Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế

23 3 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn. Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự. Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân. Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân .

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

- -126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn

Website: http://ctec.tvu.edu.vn

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆPBÁC SĨ CHÍNH HẠNG III

TRÀ VINH, 2023

Họ và tên:Ngày sinh:

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập lớp Chức danh nghề nghiệp Y tế (tháng 9 năm 2023), tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, quý thầy cô đã trang bị kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu về chức danh nghề nghiệp bác sĩ (Hạng III) cho chúng tôi.

Từ những kiến thức tiếp thu được sẽ giúp tôi vận dụng vào hoạt động chuyên môn cũng như tham gia vào công việc công tác trong cơ quan hành chính nhà nước, vận dụng giải quyết những vướng mắc khó khăn trong quá trình công tác và trong sinh hoạt cuộc sống xã hội hàng ngày.

Mặc dù bài thu hoạch đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân nhưng kiến thức, trình độ lý luận, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài thu hoạch này không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự giúp đỡ góp ý tận tình của thầy cô hướng dẫn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……….….…4

PHẦN II: MỤC TIÊU KHÓA LUẬN……….5

PHẦN III: NỘI DUNG CHÍNH……… ……… 5

I KHÁI QUÁT CHUNG… ……….… 5

III NGUYÊN NHÂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 15

1 Nguyên nhân khách quan….……… ……… 15

2 Nguyên nhân chủ quan……… 17

IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC……… 18

PHẦN IV KẾT LUẬN……….……… ……… 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… … 22

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự.

Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS) Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: "Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân"

Trang 5

MỤC TIÊU

Nêu lên những khái niệm cơ bản và vai trò, đặc điểm của y tế

Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế hiện nay ở nước ta, từ đó tìm ra được nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn của ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tại nước ta

NỘI DUNG CHÍNH I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Khái niệm

Y tế là các hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ con người như: các hoạt động khám và điều trị các bệnh; các hoạt động phòng bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và thẩm mỹ của con người Mục tiêu của ngành y tế được xác định là tập trung vào bảo vệ sức khoẻ người dân thông qua các hoạt động phòng chống và kiểm soát hữu hiệu các bệnh không truyền nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao (đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người nghèo).

Đối tượng chăm sóc của y tế là con người - trung tâm của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia Vì vậy y tế có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước.

2 Vai trò của y tế

2.1 Vai trò của y tế với sự phát triển kinh tế

Thứ nhất, con người sử dụng công cụ lao động tác động tới đối tượng lao động

nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình Để đạt được năng suất lao động cao, bản thân người lao động phải luôn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm nâng cao tri

Trang 6

thức, kỹ năng ở mọi lĩnh vực Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên con người phải có sức khoẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Hệ thống y tế với hai dịch vụ chủ yếu là phòng và chữa bệnh cho con người giữ vai trò quyết định tới chất lượng sức khoẻ của mọi thành viên và xã hội Một hệ thống y tế tốt sẽ đảm bảo cho người dân có sức khoẻ tốt, trí tuệ minh mẫn và qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Bởi chính con người tạo ra của cải vật chất làm phát triển nền kinh tế của đất nước Một khi con người có sức khoẻ, có trí tuệ thì sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội hơn, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn Do đó y tế với mục tiêu chính là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mọi người dân giữ vai trò quan trọng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, y tế có vai trò rất quan trọng trong việc phòng và chống bệnh dịch, làm

giảm sự thiệt hại cho nền kinh tế Phòng bệnh là một trong hai hoạt động chính của sự nghiệp y tế Nhờ thực hiện tốt công tác phòng bệnh mà nhiều quốc gia đã tiết kiệm được một chi phí lớn do ngăn chặn được nhiều dịch bệnh bùng nổ Như ta đã biết gần đây trên thế giới và cả ở Việt nam liên tục xảy ra những bệnh dịch nguy hiểm, gây thiệt hai lớn cho nền kinh tế như dịch bệnh Sars, bệnh cúm Những căn bệnh này khi đã mắc phải thường đòi hỏi chi phí chữa trị rất tốn kém , thậm chí gây ra tử vong dẫn đến thiệt hại lớn về người và của Nhưng sau đó ngành y tế của các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu, tích cực thực hiện “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã làm giảm đáng kể những thiệt hại về kinh tế và con người, để tập trung nguồn lực dành cho phát triển kinh tế Rõ ràng, nhờ sử dụng tối đa nguồn nhân lực con người và nguồn lực tài chính để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, gần đây, ở Việt Nam tuy phải đương đầu với hai đại dịch lớn là Sars và cúm gà nhưng ngành y tế cũng như toàn dân đã hết nỗ lực trong công tác phòng dịch nên thiệt hại về kinh tế và con người mà ta phải gánh chịu đã được hạn chế tối đa.

2.2 Vai trò của y tế với xă hội

Trang 7

Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế đời sống con người ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần Nhưng trong khi phát triển kinh tế con người đã tác động tới môi trường tự nhiên làm thay đổi môi trường sống của chính chúng ta, kết quả là ngày càng nhiều bệnh dịch mới và nguy hiểm xuất hiện không chỉ ở phạm vi khu vực quốc gia mà còn trên toàn thế giới Y tế có vai trò toàn cầu trong phồng chống các bệnh dịch này, nên các cơ quan y tế của các quốc gia cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chữa bệnh, phòng bệnh Tổ chức y tế thế giới (WTO) giữ vị trí quan trọng trong công tác này Như vậy, ở một góc độ nào đó thì y tế cũng góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới

Cùng với một số lĩnh vực khác như: giáo dục và văn hoá y tế luôn là sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội nói chung sẽ được đảm bảo Nhờ đó người dẫn sẽ có được cuộc sống lành mạnh, có cảm giác an toàn và tin tưởng vào chế độ xã hội

3 Đặc điểm

3.1 Tính công cộng

Dịch vụ y tế là một loại hình dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân và gia đình Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất

Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh…

Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người bị đe dọa

Trang 8

và bị cướp đi bởi bệnh tất là điều sớm hay muộn mà thôi Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.

Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ Trong đó, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá của dịch vụ Tuy nhiên, không giống các loại hình dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng.

Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí không lường trước được.

Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình lựa chọn loại hình dịch vụ theo ý muốn mà bị phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng Cụ thể: khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu, hoàn toàn do thầy thuốc quyết định, như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị Mặt khác do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh Đặc điểm đặc biệt này không giống với các loại hàng hóa khác, với các loại hàng hóa khác người mua có rất nhiều phương pháp để lựa chọn thậm chí có thể không mua nếu chưa có khả năng tài chính.

Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, trong thị trường tự do giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá của dịch vụ y tế do người bán quyết định.

Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.

Trang 9

Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ như trên đã trình bày Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật, và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định), nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng làm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy chi phí y tế lên cao…

Do vậy, để đảm bảo đủ cung, đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng.

3.2 Tính nhân đạo

Ngành y tế sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật để can thiệp vào việc bảo vệ, cứu chữa con người Ở các nước có nền kinh tế phát triển thì sự can thiệp bằng các phương tiện kỹ thuật vào con người ngày càng nhiều hơn Nếu ngành y tế không mang tính nhân đạo, không có tinh thần trách nhiệm cao thì dễ gây tử vong cho con người Hồ Chủ Tịch đã nhắc nhở cán bộ ngành y tế nước ta là “Lương y như từ mẫu” đối với người bệnh Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế đối với người bệnh mà còn là truyền thống, nhân cách của người thầy thuốc Việt Nam.

3.3 Tính công bằng và hiệu quả

Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không có nghĩa là ngang bằng Công bằng có nghĩa là ai cũng có nhu cầu nhiều hớn, còn ngang bằng có nghĩa là mọi người có nhu cầu ít hay nhiều hơn, có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn nhưng lại ít khả năng chi trả Như vậy, nói đến công bằng trong y tế tức là phải có sự ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, người có công với cách mạng, cho các đối tượng thiệt thòi Quan điểm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nói lên quyền của người nghèo, người có công với nước phải được chăm sóc, không phải là lòng thương hại, không phải là sự ban ơn Công bằng thường đi đôi với đạo đức trong y tế, đòi hỏi trách nhiệm cao của cán bộ y tế đối với người bệnh, ứng xử với người nghèo cũng như với người giàu.

Trang 10

Công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là một dạng công bằng xã hội nhưng nó khác ở chỗ sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người là bất kể ai cũng có nhu cầu được chăm sóc một cách tốt nhất.

Thuốc và dịch vụ y tê là một loại hàng hóa đặc biệt Có nhiều loại dịch vụ y tế là hàng hóa dịch vụ công cộng cộng Do đó sẽ không có một tổ chức y tế cá nhân nào có thể đứng ra cung cấp một cách thường xuyên cho cộng đồng vì khả năng thu hồi vốn chậm và không có lợi nhuận Vì vậy chỉ có nhà nước đại diện cho lợi ích chung cả cả cộng đồng mới có thể đảm bảo sự công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ này cho cộng đồng Đảm bảo công bằng còn góp phần giữ được bản chất nhân đạo của y tế nước ta, định hướng xây dựng nền y tế xã hội chủ nghĩa.

Công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ không phải là cào bằng cho tất cả mọi người, mà công bằng có nghĩa là phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh mà có mức độ chăm sóc thích hợp, đồng thời tạo cơ hội cho mọi người có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.

Do có những đặc điểm của dịch vụ y tế khác với hàng hóa dịch vụ thông thường khác , vì vậy Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ y tế do các cơ sở y tế cung cấp cho cộng đồng.

Hiệu quả của dịch vụ y tế ở đây là nhìn từ góc độ kinh tế, nghĩa là các dịch vụ y tế phải đảm bảo sao cho chi phí của người dân bỏ ra là tối thiểu mà hiệu quả là tối đa.

II THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY1 Tích cực

* Về hệ thống bệnh viện:

Hệ thống bệnh viện Việt Nam gồm chủ yếu là các bệnh viện công (chiếm 93,3%) Các bệnh viện tư bao gồm cả bệnh viện bán công và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ chiếm 3,7% bệnh viện và 2,2% giường bệnh trong cả nước Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng Số lượng các cơ sở y tế ngoài công lập nhiều nhưng quy mô còn nhỏ Tỷ lệ bệnh viện tư và giường bệnh tư

Trang 11

của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30% và 22,5%), Indonesia (42% và 32%), Malaysia (62,4% và 164,4%), Philippin (67% và 50%).

Song song với bệnh viện thuộc Bộ Y tế, còn có bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý như Quân đội, Công an, Bưu điện, Giao thông, Gang thép, May mặc Các bệnh viện này thường là bệnh viện đa khoa và điều dưỡng phục hồi chức năng, chủ yếu phục vụ cho cán bộ công nhân viên của bộ, ngành đó Quy mô của bệnh viện thường ở mức trung bình và nhỏ.

* Về y tế dự phòng:

Đã chốt giữ thành công, qua nhiều năm không để phát sinh những dịch bệnh lớn Một số, vụ việc đã xảy ra, nhìn chung đã bao vây, dập tắt kịp thời Kể cả những loại dịch bệnh hiểm nghèo như cúm A/H5N1, và cúm A/H1N1…

Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (sốt rét, phong, lao, uốn ván, bại liệt…).

Có tiến bộ Các HIV/AIDS, các chỉ tiêu nhiễm mới, chuyển bệnh AIDS Tử vong so với các năm trước đều đã giảm.

* Về khám chữa bệnh:

Hệ thống Y tế đã đáp ứng phục vụ hơn 200 triệu lượt người khám chữa bệnh hàng năm, (bình quân 2,5 lượt/1 người dân/ năm); hơn 70 triệu người điều trị nội trú, (bình quân 8 ngày/ 1 bệnh nhân).

Đã chú trọng phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế như: chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, cột sống, thụ tinh ống nghiệm…

* Về xây dựng mạng lưới:

Trong những năm gần đây, mặc dù chưa tương xứng với nhu cầu thực tế nhưng hệ thống bệnh viện đã được nâng cấp và đầu tư tương đối đồng đều ở tất cả các tuyến, về cơ sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật Nhiều bệnh viện được cải tạo và xây dựng mới bằng cả nguồn trong nước và nguồn từ nước ngoài vào khoảng 1.472 tỷ đồng/năm, cho

Ngày đăng: 02/04/2024, 09:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan