Cũng giống như các yếu tố thuộc nội tại của tổ chức, hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài.
Đó là những yếu tố mà tổ chức hoàn toàn bị động khi chịu tác động. Hay mức độ kiểm soát của tổ chức đối với các yếu tố đó hạn chế.
Thực tế các yếu tố bên ngoài được coi như là những yếu tố thuộc về môi trường trong đó tổ chức tồn tại, vận động và phát triển.
Về nguyên tắc chung, các tổ chức đều chịu tác động của các yếu tố bên ngoài giống nhau khi cùng tồn tại trong cùng môi trường. Sự khác biệt chỉ là mức độ mà tổ chức có khả năng “ứng xử với các yếu tố đó”.
Nếu như các yếu tố bên trong có sự khác biệt giữa các tổ chức nói chung và tổ chức hành chính nhà nước nói riêng, thì các yếu tố bên ngoài khá đồng nhất cho các loại tổ chức trong đó có hành chính nhà nước.
Phân tích các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nói chung cũng như quản lý nhân sự nói riêng có thể chia thành các nhóm:
a) Những yếu tố thuộc về môi trường pháp lý do nhà nước quy định:
Xét trên khía cạnh quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước tác động đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đó là hệ thống các quy chế, quy tắc, luật pháp liên quan đến con người, việc làm và các quyền của họ cũng như các mối quan hệ trong quá trình lao động. Tùy pháp luật cụ thể để điều tiết mối quan hệ lao động.
- Những quy định của nhà nước về cơ hội bình đẳng; quyền con người,..
Sẽ ảnh hưởng đến chính sách tuyển chọn, đánh giá, thăng tiến của các tổ chức; Việc làm cho các nhóm người di cư bất hợp pháp; Các vấn đề về giới, về tuổi; Các quy định về tiền công; Các quy định của nhà nước về phúc lợi, bảo hiểm; Các quy định về phụ cấp, an toàn lao động; Các đạo luật quy định các mối quan hệ người thuê lao động và người lao động
Các quy chế điều tiết của nhà nước các nước liên quan đến người lao động và các lợi ích của người lao động đang có xu hướng gia tăng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách lao động của các tổ chức;
Mâu thuẫn giữa sự điều tiết, quản lý của nhà nước về chính sách lao động và thực tiễn của các doanh nghiệp.
Luật pháp liên quan đến quản lý nhân sự rất đa dạng và khác nhau giữa các nước.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực tổ chức, cần nghiên cứu một số nội dung quy định của văn bản pháp luật này đến mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực tổ chức. Mục đích của luật lao động nhằm:
+ Bảo vệ người lao động và thiết lập một quan hệ công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Bảo vệ sức khỏe, an toàn và cuộc sống của người lao động và gia đình họ; Duy trì thu nhập cần thiết sau khi hết tuổi lao động; bảo đảm công bằng về tiền lương, nhà ở và các yếu tố vật chất khác; ngăn ngừa sự phân biệt đối xử; bảo vệ bí mật của người lao động; tạo an toàn việc làm;
….
b) Công đoàn
Nghiên cứu vai trò của công đoàn đối với quản lý và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng cần được đặt vào điều kiện cụ thể. Nhiều nước vai trò của công đoàn rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và do đó nhiều quyền của người lao động được đảm bảo.
c) Các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa, khoa học xã hội
Đó chính là các yếu tố tạo ra các thị trường khác nhau, trong đó có thị trường lao động.
-Năng suất lao động được đánh giá bằng cả những tiêu chí liên quan đến lao động và thực tế cho thấy năng suất lao động và nhân sự có liên quan chặt chẽ với nhau;
-Điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức với nhau cả trên quy mô quốc gia và quốc tế. Trong đó yếu tố nhân lực bảo đảm sự thành công.
-Bản chất thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến chính sách nhân sự. trong môi trường khu vực công với thị trường lao động khác với khu vực tư; thị trường lao động nhiều nữ, người già, trẻ em hơn khu vực lao động tiềm năng;
-Thị trường lao động có giáo dục; các yếu tố thuộc về hành vi của thị trường lao động; khu vực địa lý của thị trường lao động
-Điều kiện chính trị - pháp luật của thị trường lao động; tiềm năng kinh tế của thị trường lao động.
d) Các yếu tố thuộc về thị trường lao động (cạnh tranh thị trường lao động)
- Sự mở rộng sản xuất mang tính toàn cầu hóa;
- Nền giáo dục, công nghệ mở rộng mang tính toàn cầu;
- Thị trường cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả;
- Nhân tố lao động sống trở nên quyết định;
- Thị trường lao động trở thành không biên giới;
- Cơ chế cho phép nhập cư và các chế độ khác.
e) Cơ hội bình đẳng về việc làm
- Cơ hội bình đẳng việc làm trở thành tính pháp lý của các nước và các tổ chức phải áp dụng;
- Giá trị xã hội thay đổi;
- Vị trí của người phụ nữ và các dân tộc ít người thay đổi và được thừa nhận. Chính phủ can thiệp nhiều hơn để tránh sự phân biệt đối xử trong chính sách nguồn nhân lực nói chung.
Người ra còn có các yếu tố khác như:
- Chính trị, kinh tế, kỹ thuật công nghệ
- Thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp - Chính quyền địa phương
- Công dân.
Câu 9: Hãy xây dựng bản mô tả công việc cho chức danh Bí thư liên chi khoa xây dựng Đảng?- Toàn
Bản mô tả công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến các công tác cụ thể, các trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của công việc.
được mô tả, liệt kê chính xác, súc tích những điều mà công nhân viên phải thực hiện. Làm cái gì, làm thế nào và các điều kiện mà các nhiệm vụ đó phải thực thi.
Sau đây là bản mô tả công việc của Bí Thư Liên chi đoàn Khoa Xây dựng Đảng.
Tên tổ chức: Khoa xây dựng Đảng
Chức danh: Bí Thư Liên chi đoàn Khoa Xây dựng Đảng Phòng/ bộ phận: Khoa Xây dựng Đảng
Nơi làm việc: Khoa xây dựng Đảng Tóm tắt công việc:
- Tham mưu cho Ban chủ nhiệm khoa và chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác đoàn, quản lý, điêu hành chung các công việc của Đoàn.
Quyền hạn trách nhiệm:
- Phân công công việc cho từng thành viên trong BCH liên chi đoàn và đoàn viên trong khoa
- Quyết định về các vấn đề tổ chức, hoạt động, tài chính của đoàn - Điều hành các công việc của đoàn
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ người BTLC Đoàn nói chung là vận động, tổ chức thực hiện Nghị quyết, Điều lệ của Đoàn. Nhiệm vụ người cán bộ trong trường học gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường (học tập, giảng dạy, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,...), nhiệm vụ chính trị địa phương (tham gia phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng) mà Nhà trường đóng trên địa bàn.Nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ Đoàn có thể gồm một số công tác cơ bản như sau:
- Lập kế hoạch công tác:
Một người cá BTLC Đoàn phải biết trù tính các hoạt động của Liên Chi đoàn. Sự trù tính này được thể hiện qua các kế hoạch công tác (từng quý, kỳ, thời điểm..) phương hướng, chương trình công tác (từng năm học, nhiệm kỳ).
Thông thường, căn cứ vào các Chương trình công tác năm học của Đoàn trường, Phương hướng nhiệm kỳ công tác Đoàn và định hướng của Đảng uỷ (chi uỷ), Ban chủ nhiệm khoa; Ban chấp hành Đoàn khoa họp xây dựng Chương trình công tác năm học, kế hoạch công tác quý, tháng.
Việc lập kế hoạch giúp cho tổ chức Đoàn hình dung trước và chỉ ra được các công việc phải làm cụ thể, nhiệm vụ từng cá nhân, tập thể, thời gian thực hiện công việc, nguồn lực được đảm bảo như thế nào. Đặc biệt là các biện pháp thực hiện và các phương thức kiểm tra, đề phòng rủi ro ra sao.
- Báo cáo
Việc báo cáo công tác là nhiệm vụ và yêu cầu của hầu hết các tổ chức. Báo cáo là dạng thông tin về kết quả công việc, công tác mà cá nhân, tổ chức đã tiến hành. Qua nội dung báo cáo, các cấp bộ Đoàn sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động, có cơ sở thực hiện việc xét thi đua, khen thưởng v.v... hay xem xét các đề xuất, kiến nghị mới.
Báo cáo được thực hiện hàng tháng, quí, năm học hay theo từng chuyên đề. Đặc biệt, các báo cáo của Đại hội thì cần nêu lên được những nhận định, đánh giá.
- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn:
Sinh hoạt chi đoàn là một yêu cầu bắt buộc theo qui định của Điều lệ Đoàn. BTLC Đoàn có trách nhiệm trieenr khai, đôn đốc và kiểm tra việc sinh hoạt chi đoàn của các chi đoàn.
