1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Và Thu Hút Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp, Cụm Công Nghiệp Tại Tỉnh Bắc Giang Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Thân Trung Kiên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Đầu Tư
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 171,42 KB

Cấu trúc

  • Biểu 8: Cơ cấu các ngành kinh tế của Bắc Giang năm 2007 (0)
  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG (6)
    • I. TÍNH TẤT YẾU PHẢI ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG (6)
      • 1. Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc điểm KTXH tỉnh Bắc Giang (6)
        • 1.1. Vị trí địa lý (6)
        • 1.2. Đặc điểm địa hình (7)
        • 1.3. Dân số và nguồn lao động (8)
        • 1.4. Nguồn tài nguyên (10)
          • 1.4.1. Tài nguyên đất (10)
          • 1.4.2. Tài nguyên rừng (11)
          • 1.4.3. Tài nguyên khoáng sản (13)
      • 2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (17)
      • 3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội và sự cần thiết phải đầu tư phát triển KCN, cụm CN tại Bắc Giang (0)
        • 3.1. Vai trò của KCN đối với sự phát kinh tế xã hội (22)
          • 3.1.1. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (22)
          • 3.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất (22)
          • 3.1.3. Biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (0)
          • 3.1.4. Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng (25)
          • 3.1.5. Tạo công ăn việc làm cho người lao động (27)
        • 3.2. Tính tất yếu phải thực hiện đầu tư và thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN tại tỉnh Bắc Giang (28)
          • 3.2.1. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bắc Giang (28)
    • II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CN TẠI BẮC GIANG (31)
      • 1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (32)
        • 1.1. Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp bắc giang (32)
        • 1.2. Quy hoạch phát triển KCN. Cụm CN đến năm 2020 (34)
        • 1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các KCN, cụm CN (37)
          • 1.3.1. Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN tại Bắc Giang (37)
          • 1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bắc Giang (39)
      • 2. Thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN tại địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua (42)
        • 2.1. Tổng quan về tình hình thu hút đầu tư tại Bắc Giang (42)
        • 2.2. Công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và các chính sách ưu đãi của tỉnh (45)
        • 2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, cụm CN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (51)
        • 2.4. Quy mô dự án đầu tư vào các KCN, cụm CN (53)
        • 2.5. Tình trạng lấp đầy các KCN, cụm CN (55)
    • III. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CN ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH (59)
      • 1. Tác động tích cực của hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư vào KCN, cụm CN đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (59)
        • 1.1. Tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế (59)
        • 1.2. Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động tại địa phương (60)
        • 1.3. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ (62)
        • 1.4. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương (62)
      • 2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc đầu tư và thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN (63)
        • 2.1. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng (63)
        • 2.2. Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng (64)
        • 2.3. Về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư xây dựng đường giao thông phục vụ công nghiệp (64)
        • 2.4. Công tác vận động và xúc tiến đầu tư (64)
        • 2.5. Về cạnh tranh trong thu hút đầu tư (65)
        • 2.6. Về đội ngũ cán bộ và công tác quản lý nhà nước (65)
      • 3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong việc đầu tư và thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN (66)
        • 3.1. Nguyên nhân khách quan (66)
        • 3.2. Nguyên nhân chủ quan (66)
  • CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở BẮC GIANG (68)
    • 1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang đến 2020 (68)
      • 1.1. Định hướng phát triển KTXH của Bắc Giang (68)
        • 1.1.1. Quan điểm phát triển (68)
        • 1.1.2. Mục tiêu phát triển (69)
      • 1.2. Định hướng phát triển các KCN, cụm CN trên địa bàn Tỉnh (72)
        • 1.2.1. Quan điểm (72)
        • 1.2.2. Mục tiêu (73)
        • 1.2.3. Định hướng (74)
        • 1.2.4. Cơ sở để phát triển KCN, cụm CN (75)
    • 2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về đầu tư phát triển KCN và bài học kinh nghiệm cho Bắc Giang (76)
      • 2.1. Kinh nghiệm của KCN Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh) (77)
      • 2.2. Kinh nghiệm của KCN Việt Nam – Singapore (79)
      • 2.4. Kinh nghiệm thu hút của các KCN Đồng Nai (84)
    • 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển các KCN, cụm CN của tỉnh Bắc Giang (86)
      • 3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch (86)
      • 3.2. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng và bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ (87)
      • 3.3. Tập trung đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng KCN (88)
      • 3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (89)
    • 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN của tỉnh Bắc Giang (90)
      • 4.1. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh (90)
        • 4.1.1. Cải cách thủ tục hành chính (90)
        • 4.1.2. Thị trường lao động (91)
        • 4.1.3. Thị trường vốn (92)
        • 4.1.4. Thị trường đất đai khu vực sản xuất kinh doanh (92)
        • 4.1.5. Thị trường công nghệ (92)
        • 4.1.6. Chính sách tiêu thụ sản phẩm (93)
        • 4.1.7. Công tác tuyên truyền (93)
      • 4.2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư (94)
        • 4.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động XTĐT (94)
        • 4.2.2. Xây dựng hình ảnh địa phương (94)
        • 4.2.3. Xây dựng quan hệ (96)
        • 4.2.4. Thực hiện vận động thu hút đầu tư (97)
        • 4.2.5. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư (97)
  • KẾT LUẬN (99)

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG

TÍNH TẤT YẾU PHẢI ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG

1 Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc điểm KTXH tỉnh Bắc Giang 1.1 Vị trí địa lý

Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21 0 07’ đến 21 0 37’ vĩ độ bắc; từ 105 0 53’ đến 107 0 02’ kinh độ đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 3.823,3 km 2 ; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 229 xã, phường, thị trấn.

So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quốc lộ 1A.Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Lục Nam Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km, trong đó chiều dài đang khai thác là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn cuả “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, các tuyến đường bộ, đường sắt đã, đang và sẽ được nâng cấp, Bắc Giang đang có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình

100 ÷ 150m độ dốc từ 10 ÷ 15 0 Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn,Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện LụcNgạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao Đặc điểm chính độ cao trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung bình từ 20÷ 30 0 Có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

1.3 Dân số và nguồn lao động a) Thực trạng về dân số, việc làm

Năm 2007 dân số toàn tỉnh khoảng 1,61 triệu người với 27 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 12,9%; mật độ dân số bình quân 421 người/km 2 , dân số nông thôn chiếm 90,2% và dân số thành thị 9,8% Số người trong độ tuổi lao động là: 969.220 người (chiếm 60,2% tổng dân số) Giai đoạn

2003 - 2007 cùng với sự gia tăng dân số, số lao động trong độ tuổi tăng bình quân khoảng 27 nghìn người /năm (tăng trên 3%/năm)

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2007 khoảng 900.405 người chiếm 92,9% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Đến năm 2007, lao động trong các ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 8,86%, Dịch vụ chiếm 14,57%; ngành Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 76,58% trong tổng số lao động Khu vực thành thị, tình trạng thất nghiệp của lao động đã có sự chuyển biến tích cực theo xu hướng giảm dần, song còn chậm. Năm 2007 còn 5,3%, giảm 0,69% so năm 2001 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 76% năm 2003 tăng lên 83% năm 2007.

Công tác đào tạo, dạy nghề đã được các cấp, các ngành quan tâm Các trường, lớp, các trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh Số lao động được đào tạo nghề bình quân hàng năm từ 10 đến 12 nghìn người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16% năm 2003 dự kiến đạt 24% năm 2007 trong tổng số lao động toàn tỉnh (trong đó đào tạo nghề chiếm 12%) b) Dự báo phát triển dân số

Phát triển dân số được dự báo với phương án mức sinh trung bình, dựa theo khuôn khổ dự báo phát triển dân số của cả nước đến năm 2010 và 2020 theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội và căn cứ vào thành tựu đạt được về dân số trong những thập kỷ vừa qua Kết quả dự báo phát triển dân số của Bắc Giang được trình bày tại Bảng 1:

Bảng 1 Dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Nhịp độ tăng bình quân

Nguồn: Ban dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bắc Giang

Kết quả dự báo cho thấy trong giai đoạn từ năm 2006 – 2020 dân số Bắc Giang bước vào “thời kỳ dân số vàng” (1) với cơ cấu dân số trong tuổi lao động (nam 15 – 60, nữ từ 15 – 55 tuổi) chiếm tới 62,5% vào năm 2010 và 63,3% vào năm 2020 Trong lúc đó, dân số dưới tuổi lao động (từ 0-14 tuổi) giảm mạnh, chiếm 28,4% năm 2005 xuống còn khoảng 26,5% năm 2010 và 23,7% năm

2020 Dân số trên tuổi lao động (nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi) có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn 2006-2010, đòi hỏi sẽ phải có những chính sách thích hợp để chăm sóc người có tuổi Thời kỳ “thời kỳ dân số vàng” sẽ tạo ra cho Bắc Giang một thách thức lớn về tạo công ăn việc làm cho dân số trong độ tuổi lao động, tuy nhiên đây là một cơ hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động mà nếu phát huy tốt sẽ là một yếu tố phát triển cực kỳ quý báu đối với Bắc Giang trong thời kỳ quy hoạch mới

Kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện trạng tài nguyên đất của Bắc Giang cụ thể như sau:

Bảng 2 Diện tích các loại đất

Tổng diện tích tự nhiên 382.200 382.331 (2)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 123.723 123.973

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.542 4.226

II Đất phi nông nghiệp 79.398 90.040

III Đất chưa sử dụng 59.183 34.787

1 Đất bằng chưa sử dụng 3.063 2.152

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 55.126 31.967

3 Núi đá không có rừng cây 994 668 Đơn vị tính: ha Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha, và gần

10 ngàn ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế Hiện nay,

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CN TẠI BẮC GIANG

1 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.1 Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp bắc giang

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 06 Khu, Cụm công nghiệp, và được giao cho Ban quản lý các KCN quản lý

Các khu công nghiệp nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông

Các khu, cụm công nghiệp đó là:

1 Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích 100 ha;

2 Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, diện tích 180 ha;

3 Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích 426 ha;

4 Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích khoảng 442 ha;

5 Khu công nghiệp Việt Hàn diện tích 100 ha, giai đoạn hai mở rộng tới 200 ha

6 Cụm công nghiệp cơ khí ô tô Đồng Vàng, diện tích khoảng 38 ha

Ngoài các khu, cụm công nghiệp trên, hiện nay tỉnh Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giang với diện tích các khu khoảng từ 200 ha đến trên 1.000 ha.

1.1.1 Khu công nghiệp Đình trám : Đã được chính phủ phê duyệt: Địa điểm tại xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên; chính thức giao đất tháng 6/2004. Trực thuộc Ban quản lý KCN tỉnh.

Tổng diện tích quy hoạch 158 ha, giai đoạn I giao đất cho thuê 69 ha đã được Chính Phủ phê duyệt Các ngành nghề ưu tiên phát triển: Sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hóa, lắp rát ô tô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm; bao bì, giấy nhựa.

- Về tình hình hoạt động: Đã có 30 dự án đăng ký đầu tư xây dựng với diện tích thuê đất 53,2 ha (lấp đầy 78%), tổng vốn đầu tư đăng ký 776,6 tỷ đồng và 5,59 triệu USD 20 doanh nghiệp đang xây dựng nhà xưởng; 6 doanh nghiệp vừa xây dựng vừa sản xuất từ đầu năm 2005; đã thu hút được gần 1000 lao động.

1.1.2 Khu công nghiệp Song khê – Nội Hoàng : thuộc địa bàn xã Song

Khê – Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, nằm ở phía Nam QL1A mới Từ 8/2003 do Ban QLKCN Tỉnh quản lý.

Tổng diện tích quy hoạch 212 ha; Phía Nam có đất dự trữ mở tổng 130 ha, Định hướng phát triển là KCN sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc, giầy da xuất khẩu; cơ khí điện dân dụng, điện tử lắp ráp; các ngành công nghiệp công nghệ cao; kho tàng, bến cảng; đóng tàu – thuyền vừa và nhỏ.

Tính đến 6/2005 đã cấp giấy phép đầu tư cho 14 dự án, diện tích cấp đất 29,3 ha và tổng vố đầu tư đăng ký 200 tỷ đồng 9 doanh nghiệp đang xây dựng và 5 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất.

1.1.3 Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng:

Chủ đầu tư là Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, dự kiến sẽ có 4 nhà máy láp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô xe máy; Tổng đầu tư trên 3.000 tỷ đồng Sản phẩm là xe máy, ô tô tải, xe khách; Đã có lao động làm việc, đã xuất xưởng và chạy thử một số sản phẩm

1.1.4 Một số cụm CN nhỏ ở TP Bắc Giang và các huyện

- Cụm CN Phố Cốc (xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang): diện tích 28 ha được dành bố trí CN may mặc, gia công giày xuất khẩu

- Cụm CN Lạng Giang (huyện Lạng Giang): diện tích 24 ha được dành bố trí công nghiệp VLXD (SX gạch tuy nen, bê tông đúc sẵn,…)

- Cụm CN Đông Bắc thành phố Bắc Giang: diện tích 207,5 ha dành bố trí

CN – TTCN, sản xuất phân bón, hóa chất, nhựa, chế biến gỗ, dung cụ thể thao, chế biến nông sản – thực phẩm

1.2 Quy hoạch phát triển KCN Cụm CN đến năm 2020

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn của từng giai đoạn và khả năng thu hút đầu tư vào KCN tập trung, dự kiến quy hoạch các KCN và cụm CN như sau:

1.2.1 Giai đoạn đến năm 2010: tổng cộng 1347,8 ha a) Với KCN tập trung: Hoạt động có hiệu quả KCN Đình Trám (168 ha và Đồng Vàng 38 ha) và xây mới 5 KCN, tổng diện tích 1005 ha:

- KCN Quang Châu, thực hiện giai đoạn I với diện tích khoảng 500 ha Ưu tiên sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến gỗ, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, thiết bị nâng hạ, bốc xếp.

- KCN Vân Trung, giai đoạn I diện tích khoảng 225 ha Ưu tiên lắp ráp điện tử, xe máy; công nghệ cao; Chế biến nông sản, thực phẩm.

- KCN đặc thù Nhiệt điệt Sơn Động, 100 ha.

- KCN Song Khê – Nội Hoàng, đang trình chuyển từ Cụm thành KCN, 150 ha, phát triển hỗn hợp.

- KCN Hiệp Hòa (Giáp khu vực Sóc Sơn, Hà Nội) 100 ha b) Với cụm công nghiệp: lấp đầy quy hoạch cũ và mở rộng thêm, (tổng diện tích 125,5 ha)

- Cụm Đồn Ngô – Lục Nam, (Cũ đã quy hoạch 5 ha), nay đề nghị mở rộng lên 20 ha, phát triển hỗn hợp.

- Cụm Tân Dĩnh và cụm thị Trấn Vôi – Lạng Giang, cũ đã quy hoạch 20 ha nay đề nghị giữ nguyên 20 ha; công nghiệp vật liệu xây dựng (gạch tuy nen, bê tông đúc sẵn), chế biến nông sản.

- Cụm An Châu – Sơn Động, chuyên về chế biến lâm sản, 10 ha.

- Cụm công nghiệp Hồng Thái – Việt yên, chuyên về thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, 8 ha

- Cụm CN Tân Yên (Cao Thượng, cũ đã dự kiến 5 ha), nay nâng lên 10 ha

- Cụm CN Việt Yên (Đức Thắng, quy hoạch cũ 5 ha), nay giữ nguyên.

- Cụm Bố Hạ, (quy hoạch cũ 6,5 ha), nay điều chỉnh lên 10 ha.

- Cụm CN lục Ngạn I và II (Hồng Giang, Trại 3), giữ nguyên 11,2 ha.

- Tại thành phố Bắc Giang, củng cố và lấp đầy 5 cụm công nghiệp đã quy hoạch, tổng 37 ha; Xương Giang I (10ha) và II (12,7 ha); Dĩnh Kế (9,4 ha), Thọ Xương (5,8 ha)

*/ Tổng diện tích dự kiến có đến cuối giai đoạn (năm 2010) là 1347,8 ha; trong đó CCN là 136,7 ha, 206 ha thuộc KCN Đình Trám và Đồng Vàng

1.2.2 Giai đoạn 2010 - 2015 (tăng thêm 505 ha)

- KCN Quan Châu, thực hiện giai đoạn II với diện tích 130 – 189 ha.

- KCN Vân Trung, giai đoạn II diện tích 66 ha

- Nâng cấp Song Khê – Nội Hoàng lên KCN, hoàn thiện cũ và mở rộng thêm khoảng 100 ha.

*/ Tổng cả giai đoạn tăng thêm 505 ha, trong đó KCN 335 ha.

1.2.3 Giai đoạn 2015 - 2020 (435,5 ha) a) Với KCN (255,5 ha)

- Nâng Cụm Đông Bắc TP Bắc Giang lên KCN, tăng thêm 105,5 ha; Công nghiệp hoá chất dược, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến nông sản.

- Mở rộng KCN đặc thù là nhiệt điện Sơn Động, thêm 100 – 150 b) Với cụm công nghiệp (tổng 190 ha)

- Cụm Cao Thượng – Tân Yên, 25 ha; Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Cụm Mỹ Hà (Bến Tuần), 25 ha; Sản xuất đồ gốm vật liệu xây dựng.

- Cụm Cầu Lồ, 30ha, ưu tiên chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng; sửa chữa sản phẩm cơ khí điện (Quy hoạch cũ dự kiến lập KCN sau 2010,

- Mở rộng một số cụm công nghiệp khi có nhu cầu, tổng diện tích khoảng 100ha.

*/ Tổng diện tích tăng thêm cả giai đoạn là 435,5 ha.

Bảng 10: Quy hoạch đất phát triển KCN, cụm CN đến 2020

Chỉ tiêu/Năm Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng diện tích (ha) 1.347,8 1.652,8 2.288,3 Đất tăng thêm (ha) 1.038,5 505 425,5

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang

1.3 Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các KCN, cụm CN

1.3.1 Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN tại Bắc Giang

Hiện tại tổng diện tích các KCN, cụm CN do UBND tỉnh Bắc Giang quản lý là 1.180 ha, trong đó KCN Đình Trám 100 ha; Quang Châu 426 ha; Song Khê – Nội Hoàng 180 ha; Vân Trung 433 ha; Đồng Vàng 38 ha; đang nghiên cứu khảo sát, quy hoạch KCN Việt – Hàn khoảng 100 ha Để đảm bảo xây dựng các KCN, có cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, tỉnh Bắc Giang đã tích cực đôn đốc chỉ đạo các nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác BT- GPMB, kết quả đạt được là đã giải phóng được khoảng 735 ha. a/ Khu công nghiệp Đình Trám Đã hoàn thành công tác BT-GPMB, di chuyển được 2.047 ngôi mộ, mở rộng nghĩa trang xóm Nguộn và thôn My Điền để di chuyển hết số mộ nằm trong khu dự án, giải quyết những tồn tại, chi trả tiền BT-GPMB phát sinh Hoàn tất các thủ tục trao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, thu hút đất xây dựng làn 2 quốc lộ 37.

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CN ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH

TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CN ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Tác động tích cực của hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư vào KCN, cụm CN đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

1.1 Tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 20: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong

Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Doanh thu của các DN KCN (Tỷ đồng) 222,74 669,67 1.041

Giá trị sản xuất Công nghiệp của Bắc Giang (Tỷ đồng)

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang

Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và đóng góp và giá trị công nghiệp của địa phương ngày càng tăng Năm 2005 doanh thu của của các doanh nghiệp trong KCN là 222,74 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12, 54% Đến năm 2006 doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng mạnh, chiếm tỷ trọng 32,77% trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng lên 15,07% Đặc biệt, đến năm 2007 doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng 55,45% so với năm trước đã giúp cho giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh tăng 27,45% nghiệp cũng đồng thời làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhờ vào sự phát triển của các KCN mà tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Bắc Giang đã có những thay đổi rõ rệt

Bảng 21: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003-

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang

1.2 Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động tại địa phương

Các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã góp phần tích cực và việc tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, tác phong lao động chuyên nghiệp.

Bảng 22: Tình hình thu hút lao động trong các KCN của Bắc Gian qua các năm Đơn vị: Người

KCN Song Khê - Nội Hoàng 198 549 910

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rất rõ khả năng thu hút lao động vào làm việc tại các KCN là rất lớn Cùng với sự phát triển của các KCN lực lượng lao động được thu hút vào làm việc tại các KCN này ngày một tăng cao Tại KCN Đình Trám năm 2005 mới chỉ có 1,121 lao động thì năm 2006 đã có 1,900 lao động tăng 69,5% và đến năm 2007 đã có 2,681 lao động tăng 41,1% so với năm 2006; và tăng 139,2% so với năm 2005.

Sự tăng trưởng về lao động mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể thấy qua bảng trên là của KCN Đồng Vàng Chỉ trong vòng một năm từ 2006 đến 2007 số lượng lao động tại KCN Đồng Vàng đã tăng thêm 830 lao động tức 253,05%. Điều đặc biệt trong việc thu hút lao động vào các KCN tại Bắc Giang là lao động địa phương luôn chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong tổng số lao động. Lao động địa phương là những người dân sống ngay tại nơi có dự án, họ có thể là những người dân có đất nằm trong diện quy hoạch, là những người nông dân có ruộng đất được chuyển đổi thành đất KCN…

Bảng 23: Số lao động địa phương trên tổng số lao động tại các KCN Đơn vị: Người

Tổng LĐ LĐ địa phương Tổng LĐ LĐ địa phương

KCN Song Khê - Nội Hoàng 198 104 549 135

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Giang

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rất rõ rằng tỷ lệ lao động địa phương tại các KCN của tỉnh Bắc Giang luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn Tại KCN Đình Trám năm 2005 tỷ lệ lao động địa phương trên tổng lao động là 46,03% và năm

2006 tỷ lệ này là 59,16% Tại KCN Song Khê – Nội Hoàng tỷ lệ lao động địa

Qua tất cả các số liệu ở trên chúng ta có thể thấy các KCN đã góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho một khối lượng lớn lao động, đặc biệt là những lao động địa phương Không những vậy những lao động trong KCN có thu nhập ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung của các vùng nông thôn tỉnh Bắc Giang Điều này góp phần giảm bớt sức ép về lao động, việc làm đối với xã hội và giảm được việc di cư theo thời vụ của các lao động từ vùng nông thôn đổ về các thành phố Từ đó đóng góp cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân mà Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đang phấn đấu thực hiện.

1.3 Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ

Cùng với tăng trưởng về giá trị, các dự án đầu tư vào KCN cũng là nguồn chính để bổ sung công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại cho sư phát triển CN của tỉnh Các dự án đầu tư vào các KCN tại tỉnh Bắc Giang đều là những dự án đầu tư mới, trong đó có rất nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như: sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông của công ty TNHH công nghệ Sam woo Việt Nam, sản xuất linh phụ kiện xe gắn máy và đầu KTS của công ty TNHH KHKT Điện tử Mộng Phong, sản xuất và lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô Đồng Vàng I… Chính những dự án này sẽ góp phần đổi mới công nghệ trong công nghiệp tại Bắc Giang, góp phần đưa Bắc Giang tiến nhanh hơn, chuyển mình mạnh mẽ hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành Công Nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực khác nữa.

1.4 Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương

Hoàng trong hai năm 2005 và 2006 Đơn vị: Triệu đồng

Kể từ khi các dự án trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đi vào khai thác, hoạt động đã góp phần đáng kế trong nguồn thu ngân sách tỉnh Thu ngân sách tỉnh trong giai đoạn 1997-2005 đạt 527 tỷ, tuy nhiên mới chỉ trong 2 năm đi vào hoạt động của 2 KCN đã đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh KCN Đình Trám trong năm 2005 mới chỉ đóng góp cho ngân sách tỉnh 114,975 triệu đồng nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 836,24 triệu đồng tăng 627,32% KCN Song Khê – Nội Hoàng năm 2005 đóng góp vào ngân sách tỉnh 600,221 triệu đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 1.201 triệu đồng tăng 100,09%.

2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc đầu tư và thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN

2.1 Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Vấn đề về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là một vấn đề bức xúc đối với bất cứ dự án nào phải làm công tác này Trong thời gian vừa qua việc đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án KCN tại tỉnh Bắc Giang còn chậm, gặp những khó khăn kéo dài Việc giải quyết một số tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặc bằng KCN Đình Trám còn chậm, kéo dài, có những hạng mục đã hoàn thành nhưng việc hoàn chỉnh để nghiệm thu, bàn giao rất chậm như: Trung tâm điều hành KCN Đình Trám Việc giải phóng mặt bằng kênh tiêu nước Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng, đường vào KCN Quang Châu rất chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng đến kết quả công tác chung và môi trường đầu tư của tỉnh Công tác đền bù, giải phóng mặt

KCN Song Khê – Nội Hoàng 600,221 1.201,00

KCN Năm nhà đầu tư làm chậm tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh Vì vậy đây cũng là nguyên nhân chính của tình trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh còn hạn chế.

2.2 Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng

Bản thân các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng chưa linh hoạt, định ra chương trình kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn cũng như chưa lựa chọn và điều chỉnh phương thức kinh doanh cho phù hợp không những thế nhiều công ty thiếu kinh nghiệp trong việc kinh doanh cơ sở hạ tầng Vì thế đã làm giảm tiến độ thu hút đầu tư vào các KCN.

2.3 Về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư xây dựng đường giao thông phục vụ công nghiệp

Trong thời gian qua công tác quy hoạch và xây dựng đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đầy đủ Cho đến hết quý I năm 2008 tỉnh Bắc Giang mới đưa ra được một bản quy hoạch tổng thể cho việc phát triển các KCN trên địa bản tỉnh đến năm 2020 Mặc dù trước đây tỉnh đã tập trung chỉ đạo quy hoạch tuy nhiện là một tỉnh mới tái lập nên kiến thức về quy hoạch tổng thể còn hạn chế, quy hoạch chưa thực sự khoa học Những hạn chế của công tác quy hoạch đã tác động đến việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và KCN nói riêng.

2.4 Công tác vận động và xúc tiến đầu tư

Yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh, chính xác thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tậng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối nhà đầu tư chưa được cung cấp các thông tin cần thiết do công tác xúc tiến đầu tư ở đây diễn ra còn chậm trễ và chưa đạt hiệu quả Chỉ mới trong thời gian gần đây tỉnh Bắc Giang mới bắt đầu chú ý đến việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tuy nhiên các cấp lãnh đạo tỉnh mới chỉ đang tập trung vào đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài Mà đang bỏ quên những nguồn lực quý báu đó là các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh ở trong nước.

2.5 Về cạnh tranh trong thu hút đầu tư

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, nhiều tỉnh đã ý thức rõ được tầm quan trọng của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính vì vậy để thu hút được những nguồn vốn đầu tư hấp dẫn, các tỉnh thành ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh nhà, để thực hiện được việc thu hút các nhà đầu tư nhiều tỉnh đã sẵn sàng “xé rào” đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn Mặt trái của sự việc này là cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư, các tỉnh cạnh tranh nhau đưa ra các chính sách ưu đãi nhiều khi vượt quá thẩm quyền của địa phương Bắc Giang là một tỉnh luôn tuân theo những quy định của Nhà nước nên được đánh giá là một tỉnh “Kém hấp dẫn” trong việc thu hút đầu tư.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở BẮC GIANG

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang đến 2020

1.1 Định hướng phát triển KTXH của Bắc Giang

1.1.1 Quan điểm phát triển a) Bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và phát triển bền vững

Phát huy nội lực và bằng mọi giải pháp thu hút mạnh mẽ ngoại lực, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cao phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực mang tính đột phá.Từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hoá và của cả nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị canh tác Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

Phát triển kinh tế phải đi đôi giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và giảm tình trạng nghèo đói Gắn phát triển kinh tế với ổn định và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tập trung giảm nghèo, quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh b) Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội Điều này được thể hiện không chỉ ở chỗ năng suất lao động tăng, môi trường được bảo vệ mà còn ở sự tiến bộ xã hội;

Sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng;

Thể hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong thời gian dài. c) Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng Đảm bảo chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn tốt trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng trên địa bàn tỉnh và đóng góp tích cực cho sự phát triển vùng Trung du miền núi phía Bắc và của cả nước trong lĩnh vực này.

1.1.2 Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu tổng quát phát triển bền vững kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng ra khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển và đứng vào loại tỉnh khá trong cả nước, vượt các chỉ tiêu đã được xác định trong Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Bắc Giang so với cả nước và cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới; sản xuất ra nhiều hàng hóa chủ lực với sức cạnh tranh mạnh và đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. b) Các mục tiêu cụ thể

Tích cực giảm mức chênh lệch giữa Bắc Giang với mức trung bình của cả nước về GDP/người; phấn đấu vượt các chỉ tiêu đã được xác định trong Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc vào năm

2010, đến năm 2020 đạt xấp xỉ mức thu nhập đầu người bình quân của cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Về văn hoá, xã hội

Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, phấn đấu vượt mức bình quân của cả nước trên một số lĩnh vực chủ yếu về văn hoá - xã hội Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2006 - 2010 giảm bình quân3,3%/năm, đến năm 2010 tỷ lệ nghèo đói giảm còn 15%, bằng mức bình quân của cả nước).

2020 đạt 100% trường học được kiên cố hóa. Đến 2010, 75% xã đạt chuẩn y tế quốc gia và 100% vào năm 2015.

Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống khoảng 1,08% vào năm 2010 và 1,01% vào năm 2020 (đạt tỷ lệ sinh thay thế).

Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống khoảng 4,5% vào năm 2010 và 4% vào năm 2020; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 90% vào năm 2010 và đạt 93-95% năm 2020.

Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 30% vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 80% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hoá được cấp huyện công nhận, trên 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá.

Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái

Các đô thị và khu công nghiệp tập trung cần được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam. Độ che phủ của rừng tăng lên 43% (3) vào năm 2020 và môi trường ở cả đô thị và nông thôn được bảo vệ tốt ở nông thôn đạt 85%.

Tỷ lệ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh đạt 75% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.

+ Về quốc phòng, an ninh

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Định hướng phát triển các KCN, cụm CN trên địa bàn Tỉnh

Tập trụng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích và thu hút đầu tư, đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng công nghiệp. Đảm bảo vệ sinh môt trường và phát triển công nghiệp bên vững; Đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu (than), giao thông (đường sông, QL1A cao tốc), nhân lực (TP, thị xã) …

Chú ý phát triển hợp lý giữa các vùng, miền, quan tâm phát triển vùng miền núi hợp lý.

Mục tiêu cơ bản của phát triển KCN và cụm CN là thu hút đầu tư và tạo việc làm Mục tiêu cụ thể như sau: (bảng)

Bảng 25: Mục tiêu phát triển KCN, cụm CN tại Bắc Giang theo giai đoạn từ nay đến 2020

Hệ thống hạ tầng (Tỷ đồng)

Thu đất dự án (ha)

GTSL (Tỷ đồng/năm) Đến 2010 1.347,8 1.038,5 920 200-250 5.500 300 40-45 1500

Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Tiếp tục hoàn thiện việc san lấp, giải phóng mặt bằng và xậy dựng cơ sở hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, xủa lý rác thải, khu nhà ở cho cán bộ CNV, y tế …) đồng bộ cả trong và ngoài hàng rào cho các KCN, Cụm công nghiệp theo diện tích đã được phê duyệt trong quy hoạch Tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầu các KCN đã có và nghiên cứu lập quy hoach chi tiết cho giai đoạn mở rộng.

Khảo sát lập quy hoạch chi tiết một số KCN mới: Quan Châu, Vân Trung (huyện Việt Yên), Khu CN điện – than Sơn Động, nghiên cứu cụm CN mới ở huyện Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hòa …

Tiếp tục mở rộng một số khu, cụm công nghiệp hiện có tiềm năng phát triển.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về đầu tư phát triển KCN và bài học kinh nghiệm cho Bắc Giang

2.1 Kinh nghiệm của KCN Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh)

KCN do công ty Tân Tạo đầu tư hạ tầng cơ sở và quản lý hiện đang là KCN dẫn đầu về thu hút đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh với 2000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (đứng đầu cả nước trong việc huy động vốn đầu tư trong nước) và

97 triệu USD đầu tư nước ngoài, dẫn đầu về số lượng nhà máy đã hoạt động và là KCN đầu tiên của Nhà nước được nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 đánh giá về chất lượng dịch vụ cho các nhà đầu tư. Để đạt được thành tích đó, KCN Tân tạo đã phải nỗ lực rất lớn từ công tác xây dựng hạ tầng cơ sở đến công tác marketing.

Xét về vị trí KCN: KCN Tân Tạo nằm ở quận Bình Chánh, có vị trí thuận lợi: cách trung tâm thành phố 12 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 12km, cách cảng Sài Gòn 15km và nằm dọc quốc lộ 1A.

Về cơ sở hạ tầng KCN: Công ty Tân Tạo đã coi hạ tầng là khâu hành đầu, lo đủ hết các hạng mục của tiện ích hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống đường nội bộ cũng như lợi ích công cộng khác, tạo diều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến KCN.

Hệ thống điện KCN: được cấp từ trạm biến áp 110/15 KV trạm biến áp Phú Lâm và hệ thống điện cấp riêng cho KCN.

Hệ thống nước: Tân Tạo là KCN đầu tiên của thành phố HCM được cấp nước từ hệ thống nước máy của thành phố, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

Hệ thống đường nội bộ: có các dường chính và phụ riêng biệt, quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hoàn chỉnh với trọng tải lớn nối tực tiếp với quốc lộ 1A.

Mạng lưới viễn thông: hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu chỉ là những điều kiện trên thì không đủ tạo ra sự khác biệt lớn đối với các KCN khác trong cùng khu vực Cái khác của Tân Tạo là có những sáng tạo và cố gắng mới Đó là:

Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng công ty Tân Tạo đã có cách làm rất mới mà các địa phương khác có thể nghiên cứu áp dụng đó là “Đổi đất lấy hạ tầng” Các hộ dân thuộc diện phải di dời trong KCN sẽ được đổi đất KCN lấy đất trong vùng quy hoạch chỗ ở với giá trị tương đương người dân sẽ có thuận lợi hơn trong việc ổn định cuộc sống và không có tâm lý sợ bị thiệt thòi Nhờ áp dụng phương pháp đó mà tiến độ giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Trong KCN có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax

KCN có kho ngoại quan lớn 64.000 m 2 chuyên phục vụ các doanh nghiệp trong KCNcần xuất nhập khẩu hành hóa cùng các thủ tục hải quan tại chỗ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Bãi thu mua vật liệu phế thải, phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm xử lý chất thải công nghiệp.

Công ty Tân Tạo còn tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp tìm đến đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thuế.

Công ty Tân Tạo còn liên kết với các ngân hàng và các quỹ đầu tư trong xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu của các nhà đầu tư để họ trả góp hay giúp chủ đầu tư vay vốn ngân hàng xây dựng nhà xưởng theo hình thức nhà đầu tư bỏ30% vốn, Tân Tạo vay 70% phần còn lại từ ngân hàng cho nhà đầu tư xây dựng.Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ thế chấp nhà xưởng này và thanh toán lại cho Tân Tạo.

Luôn quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư, coi khó khăn của các nhà đầu tư cũng là kho khăn của mình, công ty Tân Tạo không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hang ngày càng tốt hơn Tất cả các việc làm đó đã giúp các nhà đầu tư giảm 10 – 20% chi phí đầu tư vào KCN Tân Tạo, trong khi đó công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng cao bình quân 15 – 20%/ năm.

Vì môi trường đầu tư hấp dẫn như vậy, nhiều nhà đầu tư đã chọn Tân Tạo như một vùng đất thuận lợi để làm ăn và ổn định nên nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư vào đây và coi KCN như một điểm đến đúng đắn và hiệu quả.

2.2 Kinh nghiệm của KCN Việt Nam – Singapore

Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nằm tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương có diện tích quy hoạch là 500 ha chia làm 3 giai đoạn: diện tích giai đoạn 1 là 116 ha, giai đoạn 2 là 191 ha và giai đoạn 3 là 193 ha Đây là công trình hợp tác kinh tế giữa hai Chính phủ, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore

Trên cơ sở thoả thuận giữa hai Chính phủ, ngày 13 tháng 02 năm 1996, Bộ kế hoạch đầu tư cấp giấy phép đầu tư 1498/GP thành lập Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn khu công nghiệp Việt nam – Singapore (VSIP), đơn vị xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam – Singapore Đối tác liên doanh bên Việt Nam là Công ty thương mại - Đầu tư và phát triển Bình Dương (BECAMEX), còn phía Singapore:là Công ty Vietnam Singapore Industrial Park Pte Ltd (Đại diện cho một tập đoàn gồm 8 Công ty của Singapore).

Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển các KCN, cụm CN của tỉnh Bắc Giang

3.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch

- Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm

2020 Công khai theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc xây dựng dự án đầu tư

- Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng khu vực có KCN phải đi trước một bước và tính chiến lược quy hoạch xây dựng KCN phải gắn lền với quy hoạch này Phải nghĩ đến khả năng cung ứng CSHT-KT ngoài hàng rào cũng như trong tương lai Quy hoạch chi tiết KCN phải được xác định rõ các điểm đầu nối và trách nhiệm của các đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương…)

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với xây dựng quy hoạch chung và theo vùng lãnh thổ Các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu cần quán triệt nguyên tắc chủ đạo là quy hoạch chỉ mang tính định hướng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

3.2 Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng và bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ.

Bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc quan trọng và nhiều khó khăn. Kết quả của công tác này quyết định nhiều đến tiến độ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác này vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp Các năm tới, công tác này cần phải tiến hành quyết liệt hơn Có thể nêu lên một số giải pháp sau đây:

- Cấp ngân sách kịp thời cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Chính quyền các địa phương nơi có quy hoạch khu công nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về việc cần thiết phát triển các khu công nghiệp; về trách nhiệm công dân Đồng thời công khai hoá các chủ trương chính sách của Nhà nước của tỉnh đối với việc bồi thường giải phóng mặt bằng, để nhân dân hiểu rõ và ủng hộ chủ trương của Nhà nước, của tỉnh trong việc thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp.

- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hỗ trợ các hộ dân có diện tích đất bị thu hồi, như hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, đàm phán với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiếp nhận, đào tạo và bố trí việc làm cho con em các hộ bị thu hồi phần lớn diện tích đất canh tác v.v…

- Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ không chấp hành gây mất đoàn kết, mất an ninh tại địa phương.

3.3 Tập trung đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng KCN

Tạo điều kiện thuận lợi để các KCN đã có quyết định thành lập khẩn trương triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận dự án, đặc biệt là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ thực tế nhu cầu thuê nhà xưởng của dự án FDI và hiệu quả của việc cho các dự án này thuê nhà xưởng trong thời gian vừa qua, các KCN này đầu tư một diện tích nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để tiếp nhận các dự án vừa và nhỏ, coi đây là một ngành kinh doanh Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư nhà xưởng, các chủ đầu tư thuê nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, và mở rộng hoạt động kinh doanh, mặt khác chuyên môn hóa kinh doanh cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, người đầu tư sản xuất giảm chi phí đầu tư ban đầu vì không phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, vừa có thể đẩy nhanh tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh tranh thủ cơ hội đầu tư.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài KCN như: điện, nước, giao thông tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN, tích cực vận động các nhà đầu tư có đủ năng lực trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cho những KCN chưa có chủ đầu tư.

Trước mắt giành đất trong quy hoạch cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động tự xây dựng chung cư phục vụ chỗ ở cho người lao động của chính doanh nghiệp này và người lao động của doanh nghiệp khác thuê Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới để vừa cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động vừa đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tạo thuận lợi cho người lao động chưa có việc làm ổn định

Hiện nay, cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang đang lên kế hoạch đưa ra những ưu đãi riêng của tỉnh đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, bằng việc cấp lại quyền thuê đất cho chủ đầu tư Các doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ đồng thời được tỉnh hỗ trợ ngân sách cho một phần chi phí đào tạo công nhân là người của địa phương làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp Thật vậy với những ưu đãi trên đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có thể nói rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện nay là một giải pháp quan trọng đối với tỉnh.

3.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu

- Tranh thủ vận động nguồn vốn Trung ương, kết hợp nguồn vốn ngân sách địa phương, đầu tư một số cầu, đường lớn, tạo sự liên thông giữa các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông hiện có, đặc biệt cải tạo, nâng cấp QL-37, các đoạn còn lại của QL-31, QL-279, một số đường tỉnh và đường huyện quan trọng; sớm hoàn thành các cầu đang xây dựng Tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm triển khai xây dựng làn 2 Quốc lộ 1A đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn, đường sắt tốc độ cao, các cầu vượt tại nút giao thông trên QL-1A mới.

- Bố trí đủ vốn cho bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến độ giao mặt bằng cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Xây dựng quy hoạch các khu tái định cư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để di dân khi cần thiết.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp.

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN của tỉnh Bắc Giang

4.1 Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh

4.1.1 Cải cách thủ tục hành chính

- Thực hiện tốt đăng ký kinh doanh theo cơ chế “một cửa liên thông”, sắp xếp lại cơ quan đăng ký đầu tư theo cơ chế “một đầu mối” đúng với tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Xây dựng.

- Xây dựng các quy định giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục thuê đất và thủ tục cấp phép xây dựng theo hướng đơn giản và công khai; tăng cường công tác phối hợp đảm bảo sự thống nhất các quy trình, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương tiến tới thành lập cơ chế “một cửa liên thông” trong đầu tư.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt những quy định của Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, đặc biệt là năng lực thẩm định các dự án đầu tư, đảm bảo thông thoáng, rút ngắn thời gian, tuân thủ đúng luật pháp, tránh dự án làm ảnh hưởng đến môi trường hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực

- Thường xuyên rà soát, đánh giá và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của các dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án có hiệu quả Thành lập đường dây nóng tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho nhà đầu tư.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các dự án vi phạm môi trường, các dự án “treo”, để làm lành mạnh môi trường đầu tư Kiên quyết xử lý các nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật hoặc cố tình vi phạm cam kết về thời gian thực hiện đầu tư

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là biện pháp quan trọng, lâu dài để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập

- Củng cố, nâng cao chất lượng các trường đào tạo, dạy nghề trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường đại học công nghệ, trường cao đẳng, trung cấp nghề.

- Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nghề, mở rộng hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tận dụng tốt đội ngũ người đi lao động nước ngoài có tay nghề kỹ thuật đã trở về nước.

- Tăng cường các hoạt động hội chợ, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin cho người lao động Sớm triển khai việc tuyển dụng, cung ứng lao động cho doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp thông qua hình thức “sàn giao dịch việc làm” Tập trung ổn định bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỷ luật lao động.

- Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động; thu hút các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính đặt chi nhánh trên địa bàn tỉnh Tạo nên thị trường vốn phong phú, đảm bảo nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

- Nghiên cứu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, làm cầu nối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các ngân hàng thương mại Đồng thời phát triển mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tăng quy mô và nâng cao năng lực quản lý, đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khoán.

4.1.4 Thị trường đất đai khu vực sản xuất kinh doanh

- Từng bước nghiên cứu, hình thành thị trường trao đổi, nhượng quyền cho thuê đất, mua bán trang trại bằng hình thức “sàn giao dịch đất đai”; kịp thời cung cấp thông tin về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

- Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Giang; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, môi giới bất động sản.

- Tăng cường mối quan hệ với các viện, trung tâm nghiên cứu, kịp thời nắm bắt các thông tin về công nghệ mới Có biện pháp cụ thể để tạo cầu nối giữa

“cung” và “cầu”, tạo liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất.

Ngày đăng: 06/07/2023, 13:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006 – 2010 Khác
5. Báo cáo tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạnh 2001 – 2005, kế hoạch 2006-2010 – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang Khác
6. Báo cáo công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005, 2006, 2007 – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang Khác
7. Báo cáo kết quả triển khai đầu tư 2005, 2006, 2007 – Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Khác
8. Báo cáo kết quả kinh doanh và sử dụng lao động tại các KCN – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Khác
9. Kết quả tổng hợp đầu tư các KCN – Ban quản lý dự án các KCN tỉnh Bắc Giang Khác
11. Văn bản số 39/KH-UBND về "Kế hoạch xúc tiến đầu tư đến năm 2010&#34 Khác
12.Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất đối với việc nâng cao trình độ công nghệ, quản lý doanh nghiệp và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng – TS. Đỗ Hữu Hào – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp – Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam 6 - 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w