Bài thảo luận đề tài phân tích thực trạng các tác động môi trường đến một điểm đến du lịch cụ thể ở việt nam

17 0 0
Bài thảo luận đề tài  phân tích thực trạng các tác động môi trường đến một điểm đến du lịch cụ thể ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam - một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có thế mạnh về tài nguyên du lịch, những điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển du lịch và được biết đến trong c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: TỔNG QUAN DU LỊCH

Đề tài: Phân tích thực trạng các tác động môi trường đến một điểm đến du lịch cụ thể ở Việt Nam

Lớp học phần: 2229TEMG0111 Nhóm: 9

Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Nga

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 9

1 Bùi Lê Trang Nhóm trưởng 1.1.1 1.1.2 Powerpoint

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

Trang 3

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

-Tham gia các buổi họp đầy đủ -Hoàn thành công việc nhóm g

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM Tổng quan du lịch

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

“ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN MỘT ĐẾN DU LỊCH CỤ THỂ Ở VIỆT NAM

I Thời gian, địa điểm, thành phần 1 Thời gian: Ngày 27 tháng 1 năm 2022

2 Địa điểm làm việc: Họp trực tuyến qua gg meet 3 Thành phần: Thành viên 12/12 người

II Nội dung buổi họp Nội dung công việc chính:

- Nhóm thống nhất chọn địa điểm đề tài thảo luận - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm + Lời mở đầu: Ngô Thuỳ Trang.

+ Chương 1: Bùi Lê Trang (1.1.1, 1.1.2) , Phạm Thị Huyền Trang (1.2.1), Phạm Thanh Trà (1.2.2).

+ Chương 2: Nguyễn Thị Thu Trang (2.1.1), Ngô Thuỳ Trang (2.1.2, 2.1.3), Đoàn Huyền Trang (2.1.4, 2.1.5), Phạm Quỳnh Trang (2.2.1), Hoàng Thanh Trúc (2.2.2) , Lê Ngọc Minh Trâm (2.3.1), Lê Thị Huyền Trang(2.3.2).

+ Chương 3: Vũ Thanh Trang, Nguyễn Mạnh Tiến + Kết luận: Lê Thị Huyền Trang, Vũ Thanh Trang.

+ Outline: Ngô Thuỳ Trang, Đoàn Huyền Trang, Nguyễn Thị Thu Trang.

+ Powerpoint: Bùi Lê Trang, Phạm Thanh Trà, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Mạnh Tiến.

+ Video: Hoàng Thanh Trúc, Lê Ngọc Minh Trâm + Thuyết trình: Phạm Quỳnh Trang.

Trang 6

1.1.2 Khái niệm về môi trường……… 3

1.2 Nội dung về tác động môi trường của du lịch………3

1.2.1 Quan niệm về tác động môi trường……….3

3.1 Hạn chế tối đa nhất việc sử dụng nhà kính………11

3.2 Tập trung cao độ vào vấn đề xử lý rác thải………11

3.3 Đà lạt hiện đại hóa và nỗi lo sợ thành phố mất đi linh hồn………11

KẾT LUẬN……… 12

Danh mục tài liệu tham khảo………12

1

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân được cải thiện, đi du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội Du lịch ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế -xã hội, nhiều lĩnh vực

Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ Sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ Du lịch muốn phát triển được phải nhờ vào thế mạnh về tài nguyên du lịch và những điều kiện thuận lợi của môi trường mỗi địa phương

Việt Nam - một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có thế mạnh về tài nguyên du lịch, những điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển du lịch và được biết đến trong con mắt bạn bè thế giới là một điểm đến an toàn, thân thiện, hiền hòa và mến khách Đà Lạt chính là một trong những điểm đến hấp dẫn, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam.

