1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện

22 49 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Y tế
Thể loại Tiểu luận cuối khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

2. Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023 2.1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp Các chức danh nghề nghiệp dược phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây: Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật. Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Coi trọng việc kết hợp ydược hiện đại với ydược cổ truyền; Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp. (Điều 3 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV) 2.2. Tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh nghề nghiệp dược Đối với Dược sĩ cao cấp Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; + Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chếphát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính (hạng II) lên chức danh dược sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ chính Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ (hạng III) lên chức danh dược sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành dược học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành dược học. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia; + Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc. + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dược hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ hạng IV Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp cao đẳng Dược. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn; + Có khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc; + Có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. (Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT)

Trang 2

Thưa Thầy, Cô! Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Trà Vinh, đã tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Y tế, để chúng em được tham gia khóa học, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Y tế, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể tiếp tục vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Do chưa có kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ quý Thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Em xin chân thành cảm ơn!”

Trang 3

Trang

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ……… ……….1

PHẦN II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2

PHẦN III NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 3

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… …18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Các chuyên đề trong phần “Kiến thức chung về chính trị, quản lý Nhà nước

và các kỹ năng chung” của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề

nghiệp Dược sĩ hạng III gồm có 05 chuyên đề sau:

- Chuyên đề 1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chuyên đề 2 Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chuyên đề 3 Quản lý nhà nước về Dược

- Chuyên đề 4 Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnhvực y tế

- Chuyên đề 5 Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của dược sĩhạng III

Sau khi được các Thầy, cô giáo của Trường Đại học Trà Vinh trao đổi, giảng dạycác chuyên đề và nghiên cứu của bản thân, tôi nhận thấy các chuyên đề đã học bổ sungthêm cho tôi nhiều kiến thức quý báu để vận dụng vào thực tế công tác mang lại hiệuquả trong hoạt động nghề nghiệp ngày càng tốt hơn Mỗi chuyên đề đều có nhữngthông tin bổ ích riêng, tuy nhiên với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 (còn gọi là cuộc cách mạng số); trong cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0), những yếu tố mà các nước nhưViệt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào

sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng Trong tương lai,người lao động có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tácđộng tới từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục Nhận thấy tầmquan trọng của công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, tôi lựa

chọn chuyên đề “Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện” để viết báo cáo chuyên đề.

Trang 5

PHẦN II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ

Trên cơ sở lý luận Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin tronglĩnh vực y tế, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh HòaBình, nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh HòaBình Để đạt được mục đích nghiên cứu, báo cáo thực hiện các nhiệm vụ sau:

1 Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến Chính phủ điện tử vàứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế

2 Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về Chính phủ điện tử và ứng dụngcông nghệ thông tin trong bệnh viện

3 Khái quát thực trạng hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin củaBệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

4 Rút ra bài học học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp

Trang 6

PHẦN III NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

1 Những nội dung cơ bản của Chính phủ điện tử

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: Chính phủ điện tử là việc các cơ quancủa chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông đểthực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.Những công nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanhnghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăngcường công khai và minh bạch

Tại Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền

thông ban hành năm 2015 thì: “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân

và doanh nghiệp”.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng đặc trưng của Chính phủ điện tử là việc sử dụngnhững tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tự động hóa, số hóa vàmáy tính hóa các thủ tục hành chính, những công việc của Chính phủ để tạo ra phongcách lãnh đạo mới, các cách thức làm việc mới trong việc xây dựng và quyết định cácchiến lược phát triển, các cách thức giao dịch, giao tiếp để phục vụ người dân và cộngđồng Chính phủ điện tử nhằm mục tiêu cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụcủa Chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và các thành phầnkinh tế Quan trọng hơn nữa, Chính phủ điện tử còn nhằm mục tiêu tăng cường nănglực của chính phủ theo hướng quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu quả và nâng cao tínhminh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mụctiêu phát triển thịnh vượng và văn minh

Chính phủ điện tử là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đểcác cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương đổi mới và làm việc hiệu lực,hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanhnghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiệnquyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước Chính phủ điện tử góp

Trang 7

phần: i) Đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần Chính phủ, ii) Làm minh bạchhóa hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền, iii) Giúp chínhphủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân (thông qua quá trình cải cáchhành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công).

1.1 Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Năm 1997 Việt Nam chính thức kết nối mạng internet toàn cầu, đây là điểmkhởi đầu quan trọng cho sự phát triển internet tại Việt Nam cũng như tạo tiền đề choxây dựng Chính phủ điện tử Cùng với sự phát triển mạnh mẽ Chính phủ điện tử củacác nước phát triển và các nước trong khu vực, từ những năm 2000, Chính phủ ViệtNam đã có những phương án và cam kết xây dựng chính phủ điện tử

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 củaChính phủ về Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến

rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin,tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càngtốt hơn, cụ thể:

- Về kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản: Đã có 26 bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngkết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, hình thành một hệ thống quản lý vănbản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự độngnhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan

- Về công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Đã

có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên CổngThông tin điện tử Chính phủ Đã thiết lập Trang tin doanh nghiệp và đưa vào vận hành

Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp tại địa chỉ:http://doanhnghiep.chinhphu.vn; Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của

người dân tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn

- Về đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụcông Quốc gia:

Trang 8

+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ

3 và 4 thực hiện tại các Bộ, ngành địa phương năm 2017, có 358 thủ tục hành chínhtriển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành thực hiện trong năm

2017 và 353 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để cácđịa phương thực hiện trong năm 2017

+ Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chính thức triển khai Cổng dịch vụ công trựctuyến nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành chính của Bộ, ngành, địa phươngvới người dân và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường kết nối dịch vụ công trực tuyếnvới cơ chế một cửa quốc gia (VNSW) Trong năm 2017, nhiều dịch vụ công trực tuyếnmức độ 3, 4 được người dân, doanh nghiệp thực hiện với số lượng hồ sơ được tiếpnhận và giải quyết rất lớn Ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khaibáo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ Giáo dục và Đào tạo: 270.000 hồsơ; Bộ Giao thông vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinhdoanh vận tải); Thành phố Hà Nội: 225.173 hồ sơ,

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử mới chỉ phát huy đượchiệu quả ở một số ngành, lĩnh vực, chưa tạo được sự bứt phá như mong muốn và nhiềuchỉ tiêu vẫn chưa đạt được như kế hoạch đề ra; chưa tạo thành hệ thống thông suốtgiữa các ngành, các cấp; hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai còn chậm; hạtầng kỹ thuật chưa đồng bộ So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thìChính phủ điện tử của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa mới có thể theo kịp,nếu không tập trung xây dựng và tạo sự bứt phá thì chúng ta sẽ bị tụt hậu và mất nhiều

cơ hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất mạnh mẽ

1.2 Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế

Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng nhữngnhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vựccông mở rộng và nhóm dịch vụ y tế công cộng Trong cuộc sống, con người luôn luôn

có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đình Khôngchỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻmạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Như vậy, dịch vụ y tế chính là mộtloại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân vàcộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ

Trang 9

khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn có thể áp dụng

cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng như phòngchống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…do Nhà nước hoặc tưnhân đảm nhiệm

Hiện nay chất lượng dịch vụ y tế đã đang được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫncòn quá nhiều vấn đề còn tồn tại và cần sớm khắc phục để phục vụ và đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe của người dân Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượngdịch vụ đó là đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế

Trong thời gian qua, Bộ Y tế và các cơ sở y tế đã tích cực, chủ động đẩy mạnh việccung ứng các dịch vụ trên môi trường mạng Cùng với đó ngành Bộ Y tế và các cơ sở y tếđang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và cung ứng các dịch vụ trực tuyến sau:

- Đăng ký khám bệnh trực tuyến

- Hệ thống khám bệnh từ xa

- Hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược

- Bệnh án điện tử

- Thanh toán viện phí qua mạng

- Cung cấp thông tin khoa học thường thức về chăm sóc sức khỏe

- Đăng ký tiêm chủng trực tuyến, người dân theo dõi được lịch tiêm chủng, cáclần tiêm chủng, kết quả tiêm, và biết được cần làm gì tiếp theo

2 Những nội dung cơ bản của hệ thống thông tin trong bệnh viện

2.1 Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện

Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia và làmột trong 6 trụ cột của ngành y tế với chức năng chính là thu thập, lưu trữ, xử lý, phântích, phiên giải, chuyển tải và phổ biến thông tin Hệ thống thông tin Y tế không chỉcung cấp những thông tin về hoạt động của lĩnh vực y tế mà còn cung cấp các thôngtin liên quan đến sức khỏe của con người Chính vì vậy sản phẩm của Hệ thống đóngmột vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch và hoạch địnhchính sách của ngành

Hệ thống thông tin bệnh viện là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin y

tế Hệ thống thông tin bệnh viện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời góp phần giảm chi phí, giảm thời gian và

Trang 10

tăng cường sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế của bệnh viện Hệthống thông tin bệnh viện sẽ mang lại những lợi ích cơ bản như:

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụngười dân, doanh nghiệp khi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, các dịch vụ quản lýhành chính trong ngành y tế, đồng thời tăng cường khả năng giám sát đối với các hoạtđộng của ngành

- Góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực, tính minh bạch của công tác quản lý,điều hành, chất lượng các dịch vụ y tế và phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp,qua đó làm tăng sự hài lòng của người dân đối với ngành y tế

- Giảm bớt gánh nặng công việc hành chính sự vụ; tạo điều kiện thuận lợi choviệc phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt độngchuyên môn

- Góp phần tạo ra môi trường chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, làm việc hiệnđại, thuận tiện, trong sáng, minh bạch cho người dân, nâng cao hiệu quả và giảm chi tiêucho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, định hướng, tư vấn sức khỏe nhândân, những công việc này sẽ được làm tốt ngay từ tuyến y tế cơ sở Chẳng hạn nhưviệc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Trong mẫu phiếu quản lý sức khỏe cá nhânđiện tử mà cán bộ y tế nhập dữ liệu vào máy tính để kết nối vào hệ thống dùng chung,ngoài các thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh thông thường của bệnh nhân còn có cảnhóm máu, tên bố mẹ bệnh nhân, tên người chăm sóc chính, mã số khám chữa bệnh và

cả số điện thoại di động của người nhận kết quả khám chữa bệnh Theo đó, sau khikhám bệnh lần đầu, người dân có thể về ngay chứ không cần chờ kết quả, kết quả sẽđược thông báo qua tin nhắn điện thoại Với những người đã đi khám sức khỏe định kỳtrong vòng 1 năm trở lại, nếu còn hồ sơ khám sức khỏe thì không cần khám sức khỏelần đầu tại trạm y tế mà chỉ cần mang hồ sơ đến để cán bộ nhập dữ liệu vào sổ quản lýsức khỏe cá nhân điện tử Việc này không chỉ giúp phát huy tối đa hiệu quả phòngchống bệnh dịch từ tuyến y tế cơ sở mà còn tạo điều kiện cho mọi người thường xuyêntheo dõi tình hình sức khỏe, chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và giađình, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, là giải pháp lâu dài giảm chi phí về

y tế cho mỗi người và toàn xã hội Việc triển khai hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe toàn

Trang 11

dân giúp địa phương có tầm nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe nhân dân trên toànđịa bàn Thông tin trong hồ sơ sẽ được sử dụng cho công tác theo dõi sức khỏe, khám,chữa bệnh cho người dân; dự báo tình trạng sức khỏe cộng đồng làm cơ sở thực hiệncác can thiệp dự phòng, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng; từng bước thay thế hệthống ghi chép, báo cáo của tuyến y tế cơ sở Dự án cũng sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng tracứu tiền sử sức khỏe người bệnh mà không phải làm lại các xét nghiệm không cầnthiết, từ đó, giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, đưa ra những phương án điều trịhiệu quả hơn Khi có hồ sơ sức khỏe, mỗi người dân khi cần khám chữa bệnh có thểdịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh đượccung cấp cho bác sĩ một cách nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩnđoán và điều trị, giúp người bệnh được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phốihợp, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, hiệu quả điềutrị cao, giảm bớt chi phí của mỗi người dân cho việc khám chữa bệnh Đồng thời,thông qua đó, giúp cho việc quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả,ngành y tế hoạch định chính sách tốt hơn vì có những bằng chứng về thực tiễn.

Cùng với đó lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện còn ở các mặt sau:

- Quản lý tốt, chính xác và đồng bộ

- Tra cứu dữ liệu nhanh, đầy đủ

- Tăng tốc độ hoạt động, nâng cao hiệu quả

- Gắn kết các khoa/phòng, và bệnh viện

- Tiết kiệm chi phí

- Giảm ô nhiễm môi trường

- Nâng cao chất lượng dịch vụ

2.2 Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện

Hiện nay, hệ thống thông tin bệnh viện đã được xây dựng và triển khai ở nhiềubệnh viện từ tuyến Trung ương đến cơ sở trong cả nước Việc đưa vào vận hành hệthống thông tin bệnh viện đã mang lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho hoạt động củabệnh viện cũng như cho người bệnh

Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đã không còn là rào cản lớn trong việc xâydựng hệ thống thông tin bệnh viện, sự phát triển của công nghệ cùng với giá thành giảm

Ngày đăng: 26/03/2024, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w