1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực mỹ thuật ở việt nam hiện nay

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Có thể thấy, quá trình này đã, đang và sẽ ảnh hưởng ,tác động không hề nhỏ đến những lĩnh vực mà nó tiếp cận trên toàn thế giới , trong đó không thể không kể đến lĩnh vực mỹ thuật - “ cá

Trang 1

A MỞ ĐẦU :

I.Lý do nghiên cứu :

Toàn cầu hóa được nhận định là một xu thế mang tính khách quan, không thể tránh khỏi của thời đại Có thể thấy, quá trình này đã, đang và sẽ ảnh hưởng ,tác động không hề nhỏ đến những lĩnh vực mà nó tiếp cận trên toàn thế giới , trong đó không thể không kể đến lĩnh vực mỹ thuật - “ cái đẹp phục vụ cho cuộc sống con người” Trong thời buổi hiện nay, toàn cầu hóa được đánh giá đang mang một nội dung với những nét đặc thù mới đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại và đang tác động vô cùng mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng cá nhân Tuy quan điểm và thái độ đối với toàn cầu hóa là hết sức khác nhau, không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa vẫn là một xu thế tất yếu và ngày càng được mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khía cạnh khác nhau như kinh tế, chính trị , văn hóa , xã hội ,nghệ thuật và Việt Nam nói chung cũng như mỹ thuật - một phần nghệ thuật tiêu biểu - nói riêng cũng không nằm ngoài “ vòng tròn tác động “ đó Chính vì vậy mà chúng em chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận của nhóm mình.

II.Mục đích :

- Tiểu luận làm rõ tác động của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực mỹ thuật của Việt Nam trên … phương diện.

- Đánh giá tác động toàn cầu hóa với lĩnh vực nghệ thuật qua tương quan sự đối lập giữa mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật hiện đại và ví dụ cụ thể , từ đó đưa ra được những giải pháp hiệu quả

III.Phương pháp :

Trang 2

- Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, hệ thống phân tích, tổng hợp, so sánh

IV.Kết cấu :

- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận được chia thành … phần , bao gồm :

 Cơ sở lý luận về toàn cầu hóa , mỹ thuật  Mỹ thuật truyền thống của Việt Nam

 Những tác động của toàn cầu hóa lên mỹ thuật - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại

 Thực tiễn đánh giá tác động của toàn cầu hóa với lĩnh vực mỹ thuật

B NỘI DUNG :

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN :

1 Khái quát về toàn cầu hóa :

Khái niệm toàn cầu hóa : Xuất hiện vào những năm 1960, “toàn cầu hóa”

dần trở thành một khái niệm được sử dụng rộng rãi và là xu thế chung của thế giới Có khá nhiều cách lý giải đã được đưa ra nhằm giải thích khái niệm này:

- Theo Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 thuộc Chương trình giáo dục Phổ thông Việt Nam : “toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.”

- Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thái Việt, toàn cầu hóa có thể hiểu theo một số định nghĩa như sau:

+ “ Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, thể hiện và dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kỹ thuật, và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của chúng ta.”

2

Trang 3

+ Toàn cầu hóa là sự hình thành nên một trật tự thế giới tùy thuộc lẫn nhau của các quan hệ siêu quốc tế và xuyên quốc gia Những mối liên hệ này đang chuyển hóa mạnh mẽ các cơ chế giải quyết vấn đề nội bộ sang một cơ chế thống nhất chung cho toàn nhân loại.

Như vậy , có thể nói , toàn cầu hóa không có một định nghĩa cố định; bởi toàn cầu hóa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Ta có thể định nghĩa toàn cầu hóa là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ mối quan hệ kết nối giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong quá trình vận động và phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu trong nhiều lĩnh vực : kinh tế , chính trị ,văn hóa , xã hội

Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa được nhận định là :

một xu thế khách quan , tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng … và thường được chia thành ba thể thức chính :

● Toàn cầu hóa kinh tế : chuyển động kinh tế vĩ mô trên quy mô toàn thế giới nhằm đem lại cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và toàn thế giới với sự gia tăng về số lượng và quy mô các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia , thúc đẩy tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ mới cũng như việc đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời cho phép các tập đoàn tận dụng lợi thế so sánh, giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, có thêm nhiều khách hàng ….

● Toàn cầu hóa chính trị : đề cập đến các cuộc thương thuyết, đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển cũng như tạo vị thế , sự chú ý cho các tổ chức liên chính phủ toàn cầu như UN ( Liên Hợp Quốc) , WTO ( Tổ chức Thương mại Thế giới)

● Toàn cầu hóa văn hóa : truyền tải các giá trị văn hóa trên toàn thế giới để tạo ra sự đa dạng cho mỗi cá nhân qua sự tiếp xúc với các nền văn hóa và

Trang 4

văn minh khác nhau , sự thay đổi trong nhận thức về các vấn đề toàn cầu như vấn đề nóng lên toàn cầu , khủng bố , chiến tranh …

Có thể thấy , việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa tạo ra những cơ hội tiềm năng để phát triển đất nước và con người , tạo ra những giá trị cuộc sống mới (quyền sống và quyền con người được ưu tiên hàng đầu , sự công bằng bình đẳng …)

2 Khái quát về mỹ thuật :

Khái niệm mỹ thuật : Mỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ

đến sự thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng hoặc một không gian nào đó : kiến trúc , điêu khắc , hội hoạ , đồ hoạ.

Các đặc trưng cơ bản của mỹ thuật :

Mỹ thuật gắn liền với một số đặc trưng cơ bản gồm đường nét, màu sắc, hình khối trong không gian hai chiều ảo (hội họa, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng), hình khối trong không gian ba chiều (điêu khắc kiến trúc), luật xa gần , bố cục và yếu tố trang trí Trong mỗi tác phẩm , những phương tiện ấy được sử dụng với một mức độ, tương quan khác nhau.

4

Trang 5

II MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG – THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI CHỊU ẢNH HƯỞNGCỦA TOÀN CẦU HÓA

Bản thân mỹ thuật truyền thống Việt chủ yếu là thành tựu mỹ thuật dân gian, không thực sự có mỹ thuật cung đình như các quốc gia khác Mãi cho đến thời cận đại (thời Nguyễn ở Huế) chúng ta mới thấy mô hình trọn vẹn của mỹ thuật cung đình.

Để hiểu rõ tác động của Toàn Cầu Hóa lên Mỹ Thuật Truyền Thống, trước hết cần biết về 2 giai đoạn có tác động lớn đến Mỹ Thuật Việt Nam.

1 Sự xuất hiện của Tranh Sơn Dầu - Đợt du nhập lớn đầu tiên

Từ đầu thế kỷ 20, với khả năng biểu đạt gần như vô tận, sơn dầu đã trở thành chất liệu chính của hội họa tại châu Âu từ thời Phục Hưng và trở thành một trong những chất liệu quan trọng của hội họa thế giới từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Năm 1925, khi thực dân Pháp mở trường Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn dầu bắt đầu du nhập vào nước ta Hai vị giáo sư người Pháp tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời bấy giờ là Victor Tardieu và Joseph Inguimberty dạy học trò cách vẽ tranh sơn dầu đơn thuần Chính ngôi trường này đã góp phần tạo nên nhiều họa sĩ nổi tiếng của nghệ thuật hiện đại Việt Nam ở chất liệu sơn dầu như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm…

Bằng tài năng và sự nỗ lực sáng tạo, nhiều họa sĩ mới giai đoạn này đã khai thác, khám phá các khả năng lớn của chất liệu sơn mài, vẽ lụa hồ, tranh khắc gỗ để thể hiện các tác phẩm mỹ thuật mang bản sắc Việt Nam Những năm 1930-1945, các nhà mỹ thuật Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung bằng tài năng, nhân cách của người họa sĩ cùng các thế hệ họa sĩ đã tạo nên diện mạo nền mỹ thuật Việt Nam sinh động, đậm đà bản sắc, hiện đại với những phong cách sáng tác nghệ thuật độc đáo của từng tác giả.

Trang 6

Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã có những sắc thái riêng biệt được phản ánh qua những tác phẩm có phong độ bậc thầy như “Thiếu Nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân, “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn, vv…Các họa sĩ VN đã đi từ trường phái Cổ điển, qua Hiện thực, và phần nào tiếp cận các trường phái Hiện Đại.

Cho đến nay, sơn dầu đang trở thành một chất liệu chủ đạo của nền hội hoạ Việt Nam và là nền tảng cho các họa sỹ trẻ sáng tạo nên những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đích thực, là món ăn tinh thần cho những người yêu nghệ thuật hội họa.

“Lịch sử mỹ thuật cho thấy, dù có giỏi kỹ thuật sơn dầu của phương Tây đến cỡ nào đi nữa thì họa sĩ Việt Nam vẫn cứ là ‘người Việt vẽ sơn dầu’, không bao giờ khác được Và cũng chẳng riêng gì mỹ thuật, các loại hình nghệ thuật khác cũng như vậy cả, bởi lẽ, nghệ thuật trong sâu thẳm là phản ánh cái tôi chủ quan, cái tiềm thức, chẳng bao giờ phản ánh một cái gì khác ngoài chính con người nghệ sĩ đó”

2 Thời kỳ Bao Cấp (1976 - 1986) - Tiền Đổi Mới và Toàn Cầu Hóa

6

Trang 7

Vào quãng những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, sau khi đất nước đã thống nhất, những cuộc triển lãm lớn có mặt nghệ sĩ tạo hình cả hai miền bắt đầu mang lại cho công chúng yêu nghệ thuật một không khí hứa hẹn nhiều thay đổi Nhưng cũng chưa ai rõ những thay đổi đó sẽ diễn ra cụ thể thế nào Trước đó, nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam tuy rất nhiều thành tựu, nhiều tài năng vượt trội, nhưng việc sáng tác, công bố tác phẩm , vẫn chủ yếu dựa vào tập thể.

Trong thập niên thứ nhất khi hoạt động mỹ thuật còn bị bao cấp 100% và phương pháp hiện thực XHCN còn là chính thống và thống soái thì các nỗ lực cá nhân còn bị ràng buộc trong các đề tài mũi nhọn và thể loại sinh hoạt tập thể nêu trên Các họa sĩ chỉ khéo léo cải biên bút pháp, lồng ghép các yếu tố hiện đại hay dân gian vào các nhân vật và bối cảnh trong khi cố nhấn mạnh tính tư tưởng và chủ đề để gìn giữ sự thích thú và dằn vặt ngấm ngầm về hình thức của mình Các ban giám khảo hay hội đồng đôi khi cũng lỏng tay khuyến khích các thể nghiệm còn đảm bảo tiêu chí “tự do trong khuôn khổ”.

Những năm cuối thời kỳ bao cấp, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, đời sống văn nghệ sĩ chật vật nhưng không ai nghĩ ra rằng việc bán tranh là có thể.

Công cuộc đổi mới đất nước đã tác động mạnh đến đời sống nói chung và đời sống văn học nghệ thuật nói riêng, trong đó có mỹ thuật.

Là một trong những lĩnh vực thay đổi sớm và mạnh mẽ, có thể khẳng định mỹ thuật những năm đầu thời kỳ đổi mới là một thời kỳ đáng kể trong lịch sử mỹ thuật nước nhà

III.TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI LĨNH VỰC MỸ THUẬT

1 Tích cực

Trang 8

Ngay từ cuối thập niên 1990, khi Internet bắt đầu được giới thiệu vào Việt Nam, sự mở rộng của mỹ thuật và nhiếp ảnh sang không gian mạng cũng manh nha phát triển Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa đã góp phần đem đến nhiều lợi ích cho nền Mỹ thuật Việt Nam

Trước hết, toàn cầu hóa mở rộng các kênh truyền thông và quảng bá cho nghệ thuật Việt Nam Nhờ vào những website như galleryvinhloi.com của Vĩnh Lợi Gallery, thanglongartgallery.com của Thăng Long Gallery, vietnamartist.com, hàng trăm tác phẩm của các họa sĩ và các nhiếp ảnh gia Việt Nam cùng với tiểu sử của họ đã được giới thiệu tới đông đảo công chúng yêu nghệ thuật Dù ở bất cứ đâu, khán giả cũng có thể được thưởng lãm những bức tranh, những tác phẩm điêu khắc và những tấm ảnh mới nhất, đẹp nhất của các nghệ sĩ mà mình yêu thích Đặc biệt, hầu hết các website này đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính của mình với hàm ý hướng tới việc giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật – nhiếp ảnh của Việt Nam với công chúng quốc tế chứ không còn bó hẹp trong phạm vi trong nước Điều này giúp tăng cơ hội cho các nghệ sĩ Việt Nam được biết đến và công nhận trên thị trường quốc tế.

8

Trang 9

Không chỉ vậy, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho nghệ sĩ Việt Nam tiếp cận với và học hỏi từ các nền văn hóa khác trên thế giới Cùng với hoạt động sôi nổi của các phòng tranh và phòng trưng bày nghệ thuật, hoạt động mỹ thuật còn được mở rộng trên mạng Internet với sự gia tăng các thảo luận và thông tin về các vấn đề liên quan đến lịch sử nghệ thuật, các trào lưu và các sự kiện trong và ngoài nước Ngay từ đầu những năm 2000, một số các công ty kinh doanh dịch Internet tại Việt Nam như FPT hay VDC đã cho ra đời các trang giới thiệu về văn hóa - mỹ thuật Việt Nam Tuy vậy, nội dung của các trang đó mới chỉ dừng ở nước copy nguyên xi một số bài viết về mỹ thuật đã được đăng báo, mà qua đó tên tuổi và tác phẩm của các nghệ sĩ được giới thiệu một cách sơ sài Sau này, các website về mỹ thuật đã dần trở nên chuyên nghiệp hơn với sự tham gia trực tiếp của các nghệ sĩ tên tuổi Điển hình như trang soi.com.vn được thành lập vào năm 2009 bởi thương gia Đỗ Ngọc Minh và nhà thơ Phan Thị Vàng Anh, trang http://san-art.org do họa sĩ Trần Lương thành lập vào năm 2007, và https://hanoigrapevine.com do nghệ sĩ Brian Ring sáng lập vào năm 2007 Thay vì chỉ giới thiệu tác phẩm và tác giả một cách ngắn gọn như trên website của các phòng tranh và phòng trưng bày nghệ thuật, ba website này cung cấp rất nhiều thông tin về lĩnh vực mỹ thuật – nhiếp ảnh, từ việc cập nhật các sự kiện sắp diễn ra cho đến những thảo luận chuyên sâu về các tác giả, tác phẩm và trào lưu nghệ thuật của cả Việt Nam và trên thế giới Điều này mở rộng tầm nhìn và khả năng tạo ra tác phẩm sáng tạo mới Nghệ sĩ có thể chuyển đổi các yếu tố văn hóa quốc tế thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm của mình, tạo ra những sáng tạo độc đáo kết hợp giữa yếu tố văn hóa Việt Nam và các yếu tố quốc tế

Trang 10

Rõ ràng, sự phát triển của Internet đã tạo nên một môi trường đầy thuận lợi cho việc trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm và tác phẩm mỹ thuật trên mạng Đặc biệt, với sự phổ biến của máy ảnh kỹ thuật số và các phương tiện kỹ thuật khác, việc đưa các tác phẩm mỹ thuật – nhiếp ảnh lên Internet trở nên hết sức dễ dàng và trở thành một hình thức chủ đạo trong việc giới thiệu và quảng bá các sản phẩm này Không chỉ có các nghệ sĩ được đào tạo bài bản mà cả những người không chuyên cũng quan tâm nhiều hơn đến mỹ thuật – nhiếp ảnh Vì thế, ngoài các website có tính chuyên nghiệp và học thuật cao, những không gian triển lãm trực tuyến hướng tới việc kinh doanh mỹ thuật – nhiếp ảnh, Internet còn là nơi tập hợp của rất nhiều các diễn đàn, các hội nhóm những người thực hành mỹ thuật – nhiếp ảnh nghiệp dư

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong không gian mỹ thuật – nhiếp ảnh trên mạng chính là sự hiện diện của các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… với những tiện ích được tích hợp sẵn dành cho việc lưu trữ và chia sẻ ảnh Một kho dữ liệu khổng lồ về các tác phẩm nghệ thuật cùng với những bình luận và trao đổi đã được hiện thực hóa thông qua các mạng xã hội này Hoạt động mỹ thuật - nhiếp ảnh ở Việt Nam những năm gần đây đã trở nên khởi sắc với việc mở rộng sang không gian mạng và sự hỗ trợ của Internet.

2 Tiêu cực

Toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó là những trách thức cho mỹ thuật Việt Nam.

10

Trang 11

Xu hướng quốc tế hóa dễ dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm tương tự nhau, thậm chí là rập khuôn Văn hóa nói chung và các ngành nghệ thuật nói riêng cũng chịu chung số phận bị khoác lên mình chiếc "đồng phục” với những phong cách lặp đi lặp lại “Sân bay, trung tâm thành phố, hình dáng kiến trúc, dịch vụ, quần áo, biển báo, âm nhạc, ẩm thực đều cùng một 'phong cách quốc tế' hướng về tiêu dùng và giải trí” Mỹ thuật cũng đứng trước nguy cơ đó, nên dễ dẫn đến tính đơn điệu, thiếu sự đa dạng, đánh mất các giá trị đặc thù của văn hóa dân tộc Mặc khác, không ít nghệ sĩ và đông đảo công chúng chưa ý thức cao về việc đưa giá trị văn hóa dân tộc vào tác phẩm, chưa khai thác hiệu quả nghệ thuật để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam Việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, cụ thể qua sáng tác những tác phẩm bằng phương pháp hiện đại nhưng thể hiện những đề tài văn hóa truyền thống, vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Cái mới cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật chỉ ra đời trong cơ sở truyền thống và tinh hoa nghệ thuật, mà truyền thống và tinh hoa nghệ thuật luôn là một giá trị tiếp tục, không chỉ là cái còn lại mà quan trọng hơn là cái tiếp theo như thế nào Nếu không có sự kế thừa, cho dù có khéo vay mượn nó vẫn thể hiện rõ sự chắp vá, không phải là của mình.

Các tác phẩm trong thời kỳ hội nhập nhiều khi cho thấy không ít tác giả trẻ chỉ lo “đối ngoại”, mà quên mất “đối nội” (người thưởng ngoạn trong nước) Đối nội luôn là cái gốc của nghệ thuật, là sứ mệnh cao cả của nghệ sĩ Cũng chính từ sự thuận lợi mới có do những giao thoa văn hóa thế giới mang lại, nhiều “căn bệnh” của các họa sĩ trẻ đã phát sinh Nhiều họa sĩ trẻ sớm bị sự thành công đột ngột làm cho choáng ngợp Từ mục đích cải thiện đời sống, họ tiến lên làm giàu và thương mại hóa nghệ thuật, điển hình là không ít họa sỹ tiến hành “siêu sản xuất” (nhân bản các tác phẩm ăn khách) hàng loạt khi mới nổi danh

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w