Thành phố Đà Lạt là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của cả nước với không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi được mệnh danh là “Thành phố Hoa”, “Thành phố sương mù”,… Đà Lạt đã tạo nên sức hút, sức quyến rũ đặc biệt với du khách trong và ngoài nước bởi môi trường thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc của vùng cao nguyên, khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ thống hồ, thác, rừng thông là những yếu tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho du lịch thành phố phát triển Tuy nhiên hiện nay, để khai thác hiệu quả môi trường du lịch tự nhiên ở Đà Lạt đang là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý Đà Lạt đang đứng trước nguy cơ bị đánh mất thương hiệu du lịch được xây dựng suốt cả thế kỷ nay Môi trường nơi đây bị phá huỷ bởi rác thải từ các hoạt động dịch vụ du lịch, sinh hoạt; không khí, đất, nước bị ô nhiễm, …

Nhận thấy tầm quan trọng của du lịch đối với môi trường, những ảnh hưởng của du lịch Đà Lạt đến môi trường, nhóm 9 chúng em đã nghiên cứu và thảo luận vấn đề trên để tìm ra nguyên nhân và giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái du lịch; giúp du lịch nước nhà phát triển.

2

Trang 8

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Bản chất của du lịch

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi không thuộc khu vực mình cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (không bao gồm mục đích công việc).

- Bản chất của du lịch được chỉ rõ thông qua 5 đặc điểm chính như sau :

+ Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau + Có hai yếu tố chính trong hoạt động du lịch : Hành trình tới nơi đến và lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến.

+ Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệt với những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây.

+ Sự di chuyển tới nơi đến mang tính tạm thời, thời gian ngắn và sau đó quay trở về trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

+ Chuyến đi với nhiều mục đích song không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm.

1.1.2 Khái niệm về môi trường

Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

1.2 Nội dung về tác động môi trường của du lịch 1.2.1 Quan niệm về tác động môi trường

Tác động môi trường là những ảnh hưởng do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường xã hội và nhân văn

1.2.2 Các tác động môi trường 1.2.2.1 Các tác động tích cực

- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn quốc gia - Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô

3

Trang 9

nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc - Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

- Cải thiện về kinh tế: Du lịch làm tăng khả năng lao động của người dân, tạo ra công việc làm ăn mới, mang đến nguồn thu nhập cho mọi người, thúc đẩy nền kinh tế địa phương qua việc buôn bán, trao đổi hàng hóa, nông sản đặc trưng của vùng,… - Phát triển về chính trị: Du lịch giúp mọi người tăng cường hiểu biết, củng cố hòa bình và làm tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới, giúp quảng bá hình ảnh con người, đẩy mạnh hội nhập quốc tế,

1.2.2.2 Các tác động tiêu cực

- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

- Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

- Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.

- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.

4

Trang 10

- Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền…

5

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DULỊCH ĐÀ LẠT

2.1 Tổng quan về điểm đến du lịch Đà Lạt 2.1.1 Vị trí địa lý

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển Phía Bắc thành phố Đà Lạt là huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam là huyện Đơn Dương, còn ở phía tây và tây nam, thành phố giáp với huyện Lâm Hà và Đức Trọng Thành Phố Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây – Nam, có vị trí và hệ thống giao thông thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền trung.

2.1.2 Địa hình

- Địa hình thành phố Đà Lạt khá phức tạp, gồm nhiều loại địa hình khác nhau của nhiều vùng đất tập trung lại đây Đà Lạt được chia thành hai loại địa hình rõ rệt là: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.

- Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm

+ Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m)

+ Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc – Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng)

+ Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m)

+ Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).

- Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m Đây cũng chính là trung tâm của thành phố Đà Lạt mộng mơ.

+ Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km

+ Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh.

+ Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.

6

Trang 12

2.1.3 Khí hậu

- Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới

+ Nhiệt độ trung bình 18–21°C

+ Nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C - Đà Lạt có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.

- Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.

- Khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới

- Đất đai có độ phì nhiêu khá cao, các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp phân bố khá tập trung.

- Rừng ở Đà Lạt vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới du lịch của khu vực Nam Tây nguyên 2.1.4 Diện tích

- Đà Lạt có diện tích 393.54 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp - Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 Đây là một trong 6 đô thị loại 1 thuộc tỉnh.

2.1.5 Dân số

- Dân số của thành phố Đà Lạt có hơn 200 ngàn người, chủ yếu là người Kinh, phần nhỏ còn lại là người Hoa, người Cơ Ho và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm,…

- Mật độ: 586 người/km Dân cư Đà Lạt phân bố không đồng đều

+ Dân số thành thị chiếm 87,6% (dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6).

+ Dân số nông thôn chiếm 12,4%.

2.2 Thực trạng tác động môi trường đến điểm đến du lịch Đà Lạt 2.2.1 Các tác động tích cực

- Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nhờ khai thác những dự án phát triển du lịch cần sử dụng đến những quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không đạt hiệu quả Phát triển các dự án du lịch sinh thái, dưới tán rừng dưới hình thức bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên như các dự án khu du lịch Phương Nam, Trúc Lâm Viên, Thung Lũng Vàng,

7

Trang 13

- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ hoạt động dân sinh, kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, với các ranh giới được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý; Đà Lạt đã có những giải pháp cụ thể để bảo vệ vườn quốc gia Bidoup Núi Bà như tránh tình trạng khai thác gỗ, thiếc, mật ong rừng, động vật rừng của cư dân như trước đây Nhắc đến Đà Lạt, trước hết phải nói đến tài nguyên rừng Rừng của Đà Lạt có ý nghĩa hết sức quan trọng, chính rừng quyết định sự sống còn của đô thị du lịch Đà Lạt Ngoài ra rừng còn là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho địa phương và cả khu vực Với tầm quan trọng như vậy nên Chính phủ đã xác định rừng ở Đà Lạt là rừng phòng hộ, cảnh quan Yếu tố này đã làm cho thành phố Đà Lạt có tính hấp dẫn, lãng mạn, tạo nên tính đặc trưng riêng của một thành phố “hòa lẫn trong đồi núi và rừng thông”, tạo nên những cảnh quan đẹp và kỳ thú góp phần vào tạo nên cảnh quan đẹp đẽ thu hút khách du lịch.

- Cơ sở vật chất ngành du lịch tiếp tục được đầu tư, khách sạn cao cấp ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Toàn thành phố có 2.174 cơ sở lưu trú du lịch với 28.515 phòng, trong đó có 877 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn được gắn sao Số lao động đang làm việc trực tiếp trong các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố đạt hơn 10 ngàn lao động, với 83% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.

- Môi trường du lịch được cải thiện rõ nét, giá cả dịch vụ du lịch tương đối ổn định, hợp lý, tạo được ấn tượng tốt với du khách Thành phố đã có 22 khu - điểm du lịch có thu phí, 24 điểm du lịch canh nông cùng hơn 20 công trình tham quan kiến trúc tôn giáo và danh lam thắng cảnh du lịch khác đáp ứng đầy đủ nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, tham quan, tổ chức các sự kiện ngày càng cao của người dân và du khách, nhất là các ngày nghỉ, tết, lễ hội.

2.2.2 Các tác động tiêu cực

- Khí hậu: Đang dần mất đi cái lạnh vốn có do hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu; chủ yếu do nạn phá rừng bừa bãi của con người Đặc biệt một trong các yếu tố giúp Đà Lạt trở nên mát mẻ, xinh đẹp là thông cũng đang dần thưa thớt do nhu cầu khai phá thông thoáng đường đi mà Chính phủ đã đề ra.

- Cảnh quan: Du khách đến với Đà Lạt vì sự đơn sơ, mộc mạc nhưng hiện tại chính quyền địa phương lại thúc đẩy hiện đại hóa khiến cho Đà Lạt không còn mang lại cảm giác mà người đến tham quan mong muốn Đà Lạt còn nổi tiếng vì có nhiều loại hoa đẹp nở nhờ khí hậu mát mẻ, thế nhưng bây giờ lại mọc lên các công trình kiến trúc, các rào chắn kín giữ làm của riêng, nếu muốn được thưởng thức thì du khách phải trả tiền để vào Cũng chính vì là địa điểm để phát triển du lịch nên cũng không thể tránh

8

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan