PHẦN MỞ ĐẦU
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các lí lẽ lập luận được nhà văn sử dụng trong câu truyện, chúng tôi có thể tìm thấy cái lẽ thường thông qua các lượt lời của nhân vật và từ đó đưa ra một số giải pháp cần chú ý khi xác lập lí lẽ thường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
“Cái lẽ thường” trong câu truyện “con chuột thành tinh”.
Các lí lẽ lập luận được nhà văn sử sụng trong câu truyện văn xuôi
“ Con chuột thành tinh”- Thánh tông di thảo từ tuyển tập truyện Việt Nam thế kỉ X- XIX của Hoàng Hữu Yên tuyển chọn, 1987.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, trích dẫn và phân tích tài liệu.
Lí luận về “ Lí lẽ chung trong lập luận”
Khái niệm
Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một
Cách biểu diễn quan hệ lập luận giữa các phát ngôn
Ta có thể biểu diễn như sau: p-> r p là lí lẽ, r là kết luận (p, r có thể diễn đạt bằng các phát ngôn u1, u2, u3 v.v…)
Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument) Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ ( một hoặc một số ) với kết luận.
Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy.
- Con mèo này màu đen(p) (nên) rất dễ sợ(r). p là một thông tin miêu tả.
- Mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi(p) mà cậu thì đã làm việc liền 8 tiếng rồi (q) cậu phải nghe nhạc một lát (r). Ở ví dụ này chúng ta có hai luận cứ, p là một nguyên lí sinh hoạt và q là nhận xét về một trạng thái tâm sinh lí.
Thế nào được gọi là “lí lẽ ”?
Nói tới lập luận là nói tới lí lẽ Lí lẽ đó có thể được thể hiện trong một câu mà cũng có thể được thể hiện trong nhiều câu có liên kết với nhau.
2.2 Lí lẽ chung: một hệ thống logic xã hội đời thường( cái lẽ thường) 2.2.1 Vấn đề lí lẽ chung được đặt ra một cách thực tiễn như sau: Mỗi một sự kiện sẽ gây ra một phản ứng, một cách đánh giá nào đó. Chẳng hạn, trước một hành động, , trước một sự kiện tòa án sẽ có sự phán xét Như vậy người ta cần tìm các duyên cớ, các lí lẽ cho một sự kiện và trình bày nó một cách hệ thống.
Từ xa xưa, phương pháp chung để tìm ra lí lẽ trong lập luận về một sự kiện là đề cập tới một loạt câu hỏi liên quan tới sự kiện Ngay từ thời trung cổ, điều này đã được đúc kết thành một châm ngôn về 7 yếu tố cấu thành cơ sở cho lí lẽ về một sự kiện Đó là “quis, quid, ubi, quibus auxilliis, cur, quomoddo, quando”(ai?, vật gì? ở đâu? Công cụ gì? Duyên do gì? Cách thức ( thế nào)? Khi nào?).(Dẫn theo Platin 1990 : 237).Cái lối hỏi làm nền tảng cho sự lập luận và tạo lập văn bản này tồn tại ở nhiều dân tộc và trong nhiều thể loại.
2.2.2 Lí lẽ cho những sự kiện là có sẵn
Mỗi sự kiện đều liên quan một cách hữu cơ với những sự kiện khác.
Chúng tạo nên mối quan hệ nhân quả phức tạp giữa những yếu tố khác nhau liên quan đến chủ thể của hành động, chủ thể của sự kiện, những yếu tố về đối tượng, thời gian, động cơ của hành động Mối quan hệ này đã tồn tại sẵn đối với từng sự kiện.
Vậy thì khi đi tìm lí lẽ cho một sự kiện không phải là tìm ra những lí lẽ mới chưa từng có mà tìm trong kho lí lẽ chung đã biết, đã có về những mối quan hệ đã tồn tại giữa các sự kiện, những lí lẽ thích đáng nhất, có sức thuyết phục nhất cho sự kiện đang được quan tâm.
Những lí lẽ cho một sự kiện cũng vậy Chúng được đưa ra một cách cân nhắc, có tính toán phục vụ cho một mục tiêu rõ ràng và tạo thành một chuỗi lí lẽ hợp lí, có sức thuyết phục cho sự kiện Nếu người đi săn có nhiều con đường để xua đuổi con mồi thì người biện hộ hoặc cáo buộc cũng có cách trình bày theo những trình tự khác nhau những lí lẽ đưa ra phục vụ cho mục tiêu của mình.
2.2.3 Lí lẽ khách quan và lí lẽ nội tại
Từ thời cổ đại người ta đã phân biệt lí lẽ thành 2 loại: nội tại và khách quan.
Lí lẽ nội tại gồm những lí lẽ về những chứng cứ liên quan tới những qui luật về quan hệ nhân quả Yếu tố cá nhân cũng là những chứng cứ làm luận chứng cho quy luật nhân quả Theo Quintilien, có 14 yếu tố cá nhân dùng làm cơ sở xây dựng luận chứng cho lập luận Đó là gia đình, dân tộc, tổ quốc, giới tính, tuổi tác, giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản.v.v… Người ta lập luận theo kiểu “ Người này có giáo dục vậy thì người này không thể hành động nghư vậy”, hay “Người này đang trong trạng thái suy sập tinh thần cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi người này đã có hành động ấy.v.v ”
Có 23 yếu tố làm cơ sở cho những luận chứng nhân quả.
Lí lẽ khách quan là loại lí lẽ xây dựng trên những chứng cứ không thuộc phạm vi lí lẽ nội tại Người ta xếp vào đây tất cả những gì có được một cách thực tế, như : “dư luận, tiếng đồn, sự dằn vặt, giấy tờ, lời thề, các bằng chứng…” Chẳng hạn “Ông X đã nhiều lần thể hiện sự trung thực của mình, lại đã thề trước hội đồng vậy thì những điều ông ấy nói là đáng tin cậy”…
2.3.4 Lí lẽ chung- điểm then chốt cho sáng tạo trong tu từ và thi pháp
Theo H Lausberg (1971), một tác giả người Đức, từ topos được Curtius dùng từ năm 1948 như một thuật ngữ của lí luận văn học với nghĩa là “một dạng thức khái quát mà nhà văn hiện thực hóa giọng điệu theo những nhu cầu diễn đạt cần thiết (dẫn theo Platin, 1990)” Điều này có nghĩa là “chủ đề”, duyên cớ làm nên chủ đề” sẽ tạo nên những hình thức và những chức năng đa dạng ở một tác phẩm văn học Một topos- lí lẽ chung- cũng có thể là một công thức, một khuôn mẫu nói năng Chẳng hạn những khuôn mẫu cho cách nói khiêm tốn, cho cách bày tỏ sự tôn phục Người ta cũng dùng lí lẽ để tự an ủi Trong thần thoại Hi Lap, Achille được báo trước rằng sẽ bị chết yểu Chàng ta chấp nhận số phận với lí lẽ “Ngay Héraclès quyền uy là thế cũng không thoát khỏi cái chết”. Theo Curtius(1956), lí lẽ chung dựa trên tiền đề tâm lí, những đặc thù dân tộc và lịch sử cũng là những phương tiện và cội nguồn của những sáng tạo, phát hiện những quy luật thi pháp cả về phương diện hình thức lẫn phương tiện nội dung.
2.3.5 Lí lẽ chung trong tranh luận
Trong những cuộc hội thoại tranh luận, mỗi bên đối thoại thường sử dụng những câu hỏi chất vấn dựa trên những lí lẽ chung Điều này được biết đến ngay từ thời Socrate và các nhà nghiên cứu về thuật ngụy biện từ thời đó Nghiên cứu về sự chất vấn trong hội thoại dẫn đến “ nghệ thuật hội thoại” luận cứ theo cách gọi của Hintikka (1987).
Lí thuyết về thang độ luận cứ của Ducrot (1973) giúp ích rất nhiều trong việc phân tích những hiện tượng hội thoại tranh luận, đặc biệt là những câu chất vấn để bác bỏ, những câu hỏi về lí lẽ.
2.3.6 Một số kiểu lí lẽ để thuyết phục
2.3.6.1 Lí lẽ về thuộc tính
Có nhiều người có tài ăn nói- lợi khẩu – thường thyết phục được người khác nhờ những lí lẽ nghe “ thuận tai” Những lí lẽ này thường không có hình thức của một tam đoạn luận “ hơn - kém”.
2.3.6.2 Một vài logic xã hôi đời thường trong lí lẽ về thuộc tính Ở đây, chúng ta sẽ nêu lên một số cách lập luận cũng dựa trên thuộc tính, nó phản ánh logic đời thường của chúng ta.
- Lấy thuộc tính tất yếu của hiện tượng này để chứng minh rằng một hiện tượng khác cũng có thuộc tính ấy.
- Lấy thuộc tính bộ phận làm lí lẽ cho thuộc tính quyết định.
- Lấy sự đồng nhất logich để nhấn mạnh tới một sự đương nhiên, tất yếu như là một quy luật.
Hành vi con người là một phương diện của thuộc tính con người Vì vậy, có riêng những lí lẽ về hành vi con người.
2.3.7 Lí lẽ chung về hành vi và con người
- Lí lẽ căn cứ vào hành động: Từ hành động suy ra con người.
- Lí lẽ căn cứ vào con người: Từ con người suy ra hành động.
2.2.8 Lí lẽ chung về sự đánh giá
2.2.8.1 Một sự vật thường được đánh giá theo 4 phương diện sau: Chân, thiện, mĩ, dụng Sự đánh giá mỗi sự vật sẽ căn cứ vào những chuẩn mực về loại sự vật đó hiện được xã hội chấp nhận Cùng một hiện tượng, cùng một loại sự vật nhưng mỗi thời nhìn nhận một khác, mỗi nơi nhìn nhận mỗi khác, mỗi xã hội nhìn nhận một khác theo những chuẩn mực khác nhau Nghĩa là chuẩn mực của sự vật thay đổi theo không gian, thời gian, dân tộc, văn hóa.
2.2.8.2 Đánh giá theo giá trị chân lí đúng hay sai
Lí lẽ theo kiểu này là : “Sự việc này đúng vì quả thực là nó tồn tại”;
“Điều này đúng vì nó căn cứ khoa học”; “Bản này hoàn toàn đáng tin vì đây là bản gốc.”
2.2.8.3 Đánh giá theo giá trị thẩm mĩ đẹp hay xấu
Lí lẽ theo kiểu này là:
- Vật này rất giá trị vì nó đẹp.
- Tòa nhà này rất tuyệt vời (vì) trông rất nguy nga, tráng lệ.
- Dùng sản phẩm X, bạn sẽ có một vẻ đẹp khác thường.
2.2.8.4.Đánh giá theo giá trị tinh thần tốt hay xấu
Hành vi ứng xử của con người được đánh giá theo những chuẩn mực đạo đức xã hội mà mọi người có nghĩa vụ tuân theo Về phương diện khách quan đó là tiêu chuẩn đạo đức chung cho mọi người Về phương diện chủ quan, có những người tự đề ra những nguyên tắc đạo đức nhất định mà người đó sẽ tuân theo và do đó dùng để đánh giá những người khác Vì vậy, một người có thể nhân danh nguyên tắc đạo đức nào đó của xã hội hoặc của chính mình, để làm cơ sở cho một lí lẽ.
2.2.9 Tục ngữ là kho tàng lí lẽ chung
Phân tích “Cái lẽ thường” được nhà văn sử dụng trong truyện “Con chuột thành tinh” - Thánh tông di thảo” từ tuyển tập truyện Việt Nam thế kỷ X - XIX
Tóm tắt nội dung câu truyện
Đây là câu truyện văn xuôi do Thánh tông di thảo(chữ Hán) và được
Bùi Văn Nguyên dịch sang tiếng Việt.
Câu truyện kể về một anh chàng con nhà giàu được cha mẹ cưới cho một người vợ mà anh rất mực thương yêu Một hôm người cha bảo anh ấy nên đi tìm thầy học đạo kẻo về già không làm gì được Anh ấy đã vâng lời cha và cùng với một nô bộc đi học ở phương xa Thấy người chồng đi vắng, một con chuột tinh đã biến thành anh ta và ngủ với vợ của anh ta vào lúc đêm khuya Sự việc này cứ tiếp diễn như thế cho đến khi ông cha viết một bức thư gọi con trai về Khi người chồng về người vợ chẳng những không thấy vui mừng mà còn không nói năng gì khi người chồng hỏi han Khi bị chồng sỉ nhục người vợ mới kể ra tất cả Con chuột đã biến y như người chồng đến nỗi cha mẹ và vợ không nhận ra ai là thật ai là giả nên phải nhờ đến vua nhưng vua cũng không thể xử án được lại phải nhờ đến thần linh Cuối cùng con chuột đã bị giết, đốt ra tro và rắc xuống sông. Đây là một câu truyện kì dị, mang tính ma quái, nhưng nó rất hấp dẫn vì nhà văn đã sử dụng lí lẽ lập luận sắc bén, logic, hợp lẽ thường thông qua các cặp trao đáp.
Phân tích “cái lẽ thường ” trong truyện “Con chuột thành tinh”
Để cốt truyện thêm phần hấp dẫn, nhà văn đã sử dụng rất nhiều luận cứ làm lập luận, chẳng hạn như các trích đoạn sau:
“Có một anh con nhà giàu hai mươi tuổi, được cha mẹ cưới cho một người vợ có nhan sắc mà anh rất thương yêu(1) Được nửa năm cha anh nói với anh(2)
- Người xưa nói: Trẻ mà không học, lúc già sẽ làm được gì nữa(3)!. Con nay đương tuổi cường tráng, chính là lúc tiến đức tu nghiệp, chứ nếu cứ mãi mê tình chăn gối để cho ngày xanh trôi qua, sau này sẽ hối không kịp(4) Con hãy đi xa tìm học, hàng tháng về nhà một lần cũng đủ(5) ”
Câu (1)(2) là câu giới thiệu nhưng đến câu (3) nhà văn đã sử dụng luận cứ về thuyết nhân quả Sau đó là một loạt lập luận nêu lên những lí lẽ cần thiết để chứng minh tai sao người cha lại bảo con phải đi học Lập luận thứ nhất là “con nay đương tuổi cường tráng(p), chính là lúc tiến đức tu nghiệp(r)” Lập luận thứ hai là đưa ra là một giả thiết “chứ nếu cứ mãi mê tình chăn gối để cho ngày xanh trôi qua(p), sau này sẽ hối không kịp(r).”
Về phương diện ngôn ngữ, lập luận này đã sử dụng các liên từ để giải thích như “chính là lúc”, hay quan hệ từ “chứ nếu cứ ……sau này sẽ……” để thuyết phục.
“ Người con cương quyết từ giả cha mẹ, cùng một lão bộc đi phương xa tìm thầy học tập(6) Buổi tiễn đưa người vợ quyến luyến nhỏ to mấy lời:
- Nghĩa vợ chồng trăm năm xe tóc, đâu có phải sớm chiều một thuở; (7) chàng đi học phương xa công mà thành danh mà toại, chẳng những cha mẹ được hiển vinh mà vợ con cũng được cậy nhờ (8)”[3-
Như vậy, câu (6) là lời kể, câu (7) là lời tâm sự của người vợ. Nhưng câu (8) thì khác, nhà văn đã sử dụng lí lẽ lập luận của người vợ để khuyên răn chồng “chàng đi học phương xa công mà thành danh mà toại(p), chẳng những cha mẹ được hiển vinh(r) mà vợ con cũng được cậy nhờ(r1).(8)”
“-Thiếp nghe nói chàng học trọ nơi xa, cách đây đến hơn hai ngày đường, tại sao có thể đêm đêm trở về như vậy được?(9)
- Ta nhớ nàng quá, nên đã dời về gần đây, cách nhà khoảng mười dặm đường Chỉ vì muốn tiện việc đi về với nàng, nên phải dấu kín không cho thầy mẹ biết đó thôi.(10)
Người vợ yêu chồng nên cũng tin theo, không hỏi nữa.(11) ”[3-40] Đây là lời thoại của hai vợ chồng con nhà giàu Trong đó câu (9) nhà văn đã dùng lí lẽ chung trong tranh luận bằng cách cho người vợ chất vấn người chồng Đây chính là một nghệ thuật hội thoại Tiếp theo là lập luận về thuyết nhân quả “Ta nhớ nàng quá(p), (nên) đã dời về gần đây(r), cách nhà khoảng mười dặm đường Chỉ vì muốn tiện việc đi về với nàng(p1), nên phải dấu kín không cho thầy mẹ biết đó thôi.(r1) Đến câu
“ Người vợ yêu chồng(p) nên cũng tin theo, không hỏi nữa.(11) ” thì nhà văn lại sử dụng lí lẽ nội tại Đây là cái lẽ thường mà người vợ nào một khi đã yêu chồng thì cũng phải tin theo lời chồng nói.
“Vợ chồng nó còn son trẻ, xa nhau chắc nhớ nhau nhiều.(12)Thằng bé nhà ta từ lúc đi học đến nay thấm thoắt đã một năm.(13) Vợ nó ở nhà một mình, tuy công việc vẫn sớm hôm chuyên cần, nhưng xem ra có ý buồn rầu.(14) Để tôi viết một phong thư bảo thằng bé tạm về nhà ít lâu, trước là để an ủi cái cảnh cha mẹ tựa cửa chờ con, sau là để chúng nó thỏa tình chăn gối.(15)”[3- 41] Ở câu (14) “ Vợ nó ở nhà một mình, tuy công việc vẫn sớm hôm chuyên cần(p), nhưng xem ra có ý buồn rầu(r)” và (15) “Để tôi viết một phong thư bảo thằng bé tạm về nhà ít lâu, trước là để an ủi cái cảnh cha mẹ tựa cửa chờ con, sau là để chúng nó thỏa tình chăn gối.” nhà văn lại sử dụng lí lẽ về qui luật thuyết nhân quả Mặc dầu ở câu (14)(15) kết tử vắng mặc nhưng chúng ta cũng thấy được lí lẽ lập luận rất nghề của nhà văn đó là vì thấy con dâu buồn rầu nên quyết định viết thư cho con trai và viết thư cho con trai với hai mục đích khác nhau Một là để an ủi cái cảnh cha mẹ tựa cửa chờ con, hai là để vợ chồng con thỏa tình chăn gối Đó là qui luật tất nhiên trong cuộc sống Cái nghệ thuật trong đoạn này là câu
(14) lại trở thành duyên cớ cho câu(15), câu (15) có 2 kết quả.
“- Thầy mẹ ở nhà vẫn được bình an vô sự chứ?(16)”
Người vợ im lặng không nói.(17) Anh lại đùa rằng:
Vợ chồng mới lấy nhau, không bằng vợ chồng cũ mà xa nhau lâu.
Nàng có biết câu ấy là thế nào không?(18)
Người vợ vẫn không nói.(19) Anh lại tiếp:
Kinh thi có câu: Đêm này là đêm nào? Thấy người yêu của ta, đối với người yêu đó nên như thế nào? Đêm nay là đêm gì?Thấy người đẹp của ta, đối với người đẹp đó nên như thế nào? Ta với hiền thê có đồng tình với người xưa đó chăng?(20)
Vợ anh vẫn im lặng.(21) Anh thư thả hồi lâu , rồi vỗ về lưng vợ mà nói(22)…… Ấy thế mà người vợ vẫn im lặng như không.(23) Anh chồng bèn nổi giận nói rằng:
- Người vợ trong bài thơ Tiểu Nhung khi nằm khi dậy không yên,người vợ trong bài thơ Đông Sơn than tan thở trong phòng (24)Thường tình vợ chồng xa cách nhớ nhau như thế đấy.(25) Sao ta nhớ nàng xiết bao chan chứa mà nàng lại lạnh nhạt với ta!(26) Ba lần ta hỏi nàng, ba lần nàng làm ngơ, thế nghĩa là làm sao?(27) Hãy xem vợ chim cưu kêu lên, mong cho trời nắng(28) Loài chim còn như vậy huống chi là người(29)! Hay nàng bắt chước cái thói “cành chim gió lá” như ai, “ đưa người cửa trước rước người cửa sau, như người ta thường nói:
Lăng chạ một khi chồng vắng mặt
Một đời vô bệnh chẳng nằm không!”(30)
Người vợ nghe nói như vậy, giận dữ nhìn chồng mà rằng(28)
Theo “ cái lẽ thường” vợ chồng khi đi xa về mà gặp nhau thì rất mừng nhưng ở đây người vợ không những không mừng mà còn không muốn nói gì với chồng Chồng hỏi hay nói gì người vợ cũng không trả lời Nhà văn đã sử dụng những câu hỏi tu từ để nói nên nỗi nhớ vợ của người chồng như các câu (18)(20)(26)(27)(29) nhưng người vợ không trả lời Điều này trái với lẽ thường Có lẽ đây là dụng ý của nhà văn
Giải pháp xác lập các lẽ thường thông qua câu truyện…
KẾT LUẬN
Như vậy, dưới ánh sáng của lý thuyết lập luận, phát hiện ra các lẽ thường có nghĩa là phát hiện ra chiều sâu văn hóa, đạo đức xã hội, đân tộc nằm trong ngôn ngữ, chi phối việc sử dụng ngôn ngữ Chúng tôi nghĩ rằng, đi tìm các lẽ thường của một ngôn ngữ nói riêng và của ngôn ngữ nói chung cũng giống như công việc tìm quặng mỏ Người đi tìm quặng phải dựa vào các chỉ dẫn của chúng Có những quặng lộ thiên mà cũng có những quặng lặng sâu dưới nhiều tầng đất đá Tục ngữ là những chỉ dẫn lớp quặng- lẽ thường lộ thiên còn các chỉ dẫn lập luận trong các phát ngôn thường gặp là những chỉ dẫn của những lớp quặng – lẽ thường ngập sâu dưới nhiều tầng đất đá ngôn từ.
Truyện văn xuôi “ Con chuột thành tinh” thế kỉ X- XIX là một trong những quặng lộ thiên giúp chúng tôi tìm ra được những “ Cái lẽ thường”.
Có thể nói những “Cái lẽ thường”được tìm thấy trong truyện này cũng chính là“Cái lẽ thường”trong lập luận hội thoại của người Việt xưa và nay.