Các ngành công nghiệp văn hóa dự án nâng tầm điện ảnh việt

17 0 0
Các ngành công nghiệp văn hóa dự án nâng tầm điện ảnh việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Trong những năm trở lại đây, nền điện ảnh Việt Nam ngày càng khẳng định được chất lượng với sự đầu tư về nội dung, kịch bản và diễn xuất.. Năm 2021, đánh dấu bước chuyển mình

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI THI GIỮA KÌHỌC KỲ: II NĂM HỌC: 2022-2023

HỌC PHẦN: CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓADỰ ÁN: NÂNG TẦM ĐIỆN ẢNH VIỆT

Giảng viên: Nguyễn Văn TrungMã lớp: N01

Sinh viên: Nhóm 9

Nhóm trưởng: Đỗ Thị Hiền LươngThư kí: Nguyễn Thị Kim AnhThành viên: Phạm Thị Minh Hiền

Hoàng Thị Dịu

Hà nội, 2023

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 2

Chương I Tổng quan về nền điện ảnh Việt Nam 2

1.1 Lịch sử quá trình phát triển nền điện ảnh Việt Nam 2

1.2 Hiện trạng nền điện ảnh Việt Nam 5

Chương II Hoạt động truyền thông marketing của bộ phim “Bố già” 6

2.1 Sơ lược phim điện ảnh “Bố già” 6

2.2 Giới thiệu đôi nét về đạo diễn, diễn viên 7

2.3 Hoạt động truyền thông marketing phim “Bố già” 7

Chương III Đánh giá và đưa ra giải pháp cho hoạt động truyền thông

Trang 3

Lời mở đầu

Trong những năm trở lại đây, nền điện ảnh Việt Nam ngày càng khẳng định được chất lượng với sự đầu tư về nội dung, kịch bản và diễn xuất Một vài minh chứng có thể kể đến như “Gái già lắm chiêu”, “Hai Phượng”, “Lật mặt”, Các bộ phim chất lượng không những có doanh thu phòng vé cao mà còn mang tới khán giả những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa Việc tập trung truyền tải những ý niệm đẹp, những tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn sẽ tạo nên sự đồng cảm với người xem, chính những điều giản đơn đó đã thuyết phục họ đến rạp và ủng hộ cho nền điện ảnh nước nha

Năm 2021, đánh dấu bước chuyển mình của nền điện ảnh Việt khi ấn phẩm “Bố già” được phát hành và công chiếu, bộ phim xác lập kỷ lục phòng vé mọi thời đại tại nước ta với doanh thu 400 tỷ VNĐ Đi cùng thành tích này còn là những chỉ số truyền thông ấn tượng, cho thấy sự cộng hưởng hiệu quả giữa chiến lược marketing và kết quả thương mại trong việc khuynh đảo màn ảnh Việt

Dự án “Nâng tầm điện ảnh Việt”, đúng như tên gọi của nó, dự án sẽ khai thác những khía cạnh sản xuất và truyền thông của bộ phim “Bố già”, hãy cùng nhóm Introvert tìm hiểu xem bộ phim đã làm cách nào để nền điện ảnh Việt Nam nâng lên một tầm cao mới

Chương I Tổng quan về nền điện ảnh Việt Nam1.1 Lịch sử quá trình phát triển nền điện ảnh Việt Nam

Giai đoạn những năm 50 - Thủa sơ khai

Năm 1953, tại Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam Năm 1959, bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên Chung một dòng sông đã ra đời, lấy bối cảnh là dòng sông Bến Hải và câu chuyện tình yêu của đôi trai gái bị chia cắt qua vĩ tuyến 17 Phim do các đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam) thực hiện.

Những năm 60 - Đi cùng cuộc chiến giải phóng dân tộc

Năm 1960 đánh dấu sự xuất hiện của bộ phim hoạt hình đầu tiên Đáng đời thằng cáo Tiếp đó là các phim Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học…

Trang 4

Giai đoạn từ năm 1960, điện ảnh Việt Nam chủ yếu sản xuất phim tài liệu và phim truyện dựa trên các đề tài về chiến tranh, sản xuất và lao động ở miền bắc Điện ảnh thời kỳ này có nhiều tác phẩm nổi bật như Vợ chồng A Phủ (1961), Lửa trung tuyến (1961), Chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964), Nổi gió (1966), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Đến hẹn lại lên, Em bé Hà Nội (1974) Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngành điện ảnh đã bám sát và có nhiều tác phẩm mô tả cuộc chiến anh dũng của quân và dân ta, với những tác phẩm có giá trị như Thành phố lúc rạng đông, Ðường tới thành phố, Những bước đường thắng lợi, Sài Gòn tháng 5-1975, Qua cầu Công Lý, Sài Gòn vui chiến thắng.

Giai đoạn cuối những năm 60 - Khởi đầu những giải thưởng

Năm 1969, Hội Điện ảnh Việt Nam thành lập sau kỳ Đại hội đầu tiên Giai đoạn này nhiều phim giành giải thưởng cao tại các Liên hoan phim quốc tế như Lũy thép Vĩnh Linh của đạo diễn Ngọc Quỳnh đạt huy chương vàng Liên hoan phim Moskva năm 1971, Đầu sóng ngọn gió của đạo diễn Ngọc Quỳnh, Du kích Củ Chi của đạo diễn Trần Nhu, Đường ra phía trước của đạo diễn Hồng Sến cũng thành công tại các kỳ Liên hoan phim Moskva Những người dân quê tôi của đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig năm 1970

Từ năm 1970, Liên hoan phim Việt Nam bắt đầu được tổ chức và định kỳ hai hoặc ba năm một lần Lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, có khoảng 60 tác phẩm điện ảnh được trao giải Bông sen vàng, trong đó có Nổi gió, Người chiến sĩ trẻ và Nguyễn Văn Trỗi.

Giai đoạn sau năm 1975 - Ổn định và phát triển

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, điện ảnh đã có những tác phẩm với đề tài đa dạng hơn, xoay quanh cuộc chiến vừa kết thúc, công cuộc lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ở cả hai miền Một số phim đáng chú ý thời kỳ này là Cô Nhíp, Ngày lễ thánh, Sao tháng tám (1976), Mối tình đầu (1977), Mùa gió chướng (1978), Mẹ vắng nhà (1979) và Cánh đồng hoang (1979).

Sang thập niên 1980, đề tài làm phim đã đa dạng hơn rất nhiều Một số tác phẩm chuyển thể từ văn học sang đã rất được yêu thích và làm nên tên tuổi nhiều diễn viên như Chị Dậu (1980) và Làng Vũ Đại ngày ấy (1983) Một số phim khác đáng chú ý như Thị xã trong tầm tay (1982), Bao giờ cho đến tháng Mười (1984) và Cô gái trên sông (1986), Ván bài lật ngửa (1982-1987)…

Trang 5

Giai đoạn những năm 80 - Khởi đầu điện ảnh thị trường

Thời kỳ đổi mới sau thập niên 80, điện ảnh rơi vào khủng hoảng do không còn được bao cấp Xuất hiện dòng phim “mì ăn liền”, đề tài gần gũi với số đông, dễ ăn khách như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề, Tóc gió thôi bay, Nước mắt học trò

Giai đoạn những năm 90 - phim nghệ thuật lên ngôi

Đến giữa thập niên 1990, do nhu cầu và thị hiếu khán giả thay đổi, dòng phim này bắt đầu đi xuống Thay vào đó là một số phim dựa trên tác phẩm văn học như Người đi tìm dĩ vãng, Đêm hội Long Trì, Tình khúc 68, Vị đắng tình yêu… Giai đoạn này cũng đánh dấu một số phim hợp tác với nước ngoài như Người tình và Đông Dương Đông Dương đã được trao giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1992.

Năm 1994, Giải thưởng đầu tiên của Hội Điện ảnh ra đời, là tiền thân của giải Cánh diều vàng hiện nay Cơ cấu giải ban đầu chỉ trao cho các tác phẩm phim điện ảnh, truyền hình và các công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình của hội viên trong năm.

Cuối thập niên 90, điện ảnh Việt bắt đầu thoát dần khỏi khủng hoảng, đánh dấu sự trở lại của dòng phim nghệ thuật với Hà Nội, Mùa đông năm 1946, Ngã ba Đồng Lộc, Đời cát, Ai xuôi Vạn Lý…, đã có những phim mang đề tài xã hội, gần gũi với cuộc sống như Những người thợ xẻ, Thung lũng hoang vắng, Vua bãi rác…

Giai đoạn những năm 2000 - Điện ảnh phá cách

Năm 2000, Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức ở Hà Nội Điện ảnh Việt Nam đã giành được nhiều giải quan trọng: Phim hay nhất cho Đời cát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân

Đầu thập niên 2000, phim thương mại trở lại với sự mạnh dạn của cả phim Nhà nước và phim tư nhân Đạo diễn Lê Hoàng làm bùng nổ các rạp chiếu với Gái nhảy và hàng loạt phim sau sa Phim tư nhân ra đời cũng được đầu tư mạnh dạn về hình ảnh, diễn viên và chiến dịch quảng bá, tiêu biểu là Những cô gái chân dài.

Năm 2002, giải thưởng của Hội Điện ảnh được đổi tên thành giải Cánh diều, và trao thêm các hạng mục cá nhân xuất sắc.

Giai đoạn sau 2010 - Điện ảnh hội nhập

Trang 6

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, thu hút 22 nền điện ảnh tham dự, sau đó trở thành sự kiện thường niên tổ chức 2 năm/lần với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút nhiều nền điện ảnh và các tên tuổi lớn của điện ảnh thế giới tham dự, khẳng định dần vị thế trong khu vực.

Thời kỳ này cũng ghi dấu ấn sự hợp tác mạnh mẽ của các nhà làm phim trong nước với các nhà làm phim nước ngoài Làn sóng các nhà làm phim Việt kiều về nước gia tăng, với các tên tuổi như Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Hồ Quang Minh, Việt Linh, Charlie Nguyễn, Dustin Nguyễn, Johny Trí Nguyễn… góp thêm những màu sắc mới mẻ cho điện ảnh Việt Nam 10 năm trở lại đây, các hệ thống rạp chiếu hiện đại được xây dựng ở nhiều nơi, phim nhập khẩu cũng nhiều và phong phú hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà làm phim trong nước với phim ngoại Những năm 2014, 2015 đánh dấu sự tăng vọt của phim nội trong doanh thu, với những phim lập kỷ lục phòng chiếu như Tèo em, Quả tim máu, Để Mai tính, Em là bà nội của anh, Chàng trai năm ấy, Em chưa 18…

Giai đoạn hiện nay - Hợp tác và phát triển

Thời kỳ này cũng đánh dấu nhiều thay đổi trong hoạt động điện ảnh Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở ra nhiều cơ hội cho điện ảnh Việt Bộ phim Hoa vàng trên cỏ xanh là phim đầu tiên được thực hiện theo phương thức hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân

Đây cũng là thời kỳ của mở rộng hợp tác quốc tế, với nhiều dự án bom tấn của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam, tiêu biểu là Pan, Kong - The island of skulls… góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

1.2 Hiện trạng nền điện ảnh Việt Nam

Những năm gần đây, nhờ có những định hướng rõ ràng nên ngành điện ảnh có những bước phát triển rõ rệt trong các lĩnh vực: sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim, hội nhập, hợp tác quốc tế và xây dựng thương hiệu điện ảnh Việt Nam…

Trong lĩnh vực sản xuất phim, hiện tại có khoảng gần 500 doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim, thường gọi là hãng phim Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư sản xuất, nguồn nhân lực, nguồn kịch bản và doanh thu chiếu phim, nên chỉ có khoảng 30-40 doanh nghiệp tham gia thực sự vào sản xuất phim Dù sao con số tăng trưởng trên

Trang 7

cũng cho ta thấy sức hút của điện ảnh, cụ thể là lĩnh vực sản xuất phim đối với xã hội Số lượng phim ngày càng ổn định, chất lượng phim đang dần cải thiện theo hướng tích cực hơn, không còn những bộ phim mà truyền thông gọi là “thảm họa” hay “nhàm chán”

Trong lĩnh vực phát hành và phổ biến phim, số lượng rạp chiếu phim tăng mạnh đã điều kiện để tạo nên thị trường điện ảnh - một trong những thành tựu đáng kể của điện ảnh Có thể khẳng định rằng điện ảnh là ngành văn hóa nghệ thuật duy nhất đã xây dựng được thị trường thực sự và có sự phát triển mạnh

Bên cạnh sản xuất và phát hành - phổ biến phim, lĩnh vực hợp tác quốc tế và xây dựng thương hiệu điện ảnh Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu Đặc biệt, bộ phim bom tấn của Hollywood Kong - đảo đầu lâu (2017) được thực hiện phần lớn ở Việt Nam đã tạo được sự quan tâm lớn của khán giả nước ngoài đến bối cảnh tuyệt vời của Việt Nam, góp phần quảng bá du lịch hiệu quả Trong mấy năm qua, điện ảnh Việt Nam đã ký được Hiệp định hợp tác các nền điện ảnh Hàn Quốc, Pháp và Ba Lan Nhiều tuần phim Việt Nam, chương trình đặc biệt về điện ảnh Việt Nam được tổ chức tưng bừng, thu hút sự quan tâm của đồng nghiệp và khán giả ở nhiều nước như Pháp, Italia, CHLB Đức, Tây Ban Nha, CH Séc, Ba Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, Mỹ, Canada, Argentina… Đặc biệt, tại Liên hoan phim Cannes năm 2017, lần đầu tiên ngành điện ảnh có gian hàng và tổ chức Đêm Việt Nam tưng bừng để giới thiệu điện ảnh Việt Nam.

Song song với việc định hướng sáng tác thông qua vinh danh các bộ phim Việt Nam tại Liên hoan phim Việt Nam - một sự kiện điện ảnh tầm quốc gia ngày càng được giới điện ảnh công chúng quan tâm- thương hiệu điện ảnh Việt Nam được khẳng định dần qua Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (gọi tắt là HANIFF) - một sự kiện điện ảnh lớn được tổ chức từ năm 2010, 2 năm một lần, ngày càng quy mô (mở rộng phạm vi các nền điện ảnh đăng ký phim dự thi, tổ chức các hoạt động trại sáng tác, chợ dự án phim, chiếu phim ngoài trời, khán giả bình chọn phim yêu thích…); ngày càng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp (tuyển chọn những tác phẩm đỉnh cao của thế giới tham HANIFF, trình chiếu các chùm phim Việt Nam mới nhất, giới thiệu những bộ tuyển chọn phim Việt Nam; quảng bá bối cảnh quay phim đặc sắc tại Việt Nam thông qua triển lãm hoặc các chuyến thăm quan…) Sau 5 kỳ tổ chức, thương hiệu HANIFF được khẳng định trong khu vực châu Á và thu hút được sự quan tâm của đồng nghiệp điện ảnh thế giới.

Trang 8

Chương II Hoạt động truyền thông marketing của bộ phim “Bố già”2.1 Sơ lược phim điện ảnh “Bố già”

Bố già xoay quanh câu chuyện đời thường gần gũi về một đại gia đình tại một con hẻm nhỏ xóm lao động Sài Gòn, nơi đó có 4 anh em gồm Giàu - Sang - Phú - Qúy Trong đó nổi bật lên câu chuyện gia đình nhỏ của Ba Sang (Trấn Thành) và đứa con trai Quắn (Tuấn Trần) với nhiều sự xung đột trong tư tưởng và cách biệt thế hệ Ba Sang (Trấn Thành) - một người cha đơn thân làm đủ nghề nuôi hai con Tính cách bao đồng, ông Sang thường tự chuốc phiền phức vào thân Ông có thể hà tiện với con một chai dầu gội, nhưng sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng cứu người em bị giang hồ đòi nợ Đối lập cha Quắn (Tuấn Trần) -sống tự lập, ngông, ích kỷ có phần đối lập với cách -sống bao đồng của ba mình khi cho rằng: “Mỗi người một cuộc sống riêng!” Phần đầu của phim là những mẩu chuyện giúp người xem hiểu về cuộc sống hai nhân vật chính Giữa khu xóm ồn ào, rối ren, vợ chồng cãi nhau như cơm bữa, khoảng cách giữa hai thế hệ lộ rõ Là dân lao động, Ba Sang thường xuyên bị con trai - một Youtuber nổi tiếng - chọc giận vì những trò trái khoáy Ngược lại, Quắn nhiều phen mệt mỏi với tính tiết kiệm quá mức của cha Những cuộc cãi vã nhỏ dần tích tụ thành mâu thuẫn khó hàn gắn của hai cha con, cho đến khi biến cố, tai nan xảy ra và ập đến Bố Già bản điện ảnh đã khéo léo khai thác góc nhìn hai chiều từ phía người cha đối với con cái và từ phía con cái đối với cha của mình, để từ đó gửi gắm thông điệp “Chúng ta hãy kiên nhẫn và có góc nhìn thông cảm cho nhau giữa hai thế hệ”.

2.2 Giới thiệu đôi nét về đạo diễn, diễn viên

Đạo diễn:

Trấn Thành: Là một MC, diễn viên nổi tiếng góp mặt trong nhiều bộ phim đình đám như Cua lại vợ bầu, Chờ em đến ngày mai, trạng quỳnh Quay trở lại với bộ phim “Bố già” anh đóng vai trò là nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, ghi điểm trong mắt khán giả với tác phẩm điện ảnh đầu tay do chính mình sản xuất Vũ Ngọc Đãng: Vũ Ngọc Đãng là một trong những đạo diễn làm nên nhiều tác phẩm truyền hình nổi tiếng kinh điển ở nước ta như “Bỗng dưng muốn khóc”, “Vừa đi vừa khóc”,… Anh cùng diễn viên hài Trấn Thành làm nên tác phẩm điện ảnh Bố Già.

Trang 9

Diễn viên: Cùng với những diễn viên đã xuất hiện ở bản web drama như Lê

Giang, Quốc Khánh, Tuấn Trần, NSND Ngọc Giàu, phim còn có thêm những gương mặt mới như Lan Phương, Hoàng Mèo, La Thành và bé Ngân Chi

2.3 Hoạt động truyền thông marketing phim “Bố già”

ĐỐI TƯỢNG: Công chúng/ khán giả

THỜI GIAN: Dự án sẽ tiến hành theo: 3 giai đoạn, từ tháng: 3 đến tháng 5 ĐỊA ĐIỂM: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

MỤC TIÊU:

- Tăng độ nhận diện công chúng đối với bộ phim “Bố già”

- Quảng bá cho bộ phim điện ảnh “Bố già”, thu hút khán giả tới rạp CGV xem phim

MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN

Tổ chức cuộc thi ảnh “Cùng bố và tôi – Lưu giữ kỉ niệm – Sẻ chia khoảnh khắc” Hoạt động này nhằm mục đích sẻ chia những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của con với người bố thân yêu của mình, mỗi một bài thi là một câu chuyện sâu sắc chứa đựng những kỉ niệm khó quên Đồng thời, cuộc

thi còn lan tỏa thông điệp rằng cuộc đời này còn lắm những sóng gió,thăng trầm,gian truân, không ai biết trước được ngày mai sẽ thế nào, hãyluôn quan tâm, chăm sóc người cha của mình bạn nhé!

Thiết kế poster, banner, standee, poster cinetour Để tăng độ nhận diện của công chúng, cần phải tạo dựng một hình ảnh cố định xuyên suốt, những sản phẩm thiết kế sẽ góp phần làm cho bộ phim dễ dàng quảng bá hơn

Tổ chức “Cinetour” nhằm giao lưu với khán giả tại các rạp chiếu phim CGV đồng thời tuyên truyền quảng bá ấn phẩm điện ảnh “Bố già”.

GIAI ĐOẠN 1: Phát triển các KÊNH truyền thông phù hợp

MỤC ĐÍCH: Tận dụng và phát huy được những kênh truyền thông phù hợp sẽ mang lại độ nhận diện cao cho tác phẩm điện ảnh cũng như mang lại lợi nhuận, doanh thu tốt cho nhà sản xuất, đoàn làm phim

MÔ TẢ:

Trang 10

Facebook, viết bài báo điệntử đăng các bài viết với

nội dung giới thiệu như: Trong bối cảnh hiện nay, với doanh thu bạc tỷ, độ nhận diện công chúng cao, bộ phim “Bố già” đem lại những đóng góp to lớn, giúp cho ngành điện ảnh Việt Nam nâng lên một tầm cao quay phim của diễn viên, đạo diễn và ekip sản xuất trên trang Youtube với mục đích khắc họa rõ nét sự đầu tư, công phu, tỉ mỉ của đoàn phim trong việc góp

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan