiên cứu

Nguồn nhân lực của hành chính nhà nước nằm trong tổng thể nguồnnhân lực của nhà nước nói chung Do đó, quá trình hình thành và pháttriển nguồn nhân lực hành chính nhà nước gắn liền với sự hình thành vàphát triển nguồn nhân lực của nhà nước

Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan nhànước nói chung và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nói riênggắn liền với sự ra đời của nhà nựởc độc lập của quốc gia

* Những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực hành chính nhà nước

Trang 8

Thứ nhất, nguồn nhân lực phải đáp ứng đòi hỏi việc làm mang tính đặc trưng riêng (đặc trưng liên quan đến việc làm)

Việc làm trong khu vực nhà nước nói chung và trong hệ thống các

cơ quan thực thi quyền hành pháp nói riêng (hành chính nhà nước) mang

tính đặc trưng riêng.

Về nguyên tắc, hệ thống việc làm trong khu vực nhà nước chiathành hai nhóm tương ứng với hai chức năng cơ bản của các tổ chức nhànước là:

- Công việc liên quan đến hoạt động quản lý;

- Các công việc gắn liền với các hoạt động cung cấp dịch vụ (công) Nhóm công việc thứ nhất đòi hỏi rất đặc biệt về nguồn nhân lực cho

nó Đây là những loại công việc thực thi liên quan đến việc sử dụng quyền

lực nhà nước và các nguồn lực khác của nhà nước Bên cạnh tính chuyên

môn, nghề nghiệp thì tính chính trị trong việc lựa chọn nguồn nhân lựccũng rất đặc biệt và đây cũng chính là điểm khác nhau về công việc giữacác cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước so với các tổ chức khu vực

tư nhân

Nhóm công việc thứ 2 mang tính chất hoạt động cung cấp nhiều loạidịch vụ (công) khác nhau Các loại dịch vụ công này được chia thành một

số nhóm:

- Những loại dịch vụ mang tính chất độc quyền của nhà nước không

có ai có thể đảm nhận được Với loại dịch vụ này, tính chuyên môn vàtính chinh trị xen lẫn nhau làm cho công việc của nó mamg tính độc quyền

và nguồn nhân lực để đáp ứng đòi hỏi này cùng khác với nguồn nhân lựcnói chung Họ không bị ai cạnh tranh và do đó hoạt động sẽ theo “cáchcủa nhà nước”

- Loại dịch vụ khu vực bên ngoài có thể cung cấp nếu như nhà nước

hỗ trợ một phần kinh phí hoặc có những chế độ chính sách khác Hiệnnay loại dịch vụ này cũng do nhà nước đảm nhận nhưng chịu tác độngcạnh của việc làm và do đó nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng bẳt

Trang 9

này mang tính cạnh tranh cao Việc làm và nguồn nhân lực trong trườnghợp này đòi hỏi phải cạnh tranh với khu vực tư nên cũng phải tuân theonhững nét đặc trưng về nguồn nhân lực

Ví dụ: dịch vụ công chứng

Thứ hai, những đặc trưng liên quan đến việc quy định của nhà

nước liên quan đến sử dụng nguồn nhân lực (quy trình, chu trình, thủ

tục).

Công việc trong khu vực nhà nước thường mang tính cứng nhắcthông qua những quy định mang tính pháp lý rất cao Các quy trình, thủtục để thực thi công việc do các cơ quan nhà nước đảm nhận ít mang tínhlinh hoạt

Công việc như vậy đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải tuân thủ theonhững quy định máy móc đó

Tính linh hoạt kém hơn so với khu vực tư và khi cần có một sự thayđổi, đòi hỏi một quy trình thay đổi phức tạp

Thứ ba, những đặc trưng liên qnan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động (nguồn nhân lực nhà nước và nguồn nhân lực hành chính nhà nước) làm việc cho nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng

Người lao động làm việc cho các cờ quan nhà nước nói chung vàhành chính nhà nước nói riêng, về nguyên tắc cũng là những ngừời laođộng làm việc cho một tổ chức Do đó, quyền lợi và nghĩa vụ của ngườilao động được xác định trên cơ sở của pháp luật lao động Các nước đều

có văn bản pháp luật về lao động nhằm bảo về người lao động và người sửdụng lạo động thông qụa việc quy định quyền và quyền lợi (của người laođộng) và nghĩa vụ của họ, bên cạnh quy định quyền và nghĩa vụ người sửdụng lạo động

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, bên cạnh các quy định quyền,quyền lợi và nghĩa vụ theo pháp luật lao động, do tính chất đặc biệt củahoạt động của nhà nước và công việc mà người lao động làm việc cho nhànước đảm nhận, nhà nước quy định mang tính “đặc thù” về quyền vànghĩa vụ của lực lượng lao động (nguồn nhân lực) của chính mình Đâycũng là những cơ sở để xác lập quan hệ giữa người lao động làm việc chonhà nước với nhà nước

Trang 10

Quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc cho nhànước thường được quy định trong các văn bản pháp luật về công vụ, côngchức Ngoài những điều mang tính nghĩa vụ chung, do tính đặc trưng củahoạt động nhà nước nên nhà nước thường bắt buộc người làm việc chomình phải hạn chế một số quyền nhất định Đó là những quy định “khôngđược làm” Nước nào trên giới cũng quy định các “điều hạn chế đó”.

Thứ tư, một số đặc trưng khác

Các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan quản lýhành chính nhà nước nói riêng hoạt động trên những nguyên tắc khác vớihoạt động của các tổ chức khác Do đặc điểm đó, người lao động làm việctrong các quan quản lý hành chính nhà nước được quy định dựa trên nhiềuloại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

Một số nước không đưa ra những quy định riêng đối với nhữngngười lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước Tất cả họđều chịu sự tác động chung của Bộ luật lao động Một số quy tắc, quy chếriêng của từng tổ chức, từng cơ quan do những văn bản của cơ quan quyđịnh

Một số nước, bên cạnh Bộ lụât lao động, còn có một số luật riêngđiều tiết hoạt động của người lao động làm việc trong các cơ quan quản lýchính nhà nước

tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách tài chính công

Trang 11

Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước là lực lượng quantrọng giúp gia tăng khả năng thích ứng của nền hành chính nhà nước trướcnhững biến động do môi trường mang lại.

Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước đóng vai trò quantrọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ công, trong hội nhập quốc tế.Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh”

Cách 2:

Ở Việt Nam, với việc gia nhập tổ chức WTO, hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện

Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi phảinhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chínhphù hợp với thông lệ chung của thế giới; phải đổi mới tổ chức bộ máy vànâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để có thểhòa nhập vào cộng đồng quốc tế, cộng đồng khu vực, trong khi Việt Namđang ở một khoảng cách khá xa so với thế giới

Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lựchành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá có tính chiếnlược lâu dài trước xu thế hội nhập

Trang 12

Câu 3: Trình bày nội dung chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực hành chính?- Trang.

Xét trên nguyên tắc chung đang được nhiều tổ chức xem xét, nộidung quản lý nguồn nhân lực có thể xuất phát từ vị trí cộng việc mà ngườilao động trong tổ chức phải đảm nhận và tất cả những yêu cầu, đòi hỏi (từ

cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động) được thiết lậpnhằm hướng đến thực thi công việc đạt được mục tiêu cũng chính là đạtđược mục tiêu cùa tổ chức

Và trên cơ sơ đó, những vấn đề liên quan đến đưa người lao động đủđiều kiện vào các vị trí; sử dụng họ nhằm khai thác lợi thế của họ phục vụcho mục tiêu của tổ chức đến việc đưa họ ra khỏi tổ chức đều là nhữngcông việc (những nội dung) của quản lý nguồn nhân lực

Trong xu thế chung của sự phát triển, hoạt động quản lý nguồn nhânlực phải đối đầu với nhiều thách thức và do đó tính chuyên nghiệp hoángày càng cao Nhiều hoạt động quản lý nguồn nhân lực đã được chuyênmôn hoá giống như các hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanhđược phân công cho từng bộ phận cụ thể Hoạt động quản lý nguồn nhânlực càng ngày càng liên hệ với nhiều nội dung của xây dựng tổ chức cũngnhư bố trí nhân sự cho tổ chức Không có một cách tiếp cận thống nhấtchung về nội dung quản lý nguồn nhân lực Tuy nhiên, có thể xem xét một

số điểm mang đặc trưng chung cho nội dung quản lý nguồn nhân lực Đólà:

Một là, Phân tích và thiết kế công việc trong tổ chức (vị trí công việc) Đây là quá trình thu thập, phân tích và sắp xếp một cách hệ thống

thông tin về đặc điểm một công việc cụ thể Phân tích công việc là công

cụ cơ sở cho thiết lập hệ thống chọn lựa, chương trình huấn luyện và đảmbảo rằng hệ thống đánh giá và thù lao được xây dựng trên cơ sở nhu cầucông việc

Bước tiếp theo của các lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực là đảm bảonguồn nhân lực, đó là các hoạt động tuyển mộ ứng viên, đánh giá và lựachọn các ứng viên tốt nhất; thiết lập và triển khai các chương trình đào tạo

Trang 13

tổ chức Quá trình hoạch định bao gồm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực vàphát triển các chương trình nhằm đảm bảo sẵn sàng về số lượng và chấtlượng về nguồn nhân lực cho tổ chức ở đúng nơi và vào đúng lúc Quản lýmột tổ chức phụ thuộc vào các tình huống có thể có trong tương lai về nhucầu nguồn nhân lực, yếu tố nhân khẩu học, tình hình nền kinh tế, sự thayđổi về công nghệ, mức thành công của tuyển dụng, xác lập lại mục tiêuhay tình huống của chiến lược công ty.

Ba là, Tuyển dụng nguồn nhân lực Đây là quá trình bổ sung người

vào các vị trí còn trống trong tổ chức Trong đó có: Tuyển chọn và sửdụng nhân viên (người lao động) phù hợp cho yêu cầu công việc của tổchức

Nhiệm vụ của tuyển mộ là xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút cácứng viên thích hợp cho tổ chức Các yêu cầu về sự công bằng và dân chủtrong việc lựa chọn các ứng viên ngày càng được chú trọng, làm cho quytrình lựa chọn nhân viên ngày càng trở nên chặt chẽ, hợp lý

Quá trình lựa chọn gồm một số bước quan trọng Đầu tiên đó là việcxác định nhu cầu các vị trí mới và xác định những kỹ năng nào cần thiết

để thực hiện công việc hữu hiệu Xác định được các năng lực và khả năngcần thiết, các quản trị viên nguồn nhân lực sẽ dễ dàng thiết lập nhiều chiếnlược tuyển mộ khác nhau Quy trình xem xét và đánh giá để lựa chọn ứngviên có thể gồm có việc điền phiếu thông tin ứng viên, phỏng vấn, kiểmtra năng lực

Tuyển dụng nguồn nhân lực cần chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ sốlượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của tổ chức Đểtuyển được đúng người cho đúng việc, tổ chức phải căn cứ vào kế hoạchsản xuất, lao động và thực trạng sử dụng nhân viên trong tổ chức nhằmxác định được những công việc nào cần tuyển thêm người Nội dungtuyển dụng thường có các hoạt động: Hoạch định nguồn nhân lực, phântích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý cácthông tin về nguồn nhân lực của tổ chức

Thu hút nguồn nhân lực nhằm đảm bảo có đủ số lượng nhân sự vớichuyên môn, trình độ và phẩm chất phù hợp cho yêu cầu công việc của tổchức

Trong quá trình hoạt động tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực

Trang 14

đây là một phương pháp tuyển dụng có tác dụng tích cực, giúp chọn đượcnhững ứng viên tốt, phù hợp nhất cho yêu cầu công việc của tổ chức

Bốn là, Sử dụng nguồn nhân lực (bố trí nhân sự, đề bạt, thuyên chuyển và sa thải, duy trì.v.v.)

Duy trì và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, nhất là nguồn nhânlực hiện có tại tổ chức sẽ kích thích hoặc động viên, phát triển các mốiquan hệ lao động gắn bó, đoàn kết tốt trong mỗi tổ chức Cần áp dụng cácbiện pháp như: mạnh dạn giao cho nhân viên dưới quyền các công việc cótính thử thách để luyện bản lĩnh và năng lực; đánh giá đúng năng lực nhânviên; trả lương phù hợp (nếu được thì trả lương cao để động viên nhiệttình công tác) và công bằng; kịp thời khen thưởng các cá nhân cần cùtrong công việc, có sáng kiến mới, cải tiến kỹ thuật, có nhiều đóng góplàm tăng hiệu quả hoạt động hoặc tăng uy tín cho tổ chức

Năm là, Đào tạo, tái đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự.

Chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viêntrong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thànhtốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối

đa các năng lực cá nhân

Đào tạo và phát triển có thể được triển khai một cách chính haykhông chính thức nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyênmôn của nhân viên để đảm bảo cho tập thể người lao động trong tổ chức

có được kỹ năng, trình độ lành nghề, cần thiết cho yêu cầu hoàn thànhnhiệm vụ được phân công, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên được pháthuy tối đa các năng lực cá nhân

Các chương trình hướng nghiệp và đào tạo nhân viên của tổ chứcgiúp cho nhà quản lí xác định cụ thể được năng lực thực tế của nhân viên;tạo điều kiện giúp nhân viên mới làm quen với công việc của tổ chức, cònnhân viên cũ thì được chuyên môn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn,kiến thức chiều sâu đối với công việc của mình Nội dung này bao gồmcác hoạt động cụ thể như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thựchành, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật hoá kiến thứcquản lý, kỹ thuật công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộchuyên môn nghiệp vụ

Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ, kiến thứccủa loài người trong các lĩnh vực tích luỹ với tốc độ nhanh Môi trường

Trang 15

kinh doanh ngày càng biến đổi, cạnh tranh nên sự cần thiết cho đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực để thích ứng với môi trường ngày càng trở nênnhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị nguồn nhân lực.

Sáu là, Đánh giá thực thi công việc (khen thưởng, kỷ luật,v.v.) trở

thành yếu tố then chốt trong quá trình quản trị nguồn nhân lực Đánh giáthành tích là các hoạt động xác định nhân viên làm tốt như thế nào và mứcthù lao tương ứng như thế nào là hợp lý Vai trò của quản trị viên nguồnnhân lực trong đánh giá thành tích là xây dựng một quy trình đánh giá, hệthống các chỉ tiêu đánh giá, làm cơ sở đánh giá thành tích, phát triển hệthống lương thích hợp và định hướng cho nỗ lực của nhân viên Nhiệm vụquan trọng khác của đánh giá thành tích là kiểm soát quá trình thực hiệncông việc và thành quả của nó

Đánh giá đúng mức và thực hiện đúng đắn việc huấn luyện, đào tạođồng bộ đội ngũ nhân sự cho yêu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức,

Bảy là, Xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý nguồn nhân lực

Các chính sách và biện pháp như: xây dựng, quản lý hệ thống thangbậc lương, thực hiện chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiềnthưởng, phúc lợi, phụ cấp v.v… đều có tác dụng tích cực trong công việcduy trì và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực cho yêu cầu tồn tại và pháttriển tổ chức

Tóm lại: Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả những quyết định

và những hoạt động quản lý có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức

và đội ngũ nhân viên của tổ chức đó

Trang 16

Câu 4: Trình bày quy trình lập kế hoạch trong tổ chức hành chính nhà nước?- Thắng.

Để thực hiện được sứ mệnh của mình, đạt được những thành tíchngắn hạn và dài hạn, tồn tại và phát triển không ngừng thì yếu tố đầu tiên

và quan trọng nhất đối với mọi cơ quan và tổ chức đó là yếu tố quản trị,quản trị cần thiết với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội.Muốn quản trịtốt thì phải thực hiện tốt chức năng khởi đầu và trọng yếu của nhà quản trị

Phân tích môi trường có thể chia làm hai loại: Môi trường bên trong

và môi trường bên ngoài của tổ chức

Phân tích môi trường bên trong bao gồm một số yếu tố sau

Mục tiêu phát triển của tồ chức (doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, chính trị - xã hội);

Văn hóa công ty là tập hợp nhiều giá trị làm nên bản sắc của tổchức Có thề sử dụng nhiều người để nhận biết tổ chức một cách cụ thể

Phân tích môi trường bên ngoài của tồ chức bao gồm:

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội nơi tổ chức đang tồn tại, hoạtđộng;

Những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm và thị trường laođộng;

Những yếu tố cạnh tranh cả về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cũngnhư nguồn nhân lực;

Môi trường khoa học – công nghệ

Môi trường pháp luật

Thông thường các yếu tố môi trường bên ngoài có thể dễ nhận biếtnêu tổ chức có cơ chế thu thập thông tin Tuy nhiên nhiều yếu tố bênngoài khó có thể nhận biết do sự thay đổi (ví dụ hệ thống văn bản phápluật của nhà nước)

Trang 17

Bước 2: Phân tích, đánh giá tổ chức trong kế hoạch hóa nguồn nhân lực tồ chức

Phân tích, đánh giá tổ chức là một trong những hoạt động quantrọng của công tác kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực Nghiên cứutheo phương pháp chẩn đoán như đã nêu trên sẽ giúp chúng ta nhận biếtđúng, khoa học vấn đề nguồn nhân lực của tổ chức Chỉ khi nào các cuộcđiều tra, quan sát, phỏng vấn, đánh giả, phân tích được tiến hành một cáchkhoa học thì khi đó mới có được những cách thức xử lý hợp lý trong pháttriển tổ chức nói chung và phát triển nguồn nhân lực riêng

Phân tích, đánh giá thực trạng của tổ chức có thể tiến hành theonhiều cách khác nhau Tuy nhiên, cần xác định cách thức đi từng bướchợp lý sẽ có được cơ sở dự liệu đúng cho kế hoạch hoá nguồn nhân lực

- Xác định vấn đề cần quan tâm

- Tư vấn với chuyên gia cả bên trong và bên ngoài tổ chức; nhà quản

lý tác nghiệp, các nhà quản lý nguồn nhân lực

- Thu thập số liệu và chẩn đoán tình hình.

- Cung cấp thông tin phản hồi đến các nhà quản lý chủ chốt

- Thảo luận tập thể các ý kiến tìm được

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để phát triển nguồn nhân lực đápứng đòi hỏi của sự thay đổi

Mục tiêu phát triển tổ chức Xác định các hoạt động và hành vi gắn

với phát tiển của tổ chức

Phân tích tổ chức thông qua trao đổi, đọc hồ sơ

Xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của tổ

chức

Xác định những yêu cầu đồi hỏi về chuyên

môn

Xác định hồ sơ cần cho công việc

Phân tích nguồn nhân lực (nhân

sự cụ thể) Phân tích công việc thông qua trao đổi đọc hồ sơ

Trang 18

- Đánh giá tác động của sự thay đổi.

Bước 3: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tổ chức

Công việc đầu tiên của các nhà quản lý nhân sự trong việc xây dựng

kế hoạch nhân sự của tổ chức là xem xét lại tình trạng nhân sự hiện nay.Nhiều nhà quản lý gọi đây là bước kiểm kê lại nhân sự của tổ chức để xâydựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo Trong các tổ chức nhỏ, vấn đềkiểm kê không gặp nhiều khó khăn, nhưng tổ chức lớn như các tập đoàn,tổng công ty hay hệ thống các cơ quan nhà nước, việc kiểm kê này gặpkhông ít khó khăn Nhiều nước không có số liệu chính xác về người làmviệc cho các cơ quan nhà nước nói chung

Áp dụng công nghệ hiện đại và những quy định về thống kê nhân sự

có thể giúp cho các nhà quản lý nhanh chóng có được bản kiểm kê nhân

sự hàng quý, nửa năm và hàng năm.

Kiểm kê nhân sự không chỉ đơn thuần dừng lại ở số lượng nhân sự

hiện đang được sử dụng của các đơn vị, các tổ chức hành chính nhà nước

mà vấn đề quan trọng hơn của báo cáo kiểm kê nhân sự chỉ ra được những

đặc trưng chủ yếu của nguồn nhân lực như: tuổi, trình độ văn hoá, trình độchuyên môn, tay nghề và những yếu tố nhân sự khác Báo cáo nhân sựcũng tiến hành đồng thời việc phân tích công việc trong tổ chức hiên tại.Xác định các loại công việc và những đòi hỏi cần thiết cho các loại côngviệc đó

Phân tích công việc và trả lời được các câu hỏi trên cũng chính làcách thức để xác định người cần thiết cho các vị trí đó Đây cũng là mộtcông việc khó khăn cho mô hình nhân sự theo chức nghiệp, lấy thâm niênlàm yếu tố quan trọng cho việc tăng bậc hay chuyển ngạch

Áp dụng nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp cho các nhàquản lý biết được đích thực sự đòi hòi của công việc đối với nhân sự Cácphương pháp như: quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng các phiếu hỏi,phương pháp chuyên gia và phương pháp ghi chép quá trình công tác củamột người tại một công việc cụ thể

Trên cơ sở các loại thông tin thu lượm được qua phân tích côngviệc, các nhà quản lý cần mô tả công việc bằng báo cáo cụ thể: việc gìngười lao động phải làm; làm như thế nào và tại sao phải làm như vây

Trang 19

Hai hoạt động trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét, đánhgiá nguồn nhân lực hiện có của các tổ chức nhà nước.

Phân tích công việc cũng như kiểm kê nguồn nhân lực của tổ chứcphải được coi như là một công việc mang tính cập nhật, thường xuyên củaquản lý nguồn nhân lực tổ chức Đó là hoạt động cung cấp nhiều loạithông tin cần thiết cho các nhà quản lý tổ chức nói chung

Bước 4: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của tổ chức trong giai đoạn kế hoạch (hàng năm, 5 năm hay dài hạn).

Dự báo đòi hỏi nguồn nhân lực cần thiết trong tương lai là một trongcác chức năng quan trọng của kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Đánh giá nhu cầu nhân lực trong tương lai hay dự báo nhu cầu nhân

sự tương lai là nhằm đáp ứng được các mục tiêu của tồ chức đã được ghinhận trong chiến lược phát triển tổ chức Đó cũng chính là mục tiêu về sảnphẩm, về dịch vụ và lợi nhuận mà tổ chức phải tạo ra và nhận được trongtương lai Điều đó cũng có nghĩa các tổ chức phải xây dựng chiến lượcphát triển của mình và dự báo nhu cầu nhân lực là một bộ phận của quátrình xây dựng chiến lược

Dự báo nguồn nhân lực là gì?

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực như là một sự ước tính nhu cầunguồn nhân lực của tổ chức cần thiết để đáp ứng được sự tăng trưởng vàphát triển của tổ chức trong môi trường tương lai

Bản thân các phương pháp dự báo cũng chỉ mang tính tương đối.Phượng pháp dự báo được áp dụng trong dự báo nguồn nhân lực.Khoa học dự báo áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để dự báo.Tuy nhiên, nhiều phương pháp áp dụng dự báo các hiện tượng vận động

và phát triển tự nhiên khó có thể áp dụng vào dự báo nguồn nhân lực Bảnthân nguồn nhân lực cũng là một đối tựơng không cụ thể nên càng làm

cho công việc dự báo khó khăn hơn Do đó nhiều trường hợp, dự báo

nguồn nhân lực phụ thuộc vào tài năng riêng của các chuyên gia nhân sự trong và ngoài tổ chức.

Có nhiều phương pháp được áp trong dự báo nguồn nhân lực tổchức

Phương pháp chuyên gia

Trang 20

Phương pháp kỹ thuật Delphi

Phương pháp xu

Phương pháp phân tích hệ số

Phương pháp phân tích tương quanPhương pháp hồi quy.

Khi dự báo nguồn nhận lực cũng có thể đề cập đến từ nhiều yếu tốnhư:

Mô phỏng, đó là một sự cố gắng để xác định nhu cầu nhân lực của

tổ chức nhằm đáp ứng, duy trì và phát triển sự tăng trưởng và phát triển tổchức trong tương lai

Thừa, thiếu, thông qua kiểm toán nguồn nhân lực hiện tại đánh giá

thừa thiếu trong tương lai.

Áp dụng phân tích bàn cờ để tìm ra các câu trả lời: ai đang đảmnhận vị trí hiện tai; Có sự thay đổi gì đốỉ với vị trí đó (đòi hỏi); Ai sẽ đặtvào đó trong tương lai (cũ, mới hay bỏ trổng) Kế hoạch để đáp ứng nhưthế nào

Thị trường lao động trong tương lai, bao gồm thị trường lao độngchung và thị trường cục bộ cho riêng tổ chức cũng như sự cạnh tranh củacác tổ chức khác (có hay không);

Đòi hỏi của tồ chức

Phân tích môi trường trong đó tổ chức tồn tại, vận động và pháttriển

Phương pháp đáhh giá của chuyên gia (trong đó có nhiều hình thứckhác nhau, ví dụ phương pháp Delphi) Cần chỉ ra những hạn chế, yêu cầucủa phương pháp chuyên gia

Dự báo xu thế Đây là một công cụ khá phổ biến Phương pháp nàydựa vào số liệu quá khứ về nguồn nhân lực và các yếu tố có liên quan đếnnguồn nhân lực để tìm ra những xu thế Có thể xây dựng thành biểu đồ, đồthị ; chỉ ra những hạn chế, lợi ích của phương pháp

Mô hình hoá thông qua phân tích hồi quy

Dự báo nhu cầu từ dưới lên, từ các phòng ban nhỏ nhất

Kết luận: (tự làm)

Trang 21

Câu 5: Trình bày nọi dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực hành chính?- Tuyền

Với quan điểm cho rằng con người là yếu tố quyết định tất cả, cácquốc gia đều đánh giá cao vai trò, vị trí của công chức và đội ngũ côngchức, coi công chức là một lực lượng đặc biệt quan trọng của xã hội, lànhân tố chủ thể quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công việctrong quản lý nhà nước, là lực lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vữngcủa nền hành chính của mỗi quốc gia

Đào tạo là quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc chongười học, đưa họ vào chương trình khoa học, môn học một cách hệ thốngnhằm hình thành và phát triển nhân cách có hệ thống

Bồi dưỡng là hệ thông lại, bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức kỹnăng cho người lao động

Đào tạo thường gắn liền với “những kiến thức mới” và quá trình đàotạo thường dài hơn so với bồi dưỡng Tuy nhiên sự phân biệt giữa đào tạo

và bồi dưỡng mang tính tương đối, nếu thống nhất cụm từ đào tạo, bồidưỡng là một quá trình làm cho người lao động có đủ kiến thức, tạo ra kỹnăng và cách ứng xử cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc trong tươnglai

Đào tạo bồi dưỡng là một quá trình học Do đó, quá trình này liênquan đến nhiều yếu tố, nhiều con người

Nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhânlực hành chính gồm:

1 Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là điều kiện tiên quyết để hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng đạt được mục tiêu mong muốn

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là xác định những khoảngtrống giữa các kiến thức, kỹ năng cần để thực thi công việc (hiện tại,tương lai) so với kiến thức, kỹ năng mà nhân viên đang có

Các nhà quản lý nguồn nhân lực và các nhà quản lý đào tạo, bồidưỡng trong tổ chức phải dựa vào nhiều thông tin để xác định nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng Nhưng cơ sở quan trọng là:

- Chiến lược phát triển của cơ quan nhà nước;

Trang 22

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã xác định;

- Những thống kê về thực trang nguồn nhân lực hiện tại cũng như dựbáo đòi hỏi tương lai;

- Dựa vào nhu cầu phát triển chính đáng của nhân viên (nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng cá nhân);

- Dựa vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chung của cơ quan nhà nước.Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải được xác định cho từng cá nhânngười lao động làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước (từng cán bộ,công chức); phải xác định cụ thể cho nhóm cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý; nhóm cán bộ công chức tác nghiệp

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải được xác định cho từng bộ phận(phòng, ban, cục, vụ…) Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chung của các bộphận này được xác định dựa trên nhu cầu của từng cá nhân Khi nhiềungười trong bộ phận có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giống nhau, đó sẽ lànhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chung của bộ phận

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chung của cả cơ quan HCNN Đó là sảnphẩn tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng từ các bộ phận Nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng chung của tất cả các bộ phận trở thành nhu cầu đào tạo, bồidưỡng của cả tổ chức

Cả hệ thống hành chính NN cũng sẽ có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngchung cho cả hệ thống Đó chính là những nhu cầu chung nhất, phổ biếnnhất mà tất cả mọi cán bộ, công chức hoặc một nhóm cụ thể (lãnh đạo,quản lý) còn thiếu hụt cần phải có để thực thi công việc tốt hơn

Trong một số tài liệu của khu vực nhà nước, nhu cầu đào tạo, bồidưỡng thường mang tính phổ chung hầu như cho tất cả mọi người Vì thế,tất cả mọi người hầu như đều có thể ohair đi học giống nhau cùng mộtchương trình và cũng không xác định rõ “có hay không có nhu cầu”

2 Lựa chọn hình thức đào tạo nguồn nhân lực.

Có hai nguyên tắc tổng quát trong cách lựa chọn hình thức đào tạonguồn nhân lực:

- Đào tạo, bồi dưỡng tại chức (gắn liền với cùng thực thi công việc)

- Đạo tạo, bồi dưỡng thoát ra khỏi công việc

Trang 23

Tùy theo đối tượng và nhu cầu học để xác định hình thức đào tạo,bồi dưỡng thích hợp.

Đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, một số hình thức sau có thể sửdụng trong các cơ quan hành chính nhà nước:

- Theo hình thức huấn luyện;

- Bồi dưỡng trước theo hình thức kế cận, thử việc nhanh;

- Thuyên chuyển qua nhiều vị trí để trau dồi kinh nghiệm rộng;

- Đào tạo thông qua tình huống, qua hình thức đóng vai, có thể ápdụng trò chơi để phân tích, đánh giá, lựa chọn

- Bồi dưỡng tại chức;

- Bồi dưỡng bên ngoài (tu nghiệp)

Đối với cán bộ, công chức tác nghiệp, các hình thức đào tạo, bồidưỡng rất phong phú như trên đã nêu Một số hình thức sau cũng cần chúý:

- Bồi dưỡng giai đoạn tập sự, thử việc hoặc giai đoạn mới gia nhập

- Bồi dưỡng tại chức;

- Đào tạo, bồi dưỡng tập trung

3 Thiết kế nội dung khóa học.

Đây là một vất đề rất lớn mang tính chất chuyên sâu Nguyên tắc cơbản là nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đượcnhu cầu của người học Hay nói khác đi, mục tiêu của thiết kế nội dungchương trình đạo tạo, bồi dưỡng phải dựa trên nhu cầu của người học

Thiết kế chương trình phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác của việcxác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

4 Tổ chức các khóa học đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Mục tiêu khóa học:

Trang 24

+ Hoàn thiện chất lượng hoạt động của tổ chức;

+ Tăng số lượng dịch vụ được cung cấp

+ Giảm chi phí hoạt động;

+ Giảm những sai lệch không đáng có;

+ Tăng sự hài lòng của khách hàng;

+ Tạo cơ hội phát triển cá nhân người lao động

- Xác định tiêu chí đánh giá khóa học:

+ Giá trị của bồi dưỡng: người học đã học được kỹ năng, kiến thứcmới;

+ Giá trị chuyển giao: Kỹ năng, kiến thức học được đã được chuyểnvào để hoàn thiện hoạt động của tổ chức;

+ Giá trị trong tổ chức: so sánh với nhóm không được tham giachương trình bồi dưỡng;

+ Giá trị liên tổ chức: Chương trình bồi dưỡng cũng có giá trị vớicác tổ chức tương tự

- Lựa chọn người đi học khóa học:

+ Người học có động cơ để đi học;

+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng: Đây là công việc cần chú ý của nhàquản lý nhân lực trong tổ chức nếu không sẽ chỉ nhận được những gì cácnhà đào tạo có Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tìm ra nhu cầubồi dưỡng của người làm việc trong tổ chức nhà nước

+ Quan sát người lao động để phát hiện cái dì có thể cần; và nghe ýkiến của chính họ; hoặc điều tra thông qua người quản lý;

+ Nghiên cứu, kiểm tra vấn đề đã phát hiện;

+ Khóa bồi dưỡng phải cung cấp những điều cần thiết có giá trịtrong thực tế, do đó cần chọn lọc kỹ càng;

+ Trong khóa học phải có thảo luận, trao đổi để hấp thụ được tốthơn; và việc học phải được củng cố bằng cách áp dụng các hành vi mới đãhọc được vào tổ chức;

+ Phải có cơ hội để đưa thực tiễn học được vào trong tổ chức

- Xác định thời gian bồi dưỡng:

Trang 25

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng do thực tế nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngxác định.

Một số tổ chức quy mô lớn, chú ý đến phát triển nguồn nhân lực,hàng năm quy định bắt buộc người lao động làm việc trong tổ chức (ở một

số cấp nhất định) phải tự dành thời gian để đào tạ, bồi dưỡng

Một số nước, cơ quan nhà nước cũng ấn định thời gian phải dànhcho đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cá nhân

- Chọn người đào tạo và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

Lựa chọn người cung cấp dịch vụ hay tổ chức cung cấp dịch vụ đàotạo, dồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của tổ chức

Trong khu vực nhà nước, đây là một thách thức khi khu vực nhànước “đóng kín” các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dựa trên “khả năng tựcung, tự cấp đào tạo, bồi dưỡng của chính mình” một số hệ thống đào tạo,bồi dưỡng của nhà nước được lựa chọn trong hoạt động đào tạo, bồidưỡng

+ Các học viện, các Trung tâm bồi dưỡng trung ương ;

+ Trung tâm bồi dưỡng tại các bộ, ngành, địa phương;

+ Những học viện, các trường đại học của nhà nước

5 Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

Đây là hoạt động rất quan trọng nhằm tìm kiếm thông tin liệu khóahọc đạt được mục tiêu mong muốn để phát triển nguồn nhân lực của tổchức

Về nguyên tắc chung, đánh giá khóa học cũng đánh giá đào tạo, bồidưỡng nói chung dựa trên mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng và mục tiêu cụthể của khóa học

Và đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là đánh giá có sự tham gia của tất cảcác bên liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và khóa học

Để có một nền hành chính phát triển vững mạnh, trước hết phải cóđội ngũ công chức phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng,trong đó chất lượng là yếu tố quyết định nhất Vì vậy, nội dung đào tạo,bồi dưỡng là quá trình củng cố, phát triển nhân cách, năng lực của cán bộ,

CC Thông qua đào tạo và bồi dưỡng giúp công chức có đủ phẩm chất,đạo đức, trung thành với sự nghiệp, có tinh thần, thái độ tận tụy phục vụđất nước, phục vụ nhân dân, như là “công bộc của dân” Mặt khác, côngtác đào tạo và bồi dưỡng là tất yếu, không thể thiếu để công chức có đủtrình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng nghề nghiệp và bản

Trang 26

Câu 6: Phân tích vai trò của phân tích công việc đối với các hoạt động của quản lý nguồn nhần lực hành chính?- Tuyền.

Phân tích công việc là chìa khóa và cũng là nội dung không thể thiếuđược của bất cứ một hệ thống quản lý nguồn nhân lực nào trong xu hướngphát triển hiện nay Vì thế, đối với hoạt động của quản lý nguồn nhân lựchành chính cũng vậy, việc phân tích công việc đóng vai trò rất quan trọngtrong tiến trình quản lý nguồn nhân lực của tổ chức và nói rộng hơn lànguồn nhân lực của một quốc gia, qua đó để có thể hoàn thành tốt mụctiêu mà cơ quan, đơn vị đã đề ra trong quá trình xây dựng và phát triểncủa đất nước

Phân tích công việc được hiểu là quá trình nghiên cứu một cách toàndiện và có hệ thống tiến hành các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khithực hiện công việc và các phẩm chất, kỷ năng cần thiết để thực hiện côngviệc đó

- Phân tích công việc là quá trình xác định rõ sự khác biệt của mộtcông việc này với công việc khác

- Mục tiêu cụ thể của phân tích công việc là xây dựng được 2 tài liệu

cơ bản: bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc

Về quản lý nguồn nhân lực hành chính là sự tác động liên tục, có tổchức bằng pháp quyền NN lên nguồn nhân lực HC vì mục tiêu bảo vệ xâydựng và phát triển chế độ xã hội

Trong nhân sự hành chính nhà nước, phân tích công đầu tiên quantrọng để thực hiên các hoạt động tiếp theo về quản lý nguồn nhân lựctrong tổ chức

Có thể nói trong quá trình phân tích công việc của bất cứ một tổchức nào dù đó là cơ quan nhà nước hay là tổ chức tư nhân thì nó chính làtiền đề để thực hiện các khâu khác trong tổ chức

Đó là cơ sở để lập kế hoạch nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn của

tổ chức, khi phân tích công việc được hoàn thành, thì tổ chức biết nguồnnhân lực sẵn có của tổ chức như thế nào? Để nhà quản lý dự trù kế hoạchnhân sự của tổ chức, nhà quản lý có thể tuyển dụng nguồn nhân lực mà tổchức mình đang cần, quá trình phân tích công việc cho phép nhà quản lýđánh giá nguồn nhân lực của tổ chức đồng thời có xây dựng chế độ tiềnlương, hay phúc lợi cho nhân sự của tổ chức

Trang 27

Phân tích công việc của tổ chức cho phép nhà quản lý có thể trả lờiđược các câu hỏi mà bất cứ tổ chức nào cũng phải sắp xếp cho đúng:

- Người được bố trí vào vị trí mà đã tuyển dụng phải làm những gì ?

- Khi nào phải làm?

- Làm ở đâu?

- Làm như thế nào?

- Các tiêu chuẩn cần thiết để làm công việc đó là gì?

Có thể nói trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực, những thông tin

từ phân tích công việc mang lại có thể giúp tổ chức đưa ra các quyết địnhliên quan Những thông tin mà phân tích công việc mang lại, không chỉgiúp ích cho hoạch định kế hoạch nguồn nhân lực hay làm cơ sở cho việctuyển dụng mà nó góp phần trong việc xem xét toàn diện mức độ khó dễ ởmỗi vị trí công việc của tổ chức và độ khó của mỗi công việc để nhà quản

lý có mức lương thích hợp trả cho mỗi vị trí đó, chính việc phân tích côngviệc cho nhà quản lý một cái nhìn toàn vẹn hơn về việc đào tạo, bồidưỡng, nhân lực của tổ chức cho đúng với mục tiêu của tổ chức.vì vậytrong quá trình phân tích công việc của tổ chức là làm cho tổ chức thấy rõnguồn nhân lực mà mình đang có được đào tạo một cách bài bản và chấtlượng không Để có kế hoạch bồi dưỡng Mỗi tổ chức không chỉ có tầmnhìn ở hiện tại mà còn phải tính cho tương lại của tổ chức đó, phải có dựtrữ về nguồn nhân lực để luôn đảm bảo rằng tổ chức đó phát triển mộtcách tốt nhất và vận hành trơn trua mọi công việc, vì vậy việc xác địnhđược lực lượng kế cân của chính tổ chức

Vì thế, kết quả phân tích công việc có thể được sự dụng cho nhiềumục đích khác nhau trong quản lý nhân sự và kết quả phân tích công việcgiúp hoạt động quản lý NNL HC:

(8 vai trò dưới đây kg có phân tích trong giáo trình, mình tự phân tích, các đ/c tham khảo nhé)

- Xác định tiêu chuẩn tuyển dụng

Qua phân tích công việc xác định tiêu chuẩn tuyển dụng nhằm bảođảm chọn người như tổ chức mong muốn như: Chọn cho vị trí nào; dựavào sự so sánh với người được đánh giá hoạt động tốt hiện nay; dựa vào

Trang 28

thâm niên; các tiêu chuẩn về sức khỏe; các tiêu chuẩn về nhân cách cánhân; các tiêu chí phải có giá trị về nội dung phát triển và cạnh tranh…

- Phân công bố trí lại nhân sự.

Việc phân công, bố trí lại nhân sự qua quá trình phân tích công việcgiúp cho tổ chức đạt được mục đích cao nhất trong hoạt động quản lýnguồn nhân lực, bố trí, sắp xếp lại hợp lý hơn cho mọi ví trí, phù hợp vớiyêu cầu công việc, cũng như năng lực của từng người, phát huy tối đa ưuđiểm của mỗi người trong lĩnh vực chuyên môn…

- Thiết kế chương trình đào tạo;

Chương trình đào tạo là hoạt động thường xuyên của quản lý HCNNnhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ Vì thế qua phân tích công việc giúp cho nhà quản lýthiết kế chương trình đào tào phù hợp về loại hình đào đạo, nhu cầu đàotạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo… VD: hình thức đào tạo nàocho đội ngũ lãnh đạo, quản lý…

- Đánh giá năng lực thực thi công việc nhân sự;

Phân tích công việc cũng có vai trò giúp cho việc quản lý nguồnnhân lực HCNN đánh giá được năng lực thực thi công việc nhân sự nănglực của người lao động, cụ thể là cán bộ công chức ngay nay trong quátrình giao tiếp với công dân, với đồng nghiệp, tổ chức thể hiện qua quátrình thực thi công việc của mỗi người, vì thế qua phân tích công việc cóthể khẳng định được khả năng hoàn thành công việc của CB, CC đến đâu

để đánh giá năng lực của họ

- Đánh giá hoàn thành dựa vào tiêu chí công việc;

Phân tích công việc còn giúp cho nhà quản lý xác định được ngườilao động đã hoàn thành được bao nhiêu tiêu chí đề ra Vì rằng qua phântích công việc ta có thể thấy được mức độ hoàn thành công việc của từngtiêu chí mà người lao động hoàn thành Qua đó đánh giá đúng thực chấtcủa người lao động để khen thưởng, hoặc kỷ luật nếu vi phạm…

- Cải thiện điều kiện làm vệc;

Cải thiện công việc theo xu hướng phát triển là 1hoạt động quantrọng của bất tổ chức quản lý nào vì vậy, phân tích công việc làm cải thiệnđiều kiện làm việc tốt hơn về: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhu cầu tài

Trang 29

chính… phù hợp người lao động tạo môi trường làm việc ôn hòa, thúc đẩykhả năng làm việc đạt đến mục tiêu cao nhất.

- Xây dựng thang bảng lương theo công việc.

Phân tích công việc giúp cơ quan quản lý xây dựng được thang bảnglương theo công việc đúng với chức trách, nhiệm vụ Trong quản lýHCNN, qua phân tích công việc giúp cơ quan quản lý bổ nhiệm, bố tríđúng với năng lực của người làm việc và qua đó có thể xét nâng lươngtrước thời hạn hoặc phụ cấp theo chức vụ, ngạch bậc… Thang bảng lươngcũng thể hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của Cán bộ, CC (người lao động)khuyến khích người lao động hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ củamình

- Khen thưởng theo mức độ hoàn thành công việc.

Khen thưởng là hoạt động thường xuyên của bất kỳ các cơ quanquản lý nào vì vậy, để khen thưởng xứng đáng với mực độ hoàn thànhcông việc thì việc phân tích công việc giúp cho cơ quan quản lý làm đúngvới việc làm đó Người nào làm việc có trách nhiệm, hiệu quả tùy theomức độ mà cơ quan có thể khen thưởng Ở quản lý HCNN cũng vậy, việckhen thưởng có nhiều cấp như : Đề nghị Trung ương khen, tỉnh khen,huyện khen, cơ quan khen… và mức độ hoàn thành công việc cũng khácnhau: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt, hoàn thành Vì thế,qua phân tích công việc nhà quản lý có thể khen thưởng theo nhiệm vụ cụthể việc hoàn thành công việc hoặc mức độ hoàn thành công việc trongquý, 6 tháng, hoặc 01 năm để khen thưởng nhằm khích lệ người lao động

Tóm lại Trong quá trình điều hành đối với tổ chức phân tích côngviệc là việc xác định tiêu chuẩn tuyển dụng, phân công bố trí lại nhân sự,thiết kế chương trình đào tạo, đánh giá công việc thực thi nhân sự, đánhgiá hoàn toàn dựa vào tiêu chí công việc, cải thiện điều kiện làm việc, xâydựng thành bảng lương theo công việc, khen thưởng theo mức độ hoànthành công việc của mỗi thành viên trong tổ chức Có thể nói phân tíchcông việc liên quan mật thiết đối với các hoạt động khác của chính tổchức và trong hoạt động quản lý HCNN cũng vậy

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam hiện nay vấn đề phân tích công việctrong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn rất mới mẻ Hầu hết các

cơ quan nhà nước không có hoạt động phân tích công việc Lý do của vấn

Trang 30

hợp khá logic của các yếu tố: bằng cấp, chuyên môn, tay nghề và tất cảcác yếu tố đó đều phụ thuộc vào sử dụng ngân sách nhà nước để khuyếnkhích đãi ngộ.

Việc phân chia công vụ trong cơ quan nhà nước về chức nghiệpđược hiểu rất đơn giản theo cách phân chia công vụ theo từng lĩnh vựcchuyên môn cụ thể, gọi chung là ngành Bên cạnh đó những người làmviệc trong bộ máy nhà nước nói chung hành chính nhà nước nói riêngđược tuyển dụng vào làm việc theo chế độ suốt đời, hưởng lương từ ngânsách nhà nước, trong đó có quy định rõ ràng bậc, ngạch Mỗi cán bộ, côngchức cứ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn mà quy định đề ra là được lên bậc, lênngạch

Bố trí nhân sự trong tổ chức hành chính nhà nước nói riêng và các tổchức nhà nước nói chung theo mô hình chức nghiệp “ giống như việc đặtmột người vào một bậc thang gồm nhiều bậc đã được vạch sẵn Tại mỗibậc thang đó, có thể có nhiều người cùng đứng và làm các công việc khácnhau, nhưng có cùng chế độ chính sách Đứng ở các bậc thang khác cómức lương khác nhau nhưng có khi lại không khác nhau về công việc củangạch Có thể có nhiều thang khác nhau với những mức đứng đầu tiênkhác nhau.”

Vấn đề thực hiện phân tích công việc ở Việt Nam hiện nay chủ yếutrong 3 loại hình doanh nghiệp chính: Doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp tư nhan, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nó đem lại hiệuquả khá tốt cho các doanh nghiệp này

KL: phân tích công việc có vai trò rất quan trọng Hiện nay được ápdụng rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền công vụtheo mô hình chức nghiệp Ở Việt Nam vấn đề phân tích công việc trongcác cơ quan nhà nước nối chung và cơ quan hành chính nhà nước nóiriêng hầu như không có vì chúng ta tổ chức nền công vụ theo mô hìnhchức nghiệp vấn đề này chủ yếu tập trung ở các khối doanh nghiêp, nhànước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đây cũng là một câu hỏi đặt ra đối với nền hành chính Việt Nam liệuchúng ta có thể kết hợp vấn đề phân tích công việc vào mô hình chứcnghiệp của chúng ta hay không? Nếu làm được vấn đề này thì nền hànhchính của chúng ta sẽ có nhiều bước tiến mới và đạt nhiều thành tựu mới

Trang 31

Câu 7: Trình bày nội dung phân tích công việc?- Tiến Dũng

1 Khái niệm về phân tích công việc

Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhàquản trị nhân sự Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhânviên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp Một nhà quản trị khôngthể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu khôngbiết phân tích công việc

Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giảithích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủyếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí nhữngngười như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất

Phân tích công việc được tiến hành nhằm để xác định các nhiệm vụthuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực quyền hạn và tráchnhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất

Cụ thể phân tích công việc nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

 Nhân viên thực hiện những công tác gì?

 Khi nào công việc được hoàn tất?

 Công việc được thực hiện ở đâu?

 Nhân viên làm công việc đó như thế nào?

 Tại sao phải thực hiện công việc đó?

 Để thực hiện công việc đó nhân viên cần hội đủ những tiêuchuẩn trình độ nào?

Phân tích công việc cung cấp cho các nhà quản trị một bản tóm tắtcác nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó , mối tương quancủa công việc đó với công việc khác , kiến thức và kỹ năng cần thiết vàcác điều kiện làm việc

2 Nội dung phân tích công việc được tiến hành nhằm:

Phân tích công việc được tiến hành nhằm:

 Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiệncông việc

 Điều kiện để tiến hành công việc

Trang 32

 Mối tương quan của công việc đó với công việc khác.

 Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện côngviệc đó

Nội dung phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác địnhquyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sởxác định cho việc quản lý nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốtnhất

Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểmcủa công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc và bảngtiêu chuẩn công việc

Phân tích công việc cần phải hiểu như là một quá trình, không đơnthuần chỉ là một công việc cụ thể

Nội dung cơ bản của phân tích công việc bao gồm:

- Xác định trong mối tương quan chung của cả tổ chức về nhiệm

vụ, trách nhiệm và quyền hạn của người lao động thực thi công việc đượcgiao;

- Xác định những điều kiện cụ thể cần có để có thể thực thi đượccông việc mong muốn và để tiến hành công việc suôn sẻ;

- Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc;

- Những yêu cầu, tiêu chuẩn về năng lực cụ thể của từng cá nhânđược bố trí vào thực thi công việc, đối với người lao động đảm nhận côngviệc (yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, kiến thức,…)

- Cách thức đánh giá thực thi công việc

Phân tích công việc có thể được tiến hành theo một quy trình như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, phân tích thông tin và tổng hợp thông

tin

Xác định mục đích sử dụng thông tin phân tích công việc Bản phântích công việc thường dùng cho nhiều mục đích khác nhau Và nếu xácđịnh các mục đích đó, có thể thuận lợi khi quyết định phương án lựa chọnthông tin

Thu thập thông tin cơ bản đây là cơ sở để phân tích công việc.Trong tổ chức các loại công việc có tính liên hệ với nhau Do đó, thu thập

Trang 33

các loại số liệu sẽ giúp chỉ ra được các yếu tố cơ bản liên quan đến côngviệc Đây là loại thông tin liên quan đến nhiều nhóm, vị trí công việc.

Lựa chọn các công việc tiêu biểu Về nguyên tắc có thể phải phântích tất cả các loại công việc Tuy nhiên, có nhiều loại công việc kháchuẩn, do đó nên lựa chọn loại công việc để phân tích sẽ giúp hoàn thiệnhoạt động của tổ chức và giúp cho các hoạt động khác

Bước 2: Thông tin liên quan đến công việc Thu thập thông tin công

việc dùng các phương pháp phân tích để thu thập thông tin các hoạt động,thái độ ứng xử, điều kiện làm việc, cá tính và khả năng

Kiểm tra lại thông tin với các thành viên, đạt được sự đồng tình củađương sự về bản phân tích công việc, họ có cơ hội xét lại họ

Bước 3: Xây dựng bản mô tả công việc, mô tả tiêu chuẩn công việc.

đây chính là sản phẩm của phát triển công việc

Bước 4: Tiêu chuẩn người thực thi công việc

Trong quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự của tổ chức, phântích công việc chỉ áp dụng nhằm thấy trước sự vận động phát triển của tổchức Do đó, thông thường phân tích công việc chỉ được tiến hành khi cómột loại công việc mới cần phải lựa chọn nhân sự cho vị trí đó Chính vìvậy, thuật ngữ phân tích công việc áp dụng chủ yếu với khái niệm quản lýnhân sự tổ chức hơn là quản lý nguồn nhân lực nói chung

Trong quản lý nguồn nhân lực nói chung, khả năng để phân tích tất

cả công việc là hạn chế Do đó, các nhà quản lý chỉ có thể lựa chọn một sốloại công việc để phân tích

Phân tích công việc trong những trường hợp này là lựa chọn tất cảcác khía cạnh khác nhau của công việc để cụ thể hóa, môt tả công việc

Thông tin trong phân tích công việc là khởi đầu cho tuyển dụngnhân viên, tạo cho việc bố trí đúng người đúng việc Những thông tin nàycòn giúp để đánh giá giá trị công việc là cơ sở trong quy trình xây dựng hệthống tiền lương

Các phân tích về điều kiện làm việc trong bản mô tả công việc giúpcác nhà quản trị cải thiện các điều kiện lao động cho nhân viên nhằm nângcao năng suất lao động đồng thời bảo đảm sự an toàn và sức khỏe chonhân viên

Trang 34

Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và phát triển nguồn nhân lực hành chính?- Tiến Dũng

Trả lời

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố Các nhân tố có thể từ con người, từ các chiến lược kinhdoanh, triết lý quản lý của các nhà quản lý, do trang thiết bị máy móc…

nên ta tạm chia ra làm hai nhóm:

1 Nhóm các yếu tố bên trong tổ chức hành chính nhà nước

Cần xem xét để hiểu rõ bản chất của từng loại tổ chức hành chínhnhà nước trong tổng thể bộ máy hành chính nhà nước và trong tổng thể cả

bộ máy nhà nước

Các tổ chức hành chính nhà nước vừa có những nét đặc trưng mangtính tổ chức, nhưng đồng thời lại là một tổ chức của nhà nước thực hiệnchức năng nhiệm vụ và quyền hạn quản lý hành chính nhà nước nên cónhững nét đặc trưng riêng

Những nét đặc trưng đó sẽ ảnh hưởng đến các nội dung quản lýnguồn nhân lực nói chung và quản lý nhân sự nói riêng của tổ chức hànhchính nhà nước

Trong một tổ chức nói chung (bao gồm cả tổ chức hành chính nhànước) có nhiều yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt độngquản lý nguồn nhân lực, quản lý nhân sự của chính tổ chức

Một số yếu tố chung sau đây đặc trưng cho mọi tổ chức:

- Chiến lược phát triển tổ chức và các loại hình sản xuất: chiếnlược phát triển tổ chức là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến hoạt động quản lý nguồn nhân lực

+ chiến lược chính là sự khác biệt của tổ chức với tổ chức khác;

+ chiến lược liên quan đến mục tiêu phát triển dài hạn và do đóquyết định hướng đòi hỏi nguồn nhân lực

- Mục tiêu phát triển;

+ mục tiêu phát triển chung của cả tổ chức

+ mục tiêu phát triển của từng đơn vị thành viên

+ mục tiêu phát triển nhân sự được đặt trong tổng thể mục tiêu

Trang 35

- Yêu tố văn hóa tổ chức tức là những giá trị chung trong tổ chức+ văn hóa tổ chức mang tính truyền thống phát triển tổ chức

+ Văn hóa tổ chức đang bị tiếp thu văn hóa của các đối tác và cạnhtranh

+ Nhiều giá trị văn hóa mới đang hình thành

Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố bên trong rất nhạy cảmvới vấn đề quản lý nhân sự Văn hóa tổ chức là chất keo xã hội gắn kếtcon người trong tổ chức lại với nhau

Văn hóa tổ chức có thể biểu hiện dưới hai khía cạnh:

Khía cạnh thứ nhất: đó chính là những gì ảnh hưởng, không nhìn

thấy đang cản trở những sự thay đổi trong tổ chức Những gì mà tổ chức

đã tạo ra trên phương diện này, các thành viên tổ chức thường bị tác độngrất lớn và muốn thay đổi nói đòi hỏi phải có thời gian Những sức ỳ đóthường khó nhận thấy và khó thay đổi

Khía cạnh thứ hai: Văn hóa tổ chức là những hành vi chuẩn mực

được hình hành trong tổ chức và truyền từ người này sang người khác, thế

hệ này qua thế hệ khác trong tổ chức

Mỗi một loại hình văn hóa có thể có những ảnh hưởng khác nhauquản lý nhân lực của tổ chức Nhận thức được văn hóa tổ chức là một quátrình và là công việc quan trọng của các nhà quản lý nguồn nhân lực

Có 4 yếu tố để tìm kiếm biểu hiện văn hóa tổ chức:

+ thông qua hình thức các trang thiết bị được chia sẻ

+ thông qua những lời nói mọi người trao đổi với nhau trong tổchức;

+ thông qua các hành vi biểu hiện;

+ thông qua quan hệ tình cảm của con người trong tổ chức

Tuy nhiên, có thể có những hình thức và cách thức khác để xác địnhvăn hóa tổ chức Trong xu hướng chung hiện nay, nhiều công ty, doanhnghiệp đã và đang cố gắng công khai những yếu tố văn hóa tổ chức mìnhtrong hoạt động với khách hàng và khi một người lao động mới tiếp xúcvới tổ chức cần quan tâm đến các yếu tố văn hóa đó Nếu không bảo đảmđược, có thể bị sa thải hay không được tuyển dụng Những giá trị văn hóa

Trang 36

1- Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết

2- Điều tra thường xuyên chất lượng sản phẩm tổ chức tạo ra

3- Đối xử với mọi người một cách trung thực

4- Tập thể thống nhất

5- Là những công dân tốt trong cộng đồng

Trong nghiên cứu khía cạnh văn hóa, có thể chỉ ra một số hành vivăn hóa ảnh hưởng đến quan lý nhân sự đó là: tạo cho các thành viên một

tổ chức thống nhất; khuyến khích cam kết tập thể; hoàn thiện trách nhiệm

xã hội; tạo điều kiện để thành viên tổ chức có ý nghĩa trong môi trườnglàm việc

Một số yếu tố khác.

(1) Nội dung của các hoạt động bên trong của tổ chức

+ mức độ đòi hỏi về thể lực; sự phân bổ sức lao động; thời gian laođộng; phối hợp công việc giữa mọi người với nhau; mức độ khác nhau củacác loại công việc

(2) Tập thể nhóm và sự thay đổi phong cách làm việc

+ Các thức hình thành nhóm; cách thức liên kết công việc theonhóm; chế độ thưởng theo nhóm

(3) Tiền lương, tiền thưởng

+ tiền thưởng và sự cạnh tranh trong thị trường lao động; các loạitiền thưởng và cách đánh giá; những cơ chế không đưa vào lương, tiềncông

(4) Quyền hạn, trách nhiệm

(5) Mẫu hình nhà lãnh đạo trong tổ chức và kinh nghiệm của họ(6) Năng lực của người lao đông: năng lực bẩm sinh; năng lực cóthể tạo ra qua bồi dưỡng, đào tạo; mỗi người có khả năng khác nhau

(7) Hành vi và sự hài long, ưu thích công việc

Tư duy công việc; sự ưu thích với một loại việc, hay một số việc(8) Động cơ làm việc của người lao động: động cơ trực tiếp; động

cơ gián tiếp; động cơ khác

Trang 37

(9) Nhân cách của người lao động: các loại nhân cách; môi trường

và sự tạo nhân cách; cách thức ứng xử nhân cách

2 Các yếu tố bên ngoài tổ chức hành chính nhà nước ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

Cũng giống như các yếu tố thuộc nội tại của tổ chức, hoạt động quản

lý nguồn nhân lực của tổ chức chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài

Đó là những yếu tố mà tổ chức hoàn toàn bị động khi chịu tác động Haymức độ kiểm soát của tổ chức đối với các yếu tố đó hạn chế

Thực tế các yếu tố bên ngoài được coi như là những yếu tố thuộc vềmôi trường trong đó tổ chức tồn tại, vận động và phát triển

Về nguyên tắc chung, các tổ chức đều chịu tác động của các yếu tốbên ngoài giống nhau khi cùng tồn tại trong cùng môi trường Sự khác biệtchỉ là mức độ mà tổ chức có khả năng “ứng xử với các yếu tố đó”

Nếu như các yếu tố bên trong có sự khác biệt giữa các tổ chức nóichung và tổ chức hành chính nhà nước nói riêng, thì các yếu tố bên ngoàikhá đồng nhất cho các loại tổ chức trong đó có hành chính nhà nước

Phân tích các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nói chungcũng như quản lý nhân sự nói riêng có thể chia thành các nhóm:

a) Những yếu tố thuộc về môi trường pháp lý do nhà nước quy định:

Xét trên khía cạnh quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước tác độngđến hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức thông qua nhiều hìnhthức khác nhau Đó là hệ thống các quy chế, quy tắc, luật pháp liên quanđến con người, việc làm và các quyền của họ cũng như các mối quan hệtrong quá trình lao động Tùy pháp luật cụ thể để điều tiết mối quan hệ laođộng

- Những quy định của nhà nước về cơ hội bình đẳng; quyền conngười,

Sẽ ảnh hưởng đến chính sách tuyển chọn, đánh giá, thăng tiến củacác tổ chức; Việc làm cho các nhóm người di cư bất hợp pháp; Các vấn đề

về giới, về tuổi; Các quy định về tiền công; Các quy định của nhà nước vềphúc lợi, bảo hiểm; Các quy định về phụ cấp, an toàn lao động; Các đạoluật quy định các mối quan hệ người thuê lao động và người lao động

Trang 38

Các quy chế điều tiết của nhà nước các nước liên quan đến ngườilao động và các lợi ích của người lao động đang có xu hướng gia tăng,điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách lao động của các tổ chức;

Mâu thuẫn giữa sự điều tiết, quản lý của nhà nước về chính sách laođộng và thực tiễn của các doanh nghiệp

Luật pháp liên quan đến quản lý nhân sự rất đa dạng và khác nhaugiữa các nước

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là yếu tố bênngoài ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực tổ chức,cần nghiên cứu một số nội dung quy định của văn bản pháp luật này đếnmối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm thựchiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực tổ chức Mục đích của luật laođộng nhằm:

+ Bảo vệ người lao động và thiết lập một quan hệ công bằng giữangười lao động và người sử dụng lao động

+ Bảo vệ sức khỏe, an toàn và cuộc sống của người lao động và giađình họ; Duy trì thu nhập cần thiết sau khi hết tuổi lao động; bảo đảmcông bằng về tiền lương, nhà ở và các yếu tố vật chất khác; ngăn ngừa sựphân biệt đối xử; bảo vệ bí mật của người lao động; tạo an toàn việc làm;

b) Công đoàn

Nghiên cứu vai trò của công đoàn đối với quản lý và phát triểnnguồn nhân lực của tổ chức nói chung và của các cơ quan nhà nước nóiriêng cần được đặt vào điều kiện cụ thể Nhiều nước vai trò của công đoànrất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và do đó nhiềuquyền của người lao động được đảm bảo

c) Các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa, khoa học xã hội

Đó chính là các yếu tố tạo ra các thị trường khác nhau, trong đó cóthị trường lao động

-Năng suất lao động được đánh giá bằng cả những tiêu chí liên quanđến lao động và thực tế cho thấy năng suất lao động và nhân sự có liênquan chặt chẽ với nhau;

Trang 39

-Điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức với nhau

cả trên quy mô quốc gia và quốc tế Trong đó yếu tố nhân lực bảo đảm sựthành công

-Bản chất thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến chính sách nhân

sự trong môi trường khu vực công với thị trường lao động khác với khuvực tư; thị trường lao động nhiều nữ, người già, trẻ em hơn khu vực laođộng tiềm năng;

-Thị trường lao động có giáo dục; các yếu tố thuộc về hành vi củathị trường lao động; khu vực địa lý của thị trường lao động

-Điều kiện chính trị - pháp luật của thị trường lao động; tiềm năngkinh tế của thị trường lao động

d) Các yếu tố thuộc về thị trường lao động (cạnh tranh thị trường lao động)

- Sự mở rộng sản xuất mang tính toàn cầu hóa;

- Nền giáo dục, công nghệ mở rộng mang tính toàn cầu;

- Thị trường cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả;

- Nhân tố lao động sống trở nên quyết định;

- Thị trường lao động trở thành không biên giới;

- Cơ chế cho phép nhập cư và các chế độ khác

e) Cơ hội bình đẳng về việc làm

- Cơ hội bình đẳng việc làm trở thành tính pháp lý của các nước

và các tổ chức phải áp dụng;

- Giá trị xã hội thay đổi;

- Vị trí của người phụ nữ và các dân tộc ít người thay đổi và đượcthừa nhận Chính phủ can thiệp nhiều hơn để tránh sự phân biệt đối xửtrong chính sách nguồn nhân lực nói chung

Người ra còn có các yếu tố khác như:

- Chính trị, kinh tế, kỹ thuật công nghệ

- Thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp

- Chính quyền địa phương

- Công dân

Ngày đăng: 15/04/2024, 13:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w