Cần xem xét để hiểu rõ bản chất của từng loại tổ chức hành chính nhà nước trong tổng thể bộ máy hành chính nhà nước và trong tổng thể cả bộ máy nhà nước.
Các tổ chức hành chính nhà nước vừa có những nét đặc trưng mang tính tổ chức, nhưng đồng thời lại là một tổ chức của nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn quản lý hành chính nhà nước nên có những nét đặc trưng riêng.
Những nét đặc trưng đó sẽ ảnh hưởng đến các nội dung quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nhân sự nói riêng của tổ chức hành chính nhà nước.
Trong một tổ chức nói chung (bao gồm cả tổ chức hành chính nhà nước) có nhiều yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực, quản lý nhân sự của chính tổ chức.
Một số yếu tố chung sau đây đặc trưng cho mọi tổ chức:
- Chiến lược phát triển tổ chức và các loại hình sản xuất: chiến lược phát triển tổ chức là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực.
+ chiến lược chính là sự khác biệt của tổ chức với tổ chức khác;
+ chiến lược liên quan đến mục tiêu phát triển dài hạn và do đó quyết định hướng đòi hỏi nguồn nhân lực.
- Mục tiêu phát triển;
+ mục tiêu phát triển chung của cả tổ chức
+ mục tiêu phát triển của từng đơn vị thành viên
+ mục tiêu phát triển nhân sự được đặt trong tổng thể mục tiêu.
- Yêu tố văn hóa tổ chức tức là những giá trị chung trong tổ chức + văn hóa tổ chức mang tính truyền thống phát triển tổ chức
+ Văn hóa tổ chức đang bị tiếp thu văn hóa của các đối tác và cạnh tranh
+ Nhiều giá trị văn hóa mới đang hình thành.
Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố bên trong rất nhạy cảm với vấn đề quản lý nhân sự. Văn hóa tổ chức là chất keo xã hội gắn kết con người trong tổ chức lại với nhau.
Văn hóa tổ chức có thể biểu hiện dưới hai khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất: đó chính là những gì ảnh hưởng, không nhìn thấy đang cản trở những sự thay đổi trong tổ chức. Những gì mà tổ chức đã tạo ra trên phương diện này, các thành viên tổ chức thường bị tác động rất lớn và muốn thay đổi nói đòi hỏi phải có thời gian. Những sức ỳ đó thường khó nhận thấy và khó thay đổi.
Khía cạnh thứ hai: Văn hóa tổ chức là những hành vi chuẩn mực được hình hành trong tổ chức và truyền từ người này sang người khác, thế hệ này qua thế hệ khác trong tổ chức.
Mỗi một loại hình văn hóa có thể có những ảnh hưởng khác nhau quản lý nhân lực của tổ chức. Nhận thức được văn hóa tổ chức là một quá trình và là công việc quan trọng của các nhà quản lý nguồn nhân lực.
Có 4 yếu tố để tìm kiếm biểu hiện văn hóa tổ chức:
+ thông qua hình thức các trang thiết bị được chia sẻ
+ thông qua những lời nói mọi người trao đổi với nhau trong tổ chức;
+ thông qua các hành vi biểu hiện;
+ thông qua quan hệ tình cảm của con người trong tổ chức.
Tuy nhiên, có thể có những hình thức và cách thức khác để xác định văn hóa tổ chức. Trong xu hướng chung hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp đã và đang cố gắng công khai những yếu tố văn hóa tổ chức mình trong hoạt động với khách hàng và khi một người lao động mới tiếp xúc với tổ chức cần quan tâm đến các yếu tố văn hóa đó. Nếu không bảo đảm được, có thể bị sa thải hay không được tuyển dụng. Những giá trị văn hóa
1- Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết
2- Điều tra thường xuyên chất lượng sản phẩm tổ chức tạo ra 3- Đối xử với mọi người một cách trung thực
4- Tập thể thống nhất
5- Là những công dân tốt trong cộng đồng
Trong nghiên cứu khía cạnh văn hóa, có thể chỉ ra một số hành vi văn hóa ảnh hưởng đến quan lý nhân sự. đó là: tạo cho các thành viên một tổ chức thống nhất; khuyến khích cam kết tập thể; hoàn thiện trách nhiệm xã hội; tạo điều kiện để thành viên tổ chức có ý nghĩa trong môi trường làm việc.
Một số yếu tố khác.
(1) Nội dung của các hoạt động bên trong của tổ chức
+ mức độ đòi hỏi về thể lực; sự phân bổ sức lao động; thời gian lao động; phối hợp công việc giữa mọi người với nhau; mức độ khác nhau của các loại công việc
(2) Tập thể nhóm và sự thay đổi phong cách làm việc
+ Các thức hình thành nhóm; cách thức liên kết công việc theo nhóm; chế độ thưởng theo nhóm
(3) Tiền lương, tiền thưởng
+ tiền thưởng và sự cạnh tranh trong thị trường lao động; các loại tiền thưởng và cách đánh giá; những cơ chế không đưa vào lương, tiền công
(4) Quyền hạn, trách nhiệm
(5) Mẫu hình nhà lãnh đạo trong tổ chức và kinh nghiệm của họ (6) Năng lực của người lao đông: năng lực bẩm sinh; năng lực có thể tạo ra qua bồi dưỡng, đào tạo; mỗi người có khả năng khác nhau.
(7) Hành vi và sự hài long, ưu thích công việc
Tư duy công việc; sự ưu thích với một loại việc, hay một số việc (8) Động cơ làm việc của người lao động: động cơ trực tiếp; động cơ gián tiếp; động cơ khác.
(9) Nhân cách của người lao động: các loại nhân cách; môi trường và sự tạo nhân cách; cách thức ứng xử nhân cách.