“Mốt” hát chêm tiếng nước ngoài 3.Sự mai một của âm nhạc dân gian 4.Cạnh tranh với thị trường âm nhạc quốc tế 5.Xâm phạm bản quyền âm nhạc6.Sự biến tướng trong ngôn ngữ tiếng Việt CHƯƠNG
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI~~~~~~*~~~~~~
HỌC PHẦN
VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ÂM NHẠC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trang
Nhóm thực hiện: 9
Trang 2HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI~~~~~~*~~~~~~
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ÂM NHẠC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiệnMã sinh viên
Bùi Tú Uyên TTQT50B11991 Phùng Bảo Ngọc TTQT50C11868 Lưu Mai Phương TTQT50B11909 Đoàn Phương Uyên TTQT50C11992 Nguyễn Ninh Thương TTQT50C11961 Lê Hà Vy TTQT50B12006 Vi Tuyết Nhung TTQT50B11892
Trang 3MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM SƠ LƯỢC
1.Sự hình thành của nền âm nhạc Việt Nam 2.Âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ
2.1 Thời Hồng bàng 2.2 Thời Bắc thuộc 2.3 Thời phong kiến 2.4 Thời cận đại 2.5 Thời hiện đại
CHƯƠNG II: ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
1 Sự hình thành của nền âm nhạc Việt Nam
2 Tác động của quá trình toàn cầu hoá với nền âm nhạc Việt Nam 2.1 Đa dạng hoá nền âm nhạc Việt Nam
2.2 Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 2.3 Giá trị mang lại
CHƯƠNG III: THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ VỚI ÂM NHẠC VIỆT
1.Lấy nghệ danh nước ngoài 2 “Mốt” hát chêm tiếng nước ngoài 3.Sự mai một của âm nhạc dân gian 4.Cạnh tranh với thị trường âm nhạc quốc tế 5.Xâm phạm bản quyền âm nhạc
6.Sự biến tướng trong ngôn ngữ tiếng Việt
CHƯƠNG IV: CƠ HỘI TOÀN CẦU HOÁ MANG LẠI CHO ÂM NHẠC VIỆT NAM
1.Cách tiếp cận công chúng mới 2.Xu hướng hợp tác xuyên biên giới 3.Xu hướng hướng về cội nguồn 4.Thúc đảy sự phát triển kinh tế quốc gia
Trang 4
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TOÀN CẢNH ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
1 Sự thay đổi tích cực của nền âm nhạc Việt Nam
2 Hạn chế từ tác động của toàn cầu hoá lên nền âm nhạc Việt Nam 3 Cơ hội
LỜI KẾT
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá, khi mà tất cả các kết nối của con người vượt qua những khoảng cách địa lý và xoá nhoà ranh giới quốc gia Sự kết nối, giao thương trên quy mô toàn cầu chắc chắn sẽ gây ra những xáo động về mọi mặt mặt của đời sống xã hội Một khía cạnh đã, đang và sẽ chịu tác động lớn nhất của làn sóng toàn cầu hoá này chính là nền âm nhạc Việt Nam Với sự du nhập của các hình thức, thể loại và xu hướng mới, bộ mặt của âm nhạc Việt Nam chứng kiến sự phát triển đa dạng chưa từng thấy từ cách thức tiếp cận, sản xuất, thu âm, phân phối các sản phẩm âm nhạc Hoà cùng với xu hướng chung của thế giới, âm nhạc Việt Nam chắc chắn sẽ gặp không ít thách thức, song, cũng là cơ hội để vươn mình và ghi dấu trên bản đồ âm nhạc thế giới.
Trang 6CHƯƠNG I LỊCH SỬ CỦA ÂM NHẠC VIỆT NAM 1 Sự hình thành của nền âm nhạc Việt Nam
Âm nhạc Việt Nam có một lịch sử lâu dài Âm nhạc xuất hiện trước chữ viết, là phương tiện để con người thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh và cũng là một phần trong sinh hoạt cộng đồng (Ví dụ: trong sinh hoạt tôn giáo, đời sống thường nhật, trong các lễ hội của dân chúng,…)
Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua những phát hiện khảo cổ về những nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá Từ thời nguyên thủy đã xuất hiện nhạc cụ, trong đó có đàn đá được xem là một trong những loại nhạc cụ cổ xưa nhất của nhân loại.
2 Âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ
2.1 Thời Hồng Bàng (thế kỷ VII – thế kỷ II trước Công nguyên):
Phần lớn thời đại Hùng Vương trải dài qua thời đại đồ đồng Vì vậy, âm nhạc dân tộc ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa đồ đồng.
Ví dụ: Trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một hiện vật biểu trưng được biết đến cho tới tận ngày nay.
Âm nhạc còn theo sát người dân trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và đặc biệt là trong những nghi thức tế lễ, cầu cúng Âm nhạc cũng là niềm vui, là nguồn tăng sức mạnh cho họ trong lao động và chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù, là phương tiện để giao tiếp với thần linh trong trí tưởng tượng của họ.
Có thể nói, âm nhạc thời kỳ này được định hình trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, xã hội.
2.2 Thời Bắc thuộc (179 trước Công nguyên – 939 sau Công nguyên):
“Sau ba thế kỷ đương đầu với chính sách đô hộ và đồng hóa của nhà Đường…, chúng ta không tìm thấy trong âm nhạc Việt Nam những thời kỳ sau dấu ấn sâu sắc của âm nhạc nhà Đường như một vài nước khác” [1]
Do chịu tác động mạnh mẽ từ chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc, âm
Trang 7nhạc Việt Nam thời kì này cũng mang nhiều yếu tố mềm dẻo, tiếp nhận văn hóa khác để bồi đắp cho nền âm nhạc nước nhà trở nên phong phú hơn
Ví dụ: Xuất hiện các loại nhạc cụ mắc dây tơ như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị; các loại kèn, sáo làm bằng tre – trúc…
“Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta một mặt vừa kiên trì bảo tồn những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống, chống lại sự đồng hóa của phong kiến Trung Hoa, mặt khác vừa cởi mở đón nhận một số yếu tố văn hóa nghệ thuật Hán và của những nước khác để rồi dần dần dân tộc hóa những yếu tố vay mượn” [1] Đây cũng là một trong những dấu vết đầu tiên của quá trình toàn cầu hoá lên âm nhạc Việt Nam.
2.3 Thời phong kiến (939 – 1858):
Nền âm nhạc nước ta thời kỳ này mang nhiều sắc thái khác nhau do các yếu tố: sự giao thoa và tiếp thu giữa các yếu tố âm nhạc lân cận ở Châu Á; sự đa dạng về dân tộc; lãnh thổ Việt Nam được mở rộng về phía Nam.
Với chiến thắng Ngô Quyền (938), đất nước ta kết thúc hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ, bắt đầu bước vào kỷ nguyên độc lập, phục hưng văn hoá dân tộc Các làn điệu dân ca thời kỳ này được chú trọng, trau chuốt, để lại cho thế hệ sau nhiều thể loại nghệ thuật độc đáo.
Một số thể loại âm nhạc dân gian tiêu biểu thời phong kiến:
- Chèo:
Chèo xuất hiện từ thế kỉ X tới nay, phát triển mạnh ở miền Bắc Chèo mang tính quần chúng với đa dạng chủ đề và được coi là một loại hình nghệ thuật sân khấu (Quan Âm Thị Kính, trích đoạn Thị Mầu lên chùa)
- Xẩm:
Xẩm hình thành vào khoảng thế kỉ 14 Trước kia là một hình thức mưu sinh của những người dân, đa số được biểu diễn ở chợ, đường phố, nơi đông người qua lại Hát xẩm có tính ngẫu hứng và người biểu diễn có thể bật ra câu hát ngay khi thể hiện
- Nhã nhạc cung đình Huế:
Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội tôn nghiêm; phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam và đến thời nhà Nguyễn
Trang 8thì đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất [1] Nguyễn Thụy Loan, Lược sử âm nhạc , Sđd, tr.21
- Hò:
Đây là một loại ca hát trình diễn dân gian phổ biến, là nét văn hóa của miền Trung và miền Nam, khởi nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng (vùng đất thấp ở đồng bằng), diễn tả tâm trạng của người lao động.
Ngoài ra còn nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác: ca trù (hát ả đào), hát chầu văn, quan họ,
2.4 Thời cận đại (1858 – 1954):
- Giai đoạn 1858 – 1945: Chủ nghĩa tư bản của người Pháp cùng với nền văn
hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam trong giai đoạn Pháp thuộc Người dân được làm quen với các bài thánh ca trong các nhà thờ Tôn giáo, nhạc khiêu vũ, nhạc cổ điển phương Tây; các nhạc cụ như ghi-ta, vĩ cầm, dương cầm, Điều này góp phần hình thành nền Tân nhạc Việt Nam.
- Giai đoạn 1945-1954: Đề tài kháng chiến, ca ngợi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trở nên phổ biến (nhạc đỏ) Nhiều người vẫn tiếp tục viết các ca khúc lãng mạn và được xếp vào dòng “nhạc tiền chiến”.
2.5 Thời hiện đại (1954 đến nay):
- Giai đoạn 1954-1975: Miền Bắc và miền Nam tạm thời bị chia tách, dẫn
đến những bước phát triển khác nhau Ở miền Bắc, nhạc Đỏ cùng với nhạc dân ca là những thể loại âm nhạc phổ biến, có chức năng cổ vũ tinh thần chiến đấu và khuyến khích lao động, dựng xây đất nước Ở miền Nam, các nghệ sĩ được tự do sáng tác các loại nhạc, trừ nhạc phản chiến, nhạc cách mạng, và các nhạc phẩm thân Cộng hoặc có xu hướng chống Mỹ nói chung.
- Giai đoạn 1975 - 2000: Giai đoạn đầu, các dòng nhạc vàng bị cấm hoàn
toàn vì không phù hợp với chủ trương chính trị của bộ máy Nhà nước Sau Đại hội Đảng lần VI (1986), chủ trương được đổi mới, văn hóa nghệ thuật cũng cởi mở hơn.
- Giai đoạn 2000 – nay: Nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là Vpop phát triển
mạnh mẽ, có nhiều giao thoa với nhạc Âu-Mỹ và các nền âm nhạc Châu Á khác Cùng với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nền
Trang 9âm nhạc Việt Nam có nhiều bước tiến đột phá mới cả về mặt nội dung và hình thức, song cũng gặp không ít bất cập và thách thức.
CHƯƠNG II TOÀN CẦU HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG VỚI NỀN ÂMNHẠC VIỆT NAM
1 Toàn cầu hóa (Globalization)
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới
“Toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời sống văn hóa-xã hội của người dân trên khắp toàn cầu.” [1]
Âm nhạc cũng là một lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của nước ta Quá trình toàn cầu hoá đã sớm tạo nên những sự du nhập và biến đổi trong âm nhạc nước ta.
2.Tác động của quá trình toàn cầu hoá với nền âm nhạc Việt Nam: 2.1 Đa dạng hoá nền âm nhạc Việt Nam
Âm nhạc Việt Nam hiện nay đã phát triển và dần đa dạng hóa với sự tác động của nhiều dòng nhạc, thể loại và nhạc cụ từ khắp nơi trên thế giới Các dòng nhạc và thể loại có thể kể đến như nhạc pop, rock, rap, hip-hop, ballad, đã được giới thiệu và phổ biến tại Việt Nam Những nhạc cụ như guitar, piano, saxophone, trống cũng đang được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc Việt Nam.
Với sự phát triển của các dòng nhạc và thể loại, âm nhạc Việt Nam đã được ảnh hưởng bởi các phong cách và kỹ thuật từ các nền văn hóa khác Ví dụ, nhạc pop và rock đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 1960, khi các ban nhạc như The Beatles trở nên phổ biến trên toàn cầu Nhạc jazz và blues cũng đã được giới thiệu tại Việt Nam vào những năm 1980 thông qua các bản thu âm và các buổi biểu diễn trực tiếp Những dòng nhạc này đã ảnh hưởng đến các nghệ sĩ và nhạc sĩ Việt Nam, và đã trở thành một phần quan trọng của âm nhạc nước ta.
Trang 10Ngoài ra, các nhạc cụ từ khắp nơi trên thế giới cũng đã được sử dụng trong âm nhạc Việt Nam Ví dụ, guitar, piano và trống đã trở thành những nhạc cụ phổ biến, được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc khác nhau.
[1] Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM,2013).
Tóm lại, sự phát triển của các dòng nhạc, thể loại, và nhạc cụ trên thế giới đã ảnh hưởng đến âm nhạc Việt Nam bằng cách giới thiệu các phong cách và kỹ thuật mới, và đã trở thành một phần không thể thiếu của âm nhạc Việt Nam.
2.2 Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Sự ra đời của các dịch vụ trực tuyến, website, mạng xã hội,… đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ Việt Nam để tiếp cận với khán giả quốc tế và giới thiệu âm nhạc Việt Nam đến với thế giới Các nghệ sĩ có thể dễ dàng chia sẻ các sản phẩm âm nhạc của mình trên các nền tảng trực tuyến và tiếp cận với khán giả toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả Điều này giúp cho âm nhạc Việt Nam được phổ biến rộng rãi hơn và tạo ra nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ Việt Nam để phát triển sự nghiệp của mình
Ngoài các ứng dụng và các website chuyên về chia sẻ nhạc trực tuyến, âm nhạc còn phủ sóng trên không gian mạng thông qua các bài viết và chia sẻ của người dùng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter Trang thông tin của các công ty ghi âm, các nghệ sĩ, khán giả, v.v liên tục đưa tin về những dự án âm nhạc, những bài phân tích, nhận xét về tình hình trong và ngoài nước, hoặc đơn giản chỉ là những cảm nhận cá nhân của họ về một dự án nào đó.
2.3.Giá trị mang lại
Mở rộng thị trường: Sự toàn cầu hoá giúp âm nhạc Việt Nam tiếp cận với một số
lượng lớn người nghe trên toàn thế giới Điều này tạo ra cơ hội để các nghệ sĩ và nhạc sĩ Việt Nam được biết đến và trở nên nổi tiếng trên quốc tế Đồng thời, nó cũng mở ra cánh cửa để các nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn, tạo sự đa dạng và phong phú cho ngành âm nhạc trong nước.
Giao lưu văn hóa: Sự toàn cầu hoá trong âm nhạc giúp giao lưu văn hóa giữa các
quốc gia Nhờ vào việc truyền tải thông qua âm nhạc, người nghe có thể hiểu và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau Điều này tạo ra sự đa dạng và sự giao thoa trong âm nhạc, thúc đẩy sự tương tác và hiểu biết giữa các quốc gia.
Trang 11Khám phá và sáng tạo: Sự toàn cầu hoá cung cấp cơ hội cho các nhạc sĩ và nghệ
sĩ Việt Nam khám phá và học hỏi từ các nền âm nhạc khác Họ có thể kết hợp các yếu tố âm nhạc truyền thống của Việt Nam với các yếu tố hiện đại từ các nền âm nhạc quốc tế, tạo ra những tác phẩm sáng tạo và độc đáo.
Phát triển kinh tế: Sự toàn cầu hoá trong âm nhạc mang lại lợi ích kinh tế cho
ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam Việc xuất khẩu âm nhạc và tổ chức các sự kiện âm nhạc quốc tế tại Việt Nam tạo ra thu nhập và việc làm cho nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất và các công ty âm nhạc
Nâng cao chất lượng âm nhạc: Sự toàn cầu hoá đòi hỏi các nghệ sĩ và nhạc sĩ
Việt Nam phải cạnh tranh cũng như học hỏi với các nghệ sĩ quốc tế Điều này thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng âm nhạc trong nước, từ việc sản xuất âm nhạc, biểu diễn cho đến quản lý và tiếp thị.
Tóm lại, sự toàn cầu hoá trong âm nhạc Việt Nam không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn tạo ra sự đa dạng, giao lưu văn hóa và khám phá sáng tạo Đây là một xu hướng không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay và có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam.
Trang 12CHƯƠNG III THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚILĨNH VỰC ÂM NHẠC VIỆT NAM
Cơn lốc toàn cầu hóa sẽ làm chao đảo, xóa nhòa những bản sắc riêng biệt và nhấn chìm luôn cả gia sản dân tộc cổ truyền cũng như vẻ đẹp trong sáng của Tiếng Việt trong âm nhạc Việt Nam.
1 Lấy nghệ danh nước ngoài
Lấy lý do hội nhập với bạn bè năm châu, các ngôi sao rộ lên mốt nghệ danh ngoại Thử liệt kê một loạt nghệ sĩ trẻ nổi tiếng bây giờ, công chúng sẽ hoang mang không biết họ có phải là người Việt hay không Không chỉ giới ca sĩ như Orange, Karik, Min, Erik, Jack, Amee, B-Ray, Justatee… mà ngay cả nhạc sĩ cũng lấy nghệ danh ngoại như Only C, Mr Siro, K-ICM… Họ thường giải thích rằng: nghệ danh ngoại giúp cho người hâm mộ quốc tế dễ gọi Tuy nhiên, rất hiếm khi giới nghệ sĩ thực hiện những sản phẩm âm nhạc phi biên giới
Do vậy, có thể nói phần nhiều nghệ danh Tây thể hiện thói sính ngoại, thích thể hiện của không ít nghệ sĩ thời nay chứ chưa giúp ích được gì cho quá trình quốc tế hóa nhạc Việt đương đại.
2 "Mốt" hát chêm tiếng nước ngoài
Việc tiếp xúc quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá dẫn đến sự giao thoa về ngôn ngữ Việt với các ngôn ngữ khác Tuy nhiên, điều này cũng gây ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc khi các nghệ sĩ chêm thêm tiếng nước ngoài với tần suất ngày càng dày đặc vào các bài hát của mình, tạo nên một tổng thể “nửa nạc nửa mỡ” Đây là cách nghệ sĩ Việt học hỏi giới Kpop (nền âm nhạc đại chúng Hàn Quốc) Phần nhiều họ hát tiếng mẹ đẻ, chỉ thỉnh thoảng bồi vài ba câu tiếng Anh Phải thừa nhận rằng với những người không hiểu lắm, họ có thể lờ mờ đoán được ca sĩ đang hát về chủ đề gì Chẳng hạn hát về tình yêu thì có những câu từ tiếng Anh rất thông dụng như love, baby, crazy, sweet, my heart, my boy, my girl… Tuy nhiên, điều này lại làm đánh mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt và gây khó hiểu, hoang mang, thậm chí là khó chịu cho người nghe.