Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TRÀ VINH
- 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn
Website: http://ctec.tvu.edu.vn
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG HẠNG III
Chuyên đề: KHẢO SÁT VỀ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH TIÊU CHẢY
Họ và tên :
Ngày sinh:
Đơn vị công tác:
Trang 2BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP : BỆNH TIÊU CHẢY VÀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.TÌNH HÌNH BỆNH TIÊU CHẢY
1.1 Thế giới :
1 2 Tại Việt Nam:
1.3 Tỉnh Lạng Sơn :
2 NỘI DUNG
2.1 ĐỊNH NGHĨA
2.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH
2.3 DỊCH TỄ HỌC
2.3.1 Đường lây truyền
2.3.2 Yếu tố nguy c ơ
2.3.3 Sinh bệnh học
2.4 PHÂN LOẠI TIÊU CHẢY THEO LÂM SÀNG
2.5 ĐÁ N H GIÁ TIÊU CHẢY
2.6 XỬ T RÍ TIÊU CHẢY
2.7 PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
Trang 3BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cao ở trẻ
em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3-4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt bệnh mỗi năm
Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy
cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng kinh
tế đối với các quốc gia nghèo, đang hoặc kém phát triển, trong đó có Việt Nam
Tại Việt Nam, tiêu chảy là một trong mười bệnh có tỉ suất mắc và chết cao trong nhiều thập niên qua, ước tính hàng năm nước ta có 12000 trường hợp tử vong do tiêu chảy Số ca bệnh tiêu chảy năm 2012 ở 28 tỉnh miền Bắc là 433000, chỉ đứng sau số ca có triệu chứng cúm (870000) Số ca tử vong ước tính (2005) là
9600-12400 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy Trong năm 2005, ước tính chi phí điều trị trực tiếp cho những trường hợp tiêu chảy lên đến 3,1 triệu đô la Mỹ và 1,5 triệu đô la Mỹ cho những chi phí gián tiếp Trong số trẻ dưới 5 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, theo thống kê năm 2019, trong số 874 trẻ dưới 6 tuổi nhập viện thì có tới 205 trẻ mắc tiêu chảy cấp, chiếm 23,5% tổng số trẻ nhập viện Tỷ lệ này hầu như không thay đổi trong các năm 2020 và 2021 với các con số lần lượt là 20,1% và 21,3% Như vậy chứng tỏ cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thu thập thông tin về tình hình dịch tễ, yếu tố nguy cơ cũng như hiệu quả của công tác điều trị bệnh tiêu chảy cấp nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ tiêu chảy phải nhập viện, giảm thời gian nằm viện, tăng cường kiến thức phòng bệnh
và chăm sóc trẻ tiêu chảy cho cha mẹ bệnh nhi cũng như giảm tỷ lệ lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Trang 4Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ của bệnh tiêu chảy cấp
ở trẻ em dưới 6 tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện
Tình hình điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại bệnh viện
Những yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện dài ngày
Mục tiêu cụ thể:
Các đặc điểm trẻ bệnh tiêu chảy: giới tính, độ tuổi, yếu tố nguy cơ, mức độ tiêu chảy, tính chất phân, bệnh lý kèm theo, biến chứng của tiêu chảy
Tương quan giữa mức độ tiêu chảy, tình trạng nhiễm khuẩn với điều trị
Hiệu quả của Racedotril trong giảm số lần tiêu chảy ở trẻ em
Sự tương quan giữa thời gian nằm viện dài ngày với việc sử dụng kháng sinh, mất nước, hạ kali máu và bệnh hô hấp kèm theo
PHẦN 1:
1 Tình hình dịch tễ học.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm rộng rãi trên Thế giới, bệnh đã lôi cuốn nhiều đến sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà y học, bởi đó là nguyên nhân gây nên bệnh tật và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển và nhất là các nước nghèo
1.1.Tình hình bệnh tiêu chảy trên Thế giới:
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, người ta ước tính hàng năm có 1300 triệu lượt trẻ em <5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và 4 - 5 triệu trẻ em chết
vì bệnh này Trên toàn thế giới, trung bình 1 trẻ mắc 3,3 đợt tiêu chảy trong 1 năm Riêng các nước Đông - Nam Á: mỗi đứa trẻ hàng năm mắc 6 - 16 lần tiêu chảy, ở Việt Nam trung bình 2,2 đợt/năm
1.2.Tình hình bệnh tiêu chảy tại khu vực:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều công trình nghiên cứu điều tra ở Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh cho thấy ở các nước đang phát triển hàng năm có trên 750 triệu trường hợp tiêu chảy, trong đó 500 triệu là trẻ em dưới 5 tuổi Tử vong do tiêu chảy hàng năm từ 4-5 triệu trẻ em, có 80% trong số này là trẻ
em dưới 2 tuổi
1.3.Tình hình bệnh tiêu chảy ở Việt Nam:
Ở nước ta có khí hậu nóng ẩm nên bệnh tiêu chảy cũng chiếm vị trí quan trọng trong các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Theo thống kê của Viện Nhi Việt Nam - Thụy Điển: các bệnh nhi bị bệnh về tiêu hóa chiếm 18,08% tổng
số bệnh nhi vào viện, trong số đó tiêu chảy chiếm 72,39%.[6]
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm Theo thông báo dịch năm 2008, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có
số người mắc cao nhất.[6] Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất
và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác ở cơ thể trẻ Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe
Trang 5này là rất lớn, chưa tính đến thời gian và sức lực mà mỗi gia đình phải mất Như vậy tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản kinh phí không nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy Hiện nay với các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có thể làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp Các phương pháp này ngày càng được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng góp thành công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do tiêu chảy gây ra
Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỉ lệ mắc và chết của một bệnh Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi cá nhân đó nhậ ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra
Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có của các bà mẹ đang nuôi con dưới
5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó
PHẦN 2:
2 NỘI DUNG
2.1 ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong vòng
24 giờ và kéo dài không quá 14 ngày
2.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Vi rút
Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi Trẻ lớn và người lớn ít bị tiêu chảy do Rotavirus
Các vi rút khác có thể gây tiêu chảy: Adenovirus, Enterovirus, Norovirus
Vi khuẩn
- Coli đường ruột Escherichia Coli (E.Coli)
Trong đó, E Coli sinh độc tố ruột là tác nhân gây tiêu chảy cấp phân nước ở trẻ em
- Trực khuẩn lỵ (Shigella): gây hội chứng lỵ phân máu
- Campylobacter jejuni: gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc phân máu
- Salmonella enterocolitica: gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu
- Vi khuẩn tả Vibrrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn
Ký sinh trùng
- Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động
- Giardia lamblia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu
- Cryptosporidium: gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch Tiêu chảy nặng
và kéo dài ở trẻ SDD hoặc AIDS
Trang 6Nguyên nhân khác: sai lầm chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh,
2.3 DỊCH TỄ HỌC
2.3.1 Đường lây truyền:
Bệnh lây truyền qua đường phân - miệng: thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng
2.3.2 Yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi: trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn sam, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân
+ SDD: Trẻ SDD dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn Đặc biệt trẻ SDD nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao
+ Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài (AIDS) dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài
+ Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ
bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình
+ Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến
+ Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt
bị ô nhiễm
+ Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh
+ Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn
+ Không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn,…
2.3.3 Sinh bệnh học của tiêu chảy
Trong tình trạng bệnh lý, sự hấp thu nước và muối ở ruột non bị rối loạn, nhiều nước xuống đại tràng, không có khả năng tái hấp thu và gây tiêu chảy
Ruột non bình thường: hấp thu nước nhiều, bài tiết ít
Ruột non khi bị tiêu chảy xuất tiết: giảm hấp thu và tăng bài tiết
2.4 PHÂN LOẠI TIÊU CHẢY THEO LÂM SÀNG
Khám lâm sàng quan trọng hơn so với việc tìm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm
Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả)
- Là đợt tiêu chảy cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7 ngày, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy
- Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải
- Gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp tục nuôi dưỡng tốt
Trang 7Tiêu chảy cấp phân máu (hội chứng lỵ)
- Nguy hiểm chính là phá huỷ niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc
- Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và gây mất nước
- Chiếm khoảng 10% - 15%, có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu chảy
- Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có thể khác nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt) Nếu tổn thương ở thấp (đại tràng) phân ít nước, nhiều nhầy máu, có kèm theo mót rặn, đau quặn
Tiêu chảy kéo dài
- Là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày, chiếm khoảng 5% - 10% tổng
số các trường hợp tiêu chảy
- Nguy hiểm chính là gây suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất nước
- Thường phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo rối loạn hấp thụ nặng hơn tiêu chảy cấp
Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng (Marasmus hoặc Kwashiokor)
Nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng
2.5 ĐÁNH GIÁ TIÊU CHẢY
2.5.1 Đánh giá
Một trẻ bị tiêu chảy cần được đánh giá về:
- Mức độ mất nước và rối loạn điện giải
- Máu trong phân
- Thời gian kéo dài tiêu chảy
- Tình trạng suy dinh dưỡng - mức độ suy dinh dưỡng
- Các nhiễm khuẩn kèm theo
2.5.2 Đánh giá mức độ mất nước
Tất cả mọi trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ mất nước Có 3 mức độ mất nước:
- Mất nước nặng
- Có mất nước
- Không mất nước
Bảng 1: Xác định mức độ mất nước
Đánh giá Lượng dịch mất đi tươngđương % trọng lượng cơ
thể
Lượng dịch mất đi tính theo ml/kg trọng lượng cơ thể
Trang 8Không có dấu hiệu mất
Bảng 2: Đánh giá và phân loại lâm sàng tiêu chảy mất nước
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Mắt trũng
- Không uống được nước hoặc uống kém
- Nếp véo da mất rất chậm
Mất nước nặng
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích
- Mắt trũng
- Uống háo hức, khát
- Nếp véo da mất chậm
Có mất nước
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có
mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước
2.5.3 Đánh giá nhũng vấn đề khác
- Đánh giá lỵ
Tiêu chảy có máu trong phân là lỵ Khoảng 60% các trường hợp lỵ là do Shigella Shigella là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lỵ nặng Để tìm nguyên nhân thực sự của lỵ cần phải cấy phân, ít nhất sau 2 ngày mới biết kết quả, vì vậy dựa vào lâm sàng là chủ yếu
- Cân bệnh nhi
Góp phần đánh giá độ mất nước và quyết định số lượng dịch cần bù ở bệnh nhi mất nước và mất nước nặng
- Xét nghiệm
- Thường không cần phải làm xét nghiệm khi trẻ tiêu chảy nhẹ không mất nước Một số trường hợp khác có thể làm xét nghiệm như công thức máu, soi phân, cấy phân, làm điện giải đồ
- Biến chứng
Trang 9Tiêu chảy và các biến chứng liên quan của tiêu chảy có thể gây nên tình trạng diễn biến nặng của bệnh Một trong những biến chứng quan trọng nhất của bệnh tiêu chảy là mất nước và điện giải
Tiêu chảy làm cho nước và các chất điện giải đi ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ bởi ruột Khi trẻ mắc bệnh sẽ giảm khả năng uống nước để bù đắp cho sự mất nước do tiêu chảy, gây nên tình trạng mất nước Hầu hết các ca tử vong
do tiêu
chảy xảy ra ở trẻ em và người già có sức khỏe yếu là do tình trạng mất nước
nghiêm trọng Mất nước và các chất khoáng (chất điện giải) xảy ra khi tiêu chảy quá nhiều có kèm theo nôn hoặc không có nôn
- Mất nước là biến chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tiêu chảy do viêm
dạ dày ruột bởi virus hoặc nhiễm khuẩn, do lượng nước chiếm một phần lớn khối lượng của trẻ (> 80%) do vậy trẻ rất nhạy cảm với sự mất nước
- Bệnh nhân mất nước nhẹ có thể gặp triệu chứng khát và khô miệng Điện giải cũng bị mất cùng với nước khi tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy nặng và tình trạng thiếu hụt điện giải có thể xảy ra Thiếu hụt điện giải xảy ra thường là do thiếu natri
và kali
Cũng có thể tình trạng này xảy ra với clorua và bicarbonate
Biến chứng chính hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy :
+ Mất nước nhiều: gây rối loạn điện giải
+ Chuyển từ tiêu chảy cấp qua tiêu chảy kéo dài
+ Suy thận cấp
+ Trụy tim mạch
+ Có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời
2.6 XỬ TRÍ BỆNH TIÊU CHẢY CẤP
2.6.1 Mục tiêu
1 Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước
2 Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước
3 Dự phòng SDD
4 Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng
bổ sung kẽm
2.6.2 Quyết định điều trị
Sau khi hoàn thành việc thăm khám, cần quyết định chọn phác đồ điều trị
Lựa chọn phác đồ thích hợp dựa vào mức độ mất nước
- Đối với trẻ không mất nước, lựa chọn phác đồ A.
Phác đồ A : hay còn gọi là phác đồ điều trị tiêu chảy tại nhà, phác đồ này dành cho các bà mẹ
và cán bộ y tế cơ sở với 3 nguyên tắc sau đây:
Trang 10* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để đề phòng mất nước
- Loại dịch: dung dịch Oresol (ORS) là tốt nhất
Ở dạng dung dịch tạo nước đường uống (ORS) đặc biệt được bào chế cho trẻ tiêu chảy có sẵn trên thị trường hòa tan cho trẻ uống trong vòng 24h, không sử dụng quá 24h
phải đổ dung dịch còn dư trong bình và pha lại dung dịch mới để sử dụng
Dung dịch ORS dạng gói
Pha ORS, pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng, giúp bé mau phục hồi
và giảm thiểu tình trạng sụt cân Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước sôi để nguội (không nên pha nữa gói ORS với nữa lít nước) Nếu dung dịch bù đã pha quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi Nếu bé không thích dung dịch bù nước này hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần/ ngày) có thể bù bằng nước uống hằng ngày Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói, nôn nhiều, nên việc bù nước hết sức cần thiết, cho bé uống từng ít một (15-20 ml, tương đương với 5-10 muỗng cà phê cho một lần uống) mỗi 15 phút uống một lần
Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn
- Cho trẻ uống tùy theo khả năng hoặc theo hướng dẫn dưới đây:
Tuổi Lượng dịch uống sau mỗi
lần đi ngoài Lượng OSR tối thiểu cấpđê dùng tại nhà Trẻ dưới 24 tháng
Trẻ 2 – 10 tuổi 100 – 200 ml 1000 ml/ngày
Trẻ trên 10 tuổi Cho uống theo nhu cầu 2000 ml/ngày
Nếu không có sẵn dung dịch ORS có thể dùng các loại dịch uống thích hợp khác thay
thế cho trẻ như nước sôi để nguội, nước sạch, nước dừa, nước trái cây hay súp gà, có
thể nấu nước cháo muối cho trẻ
* Cách nấu nước cháo muối như sau: Lấy 1 nắm gạo và thêm 6 chén nước sạch (khoảng 1200ml), dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa bốc 1 nhúm muối bỏ vào xoong nấu
cho tới khi gạo nở bung ra, chắc lấy nước cho trẻ uống
Cho trẻ uống nước cháo muối
* Tiếp tục cho trẻ ăn, nếu trẻ còn bú phải tiếp tục cho bú bình thường
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng số lần cho bú để trẻ bổ sung thêm lượng dinh dưỡng mất đi
- Nếu trẻ không bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú sữa và điều cần thiết là không nên pha loãng sữa ra hay thay đổi sữa cho trẻ mà cho trẻ ăn uống các loại sữa mà trẻ được