Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH …………… TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………… - - TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Thực hành Phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ mang thai tại huyện BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG 2 ĐẶT VẤN ĐỀ HIV/AIDS hiện nay vẫn được coi là vấn đề sức khỏe cộng động, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Hòa Bình cũng được coi là nơi trung chuyển buôn bán và vận chuyển ma túy, những vụ buôn bán ma túy lớn như ở Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu càng làm cho tình hình sử dụng ma túy và lây nhiễm HIV trở nên phức Họ và tên: Ngày sinh: ……………… , NĂM 2023 tạp Tính đến tháng 31/12/2022 tại Hòa Bình lũy tích người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh là 2439, số nhiễm HIV/AIDS còn sống 1284, đã tử vong là 1155 HIV đã xuất hiện ở 100% số huyện, thành phố và 97.3% số xã trong tỉnh [19] Trong số người nhiễm HIV vẫn tập chung chính ở hai đối tượng tiêm chích ma túy và gái mại dâm, nhưng đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng phụ nữ có thai, trẻ em Mai Châu là một trong ba huyện có số người nhiễm HIV đông nhất trong toàn tỉnh Điều kiện kinh tế người dân và đường xá đi lại khá khó khăn Tính đến 31/12/2022 lũy tích HIV/AIDS của huyện Mai Châu là 385, trong đó bệnh nhân HIV còn sống 169, số bệnh nhân đã tử vong là 216 Tổng số 3 phụ nữ mang thai: 368 người; số PNMT được xét nghiệm HIV: 149 người (tỷ lệ PNMT xét nghiệm HIV đạt 40,5%) [20] Chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Hòa Bình được triển khai từ năm 2008, hàng năm có khoảng chục nghìn phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV hàng năm không cao ( khoảng 60-70%), năm 2022 có 04 trẻ xét nghiệm dương tính HIV, đây là những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV nhưng mẹ không đi xét nghiệm HIV nên không biết tình trạng nhiễm HIV của mình, khi trẻ lớn ốm đau quặt quẹo đi khám và xét nghiệm mới biết cả mẹ và con đều nhiễm HIV Qua giám sát thực trạng về hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho thấy vẫn có những phụ nữ khi mang thai tâm lý chỉ đi siêu âm để biết thai nhi phát triển như thế nào, nhưng chưa thực sự trú trọng việc xét nghiệm để biết mình có nhiễm HIV hay không, nhiều phụ nữ mang thai chưa tham gia tư vấn xét nghiệm HIV, để đến khi chuyển dạ xét nghiệm mới biết mình nhiễm HIV và vào điều trị ARV muộn, những trường hợp đó nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ rất cao Nhằm tìm hiểu những khó khăn thuận lợi, đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc điều trị HIV/AIDS nói chung và chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ mang thai tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, năm 2023” 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu chung Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành Phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ mang thai tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và một số yếu tố liên quan, trên cơ sở đó đề ra giải pháp hữu hiệu về tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai 2 Mục tiêu cụ thể 2.1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành Phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ mang thai tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình năm 2022 2.2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành Phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ mang thai huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, năm 2022 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm cơ bản về HIV/AIDS 1.1.1 Đặc điểm sinh bệnh học của HIV/AIDS HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [4] AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [4] HIV thuộc nhóm vi rút có tên Retroviridae làm suy giảm hệ thống miễn dịch thông qua sự tấn công tế bào lympho T4, đây là tế bào có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, được xem như là người nhạc trưởng hay là người chỉ huy điều hòa hệ thống miễn dịch HIV dần hủy hoại hệ thống miễn dịch bằng cách làm suy yếu và tiêu diệt các tế bào mang thụ quan CD4 và cuối cùng dẫn đến tử vong [4] Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn Các tài liệu khác nhau có thể phân chia ra các giai đoạn khác nhau, nhưng sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau: giai đoạn 1 là giai đoạn nhiễm HIV cấp, giai đoạn 2 là giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng; giai đoạn 3 là giai đoạn cận AIDS; giai đoạn 4 là AIDS 1.1.2 Các phương thức lây truyền HIV và biện pháp Phòng, chống Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn lây truyền HIV duy nhất Sự lây nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng HIV có trong máu hay dịch thể của người nhiễm HIV, tình trạng tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, diện tiếp xúc, sức đề kháng của cơ thể, độc tính hay tính gây nhiễm của HIV Lây truyền HIV qua đường tình dục là xâm nhập đường hậu môn, âm đạo và cuối cùng là đường miệng [4] Có nhiều cách phòng tránh lây nhiễm qua đường tình dục như không quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình 6 duy nhất, luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục có hiệu quả [4] Nguy cơ lây truyền qua đường máu có tỷ lệ rất cao, trên 90% HIV có thể truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm (BKT) bị nhiễm HIV mà không tiệt trùng cẩn thận, đặc biệt ở những người tiêm chích ma tuý (TCMT) theo đường tĩnh mạch Do đó biện pháp phòng chống lây truyền qua đường máu là không tiêm chích ma túy, nếu phải tiêm thì dùng BKT dùng một lần, thực hiện tốt công tác tiệt trùng, vô trùng trong y tế nhất là vô trùng các dụng cụ lấy máu, sàng lọc các túi máu trước khi truyền….[4] Lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong lúc mang thai, trước và trong một thời gian ngắn sau đẻ, và lây qua sữa mẹ khi mẹ cho trẻ bú Các biện pháp phòng lây truyền từ mẹ sang con như thực hiện giáo dục sức khoẻ và tư vấn cho nữ thanh niên về nguy cơ và hậu quả lây nhiễm HIV cho con, khuyến khích xét nghiệm sàng lọc trước khi kết hôn, khi quyết định có thai và khi có thai 1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay 1.2.1 Tại Việt Nam Tính đến 31/10/2022 Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 242.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng hơn 220.580 người đã biết tình trạng nhiễm HIV Đến nay đã có trên 112.572 người nhiễm HIV tử vong; 100% tỉnh, thành phố và 98% số quận, huyện đã phát hiện người nhiễm HIV Trong 10 tháng đầu năm 2022 cả nước xét nghiệm phát hiện mới 9.025 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong là 1.578 trường hợp Số người mới phát hiện tập chung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 tuổi ( 48,6%) và 30-39 tuuổi ( 28,4%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn ( 81,6%) và qua đường máu ( 14,3%), đường mẹ truyền sang con là 1,8% Đối với chương trình dự Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tính đến 31/10/2022 có 1.034.272 lượt PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có 630 phụ nữ nhiễm HIV, trong đó có 52% PNMT được xét nghiệm trong thời kỳ mang thai 7 1.2.2 Tình hình dịch HIV/AIDS ở Hòa Bình Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình, từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1996 tính đến tháng 31/12/2022 lũy tích người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh là 2439, số nhiễm HIV/AIDS còn sống 1284, đã tử vong là 1155 HIV đã xuất hiện ở 100% số huyện, thành phố và 97,3% số xã trong tỉnh *Tình hình dịch HIV/AIDS các huyện thành phố Tỷ lệ nhiễm HIV tại địa phương là 0,1% ( đạt mục tiêu mong đợi là khống chế tỷ lệ hiện nhiễm 30 tuổi 25 26,4 II Dân tộc 110 100 4 Thái 63 57,3 5 Kinh 18 16,4 6 Mường 24 21,8 7 Dân tộc khác 5 4,5 Tổng số 110 ĐTNC là phụ nữ mang thai, ĐTNC có cao tuổi nhất là 35, thấp nhất là 15, độ tuổi chủ yếu tập trung nhiều là 20-30 chiếm 60%, độ tuổi 97% ĐTNC hiểu biết về các đường lây của HIV là qua đường máu, đường tình dục và đường mẹ truyền sang con,còn lại số rất ít hiểu không đúng về đường lây của HIV có thể lây qua ôm hôn (2%) 3.2.3: Hiểu biết về triệu chứng giai đoạn muộn của bệnh AIDS Hiểu biết về dấu hiệu Tần số Tỷ lệ % Sốt kéo dai 81 74 Ỉa chẩy kéo dài 88 80 Suy kiệt, sút cân nhanh chóng 96 96 Lở loét toàn thân 16 15 Không có dấu hiệu gì 3 3 Khác 13 13 Không biết 9 8 ĐTNC cũng có kiến thức khá tốt về dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân AIDS ở giai đoạn muộn như Sốt kéo dài (74%), ỉa chảy kéo dài(80%), suy kiệt sụt cân nhanh chóng 96%), tuy nhiên vẫn có những ĐTNC cho rằng giai đoạn muộn ở bệnh nhân AIDS không có dấu hiệu gì ( 3%) 3.2.4: Hiểu biết về hậu quả của HIV/AIDS Có 74% ĐTNC hiểu biết đúng về hậu quả của HIV/AIDS là suy giảm miễn dịch, 98% cho rằng dẫn đến mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và 90% ĐTNC cho rằng sẽ dẫn đến tử vong 3.2.5: Hiểu biết về cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục 94% ĐTNC hiểu đúng muốn tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục cần tránh mua bán dâm, 95% cho rằng chỉ nên có một bạn tình, đặc biệt 100% cho rằng cần sử dụng bao cao su đúng cách 3.2.6: Hiểu biết về người có khả năng nhiễm HIV 19 Đối với hiểu biết đúng về người có khả năng nhiễm HIV có 93% ĐTNC cho rằng phải xét nghiệm máu mới biết người đó có nhiễm HIV hay không, tuy nhiên vẫn có 6% hiểu sai rằng chỉ cần quan sát cũng biết người đó có nhiễm HIV ĐTNC cũng hiểu đúng về các khả năng có thể lây nhiễm HIV như truyền máu không qua sàng lọc (67%), quan hệ nhiều bạn tình (92%), đặc biệt tiêm chích ma túy chung BKT có khả năng lây nhiễm HIV (100%) 3.2.7: Hiểu biết về dịch vụ hỗ trợ xét nghiệm HIV Đối với hiểu biết về các dịch vụ hỗ trợ xét nghiệm HIV, có 95% cho rằng đến các TTYT huyện để xét nghiệm HIV, còn lai có thể đến các cơ sở y tế tư nhân (45%), trạm y tế (7%) hoặc Bệnh viện tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh(56%) 32.8 Hiểu biết về các nguy cơ bị nhiễm HIV của ĐTNC Trong nghiên cứu này, ĐTNC đã chỉ ra rằng mình có thể nhiễm HIV do không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (32%), do có nhiều bạn tình (31%), còn lại số ít cho rằng có thể do chồng có nhiều bạn tình (8%) 3.2.9: Hiểu biết về thuốc chữa khỏi hẳn bệnh AIDS Đối với hiểu biết về thuốc chữa khỏi hẳn bệnh AIDS, có 97% ĐTNC hiểu đúng hiện nay cho có thuốc chữa khỏi hằn bệnh AIDS, tuy nhiễn vẫn có 2% ĐTNC cho rằng đã có thuốc chữa khỏi rồi 3.3.Thái độ đối với người nhiễm HIV Về thái độ của ĐTNC đối với người nhiễm HIV, đa phần thái độ khá tích cực, 81% cho rằng sẽ giúp đỡ người nhiễm HIV, tuy nhiên vẫn có 18% cho rằng vẫn tiếp xúc nhưng tìm cách bảo vệ mình 3.3.1: Thái độ của ĐTNC đối với người thân nhiễm HIV Đối với tránh nhiệm về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đa phần cho rằng trách nhiệm này do cả 2 người, tuy nhiên vẫn có một số cho rằng trách nhiệm này là của người đàn ông (10%) Về vấn đề này, khi phỏng vấn sâu, cũng có nhiều ý kiến trái chiều: 20 “Theo em trách nhiệm về dự phòng HIV cho vợ, cho con là của các ông chồng chứ phụ nữ có chủ động được gì đâu” – H.T.V, 22 tuổi, Chiềng châu, Mai Châu “Việc dự phòng cho mình hay cho con đều phải cả hai vợ chồng bàn bạc, giống như sử dụng BCS tránh thai cả hai đều phải thống nhất chứ” – B.T.N, 23 tuổi, Mai Hạ 3.3.2: Trách nhiệm về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Trách nhiệm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ Tần số Tỷ lệ sang con Cả hai 79 72 Đàn ông 11 10 Phụ nữ 20 18 Đa phần ĐTNC có thái độ rất tích cực họ sẵn sàng xét nghiệm HIV và phòng chống HIV (chiếm 96%) 3.3.3: Thái độ của ĐTNC đối với xét nghiệm HIV và phòng chống HIV Thái độ Xét nghiệm HIV Phòng chống HIV Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Rất sẵn sàng 73 66 106 96 Sẵn sàng 37 34 4 4 Không sẵn sàng 0 0 0 0 Không biết 0 0 0 0 3.3.4 Thực hành phòng chống HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu tỷ lệ ĐTNC có nhận kết quả xét nghiệm HIV sau khi đi xét nghiệm HIV 78.18 ĐTNC có xét nghiệm HIV khi mang thai tỷ lệ 79.09 ĐTNC có BCS khi QHTD để phòng lây nhiễm HIV 50.91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 3.3.5: Tổng hợp thực hành PC HIV/AIDS của ĐTNC Về thực hành phòng chống HIV/AIDS, trong nghiên cứu này ĐTNC đã có kết quả chưa thực sự khả quan như chỉ có 78% trả lời họ sẽ nhận kết quả