1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên :các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử trong công tác xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng – trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hải phòng

23 143 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Vấn Đề Liên Quan Đến Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Tác Xét Nghiệm Chẩn Đoán Hình Ảnh & Thăm Dò Chức Năng
Tác giả Lương Thị Thanh Thúy
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Y
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 41,72 KB

Nội dung

Văn hoá là cái đẹp nhân bản kết tinh từ những tinh hoa của nhân loại, và là nền tảng vững chắc nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Thì Văn hoá ứng xử trong nghề nghiệp giữa các nhân viên y tế cũng là một bộ phận cấu thành nên văn hoá và là nét đẹp trong giao tiếp giữa những con người đang ngày đêm giành giật lại sự sống cho người bệnh, xoá đi những nỗi đau và mang lại niềm vui cho biết bao số phận. Văn hóa ứng xử có thể được hiểu là thái độ, hành vi của con người trong giải quyết các mối quan hệ với mình, với tự nhiên và xã hội theo những giá trị chuẩn mực văn hóa phù hợp với yêu cầu xã hội. Đối với mỗi người nhân viên y tế, thời gian trong một ngày, ngoại trừ lúc ngủ, những lúc một mình hay chú tâm vào công việc, khoảng thời gian còn lại là để tiếp xúc, trao đổi và trò truyện với đồng nghiệp, với những người xung quanh. Vậy tại sao ta không khéo léo hơn trong văn hoá ứng xử?. Văn hóa ứng xử trong cơ sở y tế là những biểu hiện hoạt động của mỗi cá nhân (hoặc nhóm người), được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh,trong công việc và môi trường hoạt động thực hành chăm sóc sức khỏe hằng ngày tại cơ sở y tế. Giao tiếp ứng xử là phẩm chất không thể thiếu được của người cán bộ y tế, điều này thể hiện đẳng cấp của ngành Y tế trong xã hội hiện đại. Qua phong cách ứng xử văn minh, phục vụ chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, luôn lấy người bệnh làm trung tâm trong quá trình hoạt động, phát triển của đơn vị mình sẽ khẳng định thương hiệu và uy tín của cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe mà trọng tâm là giao tiếp hiệu quả giữa thầy thuốc và người bệnh (NB) là rất quan trọng để có thể cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao, đóng góp trong việc cải thiện kết quả tự báo cáo về sức khỏe của người bệnh, làm giảm lo âu, căng thẳng về bệnh tật, tăng khả năng ứng phó của người bệnh, mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt mà bất cứ một cơ sở khám chữa bệnh nào cũng phải quan tâm thực hiện.

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

Chủ đề

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ

TRONG CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH & THĂM

DÒ CHỨC NĂNG – TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

Trang 2

Tôi tên Lương Thị Thanh Thúy học viên lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp Điều dưỡng/HS/KTV, tại Sở Y tế tỉnh …, xin cam đoan:Đây là tiểu luận của riêng tôi, các số liệu, kết quả và các thông tin được sửdụng nêu trong tiểu luận là trung thực Bài viết được tham khảo có trích dẫn rõràng và chưa được từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này!

Hải Phòng, ngày 13 tháng 9 năm 2023

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 3

Phần II: NỘI DUNG 4

3.1 Tạo dựng niềm tin của NB và TN người bệnh đối với thầy thuốc trong khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh & thăm dò chức năng trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hải Phòng 4

3.1.1 Kỹ năng giao tiếp 4

3.1.2 Kỹ năng thu thập thông tin 5

3.1.3 Kỹ năng cung cấp thông tin 7

3.1.4 Kỹ năng tạo động lực của người TT để động viên khích lệ NB tuân thủ điều trị hoặc thay đổi thái độ, hành vi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe 8

3.2 Giúp nhân viên y tế nâng cao kiến thức và hiệu quả trong giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà bệnh nhân 9

3.3 Giúp mỗi nhân viên y tế hoàn thiện bản thân và tự tin hơn khi giao tiếp trong cơ sở y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân .12

3.3.1 Văn hóa ứng xử đồng nghiệp với đồng nghiệp 14

3.3.2 Văn hóa đối xử giữa nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 16

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

4.1 Kết luận 17

4.2 Kiến nghị 17

Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO………19

Trang 5

PHẦN I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn hoá là cái đẹp nhân bản kết tinh từ những tinh hoa của nhân loại, và

là nền tảng vững chắc nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội Thì Văn hoáứng xử trong nghề nghiệp giữa các nhân viên y tế cũng là một bộ phận cấu thànhnên văn hoá và là nét đẹp trong giao tiếp giữa những con người đang ngày đêmgiành giật lại sự sống cho người bệnh, xoá đi những nỗi đau và mang lại niềmvui cho biết bao số phận

Văn hóa ứng xử có thể được hiểu là thái độ, hành vi của con người tronggiải quyết các mối quan hệ với mình, với tự nhiên và xã hội theo những giá trịchuẩn mực văn hóa phù hợp với yêu cầu xã hội Đối với mỗi người nhân viên y

tế, thời gian trong một ngày, ngoại trừ lúc ngủ, những lúc một mình hay chú tâmvào công việc, khoảng thời gian còn lại là để tiếp xúc, trao đổi và trò truyện vớiđồng nghiệp, với những người xung quanh Vậy tại sao ta không khéo léo hơntrong văn hoá ứng xử? Văn hóa ứng xử trong cơ sở y tế là những biểu hiện hoạtđộng của mỗi cá nhân (hoặc nhóm người), được thể hiện ở lối sống, nếp sống,suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với nhữngngười xung quanh,trong công việc và môi trường hoạt động thực hành chăm sócsức khỏe hằng ngày tại cơ sở y tế

Giao tiếp ứng xử là phẩm chất không thể thiếu được của người cán bộ y

tế, điều này thể hiện đẳng cấp của ngành Y tế trong xã hội hiện đại Qua phongcách ứng xử văn minh, phục vụ chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, luônlấy người bệnh làm trung tâm trong quá trình hoạt động, phát triển của đơn vịmình sẽ khẳng định thương hiệu và uy tín của cơ sở khám chữa bệnh Vì vậy vănhóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe mà trọng tâm là giao tiếp hiệuquả giữa thầy thuốc và người bệnh (NB) là rất quan trọng để có thể cung cấpdịch vụ y tế có chất lượng cao, đóng góp trong việc cải thiện kết quả tự báo cáo

về sức khỏe của người bệnh, làm giảm lo âu, căng thẳng về bệnh tật, tăng khảnăng ứng phó của người bệnh, mang lại sự hài lòng cho người bệnh

Trang 6

Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt mà bất cứ một cơ sở khám chữabệnh nào cũng phải quan tâm thực hiện.

Trang 8

PHẦN II:

NỘI DUNG 3.1.Tạo dựng niềm tin của NB và TN người bệnh đối với thầy thuốc trong Trung tâm KSBT Thành phố Hải Phòng.

Với mục tiêu tạo dựng niềm tin của người bệnh và thân nhân người bệnhđối với thầy thuốc trong trung tâm kiểm soát Bệnh tật thông qua giao tiếp, ứng

xử, điều quan trọng nhất trong quan hệ giữa bệnh nhân (BN) và thầy thuốc (TT)chính là sự tin tưởng Để đạt được sự tin tưởng của bệnh nhân và người nhà bệnhnhân thì nhân viên y tế cần phải có những kỹ năng cơ bản sau:

3.1.1 Kỹ năng giao tiếp

Ứng xử có vai trò quan trọng để BN có cơ hội bày tỏ cảm xúc, tâm tưnguyện vọng và lắng nghe ý kiến của NB

Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh,thiết lập mối quan hệ hiệu quả giữa thầy thuốc và NB, đồng thời giúp thầy thuốcgiáo dục và tư vấn về sức khỏe cho người bênh và người nhà NB

Để giao tiếp có hiệu quả trong thực hành chăm sóc sức khỏe, trước hếtcần xác định rõ và chính xác các đặc điểm của đối tượng cần giao tiếp(họ là ai?).Trong giao tiếp nói chung và trong thực hành CSSK nói riêng sự hiểu biết rõ vềđối tượng giao tiếp( NB, người nhà NB) đóng một vai trò hết sức quan trọng vìgiúp xác định được cách thức thu thập và biểu đạt thông tin tối ưu nhất và tránhđược các xung đột trong giao tiếp Thông thường bên cạnh các thông tin trựctiếp liên quan đến vấn đề sức khỏe, người TT cần biết rõ những thông tin cơ bản

về NB và gia đình họ như: Đặc điểm nhân khẩu học, tuổi, giới tính nghề nghiệp,dân tôc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế Mưc độ hiểubiết của NB, người nhà NB về vấn đề sức khỏe Thái độ đối với vấn đề sứckhỏe; Đặc điểm tính cách/tâm lý, niềm tin …Để có thể giao tiếp hiệu quả nhằm

có được các thông tin trên một cách chính xác và kịp thời, ngoài những kỹ nănggiao tiếp thông thường, người TT cần có một số kỹ năng gioa tiếp quan trọng với

NB, người nhà NB như kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng cung cấp thông tin

Trang 9

và tư vấn sức khỏe…Các kỹ năng giao tiếp có thể được phát triển thông qua thựchành thường xuyên, kiên nhẫn và với tâm thế luôn sẵn sàng học hỏi.

3.1.2 Kỹ năng thu thập thông tin

Kỹ năng này giúp bác sỹ có những thông tin cơ bản về bệnh nhân để thuậnlợi cho việc thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả

Để thu thập thông tin hiệu quả trong giao tiếp của TT, kỹ năng hỏi vàlắng nghe là rất quan trọng Hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc chẩnđoán, lựa chọn phác đồ điều trị…Thầy thuốc thường bắt đầu đặt câu hỏi từ câuchuyện mà BN thuật lại Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở, NBthường phải mô tả, diễn giải về điều TT muốn hỏi nên thường bắt đầu bằng câuhỏi “ tại sao”, “làm thế nào”… Nội dung trả lời cho câu hỏi mở của NB giúp TTbiết được ý kiến hay nhận thức của NB về chủ đề một cách đầy đủ và sâu hơn.Muốn vậy người TT phải đặt ra những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp vớiđặc điểm của người bệnh Nội dung hỏi để thu thập thông tin bao gồm nhữngcâu hỏi về: Cảm giác, dấu hiệu về thể chất, tinh thần, nỗi lo lắng, hành vi liênquan đến vấn đề sức khỏe và kỳ vọng của NB Khi hỏi TT cần lưu ý thể hiện sựquan tâm, lịch sự và nhã nhặn đối với NB và đồng thời cần tạo cơ hội để NB thểhiện cảm xúc, mối quan tâm và động viên NB đặt câu hỏi…

Bên cạnh việc hỏi hiệu quả thì lắng nghe tích cực cũng là một kỹ năngquan trọng trong thu thập thông tin Chỉ có lắng nghe tích cực TT mới giải mãđược, hiểu được những thông tin ẩn chứa phía sau các lời nói, cử chỉ hay biểuhiện của NB Lắng nghe tích cực không chỉ đòi hỏi việc nghe chính xác thôngtin mà cần phải quan tâm đến điệu bộ, cử chỉ, sự thay đổi âm điệu trong lời nóicủa NB và phải hiểu những điều NB không thể nói ra được

Để lắng nghe tích cực, TT cần:

- Ngồi đối diện với NB một cách thoải mái nhất

- Giữ thái độ cởi mở

- Hơi nghiêng về phía NB

- Giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể phù hợp

Trang 10

- Thư giãn để lắng nghe, chú ý biểu cảm gương mặt.

Các yếu tố cản trở đến quá trình nghe tích cực của TT:

- Quan liêu, kể cả, hấp tấp, vội vàng, căng thẳng, lo lắng

- Ngồi không thoải mái

- Thiếu tập trung, thiếu chú ý lắng nghe

Kỹ năng thấu hiểu người bệnh: Thông cảm và thấu hiểu ở đây muốn nóiđến các hành động của người TT, trong việc hiểu các ý nghĩ và sẵn sàng chia sẽvới người bệnh Sự thông cảm có thể truyền đạt cho người khác bằng lời hoặckhông lời

Cách thể hiện thông cảm bằng lời nói:

- Chứa đựng cảm xúc

- Đề cập đến cảm xúc

- Dùng nhiều câu hỏi mở

- Giọng nói ấm áp

- Nội dung nói không thể hiện thiên vị

Cách thể hiện sự cảm thông bằng ngôn ngữ không lời:

- Nhìn vào mắt NB

- Gật đầu nhẹ nhàng

- Hơi mỉm cười

- Tác phong và điệu bộ nhẹ nhàng

- Hơi nghiêng người về phía trước khi ngồi gia tiếp với NB/người nhà

- Phong thái thoải mái, không thể hiện sự vội vàng, khó chịu

Ứng xử với những NB đặc biệt hoặc những trường hợp khó:

Bất cứ TT nào đều có thể đã và sẽ gặp những người bệnh đặc biệt hoặctrường hợp khó.Nếu trong trường hợp này TT không xử lý phù hợp thì sự tươngtác có thể làm cho cả TT và NB cảm thấy chán nản, mệt mỏi và thậm chí là tuyệtvọng Cách tiếp cận tốt nhất là phòng không để tình trạng này xảy ra Để tránhnhững cuộc tương tác khó khăn như vậychúng ta cần làm:

Trang 11

- Đầu tiên cần thừa nhận và giải quyết sớm những vấn đề sức khỏe tâmthần tiềm ẩn của NB trong mối quan hệ giữa TT và NB.

- Thứ hai TT cần lưu ý rằng việc bất bình hay không đồng ý của TT lànguyên nhân khiến NB cảm thấy họ không được tôn trọng và không được lắngnghe

- Thứ ba cân nhắc ngôn ngữ cơ thể của TT khi tương tác với NB; hãyngồi và nhìn người bệnh khi họ cung cấp các thông tin về bệnh sử

- Thứ tư hãy lưu ý đến trạng thái cảm xúc của bản thân TT; Thôngthường đó có thể là đầu mối đầu tiên của các mâu thuẫn tìm tàng Nếu NB trởnên căng thẳng TT có thể làm hai cách để giảm tình trạng đó

Hãy giữ thật “chuyên nghiệp” khi căng thẳng hãy thở sâu và nếu có thể

ra khỏi phòng, đi lại và thở sâu một chút để thư giản Khi TT cảm thấy căngthẳng đã giảm chút ít hãy hỏi bản thân rằng NB đã thật sự yêu cầu gì Hãy đặtmình vào cương vị là NB Bực tức/cấu giận thường là biểu hiện bề ngoài của sự

lo sự, và nhận biết điều này có thể hỗ trợ việc lấy lại cảm xúc bình tĩnh và đồngcảm của TT với NB

Tất cả những kỹ năng đó khi nhân viên y tế thể hiện trước người bệnhcũng nhưng người nhà bệnh nhân, sẽ lấy được niềm tin từ họ

Kỹ năng tạo động lực để người bệnh tuân thủ điều trị hoặc thay đổi thái

độ, hành vi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe

3 1.3 Kỹ năng cung cấp thông tin.

Dịch vụ y tế là loại dịch vụ đặc biệt liên quan đến tính mạng con người.Tạo lập mối quan hệ gần gũi giữa thầy thuốc với người bệnh sẽ củng cố và tăngcường niềm tin của họ vào thầy thuốc và cơ sở y tế, bởi người bệnh bước chânvào cơ sở y tế mang theo nhiều nỗi lo âu Vì vậy, thầy thuốc cần có kỹ năng giaotiếp, trong đó có kỹ năng cung cấp thông tin, tư vấn nhằm giải thích có lý, cótình để người bệnh yên tâm điều trị Theo điều tra của hội điều dưỡng Việt Namthực hiện ở sáu bệnh viện, người bệnh khi nằm viện mang theo một số lo lắng,

Trang 12

băn khoăn chính: bệnh không khỏi và biến chứng nặng hơn (95 – 99%), cán bộ,nhân viên y tế không nhệt tình (62%), không đủ tiền để chữa bệnh (55%), phảichờ đợi lâu (gần 40%)… Điều đó cho thấy sự đồng cảm và cung cấp đầy đủthông tin của thầy thuốc là hết sức quan trọng.

Kỹ năng cung cấp thông tin của thầy thuốc cho người bệnh là khả năngvận dụng kiến thức, kinh nghiệm của người thầy thuốc vào việc truyền đạt chongười bệnh những thông tin ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, đúng lúc với thái độtôn trọng, đồng cảm nhằm mục đích giúp người bệnh yên tâm, hiểu rõ về vấn đềsức khỏe của mình và nâng cao nhận thức của họ để họ cùng tham gia vào giảiquyết vấn đề sức khỏe của mình trong quá trình thăm khám và điều trị

Quá trình điều trị, người thầy thuốc cần dành thời gian gặp gỡ, giải thíchcặn kẽ cho người bệnh Cách giải thích và sự đồng cảm của cán bộ, nhân viên y

tế sẽ là liều thuốc “ hạ áp” nỗi bức xúc, lo âu của người bệnh và người nhà của

họ Cung cấp những thông tin thiết yếu cho người bệnh, như phương pháp điềutrị, các thủ thuật can thiệp cần làm, chế độ thuốc sử dụng hằng ngày, chi phíkhám, chữa bệnh, quyền vả nghĩa vụ của người nằm viện… cũng là biện pháp

“thu hẹp” khoảng cách giữa thầy thuốc với người bệnh Những lời tư vấn, tư vấn

cụ thể cuẩ thầy thuốc đối với người bệnh khi ra viện cũng tạo ấn tượng tốt đẹpcủa người bệnh về người thầy thuốc và cơ sở khám, chữa bệnh

3.1.4 Kỹ năng tạo động lực của người TT để động viên khích lệ NB tuân thủ điều trị hoặc thay đổi thái độ, hành vi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe:

Kỹ năng tạo động lực của người TT để động viên khích lệ NB tuân thủđiều trị hoặc thay đổi thái độ, hành vi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe là khảnăng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của người TT vào việc bày tỏ sự thấuhiểu vấn đề của NB, khuyến khích và hỗ trợ NB tự tin vào bản thân, giúp họnâng cao nhận thức và năng lực tự giải quyết vấn đề sức khỏe của mình trongquá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe

Tạo động lực cho NB để họ lựa chọn và chấp nhận kế hoạch điều trị cólợi cho sức khỏe của họ trong một cuộc gặp ngắn giữa thầy thuốc và NB là một

Trang 13

thách thức không nhỏ đối với TT Vì vậy các chiến lược giao tiếp hiệu quả mà

TT có thể sử dụng thành công trong một lần tư vấn ngắn rất cần các TT quantâm Cách tiếp cận truyền thông của TT đồi với NB là dựa trên việc đưa ra lờikhuyên hướng dẫn Điều này có thể dẫn đến sự bất đồng và có thể dẫn đến việckhông tuân thủ, đặc biệt ở những NB có suy nghĩ lưỡng lự hoặc chưa sẵn sàngthay đổi hành vi Trao đổi tạo động lực là phong cách giao tiếp thay thế cho cáchthức giao tiếp truyền thống, đã thành công tại các cơ sở y tế và hiệu quả trongcải thiện nhiều hành vi sức khỏe bao gồm trong bệnh viện và các đơn vị phục hồichức năng Cách tiếp cận này là khá phù hợp với công việc hằng ngày của các

TT làm việc tại cơ sở y tế đông NB và việc tuân thủ điều trị được ưu tiên cảithiện Với cách này tiếp cận này trao đổi và tư vấn của TT sẽ không chỉ hiệuquả hơn mà còn giảm mệt mỏi, căng thẳng cho TT

3.2 Giúp nhân viên y tế nâng cao kiến thức và hiệu quả trong giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà bệnh nhân

Giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến sự thành công vì vậy cần phảigiao tiếp hiệu quả và khéo léo Dù bạn sử dụng công cụ giao tiếp nào như gặpmặt trực tiếp, qua thư viết, thư điện tử, qua điện thoại, qua trò chuyện trực tuyến,qua tương tác trong các trò chơi game,…mỗi phương thức giao tiếp đều có haimặt, tùy vào điều kiện của bạn mà chọn cách giao tiếp phù hợp và hiệu quả

Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp hoàn thiện cá nhân, mà còn tốt cho xãhội, cho cơ quan bạn Giao tiếp tốt làm cho mối quan hệ của bạn ngày càng bềnvững và luôn mở rộng,  đồng nghiệp yêu mến, thăng tiến cho công việc, khéo léo

và ứng xử thông minh trước những cám dỗ cuộc sống bên ngoài xã hội. Kỹ năng giao tiếp tốt có thể tự rèn luyện dần trong những trải nghiệm cuộc sống, và để

giao tiếp hiệu quả và khéo léo nhanh hơn bạn có thể đăng ký khóa học kỹ năng

giao tiếp ứng xử tại các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm.

Dưới đây là những gợi ý để giao tiếp hiệu quả giúp bạn hoàn thiện kỹnăng giao tiếp ứng xử của mình trong cuộc sống, công việc và xã hội một cáchhiệu quả:

Trang 14

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết làbạn đang nói về điều gì Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nóibạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn

Sử dụng tốt giọng điệu và ngữ điệu

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệucủa bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói Những ngữ điệutrong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơnkhi lắng nghe những gì bạn nói Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sựchuyên nghiệp của bạn

Để ý đến ngôn ngữ cơ thể

Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau vàkhông nhất thiết phải luôn trực tiếp Thông thường, bạn có thể biết điều ngườikia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai

đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể

là thời điểm tốt để bạn xin lỗi

Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng Nếu đàn ông nhìn vào mắtbạn thì có vẻ họ đang thích bạn Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấuhiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọtay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ

Suy nghĩ gì hãy nói ra là kỹ năng giao tiếp hay

Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩcủa người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w