1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng "an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa"

13 255 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 179,1 KB

Nội dung

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH - - ĐỀ TÀI: AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỪ THÁNG 3 NĂM 2023 ĐẾN NAY BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC Y TẾ THEO TIÊU CHUẨN CDNN ĐIỀU DƯỠNG HẠNG IV ĐIỀU DƯỠNG Họ và tên: Ngày sinh: Nghệ An, tháng 9 năm 2023 1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ………… CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Dịch vụ y tế lĩnh vực nhiều rủi ro 1.2 Phân loại sự cố y khoa Chương 2 : AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ……………… 2.1 Khái quát chung về bệnh viện đa khoa 2.2 An toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa 2.2.1 Quyền thông tin của người bệnh 2.2.2 Phòng ngừa cháy nổ trong phẫu thuật 2.2.3 Chương trình phòng chống ngã 2.2.4 5 đúng trong sử dụng thuốc 2.3 Hoạt động an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1 Xác định chính xác tên người bệnh 3.2 Cải thiện thông tin giữa các nhân viên 3.3 Bảo đảm an toàn trong dùng thuốc 3.4 Xóa bỏ nhầm lẫn trong phẫu thuật 3.5 Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viên 3.6 Giảm nguy cơ người bệnh bị ngã 3.7 Các biện pháp về tổ chức quản lý KẾT LUẬN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATNB: An Toàn Người Bệnh WHO: Tổ Chức Y tế Thế Giới NKBV: Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn người bệnh là nguyên tắc cơ bản của ngành y tế Tại mỗi thời điểm trong quá trình chăm sóc y tế đều có một mức độ rủi ro nhất định đối với bệnh nhân Các sự cố y khoa (hay biến cố bất lợi) là các sự kiện ngoài ý muốn xảy ra vì một số sai sót trong quá trình khám chữa bệnh,trong việc sử dụng thuốc, y cụ hoặc sinh phẩm y tế, hoặc trong chính hệ thống y tế Đảm bảo an toàn người bệnh đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống y tế, bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và quản lý rủi ro, cụ thể như kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và thiết bị đúng cách, thực hành lâm sàng an toàn Để cung cấp dịch vụ y tế an toàn và có chất lượng cao, các quốc gia cần xây dựng một hệ thống y tế với các quy trình cụ thể nhằm phòng ngừa sự cố y khoa, rút kinh nghiệm từ các sự cố đã xảy ra, và hệ thống này cần được xây dựng với sự tham gia của các cán bộ y tế, bệnh viện và bệnh nhân Thống kê tại nhiều nước trên thế giới cho thấy một tỉ lệ không nhỏ (có nơi lên đến hơn 16%) người đến khám chữa bệnh tại bệnh viện từng trải qua ít nhất một lần các sự cố liên quan ATNB trong đó hơn 50% các sự cố là có thể ngăn ngừa được Đối với các nước đang phát triển nguy cơ này thậm chí còn cao hơn Những sự cố xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ATNB mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống y tế Do đó, ATNB được xem là nền tảng trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Để nâng cao ATNB, việc thiết lập một văn hóa an toàn trong bệnh viện đóng vai trò nền tảng quan trọng Khi đến một cơ sở y tế để khám chữa bệnh, người bệnh đã ủy thác việc bảo vệ sức khỏe của mình cho đội ngũ nhân viên y tế, vì vậy, mỗi cán bộ thuộc bệnh viện đa khoa huyện phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn, đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh Bệnh viện luôn đặt ATNB là vấn đề được ưu tiên và quan trọng hàng đầu Để người bệnh thêm thoải mái, yên tâm điều trị, ngoài phát triển các kỹ thuật mới, chuyên sâu, Bệnh viện hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh Bệnh viện sẽ chăm sóc toàn diện người bệnh, từ đón tiếp, hướng dẫn, đăng ký khám, chữa bệnh đến tư vấn chăm sóc sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi Hy vọng, người bệnh có thêm niềm tin, phối hợp với y, bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật, không để xảy ra những sự cố y khoa Qua thực tiễn công tác tại Bệnh viện đa khoa tôi nhận thấy nâng cao an toàn bệnh nhân trong bệnh viện có vai trò rất quan trọng Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Khảo sát An toàn người bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện từ tháng 3/2023 đến nay” làm đề tài kết thúc môn học của mình Từ một số giải pháp đã đưa ra mong rằng sẽ góp phần nâng cao an toàn người bệnh trong bệnh viện CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dịch vụ y tế lĩnh vực nhiều rủi ro Ngày nay, những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc đã giúp phát hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều người bệnh mắc các bệnh nan y mà trước đây không có khả năng cứu chữa, mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho nhiều người và nhiều gia đình Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thách thức hàng đầu Trong lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh/khách hàng Các chuyên gia y tế đã nhận ra một hiện thực là bệnh viện không phải là nơi an toàn cho người bệnh như mong muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người Ở nước ta, một số sự cố y khoa không mong muốn xảy ra gần đây gây sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế Khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân, phải gánh chịu hậu quả tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài chính, tai nạn chồng lên tai nạn Và các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội và cũng cần được hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy định không phù hợp Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người bệnh Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn tật và chết người Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế Để đo lường sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí (1) Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể, ít nhất 44000 - 98000 người tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện của Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, Ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS là ba vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu thuật Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16%7,8,9 Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện: WHO công bố NKBV từ 5-15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị tích cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% Năm 2021, theo ước tính của CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 417,946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) Các nghiên cứu của các bệnh viện về nhiễm khuẩn bệnh viện được báo cáo trong các hội nghị, hội thảo về KSNK cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 4,5%-8% người bệnh nội trú 1.2 Phân loại sự cố y khoa Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn Phân loại theo mức độ nguy hại Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng Bao gồm phân loại theo mức độ nguy hại của người bệnh, theo theo tính chất nghiêm trọng của sự cố làm cơ sở để đo lường và đánh giá mức độ nguy hại cho người bệnh 1) Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật - Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh - Phẫu thuật nhầm người bệnh - Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh - Sót gạc dụng cụ - Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy 2) Sự cố do môi trường - Bị shock do điện giật - Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện - Cháy nổ ôxy, bình ga, hóa chất độc hại 3) Sự cố liên quan tới chăm sóc - Dùng nhầm thuốc ( sự cố liên quan 5 đúng) - Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu - Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ có nguy cơ thấp - Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện - Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện - Không chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dẫn đến xử lý không kịp thời - Hạ đường huyết - Vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu - Tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống 4) Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh - Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện - Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế - Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại 5) Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị - Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học - Sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc - Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí 6) Sự cố liên quan tới tội phạm - Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm - Bắt cóc người bệnh - Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế * Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố gồm: 1) Nhầm tên người bệnh 2) Thông tin bàn giao không đầy đủ 3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật 4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao 5) Nhiễm trùng bệnh viện 6) Người bệnh ngã CHƯƠNG 2: AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 2.1 Khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Bệnh viện đa khoa huyện là bệnh viện tuyến huyện hạng II, trực thuộc Sở Y tế Nghệ An Bệnh viện có 464 giường bệnh, Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức đã đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân … Bệnh viện có 5 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với đầy đủ các chuyên khoa Ban Giám đốc gồm 01 Bác sĩ Giám đốc và 02 Bác sĩ Phó Giám đốc Cùng đội ngũ 298 nhân viên y tế với phong cách, thái độ phục vụ luôn hướng tới sự hài lòng người bệnh Với tiêu chí lấy người bệnh làm trung tâm và chất lượng khám, chữa bệnh là ưu tiên hàng đầu cùng với sự quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa sẽ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân 2.2 An toàn người bệnh tại Bệnh viên đa khoa 2.2.1 Quyền thông tin của người bệnh Triển khai các yêu cầu phòng ngừa rủi ro sai lệch thông tin theo điểm đ, khoản 1, Điều 7, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn triển khai QLCL bệnh viện Đảm bảo quyền được thông tin tư vấn trong quá trình điều trị của người bệnh nội trú theo quy định tại Điều 7 & trách nhiệm của nhân viên y tế tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bệnh viện đa khoa đã thực hiện: * XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT – THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH - Xây dựng bảng kiểm LỒNG GHÉP nội dung thông tin vào quy trình kỹ Thuật của bác sỹ & điều dưỡng (7 hoạt động chăm sóc thường gặp) - Triển khai thí điểm tại khoa Nội Tim mạch- lão khoa - Công khai bảng kiểm, thiết lập hệ thống nhắc ở nơi làm việc - Đánh giá mức độ tuân thủ, phản hồi và điều chỉnh hàng tuần * HOÀN CHỈNH MÔ HÌNH – NHÂN RỘNG - Xây dựng bổ sung các bảng kiểm theo chuyên khoa - Nhân rộng tại 4 khoa, sau đó lan rộng dần chương trình * DUY TRÌ CHƯƠNG TRÌNH CẢI TIẾN - Quy định trách nhiệm thực hiện thông tin tư vấn cho người bệnh, Quyết định số 527/QĐ-BVNĐ1 ngày 30-06-2015 & triển khai toàn viện, - Mô tả chỉ số chất lượng & hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, báo cáo mỗi tuần 2.2.2 Phòng ngừa cháy nổ trong phẫu thuật Cháy luôn là một nguy cơ rình rập ở khu vực phẫu thuật, bởi nơi đây thường có 3 yếu tố quyết định sự cháy, đó là: [1] Chất oxy hóa (Oxidizer: oxy, NO), [2] Nguồn nhiệt/Nguồn phát lửa (Ignition source: dụng cụ PT bằng điện, dao đốt điện, laser, hệ thống nội soi mềm), [3] Chất cháy (Fuel source: thuốc mê bốc hơi, chất sát khuẩn có alcool, khăn phẫu thuật, lông, tóc…).Trường hợp có 3 yếu tố trên ở gần nhau là tình huống rủi ro cao Theo ước tính của ECRI, tại Hoa Kỳ có khoảng 90- 100 sự cố cháy trong phòng mổ mỗi năm, nghĩa là cháy không phải là sự cố quá hiếm gặp Việt Nam chưa có thống kê chính thức nào, hầu hết thông tin đăng tải trên mạng Internet là dẫn nguồn các sự cố cháy có nguồn gốc ở các nước khác Những trường hợp nguy cơ cao cháy là phẫu thuật vùng đầu-mặt-cổ và ngực cao; sử dụng hệ thống gây mê hay oxy hở; có sử dụng các thiết bị là nguồn nhiệt như dao điện, laser và hệ thống nội soi ống mềm Nguồn chất cháy trong phòng mổ khá đa dạng như thuốc mê đường hô hấp, chất sát khuẩn có alcool, khăn mổ, lông và tóc của người bệnh… và ngay cả “xì hơi” từ đường tiêu hóa của người bệnh Nguyên tắc phòng ngừa quan trọng là đánh giá 3 yếu tố quyết định sự cháy và tìm biện pháp hạn chế 3 yếu tố đó không cho ở gần nhau Một số biện pháp cụ thể như hạn chế dùng oxy trên 30%, tạm ngưng cung cấp oxy ít nhất 1 phút trước dùng dao điện… trong những tình huống có thể tránh được; và đặc biệt là tuân thủ hướng dẫn an toàn sử dụng dao điện Tăng cường đào tạo về phòng ngừa cháy trong phẫu thuật, giám sát & phản hồi nhằm gia tăng nhận thức về rủi ro cháy & thực hành phòng cháy của phẫu thuật viên, nhân viên gây mê và điều dưỡng phòng mổ là rất cần thiết 2.2.3 Chương trình phòng chống ngã Triển khai các yêu cầu phòng ngừa ngã theo điểm e, khoản 1, Điều 7, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn triển khai QLCL bệnh viện Giảm nguy cơ ngã, góp phần đảm bảo an toàn cho người bệnh & thân nhân, nhân viên y tế, khách đến tham quan và liên hệ công tác tại bệnh viện Xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn an toàn: Quy định phòng ngừa ngã : Quy định tiêu chuẩn an toàn giường điều trị, băng ca, xe đẩy; quy cách lan can, cửa sổ, cầu thang, đường dốc an toàn; trách nhiệm & hình thức cảnh báo các vị trí nguy cơ ngã (QĐ 310/QĐ-BVNĐ1 ngày 29/4/2015) Cập nhật Quy định phòng ngừa ngã R-HT-02 , QĐ 966/QĐ-BVNĐ2 ngày 07/10/2015 2.2.4 5 đúng trong sử dụng thuốc Triển khai yêu cầu an toàn sử dụng thuốc theo điểm c, khoản 1, Điều 7, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn triển khai QLCL bệnh viện và Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện Giảm nguy cơ nhầm lẫn ở khâu dùng thuốc của điều dưỡng & phối hợp tốt với thân nhân người bệnh để phát hiện sớm các phản ứng có hại của thuốc Xây dựng chuẩn đánh giá chi tiết: Xây dựng bảng kiểm đánh giá chi tiết các giai đoạn thực hiện y lệnh thuốc của điều dưỡng, phối hợp với bác sỹ ở khâu “3 tra” - Công khai bảng kiểm, thiết lập hệ thống nhắc ở nơi làm việc - Đánh giá mức độ tuân thủ, phản hồi và điều chỉnh hàng tuần 2.3 Hoạt động an toàn người bệnh tạị Bệnh viện đa khoa với nhận định sâu sắc An toàn là một trong sáu tiêu chuẩn chất lượng của chăm sóc sức khỏe Từ thời Hipporates, ông tổ của ngành y, vấn đề an toàn người bệnh đã được đặt ra “First do no harm” Điều đó có nghĩa là “việc đầu tiên nhân viên y tế cần làm cho người bệnh là không làm gì gây hại cho người bệnh” An toàn người bệnh là không để xảy ra các tai biến hay tổn thương có tbể ngăn ngừa do chăm sóc y tế gây ra, và cải tiến chất lượng liên tục nhằm cải thiện sức khỏe và đạt đến kết quả tốt nhất cho người bệnh (WHO, 2001) Tuy nhiên, bên cạnh đó, William Osler cũng chỉ ra rằng y khoa là khoa học của sự bất định, và là nghệ thuật của xác suất Một thuật điều trị được xem là tiêu chuẩn vàng hôm nay vẫn có thể trở thành sai lầm nguy hiểm trong tương lai (Michael, 1999) Vì thế trong ngành y, sai sót có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của quá trình chăm sóc sức khỏe từ chẩn đoán, điều trị, đến phòng ngừa Sai sót 80 từ lỗi hệ thống và sai sót, sự cố là cơ hội cho cải tiến Vậy làm thế nào để tạo một môi trường khuyến khích nhận diện sai sót, báo cáo sai sót, và học hỏi từ sai sót, để xác định nguyên nhân và có hoạt động thích hợp để cải thiện cho tương lai Xuất phát từ nhận định, quan điểm đó, Ban An toàn người bệnh trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp được hình thành với nhiệm vụ thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố tự nguyện, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật toàn bệnh viện, sau đó tiến hành điều tra và định kỳ phân tích nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm và có đề xuất biện pháp phòng ngừa hiệu quả, từ đó thông tin, học hỏi từ sai sót Bên cạnh đó, Ban An toàn người bệnh cũng hỗ trợ xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về bảo đảm an toàn cho người bệnh Triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật Hoạt động của Ban An toàn người bệnh được sơ đồ hóa như sau: Qua hai năm hoạt động, Ban an toàn người bệnh đã xây dựng được mạng lưới Tiểu ban An toàn người bệnh với 76 thành viên có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Ban đến tất cả nhân viên khoa/phòng Ban cũng đã hoàn thiện qui trình quản lý sự cố bệnh viện, triển khai tập huấn cho tất cả thành viên mạng lưới, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo sự cố và cơ chế khuyến khích khen thưởng khi báo cáo sự cố Số phiếu báo cáo sự cố tăng lên qua hàng năm, năm 2012 với 40 sự cố được báo cáo đã tăng lên gấp đôi vào một năm sau đó Và để xử trí cho các bước tiếp theo của qui trình quản lý sự cố, hàng năm, Ban An toàn người bệnh tổ chức ba diễn đàn về an toàn người bệnh, và 8 chương trình học hỏi từ sai sót về các chuyên đề liên quan đến sự cố được báo cáo như Băng huyết sau sanh, Suy thai trong chuyển dạ … và xuất bản 6 bản tin An toàn người bệnh như một kênh thông tin các sự cố và đề xuất giải pháp khắc phục đến tất cả nhân viên bệnh viện Hoạt động của An toàn người bệnh tại Bệnh viện ngày càng mạnh mẽ và qui cũ hơn vào cuối tháng 3 năm 2023, phòng quản lý chất lượng bệnh viện hình thành theo thông tư 19 của Bộ Y tế về triển khai công tác quản lý chất lượng bệnh viện Các hoạt động tập huấn qui trình quản lý sự cố được lặp đi lặp lại với nhiều hình thức tổ chức tích cực tạo sự phấn khích và chủ động cho người tham dự, các cuộc họp phân tích nguyên nhân gốc được triển khai hàng tuần với quan điểm “Vấn đề là gì? Tại sao vấn đề đó xảy ra? Và giải pháp là gì? Giúp giảm được phần nào mối quan ngại của văn hóa buộc tội trong nhân viên; nhưng điều quan trọng hơn cả là quan điểm “An toàn người bệnh là an toàn thầy thuốc”, “Bệnh nhân hạnh phúc làm nên những người bác sĩ hạnh phúc”, “Sự cố của người này là bài học kinh nghiệm cho người khác” và “Bệnh viện đã tốt nay còn tốt hơn” cùng với hình thức hoạt động nhóm sinh động và tạo động lực luôn được lồng ghép trong cách thức tổ chức Hoạt động an toàn người bệnh chưa dừng lại tại đó, Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo và tổ chức thành công các lớp kỹ năng mềm giúp thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng – An toàn người bệnh đạt được những bước tiến nhanh hơn như tổ chức các lớp Kỹ năng giao tiếp hiệu quả … những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý cấp trung – xương sống của bệnh viện Vì có triển khai thực hiện thì càng hiểu rõ bốn chữ “cam kết lãnh đạo”, tiêu chí tiên quyết cho hoạt động An toàn người bệnh và quản lý chất lượng, một hành trình có điểm bắt đầu nhưng chưa điểm kết thúc

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w