- Quản lý sổ chi đoàn:
Việc ghi chép, quản lý Sổ chi đoàn là nhiệm vụ của Ban chấp hành các chi đoàn, thực hiện theo hướng dẫn chung, trong đó có sự quản lý chung của BTLC Đoàn. BCH LC Đoàn có trách nhiệm giữ Sổ chi đoàn, ghi chép; chuyển bàn giao cho Ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ mới sau Đại hội; bàn giao lại cho Đoàn cấp trên khi chi đoàn giải tán, kết thúc khoá học.
- Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận xét đoàn viên hằng năm
BTLC Đoàn là người chủ trì và chịu trách nhiệm việc phân loại đoàn viên theo từng học kỳ, năm học dựa trên cơ sở của Ban chấp hành chi đoàn đã bình chọn. Từ đó những đoàn viên xuất sắc tham gia bồi dưỡng lớp Đoàn viên ưu tú và giới thiệu Đoàn viên ưu tú có thành tích xuất sắc nhất với Đoàn cấp trên và Chi bộ xem xét kết nạp Đảng.
- Tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác xã hội:
- Chuyển sinh hoạt Đoàn tập trung:
- Phát triển đoàn viên mới:
- Xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên:
- Duy trì liên hệ với Đoàn các cấp, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng:
BTLC Đoàn cần biết xây dựng các mối liên hệ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt Đoàn học viện cần tranh thủ sự lãnh đạo, sự giúp đỡ của cấp uỷ Đảng ủy học viện và Đoàn học viện.
- Các công tác khác:
Bên cạnh những công tác thường xuyên, định kỳ; trong hoạt động BTLC Đoàn thường có những công tác đột xuất, bất thường do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hay do nguyện vọng của đoàn viên v.v....đặt ra.
Tóm lại, người BTLC Đoàn cần thường xuyên rèn luyện thái độ và tác phong của mình. Thái độ và tác phong người cán bộ Đoàn cũng là hình ảnh của tổ chức Đoàn; chính nó sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho tổ chức Đoàn.
Nhiệm vụ người các cấp bộ Đoàn rất đa dạng, phong phú, và luôn như mới mẻ. Nhiệm vụ này rất cần sự nhạy bén và khả năng tổ chức công việc một cách khoa học, sáng tạo và có kế hoạch của người cán bộ Đoàn.
Người cán bộ Đoàn cần xác định được những nhiệm vụ nào là cơ bản nhất để tập trung giải quyết. Đặc biệt, người cán bộ BTLC Đoàn phải chú trọng các yêu cầu trong công tác đoàn vụ như báo cáo công tác, tổ chức sinh hoạt, quản lý đoàn viên - sổ đoàn viên, phân loại, nhận xét đoàn viên, phát triển đoàn viên mới, tham gia đánh giá rèn luyện, hỗ trợ thực hiện tín chỉ công tác xã hội, xét đề nghị khen thưởng - kỷ luật ...
Bên trong
- Chịu sự lãnh đạo của Ban chủ nhiệm khoa và Chi bộ. Định kỳ hàng tháng báo cáo và chịu trách nhiệm với ban chủ nhiệm khoa về tất cả hoạt động về công tác đoàn.
- Phối hợp với các chi đoàn trong khoa thực hiện các nhiệm vụ mà BCH Liên chi đoàn đã đề ra.
Bên ngoài:
- Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy Học viện và Đoàn Học viện về công tác Đoàn
- Phối hợp đoàn Học viện thực hiện các hoạt động đoàn một cách hiệu quả, tích cực.
- Phôi hợp với các liên chi đoàn bạn trong học viện thực hiện các nhiệm vụ của đoàn.
Điều kiện làm việc:
- Phòng làm việc: tốt, phòng máy lạnh, không bụi, không ồn ào.
- Trang bị, dụng cụ máy móc tại nơi làm việc: máy vi tính, máy photocopy…
- Thời gian làm việc: giờ hành chính Têu chuẩn:
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước và các ngành khoa học xã hội có liên quan
- Có kinh nghiệm trong công tác Đoàn, đội - Nhanh nhẹn, năng động
- Có năng khiếu về văn nghệ, thể thao
- Có khả năng giao tiếp tốt và chịu được áp lực công công việc cao
- Làm việc khoa học, có tổ chức và hiệu quả
- Có ngoại ngữ tiếng Anh từ trinh độ B trở lên; sử dụng thành thạo vi tính văn phòng