Phân tích hoa quốc kỳ duyên thánh tông di thảo

5 0 0
Phân tích hoa quốc kỳ duyên thánh tông di thảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ở mỗi thời đại trong lịch sử, từ cổ chí kim , từ Đông sang Tây, con người đều không ngừng cố gắng khám phá và lý giải về thế giới mà họ đang sống, đang tồn tại. Từ đó, ở mỗi thời đại khác nhau, với những bước phát triển, giao lưu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tổ chức xã hội, con người lại có những cảm thức khác nhau về thế giới. Những cảm thức ấy đều để lại dấu ấn, phản chiếu trong văn học của thời đại tương ứng. Vì thế, để hiểu được những tư tưởng cốt lõi của một thời kỳ văn học, không thể không tìm hiểu cảm thức về thế giới của con người thời đại đó. Thế nên, tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam từ lăng kính cảm thức của người trung đại về tự nhiên và không gian – thời gian là một điều cần thiết.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

CHUYÊN ĐỀ

ĐẶC TRƯNG

VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Kim Châu

Học viên thực hiện: Lê Đình Minh Thư Mã số học viên: CH05211019

Tháng 09, năm 2022

Đề tài: Phân tích những biểu hiện của cảm thức về thế

giới tự nhiên, về thời gian và không gian trong thời kì

trung đại qua truyện Duyên lạ nước hoa – (Thánh Tông

di thảo)

Trang 2

1

Ở mỗi thời đại trong lịch sử, từ cổ chí kim , từ Đông sang Tây, con người đều không ngừng cố gắng khám phá và lý giải về thế giới mà họ đang sống, đang tồn tại Từ đó, ở mỗi thời đại khác nhau, với những bước phát triển, giao lưu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tổ chức xã hội, con người lại có những cảm thức khác nhau về thế giới Những cảm thức ấy đều để lại dấu ấn, phản chiếu trong văn học của thời đại tương ứng Vì thế, để hiểu được những tư tưởng cốt lõi của một thời kỳ văn học, không thể không tìm hiểu cảm thức về thế giới của con người thời đại đó Thế nên, tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam từ lăng kính cảm thức của người trung đại về tự nhiên và không gian – thời gian là một điều cần thiết

1.1 Cảm thức của con người trung đại về thế giới tự nhiên

Khi chưa đặt cuộc sống của mình vào những khối bê-tông đồ sộ của nền văn minh công nghiệp như hiện nay, con người trung đại hòa mình trong tự nhiên, tìm thấy bản thân mình trong tư nhiên và tìm thấy tự nhiên trong chính mình Tư tưởng ấy xuất phát từ cảm thức của con

người trung đại về vũ trụ: thế giới này là một khối thống nhất, từ một khối không sinh ra vạn vật (sắc) Con người và tự nhiên đều nằm trong khối thống nhất ấy, có mối quan hệ mật thiết với

nhau, hài hòa và bình đẳng Bên cạnh đó, với nền kinh tế nông nghiệp, con người không thể phủ nhận vai trò to lớn của thiên nhiên trong việc canh tác, sản xuất Trong quá trình lao động, con người không ngừng tương tác với thế giới tự nhiên, từ đó nương nhờ theo những điều kiện thuận lợi của tự nhiên, nhưng đồng thời cũng nhận thấy bao điều khắc nghiệt trong môi trường đó Thế nhưng, thay vì chọn cách chống lại, con người trung đại chọn cách thích nghi với tự nhiên, hóa giải tất cả những thuận lợi và khắc nghiệt của tự nhiên vào trong cảm thức của mình Từ đó, trong cảm thức của của con người trung đại, mối quan hệ bền chặt giữa con người và tự nhiên hiện lên rõ nét qua hai đặc điểm sau:

Thứ nhất, con người tìm cách hòa mình vào tự nhiên, biến những sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên thành đặc điểm và sức mạnh của bản thân mình Điều đó được thể hiện qua việc vua chúa dùng hình ảnh con rồng (loài vật huyền thoại mang dáng vẻ và sức mạnh tổng hợp của muôn thú) để biểu trưng cho quyền lực và địa vị Hay trang phục của quan lại có thêu hình con vật có phẩm chất tương ứng mà chức quan đó cần có Đối với tầng lớp bình dân, ta có thể thấy tục xăm các hình thủy quái để được an toàn mỗi khi lặn sông, biển Tàu thuyền của họ cùng được vẽ thêm đôi mắt to để trông như một con vật lớn, tránh sự tấn công của thuồng luồng Như vậy, con người tận dụng tối đa những đặc điểm của tự nhiên để thích nghi và phát triển

Thứ hai, con người gán ghép những đặc điểm của con người cho tự nhiên Từ đó, thế

giới tự nhiên cũng có đời sống, cũng có linh hồn, cảm xúc riêng Quan niệm vạn vật hữu linh

cũng từ đó mà thành Thế nên, người trung đại cho rằng mỗi vật tự nhiên đều có một vị thần đại diện

Từ những cơ sở trên, cảm thức về thế giới tự nhiên đã đi vào văn học thông qua các

ước lệ Thông qua ước lệ, con người diễn tả được đặc điểm hình thể hoặc tinh thần thông qua các

hình ảnh tự nhiên sẵn có, và được cộng đồng văn học trung đại sử dụng rộng rãi đến mức phổ biến Không những thế, thiên nhiên còn được xem như những sinh thể có linh hồn, có cảm xúc, trở thành bầu bạn với con người trong thơ ca Thế nên, các tác giả trung đại nói cái vui, buồn,

Trang 3

2

yêu, ghét,… của thiên nhiên để ngầm thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình; hình thành nên bút

pháp tả cảnh ngụ tình Những vẫn vấn đề tế nhị, kín đáo được phản chiếu qua hình ảnh thiên

nhiên cũng trở nên cao nhã hơn Cuối cùng, ý thức hòa nhập vào thiên nhiên được thể hiện cao nhất trong văn học chính là các tác giả xem thiên nhiên như nơi chốn trở về, như một chốn bình

yên vĩnh cửu sau mọi xô bồ của nhân gian Càng thâm trầm và sâu sắc, càng hiểu hơn về cái đạo

của đất trời vũ trụ, người ta lại càng muốn trở về với thiên nhiên, hòa nhập vào trong thiên nhiên Bởi thế, thiên nhiên và cảm thức về thế giới tự nhiên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong văn chương trung đại

1.2 Cảm thức của con người trung đại về không gian, thời gian

Cảm thức về không gian và thời gian của con người trung đại phương Đông hầu hết đều bị chi phối bởi tư duy nông nghiệp Nếu tư duy công nghiệp đề cao sự khẩn trương, chính xác thì tư duy nông nghiệp lại có phần chậm rãi, từ tốn hơn Lý do cho sự khác biệt ấy chính là canh tác nông nghiệp gắn với các đại lượng thời gian lớn như tháng, mùa, tiết Từ đó, con người trung đại cũng nhận ra không gian cũng biến đổi tuần hoàn theo chu kỳ của các đại lượng thời gian đó Vì vậy, cảm thức về không gian, thời gian của người trung đại được biểu hiện qua hai phương diện

Thứ nhất, ý thức về thời gian tuyến tính, chảy trôi không ngừng, gắn với không gian trần thế, đời người Vì đời người quá ngắn ngủi so với sự tồn tại của vũ trụ nên cõi người chỉ là cõi tạm, nhanh chóng qua đi, biến đổi khôn lường Bên cạnh đó, phương diện cảm thức về không gian – thời gian thứ hai lại hướng về một dòng thời gian vĩnh cửu có tính chu kỳ, tuần hoàn và gắn liền với không gian vũ trụ, thần thiêng Con người ở cõi tạm kết thúc thời gian tồn tại ngắn

ngủi của chính mình không có nghĩa là mất đi hoàn toàn mà là trở về về với cái không của vũ trụ,

với bản thể của thế giới Nơi đó được cụ thể hóa trong văn học qua những hình ảnh thượng giới, địa ngục, tiên cảnh,…

Giữa hai phương diện trên, thời gian chu kỳ gắn với không gian thần thiêng là phương diện chiếm ưu thế và tạo nên xu hướng hoài cổ, chuộng sự ổn định Từ đó, con người lấy quá khứ làm khuôn mẫu để học tập, noi theo quá khứ, hằng mong duy trì một vòng tuần hoàn mang lại những vàng son thuở xa xưa

Tiểu kết:

Nhìn chung, khi khám phá và lý giải thế giới, con người trung đại hướng về một thế giới ổn định, hài hòa và tuần hoàn vĩnh cửu Với những cảm thức đặc trưng ấy, văn học trung đại mang một dáng dấp riêng biệt và độc đáo, không thể trộn lẫn với các thời kỳ khác

Duyên lạ nước Hoa là một truyện trong tập truyện truyền kỳ Thánh Tông di thảo

Truyện kể về chàng học trò Chu Sinh mồ côi cha mẹ, nhà lại nghèo, phải ở nhờ nhà chú Sau vì ăn ở không phải lòng mợ, chàng phải về lại căn nhà đổ nát đã bỏ hoang của cha mẹ Tại đây, Chu Sinh nằm mơ lấy công chúa Mộng Trang, con gái của vua bướm của Hoa quốc Sau đó, Hoa quốc bị giặc Ô Thước xâm lăng nên chàng phải lìa xa vợ con Trước khi đi, Mộng Trang tặng chàng một lá ngọc mềm và hẹn ngày tái ngộ Khi tỉnh giấc, chàng nhận ra mình trở lại là anh học trò nghèo Từ đây, Chu Sinh quyết tâm học hành, đỗ đạt và lập được công lớn với nhà vua, Khi ấy,

Trang 4

3

chàng cũng hiểu được lời hẹn ước năm xưa với Mộng Trang, nằm mộng gặp lại vua Bướm và được mời lên ngôi cai quản một phần Hoa quốc Vì thế, chàng cất đặt mọi việc, từ bỏ trần thế và đến Hoa quốc trị vì

Câu chuyện tuy có dung lượng ngắn, nhưng đã thể hiện khá rõ cảm thức về thế giới tự nhiên và không gian - thời của con người trung đại

2.1 Cảm thức về thế giới tự nhiên

Thế giới tự nhiên trong truyện Duyên lạ nước Hoa được phản chiếu qua xứ Hoa quốc huyền ảo Loài bướm nơi đây dã thể hiện rõ tư tưởng vạn vật hữu linh của con người trung đại

Ở xứ Hoa quốc, loài bướm có nhân dạng, có tiếng nói, có tình cảm và có cả một vương triều được tổ chức quy củ Tác giả phần nào tiết lộ trước phần nào qua cách đặt tên nhân vật gắn với loài vật (Xuyên Hoa, Mộng Trang, Ô Thước) và chi tiết ngấn bụng của Mộng Trang Phải chăng với tâm thức khao khát hòa nhập vào thiên nhiên, Chu Sinh hề ngại ngần khi được trở thành một phần của vương quốc ấy Chàng đến với Hoa quốc qua những giấc mơ, kết hôn với công chúa bướm Mộng Trang và sinh con đẻ cái Các ẩn giả ngày xưa lánh khỏi nhân gian phũ phàng và tàn khốc để tìm đến nơi thâm sơn cùng cốc, vì họ tin rằng nơi đây có thể chữ lành những tổn thất, mất mát trong đời thực Chu Sinh khi đến Hoa quốc cũng có thể tạm quên đi hiện thực đói nghèo mà trở thành phò mã, có một cuộc sống viên mãn ấm êm Sự viên mãn ấy đến từ sự kết nối bền chặt giữa chàng và thế giới tự nhiên – Hoa quốc Kết nối ấy thể hiện qua tình yêu sâu đậm và thủy chung của chàng với công chúa bướm Mộng Trang vẫn mãi bền chặt sau mười lăm năm xa cách Chi tiết chàng vòng qua núi Hoa Điệp, tránh phá cây, và chiêu mộ thổ dân để đuổi chim, tránh làm tổn hại Hoa quốc cũng thể hiện thái độ ứng xử hài hòa, trân trọng tự nhiên Ở chiều

ngược lại, tự nhiên cũng đáp lại con người Xứ sở loài bướm hữu linh cũng đón tiếp chàng nồng

hậu, Quốc Mẫu cho chàng nửa vương quốc để trị vì Tư tưởng hòa nhập vào thiên nhiên, xem thiên nhiên là nơi chốn trở về càng hiện lên rõ nét ở chi tiết Chu Sinh từ bỏ cuộc sống nơi trần thế, từ bỏ chiến công vừa lập để hoàn toàn về lại nước Hoa Cách lựa chọn này đã lý giải quan

niệm thuận tự nhiên của Lão – Trang bấy giờ

Không những giao cảm với tự nhiên, cả ngôn ngữ xây dựng truyện cũng thể hiện rõ tâm thức gắn kết với tự nhiên Con người và tự nhiên sống cùng một mái nhà, cùng tương tác lẫn nhau Tự nhiên mang dáng dấp con người được thể hiện qua hình ảnh xứ Hoa quốc Ở chiều ngược lại, con người cũng ý thức về việc lấy thiên nhiên là quy chuẩn cho hình thể, tính cách con

người Đó là khi nàng Mộng Trang xinh đẹp (trong dáng vẻ người) được miêu tả: “Tuyết hờn thua trắng, ngọc thẹn kém trong, ngón tay búp măng thon thon, hàm răng hạt bầu nho nhỏ” Đến khi gặp lại sau mười lăm năm xa cách, nhan sắc của nàng vẫn “nhạn sa cá lặn” Còn Chu Sinh thì “ưng vuốt hổ gầm”, ý nói rằng oai phong lẫm liệt vô ngần Chính tự tương tác qua lại giữa con người và thế giới tự nhiên đã góp phần tạo nên thế giới huyền ảo và cuốn hút của Duyên lạ nước Hoa

2.2 Cảm thức về không gian và thời gian

Trong truyện Duyên lạ nước Hoa, thời gian Chu Sinh sống ở trần thế: đi học, đi thi,

đỗ đạt, làm quan, cưới vợ sinh con, lập công diệt giặc chính là thời gian tuyến tính Đó là thời

gian được đo bằng đại lượng thời gian cụ thể và xác thực “ba ngày”, “hai mươi sáu tháng”, “hai

Trang 5

4

năm”, mười lăm năm”,…Trong thời gian đó, cuộc sống của Chu Sinh ở trần thế cũng trải qua

những sự kiện như bao người thường khác Đó là cuộc sống từ lúc bần hàn, đến khi đỗ đạt, thành gia lập thất, tạo nên thành tựu và cuối cùng là từ trần Nhưng nếu xét trong dòng thời gian vĩnh cửu và tuần hoàn của vũ trụ, ở nơi huyền ảo Hoa quốc, cuộc đời của chàng còn nhiều hơn thế

Ở trong dòng thời gian của vũ trụ, cuộc đời của chàng có lẽ đã bắt đầu từ rất lâu về

trước, khi Quốc Mẫu nói rằng “tiên đế đã có hôn ước với tiên quân của phò mã”, tức mối duyên

này được hẹn ước bởi cha của chàng – có thể là người cha đã qua đời, hoặc một người cha từ những kiếp xa xưa nào Hơn nữa, khi nhận ra sự thật về vương quốc bướm, chàng cũng nhận ra mình cùng cùng tên với người đạ mơ giấc mộng hóa bướm: Trang Chu Liệu chàng có phải hiện thân của bao sự luân hồi chuyển kiếp của Trang Chu, hay của một hồn bướm xa xưa? Thời gian chàng ở Hoa quốc không đo bằng năm tháng mà đo bằng giấc mộng Ở trong giấc mộng, dường như thời gian không chảy trôi như cõi trần thế, không gian cũng mang sự huyền bí linh thiêng, nên hai năm sống với những giấc mộng xứ Hoa, chàng Chu Sinh nghèo không củi lửa nấu nướng

vẫn sống tốt, lại còn “lão hóa ngược”, trẻ đẹp hơn xưa: “Lửa bếp không hề đỏ / Dung nhan đẹp quá xưa” Thế nhưng, trải qua mười lăm năm trần thế, khi gặp lại Quốc Mẫu, bà đã bảo rằng Chu Sinh “râu ria xồm xoàm, chẳng còn trẻ đẹp như xưa” Chấm dứt giấc mộng ở Hoa quốc không

có nghĩa là dòng thời gian tuần hoàn dừng lại Dòng thời ấy vẫn tiếp tục khi nên thời gian ở Hoa quốc được tiếp diễn cùng với thời gian tự nhiên ngoài đời Đó là việc Chu Sinh gặp lại Đồng Nhân theo lời dặn của Mộng Trang, có con với nàng nhưng thấy giống hệt với đứa con ở Hoa

quốc, “Chu sinh ngạc nhiên bấm đốt ngón tay, tính đúng ra cũng đã hai mươi sáu tháng”, vừa

đúng như lời hứa trao trả con của Quốc Mẫu Việc Mộng Trang dự đoán được thời gian tái ngộ cũng cho thấy thời gian tuần hoàn song hành cùng tư tưởng được – mất, chia ly – trùng phùng,…Buổi tiệc rượu sau mười lăm năm xa cách ở Hoa quốc kéo dài từ lúc mặt trời mọc đến mặt trời lặn, nhưng ngoài đời thật đã qua tròn một ngày, chứng tỏ thời gian cõi trần trôi chảy nhanh chóng không ngừng Đến cuối truyện, Chu Sinh lựa chọn kết thúc thời gian tuyến tính ngắn ngủi, vô thường của mình ở cõi trần để về thời gian vĩnh cửu của cõi Hoa quốc thần tiên

mà không hề do dự, vấn vương Điều đó đã chứng minh cho quan niệm sống gửi thác về như một

lẽ tự nhiên của người trung đại

Bởi ý thức xem không – thời gian là một khối vĩ đại tuần hoàn, nên con người Trung đại có ý thức kết nối với quá khứ, học tập, chiêm nghiệm từ người xưa Việc Chu Sinh tự vấn

bản thân có phải là Trang Chu trong điển tích Hồ điệp mộng là một ví dụ Không những thế, cuộc đời của Chu Sinh lại còn mang dáng dấp của Nam Kha mộng của Thuần Vu Phần

Tiểu kết:

Giữa vũ trụ rộng lớn, con người trung đại không có những công cụ hiện đại, họ vẫn không ngừng tìm tòi, khám phá về cuộc sống xung quanh họ Những gì họ khám phá được không chỉ đơn thuần là những kinh nghiệm quan sát, mà còn đúc kết thành những cảm thức mang tính triết lý cao Những cảm thức ấy định hình nếp sống, nếp nghĩ và đi vào sáng tác văn chương thời kỳ trung đại Vì vậy, cảm thức về thế giới tự nhiên, về không gian và thời gian đã góp phần tạo

nên nét đặc sắc cho truyện Duyên lạ nước Hoa nói riêng và nền văn học trung đại nói chung

-Hết-

Ngày đăng: 07/04/2024, 19:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan