Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020

306 1 0
Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020

Trang 2

TP Hồ Chí Minh - 2024

Ngô Việt Hùng

HỘI HỌA SƠN MÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTỪ NĂM 1986 ĐÉN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIÉN SĨ NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Mã số: 9210101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Văn Minh

Trang 3

Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 là công trình nghiên cứu của NCS viết Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào Việc tham khảo các tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh

Ngô Việt Hùng

Trang 4

BẢNG QUY ƯỚC VIÉT TẮT iiCHƯƠNG 2: NHẬN DIẸN HỘI HỌA SƠN MÀI TẠI THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINHGIAI ĐOẠN TỪ Năm 1986 ĐÉN NĂM 2020 522.1 Nội dung nghệ thuât và thá loại hội họa sơn mài tại Thành phố hO Chí Minh giaiđoạn từ năm 1986 đến năm 2020 522.2 Hình thức nghệ thuât hội họa sơn mài tại Thành phố hO Chí Minh giai đoạn từnăm 1986 đến năm 2020 732.3 Chất liệu và kỹ thuât the hiện nghệ thuât hội họa sơn mài tại Thành phố HồChí Minh giai đoạn từ năm1986 đến năm 2020 93

Trang 5

3.1 Đặc điám nghệ thuât hội họa sơn mài tại Thành phố hồ Chí Minh giai đoạn từ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 146

TÀI LIẸU THAM KHẢO 147

PHỤ lỤc 160

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, là nơi hội tụ các tri thức, nhà khoa học cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu, sáng tạo Do đó, nơi đây cũng đồng thời là môi trường thuận lợi cho hội họa sơn mài luôn có sự cập nhật, thay đổi mang tính giao thoa, đột phá, tìm tòi cái mới dựa trên nền tảng sơn mài truyền thống Việt Nam.

Cột mốc đánh dấu nền hội họa sơn mài tại Tp.HCM chính thức ra đời được tính kể từ khi Trường Vẽ Gia Định được thành lập vào năm 1913 với việc bộ môn sơn mài nằm trong chương trình đào tạo Bên cạnh đó, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 cùng sự tiếp cận những phương tiện biểu đạt của hội họa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn trong cảm quan thẩm mỹ truyền thống - phương Đông của người Việt Kể từ đây, quá trình thử nghiệm, tìm tòi của các nghệ nhân và giáo sư, họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương đã giúp cho hội họa sơn mài Việt Nam dần có những thay đổi và chuyển hướng tinh tế về kỹ thuật chất liệu như cách xử lý bề mặt, màu sắc Riêng ở phía Nam, tại Tp.HCM, chất liệu nhựa sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang khi pha trộn lại với nhau đã tạo nên sự khác biệt về chất liệu sơn mài, làm nên một chất liệu độc đáo mang đậm nét địa văn hóa nơi đây Từ đó góp phần làm nên diện mạo của nghệ thuật sơn mài Việt Nam nói chung, cũng như nét riêng biệt của hội họa sơn mài tại Tp.HCM nói riêng.

Trong dòng chảy của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, hội họa sơn mài tại Tp.HCM có những yếu tố khác biệt tạo nên những giá trị đặc trưng nơi đây Chẳng hạn, Tp.HCM có nhiều lợi thế về mặt địa lý, là một điểm gặp gỡ quy tụ tất cả các sinh hoạt nghệ thuật chung của phương Đông và phương Tây Năm 1986, Tp.HCM đón nhận tư tưởng về đổi mới của Đảng đã mang lại những thành tựu về kinh tế và

Trang 9

tác đông tích cực đến khả näng sáng tạo của các họa sĩ so với giai đoạn trước đó: tích cực giao lưu hoạt đông nghệ thuật với sự xuất hiện của nhiều cuôc triển lãm trong và ngoài nước, từ đó có điều kiện hòa nhập với thế giới, tạo cho hôi họa sơn mài tại Tp.HCM đa sắc, đa dạng các hình thức tạo hình nghệ thuật mới.

Có thể nói, hôi họa sơn mài tại Tp.HCM từ sau näm 1986 có sự kế thừa giá trị của kỹ thuật vẽ phủ mài truyền thống, đã tạo nên những sắc thái riêng và khẳng định những đặc trưng của hôi họa sơn mài nơi đây Giai đoạn từ näm 1986 đến näm 2020 có sự mở rông quan niệm nghệ thuật, đôt phá trong sáng tạo cá nhân, đặc biệt là các họa sĩ trẻ Hôi họa sơn mài tại Tp.HCM đã phát triển mạnh với nhiều hình thức tạo hình nghệ thuật khác nhau như: Hiện thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng

Trước tình hình hoạt đông sáng tác chất liệu sơn mài đầy sôi nổi trong thời gian qua, đến nay đã có không ít học giả nghiên cứu, phân tích về nghề sơn, đồ sơn trang trí mỹ nghệ ở các làng nghề hay tranh sơn mài truyền thống, hiện đại Những nôi dung nghiên cứu này trải đều ở đa dạng các loại hình nghiên cứu như: công trình nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hôi thảo, bài viết ngắn, bài báo đäng trong các tạp chí thuôc lĩnh vực mỹ thuật Có thể thấy, dù đã có nhiều bài viết liên quan đến tác giả, tác phẩm thể loại hôi họa sơn mài đương đại, không ít triển lãm về chuyên đề sơn mài truyền thống và hiện đại, tuy nhiên hiện nay vẫn hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu môt cách hệ thống, sâu rông về hôi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn 1986-2020 cũng như các thế hệ họa sĩ được đào tạo ở các ngôi trường chính quy về nghệ thuật và hoạt đông sáng tác tại Tp.HCM.

Do vậy, để có cái nhìn sâu rông hơn về hôi họa sơn mài tại Tp.HCM, NCS đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ phương thức biểu đạt và đặc điểm thẩm mỹ cùng những yếu tố tác động làm nên sự khác biệt, nét đặc trưng của hội họa sơn mài

Trang 10

tại Tp.HCM Do vây, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Hội họa sơn mài tại Thành phố HồChí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 làm đề tài luân án của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Phân tích và là làm rõ những thay đổi về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuât trong sáng tác hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 Từ đó thấy được đặc điểm và những đóng góp về giá trị nghệ thuât của hội họa sơn mài đối với Mỹ thuât Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những yếu tố địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và đã tác động đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuât, tâm lý và tư duy sáng tạo của các họa sĩ.

- Xác định có sự thay đổi về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuât trong các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020, như: Hiện thực, Siêu thực, Lâp thể, Biểu hiện, Trừu tượng

- Xác định các đặc điểm và những đóng góp về mặt nghệ thuât của hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 đối với hội họa sơn mài Việt Nam đương đại.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luân án là các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM, bao gém các thể loại phong cảnh, chân dung, tĩnh vât, tranh sinh hoạt.

Phạm vi nghiên cứu

về không gian: Luân án tâp trung nghiên cứu hội họa sơn mài của các họa sĩ sống và sáng tác trên địa bàn Tp.HCM Luân án tâp trung vào các tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm như: Triển lãm của Hôi Mỹ thuât Tp.HCM, Triển lãm

Trang 11

của Họi Mỹ thuât Việt Nam, Triển lãm câu lạc bọ sơn mài Sài Gòn, Triển lãm Festival trẻ, Triển lãm câu lạc bọ sơn mài của Họi Mỹ thuât Tp.HCM, Triển lãm Mỹ thuât Toàn quốc các trường Văn hóa Nghệ thuât, Triển lãm Mỹ thuât Toàn quốc và các triển lãm nhóm Các tác phẩm thuọc bọ sưu tâp của các Bảo tàng Mỹ thuât.

Mặt khác, khảo cứu trực tiếp các tác phẩm tại xưởng vẽ của họa sĩ, luân án lựa chọn những phiên bản tác phẩm tiêu biểu in trong vựng tâp, tạp chí, sách chuyên ngành có uy tín.

về thời gian: Các tác phẩm họi họa sơn mài tại Tp.HCM được sáng tác từ năm 1986 đến năm 2020 Từ đó, luân án so sánh những hình thức tạo hình nghệ thuât trong các tác phẩm giai đoạn này với giai đoạn trước năm 1986 để cho thấy có những thay đổi sau: Đa dạng các hình thức tạo hình nghệ thuât mới như: Siêu thực, Biểu hiện, Lâp thể, Trừu tượng và phát triển phong cách cá nhân ngày càng rõ nét.

3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học Từ mục đích nghiên cứu, câu hỏi được đặt ra là:

Câu hỏi 1: Những tác đọng về mặt địa lý, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã họi đến họi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 như thế nào?

Câu hỏi 2: Nhân diện họi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 có các hình thức tạo hình nghệ thuât nào tiêu biểu?

Câu hỏi 3: Đặc điểm và đóng góp của họi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 là gì?

Từ các câu hỏi trên, NCS đi đến giả thuyết khoa học sau sau: Giả thuyết 1

Trang 12

Từ buổi đầu trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, họi họa sơn mài tại Tp HCM được hình thành, tạo bước ngoặt trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung, tiến trình phát triển của hôi họa sơn mài Việt Nam nói riêng Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 hôi họa sơn mài tại Tp HCM đã có những chuyển biến sau đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ VI từ đó, sáng tác hôi họa sơn mài tại Tp HCM phát triển mạnh mẽ phong phú về nôi dung, đề tài và đa dạng về hình thức tạo hình nghệ thuật.

Giả thuyết 2

Nhận diện Hôi họa sơn mài tại Tp HCM thông qua nôi dung, đề tài các hình thức tạo hình nghệ thuật để thấy được sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật Những thay đổi trong hình thức tạo hình nghệ thuật đã làm nảy sinh những trào lưu, các hình thức tạo hình nghệ thuật mới có sự đan xen về ngôn ngữ tạo hình đã tạo nên những đặc điểm riêng Từ đó, các họa sĩ lựa chọn chất liệu, kỹ thuật thể hiện phù hợp với mục đích sáng tạo riêng, chất liệu kỹ thuật thể hiện tác phẩm là những phương thức mang đặc trưng của vùng đất Nam bô Hôi họa sơn mài tại Tp HCM được hình thành và ra đời từ khi Trường vẽ Gia Định được thành lập vào năm 1913 trong việc kết hợp giữa yếu tố văn hóa nghệ thuật Việt Nam và phương Tây (Pháp) Kết quả là môt hình thức đôc đáo của hôi họa sơn mài lấy cảm hứng từ cách tạo hình của phương Tây nhưng sử dụng nhựa cây sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang để thể hiện, những biểu đạt về nôi dung, tư tưởng trong tác phẩm đã truyền tải những câu chuyện, phản ánh nhiều mặt trong đời sống xã hôi, truyền tải thông điệp người họa sĩ.

Giả thuyết 3

Hôi họa sơn mài tại Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 đã cho thấy những đặc điểm nghệ thuật thông qua nôi dung, hình thức tạo hình và nghệ thuật thể hiện màu sắc có sự đa dạng về hình thức biểu hiện nghệ thuật Những thay

Trang 13

đổi về quan niệm sáng tạo nghệ thuật tạo hình trong giai đoạn này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong nhận thức của của công chúng, đóng vai trò quan trọng trong phản biện xã hôi đương đại, đã mang lại môt diện mạo mới so với giai đoạn trước Sự đổi mới nhưng mang tính kế thừa và giao lưu tiếp thu có chọn lọc hình thức tạo hình nghệ thuật trên thế giới đã mang lại giá trị về nôi dung, hình thức tạo hình nghệ thuật cao; để rồi từ đó có sự tác đông tích cực đến nền hôi họa sơn mài Việt Nam Đặc điểm chất liệu và kỹ thuật thể hiện của hôi họa sơn mài được nhận thấy từ việc các họa sĩ sử dụng chất liệu sơn nơi đây đã đem lại môt hiệu quả thẩm mỹ cao mà còn bền chắc, lấy kỹ thuật vẽ phủ mài truyền thống làm nền tảng cho sự phát triển Kỹ thuật vẽ phủ mài truyền thống, với lịch sử và kỹ thuật phong phú, là cơ sở vững chắc để họa sĩ có thể khám phá và phát triển sự sáng tạo của mình tạo nên những giá trị nghệ thuật đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hôi của Thành phố.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài luận án này đã được xác định gồm những phương pháp sau:

4.1 Phương pháp phân tích mỹ thuật học

Đây là phương pháp chính trong nghiên cứu, phân tích dựa trên hệ thống các tư liệu phê bình mỹ thuật, các bài viết phê bình các tác phẩm hôi họa sơn mài để phân tích ngôn ngữ biểu đạt, tìm ra đặc điểm trong sáng tác của các họa sĩ sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020.

Dựa trên kiến thức mỹ thuật học về ngôn ngữ của hôi họa như: các hình thức tạo hình nghệ thuật, màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục, không gian& để phân tích, chứng minh cụ thể qua đó tìm ra những sắc thái mang đặc trưng trong các tác phẩm tiêu biểu của hôi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 Phân tích, so sánh nhằm làm rõ các đặc điểm của sáng tác hôi họa sơn mài tại

Trang 14

Tp.HCM, so sánh đặc điểm của hôi họa sơn mài tại Tp.HCM với giai đoạn trước và sau năm 1986 Qua đó, tìm ra đặc trưng khác biệt với các vùng miền khác.

4.2 Phương pháp tiếp cận liên ngành

Phương pháp tiếp cận liên ngành trong luận án được NCS chú trọng các tương tác hữu ích của các kết quả nghiên cứu từ các ngành khoa học liên quan như:

Văn hóa học nghệ thuật, Dân tôc học văn hóa, xã hôi học nghệ thuật, mỹ học, Giao lưu và tiếp biến văn hóa Đây là nôi hàm áp dụng để phân tích diễn giải về đặc trưng của các hình thức tạo hình nghệ thuật như: hình thức tạo hình Hiện thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng

4.3 Phương pháp nghiên cứu tư liệu

NCS xác định nhận thức luận về phân tích và giải thích các khái niệm và môt số thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu Hệ thống, phân tích và chứng minh những quan điểm, những đánh giá về hôi họa sơn mài của các nhà nghiên cứu nghệ thuật và các họa sĩ thông qua các vựng tập, tạp chí.

Những báo cáo công trình khoa học, các kỷ yếu và hôi thảo nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các luận án đã bảo vệ thành công, sách xuất bản về nghiên cứu Triết học, Văn hóa học, Nghệ thuật học, Mỹ thuật học, Những nền tảng của mỹ thuật , của các học giả Việt Nam và nước ngoài.

Tiến hành khảo sát thực tế môt số tác phẩm, tìm hiểu trao đổi trực tiếp với các họa sĩ làm cơ sở phân loại các hình thức tạo hình nghệ thuật trong hôi hoạ sơn mài; đánh giá về bối cảnh cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tác đông đến hôi họa sơn mài tại Tp.HCM và xác định các yếu tố đối với sự hình thành các hình thức tạo hình nghệ thuật trong tác phẩm hôi hoạ sơn mài, từ đó khảo sát thực tế trong phạm vi nghiên cứu.

4.4 Phương pháp điền dã, phỏng vấn

Trang 15

NCS thực hiện khảo sát các tác phẩm tiêu biểu của hôi họa sơn mài trong giai đoạn này được trưng bày trong bảo tàng, triển lãm, và khảo sát thực tế tác phâm ở các xưởng vẽ của họa sĩ và nhà sưu tập, luận án lựa chọn những phiên bản tác phẩm tiêu biểu in trong vựng tập, tạp chí, sách chuyên ngành có uy tín và các vựng tập tranh triển lãm toàn quốc.

Thực hiện phương pháp phỏng vấn trong quá trình điền dã đề tài, các dữ liệu cơ bản được thực hiện qua quá trình phỏng vấn trực tiếp với họa sĩ đã sáng tác, liên quan tác phẩm hội họa đã lựa chọn trong luận án Phương pháp này sẽ mang đến tính mới của luận án, đảm bảo độ tin cậy các thông tin bằng kết quả chứng thực với tác giả đó.

Nhóm đối tượng phỏng vấn bao gồm, nhóm chuyên gia chuyên ngành lý luận, nhóm chuyên gia thuộc lĩnh vực hội họa và nhóm chuyên gia thuộc lĩnh vực sơn mài Đây là các tư liệu có luận cứ đối chứng, có cơ sở khoa học làm kết quả thực tế.

5 Những đóng góp của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu và hệ thống chuyên sâu về hội họa sơn mài tại Tp.HCM từ năm 1986 đến năm 2020 Qua kết quả nghiên cứu đóng góp các luận cứ, luận điểm về mặt khoa học và thực tiễn sau:

về khoa học

Luận án xác định các hình thức tạo hình nghệ thuật, tìm ra những đặc điểm, nét riêng của hội sơn mài tại Tp.HCM đóng góp vào sự phát triển chung của hội họa sơn mài Việt Nam.

Từ việc nhận diện hội họa sơn mài tại Tp.HCM, luận án nghiên cứu hoạt động sáng tác, những thay đổi, hình thành, tác động đem lại hiệu quả trong giao lưu nghệ thuật Từ đó, chỉ ra sự đa dạng các hình thức tạo hình nghệ thuật, có sự thay đổi rất tích cực so với giai đoạn trước Nội dung và đề tài phong phú, phản ánh mọi

Trang 16

mặt của cuộc sống& là những minh chứng cho một giai đoạn hội họa sơn mài phát triển rực rỡ, luận án góp phần bổ sung kiến thức, lý luận khoa học, làm tài liệu tham khảo cho các họa sĩ, giảng viên, NCS, sinh viên Đại học trong nghiên cứu giảng day mỹ thuật, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cho thấy sự thay đổi trong hội họa sơn mài tại Tp.HCM đã có một bước đột phá mạnh mẽ, tích cực so với giai đoan trước.

Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các hoạ sĩ tại Tp.HCM cũng như cả nước có thể tham khảo góp phần vào việc thực hành, nghiên cứu tìm hướng sáng tác hôi hoạ của riêng mình.

Các nhà nghiên cứu lý luận về nghệ thuật hôi họa có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm tiền đề cho các sáng tác và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên các trường mỹ thuật có đào tạo về sơn mài.

ổ Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (13 trang), Phụ lục (134 trang).

Luận án có (132 trang), chia làm 3 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (42 trang).

Chương 2: Nhận diện hôi họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ näm 1986 đến näm 2020 (52 trang).

Chương S: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hôi họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ näm 1986 đến näm 2020 (42 trang).

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN

Hội họa sơn mài tại Tp.HCM phản ánh sự kết nối nghệ thuât truyền thống và những giá trị từ hội họa sơn mài Việt Nam, lại có sắc thái riêng, qua từng giai đoạn lịch sử Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội họa sơn mài Việt Nam, nhiều sách, vựng tâp hội họa sơn mài, nhiều bài viết liên quan đến tác giả, tác phẩm thể loại tranh sơn mài hiện đại, cùng với nhiều tác phẩm sơn mài được giải thưởng và được sưu tâp tại các bảo tàng trong cả nước của các họa sĩ sinh sống và sáng tác tranh sơn mài tại Tp.HCM.

1.1 Téng quan tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thu thâp tài liệu, tiếp thu những ý kiến, những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, NCS nhân thấy có một số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài để tham khảo và áp dụng vào luân án gém:

1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hội họa sơn màitruyền thống Việt Nam

Trang 18

Sách Nghệ thuật trang trí ở Bắc kỳ [68] của Marcel Bernanose xuất bản năm 1962, đã được dịch sang tiếng Việt (tư liệu dịch của Viện Mỹ thuât - ký hiệu D-10/ Cđ-79) có phần giới thiệu về sơn Trong công trình này, Marcel Bernanose đã giới thiệu ngắn gọn về đặc tính của sơn, cách khai thác nhựa sơn, kỹ thuât làm đé sơn và tượng sơn.

Sách Lắc - ca - dơ và Lắc - côn [31] của G.Bơ-Fuc (tư liệu dịch của Viện Mỹ thuât - Mỹ nghệ) Nội dung tài liệu bao gém ba phần Phần thứ nhất, giới thiệu cây sơn (Rhus succedanea), đặc tính thực vât của cây, cách tréng và thu hoạch; nhựa sơn của cây sơn, sự khác nhau giữa sơn và cánh kiến, lịch sử về nghề sơn ở Đông Dương, màu sắc và ứng dụng; lịch sử nghiên cứu và bình luân, nghiên cứu của G.Béc-tơ-răng về Lắc-ca-dơ, cấu tạo tác dụng của lắc-ca- dơ trong những phản ứng oxy-hóa, khả năng oxy-hóa của lắc-ca-dơ, những nghiên cứu trước đây Phần thứ hai, trình bày những nghiên cứu về lắc-côn, tính chất của lắc-côn, oxy - hóa hydro lắc-côn, tính chất, tính hòa tan của axit béo, tính hòa tan của axit stearic, đặc tính của nhựa sơn và lắc-côn Phần viết về lắc côn, tác giả phân tích sâu từ góc đô hóa học, giải thích về việc tại sao những thợ sơn sử dụng các buồng ẩm để đảm bảo tạo thành nước sơn khô bóng Nghiên cứu của G.Bơ-Fuc có giá trị về mặt khoa học về việc nghiên cứu tính chất, đặc điểm của sơn ta.

Công trình Nghề sơn cổ truyền Việt Nam [48] của tác giả Lê Huyên do Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 1995 Tác giả tiếp cân nghiên cứu nghề sơn trong góc nhìn lịch sử Công trình giới thiệu quá trình phát triển của nghề sơn ở đồng bằng Bắc Bô qua các tư liệu khảo cổ học, các sản phẩm nghề được lưu giữ lại tại đình, chùa, đền, miếu, phủ và môt số làng nghề Tác giả quan tâm đến kỹ thuật đồ sơn thế kỷ XVII - XIX về chất liệu, dụng cụ nghề sơn cũng như môt số kỹ thuật, tạo hình trên đồ sơn Đặc biệt tác giả nghiên cứu về loại hình và chức năng của đồ sơn thế

Trang 19

kỷ XVII - XIX công với đặc tính và thế mạnh của đồ sơn Công trình góp phần xác định giá trị của nghề sơn trong kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Công trình Kỹ thuật Sơn mài [22] của Phạm Đức Cường (1982), giới thiệu về lịch sử nghề sơn mài, đặc biệt là sự tìm hiểu nghiên cứu công phu về các kĩ thuật của nghề sơn truyền thống: khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, chế tác cho môt sản phẩm sơn mài với các kỹ thuật bảo quản nhựa cây sơn, pha sơn sống thành sơn chín, kỹ thuật và các bước tiến hành để hoàn thành môt tấm vóc hay bề mặt cho môt sản phẩm sơn mài Kỹ thuật bảo quản sơn chín đúng cách giúp tăng cường đô bền, đô kết dính, đô bóng và giữ gìn vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật qua thời gian Công trình này mang tính chất là sách giáo khoa về nghề sơn mài với các kỹ thuật thể hiện màu sắc, với các phương pháp thực hành các thể loại sơn mài.

Công trình phân tích kỹ thuật về chất liệu sơn được sử dụng trong tranh sơn mài Việt Nam thế kỷ XX [151] của hai tác giả Bettina Ebert and Michael R Schilling nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam Mục đích chính của công trình là hiểu sâu hơn về các chất liệu và kỹ thuật sử dụng trong những bức tranh sơn mài độc đáo này, thông qua phân tích kỹ thuật của các mẫu sơn được lấy từ tranh sơn mài và các tác phẩm sơn mài được lấy ở các vùng khác nhau ở Việt Nam, song song với việc lấy mẫu là các cuộc phỏng vấn sâu với các nghệ nhân, họa sĩ sơn mài Việt Nam Nguồn gốc và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam được đặt ra, và mô tả các quy trình thể hiện một bức tranh sơn mài Các phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các mẫu sơn mài cũng như phác thảo phương pháp luận được sử dụng được mô tả ngắn gọn.

Kết quả của các phân tích được tóm tắt và thảo luận Các mẫu được phát hiện có chứa các thành phần thu được từ các loài cây bản địa ở Việt Nam và Campuchia, và thú vị là một số mẫu có sự kết hợp của hạt điều, dầu làm khô, nhựa cây, và các chất phụ gia làm khô.

Trang 20

Ngoài ra, phân tích chỉ ra rằng một số các mẫu có chứa các thành phần sơn không phải của Châu Á Cuối cùng, nghiên cứu này giúp hình thành các phương pháp xử lý kỹ thuật chất liệu cho tranh sơn mài Việt Nam.

Công trình Vietnamese Painting: From Tradition to Modernity [155] của Corinne Menonville do Les Editions d'Art et d'Histoire xuất bản lần đầu năm 2003, trình bày quan điểm lịch sử về nghệ thuật hội họa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Công trình cho thấy sự chuyển biến về hình thức tạo hình nghệ thuật và ngôn ngữ hội họa ở Việt Nam, song có nghiên cứu và phân tích về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có thế kế đến Cultural Representation in Transition: New Vietnamese Painting [146] của Monia Singhakowin năm 1996, giới thiệu về 70 tác phẩm hôi họa của 20 họa sĩ Việt Nam tham gia triến lãm cùng tên Cultural Representation in Transition: New Vietnamese Painting (Đại diện văn hóa trong quá trình chuyến đổi: những tác phẩm hôi họa Việt Nam mới) được tổ chức tại Bangkok Công trình giới thiệu những tác phẩm tham gia triến lãm và cho thấy sự phản ánh những vấn đề đang diễn ra hàng ngày ở xã hôi Việt Nam trong sáng tác hôi họa&

Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập III phần nghệ thuật) [29] do hai tác giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) đã quy tụ được những nhà nghiên cứu hàng đầu ở từng lĩnh vực Trong đó, lĩnh vực mỹ thuật có các bài nghiên cứu về mỹ thuật rất bổ ích cho việc nghiên cứu đề tài của NCS như bài “Mỹ thuật Sài Gòn từ đầu thế kỷ đến năm 1975” của tác giả Huỳnh Hữu ủy, “Nghệ thuật tạo hình thời kháng chiến” của họa sĩ Quách Phong, “Mỹ thuật ở Thành phố sau 30/4/1975” của hai tác giả Phước Sanh - Nguyễn Trung Công trình đã giúp cho NCS có cái nhìn bao quát về văn hóa - nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Từ việc hình thành nên

Trang 21

hôi họa sơn mài đến sự hình thành và phát triến của các trường mỹ thuật cũng như các phong trào hoạt đông mỹ thuật của phía Nam.

Nhiều bài viết mang tính chuyên khảo đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hôi thảo khoa học về hôi họa sơn mài như: Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bô Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam của Trần Quỳnh Như [90], “Phân tích thực trạng nghề sơn mài truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường” của Chu Anh Phương, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 325, tr 91-93 [97],

Giáo trình kỹ thuật chất liệu sơn mài của Nguyễn Văn Minh, Thư viện của Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM [82], Chất liệu sơn mài và những thành tựu trong Mỹ thuật giai đoạn từnăm 1986 đến nay của Nguyễn Văn Minh, Tài liệu Hội thảo Mỹ thuật Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất, Hội Mỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tp HCM [79] , mang những gợi ý mới cho hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài giúp NCS tiếp thu phát triển trong luận án.

Nhìn chung, nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài về mỹ thuật Việt Nam nói riêng và hội họa sơn mài tại Tp.HCM không nhiều Đây đều là những tài liệu quý gợi mở, làm tiền đề cho NCS đúc kết cơ sở luận giải các vấn đề trong luận án.

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về hội họa sơn mài hiện đại Việt Nam

Kỷ yếu Hội thảo Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam [119], Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2002) Tập hợp các bài viết, ý kiến, phân tích và đánh giá về nghề sơn, nghệ thuật sơn mài Việt Nam, làng nghề sơn truyền thống, đồng thời đề cập đến vấn đề đào tạo và áp dụng chuyển giao công nghệ truyền thống cộng với việc tu bổ phục hồi đồ sơn trong các di tích lịch sử văn hóa, qua đó khẳng định tầm quan trọng, vai trò giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống.

Trang 22

Kỷ yếu hội thảo khoa học Tranh sơn mài: Chat liệu và nghệ thuật [13] Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào tháng 6 năm 2018 với 23 bài viết phân tích sâu về các vấn đề như: Nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong bối cảnh đương đại, mấy vấn đề sơn ta sơn mài Việt Nam hiện nay, tranh sơn mài Việt Nam vấn đề tên gọi và đặc trưng nghệ thuật, hiện trạng và giải pháp chống ô xy hóa bề mặt những tác phẩm sơn mài tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sơn mài Châu Âu sự phát triển về phong cách và kỹ thuật Bên cạnh đó còn có bài viết về vật liệu mới Composite đã tham gia vào sáng tác tạo thành tác phẩm tranh sơn mài để có được những biến đổi về diện mạo Cùng bên cạnh đó với sự kết hợp giữa các vật liệu phong phú trong thể hiện của các họa sĩ đã tạo nên những diện mạo mới của tranh sơn mài.

Đặc biệt, về nghệ thuật sơn mài việt nam có các công trình nghiên cứu tổng hợp của Quang Việt trong quyển Hội họa sơn mài Việt Nam [133] và môt số bài viết gần đây của ông trên Tạp chí Mỹ thuật của Hôi Mỹ thuật Việt Nam, đã giới thiệu chi tiết về lịch sử nghề sơn, sự ra đời và phát triển của hôi họa sơn mài Việt Nam qua các trích dẫn tư liệu nước ngoài, các nhân chứng, đối chiếu và bình chú hết sức sâu sắc.

Về “Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam” của Nguyễn Thanh Mai, Tạp chíNghiên cứu Mỹ thuật, số 4 (18), tr.11-17 [73], “Phát huy giá trị nghệ thuật tranh sơn mài ViệtNam ” của Bùi Thị Thanh Mai, Tài liệu tọa đàm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tr 95-105 [70], “Trận Bạch Đằng môt bức tranh sơn mài quý của Nguyễn Gia Trí” của Yên Hưng, Tạp chí mỹ thuật, số 337-338, tr 144-145 [46], “Vấn đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại” của Phạm Bình Chương, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật,

số 2 (14), tr 84-90 [21], Nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong bối cảnh đương đại (Nhìn từ triểnlãm mỹ thuật Việt Nam năm 2015), của Trần Thị Biển, Bài tham gia tọa đàm Tranh sơn mài: Chất liệu và nghệ thuật, Tài liệu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tr 2024 [6],

Sơn Nam Vang vàng son một thuở, của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 23

-Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Hôi mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Câu lạc bô sơn mài tài liệu tọa đàm, phòng nghiên cứu sưu tầm, của Bảo tàng Mỹ Thuật Tp HCM& đã nhận định, phân tích, tổng hợp về tác giả, tác phẩm của môt giai đoạn sáng tác, so sánh giữa các tác giả và tác phẩm, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách và ý tưởng Chỉ ra các đặc điểm của giai đoạn sáng tác có những pha trôn về ngôn ngữ tạo hình Thông tin về tiến trình phát triển của tranh sơn mài cũng như vai trò, khả năng diễn tả của chất liệu sơn mài, trình bày những đúc kết kinh nghiệm và những thành quả, những nét đặc trưng trong nghệ thuật thể hiện mang tính truyền thống của nghệ thuật hôi họa sơn mài Việt Nam.

1.1.3 Những công trình nghiên cứu, bài viết về hội họa sơn mài tại Thànhphố Hồ Chí Minh

Công trình Sơn mài Việt Nam [98] của Nguyễn Đăng Quang do Nhà xuất bản trẻ xuất bản năm 1995, giới thiệu về kỹ thuât và chất liệu sơn mài miền Nam đặc biệt là sự tìm tòi nghiên cứu về nhựa cây sơn từ thiên nhiên mà ông cha ta đã từng khai thác từ xưa Để vẽ sơn mài, nhựa cây sơn được lấy từ vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nhât Bản và Trung Hoa, còn tại Việt Nam nhựa sơn được lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Tuyên Quang thuọc trung du Bắc Bọ Việt Nam là giống sơn Rhus Succedanea, tuy thuọc vùng nhiệt đới nhưng là vùng tiếp giáp với khí hâu ôn đới Do đó “từ những năm 60, cây sơn này đã được trồng ở Lâm Đồng, có gần 500 mẫu” [98 tr.47], trước đó, nhất là trong thời chiến tranh, Sài Gòn miền Nam chủ yếu dùng sơn Campuchia, từ khi trồng cây sơn này tại Lâm Đồng thị trường miền Nam có thêm loại sơn này trước đó làm sơn mài chủ yếu bằng sơn Phú Thọ Công trình này mang tính chất là sách tham khảo về nghề sơn mài với các kĩ thuât thể hiện màu sắc, kỹ thuât mài, với các phương pháp thực hành thể hiện các thể loại sơn mài khác như sơn khắc, sơn khảm, sơn lên kim loại và cách làm vóc&

Trang 24

Công trình Mỹ thuật Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh [51] của Họi Mỹ thuât Việt Nam (2014), đã tâp hợp 18 bài viết về mỹ thuât Tp.HCM, nhìn chung các bài viết của các nhà nghiên cứu lý luân cũng như bản thân các nghệ sĩ phân tích rất sâu về đặc điểm và quá trình phát triển của mỹ thuât Tp.HCM trước và sau đổi mới Thời kỳ đổi mới các bài viết đều có chung mọt nhân định; “Đây là thời kỳ phát triển đa dạng nhất của nền Mỹ thuât Việt Nam từ trước tới nay”, “Mỹ thuât Việt Nam đã hòa nhâp và có vị thế trong khu vực và thế giới”, thời kỳ này đã diễn ra mọt cuọc “cách mạng” về quan niệm cũng như ngôn ngữ, hình thức và nọi dung Sự “đổi mới” này không chỉ ở mọt vài cá nhân, vài tác phẩm mà diễn ra trong cả khu vực Nam Bọ với các thế hệ kế tiếp nhau Công trình với các nhóm bài viết đã phân tích khá kỹ về những thành tựu mà mỹ thuât thời kỳ đổi mới ở tại Tp.HCM đã đạt được.

Đáng chú ý có công trình nghiên cứu Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại [129] của Huỳnh Hữu ủy Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, tổng kết các thành quả mỹ thuât đạt được từ thời kỳ bị Pháp xâm lược cho tới những ảnh hưởng du nhâp từ văn hóa Mỹ, trong đó tác giả đã viết khá kỹ về những trào lưu, xu hướng sáng tác cùng một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở Sài Gòn giai đoạn 1954-1975

Công trìnhMỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (2010) của Nguyễn Quân [103] phân kỳ lịch sử Việt Nam với các giai đoạn sau: Những năm đầu thế kỷ XX; thời kỳ 1925-1945; thời kỳ 1945-1975; thời kỳ 1975-1986; và thời kỳ đổi mới (từ năm 1986) Đặc biệt phần phụ lục với 107 trang Nguyễn Quân viết và phân tích rất sâu về nghệ thuât tạo hình Việt Nam hiện đại, chỉ ra sự mở rộng về đề tài và thành công về hình tượng, sự phát triển về các chất liệu và thể loại, loại hình nghệ thuât tạo hình.

Công trình Họa sĩ - kẻ sáng tạo nên mình [45] của Nguyên Hưng đã nêu những vấn đề tạo hình mỹ thuât, sự tiếp nhân và thay đổi lớn về tư tưởng của giới mỹ thuât trong quá trình tiếp biến thay đổi của xã hội với sự phức tạp bao trùm đã tạo nên nhiều khuynh hướng với khả năng thể hiện từ thấp đến cao.

Trang 25

Luân án tiến sĩ lý luân và lịch sử Mỹ thuât Sơn mài Bình Dương - chat liệu và nghệthuật thể hiện (2013) của Nguyễn Văn Minh [80] là công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuât sơn mài phía Nam Nghiên cứu này đóng góp nhân thức về sự hình thành và phát triển, về các giá trị của sơn mài ứng dụng Bình Dương; đồng thời, giúp các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và người làm nghề sơn nâng cao hơn ý thức giữ gìn, trân trọng nghề sơn mài trong bối cảnh đời sống xã hội và nghệ thuât có nhiều chuyển biến Từ đó rút ra những bài học hữu ích cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuât của sơn mài phía Nam nói chung và sơn mài Bình Dương nơi riêng Tác giả đã đề cập đến chính sách đổi mới “mở cửa”, các họa sĩ có “điều kiện tiếp cận nhiều xu hướng sáng tác trên thế giới, từ các trường phái, thể loại như; Ân tượng, Trừu tượng, Biểu hiện, Siêu thực, Lập thể ” [80, tr.36] cùng các chất liệu vô cùng phong phú, các hình thức biểu đạt đa dạng trên thế giới cũng diễn ra gần như vậy trên đất nước ta nhưng với quy mô nhỏ hơn Các xu hướng mỹ thuật trên thế giới là chất xúc tác, kích thích, góp phần vào sự tìm kiếm giá trị nghệ thuật mới của các họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi sáng tạo, không ngần ngại ứng dụng, thử nghiệm chất liệu một cách táo bạo Về nôi dung, ngược lại các thế hệ trước, họ vẽ nhiều tranh hư cấu, tưởng tượng, mang tính chủ quan cá nhân Nội dung nghệ thuật của các họa sĩ ngày nay đa dạng, nhiều lớp ẩn dụ, ký hiệu, phản ánh đúng tính chất phức tạp của thời bình, của xã hội và tư duy con người đầu thế kỷ XXI.

Luận án tiến sĩ lý luận và lịch sử mỹ thuật Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thờikỳ đổi mới (giai đoạn 1990-2005): Đặc điểm và các xu hướng phát triển (2012) của Trương Phi Đức [27] nghiên cứu đề cập đến nghệ thuật tạo hình không còn rập khuôn cách nhìn, cách biểu hiện hiện thực mà chuyển sang giai đoạn phát triển nhiều cách biểu hiện khác nhau Tác giả phân tích sâu về mỹ thuật Tp.HCM đa dạng trong các hình thức tạo hình nghệ thuật, trong đó có phân tích nhận xét về tranh sơn mài thời kỳ này.

Trang 26

Sách Vựng tập của họa sĩ Hoàng Trầm [143], tác giả Nguyễn Quân đã giới thiệu các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Trầm và đưa ra nhận định: “Đây không chỉ là những mẫu mực tạo hình của trào lưu nghệ thuật xã hội chủ nghĩa mà còn cảm được cái tình, cái chất Nam Bộ cương nghị, bộc trực, đôn hậu không thể khác được của tác giả và các nhân vật trong tranh” Tư liệu của sách đã giúp NCS phát triển trong phần khẳng định về đặc điểm hội họa sơn mài tại TP.HCM mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử của Thành phố, đồng thời thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong việc sử dụng kỹ thuật chất liệu.

Nguồn tư liệu xung quanh hướng nghiên cứu hôi họa sơn mài tại Tp.HCM từ năm 1986 đến năm 2020 với các công trình và bài viết đã công bố góp phần nghiên cứu về nghề sơn, lịch sử chất liệu sơn, sự ra đời của hôi họa sơn mài Việt Nam cũng như hôi họa sơn mài tại Tp.HCM, đặc điểm hôi họa sơn mài tại Tp.HCM so với sơn mài các vùng miền khác qua các giai đoạn Trong quá trình nghiên cứu, NCS chưa thấy có công trình nào tập trung nghiên cứu môt cách chuyên sâu và hệ thống về hôi họa sơn mài tại Tp.HCM Các học giả nước ngoài và trong nước khi nghiên cứu về sơn mài Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, mặc dù có nhiều điểm chung về phương pháp tiếp cận cũng như việc phân chia các giai đoạn trong lịch sử sơn mài Việt Nam, đều luận giải thành công cho quan điểm có ảnh hưởng mạnh mẽ của bối cảnh chính trị, xã hôi và kinh tế thị trường Trên cơ sở đó, NCS nhận thấy cần tập trung nhận diện đặc điểm của hôi họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020, để tìm ra các đặc điểm, giá trị và những thành tựu trong quá trình phát triển hôi họa sơn mài.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu của luận ánKhái niệm hội họa

Hội họa

Trang 27

Theo từ điển Mỹ thuật phổ thông thì hôi họa là (A painting; P peinture) nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm xúc của người vẽ trước con người, thiên nhiên, xã hôi.

Hôi họa là sự biểu hiện ý tưởng và cảm xúc nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ nhất định thông qua ngôn ngữ thị giác trên mặt phẳng hai chiều Các yếu tố của ngôn ngữ thị giác gồm: đường nét, hình dạng, màu sắc, kết cấu , được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau nhằm tạo nên cảm giác về không gian, chuyển đông và ánh sáng trên mặt phẳng Những yếu tố này được sắp xếp bố cục trên bề mặt tranh nhằm thể hiện các hiện tượng thực tế hoặc thiên nhiên, biểu đạt một câu chuyện hoặc có thể tạo ra một bố cục thị giác hoàn toàn trừu tượng Họa sĩ sử dụng những phương tiện biểu đạt như màu bột, màu dầu, màu nước , và lựa chọn một hình thức thể hiện như: tranh tường, tranh giá vẽ, trang sách, màn ảnh hoặc bất kỳ của một hình thức hiện đại nào để vẽ Mỗi họa sĩ sẽ có những chọn lựa riêng về phương tiện biểu đạt, hình thức cũng như kỹ thuât thể hiện nhằm tạo ra những hình ảnh thị giác độc đáo.

Khái niệm về sơn mài

Theo từ điển thuât ngữ mỹ thuât phổ thông “sơn mài chất liệu vẽ tranh truyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng bạc, sau này khi phát triển còn có thêm các màu bột và màu trắng của vỏ trứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuât mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh, để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, sau cùng là đánh bóng” [85, tr.130] Qua chặng đường phát triển từ đồ sơn cổ truyền đến sơn mài nghệ thuât, nghề làm sơn của ông cha ta đều được gọi là “sơn ta” Nói là sơn ta để phân biệt với loại sơn tổng hợp của Pháp và các nước du nhâp vào nước ta dùng cho sơn nhà, sơn cửa, gọi chung là “sơn Tây” Sơn ta bao gồm toàn bộ kỹ thuât làm sơn, có khâu

Trang 28

nhựa sơn cần pha dầu trẩu, có khâu cần phải pha nhựa thông, nhưng nước sơn áo cuối cùng vẫn là loại sơn pha dầu trẩu, sơn phủ bên ngoài, nên còn được gọi là sơn quang dầu Những hàng mỹ nghệ như: tráp, quả, lẳng, thúng, cơi trầu& đều làm bằng chất sơn quang dầu Mặt hàng dân dụng này khi được trang trí toàn bằng nét vẽ thếp bạc phủ sơn quang dầu thì được đặt tên là hàng nét.

Vào giai đoạn khoảng trước những năm 20-30 thế kỷ XX, sơn ta chỉ dùng trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ Vào thời gian này, một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên đang học trường Mỹ thuât Đông Dương, được sự hướng dẫn của các giáo sư, đã cùng với các nghệ nhân, kiên trì tìm tòi, thể nghiệm kỹ thuật dùng sơn sống có pha nhựa thông để tạo ra sơn cánh gián, cho khả năng mài và đánh bóng được Từ đó kỹ thuật làm sơn mài được nhiều nghệ nhân, họa sĩ áp dụng và họ đặt luôn cái tên kỹ thuật đó là “sơn mài” (nhưng người Pháp không dùng thuật ngữ này mà vẫn gọi là “la laque” - là chất sơn có nguồn gốc thảo mộc để phân biệt với “la gomme laque” hoặc “stick-laque” - là chất sơn công nghiệp được pha chế từ côn trùng; hay “le laque” - chỉ chất sơn đen và sơn son của Trung Quốc) [158, tr.5].

Trên thế giới chữ “lacquer” chỉ chung các đồ dùng phủ sơn, chúng gồm các đồ thủ công mỹ nghệ có tính trang trí cao, cốt nền (phần bên trong) thường bằng gỗ, mùn cưa ép, hay mây tre đan, bên ngoài phủ sơn& Còn cái mà ta gọi là sơn mài thì thêm hẳn một bước là mài, nếu không mài, không thành sơn mài (mà còn mài đi mài lại)& thường chỉ dùng cho tranh sơn mài Việt Nam Trong từ “lacquer painting” nay đã được dùng rất phổ biến, lại không chứa từ mài này, thành ra người ta “đánh đồng” với nhau.

Trên thực tế, làm nghề sơn (thủ công mỹ nghệ) và tranh sơn mài (hội họa sơn mài) khác nhau khá nhiều cả về công đoạn lẫn vật liệu, cách thực hiện Ở trong ngành phân biệt rất rõ cái gì là đồ sơn mỹ nghệ và đâu là tranh sơn mài Mọi người vẫn dùng chữ “lacquer painting” để chỉ tranh sơn mài.

Trang 29

Trong các trường mỹ thuật, nói đến chữ này, người ta nghĩ đến tranh sơn mài, nhưng ở bên ngoài thì khái niệm “tranh sơn mài” được “ám chỉ” rộng hơn rất nhiều Như vậy, sơn mài là một chất liệu mỹ thuật để chỉ các tác phẩm hội họa sơn mài, nhưng từ lâu do thói quen trong dân gian và trong cả các làng sơn truyền thống, người ta thường gọi chung các sản phẩm có sử dụng sơn ta là “sơn mài” sử dụng thuật ngữ sơn mài cho các dạng kỹ thuật và loại hình sản phẩm, tác phẩm có sử dụng sơn ta như: sơn mài mỹ nghệ (sơn mài ứng dụng), sơn mài nhẵn (phẳng), sơn mài đắp nổi&

Khái niệm về hội họa sơn mài

Thuât ngữ chỉ các hoạt đọng sáng tạo họi họa (tranh vẽ) bằng chất liệu sơn ta, phủ dày và mài vẽ Đây là những tác phẩm biểu đạt tư tưởng và tình cảm của người nghệ sĩ trước cuọc sống xã họi, thông qua ngôn ngữ tạo hình và phương thức diễn tả, tái tạo thế giới khách quan bằng các hình tượng điển hình mang tính kinh viện, bao gồm: khả năng biểu cảm, sự diễn đạt và yếu tố thẩm mỹ Họi họa sơn mài được xem là mọt ngành của mỹ thuât tạo hình và được thể hiện thông qua nhiều thể loại như: sơn mài phẳng, sơn mài đắp nổi&

Sơn mài phẳng

Xuất phát từ kỹ thuât vẽ lặn (vẽ chìm), nhiều lớp, sau đó mài phẳng để tạo các hiệu ứng bề mặt, cuối cùng là đánh bóng bằng tay với bọt than (bọt chu) Đây là kỹ thuât khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh nghiệm Mặt tranh luôn phẳng nhưng vẫn đảm bảo được quy trình khắt khe qua nhiều công đoạn từ gắn vỏ trứng đến nét đen, từ thể hiện màu sắc đến cách xử lý vàng, bạc& từ mài vẽ đến đánh bóng Dạng tranh sơn mài phẳng này đã và đang được rất nhiều họa sĩ, nghệ nhân tuân thủ trong quá trình sáng tác và thao tác.

Sơn mài đắp nổi

Trang 30

Dựa trên khả năng kết hợp cao của chất liệu sơn ta với các chất liệu khác, sơn mài đắp nổi là dạng sơn mài cho phép tạo nền tranh bằng cách pha trọn sơn ta với bọt đất theo mọt tỷ lệ nhất định để đắp nổi các chi tiết trong tranh theo nguyên tắc của nghệ thuât chạm nổi hoặc tạo đọ cao thấp và chi tiết cho bề mặt của tranh theo nọi dung và cách tạo hình riêng, sau đó ứng dụng các kỹ thuât vẽ màu, kỹ thuât xử lý vàng quỳ, bạc quỳ trong sơn mài truyền thống để vẽ lên bề mặt của tranh đã được đắp nổi Sơn mài đắp nổi thường thấy trong các tấm bình phong giai đoạn đầu của họi họa sơn mài (những năm 1930 - 1940), trong các tranh sơn mài mỹ nghệ hiện đại cũng như trong các tác phẩm sơn mài đương đại của các họa sĩ trẻ.

Sơn khắc

Tranh được khắc lên tấm vóc đã được chuẩn bị sẵn (sơn đen, mài phẳng và đánh bóng trước), sau đó tô màu vào chỗ đã khắc Sơn khắc đòi hỏi thao tác tỉ mỉ, công phu và khả năng tạo hình cao.

Sơn khắc còn được gọi là Coromandel là bãi biển của bờ biển Tây Á, Ân Đô - nằm trong vịnh Bengale - là hải cảng rất tiện lợi cho việc giao thương giữa châu Âu với Trung Quốc và các nước Tây Á Bãi biển Coromandel trở thành tên gọi môt loại tranh sơn khắc trũng của Trung Quốc, nhiều người hiểu nhầm là sơn khắc được sản xuất tại vùng này, thực ra là do trong việc chuyển giao các mặt hàng tại đây có những sản phẩm sơn khắc và người ta đã đặt cho nó là “Coromandel” Dạng sơn khắc này đã ra đời từ lâu ở Trung Quốc, được phát triển mạnh vào thời nhà Minh-Thanh (Tk XIV- XIX) Ở nước ta, nó cũng được bắt đầu từ việc trang trí cho các đồ dùng, các tấm bình phong, và đặc biệt, cùng với sự ra đời của tranh sơn mài, tranh sơn khắc cũng được các họa sĩ Việt Nam không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng trong sáng tác dựa trên nền vóc của sơn mài Nhiều tác phẩm sơn khắc đã khẳng định được nét đẹp truyền thống và giá trị nghệ thuật bên cạnh các tác phẩm hôi họa khác, tạo nên sự phong phú trong sáng tạo nghệ thuật của chất liệu sơn mài.

Trang 31

Hiện nay, có nhiều ý kiến không nhất trí với việc trước đây người ta thường gôp sơn mài và sơn khắc vào môt thể loại chất liệu, với lý giải là sơn mài và sơn khắc chỉ chung nhau ở nền vóc, ngoài ra, hoàn toàn khác nhau về ngôn ngữ và kỹ thuật thể hiện Trong luận án, NCS chỉ đề cập đến tranh sơn khắc như là môt trong những thành quả sáng tác, đánh dấu sự xuất hiện của hôi họa sơn mài VN trên cơ sở kết hợp yếu tố cổ truyền dân gian và bác học với nhiều dạng thể hiện của chất liệu, trong đó có tranh sơn khắc.

Về hôi họa sơn mài đương đại qua thể nghiệm của các họa sĩ (nhất là họa sĩ trẻ), sơn mài đã có nhiều “biến thể” Không ít tác phẩm trên nền vóc còn đắp nổi, gắn đá, đồng xu, cäng dây thép, dây sợi đã thực sự chuyển sang môt dạng mới: sử dụng sơn ta vẽ trên vóc kết hợp với các chất liệu tổng hợp Để phân biệt với các tác phẩm đã được định hình về mặt kỹ thuật của cha ông trước đây, nhiều ý kiến của các họa sĩ, nhà nghiên cứu sơn mài cho rằng chỉ nên gọi đó là “sơn ta tổng hợp” hoặc “tranh sơn” [158].

Như vậy, từ những khái niệm thuật ngữ nêu trên trong cơ sở lý luận của đề tài, NCS muốn làm rõ cụm từ “Hôi họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng trong luận án được hiểu theo nghĩa rông là nghiên cứu sự phát triển chung của lĩnh vực này trên các khía cạnh: Đôi ngũ sáng tác; các khuynh hướng, trào lưu, phong cách sáng tác; định hướng và xu hướng phát triển của hôi họa sơn mài tại Tp HCM Theo nghĩa hẹp, nghiên cứu Hôi họa sơn mài Tp.HCM là việc khảo sát cụ thể các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ đang sống, làm việc, hoạt đông sáng tác, tham dự các cuôc triển lãm tại Tp.HCM nhằm xác định: Nôi dung, ý tưởng; Ngôn ngữ, hình thức tạo hình (các nguyên lý, yếu tố tạo hình), chất liệu và kỹ thuật thể hiện các tác phẩm hôi họa sơn mài để nhận diện nét đôc đáo, trong sáng tác của các họa sĩ tại Tp.HCM.

Thuật ngữ được đề cập trong nội dung vấn đề nghiên cứu

Trang 32

- Tạo hình

“Tạo ra các hình thể bằng hình khối, đường nét, màu sắc” [10, tr.1428] “Nghệ thuật tạo hình” là phương thức phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm bằng hình tượng, nhằm tạo ra các hình thể thông qua ngôn ngữ hình khối, đường nét, màu sắc.

- Nội dung

“Cái được chứa bên trong hình thức, là bản chất sự vật: Nôi dung và hình thức phải tương hợp, hài hòa nhau” [10, tr.1280] “Nôi dung là sự biểu hiện, ý nghĩa chủ yếu, hoặc giá trị thẩm mỹ của môt tác phẩm nghệ thuật Nôi dung có liên quan đến những tính chất của cảm quan, tính chủ quan, tâm lý hoặc cảm xúc mà chúng ta cảm nhân ở một tác phẩm nghệ thuật, khác hẳn với sự cảm nhân của chúng ta đối với những khía cạnh có tính mô tả của tác phẩm mà thôi” [88, tr.8] Định nghĩa về nội dung đã mất đi hoặc biến đổi từ ý nghĩa nguyên thủy của nó “Theo quy ước, nội dung có liên quan đến toàn bộ thông điệp của tác phẩm được nghệ sĩ triển khai và được diễn dịch bởi người thưởng ngoạn” [88] Tuy vậy, ngày nay chúng ta thấy rằng nội dung thường xuất phát từ những trải nghiệm riêng tư của người nghệ sĩ “Đó là những trải nghiệm quá riêng tư đến nỗi đôi khi người thưởng lãm nghệ thuật khó có thể am hiểu được thông điệp trừ khi họ có cùng những trải nghiệm như người nghệ sĩ” [88].

- Đề tài

“Đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong công trình khoa học hoặc tác phẩm văn học, nghệ thuật” [150, tr.226] Theo truyền thống thì đề tài của một tác phẩm nghệ thuật là con người, đồ vật hoặc một chủ đề “Ngày nay, với sự xuất hiện của thời đại trừu tượng, đề tài của tác phẩm nghệ thuật cũng có thể liên quan đến hình dáng cá biệt của những yếu tố của nghệ thuật và đôi khi đến sự ghi lại sinh lực và chuyển động của người nghệ sĩ” [88] Như vậy, “đề tài có thể đụng

Trang 33

chạm với hình dáng của tác phẩm nghệ thuật, thường được hiểu như là cái vẻ bề ngoài hoặc sự cấu tạo của tác phẩm” [88].

- Chủ đề

“Vấn đề chính được đặt ra trong một tác phẩm nghệ thuật” [10, tr.388] Trong khảo cứu nghệ thuật có tính mô tả, thì chủ đề có liên quan đến những con người hoặc những sự vật được trình bày, cũng như liên quan đến những trải nghiệm mà nghệ sĩ đã sử dụng làm nguồn cảm hứng “Trong những loại hình trừu tượng hoặc phi khách quan của nghệ thuật, thì chủ đề liên quan đến những dấu hiệu có tính hình ảnh được nghệ sĩ sử dụng Trong trường hợp này thì chủ đề không mấy liên quan đến bất cứ gì được trải nghiệm trong bối cảnh tự nhiên” [88, tr.10-11].

- Thể loại

“Là sự phân chia theo nôi dung và đề tài của tác phẩm Có thể là tranh lịch sử, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh h o ạ t [ 1 0 3 , tr.330].

- Hình thức

“Cái bên ngoài, cái chứa đựng nôi dung” [10, tr.809] Trong tác phẩm Mỹ học, Hegel viết: “Những hình tượng và âm thanh có tình cảm tính hiện ra trong nghệ thuật không chỉ vì bản thân mình và sự biểu hiện trực tiếp của mình, mà còn để trong hình thức này có thể thỏa mãn những nhu cầu tinh thần cao nhất, bởi vì chúng có khả năng đánh thức và chạm đến tất cả những gì sâu thẳm của ý thức cũng như gợi lên tiếng vang của chúng trong tinh thần” [34, tr.45].

- Chat liệu

Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, “chất liệu là vật chất, phương tiện chủ yếu mà người ta dùng để thể hiện môt tác phẩm nghệ thuật Ví dụ: sơn dầu, lụa, sơn mài, màu nước, bôt màu, chì, mực nho, giấy dó& (trong hôi họa); đất nung, thạch cao, đồng, đá, gỗ& (trong điêu khắc) Vật chất được đặt trong tác phẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó” [85, tr.33].

Trang 34

Chất liệu thị giác để chỉ các hình thức diễn tả chất của bề mặt vật thể bằng sáng tối, đậm nhạt trên mặt phẳng, không gian mà ta hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng thị giác chứ không thể tiếp xúc trực tiếp bằng xúc giác Như vậy, chất liệu vừa là môt khái niệm cụ thể, vừa là môt khái niệm trừu tượng Cụ thể khi ta hiểu chất liệu là vật chất, là cái hữu hình, cái có thể sờ được, thấy được và trừu tượng khi chất liệu là cảm giác về chất, là cái vô hình, hay nói cách khác, là xúc cảm về chất liệu thông qua nghệ thuật thể hiện của họa sĩ.

Chất liệu tạo hình không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê lắng đọng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu “Nếu hiểu chất (matière) là lớp biểu bì màu (épiderme coloré) của bức tranh thì nó phải được hiện ra trong hiệu quả điều hòa của hình và sắc Kết cấu (texture), ở khía cạnh nào đó, cũng vậy” [133, tr.40] Do đó, mối quan hệ tương tác ở hai mặt lý tính và cảm tính này đòi hỏi phải được đặt ra khi nghiên cứu về chất liệu.

- Sơn ta

Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, sơn ta là “nhựa của cây sơn, mọc nhiều ở vùng rừng núi trung du nước ta - nhất là vùng Phú Thọ Cây sơn ta từ lâu đã được trồng theo quy hoạch Nhựa cây sơn được chế để dùng nhiều trong nghệ thuật tạo hình, mỹ nghệ, công nghệ và xuất khẩu Sơn ta không giống sơn tây Sơn tây được làm bằng hóa chất, pha lỏng, có nhiều màu, đựng trong hộp và thường dùng để sơn lên gỗ, kim loại, nhằm trang trí hoặc để chống gỉ, chống ẩm, chống mối mọt ” [85, tr.125] Nhựa cây sơn tự nhiên, là một nguồn chất liệu được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình và mỹ nghệ Nó có đặc tính linh hoạt, không thấm nước, tính cách điện, độ bền vững và có khả năng tạo chất cảm thẩm mỹ độc đáo Sơn ta có tên khoa học là Rhus Succedanea, có đặc tính cao trong độ kết dính, axít, mài mòn& Nhờ các đặc tính này khi chuyển sang các loại sơn chín như cánh gián, then

Trang 35

cho hiệu quả trong trẻo, sâu thẳm, có độ bóng cao, có khả năng diễn tả trong hội họa.

- Sơn Nam Vang

Là loại sơn khai thác ở vùng Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia), cây sơn ở đây có tên khoa học là Malanorrhera Nhựa sơn Nam Vang đậm và đặc hơn sơn ta nhưng các đặc tính lý hóa và thời gian khô đều không tốt bằng sơn ta Nhưng sơn Nam Vang lại có sự tương đồng với sơn Phú Thọ, cả hai loại sơn này đều có độ bền cao và khả năng chịu được yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, và độ ẩm rất tốt “Thời chiến tranh chống Mỹ, do đất nước bị chia cắt nên các làng nghề sơn mài ở phía Nam không có sơn ta chuyển vào phải dùng sơn Nam Vang là chính Hiện nay do giá thành hạ, người ta vẫn dùng sơn Nam Vang trộn với sơn ta theo tỷ lệ nhất định làm sản phẩm” [119, tr.37].

1.2.2 Lý thuyết áp dụng trong luận ánLý thuyết vùng văn hóa

Luân án sử dụng lý thuyết vùng văn hóa để áp dụng trong quá trình nghiên cứu Theo quan điểm của các học giả Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh về sự phân bổ địa lý cũng như các hiện tượng văn hóa, thì vùng văn hóa Nam Bọ, trong đó có vùng đất Gia Định - Sài Gòn cần xác định không gian văn hóa, nơi tồn tại nghệ thuât thủ công và nghề sơn ta Từ đó, trong tiến trình lịch sử phát triển mỹ thuât của vùng đất Gia Định xưa, làm cơ sở nhân diện họi họa sơn mài tại Tp HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 Qua đó, để thấy rằng: Từ đầu thế kỷ XX sự tâp trung trong và quanh Tp.HCM ngày nay, có ba ngôi trường liên tiếp được thành lâp trong thời kỳ này cần được lưu ý: Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Mọt, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, Trường vẽ Gia Định “đã phát triển và tồn tại cùng với dòng vân đọng của lịch sử đất nước Từ dòng nghệ thuât cung đình chính thống đến nền nghệ thuât của nhân dân mà bất cứ nơi đâu trong đời sống bình thường chúng ta cũng có

Trang 36

thể gặp Đặc biệt nơi các tranh tượng dân gian, nơi các chạm khắc.” [130, tr 384], sơn son thếp vàng, cẩn xà cừ, giữa những đình, chùa địa phương nổi tiếng xưa.

Từ đặc điểm về địa văn hóa này, NCS đề câp đến dấu vết của nghề sơn ta thông qua những công trình địa phương nổi tiếng từ xưa, kể từ năm 1698 trở đi, sau cuọc khai hoang lâp ấp của Lễ Thành hầu - Nguyễn Hữu Cảnh, người Việt đến định cư trên đất Gia Định-Sài Gòn, Biên Hòa, Bình Dương đông đảo nhất Hành trang mang theo của những lưu dân không chỉ là lương thực, thực phẩm, mà còn cả truyền thống văn hóa, nghệ thuât thủ công và nghề sơn ta Họ đã thích ứng và tân dụng môi trường tự nhiên, sử dụng các vât liệu sẵn có để biến chúng trở thành các vât dụng thiết yếu phục vụ cho cuọc sống như: phương tiện vân chuyển, công cụ sản xuất, nhà ở và sử dụng nhựa cây sơn trong trang trí đình, chùa, miếu

Đối với nghề sơn ta, ban đầu chỉ mang tính chất là một bộ phân phụ thuộc của nghề mộc, được dùng sơn phủ bên ngoài để tăng độ bền của vât dụng Về sau yếu tố thẩm mỹ được chú trọng và nâng cao, nghề sơn mới dần tách khỏi nghề mộc và trở thành nghề độc lâp mang tính chuyên môn cao.

Từ trên nền tảng cũ, người Pháp đến đây “thành lâp một số cơ sở văn hóa có tính chất nền tảng” [130, tr 265] và do chính nhu cầu riêng của họ mà xây dựng, tổ chức lại và cũng có thể nói đó là những đóng góp mới.

Năm 1913 chính quyền Pháp cho mở Trường vẽ Gia Định “là một trường nghệ thuât thực hành” [130, tr 270] đào tạo về sự hiểu biết mỹ thuât cả lý thuyết và thực hành, trong các môn giảng dạy có môn “sơn nhựa” [98, tr.24] (sơn ta) đã được đặc biệt chú ý Từ ngôi Trường này các thế hệ nghệ nhân họa sĩ chuyên nghề sơn được ra trường, đã cùng các nghệ nhân tự do phát triển nghề sơn ta trên địa bàn Nam Bộ sử dụng nhựa sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang để thực hành nghề Với đà phát triển đó các họa sĩ sơn mài Sài Gòn-Gia Định đã đưa “nghệ thuât sơn mài đến những vinh quang cao nhất của một phong cách nghệ thuât riêng” [130, tr 269].

Trang 37

Trong tiến trình hình thành và phát triển sơn mài miền Nam “Sau khi hai miền Bắc, Nam chia cắt năm 1954 sơn mài ở từng miền có hướng đi khác nhau” [62] ở miền Nam do hoàn cảnh lịch sử, nền mỹ thuât ở “Nam Bộ thời kỳ này có hai lực lượng họa sĩ, lực lượng họa sĩ kháng chiến, và lực lượng họa sĩ vùng tạm chiếm đây cũng là đặc điểm riêng của khu vực phía Nam” [3] Các họa sĩ kháng chiến vẽ và chiến đấu, bám sát thực tế trong chiến tranh, truyền tải những hình ảnh sinh động vào tác phẩm của mình Các tác phẩm thời kỳ này thể hiện theo hình thức tạo hình hiện thực, thành công lớn của các họa sĩ kháng chiến là tác phẩm “được chuyển ra và triển lãm tại Hà Nội, gây tiếng vang lớn cho công chúng yêu nghệ thuât thủ đô và bạn bè quốc tế” [110, tr 15] Bên cạnh đó số họa sĩ trong các đô thị Sài Gòn ở vùng tạm chiếm lại tiếp cân và thử nghiệm môt số hình thức tạo hình nghệ thuật phương Tây Với các sáng tác mang tính cách tân, tạo ra không khí sáng tạo có nhiều thay đổi, những hình thức tạo hình trong tác phẩm ảnh hưởng từ các họa sĩ phương Tây như Matisse, Picasso, Braque, Chagall các trường phái tiêu biểu trên thế giới đều để lại dấu ấn tại đây như: Lập thể, Duy sắc, Biểu hiện, Dã thú, Siêu thực, Trừu tượng.

Khi đất nước bước vào công cuôc đổi mới, Tp.HCM có nhiều lợi thế về mặt địa lý, là môt điểm gặp gỡ chung của phương Đông và phương Tây quy tụ tất cả các sinh hoạt nghệ thuật, trong đó hôi họa sơn mài đã hôi tụ lực lượng đông đảo các họa sĩ từ khắp mọi miền đất nước, có đến ba lực lượng chính; môt là từ kháng chiến về, hai là lực lượng tại chỗ, ba là lực lượng từ miền Bắc vào Đồng thời, ngay trong đôi ngũ các họa sĩ này đã xuất hiện tính đa dạng của hôi họa sơn mài tại Tp.HCM, sáng tác sơn mài của các họa sĩ trong giai đoạn này đã có bước phát triển mới thường nổi bật với các đề tài, chủ đề, nghệ thuật tạo hình sơn mài giai đoạn này bắt đầu tiếp xúc với hình thức nghệ thuật mới như; lập thể, biểu hiện, siêu thực, trừu tượng

Trang 38

Thông qua những yếu tố đó đã biểu lô được cá tính của môt vùng miền, qua môt nền nghệ thuật đặc sắc.

Nghiên cứu hôi họa sơn mài tại Tp.HCM áp dụng theo hướng vùng vän hóa sẽ xác định không gian vän hóa dựa trên hệ thống giá trị vän hóa dân tôc được kết hợp cả về không gian và thời gian, việc áp dụng thuyết vùng vän hóa sẽ làm nổi bật về ngành nghề sơn ta là môt nghề sơn cổ truyền của nước ta, đã phát triển vào Nam Bô, trong đó tại Gia Định-Sài Gòn và các vùng lân cận khác, “Chính nơi đây có thể xem là cái nôi của nghệ thuật sơn ta, sau này là sơn mài của phía Nam” [130, tr 388].

Mặt khác khi xác định không gian vän hóa của địa bàn tại Tp.HCM, nơi các họa sĩ sinh sống và sáng tác hôi họa sơn mài trong giai đoạn từ näm 1986 đến näm 2020, cần xác định giá trị văn hóa “vùng” là hôi họa sơn mài nơi đây hôi tụ các họa sĩ, đa dạng hình thức biểu hiện nghệ thuật và lan tỏa, nếu như có sự đánh giá về tính năng đọng, sự phong phú và đa dạng trong cách chuyển tải ngôn ngữ họi họa của các phong cách sáng tác hiện đại ở trào lưu sáng tác và hoạt đọng họi họa ở Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 với ưu thế vượt trọi hơn các tỉnh, thành phố khác trên khắp cả nước thì đó chính là sự tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các họa sĩ ở tại Sài Gòn và ở miền Bắc tâp kết trở về, các họa sĩ từ hải ngoại cùng các anh em họa sĩ - ở R ra và mọt số tốt nghiệp từ trường Đại học Mỹ thuât Tp.HCM sau những năm 1980 “Tất cả đã để lọ ra rất nhiều hy vọng và hứa hẹn về mọt nền nghệ thuât mới, gắn bó nhiều với xã họi công nghiệp về sau” [130, tr 393].

Chính trong “quá trình lịch sử và hoàn cảnh xã họi đã tạo nên tính cách văn hóa của người Sài Gòn, có thể mang tính đại diện cho người Nam Bọ” [33].

Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa

Trang 39

Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa với quan điểm của Radugin được NCS áp dụng trong luân án để lý giải họi họa sơn mài tại Tp.HCM có cọi nguồn và đã trở thành mọt phần trong đời sống văn hóa nọi sinh có bản sắc riêng và phát triển liên tục trong lịch sử mỹ thuât Việt Nam Nghề sơn đã có những thay đổi, khi sự xuất hiện do nhu cầu tự thân của người Pháp mà đến, phần khác do quy luât giao lưu văn hóa giữa các vùng địa lý khác nhau mà hình thành Trong lịch sử tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các cọng đồng tọc người đã từng diễn ra, “những người Việt đến khai hoang lâp ấp xứ này, họ đi tìm cái mới nhưng không bao giờ tách khỏi cọi nguồn tổ tiên, quê hương” [89, tr.244] Những người dân di cư từ vùng này sang vùng khác họ mang theo những thói quen, phong tục, tâp quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và cả nghề sơn mài những tinh hoa văn hóa của mọi miền đất nước họi tụ về Sài Gòn, để từ đó đã tạo ra sự đa dạng văn hóa trong lịch sử mỹ thuât Trải qua hàng trăm năm, mỗi mọt vùng miền, đã tự bồi đắp nên cho mình những vùng văn hóa - nghệ thuât có những sắc thái và đặc điểm riêng Nếu tiếp nhân văn hóa nói chung, nghệ thuật sơn mài nói riêng từ các tộc người và từ bên ngoài vào thì trong hướng tiếp cận và nghiên cứu cho thấy, hội họa sơn mài Tp.HCM vẫn tiếp thu từ nghệ thuật sơn mài truyền thống bản xứ, đồng thời có sự ảnh hưởng các phương pháp khoa học của người Pháp mang đến Trong lịch sử cho thấy, hội họa sơn mài tại Tp.HCM có tiếp thu một số kỹ thuật thể hiện của các họa sỹ Đông Dương truyền lại, ứng dụng và phối hợp với kỹ thuật sơn mài mỹ nghệ miền Nam Qua đó đã tạo nên một đặc điểm văn hóa nội sinh, xuất phát từ các làng nghề truyền thống bản địa và các thương nhân đến đây để buôn bán, trao đổi hàng hóa, từ đó, đã đưa đến sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia trong khu vực.

Lịch sử trong quá trình vận động, giao lưu và tiếp biến văn hóa có thể nhận thấy, hội họa sơn mài tại Sài Gòn có những đặc điểm riêng Sài Gòn là cửa ngõ giao

Trang 40

lưu văn hóa tự nhiên với các nền văn hóa Đông, Tây và các vùng văn hóa khác, trong điều kiện như vậy, kể từ khi tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với văn hóa các nước, mỹ thuật đã phát triển rất nhanh hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác, trong đó hội họa sơn mài đã trở thành ngành phát triển mạnh và có đặc điểm riêng Từ chỗ còn sơ khai đã có những bước trưởng thành và trải qua những kinh nghiệm học hỏi từ các làng nghề và những họa sĩ trong nước và quốc tế, trong các cuộc triển lãm cá nhân hoặc do một nhóm vài ba họa sĩ hợp tác triển lãm chung, hoặc triển lãm Quốc tế Mỹ thuật Sài Gòn <đã gây tiếng vang lớn thể hiện quyết tâm và tham vọng xây dựng Sài Gòn thành một trung tâm Mỹ thuật của khu vực và thế giới” [62, tr.225] Mặt khác có thể nhận thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hóa từ các cuộc triển lãm, trong những dịp giới thiệu cho công chúng những hình thức nghệ thuật mới có những tìm tòi, thoải mái trong sáng tạo, tự do trong biểu đạt nghệ thuật hiện đại, đã cùng nhau hội họp, sinh hoạt nghệ thuật, học tập lẫn nhau từ đây đã đánh dấu một bước tiến mới trong các nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuật.

Thái Bá Vân từng nói: “Sự mở rông cái nhìn dang rông cánh tay đến tận nền nghệ thuật khác lạ, để nắm bắt lấy nhau là cần thiết” Như vậy, sự tiếp biến vän hóa cũng như những cuôc giao lưu nghệ thuật nói trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng các họa sĩ, đã tạo điều kiện cho họ tiếp cận và thử nghiệm, tìm tòi những nôi dung, hình thức tạo hình nghệ thuật mới, của nghệ thuật hiện đại phương Tây vận dụng vào nghiên cứu và sáng tác hôi họa sơn mài tại Tp.HCM.

Bước vào giai đoạn đổi mới, hôi họa sơn mài Tp có những học hỏi giao lưu và tiếp biến như: về phương hướng nôi dung và đề tài sáng tác trong hôi họa sơn mài tại Tp, nghị quyết 05-NQ/TW chỉ rõ: Hướng vän nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh đông, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hôi và bảo vệ tổ quốc, cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tôc Đặc biệt khuyến khích các tác phẩm phản

Ngày đăng: 09/04/2024, 08:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan