1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh nghệ an

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Ở Tỉnh Nghệ An
Tác giả Nguyễn Minh Thắng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 142,31 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN (7)
    • 1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (7)
      • 1.1. Khái niệm Khu công nghiệp (7)
      • 1.2. Đặc điểm của KCN (7)
      • 1.3. Các loại hình Khu công nghiệp (7)
    • 2. VAI TRÒ CỦA KCN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN. 4 1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An (8)
      • 2.2. Sự cần thiết hình thành các khu công nghiệp ở Nghệ An (12)
      • 2.3. Vai trò của khu công nghiệp đối với tỉnh Nghệ An (14)
    • 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN NGHỆ AN (17)
      • 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng (17)
      • 3.2. Các điều kiện để thu hút đầu tư vào các KCN (20)
      • 3.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ thu hút đầu tư vào các KCN (22)
    • 4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN (25)
      • 4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định (25)
      • 4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh (27)
      • 4.3. Kinh nghiệm của Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) (28)
      • 4.4. Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương (29)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA (34)
    • 1. HỆ THỐNG CÁC KCN VÀ KKT TỈNH NGHỆ AN (34)
      • 1.1. Khu công nghiệp Nam Cấm (34)
      • 1.2. KCN Bắc Vinh (35)
      • 1.3. KCN Hoàng Mai (36)
      • 1.4. KCN Cửa Lò (37)
      • 1.5. Các KCN đang xây dựng (38)
    • 2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CỦA KKT ĐN NA (39)
      • 2.1. Chính sách về thuế (39)
      • 2.2. Chính sách về đất đai (40)
      • 2.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng và san nền (40)
      • 2.4. Một số chính sách khác (41)
    • 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN (41)
      • 3.1. Những thành tựu đạt được (41)
      • 3.2. Những khó khăn, tồn tại (44)
      • 3.3. Nguyên nhân những tồn tại (45)
  • CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN NGHỆ AN (47)
    • 1. KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 (47)
      • 1.1. Mục Tiêu (47)
      • 1.2. Nhiệm vụ (47)
      • 1.3. Giải pháp (48)
    • 2. KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN CỦA TỈNH NGHỆ AN (52)
      • 2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội (52)
      • 2.2. Triển vọng thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An (53)
      • 2.3. Quan điểm phát triển Khu công nghiệp (54)
      • 2.4. Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2015 (56)
      • 2.5. Dự báo về khả năng thu hút đầu tư vào các KCN Nghệ An trong kế hoạch (57)
    • 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở NGHỆ AN THỜI KỲ 2009 - 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 (62)
      • 3.1. Hoàn thiện các quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển KCN, xác định rõ danh mục các dự án kêu gọi đầu tư (62)
      • 3.2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh (66)
      • 3.3. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế (66)
      • 3.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (67)
      • 3.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội (70)
      • 3.6. Chăm lo bảo vệ tốt môi trường (71)
      • 3.7. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến, vận động đầu tư vào các KCN (72)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm Khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.

 KCN có ranh giới địa lý xác định được phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình, không có dân cư sinh sống.

 Là nơi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Các doanh nghiệp này sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN.

 Được sự quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát ).

 Trong KCN có doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại KCN.

1.3 Các loại hình Khu công nghiệp

 Phân loại KCN theo quy mô:

 Phân theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:

 KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư.

 KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước.

 KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư

 Phân theo mục đích phát triển KCN :

 KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

 KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn

 KCN gắn với ưu thế của địa phương.

 Phân theo đặc điểm ngành công nghiệp:

 KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo.

 KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng

 KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ.

 KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn.

 Phân theo trình độ công nghệ hoá:

 KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và trung bình tương đương với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài khu

 KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với các ngành công nghiệp trong nước nhưng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực.

 KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với khu vực

 KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ tiên tiến so với khu vực và thế giới.

VAI TRÒ CỦA KCN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 4 1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18 o 33'10" đến 19 o 24'43" vĩ độ Bắc và từ 103 o 52'53" đến 105 o 45'50" kinh độ Đông

 Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km

 Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km

 Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km

 Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1, 2 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.

2.1.2 Diện tích đất tự nhiên :

1.649.903,14 ha, trong đó: đất nông nghiệp 207.100 ha (có 13.500 ha đất đỏ bazan), đất lâm nghiệp 1.195.477 ha (trong đó diện tích đất có rừng: 745.557 ha, đất không có rừng: 490.165 ha) là tiềm năng để phát triển Nông, Lâm, Thủy sản trên quy mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên kiệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản

Hơn 3.1 triệu người người, mật độ dân số trung bình là 186 người/ Km 2 Trong đó số người trong độ tuổi lao động: 1,7 triệu người, số lao động được đào tạo chiếm gần 30% Hàng năm nguồn lao động được bổ sung gần 3 vạn lao động trẻ có trình độ Nghệ An là mảnh đất có truyền thống văn hóa, giáo dục Con người Nghệ

An nổi tiếng bởi sự hiếu học, cần cù, trung thực, đoàn kết, gắn bó Giá nhân công rẻ, dễ tuyển dụng nên rất có lợi cho các nhà đầu tư.

Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ trên 320.000 ha, rừng đặc dụng gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha.Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m 3 ; nứa, mét 1.050 triệu cây Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m 3 ; nứa, mét 1.050 triệu cây Trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m 3 ; nứa 415 triệu cây; mét 19 triệu cây Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19-20 ngàn m 3 ; gỗ rừng trồng là 55-60 ngàn m 3 ; nứa khoảng 40 triệu cây; mét 3-4 triệu cây Ngoài ra còn có các loại lâm sản: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

Bờ biển Nghệ An dài 82 Km, có 6 cửa lạch ( Lạch Cờn, lạch Vạn, lạch Thơi, lạch Quèn, Của Lò, Cửa Hội) Trong đó: Của Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển Cảng biển Cửa Lò được xác định là cảng biển Quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, là cữa ngõ vận tải cho nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan

Hải phận Nghệ An có khoảng 4.230 hải lý vuông, biển có nhiều loại động vật phù du, là nguồn thức ăn tốt cho các loại hải sản sinh sống và phát triển.

Tổng trữ lượng cá biển có trên 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng từ 35-37 ngàn tấn/năm Biển Nghệ An có tới 267 loại cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng như cá thu, cá nục, cá cơm , tôm biển có nhiều loại như tôm hẹ, sú, hùm ( có 2 bãi tôm chính là bãi Lạch Quèn trữ lượng 250-300 tấn; bãi Lạch Vạn trữ lượng 350-400 tấn) Mực trữ lượng khoảng 2500-

3000 tấn, khả năng khai thác 1200-1500 tấn; ngoài ra còn có các loại: moi, rắn biển,sò có gía trị kinh tế cao

Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước mặn lợ, có khả năng nuôi tôm cua, nhuyễn thể và có trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối

Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn: Bãi tắm biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò), bãi Nghi Thiết (Nghi Lộc), bãi biển Diễn Thành, Cửa Hiền (Diễn Châu), bãi biển Quỳnh Phương (Qùnh Lưu) Nổi bật là bãi tắm biển Cửa Lò nước sạch, sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải, độ mặn thích hợp là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước.

Vùng biển có đảo Ngư, đảo Lan Châu và đảo Mắt Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 Km có diện tích trên 100 ha, mớm nước quanh đảo có độ sâu 8-12 m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.

2.1.6 Tài nguyên khoáng sản : Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan Loại khoáng sản có điều kiện phát triển với quy mô lớn gắn với thị trường là:

Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m 3 (Vùng Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu có 340 triệu m 3 Hiện có nhà máy sản xuất Xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm; Vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn (huyện Đô Lương) trữ lượng trên 400 triệu m 3 chưa khai thác; vùng Lèn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (huyện Anh Sơn) đã khảo sát có trên 250 triệu m 3 Hiện tại có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng tổng công suất 16 vạn tấn/năm; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chưa được điều tra khảo sát (ước tính trên dưới 1 tỷ m 3 )

Tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m 3

Tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước trên 1 tỷ m 3 (phân bố nhiều ở các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu)

Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m 3 ; Thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượng tốt; ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng Măng gan; muối sản xuất sô đa v.v là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp: vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

2.1.7 Hệ thống cơ sở hạ tầng - xã hội :

 Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú của Nghệ An QL7, QL46, QL48 chạy dọc từ Cảng biển Cửa Lò, qua QL1A, qua các xã miền núi cho đến các Cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ sang nước bạn Lào Tuyến giao thông miền Tây Nghệ An dài 226 km nối 3 huyện miền Tây với Thanh Hóa sẽ được đầu tư trong kế hoạch 2006 – 2008 Đường nối QL7 và QL48 dài 120 km đang được gấp rút hoàn thành Các tuyến tỉnh lộ ngang dọc tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN NGHỆ AN

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN đều phải tuân thủ quy định của pháp luật như: Quy chế KCN, KCX, KCNC, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật lao động, Luật đất đai, Luật môi trường Do vậy nếu các luật này được ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộ và được sử dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong KCN

Về môi trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều để tương đồng với các nước ASEAN Chúng ta phải nhanh chóng ban hành các chính sách có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, nhằm tạo ra một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động đầu tư vào các KCN cũng như sự vận hành nền kinh tế nói chung Đó là việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sửa đổi các đạo luật trái với thông lệ quốc tế.

Nghệ An là một trong những thị trường lớn của cả nước (thị trường tiềm năng) Các nhà đầu tư cho rằng, với vị trí địa lý khá thuận tiện của Nghệ An, đầu tư vào đây không những là đã tiếp cận được nhu cầu của một thị trường hơn 3 triệu người ở tỉnh mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho thị trường khu vực Bắc miền trung và một số vùng của các nước Lào, Thái Lan.

3.1.3 Về nhân tố lao động:

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nghệ An là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tiên tiến Người dân Nghệ An cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, có ý thức tuân thủ kỷ cương kỷ luật lao động, không có đình công, bãi công tự do Trong điều kiện sản xuất như hiện nay, về cơ bản người lao động Nghệ An đáp ứng được yêu cầu và có mặt bằng tiền lương thấp hơn các tỉnh, thành phố lớn Đây là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

3.1.4 Về thủ tục hành chính:

Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam được uỷ quyền của các Bộ, ngành trung ương như Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư trong Khu Kinh tế và các Khu Công nghiệp của tỉnh, Bộ Thương Mại uỷ quyền quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại của các doanh nghiệp KCN, Bộ Lao động thương binh và xã hội uỷ quyền quản lý lao động và cấp Giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, Bộ tài chính uỷ quyền phê duyệt đăng ký chế độ kế toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phòng thương mại và Công nghiệp việt Nam uỷ quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu vàUBND tỉnh uỷ quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước vào các KCN và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư Khi nhà đầu tư có yêu cầu, Ban quản lý cácKCN là đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, tiện lợi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra một bước đột phá trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động hiệu quả UBND tỉnh Nghệ An sẽ chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện đầy đủ việc uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN đối với các lĩnh vực quản lý đã được Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương quy định.

3.1.5 Các yếu tố liên quan đất đai, cơ sở hạ tầng:

Giá thuê đất trong KCN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư trong nước) Do đó nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp khi thuê đất trong KCN để đảm bảo giá thuê đất hợp lý thì cũng là một cách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Cũng là một yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp có thể dùng nó để huy động vốn, thế chấp khi cần vay tín dụng.

Quy hoạch phải nhất quán, có tính ổn định lâu dài Nếu thay đổi quy hoạch thường xuyên thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất Do đó quá trình quy hoạch nếu được thực hiện công khai, dân chủ và nhất quán thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.

Về cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào Cơ sở hạ tầng trong hàng rào bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN Cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan đến quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp KCN.

Vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào phải đồng bộ với nhau, chất lượng phải đảm bảo, điều đó mới thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai KCN và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cả sản xuất và tiêu thụ.

Các dịch vụ cho KCN:

Một trong những yếu tố quan trọng làm hấp dẫn môi trường đầu tư của KCN là điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN Vị trí của các KCN hầu như ở vùng ngoại ô thành phố, vì vậy muốn thu hút lao động (đặc biệt là các lao động tay nghề cao ở nội thành) thì dịch vụ ở KCN phải đầy đủ như dịch vụ nhà ở, trường học, chợ, ngân hàng Giá các loại dịch vụ cho KCN phải hợp lý, bởi chi phí quản lý KCN và cước dịch vụ này là một trong những yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.

3.1.6 Các chính sách ưu đãi đầu tư:

Hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư là một trong những yếu tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư Đó là những ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về phương thức trả tiền thuê đất, về tín dụng chính sách hỗ trợ ở KCN nào càng nhiều thì ở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn.

3.1.7 Công tác xúc tiến đầu tư phát triển các KCN :

Xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là những hoạt động kinh tế - xã hội mà các chủ thể xúc tiến ở Nghệ An tiến hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến Nghệ An để đầu tư phát triển các KCN Hay nói cách khác, hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư phát triển các KCN Nghệ An mà kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn đầu tư thu hút được.

3.2 Các điều kiện để thu hút đầu tư vào các KCN.

3.2.1 Các kỹ năng xúc tiến đầu tư:

Có ba hoạt động xúc tiến đầu tư chính là: Các hoạt động xây dựng hình ảnh nói chung; Các hoạt động tạo ra đầu tư và Các hoạt động phục vụ đầu tư.

Mục đích của các hoạt động xây dựng ấn tượng không phải là thu hút các công ty, những nhà đầu tư tiềm năng, mà là muốn gửi một thông điệp là Nghệ An đang chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư và đang cống gắng tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN

4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định: Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH, tỉnh Nam Định đã xây dựng KCN tập trung, cụm công nghiệp tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, vững chắc và hiệu quả Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu vốn, không chờ đợi hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, tỉnh đã tiến hành xây dựng KCN Hoà Xá với nhiều cam kết mền dẻo và linh hoạt nên đã thu được thành công đáng khích lệ Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai rất tốt, Ban đền bù của tỉnh đã ký hợp đồng về diện tích đất và tài sản trên đất với từng hộ dân, phương án đền bù và dự toán đền bù được công bố công khai, trong đó nêu rõ diện tích và dự toán đền bù của từng hộ dân và chính sách hỗ trợ nếu có UBND tỉnh giao cho Kho bạc tỉnh trực tiếp viết phiếu chi và trả tiền đền bù cho từng hộ dân tại địa điểm tổ chức đền bù Bên cạnh bàn trả tiền là bàn ký giấy giao đất cho KCN và giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng hộ. Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, tỉnh Nam Định có chính sách hỗ trợ cụ thể để bù vào việc thiếu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đồng thời huy động được vốn của các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng Khi giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp, tỉnh có thoả thuận: nhà đầu tư phải trả ngay tiền đền bù mà tỉnh đã trả trước cho các hộ dân, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp 50% số tiền đền bù đó (sau này khi các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng xong đi vào sản xuất, tiền hỗ trợ đó được khấu trừ dần vào các khoản phải nộp của doanh nghiệp như là khoản tái đầu tư) Các doanh nghiệp tự san lấp mặt bằng của họ để xây dựng nhà xưởng và tỉnh hỗ trợ 15.000 đồng/m 2 san lấp (tiền hỗ trợ đó cũng được khấu trừ trong các khoản doanh nghiệp nộp cho tỉnh sau khi đã đi vào sản xuất) Cơ chế này có ưu điểm là:

+ Giá thực phải trả cho đền bù và san lấp mặt bằng thấp, nên thu hút được nhiều nhà đầu tư vào KCN.

+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Tuy tỉnh hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, nhưng bước đầu gần như doanh nghiệp cho tỉnh vay vốn để xây dựng KCN Như vậy, doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào KCN phải có vốn thực sự.

+ Việc tự san lấp mặt bằng đã giảm được chi phí đầu tư Nếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng san lấp toàn bộ, sau này doanh nghiệp thứ cấp lại đào nên xây móng nhà xưởng và các công trình ngầm, chi phí tốn gấp hai mặt khác, tuỳ theo điều kiện địa chất, có doanh nghiệp đã xây dựng móng và các công trình ngầm trước sau đó mới san lấp, khối lượng san lấp ít hơn và một lần nữa lại giảm được chi phí Theo tổng kết, việc các doanh nghiệp thứ cấp tự san lấp mặt bằng giảm được 10-15% chi phí san lấp.

+ Để nhận tiền hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp đều phải xây dựng nhanh và sớm đi vào sản xuất để có các khoản nộp và từ đó khấu trừ các khoản được tỉnh hỗ trợ Vì vậy, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng nhanh và đi vào sản xuất nhanh chóng.

Tỉnh Nam Định chỉ đạo công ty phát triển hạ tầng KCN chịu trách nhiệm xây dựng đường giao thông trong KCN Bộ phận giám sát của công ty phát triển hạ tầng KCN thực hiện giao các chỉ tiêu kỹ thuật khi giao mặt bằng cho doanh nghiệp thứ cấp, như cốt san nền, hệ thống cấp điện, thoát nước.v.v và giám sát chặt chẽ việc các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của KCN trong quá trình xây dựng.

Chính vì vậy, KCN Hoà Xá với quy mô 326,8 ha, việc hình thành và xây dựng bước đầu đảm bảo mục tiêu, có bước đi đồng bộ cả về cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư Sau hơn một năm xây dựng và bằng nhiều hình thức quảng bá, KCN đã thu hút được 192 dự án đầu tư, với diện tích đất đăng ký thuê 270 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.500 tỷ đồng và 75 triệu USD, trong đó 38 dự án đang xây dựng và 18 dự án đã đi vào sản xuất.

Tóm lại, cách làm của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN là một cách làm sáng tạo, năng động, chủ yếu dựa vào nội lực chính mình, phù hợp với điều kiện của một tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn, muốn vươn lên phát triển hệ thống KCN để phát triển kinh tế của tỉnh.

4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh:

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, với diện tích hơn 800 km 2 , mật độ dân số và mật độ các điểm dân cư rất cao, giáp thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông Quốc gia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước thuận lợi Tỉnh Bắc Ninh chủ trương xây dựng các KCN không những có chức năng hoàn hảo, tạo môi trường sạch nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tốt nhất, mà còn phải tạo ra một không gian sống lân cận để đảm bảo cho KCN phát triển an toàn, bởi vì những vấn đề ngoài “hàng rào KCN” như: nhà ở, dịch vụ, tổ chức đời sống xã hội, an ninh trật tự đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các KCN Quan điểm đó được thể hiện trong các Nghị quyết 04/NQ/TU ngày 25/05/1998, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh Trong việc xây dựng và phát triển các KCN, Bắc Ninh luôn bình tĩnh hướng đến bền vững; vừa tích lũy nhân tố tạo hình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền móng vững chắc để phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thiết lập nhân tố đột phá đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KCN Quế Võ, đây là quần thể KCN-đô thị-chung cư- khu vực vui chơi giải trí với diện tích đất gần

700 ha trong đó diện tích đất cho KCN là 311,6 ha; trên 200 ha dành cho xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại, chung cư và nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp; trên 100 ha dành cho khu vực công viên, hồ nước và khu dịch vụ vui chơi, giải trí Với mô hình phát triển KCN này đáp ứng được yêu cầu phát triển KCN gắn kết chặt chẽ với khu dân cư và khu vực dịch vụ phục vụ KCN, nhằm đáp ứng các điều kiện sống, làm việc tốt hơn cho người lao động. Đến tháng 03/2006, Bắc Ninh đã có 4 KCN với diện tích là 1956 ha được Chính phủ quyết định thành lập, đó là KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong và KCN Đại Đồng Thu hút được 173 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đăng ký là 769,68 triệu USD, thuê 509 ha đất.

4.3 Kinh nghiệm của Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương):

Khu công nghiệp Đại An - tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 24/3/2003. KCN có vị trí giao thông hết sức lý tưởng, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng, nằm tại km 51 Quốc lộ 5 thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương.

KCN Đại An do Công ty cổ phần KCN Đại An làm chủ đầu tư có tổng diện tích

664 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1300 tỷ đồng Trong đó diện tích khu I là 193,22 ha (174,22 ha đất khu công nghiệp và 19 ha đất khu dân cư phục vụ công nghiệp) Sau 5 năm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Đại An, đến nay đã cho 31 dự án thuê 95% diện tích khu I, diện tích đất khu II mới được thực hiện xong công tác đền bù GPMB là 210 ha và đang thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, môi trường và cây xanh Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môi trường, vì vậy ngoài nhiệm vụ trọng tâm là thu hút thật nhiều nguồn vốn FDI, KCN Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường bền vững, hiện trong KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m 3 /ngày đêm để phục vụ cho khu I Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường theo qui định, hằng quí bộ phận quản lý môi trường của Công ty kết hợp với cán bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh HảiDương đi kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu có những vi phạm; báo cáo đầy đủ theo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường của Công ty cũng như của các doanh nghiệp trong KCN Do làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong KCN nên Công ty đã được Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh giá cao.

Ngoài lợi thế về vị trí đầu tư và lợi thế về thương mại ( gần chợ và khu dân cư) cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các dịch vụ hoàn hảo, KCN Đại An còn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Đại An sẽ được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi của Nhà nước và đặc biệt là của UBND tỉnh Hải Dương và của chủ đầu tư KCN Đại An Với phương châm hoạt động

“thành công của nhà đầu tư vào KCN Đại An chính là sự thành công của của KCN Đại An”, tập thể CBCNV Công ty cổ phần Đại An với trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và tinh thần làm việc nhiệt tình, tâm huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư vào KCN, tạo mọi điều kiện giúp nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý với chi phí hợp lý nhất: tư vấn thành lập doanh nghiệp và các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư; dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa; dịch vụ kho tàng chứa trữ hàng hóa; dịch vụ bảo hiểm, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu; dịch vụ tuyển dụng công nhân; dịch vụ lưu trú cho chuyên gia; dịch vụ nhà ở cho công nhân Được đánh giá là một trong các KCN hàng đầu của tỉnh Hải Dương và nằm trong “ top ten” các KCN của cả nước, 5 năm qua toàn thể CBCNV Công ty cổ phần KCN Đại An rất vinh dự và tự hào khi được đón tiếp nhiều đoàn khách cao cấp của Đảng và Chính phủ đến thăm và làm việc tại KCN Đại An.

4.4 Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương.

 Về chủ trương phát triển KCN : các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra khí thế sôi động trong lao động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.quy chế KCN do chính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trường pháp lý tương đối rõ rang và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tác quản lý của Nhà nước Đó là cơ sở quan trọng để Nghệ An phát triển các KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo quy hoạch Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm nhận thức lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Nghệ An so với các địa phương khác nên đã chọn KCN là trọng điểm xây dựng phát triển kinh tế của địa phương.

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

HỆ THỐNG CÁC KCN VÀ KKT TỈNH NGHỆ AN

1.1 Khu công nghiệp Nam Cấm:

KCN Nam Cấm là KCN tập trung, thu hút các ngành Công nghiệp nặng, các loại hình sản suất Công nghệ cao, khai thác ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương Được Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 1255/CP-CN ngày 16/9/2003 Ngày 03/10/2003 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số: 3759/QĐ-UB.CN quyết định thành lập KCN Nam Cấm Bộ Xây dựng thoả thuận quy hoạch chi tiết và uỷ quyền cho UBND tỉnh Nghệ

An phê duyệt với diện tích 327,83 ha Ngày 12/07/1994 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2555/QĐ-UB.CN phê duyệt chi tiết quy hoạch KCN Nam Cấm Với quy mô diện tích được quy hoạch 327,83 hecta; có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, (nằm trên trục đường quốc lộ 1A; cách cảng biển Cửa Lò 6 km; có đường sắt Bắc Nam đi qua và cách ga đường sắt Quán Hành 2 km; cách sân bay Vinh 12 km), khu công nghiệp Nam Cấm có đầy đủ các yếu tố để trở thành một khu công nghiệp lớn; đáp ứng được yêu cầu của các dự án có quy mô lớn mà tỉnh Nghệ

An đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư Đồng thời khu công nghiệp cũng quy hoạch để phát triển các ngành công nghiệp như:

Chế biến gỗ, dày da

Chế biến lương thực thực phẩm

Sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác…

Quy hoạch sử dụng đất KCN Nam Cấm được thể hiện ở Bảng 1

Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng đất KCN Nam Cấm

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Nguồn: Ban quản lý các KCN Nghệ An)

Từ bảng 1 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 72,75% là tương đối cao, điều này sẽ làm giảm tỷ suất đầu tư trên 1ha đất công nghiệp; tỷ lệ cây xanh 12,59% là phù hợp. (Tỷ lệ đất công nghiệp ¿ 70%; tỷ lệ cây xanh từ 12% - 15%).

KCN Nam Cấm cơ bản đã được lấp đầy với 35 dự án, trong đó có 13 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất (tỷ lệ lấp đầy 86,4 % ).

1.2 KCN Bắc Vinh: Được chính phủ cho phép thành lập theo Quyết định thành lập số: 1128/TTg, ngày 18/12/1998 với tổng Diện tích: 143,17 ha; Địa điểm tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh; giao thông của khu công nghiệp rất thuận lợi bởi khu công nghiệp chỉ cách trung tâm thành phố Vinh 5 Km, Quốc lộ số1 A 1,2 Km, cách ga đường sắt Vinh 2 Km, cách sân bay Vinh 2,5 Km, cách cảng biển Cửa Lò 13 Km.

Với đặc điểm về quy mô và vị trí của khu công nghiệp Bắc Vinh, Tỉnh Nghệ

An chủ trương dành khu công nghiệp này để di dời các cơ sở sản xuất trong nội thành thành phố Vinh như:

Sản xuất bánh kẹo, bia, thuộc da, may mặc v.v.

Ưu tiên cho các dự án vừa và nhỏ thuộc Các ngành công nghiệp như: o Công nghiệp Dệt May o Đồ da xuất khẩu o Điện tử o Điện gia dụng

Thủ công mĩ nghệ xuất khẩu

Sản xuất, chế biến lương thực phẩm thực phẩm

Chế biến thức ăn gia súc

Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 1) KCN Bắc Vinh được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 1) KCN Bắc Vinh.

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam)

Từ bảng 2 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 63,2% là tương đối thấp; tỷ lệ cây xanh 11,07% là thấp so với quy định của bộ Xây dựng (Tỷ lệ đất công nghiệp ¿ 70%; tỷ lệ cây xanh từ 12% - 15%).

KCN Bắc Vinh cơ bản đã được lấp đầy với 17 dự án, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động sản xuẩt (tỷ lệ lấp đầy 98,6 % ).

Thành lập theo Quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997 của Thủ tưởng Chính phủ. Địa điểm tại Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu Nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và gần cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hoá

Diện tích quy hoạch: 300 ha

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển:

Công nghiệp vật liệu xây dựng

Lắp ráp thiết bị xây dựng

Các ngành công nghiệp khác.

Quy hoạch sử dụng đất KCN Hoàng Mai được thể hiện ở Bảng 3

Bảng 3: Quy hoạch sử dụng đất KCN Hoàng Mai.

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam)

Từ bảng 3 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 70,27% là đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ cây xanh 11,07% là thấp hơn so với quy định của bộ Xây dựng Ngoài ra còn có đất dân cư hiện trạng 8,18 ha, chiếm tỷ lệ 2,82%.

KCN Hoàng Mai đã có 04 dự án được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, trong đó có 01 dự án đã đi vào sản xuất Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoàng Mai là Công ty cổ phần Xây dựng - Dầu khí Nghệ An (năm 2008) Tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp, chỉ đạt 72,3 %.

1.4 KCN Cửa Lò: Địa điểm tại các xã Nghi Thu, Nghi Hương thuộc thị xã Cửa Lò; Khu công nghiệp có quy mô diện tích: 40,55 ha; giao thông hết sức thuận lợi, khu công nghiệp chỉ cách cảng biển Cửa Lò 3 km; cách quốc lộ 1A 12 km; cách Sân bay Vinh 7 km. Được Chính phủ đồng ý quy hoạch xây dựng tại văn bản số: 1152/CP-CN ngày 20/12/2001, đây là một khu công nghiệp sạch nên chỉ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như:

Công nghiệp may xuất khẩu

Công nghiệp hàng tiêu dùng

Công nghiệp lắp ráp cơ khí

Công nghiệp điện-điện tử

Công nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao, đồ chơi trẻ em

Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…

Hiện nay, Nhà máy sữa của Công ty sữa Việt Nam (VINAMIL),công suất 15 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư 75 tỷ VNĐ, diện tích thuê đất: 4,37 ha đang được triển khai xây dựng trong khu công nghiệp này.

1.5 Các KCN đang xây dựng :

Thực hiện quyết định 2563/QĐ.UB của UBND tỉnh Nghệ An, Sau khi thống nhất với Sở Xây dựng và UBND huyện Nghĩa Đàn, xem xét quy hoạch xây dựng khu đô thị Thái Hoà, Ban quản lý các KCN đã có văn bản trình UBND tỉnh để lựa chọn vị trí, địa điểm và quy mô; ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Nghệ An.

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Chế biến nông, lâm sản; Chế biến khoáng sản; Cơ khí sửa chữa; Bao bì; Chế biến thức ăn gia súc; Sản xuất vật liệu xây dựng

1.5.2 KCN Đông Hồi: Đây là vị trí thuận lợi gần vùng biển nước sâu, có diện tích tập trung đến 1.500 ha, thưa dân cư và Chính phủ đã có kế hoạch phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện công suất 2.400MW trên diện tích 420 ha với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD Trong giai đoạn I, diện tích khu công nghiệp sẽ được triển khai trên diện tích 600 ha Giai đoạn hai sẽ mở rộng thêm 1.100 ha Tại địa điểm này cũng sẽ tiến hành xây dựng cảng biển có công suất bốc dỡ trên 4 triệu tấn năm Hiện tại Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam đang triển khai khảo sát quy hoạch khu vực xây dựng nhà máy, bến cảng và các dự án phụ trợ cho KCN Lãnh đạo Sở KHĐT, Sở GTVT, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã trình bày các phương án khảo sát xây dựng hệ thống tuyến đường nối từ cảng Nghi Sơn thông tuyến qua khu Khu công nghiệp Đông Hồi và phương án cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt, hệ thống giao thông chính vào Khu công nghiệp.

1.5.3 Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An:

Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007, có diện tích 18.826,47 ha trên địa bàn 18 xã, phường thuộc 2 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ

CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CỦA KKT ĐN NA

Các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam Nghệ An được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các KKT theo quy định của luật đầu tư, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

- Các dự án đầu tư vào KKT được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh;miễn thuế TNDN trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; hưởng các ưu đãi về các loại thuế khác áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Các dự án đầu tư, sản xuất trong KKT Đông Nam được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liêu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao làm việc tai KKT.

- Ngoài những ưu đãi được hưởng trên, các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam Nghệ An sau đây được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án:

+ Các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 điều 5 của quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ;

+ Dự án có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế xã hội của khu vực sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

+ Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan.

2.2 Chính sách về đất đai

- Giá thuê đất bằng giá thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do UBND tỉnh Nghệ An quy định (theo bảng giá đất) tại thời điểm thuê đất cộng (+) chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng trong KKT do ngân sách nhà nước đầu tư được phân bổ theo hình thức khấu hao tài sản cố định trong thời hạn 25 năm.

- Các dự án đầu tư trong KKT được miễn giảm tiền thuê đất áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn quy định tai điều 14 Nghị định số 142/2005/NĐ.CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Cụ thể là:

+ Miễn 11 năm đối với tất cả các dự án đầu tư vào KKT ;

+ Miễn 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư.

2.3 Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng và san nền

Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An Cụ thể như sau: a Đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh từ 15 tỷ đồng trở lên:

Khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn để san lấp mặt bằng Sau khi san lấp xong sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được

Sở Tài chính thẩm tra, nhưng không quá các mức sau:

+ 1 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng;

+ 2 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ trên 50 đến 200 tỷ đồng; + 3 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 200 đến 300 tỷ đồng;

+ 4 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. b Đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp:

- Khuyến khích nhà đầu tư tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng Kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Được ngân sách tỉnh hỗ trợ sau đầu tư chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra, với các mức hỗ trợ như sau:

+ 3 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 30 tỷ đồng đến dưới

+ 10 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 50 tỷ đồng đến dưới

+ 15 tỷ đồng đối với khu công nhiệp có giá trị san lấp trên 200 tỷ đồng.

2.4 Một số chính sách khác

- Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại KKT Đông Nam Nghệ An đựơc hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN

3.1 Những thành tựu đạt được.

Tình hình hoạt động của các KCN Nghệ An được thể hiện ở bảng 4

- KCK Bắc Vinh 60 ha, cơ bản đã được lấp đầy với 17 dự án, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động sản xuẩt.

- KCN Nam Cấm 327 ha, cơ bản đã được lấp đầy với 35 dự án, trong đó có 13 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất.

- KCN Hoàng Mai 292 ha, nằm trong định hướng QHXD vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, KCN Hoàng Mai đã được phê duyệt QHXD năm 2006, điều chỉnh phê duyệt lại QHXD năm 2008 KCN Hoàng Mai đã có 04 dự án được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, trong đó có 01 dự án đã đi vào sản xuất Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoàng Mai là Công ty cổ phần Xây dựng - Dầu khí Nghệ An (năm 2008)

Tổng cộng đến nay đã có 57 dự án được cấp Giấp Chứng nhận đầu tư vào các KCN trên địa bàn, trong đó có 10 dự án FDI; tổng vốn đăng ký theo Giấy chứng nhận đầu tư là 4.465 tỷ đồng và 45,27 triệu USD (Riêng năm 2008 đã thu hút được 16 dự án được cấp

Giây chứng nhận đầu tư, tổng số vốn đầu tư là 1.584 tỷ đồng và 30,69 triệu USD) Hiện nay đã có 31 dự án đã đi vào hoạt động.

- Các dự án đầu tư phát trỉên vào các KCN thời gian qua về cơ bản đều phù hợp với quy hoạch phat triển các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ yếu như: Chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản; Rượu, bia, nước giả khát; thức ăn chăn nuôi; phân vi sinh; luyện cán thép; vật liệu xây dựng, v.v…góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã đề ra

- Hoạt động của các dự án đầu tư đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn và góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Mặc dù các dự án đang trong thời gian hưởng các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất, nhưng các doanh nghiệp trong các KCN đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển KTXH của tỉnh. Thống kê một số chỉ tiêu trong vài năm gần đây (2007-2008) cho thấy:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp: 1 016 tỷ đồng;

+ Giá trị xuất khẩu: 137,2 tỷ đồng;

+ Nộp Ngân sách: 80,158 tỷ đồng

Hoạt động của các dự án cũng đã tạo việc làm cho hơn 4.500 lao động trong các KCN (riêng năm 2008 có khoảng 2000 lao động), đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngìn lao động tại các địa phương có các KCN phát triển.

+ Các KCN tập trung đã được hình thành tuy chưa thật đồng bộ, nhưng bước đầu đã và đang tạo nên được diện mạo của KCN tập trung như: KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm theo hướng hiện đại, phát triển bền vững (chi tiết xem thêm Bảng tổng hợp dưới đây)

Bảng 4 : Tổng hợp tình hình các Dự án đăng ký được cấp giấy Chứng nhận đầu tư vào các KKT Đông Nam & KCN đến thấng 12/2008

TT KCN, Ngành sản xuất

Vốn đầu tư Dự án đang xây dựng

Dự án đã sản (tr.đồng) (Tr.USD) xuất

6 bao bì, vỏ lon bia 1 690.000 1 -

1 Rượu, bia, cồn 2 153 tr.lít/n 631.949 2 -

5 Vật liệu Xây dựng 17 1,8 tr.t/n 1.185.763 18,48 12 5

1 Vật liêu xây dựng 1 40 tr.viên/ n

(Nguồn : Ban Quản Lý KKT Đông Nam)

UBND tỉnh đã từng bước thể chế hoá chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy về phát triển KCN, ban hành các cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng Kịp thời ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư vào các KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2010 Đã có chính sách đúng và kịp thời trong thu hút đầu tư nước ngoài, khơi dậy và phát huy nguồn nội lực.

UBND Tỉnh và các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo phát triển KCN từ khâu lập báo cáo khả thi, thành lập, đền bù và giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh và kịp thời giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Hình thành cơ chế quản lý mới "một cửa, tại chỗ” hỗ trợ cho phát triển KCN.

Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các KCN có sự tiến bộ vượt bậc Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã cố gắng nỗ lực cao độ nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các KCN; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án của các nhà đầu tư Bám sát các doanh nghiệp để cùng với họ tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2 Những khó khăn, tồn tại.

Những tồn tại trong công tác quy hoạch và phát triển KCN ở Nghệ An:

 Chậm trễ trong đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN vẫn còn chậm Việc giải phóng mặt bằng để làm KCN đang là vấn đề nổi cộm, làm chậm tiến trình phát triển KCN, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi xây dựng hạ tầng cũng như thành lập các doanh nghiệp trong KCN Công tác giải phóng mặt bằng nhanh cũng phải mất cả năm.

 Chính sách phát triển KCN còn bất cập Các chính sách về đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư nước ngoài thường xuyên thay đổi.

 Việc chậm ban hành quy chế hoạt động và quy chế tài chính của Công ty phát triển KCN Nghệ An đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ xây dựng hạ tầng KCN.

 Việc thực hiện các ưu đãi đầu tư của tỉnh còn nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư Cụ thể là hỗ trợ tiền thuê đất đất cho 5 dự án đầu tiên vào KCN Bắc

Vinh và hỗ trợ san nền cho các dự án tự bỏ kinh phí đầu tư san nền tại KCN Nam Cấm theo quyết định 57/2005/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra không hài lòng về thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.

 Cơ chế chính sách thay đổi nhiều làm nhà đầu tư phải tính toán lại phương án đầu tư.

 Công tác thẩm định năng lực của các chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính còn nhiều hạn chế.

 Công tác xúc tiến đầu tư có tiến bộ vượt bậc, nhưng hiệu quả chưa cao;môi trường đầu tư chưa được cải thiện đáng kể Trong thời gian qua, công tác tiếp thị, vận động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức Ngay từ khi lập báo cáo khả thi, việc tiếp thị đầu tư mới dừng ở mức độ chung chung chưa nêu rõ thị trường, đối tác cần vận động vì thế khi triển khai rất lúng túng, một số trường hợp hoàn toàn thụ động ngồi chờ Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tích cực giúp đỡ các công ty phát triển hạ tầng tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và nước ngoài về cơ hội đầu tư vào KCN Công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm giúp các công ty hạ tầng vận động thu hút đầu tư còn thụ động Công ty phát triển KCN Nghệ An thiên về đề nghị UBND giúp đỡ như cho hưởng thêm ưu đãi để thu hút đầu tư, còn tự mình vận động tìm lối ra chưa được coi trọng, chưa coi đó là việc của chính mình.

Có nhiều trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước chưa kịp thời giải quyết kiến nghị hợp lý của cơ sở, cứng nhắc trong quyết định, làm mất cơ hội đầu tư.

KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN NGHỆ AN

KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

Kế hoạch năm 2009 thu hút được 13.500 -15.000 tỷ đồng vốn đầu tư Dự kiến năm 2010 thu hút được 20.000 - 22.000 tỷ đồng vốn đầu tư Như vậy, tổng nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An (của tất cả các nguồn) theo mục tiêu Nghị quyết

03 là 70.000 - 75.000 tỷ đồng sẽ đạt được.

Phần lớn các đề án trọng điểm và dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2006 -2010 sẽ phát huy hiệu quả và đóng góp thu ngân sách vào giai đoạn 2011 - 2015 Theo tính toán cơ cấu nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên thông qua: Tốc độ tăng thu ngân sách tự nhiên là 15%/năm và nguồn thu tăng lên từ các sản phẩm chủ yếu theo chi tiết tại Biểu 7 Do đó, dự báo thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.222 tỷ đồng năm 2009; và 4.790 tỷ đồng năm 2010, bằng 302,2% so với năm 2005 và bằng 95,8% cận dưới của mục tiêu Nghị quyết 03 (5.000 tỷ đồng vào năm 2010).

- Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên:

+ Ưu tiên thu hút đầu tư vào các loại hình dịch vụ và công nghiệp phụ trợ như: Thương mại và du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, nghỉ dưỡng, giáo dục, chăm sóc y tế; phát triển các loại hình tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, để đón đầu, phục vụ các nhu cầu của hai khu công nghiệp nặng Thạch Khê, Vũng Áng, Sơn Dương (Hà Tĩnh) và Nghi Sơn (Thanh Hoá).

+ Quan tâm nhóm sản phẩm có khả năng tạo nguồn thu ngân sách lớn (xi măng, bia), sử dụng nhiều lao động (may mặc), dự án sử dụng tiềm năng và lợi thế của tỉnh (trồng và chế biến gỗ rừng trồng, dự án chế biến nông - lâm- thuỷ sản, khoáng sản, các loại hình du lịch).

+ Thu hút đầu tư nhằm phát triển các cây trọng điểm: chè, lạc, cam, cà phê, cao su; phát triển chăn nuôi đại gia súc; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xoá đói, giảm nghèo cho vùng dự án.

+ Địa bàn ưu tiên thu hút đầu tư là Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh để tạo động lực phát triển kinh tế cho cả tỉnh

- Tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác trọng điểm, có nhiều tiềm năng như

Mỹ, một số nước EU, các quốc gia khu vực Trung Đông, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.

- Cải cách hành chính để giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư; đồng thời đôn đốc tiến độ thực hiện, giải quyết vướng mắc cho các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Tiếp tục quán triệt các giải pháp trong Nghị quyết 03, trong đó cần nhấn mạnh:

- Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án.

- Thống nhất quan điểm, cách làm trong công tác xúc tiến, vận động đầu tư.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của Nghệ An, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng.

1.3.2 Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

- Bổ sung, cập nhật ngân hàng dữ liệu, thông tin về môi trường đầu tư tại Nghệ An và giới thiệu, quảng bá dưới nhiều hình thức phù hợp.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức vận động xúc tiến đầu tư Các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cụ thể từng tháng, quý, năm của ngành và địa phương mình quản lý để chịu trách nhiệm, chủ động tổ chức, báo cáo hoạt động, kết quả vận động xúc tiến đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực địa phương mình quản lý.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện xúc tiến đầu tư của Chính phủ tại các nước để tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư

- Tìm kiếm và chủ động làm việc với các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng, hướng dẫn và hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Rà soát, nâng cao chất lượng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư có khả thi, đúng quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế và địa bàn trọng điểm của tỉnh Xây dựng đề cương chi tiết các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung vào các chuyên đề, lĩnh vực, nhà đầu tư cụ thể.

1.3.3 Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:

- Triển khai các loại quy hoạch ngành, xây dựng, phát triển đô thị, sử dụng đất theo tinh thần của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để từ đó xây dựng danh mục các chương trình, đề án, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và rà soát, bổ sung, điều chỉnh các loại quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch quốc gia của từng ngành kinh tế, các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án:

KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN CỦA TỈNH NGHỆ AN

Trong thời gian qua, từ khủng hoảng tài chính của Mỹ đã nhanh chóng lan rộng sang các nền kinh tế lớn khác như EU, Nhật Bản, và đến nay đã trở thành cuộc khủng tài chính và suy thoái toàn cầu Chính phủ các nước đều tập trung thực hiện các giải pháp, chính sách ngăn chặn suy thoái, kích thích tăng trưởng kinh tế. Ở trong nước, thiên tai lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung Tình hình trên đã có những tác động nhất định đến sự phát triển của kinh tế, nhất là trong tháng 10 và tháng 11 năm 2008; sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế đều đang trong chiều hướng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã trải qua những trạng thái hoàn toàn trái ngược từ quá nóng sang quá lạnh Sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP hết sức ấn tượng ở mức trên 8 % thì năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 mức tăng trưởng đã chậm lại rõ rệt Năm 2008 tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.2

% trong khi 3 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1% đầu tư trong năm

2008 đã tăng chóng mặt lên đến mức tăng 11.2% Mặc dù có những mối quan ngại về nền kinh tế đang xấu đi nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt Nam vẫn tăng mạnh Luồng vốn FDI được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007 Tuy nhiên trên thực tế vốn giải ngân thực sự ít hơn nhiều chỉ khoảng 11 tỷ USD Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Thống kê 3 tháng đầu năm 2009 Trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài.Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40% Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức rất cao Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009.

Tại Nghệ An, Sau hơn ba năm thực hiện công tác xúc tiến đầu tư có nhiều tiến bộ, số lượng dự án và vốn đăng ký ngày càng tăng, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn; Các đề án trọng điểm đều đã triển khai thực hiện; Thu ngân sách hàng năm đều vượt kế hoạch Nghị quyết của HĐND tỉnh giao, đến năm 2008 thu ngân sách đạt 56,02 % cận dưới (5.000 tỷ đồng vào năm 2010) mục tiêu Nghị quyết đề ra Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết và tổ chức triển khai còn chậm; phần lớn dự án thuộc các đề án sản xuất các sản phẩm trọng điểm và thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2008 đang trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện hoặc đang được hương các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư nên mức đóng góp vào ngân sách tỉnh chưa đáng kể.

2.2 Triển vọng thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An.

Thời gian tới, quán triệt chủ trương phát huy mọi nguồn lực, coi trọng hiệu quả các nguồn ngoại lực, tỉnh Nghệ An đã và sẽ ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành địa chỉ hấp dẫn, an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

 Về địa bàn khuyến khích đầu tư : Nghệ An khuyến khích các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (được thành lập theo Quyết định số 85 /2007/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các khu công nghiệp: Nam Cấm, Phủ Quỳ; Hoàng Mai, Đông Hồi; TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.

 Về thủ tục: Hiện tỉnh đang thực hiện cơ chế liên thông trong đăng ký kinh doanh Tỉnh cũng đang chuẩn bị ban hành cơ chế một cửa liên thông trong đầu tư nhằm rút ngắn thời gian đăng ký và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn, giảm tối đa thời gian và chi phí đăng ký và triển khai thực hiện dự án cho nhà đầu tư.

 Về chính sách ưu đãi đầu tư: Nghệ An thực hiện theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh.

2.3 Quan điểm phát triển Khu công nghiệp

Quá trình xây dựng và tổ chức phát triển quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư giai đoạn 2009 – 2010 được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quan điểm sau:

- Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái: CNH, HĐH được xem là phương tiện để giải quyết các mục tiêu về kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Nhận thức KCn là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp CHN, HĐH, phát triển các KCN, cụm công nghiệp là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH Do vậy, việc phát triển các KCN cần phát huy sức mạnh tổng hợp của KCN, hướng theo tiêu chí bền vững, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái, chủ động không để xảy ra các sự cố môi trường; phát triển KCN phải góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm đáng kể sự cách biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực, nhằm đạt các chỉ tiêu phát triển xã hội cao so với các tỉnh trong vùng và cả nước, đồng thời góp phần mạnh mẽ các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục cơ sở, bảo vệ sức khoẻ, cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường, giảm đáng kể số hộ nghèo, bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các tầng lớp dân cư trong tỉnh.

- Quan điểm phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức: Trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, việc nâng cap hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định sức cạnh tranh Các hàng rào thuế quan hoặc bao cấp của Nhà nước không những không thể kéo dài mà trên thực tế cũng không thể là cách thức để các doanh nghiệp đối mặt với thách thức của thị trường Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, theo sát các chuẩn mực quốc tế (như ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000…) có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Do vậy, việc phát triển KCN cần phải phát huy tối đa các nguồn nội lực và lợi thế so sánh của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, cả nước và trong quá trình chủ động hội nhập Các nguồn nội lực (bao gồm cả nguồn đất đai,lao động, nhất là lao động kỹ thuật có khả năng đi vào công nghệ kỹ thuật công nghệ cao, cơ sở vật chất đã được tích luỹ…) có ý nghĩa quyết định nhất Việc phát huy tối đa sức mạnh của tỉnh và sự liên kết với các tỉnh khác trong vùng và trong nước có ý nghĩa quan trọng làm nâng cao nội lực của tỉnh Chỉ có nguồn nội lực mạnh mẽ mới có điều kiện tiếp thu các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và từng bước chuyển hoá trở thành nguồn nội lực mới, củng cố vị thế kinh tế của tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

- Quan điểm xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất trong KCN một cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả một cách cao nhất: Một địa phương có thể phát triển nhiều KCN, nhưng nếu cơ cấu đầu tư sản xuất không hợp lý, đó chỉ là phát triển theo chiều rộng Ngược lại, nếu có cơ cấu đầu tư hợp lý, đó là sự phát triển theo chiều sâu và đó thực sự là mục tiêu cần hướng đến nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của các KCN Cơ cấu đầu tư sản xuất trong KCN hợp lý khi nó kết hợp hài hoà các yếu tố đầu tư hợp thành như cơ cấu nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư, trình độ công nghệ, loại hình doanh nghiệp, tính chất nhành nghề, cơ cấu lao động… Giữa các yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tính chất quyết định chất lượng của KCN Trong cùng địa phương, giữa các KCN cũng có mối quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương Cơ cấu đầu tư cũng tác động tích cự đến việc hình thành cơ chế quản lý và ngược lại cơ chế quản lý góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tư, phát triển các KCN với cơ cấu đầu tư hợp lý.

- Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn các phương án phát triển: Quy hoạch phát triển các KCn phải được phân tích kỹ lưỡng về hiệu quả theo các phương án khác nhau, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh, tính đến hiệu quả toàn diện và lâu dài, hiệu quả trực tiếp và gián tiếp, tính đến cả những tác động lan toả phát triển, kiên quyết không bố trí dàn đều Từng khu, cụm công nghiệp có bước đi thích hợp để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và chất lượng của sự phát triển kinh tế trên địa bàn Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu mà chiến lược và chính sách phát triển phải hướng tới Đảm bảo tốt các điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi giải trí, môi trường sống trong lành… là phương tiện tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, chất lượng cuộc sống là một trong các tiêu chuẩn đánh giá về thành công trong chiến lược phát triển các KCN.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở NGHỆ AN THỜI KỲ 2009 - 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020

3.1 Hoàn thiện các quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triểnKCN, xác định rõ danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.

Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ương và của tỉnh Trên cơ sở các đề án Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến 2010, đề án xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc trung Bộ và đề án xây dựng các Thị xã Thái Hòa, thị xã Con Cuông, đô thị Hoàng Mai v.v khẩn trương rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành chính, không gian đô thị một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu, chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư gắn với bảo đảm bền vững môi trường sinh thái.

Xây dựng chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, KCN và đô thị mới theo hướng mở để có thể bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch không chỉ là trách nhiện của tỉnh, của huyện và của ngành mà còn là trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn và của toàn dân Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải theo hướng công khai, dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia góp ý kiến và phản biện quy hoạch, tăng cường chỉ đạo quản lý thực hiện đúng quy hoạch.

 Để phát triển KCN có hiệu quả, việc phát triển KCN phải đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của địa phương như hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy nước sạch, điện, giải quyết các vấn đề môi trường, khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng, các vấn đề xã hội khác mà những công trình đó là tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đô thị công nghiệp Việc phát triển KCN cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển hạ tầng nói chung và khả năng thu hút đầu tư Phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cả phương diện kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường Quy hoạch phát triển KCN và kết cấu hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 519/TTg ngày 06/08/1996 nêu ra những nguyên tắc hình thành các KCN tập trung trên các địa bàn lãnh thổ theo từng giai đoạn Nhìn chung, phần lớn những nguyên tắc nêu ra còn nguyên giá trị, chỉ cần bổ sung một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình mới: o Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng. o Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm. o Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lương thích hợp. o Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều kiện. o Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.

 Phát triển KCN cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành, nghề đầu tư vào KCN, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài Ngược lại, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ và các địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp.v.v không hiệu quả

Nghệ An nằm trong vùng Bắc trung bộ có đặc điểm là có bờ biển dài, lãnh thổ hẹp theo chiều ngang, là tỉnh có tiềm năng về các nguồn lợi biển, lâm sản và vật liệu xây dựng và đặc biệt là đất đai cho phát triển công nghiệp Hệ thống hạ tầng tương đối thuận lợi với hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh Phương hướng hoàn thiện và phát triển KCN của Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung Bộ là phát huy lợi thế biển, khai thác có hiệu quả các tuyến đường trục Bắc-Nam, các tuyến đường ngang, các tuyến đường xuyên á, các cảng biển Hình thành các KCN ven biển, các KCN - thương mại tổng hợp để thu hút các ngành công nghiệp lọc, hoá dầu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác Phát triển một số KCN cần thiết để kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng.

Trong thời gian tới cần phát triển thêm một số KCN nhằm thu hút các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da- giầy, điện tử-tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; thu hút đầu tư vào công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả; tạo điều kiện để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá Trong thời gian tới sớm hình thành một số KCN vừa và nhỏ để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào các KCN

 Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bộ KH&ĐT đang phối hợp cùng với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Quy hoạch phát triển KCN của cả nước giai đoạn 2010 và 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã được thành lập, UBND tỉnh chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các KCN theo các hướng sau: o Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN o Đối với các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai Nếu KCN không triển khai được do chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN thiếu năng lực hoặc có những khó khăn khác thì kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ thay đổi chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Trường hợp KCN không có triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng

 Công khai hoá quy hoạch phát triển KCN Quy hoạch phát triển KCN sau khi được duyệt phải được công bố rộng rãi để các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện, để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước Công khai hoá quy hoạch phát triển KCN sẽ gặp phải một số trở ngại sau: o Tính pháp lý của quy hoạch, Nhà nước phải chịu trách nhiệm trong các thời hạn nhất định, sự thay đổi quy hoạch có bồi thường thiệt hại. o Tính nhạy cảm của dân chúng ngoài hàng rào KCN sẽ có xu hướng tràn về và vào đất quy hoạch để hy vọng được bồi thường trong tương lai. o Quản lý quy hoạch như thế nào.

Do đó Nhà nước sớm ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý quy hoạch để việc công khai hoá quy hoạch phát triển KCN được thực hiện được tốt.

3.2 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh.

Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan tới hoạt động của các nhà đầu tư Môi trường đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định của nhà đầu tư, vì vậy phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư.

Các chính sách ưu đãi đầu tư: Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, địa phương, nhà đầu tư, công ty phát triển hạ tầng… bằng các chính sách ưu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển, miễn giảm tiền thuê đất… nhằm giảm tối đa chi phí đầu tư vào các KCN Phí xây dựng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngoài, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Giai đoạn đầu có thể lấy việc thu hút dự án đầu tư vào KCN là chính, nên mức phí hạ tầng thấp và tăng dần trong những năm sau Việc xây dựng khung giá thay đổi phải hợp lý và có quy định rõ khoảng thời gian nhất định để các nhà đầu tư chủ động trong kế hoạch đầu tư Khung giá tăng dần nhưng không vượt quá khung giá quy định, phải tính toán trên cơ sở vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, khả năng cho thuê đất và các chi phí khác. Đầu tư phát triển đồng bộ các dịch vụ phục vụ cho KCN như: đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN; dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng; dịch vụ vận tải công cộng; dịch vụ cảng, kho bãi; dịch vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ cấp điện; dịch vụ cấp nước; dịch vụ tài chính, ngân hàng Hình thành và phát triển thị trường công nghệ, tỉnh nên tổ chức hội chợ công nghệ và thiết bị hàng năm; cung cấp thông tin chính xác, hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ và thiết bị, đưa sản phẩm trí tuệ vào phục vụ nhu cầu thiết thực của xã hội

3.3 Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế.

- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư: thực hiện việc phân loại các hạng mục dự án đầu tư để có chính sách ưu đãi về thuế như:

+ Đối với đầu tư hạ tầng cơ sở được hưởng mức ưu đãi thuế thấp.

+ Đối với đầu tư công nghiệp:miễn thuế trong 1 đến 2 năm đầu; 2 đến 3 năm tiếp theo áp dụng 50% thuế.

- Cải thiện môi trường đầu tư ,thành lập các trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển doanh nghiệp.

- Tranh thủ mọi hình thức đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ của luật đầu tư như: liên doanh 100% vốn nước ngoài,hình thức BO, BOT Riêng hình thức liên doanh thì chỉ nên áp dụng với điều kiện tỷ lệ vốn Việt Nam và nước ngoài là 50/50,Việt Nam đã có bài học thua thiệt khi liên doanh với điều kiện yếu thế về tỷ lệ vốn góp.

- Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia,nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

3.4 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của UBND các cấp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa theo hướng nhanh nhất, thuận lợi nhất cho dân, cho các nhà đầu tư Cùng với biện pháp cải cách hành chính phải bố trí đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức lợi dụng công vụ để nhũng nhiễu, hạch sách, tham ô, tham nhũng làm giảm niềm tin của dân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Đồng thời cải cách hành chính phải thực hiện phân cấp triệt để và toàn diện theo quy định hiện hành cho các ngành, các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn Nguyên tắc phân cấp là: Việc gì, mức nào, cấp nào quản lý có hiệu quả nhất, thiết thực nhất thì giao cho cấp đó quản lý và điều hành, nhưng phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước

Việc thực hiện cải cách hành chính gắn với phân cấp quản lý sẽ có tác dụng tương tác, hỗ trợ nhau nhưng muốn thực hiện được phải thông thoáng trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp cũng như sự quan tâm đầy đủ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở làm tốt việc phân cấp chính là phát huy tính năng động sáng tạo, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành mà trước hết là của đội ngũ các bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An , Đề án nâng cao năng lực của Ban quản lý các khu công nghiệp để đẩy mạnh tốc độ phát triển các khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2010, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án nâng cao năng lực củaBan quản lý các khu công nghiệp để đẩy mạnh tốc độ phát triển các khucông nghiệp Nghệ An đến năm 2010
2. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An , Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và định hướng phát triển năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
3. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An , Kế hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2006 và định hướng đến năm 2010, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển Khu côngnghiệp tỉnh Nghệ An năm 2006 và định hướng đến năm 2010
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An , Định hướng vận động đầu tư nước ngoài và ngoại tỉnh vào Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 có tính đến năm 2020, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An ," Định hướng vận động đầu tư nướcngoài và ngoại tỉnh vào Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 có tính đến năm2020
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An , Đề cương chi tiết dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương chi tiết dự án: Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An , Nghệ An tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An , "Nghệ An tiềm năng và cơ hội đầu tư
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An , Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vàoNghệ An giai đoạn 2005 - 2010
8. UBND tỉnh Nghệ An (1999), Nghệ An, tiềm năng và triển vọng, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An, tiềm năng và triển vọng
Tác giả: UBND tỉnh Nghệ An
Năm: 1999
9. Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam http://www.khucongnghiep.com.vn/ Link
10.Danh bạ Website các Khu Công Nghiệp ở Việt Nam http://www.vietnamtradefair.com/dn/kt_kcn.htm11.Trang thông tin KT - XH tỉnh Nghệ Anhttp://www.nghean.gov.vn/ Link
12.Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An: http://www.khdtnghean.vn, http://www.investnghean.gov.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w