Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học 5Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên 72.2.. Để góp phần giảm thiểu sự
Trang 2MỤC LỤC
1.3 Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học 5
Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên 7
2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên 9
2.3 Mức độ hài lòng của sinh viên với ngành học hiện tại 10
2.4 Mong muốn thay đổi ngành học hiện tại của sinh viên 11
Chương 3: Giải pháp tích cực cho học sinh trong việc lựa chọn ngành học. 12
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mỗi năm có đến hàng nghìn học sinh lớp 12 phải băn khoăn, lo lắng khi đứng trước con đường tương lai chưa có phương hướng và tầm nhìn, cùng với đó là rất nhiều ngành nghề phải lựa chọn vì thế nên tâm lí lo lắng và dựa dẫm là không tránh khỏi Việc lựa chọn ngành nghề chính là bước đệm cho những phát triển tương lai của cá nhân người học cũng như sự phát triển của xã hội
Để góp phần giảm thiểu sự lo lắng, căng thẳng cho học sinh lớp 12, cũng như mong muốn các bạn học sinh lớp 12 có thể nhìn nhận và đánh giá các nhân tố thực sự phù hợp với bản thân và dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề
tương lai của mình, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn bài: “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên” làm
đề tài nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu
● Tran Cao Bao, Ho Chi Minh city University of Education, Journal of Science (2022) - The factor affecting university major and profession choices of high school students
○ Bối cảnh nghiên cứu: Những năm gần đây, tỉ lệ thất nghiệp ở cử nhân tăng mạnh, do số lượng lớn các cử nhân không có kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu Vấn nạn này có thể đến từ việc chọn sai chuyên ngành ở bậc đại học
○ Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin từ các tài liệu cấp 1 (sơ cấp), sử dụng bảng hỏi và phương pháp định lượng
● Nguyễn Thị Kim Nhung - Lương Thị Thành Vinh, Trường Đại học Vinh, Tạp chí giáo dục (2018) - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tại Nghệ An
○ Bối cảnh nghiên cứu: Vấn nạn mất cân đối trong thị trường lao động, trong khi vị trí lao động đã qua đào tạo luôn thiếu nhân lực,
số cử nhân thất nghiệp và làm trái ngành còn cao
○ Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin từ các tài liệu cấp 1,
sử dụng bảng hỏi và phương pháp định lượng
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được triển khai nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và những yếu tố
Trang 4liên quan đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Qua đó ghi nhận và
đề xuất một số giải pháp giúp các bạn học sinh có những định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu về ngành học bản thân sắp theo đuổi, hạn chế những tác động tiêu cực đến bản thân học sinh và nguồn nhân lực của xã hội
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đó là các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới quá trình lựa chọn tài liệu học tập của sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Những yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
Phạm vi không gian: 15 trường Đại học, Học viện địa bàn Hà Nội
Phạm vi thời gian: 27/11/2022 - 04/12/2022
Mẫu khảo sát
Để có những cái nhìn sâu sắc và thấu đáo nhất về các yếu tố liên quan đến ngành học hiện tại, bài nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với quy
mô 15 trường Đại học và Học viện trên phạm vi địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian 27/11/2022 - 04/12/2022 Mẫu khảo sát đã thu được 270 phản hồi và đây là cơ sở để đưa ra những phân tích cho bài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hai phương pháp: nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính: chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu trước đó, bên cạnh là tham khảo các ý kiến của các cá nhân đang theo học tại các trường Đại học và Học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nghiên cứu định lượng: nhằm giải thích vấn đề nghiên cứu đã được xác định bằng số liệu đã thu thập được và đưa ra kết luận dựa trên việc phân tích số liệu của mẫu khảo sát Chúng tôi thu được 270 kết quả khảo sát, từ đó chúng tôi đưa
ra kết luận dựa trên việc phân tích số liệu của kết quả khảo sát
Trang 5Chương 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết
1.1 Định hướng nghề nghiệp theo quan điểm giáo dục học
- Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện, liên tục được thiết kế nhằm trang bị cho các cá nhân ở cấp trung học các kĩ năng, kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai
1.2 Định hướng nghề nghiệp theo quan điểm cá nhân
- Ở góc độ cá nhân, định hướng nghề nghiệp được hiểu là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân về nghề nghiệp trong xã hội dựa trên sự hiểu biết của cá nhân về nghề nghiệp, năng lực bản thân, đặc điểm cá nhân
1.3 Mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học
1.3.1 Định nghĩa ngành học:
Là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định Ngành đào tạo bao gồm
nhiều chuyên ngành đào tạo Chuyên ngành là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo (Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012)
1.3.2 Hướng nghiệp là cơ sở để lựa chọn ngành học
+ Nghề nghiệp sinh viên chọn yêu cầu kiến thức nền tảng mà ngành học cung cấp một cách bài bản
+ Qua các hoạt động chuyên môn tại đại học (thực tập, làm việc nhóm) Sinh viên được cung cấp kĩ năng chuyên môn (ví dụ: kĩ năng lập trình, kĩ năng quản lý công trình…), kĩ năng mềm (Lãnh đạo, tư duy phản biện, làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý thời
gian…), đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề
Vậy nên, dưới góc độ chuyên môn, ngành học là công cụ để sinh viên có
sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc Vì vậy, việc định hướng, lựa chọn ngành nghề là phải làm làm trước khi lựa chọn ngành học
Trang 6Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các yếu tố quyết định lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời đây cũng là yếu tố có tác động lớn tới quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp của cá nhân
● Tổng quan về tình hình nghiên cứu định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
- Schruder (2006) đã đề cập đến 3 lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp của cá nhân:
+ Lý thuyết nhân tố mục tiêu: Mỗi người lựa chọn nghề nghiệp dựa trên mục tiêu mà họ mong muốn đạt được từ công việc, như: mức lương, vị trí, cơ hội thăng tiến, …
+ Lý thuyết nhân tố chủ quan: Nhu cầu của mỗi người và việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp bị tác động bởi các yếu tố xã hội và yếu tố tâm lý
cá nhân Ví dụ, vị trí xã hội mà công việc đem lại, sự uy tín của tổ chức + Lý thuyết tương tác: Được chia ra làm 2 nhóm là nhóm yếu tố chủ quan
và nhóm yếu tố khách quan Nhóm yếu tố chủ quan của sinh viên bao gồm các yếu tố về tâm lý và thể chất của mỗi cá nhân sinh viên, trong đó lại bao gồm các yếu tố nhỏ hơn như thiên hướng, tố chất, năng khiếu, tính cách, mong muốn của bản thân, tình trạng sức khoẻ, Nhóm yếu tố khách quan bao gồm sự tác động của gia đình, nhà trường, bạn bè, thầy
cô, xã hội, nhu cầu của xã hội, đặc trưng của nghề nghiệp và kể cả sự tác động của truyền thông xã hội
- Tùy thuộc vào từng cá nhân mà các yếu tố này có sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đối với quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
→ Việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con người thường bị tác động bởi các yếu tố từ tâm lý của bản thân và từ môi trường bên ngoài
→ Dựa vào 3 lý thuyết trên, chúng tôi xây dựng được bảng hỏi, giả thuyết, và
cơ sở để phân tích nghiên cứu
Trang 7Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
2.1 Các ngành nghề sinh viên lựa chọn theo học
Biểu đồ 2.1.1 Tỷ lệ ngành nghề mong muốn dựa trên nguyện vọng của học sinh
năm 2021
Biểu đồ là số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021 Số liệu cho thấy số lượng sinh viên đăng kí bốn ngành học Kinh doanh và quản lí, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học giáo dục và đào tạo, Công nghệ kĩ thuật chiếm tới 48.5% tổng số lượng nguyện vọng của 25 ngành Điều này cho thấy được xu hướng của xã hội hiện nay khi kinh tế thị trường phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng; đồng thời, đây còn là một xã hội mà công nghệ - thông tin đang dần khẳng định vị thế của mình, hiện diện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực đời sống, vì vậy mà vai trò của giáo dục cũng được đề cao Chính vì thế, mà xu thế của xã hội là một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của học sinh
Để có những cái nhìn sâu sắc và thấu đáo nhất về các yếu tố liên quan đến ngành học hiện tại, bài nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với quy mô 15 trường Đại học và Học viện trên phạm vi địa bàn Hà Nội trong
Trang 8khoảng thời gian 27/11/2022 - 04/12/2022 Mẫu khảo sát đã thu được 270 phản hồi và đây là cơ sở để đưa ra những phân tích cho bài nghiên cứu
Biểu đồ 2.1.2 Tỷ lệ sinh viên các trường Đại học, Học viện trên địa bàn Hà Nội
tham gia khảo sát
Trang 92.2 Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
Biểu đồ 2.2
Trên biểu đồ là các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học cũng như ngôi trường của các sinh viên và trong đó Yếu tố xã hội chiếm phần lớn trong biểu đồ, lên đến 43% Các yếu tố xã hội có thể kể đến như định kiến xã hội về ngành học, độ phổ biến của ngành, vị trí xã hội của ngành nghề đó… đều
có tác động rất lớn đến tâm lý quyết định điền nguyện vọng của sinh viên hiện nay Bản thân sinh viên cũng đóng góp một phần rất lớn đến việc này như sở thích cá nhân, năng lực học tập, hay kì vọng, mục tiêu của sinh viên vào mức lương, cơ hội thăng tiến của công việc sau này Tuy nhiên theo khảo sát, yếu tố khách quan vẫn chiếm phần nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh, điều này cho thấy nhóm yếu tố khách quan bao gồm sự tác động của gia đình, nhà trường, bạn bè, thầy cô, xã hội, nhu cầu của xã hội, đặc trưng của nghề nghiệp và kể cả sự tác động của truyền thông xã hội đóng vai trò cốt lõi trong việc định hướng của sinh viên chứ không chỉ hoàn toàn đến từ bản thân sinh viên
Trang 102.3 Mức độ hài lòng của sinh viên với ngành học hiện tại
Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng với ngành học của sinh viên tham gia khảo sát với
ngành học hiện tại Theo như thông tin khảo sát được thể hiện trong biểu đồ 2.2, chỉ có 27%
số sinh viên tham gia khảo sát lựa đưa ra yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh là yếu tố bản thân sinh viên Tuy nhiên, mức độ hài lòng với ngành học, từ mức độ 3, đưa ra một con số bất ngờ, với lựa chọn từ đa số các bạn sinh viên, điều đó cho thấy rằng môi trường đại học ở Việt Nam đang
có những chuyển biến khá tích cực để phần nào làm hài lòng và đủ để đáp ứng nhu cầu người học
Trang 112.4 Mong muốn thay đổi ngành học hiện tại của sinh viên
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ sinh viên mong muốn thay đổi ngành học hiện tại
Mặc dù theo như kết quả khảo sát, tỷ lệ sinh viên mong muốn tiếp tục theo học ngành học hiện tại chiếm tới ¾ tổng số lượng; tuy nhiên, con số 26% còn lại vẫn còn là một vấn đề nổi cộm Vì vậy, ngay từ ban đầu, các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của các bạn học sinh cần được rõ ràng
và thật sự mang những yếu tố tích cực dựa trên cơ sở lấy các bạn sinh viên làm gốc Vậy những giải pháp cụ thể được đưa ra từ phía các bạn sinh viên và những khuyến nghị được đưa ra từ đơn vị thực hiện bài nghiên cứu là gì? Những giải pháp sẽ được trình bày rõ ràng trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu
Trang 12Chương 3: Giải pháp tích cực cho học sinh trong việc lựa chọn ngành học
Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm, trường Đại học Bách Khoa HN buộc phải cho thôi học khoảng 600 – 700 sinh viên Trong số đó, một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên có tư tưởng chán nản, không còn hứng thú với ngành học và dẫn đến kết quả học tập yếu kém, thậm chí đã học vượt quá thời hạn học tập tối đa theo quy chế đào tạo nhưng không thể tốt nghiệp
Ông Nguyễn Phong Điền nói: “Thực tế tại không riêng tại trường Đại học nào, một số sinh viên có năng lực học tập tốt ở bậc phổ thông và thi đỗ vào ngành
Trang 13không phù hợp với ngành học Điều này dẫn đến việc sa sút trong kết quả học tập, có biểu hiện trầm cảm hay thậm chí là bỏ bê giữa chừng Chính vì vậy, việc phát hiện và có giải pháp hỗ trợ sinh viên kịp thời là rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn để cứu vãn tình cảnh nan giải mà không ít sinh viên đang mắc phải Vậy thì đâu là giải pháp cho vấn đề ấy?
3.1 Giải pháp từ phía xã hội (khách quan)
Gia đình và Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp đỡ, định hướng ngành học và nghề nghiệp tương lai cho các em học sinh Vì thế, Gia đình và Nhà trường cần có những giải pháp để giúp con em mình đưa ra được những lựa chọn đúng đắn nhất, tránh việc học nhầm ngành, học rồi mới biết chọn sai ngành, học xong ra trường thất nghiệp Và sau đây là một số các giải pháp nhóm chúng tôi đề ra:
- Gia đình cần quan tâm đến con em mình, hỗ trợ, tư vấn, giúp các em định hướng ngành, nghề nghiệp dễ dàng hơn
- Không can thiệp thái quá, mặc định ngành học của con em, cần lắng nghe những quan điểm cá nhân, đưa ra lời khuyên đúng đắn
- Về phía nhà trường cần tổ chức những buổi hướng nghiệp, định hướng ngành học, tư vấn cho các bạn học sinh cung cấp thêm thông tin về các ngành nghề hiện nay ở các trường ĐH Ngoài ra, nhà trường có thể cung cấp một số công cụ định hướng ngành nghề cho học sinh
3.2 Giải pháp về phía học sinh, sinh viên (chủ quan)
- Mỗi học sinh trước khi lựa chọn ngành học, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành học đó, đảm bảo bản thân khi bước vào 4 năm Đại học sẽ theo học trọn vẹn Việc chọn đúng ngành học cho bản thân mình cũng sẽ giảm bớt tỷ lệ bỏ học, thi lại…
- Học sinh cần tìm hiểu rõ bản thân mình giỏi ở lĩnh vực gì, yêu thích ngành học nào, nghề nghiệp bản thân muốn theo đuổi trong tương lai để
có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất Để làm được việc đó, học sinh cần chủ động trải nghiệm các ngành nghề bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khoá (câu lạc bộ, hoạt động thiện nguyện, talkshow hướng nghiệp),
Trang 14hay tham gia thực tập trải nghiệm ngành nghề do của các tổ chức/doanh nghiệp tổ chức
- Bên cạnh đó, học sinh cũng cần lắng nghe, xin ý kiến từ gia đình, thầy cô, các anh chị đã từng theo học để có cái nhìn bao quát nhất, cuối cùng là đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất