1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư mạo hiểm và một số giải pháp góp phần phát triển đầu tư mạo hiểm ở việt nam

122 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Mạo Hiểm Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Đầu Tư Mạo Hiểm Ở Việt Nam
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Trung Ương
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 161,34 KB

Cấu trúc

  • 2. BẢNG Bảng 1.1.Tỷ lệ DN của một số nước ASEAN phân theo tiêu chuẩn công nghệ của UNIDO (0)
  • CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ (24)
    • I. Lí luận chung về đầu tư mạo hiểm (3)
      • 1. Lí luận về đầu tư mạo hiểm (3)
        • 1.1. Khái niệm về đầu tư mạo hiểm (3)
        • 1.2. Đặc điểm của Đầu tư mạo hiểm (4)
        • 1.3. Những hình thức hoạt động của Qũy Đầu tư mạo hiểm (6)
        • 1.4. Quy trình hình thành một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm (7)
        • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra đời và hoạt động của một quỹ đầu tư mạo hiểm (9)
          • 1.5.1. Giai đoạn thành lập quỹ Đầu tư mạo hiểm (9)
          • 1.5.2. Giai đoạn thực hiện các hoạt động đầu tư (9)
          • 1.5.3. Giai đoạn kết thúc chu kì hoạt động đầu tư mạo hiểm (9)
      • 2. Vai trò của Đầu tư mạo hiểm (10)
        • 2.1. Vai trò của Đầu tư mạo hiểm trong nền kinh tế (10)
        • 2.2. Vai trò của Đầu tư mạo hiểm đối với doanh nghiệp mới khởi sự (10)
    • II. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới (10)
      • 1. Đầu tư mạo hiểm ở những nước công nghiệp phát triển (10)
        • 1.1. Thị trường vốn Đầu tư mạo hiểm ở Hoa Kỳ (10)
        • 1.2. Đầu tư mạo hiểm ở một số nước công nghiệp khác (10)
      • 2. Đầu tư mạo hiểm ở những nước đang phát triển trong khu vực châu Á (10)
        • 2.1. Đầu tư mạo hiểm phát triển khoa học công nghệ kĩ thuật ở Trung Quốc (10)
        • 2.2. Đầu tư mạo hiểm ở một số nước Đông Nam Á (10)
      • 3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (11)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (12)
    • I. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua (12)
      • 1. Nhu cầu vốn mạo hiểm ở và những yếu tố ảnh hưởng đến cầu vốn mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay (12)
        • 1.1. Nhu cầu vốn mạo hiểm cho phát triển khoa học công nghệ cao (12)
        • 1.2. Nhu cầu vốn mạo hiểm phát triển các doanh nghiệp tiềm năng (12)
      • 2. Cung vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam - Hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam (12)
        • 2.1. Giai đoạn từ năm 1991 – 2002 (12)
        • 2.2. Giai đoạn từ 2003 - Nay (15)
    • II. Đánh giá hoạt động Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua (16)
  • CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (17)
    • I. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong tương lai (17)
      • 1. Những thuận lợi trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam (17)
      • 2. Những khó khăn trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 97 II. Những định hướng cơ bản trong phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam (17)
    • III. Một số kiến nghị các nhóm giải pháp trong thời gian tới (18)
      • 1. Giải pháp trước mắt: Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (18)
      • 3. Nhóm giải pháp nghiên cứu, tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những quy định tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo hiểm103 4. Nhóm giải pháp nghiên cứu và ban hành những chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm (19)
      • 5. Nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. 104 6. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ (20)
        • 6.1. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (20)
        • 6.2. Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ (20)
        • 6.3. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ (20)
        • 6.4. Phát triển thị trường công nghệ (109)
      • 7. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhằm phục vụ việc phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm (20)
  • KẾT LUẬN (21)

Nội dung

ĐẦU TƯ MẠO HIỂM: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Lí luận chung về đầu tư mạo hiểm

1 Lí luận về đầu tư mạo hiểm

1.1 Khái niệm về đầu tư mạo hiểm

Có hai cách hiểu khái niệm đầu tư mạo hiểm:

Cách hiểu thứ nhất, ở phạm vi hẹp, đầu tư mạo hiểm là đầu tư vốn cổ phần tư nhân (Private Equity) trung hạn vào các công ty chưa trưởng thành.Đây là những công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hay cung ứng dịch vụ -“ những doanh nghiệp mới khởi động , doanh nghiệp trẻ , chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ”.Cách hiểu này được sử dụng phổ biến ở Mỹ và một số nước đang phát triển

Cách hiểu thứ hai, theo nghĩa rộng, đầu tư mạo hiểm là “đầu tư nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời hạn trên trung bình (3-5 năm)”.Khái niệm này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu và Nhật

Ngoài ra, còn có một khái niệm Đầu tư mạo hiểm được đưa ra trong

Nghị định số 91/NĐ CP(8/2003) về Quy chế hoạt động của các khu Công nghệ cao, nghiêng về cách hiểu theo nghĩa hẹp: “Quỹ Đầu tư mạo hiểm là tổ chức tài chính … đầu tư vào các hoạt động công nghệ cao và các doanh nghiệp công nghệ cao” Vì vậy khái niệm đầu tư mạo hiểm được đề cập trong suốt nội dung của đề tài này là khái niệm đầu tư mạo hiểm hiểu theo nghĩa hẹp.

1.2.Đặc điểm của Đầu tư mạo hiểm Đầu tư mạo hiểm có bản chất là một dạng đầu tư cổ phần.Vì vậy nó mang cả những đặc diểm chung của các hình thức đầu tư thông thường và cả những đặc điểm riêng:

- Về nguồn huy động : Quỹ đầu tư mạo hiểm huy động tiền từ các chủ thể cá nhân hoặc tổ chức của nền kinh tế và đặt dưới sự quản lý của tổ chức quản lý quỹ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

- Danh mục đầu tư: Các nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những doanh nghiệp mới khởi sự (thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đột phá) hoặc những doanh nghiệp đang hoạt động nhưng đang triển khai nghiên cứu, phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.Những doanh nghiệp này thường khó tìm kiếm được nguồn hỗ trợ tài chính từ các thể chế tài chính thông thường như ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

- Mục tiêu đầu tư: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ nguồn lực vào những mục đích nhất định nhằm thu được khoản thu lớn hơn trong tương lai trong một khoảng thời gian nhất định.Tuy nhiên khác với hoạt động cấp vốn qua Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác là cho vay để hưởng những mức lãi suất nhất định thì mục tiêu của hoạt động Đầu tư mạo hiểm là kích thích tăng trưởng nhằm tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn.

- Hình thức đầu tư: Các quỹ đầu tư mạo hiểm không chỉ cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mà còn hỗ trợ những dịch vụ giá trị gia tăng trong quá trình đầu tư hỗ trợ những kĩ năng kinh doanh và quản lý một cách chuyên nghiệp như: lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh, tuyển những vị trí quản lý chủ chốt hoặc cử người tham gia trực tiếp vào bộ máy lãnh đạo công ty, hỗ trợ vay tiền từ các ngân hàng và các thể chế tài chính khác, tiếp cận thị trường mới và công nghệ mới…

- Hình thức thu hồi vốn: Hình thức thu hồi vốn của các quỹ Mạo hiểm chủ yếu là bản cổ phần qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, bán cho bên thứ ba hoặc bán cho chủ doanh nghiệp.Hình thức thu hồi vốn có thể thực hiện thông qua thị trường chứng khoán theo hình thức IPO(phổ biến ở các nước có

5 thị trường chứng khoán phát triển)hoặc bằng cách bán trực tiếp mà không nhất thiết phải đợi đến lúc công ty thuộc danh mục được niêm yết.

- Đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư chứa đựng rủi ro cao nhưng cũng hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ

Tính rủi ro xuất phát từ đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những doanh nghiệp chưa trưởng thành, phát triển những sản phẩm mới mà không đòi hỏi tài sản hay một khoản thế chấp nào.Tính rủi ro còn phát sinh do sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các tổ chức tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm như mâu thuẫn giữa công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư, mâu thuẫn giữa đối tượng nhận đầu tư và người đầu tư ; phát sinh do những thông tin bất đối xứng giữa các đối tượng tham gia đầu tư… Đầu tư mạo hiểm cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận tiềm năng rất lớn vì thường đầu tư vào những công nghệ có khả năng mở rộng phạm vi và hiệu quả của những công nghệ hiện có, mang lại những giá trị gia tăng và sự đột phá trong sản phẩm và dịch vụ cung cấp và chiếm lĩnh thị trường.

- Điều kiện của một cuộc đầu tư mạo hiểm là:

+ Dự án phải có công nghệ mới, ý tưởng marketing mới và các sản phẩm mới có khả năng ứng dụng trong cuộc sống

+ Nhà đầu tư phải có vai trò quan trọng, nhưng không nhất thiết là vai trò chi phối, trong các quyết định quản trị của công ty được đầu tư

+ Đầu tư vào những dự án của những con người kiên định và có quyết tâm

+ Sản phẩm hoặc dịch vụ tối thiểu phải đã qua giai đoạn định hình và có bảo vệ bằng pháp lý như bản quyền, bằng phát minh, sáng chế…

+ Sản phẩm hoặc dịch vụ có triển vọng sẽ phát triển đầy đủ trong vòng vài năm (lý tưởng là 3 -5 năm) để có thể cổ phần hóa

+ Nhà đầu tư có cơ hội đóng góp vào công ty những “giá trị gia tăng” khác ngoài tiền bạc

- Cơ chế tài trợ vốn theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: gồm 5 giai đoạn là tài trợ vốn mồi, tài trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ giai đoạn mở rộng và giai đoạn tăng tốc.

Công ty quản lý quỹ

Doanh nghiệp (Dự án ) tiềm năng

Kênh thu hồi vốn khác

1.3 Những hình thức hoạt động của Qũy Đầu tư mạo hiểm

Sơ đồ 1.1: Chu trình hoạt động của ĐTMH Đầu tư mạo hiểm về cơ bản có thể chia làm hai loại chính:

- Hình thức hoạt động không chính thức hay Nhà tài trợ kinh doanh

- Hình thức hoạt động chính thức: Đây là hình thức nhà đầu tư thông qua một tổ chức nhất định để thực hiện hoạt động đầu tư mạo hiểm, có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức như:

+ Công ty hợp danh hữu hạn

+ Công ty con của một công ty lớn

+ Quỹ đầu tư của Chính phủ trực thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc ở các Trung tâm và Viện nghiên cứu, các trường Cao đẳng đại học

1.4 Quy trình hình thành một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm

Quá trình hình thành của một quỹ đầu tư mạo hiểm thông thường trải qua 10 giai đoạn,

Giai đoạn 1: Tổ chức quản lý quỹ cảm nhận và phát hiện các cơ hội đầu tư có tiềm năng phát triển tốt đẹp (tăng trưởng nhanh và tiềm năng lợi nhuận cao), xây dựng hồ sơ dự án, chuẩn bị nền tảng cho triển khai dự án và phát hiện các nguồn vốn tương lai khả thi.

Giai đoạn 2: Tổ chức quản lý vốn tự thẩm định dự án để lựa chọn sản phẩm, thị trường, các chiến lược phát triển cũng như lựa chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp phù hợp với cách thức tiếp nhận các nguồn tài chính để đưa đến quyết định thực hiện.

Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình tổ chức và xác định tính pháp lý của qũy vốn

(công ty đầu tư, quỹ hỗ tương, quỹ đầu tư đóng-mở…).

Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới

1 Đầu tư mạo hiểm ở những nước công nghiệp phát triển

1.1 Thị trường vốn Đầu tư mạo hiểm ở Hoa Kỳ

1.2 Đầu tư mạo hiểm ở một số nước công nghiệp khác (Nhật bản, Đức và Ấn Độ)

2 Đầu tư mạo hiểm ở những nước đang phát triển trong khu vực châu Á 2.1 Đầu tư mạo hiểm phát triển khoa học công nghệ kĩ thuật ở Trung Quốc2.2 Đầu tư mạo hiểm ở một số nước Đông Nam Á(Singapore, Thái lan,Malaixia, Indonexia)

3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

- Sự hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm của các nước trên thế giới có thể chia thành 3 mô hình là: mô hình cầu đẩy, mô hình kéo cung và mô hình kết hợp của hai mô hình trên.Việt Nam có thể áp dụng mô hình cầu đẩy và mô hình kết hợp: mô hình phát triển đầu tư mạo hiểm do sự kết hợp cả vai trò của Nhà nước và vai trò của khu vực tư nhân

- Điều này có nghĩa là chúng ta không nên phát triển đầu tư mạo hiểm bằng mọi giá.

- Trong giai đoạn đầu, để thúc đẩy thị trường vốn mạo hiểm Nhà nước cần trực tiếp thành lập quỹ vốn mạo hiểm từ ngân sách hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức tư nhân.

- Hình thức hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm được coi là phổ biến và phù hợp là dưới dạng công ty hợp danh hữu hạn

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua

1 Nhu cầu vốn mạo hiểm ở và những yếu tố ảnh hưởng đến cầu vốn mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay

1.1 Nhu cầu vốn mạo hiểm cho phát triển khoa học công nghệ cao

Một số đặc điểm cơ bản của cầu vốn mạo hiểm ở thị trường Việt Nam:

Thứ nhất, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đứng vào hàng các nước kém phát triển nhất thế giới

Thứ hai, nguồn đầu tư tài trợ cho khoa học công nghệ không nhiều, chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước.Bản thân nguồn đầu tư này cũng có rất nhiều hạn chế

1.2 Nhu cầu vốn mạo hiểm phát triển các doanh nghiệp tiềm năng

- Sự gia tăng só lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân và công ty cổ phần do những thay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

2 Cung vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam - Hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Từ năm 1991 đến năm 1995,Việt Nam đã thu hút được 6 quỹ Đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư nước ngoài sang hoạt động.Đó là các quỹ VietNam Fund (1991), Beta Vietnam Fund(1994), Vietnam Frontier Fund

(1994), Lazarf Vietnam Fund(1994), Templeton Vietnam Opportunity Fund

(1994), Vietnam Enterprise Investment Ltd.(1991) Đến cuối năm 2002, chỉ còn 4 quỹ hoạt động là Beta Vietnam Fund,Vietnam Enterprise Investment Ltd.,Vietnam Frontier Fund và Vietnam

Fund.Sau một số thay đổi có một số quỹ rút ra và các quỹ khác tham gia vào (Mekông Enterprise Fund và Vietnam Opportunity Fund) thì số lượng các quỹ hoạt động ở Việt Nam vẫn không đổi.

Bảng 1.7: Quỹ Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Tên quỹ Tài sản (Triệu USD) Giảm giá (%) Vietnam Enterprise Fund

Nguồn: Saigon country fund,2000 (Nghiên cứu kinh tế số 279,tháng 8/2001)

Những đặc điểm cơ bản của các quỹ:

- Nguồn gốc xuất xứ: từ nước ngoài

- Đối tượng huy động vốn của các quỹ không phải từ công chúng mà từ các tổ chức tài chính và đầu tư

- Hình thức hoạt động: chỉ mở văn phòng đại diện tại VN

- Quy mô của quỹ: các quỹ đều có quy mô trung bình, dao động từ 20 –

80 triệu mỗi quỹ.Quy mô mỗi dự án các quỹ đầu tư cũng thường nhỏ, khoảng từ 0.5 - 2 triệu USD cho một dự án.

- Đội ngũ cán bộ của quỹ: Những cán bộ chủ chốt là những người nước ngoài.

- Danh mục đầu tư, lĩnh vực hoạt động : Danh mục đầu tư của các quỹ tương đối đa dạng từ sản xuất, thương mại đến dịch vụ, tài chính …

- Các quỹ đầu tư tại Việt Nam đầu tư chủ yếu vào các các công ty có vốn nước ngoài

- Với các khoản đầu tư vào công ty Việt Nam có hai hình thức phổ biến là mua cổ phần (đối với công ty cổ phần hoá hoặc công ty cổ phần thành lập từ đầu) và nợ có khả năng chuyển đổi (đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân)

- Chiến lược thu hồi vốn thông qua thị trường chứng khoán không được thực hiện như ban đầu do sự phát triển của thị trường chứng khoán không như mong đợi

- Trong việc tham gia quản lý các công ty thuộc danh mục, các công ty tham gia quản lý quỹ cung cấp hoặc hỗ trợ các hoạt động làm tăng giá trị

- Mô hình quản lý quỹ: Các quỹ mạo hiểm ở Việt Nam đều được tổ chức dưới dạng quỹ đóng và được quản lý bởi công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp

- Hiệu quả tài chính của các quỹ đầu tư đều rất thấp

Hình 1.8: Vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam giai đoạn 1991-2002

Nguồn:”The 2003 Guide to Venture Capital in Asia”, Asia Venture capital Journal No.4/2002

Một số nguyên nhân chính sau:

+ Việt Nam thiếu vắng một thị trường chứng khoán phát triển thực sự

+ Môi trường kinh doanh trong giai đoạn này chưa thực sự khuyến khích khu vực tư nhân

+ Sự thiếu hụt đầu tư chất lượng doanh nghiệp ở Việt Nam

+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái

+ Các hạn chế về đầu tư của các công ty trong nước

+ Hầu hết các nhà quản lý cấp cao của các quỹ là người nước ngoài,

+ Hoạt động của các quỹ thiếu một chiến lược trọng điểm

Thông tin sơ lược về một số qũy hoạt động ở Việt Nam trong thời gian

▪ Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL - Dragon Capital)

Giai đoạn này lại đánh dấu những thay đổi to lớn trong việc thu hút các quỹ đầu tư vào nước ta, đặc biệt là loại hình đầu tư mạo hiểm nhắm tới các đối tượng là các doanh nghiệp còn “non trẻ” trong lĩnh vực công nghệ cao.Đã có những đổi mới đáng kể trong sự gia tăng về số lượng và quy mô vốn của các quỹ đầu tư

Hạn chế của thị trường vốn mạo hiểm hiện nay là trong số các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động (7-8 quỹ) có rất ít chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao (IDG, 2004& DFJ-VinaCapital LP của VinaCapital, 2006).Điều này có nghĩa là Đầu tư mạo hiểm chưa thể phát huy hết những vai trò thúc đẩy nền khoa học kĩ thuật công nghệ cao như ở một số nước phát triển.

Giải thích cho những thay đổi trong thời gian này có thể đưa ra một số nguyên nhân chính sau:

+ Sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(20/7/2000) và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (8/3/2005)

+ Môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân,

+ Nhà nước Việt Nam ngày càng thể hiện những quyết tâm trong phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là những công nghệ cao và mới…

+ Nền kinh tế Việt Nam những năm qua luôn tăng trưởng cao

+ Môi trường và nền văn hoá trong giới kinh doanh trong nước cũng phát triển theo hướng thích nghi và tiến tới hội nhập với môi trường và văn hoá kinh doanh quốc tế

Một số quỹ mạo hiểm hoạt động tại thị trường Việt nam hiện nay:

▪ Quỹ doanh nghiệp của Mekong Capital (Mekong Enterprise Fund)

▪ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Vietnam (IDGVVF)

▪ Quỹ DFJ-VinaCapital LP của VinaCapital

Đánh giá hoạt động Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua

- Hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam còn kém phát triển và có khoảng cách khá xa so với các nước trên thế giới

- Đầu tư mạo hiểm chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có và tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam

- Các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam chưa dám “mạo hiểm”.

- Giai đoạn hiện nay là thời kì phát triển nhất của thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong tương lai

1 Những thuận lợi trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định

- Hệ thống Luật dần được hoàn thiện và tiến gần hơn với những chuẩn mực quốc tế

- Thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây

- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ

2 Những khó khăn trong việc phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

- Nguồn nhân lực Việt Nam phù hợp với phát triển đầu tư mạo hiểm hiện chưa có.

- Doanh nghiệp Việt Nam còn chậm đổi mới trong tư duy và hạn chế vế hiểu biết luật pháp và các thông lệ quốc tế và đặc biệt là tính ưa mạo hiểm của người dân Việt Nam còn chưa cao.

- Nền khoa học công nghệ của Việt nam lạc hậu khá xa so với thế giới.

- Tình trạng vi phạm bản quyền, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn diễn ra phổ biến ở Việt Nam

II Những định hướng cơ bản trong phát triển Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

 Phát triển đầu tư mạo hiểm là cả một quá trình, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam

 Đầu tư mạo hiểm chỉ có thể phát huy vai trò của chúng đối với phát triển KH&CN, đối với các doanh nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung khi dựa trên nhu cầu thị trường

 Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà Nhà nước có thể có những biện pháp tác động trực tiếp (trực tiếp thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm) hoặc gián tiếp (cải thiện môi trường, có chính sách khuyến khích ưu đãi ) đến sự phát triển của đầu tư mạo hiểm

Một số kiến nghị các nhóm giải pháp trong thời gian tới

1 Giải pháp trước mắt: Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

Xin kiến nghị một mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm:

+ Mục đích của Quỹ: Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, tạo cơ chế hỗ trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

+ Hình thức quản lý: Quỹ đầu tư mạo hiểm là doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.

+ Nguồn vốn bao gồm: Vốn điều lệ chủ yếu của Nhà nước, vốn của các cổ đông và cá nhân, vốn quyên góp của xã hội và các nguồn đầu tư khác.

+ Đối tượng đầu tư: Những dự án đổi mới công nghệ có hàm lượng công nghệ cao của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ.

1) Đầu tư theo cổ phần tham gia (phương thức đầu tư chủ yếu): Trọng điểm lựa chọn là doanh nghiệp kinh doanh có thành tích nổi bật, dự án có khả năng phát triển và hiệu suất hoàn trả đầu tư cao, đã có quy mô phát triển nhất định, thị trường xác định rõ ràng, trong vòng 3-5 năm khả năng mở rộng thị trường và thực thi chuyển nhượng cổ phần còn lại tương đối lớn

2) Đầu tư khống chế cổ phần hoặc đầu tư độc lập: Trọng điểm lựa chọn là dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, dự án có quyền sở hữu trí tuệ,

1 9 thành tựu công nghệ có trình độ dẫn đầu trong nước, triển vọng thị trường đặc biệt tốt

3) Hợp tác đầu tư (cho vay chu chuyển ngắn hạn): Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chấp nhận đầu tư và công nghiệp hoá thành quả theo phương thức rót vốn ngắn hạn, nâng cao tỷ lệ chu chuyển và tỷ lệ hoàn trả vốn Trọng điểm lựa chọn là doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tương đối tốt, có tiền vốn đáng tin cậy và có năng lực trả thu nhập tiến hành hợp tác đầu tư.

+ Phương thức rút vốn: Chuyển nhượng niêm yết cổ phần, chuyển nhượng thoả thuận cổ phần hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp được đầu tư.

2 Nhóm giải pháp cải thiện và lành mạnh hoá môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam

- Tăng cường khả năng triển khai các chính sách vĩ mô thuận lợi và ổn định

- Đơn giản hoá các thủ tục đăng kí đầu tư, tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tích cực phòng chống tệ quan lieu, cửa quyền

- Tăng cường các biện pháp phòng chống nạn xâm phạm bản quyển, tiến tới là xây dựng các cơ chế kiểm soát và quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ dây chuyền của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này

- Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm phát triển nền tài chính minh bạch và công khai;

- Thực hiện chính sách kế toán thống kê công khai và tiến tới những tiêu chuẩn của kế toán và kiểm toán quốc tế

- Xây dựng và thực thi các quy định hợp lý hơn thông qua cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho các đối tượng liên quan

3 Nhóm giải pháp nghiên cứu, tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những quy định tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo hiểm

4 Nhóm giải pháp nghiên cứu và ban hành những chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm.

5 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán

6 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ

6.1 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6.2 Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ

6.3 Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ

6.4 Phát triển thị trường công nghệ

7 Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhằm phục vụ việc phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm.

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w