Do đó, dé giảm thiêu rủi ro của ngân hàng, chúng ta cần xác định được nhữngyếu tô tác động trực tiếp đến khả năng thanh khoản tại từng thời kỳ, từng hoàn cảnh, từ đó, có thé xây dựng các
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA THONG KE
ĐÈ TAI: PHAN TÍCH CAC NHÂN TO ANH HUONG DEN KHẢ NANG
THANH KHOAN CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM GIAI
DOAN 2015-2021
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Hoang Minh Nguyệt
Họ và tên : Khương Thị Quý
Mã sinh viên ; 11194412
Lớp chuyên ngành : Thống kê kinh tế 61
Hệ : Chính quy
HÀ NỘI, 2023
Trang 2LOI CAM ON
Được tro thành một sinh viên của trường Dai hoc Kinh tế Quốc dân, đặc biệtđược là sinh viên khoa Thông kê, em không chỉ tích lũy được các kiến thức chuyênmôn mà còn được rèn luyện rất nhiều các kỹ năng bồ ích Với lòng biết ơn và tìnhcảm chân thành nhất, cho phép em được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhàtrường, cùng toàn thê các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung
và hơn hết là các thầy cô giáo khoa Thống kê nói riêng, đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tậntâm giảng dạy Chính nhờ sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, em có thể thuận lợihoàn thành chương trình đào tạo, cũng như hoàn thành tốt nhất bài chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô ThS Lê HoàngMinh Nguyệt, cảm ơn cô đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn và góp ý cho em rấtnhiều dé em có thé hoàn thành thật tốt bài chuyên đề tốt nghiệp của mình
Dé hoàn thành tốt chuyên dé của mình, em đã cô gắng rất nhiều, song do thờigian và kinh nghiệm thực tế có hạn, nên bài nghiên cứu không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, em rất mong thầy cô có thé góp ý thêm dé bài nghiên cứu của emhoàn thiện hon, cũng như bồ sung thêm kiến thức em còn thiếu
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Khương Thị Quý
il
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến khả năng
thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2021” là công trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của cô ThS Lê Hoàng Minh Nguyệt
Dữ liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài nghiên cứu là hoàn toàn
đáng tin cậy, được thu thập từ các nguồn chính thống và được trích dẫn rõ ràng Nếu
có phát hiện bat kỳ thông tin sai lệch nao, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hộiđồng.
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Khương Thị Quý
11
Trang 4MỤC LỤC
9:0 009079777 viiPHAN MO DAU wassssssssssssssssssssssssessssscssssscssssscsssssesssssessnsessnssessnssessnessssnssessnessssneeseses 1
1 Lý do chọn dé tai cc.cccccsssssessessessessessssssssssssssscssessessessessesssssssssssssessesseseeseesseses 1
2 Mục tiêu nghiên CỨU << << <9 6 9.99 9.989 9.989 990988409994884994896 2
3 Câu hỏi nghiÊn CỨU 2-5-5 HH 0003008098050 50 3
4 Đối tượng và phạm Vi nghên €ứu -° 2s s sssesse=se=seessessesses 3
5 Số liệu và phương pháp nghiên cứu e-s- se ss<ssseseesseessessee 3
6 Kết cấu để tài e< HHHH HH HH HH rrrddrerrssdie 4
CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET VE
THANH KHOAN CUA NGAN HÀNG 5-5 00090 0e 6
LL Cơ sở lý thuyẾ -5-se<s°SsSsEseEsEsESsEseEsEEsEssEseEsersessrsersersee 6
1.1.1 Thanh khoản của ngân hang thương mại -<«=<s=<s 6 1.1.2 Rui ro thanh khoản << 5< 5< 9 9 in n0 08 7 1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản s-< s55 << «5s «se 9 1.1.4 Phuong pháp đo lường thanh khoản -s5<5<<s=es<<es 11
1.2 Một số vẫn đề về NHTM Việt Nam 2-2 s©s<ssessesseesses 13
1.2.1 Khai niệm ngần hàng thương ImạÌ - << «5< <ses seessses 13 1.2.2 Chức năng của ngân hàng thương IMÌÏ << 5s s sse< se 14
1.2.3 Dac điểm chung về NHTM Việt Nam - 2 s<s5s<es 14
1.2.4 Thue trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam 15
1.3 Tổng quan các nghiên cứu -s- << s< s©ssess se sessessesessessesess 16
1.3.1 Nghiên cứu quốc té -s-sss se csecstssessessessessessessers 16
1.3.2 Nghiên cứu trong ưỚC -œ << 5< 5 5 9 591 999596899596 96 22
CHUONG 2: DU’ LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 29
2.1 Mô hình và phương pháp nghiên CỨU << 5< 55s «<< esssesse 29
2.1.1 Mô hình nghiên cứu được đề xuất -5-s-s5ssessessesse 292.1.2 Giả thuyết nghiên cứu kỳ Vọng -s°s°ssssssessessessessesse 32
2.1.2 Phương pháp nghiên CỨU << 5œ 5< 9999952558295 36 2.2 Dữ liệu nghiên CỨU d << 2 8 9 9 9.99 9.590 09.99098099809889 9ø 37
2.3 Phương pháp hồi quy mảng «<< s<sssssse+seseezseessersecse 37
Trang 52.3.2.
Giới thiệu về dữ liệu mảng s2 s<ssesssessesseessezsecss 37
Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled
OLS) 38
2.3.3 Mô hình tác động cố định (FEM) -s° 5° 5< csscssessessesse 38
2.3.4 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) - 5< se <sess<ses 39
2.3.5 Kiếm định lựa chọn mô hình phù hợp .e s-s-sssss<2 392.3.6 Các lý thuyết kiểm định mô hình 2-2 2sseses<es<e 41
CHUONG 3: PHAN TÍCH KET QUÁ NGHIÊN CỨU -. 5 43
3.1 Kết quả nghiên cứu - 2s se se ssEssssesseseessessessersssse 43
3.1.1 Thống kê mô tả biến s-s-s- se se se ©ssssessessessessessesse 433.1.2 Phan tích sự tương quan giữa các biến -s s-sc-sc-sesse 45
3.1.3 Lựa chon mô hình phù hỢTD - << << 5< s5 5< SsS£+sessesse 46
3.1.4 Kết qua phân tích hồi quy mô hình REM . - 483.1.5 Khắc phục khuyết tật mô hình: -s- 2 s<ssecssessecssess 503.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu -s s- 5° s° s2 ssssessessessessessesse 53
3.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tỐ -e-s-sssessessesse 533.2.2 Đánh giá và kiến nghị - 5s ssssessevssvssvssessesseseessessesse 56
„0007.007575 58
1 Kết quả đạt được từ nghiên €ứU s-s- 5< s° se ssssssessessessessessee 58
2 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới - . 59TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 ° 2< £zsessezseessezsecsse 60
PHU LUC 222257 64
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
RRTK Rủi ro thanh khoản
C.S Cộng sự
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
CSH Chủ sở hữu
TTS Tổng tài sản
GTNN Giá trị nhỏ nhất
GTLN Giá trị lớn nhất
pve Phan vi cao
RRTD Rui ro tin dung
BDS Bat động san
vi
Trang 7DANH MỤC BANG
Bảng 1.1.a: Tóm tắt các nghiên cứu quốc tế
Bảng 1.1.b: Tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế
Bảng 1.2.a: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước
Bảng 1.2.b: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trong nước
Bảng 2.1: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập
Bảng 2.2: Thứ tự thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình
Bảng 3.1: Kết quả thống kê các biến định lượng
Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số
Bảng 3.3: Kết quả chạy mô hình PooledOLS
Bảng 3.4: Kết quả VIF của các biến
Bảng 3.5: Kết quả kiếm định Lagrange và Hausman
Bảng 3.6: Kết quả mô hình hồi quy REM
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình REM
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình REM
Bảng 3.9: So sánh kết quả hồi quy giữa các mô hình
Bảng 3.10: Kết quả mô hình hồi quy GLS
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác
Đồ thị 1.1: Ty trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trung bình các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 — 2021
Vii
Trang 8PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Hon sau thâp ky qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày một lớn mạnh va giữ
vi tri quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước Đặc biệt hơn 20 năm trở lại đây,
hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã vươn lên, khăng định vị thế “huyết mạch” của nềnkinh tế, đem lại những tín hiệu tích cực cho xã hội Ngân hàng là kênh vốn chủ yếuphục vụ sản xuất kinh doanh, do thu hút được sự quan tâm từ nhiều thành phần kinh
tế, nhờ vậy mà giá trị vốn của các ngân hàng gia tăng một cách nhanh chóng Nhờ
có nguồn vốn đổi dào, ngân hang cho phép người dân có thé vay các khoản vay vớigiá trị không lồ Song, đi kèm với những cơ hội đó, là vô vàn những rủi ro tiềm ẩn
mà ngân hàng có thé gặp phải, trong đó có rửi ro thanh khoản Sau cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu 2007-2008, với đồ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hang Mỹ va cácnước châu Âu, một nhận định đáng chú ý đã được Ủy Ban về giám sát ngân hàngBasel công bố: “Một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến khủng hoảng là sựyếu kém về van dé quản trị thanh khoản của các ngân hàng trong quá khứ” Chođến bây giờ, trải qua nhiều lần cải cách, Basel vẫn luôn đưa ra những nguyên tắcnghiêm ngặt về quan trị rủi ro thanh khoản, điều này một lần nữa nhắn mạnh tamquan trọng của “hanh khoản ” đối với sự “sống con” của một ngân hàng Nếu rủi ro
thanh khoản có xảy ra, thì không chỉ dừng lại ở một đơn vi ngân hang đơn lẻ bi ảnh
hưởng, mà phạm vi ảnh hưởng của nó còn mở rộng đến các ngân hàng khác, kéotheo là toàn bộ hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia cũng sẽ bị ảnh hưởng Một
cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng có thé gây ra tình trạng “chế: đuối”
hàng loạt trong hình thức phá sản và rút tiền hoàng loạt (Goodhart, 2008), dẫn đến
một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Như đã biết, Việt Nam đang ở những bước đầu của sự phát triển, đo đó, thịtrường vốn tại nước ta còn rất nghèo nàn, nên kênh vốn chủ yếu của các hoạt độngkinh tế - xã hội chính là hệ thống các NHTM Trong những năm gần đây, cácNHTM không ngừng thực hiện các cải cách, có những bước đổi mới cả về lượng vàchất Tuy nhiên, vấn đề thanh khoản vẫn chưa có những bước tiến như mong đợi
Việc đảm bảo thanh khoản luôn được duy trì ở mức an toàn, đó là nghĩa vụ quan
trọng hàng đầu mà các nhà quản trị Ngân hàng phải thực hiện Xét trong hoạt động
ngân hàng, nêu như rủi ro tin dung, rủi ro lãi suất đêu có độ trễ nhất định, thì rvi
1
Trang 9ro thanh khoản lại xảy ra một cách tức thời Chúng ta sẽ rất khó bắt gặp sự cân bằnggiữa cau thanh khoản và cung thanh khoản trong cùng một đơn vị tài chính Chính
vì vậy, việc thường xuyên đối phó với thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản luôn làvan đề thường trực Việc ngân hàng đảm bao khả năng thanh khoản tốt, hay nói cáchkhác là ngân hàng luôn có sẵn các nguồn vốn dé có thé kịp chi trả các hoạt động cầnthiết, không chỉ là sự thành công của các nhà quản trị, mà còn là nền móng vữngchắc cho sự phát triển, tồn tại của ngân hàng Đồng nghĩa là, một khi ngân hàng rơivào rủi ro thanh khoản, ngân hàng sẽ mat đi kha năng thanh toán, lâu dai sẽ làmgiảm uy tín của ngân hàng, trong tình huống xấu nhất có thê đây ngân hàng đó tới
bờ vực phá sản.
Từ những lý do trên, có thé khang định rằng, việc cấp thiết nhất mà các NHTMViệt Nam cần thực hiện đó là xây dựng chiến lược quản tri rủi ro thanh khoản mộtcách phù hợp và hiệu quả nhất Việc hệ thống NHTM Việt Nam duy trì trạng thái antoàn trong thanh khoản không những bảo vệ cho sự sống của chính các ngân hàng,
mà còn duy trì sự ổn định của kênh vốn, giúp cho thị trường tài chính ngày một lớnmạnh, đồng thời giúp cho việc vận hành nên kinh tế trở nên dễ dàng hơn Trên thếgiới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã tìm hiểu
về thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thanh khoản củangân hàng luôn ở trạng thái động, luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khácnhau, và tại không gian và thời gian khác nhau, ít nhiều sẽ có những nhân tố khácnhau Do đó, dé giảm thiêu rủi ro của ngân hàng, chúng ta cần xác định được nhữngyếu tô tác động trực tiếp đến khả năng thanh khoản tại từng thời kỳ, từng hoàn cảnh,
từ đó, có thé xây dựng các chính sách phù hợp dé cải thiện, nâng cao chất lượngthanh khoản cũng như hiệu quả kinh doanh Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đãlựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2021”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu của tác giả gồm hai mục tiêu chính sau:
(i) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2021
Trang 10(ii) | Đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của từng nhân tố đến khả
năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoan 2015-2021
3 Câu hỏi nghiên cứu
Dé có thé đạt được 2 mục tiêu đã đặt ra ở trên, chuyên đề sẽ trả lời hai
câu hỏi sau:
(i) Câu hoi 1: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 — 2021?
(ii) — Câu hỏi 2: Chiều hướng và mức độ tác động của các tác nhân đó đến
khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghên cứu
(i) Đối tượng nghiên cứu: Khả năng thanh khoản và các nhân tố tác động
đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam
(ii) Pham vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tác giả giới hạn trên 2
phương diện sau:
- Khong gian: 21 NHTM tại Việt Nam
- - Thời gian: 2015-2021
5 Số liệu và phương pháp nghiên cứu
(i) Số liệu mẫu:
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ thông tin thứ cấp chưa qua xử lý bao gồm:
- §6 liệu được thu thập thông qua nguồn báo cáo tài chính hợp nhất
kiểm toán hằng năm của 21 NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2021
- Các số liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ những công bố của
Tổng cục Thống kê Việt Nam
(ii) Phuong pháp nghié cứu:
Trong bai nghiên cứu, tác giả có kết hợp sử dung nhiều phương pháp,
cụ thể là:
- Phuong pháp nghiên cứu định tính: bao gồm nghiên cứu tông quan
dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoai nước, các giả
3
Trang 11thuyết liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản ngânhàng đề đưa ra mô hình
- Phuong pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật phan tích
hồi quy OLS, FEM, REM, GLS để đưa ra kết quả Bên cạnh đó,tác giả thực hiện thêm các kiểm định nhăm cải thiện các khuyết tậtcòn tôn tại để có được lựa chọn tốt nhất Đồng thời, thực hiện cácthống kê mô tả tóm tắt bộ dữ liệu thông qua việc tổng hợp các đặcđiểm, tính chất dưới dang số hay biéu đồ trực quan
- _ Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng thêm các công cụ xử lý và phân
tích đữ liệu: Microsoft Excel 2016, phần mềm tin học STATA dé
phục vu quá trình nghiên cứu
6 Kêt cầu đề tài
Kêt cau của bài nghiên cứu chia làm 3 phân chính, bao gôm: Phần mở đầu, phán
nội dung và phân kết luận O phần nội dung sẽ được chia làm 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về thanh khoản
của ngân hàng
Chương | sẽ trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về thanh khoản, rủi rothanh khoản và một số khái niệm liên quan, trình bày tổng quan các côngtrình nghiên cứu, tóm tắt lại kết quả nghiên cứu về thanh khoản trong và
ngoai nước.
- _ Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài, sau đó trình bày lýthuyết về phương pháp nghiên cứu và giới thiệu bộ dữ liệu được sử dụng
- _ Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 3 sẽ trình bày toàn bộ các bước tiễn hành phân tích, sau đó tiếnhành trình bày và giải thích kết quả bao gồm: xác định chiều hướng và đánhgiá mức độ tác động của các biến giải thích có ý nghĩa Ngoài ra, chương 3
Trang 12cũng sẽ trình bày thêm một sô đê xuât, kiên nghị của tác giả vê van đê nghiên
r
cuu.
Trang 13CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET
VE THANH KHOẢN CUA NGÂN HANG
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Thanh khoản của ngân hàng thương mại
Crockett (2008) cho rằng “Kha năng thanh khoản dễ nhận biết hơn so vớiđịnh nghĩa” và nó luôn là một khái niệm khó nắm bắt Tuy nhiên, về bản chất, thuật
ngữ “(hanh khoản” trong tài chính được nhìn nhận va sử dụng dưới 2 góc độ chính như sau:
Dưới góc độ tài sản, một tài sản dé dàng chuyền đổi từ dạng vật chất thành dạng tiền mặt và ngược lại, thì được coi là một tài sản có tính thanh khoản PerterRose (2008) đã nhận định rằng “Một tài sản có tính thanh khoản cao phải thỏa mãnđông thời hai điều kiện: Có thị trường giao dịch san sàng để chuyển hóa tài sảnthành tiền mặt và có sự ồn định về mặt giá cả, không bị tác động bởi thời gian giaodịch và số lượng giao địch” Vì vậy, thước đo khả năng thanh khoản của tài sản làthời gian và chi phí dé một tài sản chuyền hóa thành tiền mặt
Dưới góc độ của một doanh nghiệp nói chung, thanh khoản được hiểu làlượng tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp sở hữu Có nghĩa là, một doanhnghiệp nắm giữ càng nhiều tiền thì doanh nghiệp đó có khả năng thanh khoản càngtốt Tuy nhiên, khả năng thanh khoản của ngân hàng lại có phần khác biệt hoàn toàn
so với doanh nghiệp nói chung và nó tổn tại giống như một phạm trù riêng, độc lập
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS (2008) định nghĩa tính “thanh khoản
ngân hàng là khả năng của ngân hàng tài trợ cho việc gia tăng tài sản và đáp ứng
các nghĩa vụ khi đến hạn mà không gây ra bất cứ ton thất không thé chấp nhậnđược ” Đồng tình với quan điểm đó, Greuning & Bratanovic (2004) định nghĩa
“Khả năng thanh khoản của một ngân hàng thể hiện thông qua việc ngân hàng đó
có thể tự mình tài trợ hiệu quả cho các giao dịch” Chứng tỏ, nêu một ngân hàngmat đi khả năng tự tài trợ cho các giao dịch cũng như các hoạt động khác của ngân
hàng là khi rủi ro thanh khoản xảy ra.
Trang 14Trong khi đó, Bhunia (2010) đề cập đến thanh khoản là khả năng của mộtngân hang dé đáp ứng các nghĩa vụ ngắn han của mình Thanh khoản của ngân hàngchính là “mdu”, cho phép ngân hàng có thé tồn tại và duy trì các hoạt động củamình Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thường liên quan đến việc cho vaythông thường, thanh toán các khoản tiền gửi, các giao dịch của khách hàng khi đếnhan, cũng như đáp ứng chức năng chung của quản tri Dé duy trì các hoạt động nay,
doi hỏi ngân hàng phải duy trì một mức độ thanh khoản an toàn.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy, dưới mỗi giác độ khác nhau, thanhkhoản sẽ được định nghĩa khác nhau, cụ thé: Xét trong ngắn hạn, thanh khoản đượchiểu là khả năng mà ngân hàng đảm bảo các nghĩa vụ chỉ trả được thanh toán ngaylập tức tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ Con trong đài hạn, thanh khoản lại được
hiểu là khả năng ngân hang đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán dài han và hỗ trợ việc
tăng tài sản bang cách duy trì nguồn vốn vốn dai hạn 6n định với lãi suất hợp lý Nóiđơn giản “Thanh khoản là khả năng ngân hàng thực hiện tat cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn mức tối đa và bằng ẩơn vị tiền tệ được quy định” tác giảDuttweiler (2011) đã đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm của thanh khoản ngân hàng.Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm, có thể căn cứ vào nguồn gốc hình thanh thanhkhoản dé chia nó thành hai nhóm chính, bao gồm: Thanh khoản tự nhiên và Thanh
khoản nhân tạo Nhóm thanh khoản tự nhiên được hình thành do sự hoạt động của
các tài sản vốn có của ngân hàng trong kỳ hạn Trong khi đó, thanh khoản nhân tạo
được hình thành dựa trên sự hỗ trợ của con người, thường là các giao dịch mua bán
tài sản trước ngày đáo hạn.
1.1.2 Rủi ro thanh khoản
Từ định nghĩa về thanh khoản cúa ngân hàng, có thể thấy rửi ro thanh khoảncũng được phát biểu dưới nhiều góc nhìn khác nhau Theo định nghĩa của Ủy banBasel về Giám sát Ngân hàng (1997), “Rui ro thanh khoản phát sinh từ việc ngân
hàng không có khả năng đáp ưng việc giảm nợ phải trả hoặc tài trợ cho việc tăng
tài sản ” Sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2007 — 2008, Basel (2008) đã có nhữngphát biểu bổ sung về rủi ro thanh khoản: “Rui ro thanh khoản là rủi ro của một địnhchế tài chính xảy ra khi không có khả năng tim kiếm đủ các nguôn lực kinh tế déđảm bảo thanh toán các cam kết nợ khi đến hạn mà không dé lại bắt cứ ton thất
Trang 15không thể chấp nhận nào ” Rủi ro này có thê ảnh hưởng đến cả vốn và thu nhập của
ngân hàng Ví dụ, trong trường hợp ngân hàng xảy ra thâm hụt thanh khoản (cung
thanh khoản không đủ dé đáp ứng nhu cau thanh khoản), khi đó, ngân hàng sẽ chọncách huy động bổ sung nguồn vốn bang cách đi vay với lãi suất cao hoặc bán lỗ tàisản Đặc biệt nước ta, thị trường tiền tệ còn yếu kém, việc trạng thái rủi ro thanhkhoản ở mức báo động, buộc các NHTM tìm kiếm các giải pháp dé củng cé lại khả
năng thanh khoản của mình Thông thường, giải pháp được các ngân hàng lựa chọn
sẽ là đây mạnh di vay và chấp nhận vay với chi phí cao
Theo Hiệp hội Hợp tác Sinh khối bền vững - SBP: “Rui ro thanh khoản làkhả năng xảy ra ton that đối với một tổ chức, phát sinh từ việc tổ chức đó không có
khả năng đáp ứng nghĩa vụ cua mình hoặc tài trợ cho việc tang tai sản khi chúng
đến hạn mà không phát sinh chi phí hoặc ton thất”.
Hay đơn giản hơn, rủi ro thanh khoản có thé được hiểu là “rửi ro không thể
thanh lý một tài sản khi can thiết phải đáp ứng nghĩa vụ kip thời với mức giá hoplý” (Muranaga & Ohsawa, 2002) Cụ thể, có hai từ khóa có thể định nghĩa rõ ràng
các khía cạnh của rủi ro thanh khoản được trích dẫn trong định nghĩa này:
(1) Thanh lý một tài sản khi cần thiết
Decker (2000) chỉ ra rằng, thuật ngữ rủi ro thanh khoản được chia làm hailoại rủi ro: Rui ro thanh khoản nguồn vốn va Rui ro thanh khoản thị trường RỦI rothanh khoản nguồn vốn là rủi ro mà ngân hàng sẽ không thé đáp ứng hiệu quả cácnhu cầu về dòng tiền và tài sản thế chấp dự kiến cũng như ngoài dự kiến trong hiệntại và tương lai mà không gây tốn thất đến hoạt động hằng ngày hoặc tình hình tài
chính của công ty Còn rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà một ngân hàng
Trang 16không thê dễ dàng bù dap hoặc loại bỏ một vi trí theo giá thi trường do độ sâu cuathị trường không đủ hoặc sự gián đoạn thì trường Tén tai sự tuong tac manh mégiữa rủi ro thanh khoản ngu6n vốn và rủi ro thanh khoản thị trường, đặc biệt trongthời kỳ khủng hoảng cho thấy rang sự suy giảm của thanh khoản nguồn vốn có thédẫn đến việc thanh lý tài sản và có thể làm giảm giá tài sản trên thị trường Ngượclại, thanh khoản thị trường thấp hơn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn có thê là tác
nhân gây ra cú sôc đôi thanh khoản nguôn vôn
Một nhấn mạnh thực tế rằng, rủi ro thanh khoản không phải rủi ro biệt lập,
mà là rủi ro hệ quả (Vodová, 2011) Với những đặc điểm chủ quan của riêng nó, cóthé bị kích hoạt hoặc làm tram trọng thêm bởi các rủi ro tài chính và hoạt động khác
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (Hình 1.1)
Rui ro tín dung
Rui ro
thanh
khoản
Rui ro trong ngày
Hình 1.1: Mới quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Các nhà nghiên cứu trước đây đều thống nhất rủi ro thanh khoản bắt ngu6n từhoạt động cân đối kế toán, cụ thể là việc cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có, hoặc
do sự giám sát không chặt chẽ các hoạt động ngoài bảng cân đối Ngoài ra, rủi ro
Trang 17thanh khoản có thé phát sinh do sự cố hoặc do sự chậm trễ trong dòng tiền từ người
đi vay hoặc một dự án kết thúc trước dự kiến (Diamond & Rajan, 2005)
Theo Goodhart (2008), có hai nguyên nhân cơ bản của rủi ro thanh khoản bao gôm:
Thứ nhất, sự chuyên d6i (giữa thời gian đáo hạn của các khoản nợ và tài sảncủa ngân hàng), nguyên nhân này có thé bắt nguồn từ việc ngân hàng sử dụng cácnguồn vốn huy động ngắn han bao gồm tiền gửi của khác hàng cá nhân và các chủthé kinh tế khác dé đầu tư 6 ạt vào tài sản dài hạn Trong khi đó, lợi nhuận từ việcđầu tư tài sản nhỏ hơn, và thường có độ trễ hơn so với kỳ hạn của các khoản nợ Do
đó, nêu không kịp thời thu hồi lợi nhuận sẽ không thể kịp chi trả các khoản nợ như
đã cam kết.
Thứ hai, do sự nhạy cảm của nguồn vốn lưu động (tài sản có tính thanhkhoản) Cũng theo Goodhart, tài sản có tính thanh khoản được hiểu là tài sản có thébán ra ở bat cứ điều kiện thị trường nào mà không phát sinh sự tổn thất về mặt giátrị Trên thực tế, nguồn vốn lưu động của các ngân hàng chủ yếu là nguồn tiền gửikhách hàng, do đó, nó sẽ đặc biệt bị chi phối bở lãi suất Sự thay đổi tăng hoặc giảmcủa lãi suất có thé làm cho nhu cầu tín dụng của khách hang thay đổi, điều này sẽtrực tiếp gây ra biến động cho luồng tiền vào và ra của ngân hàng, gián tiếp ảnh
hưởng tới thanh khoản của ngân hàng.
Tuy nhiên, hai nguyên nhân này của thanh khoản ngân hàng không thể cùngtồn tại Ngân hàng không cần lo lắng về kỳ hạn chuyền đổi nếu họ có sẵn các tài sản
thanh khoản, và ngược lại.
Ngoài sự không phù hợp về kỳ hạn nói trên, rủi ro thanh khoản còn phát sinh
do điều kiện kinh tế suy thoái, gây ra sự thiếu thốn các nguồn tài nguyên Điều nàylàm tăng nhu cầu vay tín dụng, trong khi đó, làm trì hoãn nhu cầu gửi tiền hoặc giatăng nhu cầu rút tiền, ảnh hưởng trực tiếp tới cả dòng tiền vào và dòng tiền ra củangân hàng, gây ra thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng Từ đó, có thê dẫn đến sựthất bại của một ngân hàng hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống ngân hàng do hiệu ứng
lây lan (Diamond & Rajan, 2005).
10
Trang 18Hơn nữa, rủi ro thanh khoản cũng có thé bắt nguồn từ chính ban chất củangân hàng Bản chất của thanh khoản là luôn ở trạng thái bị động, do đó, bên cạnhnhững yếu tố nếu trên, thì các yếu tố nội sinh như các chính sách tài chính, điềuhành và các yếu tố ngoại sinh cũng có thé gây ra rùi ro thanh khoản ở một ngân
hàng (Alo,2004)
1.1.4 Phương pháp đo lường thanh khoản
Trước đây, các biện pháp đo lường thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản tôt nhât được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yêu là dựa vào việc xác định các tỷ lệ thanh khoản Cụ thê, các tỷ lệ nghiên cứu được ưu chuộng rộng rãi bao gôm
- LI: Tỷ lệ tài sản lưu động/ Tổng tài sản
Tỷ lệ này được nhiều công trình nghiên cứu áp dụng, tiêu biển của Bourke(1989); Molyneux and Thornton (1992); Barth & c.s (2003) Nó cung cấp thông tin
về khả năng “hấp thy” cú sốc thanh khoản của tài sản chung ngân hàng Theonguyên tắc, tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng cơ cấu tài sản càng cao, thì khả năng hấpthụ cúc sốc thanh khoản càng tốt Tuy nhiên, ty lệ này dat giá trị cao cũng thé hiện
sự kém hiệu quả, do tài sản lưu động mang lại thu nhập thấp hơn với chỉ phí cơ hộicao hơn Do đó, cần phải tối ưu hóa mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh
lời.
- L2: Tỷ lệ tai sản lưu động/ (Tiên gửi + Nguôn vốn ngắn hạn)
Ty lệ La cũng sử dụng khái niệm tai sản lưu động, tuy nhiên ty lệ này chú
trọng nhiều hơn vào độ nhạy cảm của ngân hàng đối với các loại tài trợ được lựachọn dé tạo ra nguồn thanh khoản của ngân hàng Vì vậy, tỷ lệ La sẽ năm bắt đượctính dễ bị tổn thương của ngân hàng gây ra từ các nguồn tài trợ (Vodová, 2011) Ty
lệ này đã được nghiên cứu của Kosmidou & c.s (2005) sử dụng Thực tẾ, tỷ lệ La
càng cao, ngân hàng càng it nguy cơ xảy ra RRTK
- Lÿở: Tỷ lệ vốn vay/ Tổng tài sản
Tỷ lệ này cho phép đánh giá mức độ đi vay của ngân hàng, cho biết bao nhiêuphần trăm tài sản của ngân hàng bị ràng buộc trong các khoản vay kém thanh khoản.Những ngân hàng có mức độ di vay càng cao, thì đồng nghĩa ngân hàng đang gap
11
Trang 19khó khăn về thanh khoản Do đó, ngược lại với tỷ lệ L1, L2, tỷ lệ này cao thì chứng
tỏ ngân hàng đang bị đe dọa bởi RRTK (Demirguc — Kunt & Huizinga, 1999)
- L4: Tỷ lệ cho vay ròng/ (Tiên gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Tỷ lệ L liên quan đến tài sản thanh khoản kém với các khoản nợ phải trả
Các giải thích của nó tương tự tỷ lệ La, tỷ lệ này này càng lớn thì RRTK của ngân hàng càng cao Kosmidou (2008); Naceur & Kandil (2009) đã áp dụng tỷ lệ này trong các nghiên cứu của mình Tỷ lệ này cho phép nghiên cứu việc sử dụng các
nguồn vốn huy động ngắn hạn dé cho vay khách hàng
Tất cả các tỷ số thanh khoản trên đều có ý nghĩa khác nhau, được tính toándựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán ngân hàng Chúng đều được sử dụng như
là một công cụ để đánh giá sự ổn định của thanh khoản Bên cạnh đó, chúng còn
phan ánh một cơ chế họat động hiệu quả thực tế rang, ngân hàng cần phải đảm bảo
nguồn vốn phù hợp, chi phí thấp và có sẵn trong một khoảng thời gian ngắn nhất
định.
Ngoài ra, cho đến nay, có thêm nhiều cách khác có thé được sử dụng dé đánhgiá khả năng thanh khoản của ngân hàng bên cạnh phương pháp truyền thống sử
dụng tỷ lệ thanh khoản nêu trên:
Thứ nhất, cả Bryant (1980), Dimond & Dybivig (1983) và Matz & Neu (2007) đã chỉ ra rằng, các ngân hàng có thể áp dụng đo lường thanh khoản dựa vào
bảng cân đối, phân tích vai trò của vốn tiền mặt và cách tiếp cận chênh lệch kỳ hạn.
Sự thành công của các nghiên cứu trên, đã đặt nền móng cho sự ra đời của phươngpháp “khe hở tài trợ” (Deep & Schacfer, 2004) Cụ thể, với phương pháp này, thanhkhoản ngân hang được xác định căn cứ vào sự mat cân xứng trong kỳ hạn giữa tiềngửi ngắn hạn và khoản cho vay dài hạn Ngoài ra, nó còn được ước tính thông qua
chênh lệch giữa nợ và tài sản lưu động như công thức sau:
Nợ phải tra(D) — Tai sản lưu động (L)
FGAP >= NW 1Tổng tài san (A) (1)
12
Trang 20Thứ hai, căn cứu vào “nguồn cung thanh khoản” đê đo lường thanh khoản.Theo Dang Quang Vang (2018), nguồn cung thanh thanh khoản chính là dòng tiễngửi đi vào và sự việc trợ của NHTW Mục đích sử dụng chính cua nguồn “cungthanh khoản” được sử dụng dé đáp ứng “cầu thanh khoản”, mà ở ngân hàng, đóchính là các giao dịch cần được thanh toán Vì vậy, nếu một ngân hàng không có đủnguồn cung thanh khoản, thì sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán, đây cũng lànguyên nhân dẫn đến RRTK ở các ngân hàng.
Tuy cùng được sử dụng để đo lường thanh khoản, nhưng mỗi phương phápđều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng Do đó, trước khi lựa chọn phương phápnào dé đưa vào nghiên cứu, cần cân nhắc, đánh giá thật kỹ lưỡng xem phương phápnào thật sự phù hợp với đặc điểm của bộ dit liệu, cũng như đáp ứng được mục tiêu
nghiên cứu.
1.2 Một số van đề về NHTM Việt Nam
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo khoản 3 Điều 4 (Luật Các tổ chức tín dụng 2010), “Ngân hàng thươngmại là loại hình ngân hàng được thực hiện tat cả các hoạt động ngân hàng và hoạtđộng kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận ”
Có hai hình thức tổ chức chính của Ngân hang thương mại (Khoản 1 Điều 6,Luật các tô chức tín dụng 2010):
- Ngan hàng thương mại trong nước, được thành lập, tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần
- Ngan hàng thương mại nhà nước, được thành lập, tổ chức dưới hình
thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam vận hành 3 hoạt động chính sau:
- _ Hoạt động tạo lập nguồn vốn: Nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có
giá, đi vay, vốn chủ sở hữu của ngân hàng
- _ Hoạt động sử dụng vốn: Cho vay, dau tu tai chinh
13
Trang 21- _ Hoạt động dich vụ ngân hang: Phát hành thẻ, mở tài khoản, cung ứng
phương tiện và dịch vụ thanh toán
1.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có 4 chức năng cơ bản sau:
- _ Chức năng trung gian tín dụng: NHTM là kênh trung gian kết nối giữa
người dư vôn và người thiêu vôn
- Chức năng trung gian thanh toán: NHTM thay mặt khách hàng, trích
tiên trên tài khoản của họ đê trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiên vào tài khoản
- Chức năng tạo tiền: NHTM hoạt động mới mục tiêu lợi nhuận thông
qua các hoạt động tín dụng và thanh toán, vì vậy, NHTM vô hình
chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
- _ Chức năng thủ quỹ: NHTM nhận tiền gửi, giữ tiền, bao quản tiền, thực
hiện yêu câu rút tiên, chi tiên cho khách hàng
1.2.3 Đặc điểm chung về NHTM Việt Nam
Các NHTM Việt Nam có những đặc diém chung nôi bat sau:
NHTM là doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả giác độ vốn chủ sởhữu và tổng tài sản Tại Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các NHTM
là hàng nghìn tỉ đồng và chủ yếu được huy động từ nợ bên ngoài.Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam lại tích cực đây mạnh cho vaykiếm lời, chủ yếu là các khoản vay lớn với kỳ hạn dài hoặc cho vayBĐS, làm phát sinh nợ xấu Hiện nay, một số NHTM Việt Namđang giữ mức nợ xấu cao
Mạng lưới NHTM Việt Nam rất lớn, gồm nhiều chỉ nhánh Ngânhàng phân tán rộng rãi về địa lý, và vẫn đang tiếp tục được mởrộng Bên cạnh đó, tài sản tài chính của các NHTM đang chiếm tỷtrọng cao trong tổng cấu trúc tài sản Ngân hàng Việt Nam
NHTM Việt Nam hoạt động dưới sự kiểm soát và giám sát chặtchẽ của hệ thông luật pháp Việt Nam Pháp luật được phổ rộng trênnhiều mặt của hoạt động NHTM, mỗi mặt sẽ có quy định pháp lý
riêng.
14
Trang 22- Hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động một cách phụ thuộc lẫn
nhau Mỗi ngân hàng giống như mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cầnmột NHTM dù yếu và nhỏ, gặp khó khăn là có thể dẫn đến nguy cơ
đánh sập cả hệ thống Vì vậy, hoạt động cạnh tranh của các NHTM
cũng diễn ra một cách lành mạnh, chủ yếu tập trung cạnh tranhbang công nghệ mới, thường xuyên cải tiến các sản phẩm, các công
cụ tài chính mới tôi ưu hơn
1.2.4 Thực trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam
Do hệ quả của quá trình hội nhập quốc tế cũng như sự biến động của thịtrường thế giới, kèm theo dịch bệnh Covid -19, những năm gan đây, hệ thốngNHTM Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quản trị thanh khoản Trong
đó, biéu hiện rõ nhất của tình trạng thanh khoản dang ở mức báo động là khả năngnăm giữ tiền mặt trong thanh toán của ngân hàng suy giảm Trong giai đoạn 2015 —
2021, tỷ trọng tiền mặt trung bình trong tổng phương tiện thanh toán của các ngânhàng dao động 11 — 12.4%, và có xu hướng giảm, điều đó được biểu diễn bằng đồ
thị sau:
Đồ thi 1.1: Tỷ trọng tiên mặt trên tổng phương tiện thanh toán trung bình các
Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021
Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh
Trang 23Bên cạnh đó, thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam có thé nhìn
nhận trong 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước Covid — 19: Trong giai đoạn này, về cơ bản, tình hình
thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam được duy trì ở mức antoàn Điều duy nhất mà các NHTM Việt Nam giai đoạn này phải lolắng là sự cạnh tranh về lãi suất tăng cao
- _ Giai đoạn trong và sau Covid — 19: Dai dịch Covid — 19 đã ghi nhận
nhiều khó khăn cũng như thiệt hại đối với nền kinh tế toàn cầu, trong
đó có Việt Nam Suốt thời kỳ đại dịch diễn ra ở nước ta, đã khiến chokhông ít ngành nghề lao đao, vật lộn đề duy trì sự sống Các mức hỗ trợchưa từng có được yêu cầu từ trung ương và chính phủ, tuy nhiên, ngay
cả khi được hỗ trợ rộng rãi như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại,
phải đóng cửa Ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ, bởi lẽ, hoạt
động của NHTM gan liền với hoạt động của các chủ thé kinh tế khác.Covid — 19 với các chính sách “cách ly xã hội” buộc nhiều doanhnghiệp rút tiền dé duy trì “sự sống”, sản xuất kinh tế bị tạm dừng, khiếncho nguồn vốn huy động của NHTM suy giảm, khả năng thanh khoảncũng từ đó suy yếu Đến sau khi đại dịch kết thúc, nền kinh tế đang dầnvực dậy, song khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Namvan lây lại được sự bình ôn lai, cần thời gian dé doanh nghiệp và ngườidân chữa lành những tôn thương kinh tế mà Covid — 19 gây ra
1.3 Tổng quan các nghiên cứu
1.3.1 Nghiên cứu quốc tế
Aspachs & c.s (2005) đã sử dụng dữ liệu quý của các NHTM tai Anh dé tiễnhành nghiên cứu thực nghiệm “Những yếu tó tác động đến thanh khoản cua ngânhàng giai đoạn 1985 — 2003” Tác giả đã lựa chọn hai hệ số đo lường thanh khoảnlà: Tài sản thanh khoản/Vốn huy động và Tài sản thanh khoản/TTS làm biễn phụthuộc để nghiên cứu tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh đến thanhkhoản của ngân hàng Cuối nghiên cứu, tác giả đã có nhận xét rằng, lãi suất ngắnhạn và lợi nhuận có là những nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt thanh khoản ở các
ngân hàng Anh Muôn có lợi nhuận cao, ngân hàng cân tích cực đâu tư, như vậy sẽ
16
Trang 24làm giảm tài sản có tính thanh khoản cao (nguồn vốn tự có), dan dẫn tới khả năng
xảy ra rủi ro thanh khoản.
Các nghiên cứu của Valla & Saes — Escorbiac (2006) tại các NHTM tại Anh giai đoạn 1993 — 2005 và Vodová (2011) tại các NHTM Hungary giai đoạn 2001 -
2009 đã chỉ ra ảnh hưởng của các yêu tố bên ngoài như: Sự phát triển kinh tế (GDP);thay đổi lạm phat (INF) có ảnh hưởng tích cực tới thanh khoản của ngân hang
Trái lại với các nghiên cứu trước đó, Lucchetta (2007) không đi sâu nghiên
cứu tác động của những yếu tố nội tại hay vĩ mô, mà tác giả nghiên cứu khả năngthanh khoản thông qua mối liên hệ giữa các ngân hàng và quá trình vay vốn liênngân hàng của 5066 NHTM trên thị trường Châu Âu giai đoạn 1998 — 2004 Nhữngbằng chứng thu được từ nghiên cứu cho phép tác giả kết luận rằng khả năng thanhkhoản (đo lường bằng hệ số Khoản vay/TTS) bị tác động bởi lãi suất bình quân liênngân hàng tại hầu hết các nước khu vực Châu Âu
Chung — Hua Shen & c.s (2009) đã sử dụng dữ liệu từ 12 nền kinh tế tiên tiếntrên thế giới giai đoạn 1994 - 2006 dé so sánh khả năng thanh khoản của hệ thốngNHTM tại các khu vực đó Nghiên cứu này đã tìm ra tác động phi tuyến giữa quy
mô tổng tài sản và thanh khoản của NHTM Giai đoạn đầu khi tăng tổng tài sản thìthanh khoản của NHTM sẽ tăng, sau đó, khi tổng tài sản tăng đến một ngưỡng nhất
định, thì sẽ làm cho thanh khoản giảm Mặt khác, khả năng thanh khoản (đo lường
bang hệ số khe hở tài trợ) có mỗi quan hệ đồng biến với tỷ lệ vốn CSH/TTS; VốnCSH/Nguồn vốn huy động và có mối quan hệ ngịch biến với Tăng trưởng kinh tế;
Dự trữ thanh khoản Một kết luận đáng chú ý khác cũng được chỉ ra, Lạm phát củanăm trước sẽ giúp tăng thanh khoản năm kế tiếp, nhưng không có tác động tới thanh
khoản năm hiện tại.
Vodova (2011) thực hiện cuộc nghiên cứu đầu tiên, mở đầu cho chuỗi nghiêncứu về thanh khoản NHTM của mình Ông tiến hành nghiên cứu thanh khoản trên
22 NHTM tại Séc trong phạm vi 9 năm từ 2001 — 2009 Sau cuộc nghiên cứu,
Vodová đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản với các biến tỷ lệ nợxấu, lãi suất, tỷ lệ vốn CSH và mối quan hệ cùng chiều với khủng hoảng tài chính,
tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
17
Trang 25Tiếp tục thành công của nghiên cứu trước, Vodová (2013.1) tiếp tục thực
hiện nghiên cứu thanh khoản trên các NHTM tai Hungary giai đoạn 2001 — 2010.
Ông cũng tìm thấy kết quả là khả năng thanh khoản của NHTM Hungary có mốitương quan âm với quy mô, lãi suất và mối tương quan dương với tỷ lệ an toàn vốn,lãi suất cho vay và lợi nhuận Cùng năm đó, Vodová (2013.2) tiến hành nghiên cứutương tự đối với các NHTM Ba Lan Hoàn thành nghiên cứu, tác giả cũng có nhữngkết luận tương tự đã tìm thấy ở NHTM Hungary Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,thanh khoản của các NHTM Ba Lan có tương quan âm với an toàn vốn, lạm phát, tỷ
lệ nợ xâu.
Gần đây nhất, Ahamad & Rasool (2017) cũng đã thực hiện nghiên cứu thanh
khoản của 37 NHTM tai Pakistan trong vòng 10 năm (2015 — 2014) và đã tìm ra 4
nhân tô làm giảm khả năng thanh khoản cụ thé: Tỷ lệ vốn CSH/ Tổng nguồn vốn,tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân
hàng có tác động tích cực tới thanh khoản của ngân hàng
Bảng 1.1.a Tóm tắt các nghiên cứu quốc tế
Tác giả Đề tài Phương Phương pháp Các nhân tố tác động
pháp đo lường khả nghiên cứu | năng thanh
khoản
Aspachs | Nhân tô Phương Tỷ lệ thanh s* Độ hỗ tro
&C.S ảnh hưởng | pháp hồi khoản (L1, s* Lãi suất biên
(2005) đến rủi ro quy mảng | L2) s* Loi nhuận
thanh “+ Tăng trưởng các khoản của khoản vay
NHTM s* Cơ hội cho vay
Anh giai % Tốc độ tăng GDP
đoạn 1985 ¢ Lãi suất ngăn hạn
- 2003
Lucchetta | Anh hưởng | Ước lượng | Ty lệ thanh s* Lãi suất liên ngân
(2007) — | của mối Probit khoản (Ls) hàng
liên hệ giữa | Phương s* Ty lệ các khoản
18
Trang 26các ngân | pháp hôi vay/TTShàng và quy GLS, s* Lãi suất cơ bản
trường
Châu Âu
giai đoạn
1998 2004
-Chung— | Ước lượng | Phương Hệ số khe hở s* Tông tài sản
Hua Shen | nguyên pháphồi | tai tro FGAP s* Dự trữ thanh
& C.S nhân rủi ro | quy mang khoản
hàng đầu
thới giới giai đoạn
1994 2006
-Vodová | Thanh Phương Tỷ lệ thanh s* Ty lệ vốn CSH
(2011) khoản của |pháphồi | khoản(Li,La, | $* Lãi suất cho vay
các NHIM | quymảng | La, La) s* Lãi suất giao dich
19
Trang 27yêu tô s* Tỷ lệ nợ xâuquyết định s* Ty lệ lạm phát
% Tốc độ GDP
Vodová | Các yéut6 | Phương “+ Quy mô ngân
(2013.1) | quyétdinh | phapndi | TỶ !§thanh hàng
thanh quy mảng khoản (Li, La, s* Lãi suất
khoản của Lạ, La) s* Lãi suất giao dich
các NHTM liên ngân hàng
Hungary s* Tỷ lệ an toàn vốn
s*» Lợi nhuận
s* Lãi suất cho vay
Vodová | Các yêutổ | Phuong Tỷ lệ thanh s* Lợi nhuận
(2013.2) | quyétdinh |pháphồi | khodn (Li, Lo, | ** Lãi suất
thanh quy mảng | La, La) s* Quy mô ngân
Ahamad | Các yéuté |Phương | Tỷ số thanh + Quy mô ngân hàng
& Rasool | quyết định | pháphồi | khoản (L¡) s* Tỷ lệ nợ xấu
(2017 tính thanh | quy mang s* Tỷ lệ vốn CSH/
khoản của Tổng nguồn vốncác NHTM +» Tốc độ GDP
niêm yết có
SBP
Nguồn: Tổng hợp cua tác giả
Trên đây là bảng tóm tắt một cách khái quát về phương pháp cũng như các
biên được các tác giả quôc tê sử dụng đê nghiên cứu thanh khoản của ngân hàng.
20
Trang 28Tuy nhiên, dé có được cái nhìn rõ ràng hơn, tác giả đã tiễn hành tong hợp cụ thể kết
quả về môi quan hệ tương quan giữa biên phụ thuộc và biên giải thích như sau:
Bảng 1.1.b Tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế
Các yêu tô Aspachs | Lucchetta | Chung — | Vodová | Vodová | Ahamad
& C.S (2007) Hua (2011) | (2013) &
(2005) Shen & Rasool
C.S (2017) (2009)
Quy mô ngân +/ + +/ 0
Cơ hội cho vay +
Lãi suất biên
Trang 29Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.3.2 Nghiên cứu trong nước
Trong khoang10 năm gan đây, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đặc biếtquan tâm đến dé tài “thanh khoản” của ngân hàng Số lượng các nghiên cứu về rủi
ro thanh khoản của ngân hàng nói chung và rủi ro thanh khoản của NHTM nói riêng ngày một tăng.
22
Trang 30Trương Quang Thông và c.s (2013) đã tiến hành nghiên cứu trên phạm vi 27NHTM Việt Nam giai đoạn 2002 — 2011 nhằm xác định những yếu tố quyết địnhđến tính thanh khoản Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp “khe hở tài trợ” đề xácđịnh tính thanh khoản cia các NHTM với 2 nhóm biến độc lập: Nhóm yếu tố nộisinh và nhóm yếu tố ngoại sinh Nghiên cứu đã chỉ ra được nhận định răng: Khảnăng thanh khoản của NHTM không những phụ thuộc vào các yếu tổ nội tại bêntrong ngân hàng như: quy mô ngân hàng, dự trữ thanh khoản, tỷ lệ vốn tự có/tổngnguồn vốn, vay liên ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tô kinh tế vĩ mô,tức là các yếu tố bên ngoài NHTM như: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, độ trễchính sách Đặc biệt, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô ngânhàng và thanh khoản ngân hàng Điều đó có nghĩa là, ở giai đoạn đầu, nếu tăng quy
mô ngân hàng sẽ làm tăng khả năng thanh khoản Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng quy
mô ngân hàng, thì đến một mức độ tăng nhất định, sẽ làm thanh khoản của ngânhàng suy giảm Ngoài ra, kết quả cũng ghi nhận tác động tích cực của tình hình pháttriển kinh tế đến thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó chỉ tồn tạitrong phạm vi năm, có nghĩa là, tăng trưởng kinh tế chỉ ảnh hưởng tới thanh khoản
năm đó mà không có ảnh hưởng tới thanh khoản năm sau.
Vũ Thị Hồng (2015), thông qua vận dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng
— mô hình FEM, tác giả đã tim ra những nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của 37NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 — 2011 Cụ thể, sự gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làmcho thanh khoản của các NHTM được củng có Một kết luận tương tự cũng được
nêu ra với yếu tố lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu Ngược lại, nếu ngân hàng đây mạnh cho
vay thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới thanh khoản của NHTM Điều này
cũng được chỉ ra trong một nghiên cứu cùng năm của Đăng Văn Dân (2015) Ngoài
ra, nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa thanh khoản NHTM vớicác yêu tố: Quy mô ngân hàng, ty lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Khác với Vũ Thị Hồng (2015), nghiên cứu của Đăng Văn Dân (2015) với sốliệu của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2017 — 2014, đã đưa ra bằng chứng về tácđộng tích cực của Quy mô tài sản tới thanh khoản của các NHTM, tức là, nếu quy
mô tài sản ngân hàng càng được mở rộng, thì ngân hàng sẽ có khả năng thanh khoản cao, hạn chê xảy ra rủi ro thanh khoản.
23
Trang 31Nếu các nghiên cứu trên đều tiến hành nghiên cứu chung trên toàn hệ thốngNHTM, thì đến năm 2017, Nguyễn Hải Long lại tiến hành nghiên cứu cụ thê thanhkhoản của một ngân hàng duy nhất là NHTMNN Agribank Vận dụng ý tưởng của
Saunders & Cornett (2006), tác giả đã phân tích tình hình quản trị rủi ro thanh khoản
của 25 chỉ nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên cả nướcthông qua hệ số “khe hở tai trợ” Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy quá nhiều
sự khác biệt trong quản trị thanh khoản của ngân Agribank với quản tri thanh khoản ngân hàng chung.
Dang Quang Vang (2018) tiến hành phân tích thanh khoản ngân hang thôngqua dit liệu của 31 NHTM Tác giả lựa chọn mô hình “khe hở chuyển đổi thanhkhoản” để nghiên cứu, dựa trên ý tưởng đo lường của Deep & Schaefer (2004).Điểm làm nên sự khác biệt hoàn toàn với những nghiên cứu khác đó là, tác giả chia
NHTM Việt Nam làm hai nhóm theo quy mô ngân hàng (NHTM quy mô lớn &
NHTM quy mô nhỏ) dé tìm hiểu trang thái thanh khoản, cũng như nguyên nhân gây
ra rủi ro của từng nhóm NHTM riêng biệt Cụ thể, với từng nhóm ngân hàng, mức
độ tác động của quy mô ngân hàng đến thanh khoản là khác nhau Các ngân hàng
hiện nay chi tập trung day mạnh tăng trưởng quy mô tài sản mà không quan tâm đến
việc cải thiện bộ máy điều hành, dẫn đến tình trạng mô hình lớn nhưng không đủkhả năng quản lý Bên cạnh đó, đối với nhóm NHTM quy mô nhỏ sẽ phụ thuộcnhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tíndụng, lợi nhuận, khả năng sinh lợi, tỷ lệ lạm phát và khả năng cung tiền có mối quan
hệ dương với thanh khoản; GDP tác động ngược chiêu đến thanh khoản Bên cạnh
đó, biến niêm yết chỉ tác động âm đến thanh khoản ở mức phân vị cao nhất, khôngphải ngân hàng nào đã niêm yết cũng có khả năng thanh khoản tốt Đồng thời, tại
mức phân vi cao của nhóm NHTM nhỏ, khủng hoảng tài chính có tương quan thuận với khả năng thanh khoản ngân hàng, còn ở các nhóm phân vi còn lại ở NHTM
chung, khủng hoảng có tương quan nghịch với khả năng thanh khoản Điều này hàm
ý rằng, nếu có xảy ra khủng hoảng, thanh khoản ở những NHTM nhỏ sẽ có tác động
tích cực.
Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019) tiến hành nhận diện các nguyênnhân dẫn đến sự mắt ôn định trong thanh khoản ngân hàng dựa vào số liệu của 21NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 — 2017 Kết thúc nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đã
24
Trang 32chỉ ra rằng nếu một ngân hàng có quy mô lớn hoặc thường xuyên mở rộng quy môthì khả năng ngân hàng đó phải đối mặt với thanh khoản kém, rủi ro thanh khoảnlớn Thay vào đó, nếu ngân hàng tích cực tăng trưởng nguồn vốn tự có, thúc day khanăng sinh lợi của nguồn tài sản có thì sẽ duy tri được trạng thái an toàn trong thanhkhoản Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập đến sự ảnh hưởng tiêu cực đến thanhkhoản ngân hàng của các nguyên nhân mang tính vĩ mô như sự phát triển kinh tế và
khủng hoảng tài chính
Bảng 1.2.a Tóm tắt các nghiên cứu trong nước
Tác giả Đề tài Phương pháp Phương Các nhân tô tác động
nghiên cứu pháp do
lường khả năng thanh
khoản
Trương | Các yêu tác | Phương pháp Khe hở * Quy mô tông tài
Quang động đến hồi quy mảng | chuyên đổi sản
Thông & | rủi ro thanh thanh khoản s* Tỷ lệ vốn tự
C.S khoản của có/Tổng nguồn
phát
“ Thay đổi theo
25
Trang 33cung tiên
Vũ Thị | Cac yéuté |Phươngpháp | Ty lệ thanh Quy mô ngân
Hồng ảnhhưởng | hồi quy mang | khoản (L1) hàng
(2015) | đến thanh Tỷ lệ cho
khoanrn của vay/Huy động
các NHTM vốnViệt Nam s* Ty lệ vốn CSH
giai đoạn +* Ty lệ nợ xấu
2006 — 2011 s* Ty lệ lợi nhuận
s* Ty lệ dự phòng
tín dụng
Đặng Các tác Phương pháp Hệ số thanh Quy mô tông tài
Văn Dân | động tớitỷ | hồi quy mảng | khoản: (Ls) sản
Ty lệ lam phát
Nguyễn | Quản trị rủi | Phương pháp Khe hở tài Tỷ lệ cho vay
Hải ro thanh hổi quy mảng | trợ: FGAP Tỷ lệ sinh lời/vốn
Long khoản của CSH
(2017) Ngân hàng Phụ thuộc tài trợ
Nông Tăng trưởng nghiệp và GDP
Phát triển Thay đổi lạm
Nong thôn
26
Trang 34Việt Nam — phát
Agribank
giai đoạn 2011-2016
Đàng Các nhân tổ | Phương pháp | Khe hở * Ty lệ vốn tư
Quang |ảnhhưởng | hồi quy GMM | chuyên đổi có/TTS
Vắng đến thanh thanh khoản s* Niêm yết
(2018) |khoảncủa | Phuong phap |{TGA) s#* Chi phí dự
các NHTM | hoi quy phân vị phòng/ Tổng dư
Việt Nam nợ
giai đoạn “+ Quy mô tài sản
2005 — 2015 s Ty suất sinh lời
phát
Phan Thị | Các nhân tố | Phương pháp Khe hở tài “+ Quy mô tài sản
Mỹ ảnhhưởng | hổi quy mảng | trợ (FGAP) s* Tỷ lệ cho
Hạnh & | đến rủi ro vay/TTS
Trang 35“+ Tăng trưởng kinh
tế
“+ Khủng hoảng
kinh tếNguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhìn chung, hau hêt các nghiên cứu tiên hành trong nước đêu có điêm giông
nhau cả về phương pháp nghiên cứu Tuy nhiên việc lựa chọn biến phụ thuộc và
biến độc lập lại mang lại cho mỗi nghiên cứu những kết luận khác nhau Nhằm mục
đích phục vụ cho việc phân tích định tính, tác giả đã khái quát các kết quả nghiên
cứu trên trong bảng sau:
Bảng 1.2.b Tổng hợp kết quả nghiên cứu trong nước
Các nhân tô Trương | Vũ Thị | Đặng | Nguyễn | Đàng | Phan Thị
Quang Hong Van Hải | Quang | Mỹ HanhThông (2015) Dân Long | Vắng & C.S
(2013) (2015) | (2017) | (2018) (2019)
Quy mô tông tài san +/ 0 0 +/
-Sự phụ thuộc nguồn tài - - - +
Trang 36Nguồn: Tổng hợp của tác giả
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Mô hình nghiên cứu được đề xuất
Ké từ thang 8 năm 2007, cuộc khủng hoảng thé chấp dưới chuan ở Hoa Kỳkhông chỉ đe dọa đến nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, mà còn ảnh hưởng đến
hệ thống tài chính toàn cầu Hơn nữa, nó mang lại một lượng lớn thách thức đối với
29
Trang 37sự phát triển ngắn hạn và dài hạn của ngành ngân hàng toàn cầu Sau cuộc khủnghoảng, hầu hết các ngân hàng đều rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản Cũng do đó,các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn vào việc quản trị rủi ro thanh khoản Đồngthời, “thanh khoản” cũng dần trở thành mối quan tâm “ndng” của giới nghiên cứukhoa học Những nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về thanh khoản ngânhàng đã khang định được sự đa dang của các phương pháp đo lường thanh khoản.Tuy nhiên, mỗi phương pháp, sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt, ứng với
đó sẽ phù hợp với đặc điểm từng nền kinh tế khác nhau Việc tóm tắt một cách kháiquát các nghiên cứu đã ghi nhận được chính là tiền đề cho việc đề xuất mô hìnhnghiên cứu cũng như lựa chọn các nhân tố để đưa vào nghiên cứu khả năng thanh
khoản cua NHTM Việt Nam Sau khi xem xét, đánh giá các phương pháp cũng như
bộ dữ liệu, tác giả quyết định lựa phương pháp “Khe hở tai tro” để đo lường thanhkhoản ngân hàng trong nghiên cứu của mình, kế thừa và hoàn thiện từ ý tưởng
nghiên cứu của Chung — Hua Shen & c.s (2009) và nghiên cứu của Phan Thị Mỹ
Hạnh & Tống Lâm Vy (2019) vì một số lý do sau:
Thứ nhất, Chung — Hua Shen và c.s (2009) chứng minh được điểm vượt trội
hơn ở phương pháp “khe hở tài trợ” so với các phương pháp sử dụng “ty lệ thanh
khoản ” Cụ thê, tỷ lệ thanh khoản chỉ được sử dụng để dự đoán xu hướng của thanhkhoản trong tương lai do nó được tính toán thông qua số liệu của bảng cân đối kếtoán Trong khi đó, khe hở tài trợ được xác định dựa trên sự mất cân xứng giữa tàisản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn, do đó, nó có thê được tính toán ở cả quá khứ,
hiện tại và tương lai.
Thứ hai, phương pháp “Khe hở tai trợ” xác định như sau: FGAP = (Tiền gửikhách hàng — Cho vay khách hàng)/TTS Ma các NHTM Việt Nam có kênh vốnchủ yếu từ tiền gửi khách hàng và có hoạt động chính là cho vay Vì vậy, phươngpháp “khe hở tài trợ” phù hợp với nền kinh tế cũng như hệ thống NHTM Viêt Nam
Thứ ba, nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019) là nghiêncứu trong nước gần nhất và có sử dụng phương pháp khe hở tài trợ, việc lựa chọncùng phương pháp nhăm so sánh sự giống và khác nhau giữa thanh khoản tại haithời kỳ, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố mới đến sự khác nhau đó
30
Trang 38Bênh cạnh đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế trên nhiều quốc gia, đượctong hợp ở bảng 1.2 và bảng 2.2 nêu trên, có thé thay, mỗi nghiên cứu đều tập trungđến một số nhân tố nhất định ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Vì vậy, mặc dù lay các nghiên cứu trên làm nền tảng, nhưng tác giả không thể lựachọn nghiên cứu toàn bộ các nhân tố nêu trên, mà sẽ tiễn hành chon lọc ra nhữngnhân tố có thé sẽ phù hợp và có kha năng giải thích cao nhất cho kha năng thanhkhoản của NHTM Việt Nam Một số nhân tố tương đồng ảnh khả năng đến thanh
khoản được rút ra từ các nghiên cứu trên như sau: “Quy mô ngân hàng; Tỷ lệ cho
vay/TTS; Tỷ lệ vốn CSH/TTS; Hiệu quả sử dụng vốn CSH; Tỷ lệ dự phòng rủi ro chovay/ Tổng cho vay; Tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát” Ngoài ra, nghiên cứu được
dé xuất bé sung thêm yếu 16 “Tỷ lệ dự nợ cho vay/ Tổng tiên gửi va Rui ro đột xuất(Covid -19)” dé pht hop voi voi dac diém nén kinh té Viét Nam giai doan nghiéncứu Thực tiễn chỉ ra rang, các NHTM Việt Nam hiện nay rat chú trọng vào cho vaycác khoản vay trung và dài hạn với giá trị cao, do đó, việc bổ sung thêm yếu tố “Ty
lệ dự nợ cho vay/ tổng tiền gửi khách hàng” cho phép tác giả đánh giá được hiệu qua của hoạt động sử dụng vốn đề kinh doanh cho vay tạo lợi nhuận, cũng như tác động của nó tới thanh khoản của NHTM Việt Nam Đồng thời, trong phạm vi thời giannghiên cứu, có xuất hiện đại dich SAR — COV2, nên tác giả quyết định đưa yếu tố
“Rui ro đột xuất” vào nghiên cứu nhằm nhận diện ảnh hưởng của dịch bệnh đến kha
năng thanh khoản của NHTM Việt Nam.
Như vậy, những nhân tố được tác giả lựa chọn dé đưa vào chuyên đề nghiên
cứu bao gôm:
1) Quy mô ngân hang (SIZE)
2) Ty lệ vốn CSH/TTS (CAP)
3) Ty lệ cho vay/TTS (LTA)
4) Hiệu quả sử dụng vốn CSH (ROE)5) Tỷ lệ dư nợ cho vay/Téng tiền gửi khách hang (LA)6) Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay/Téng cho vay khách hàng (PLLTL)7) Tăng trưởng kinh tế (GDP)
8) Ty lệ lạm phát (INF)
9) Rui ro đột xuất (SR)
31